1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học sự ảnh hưởng của islam giáo đến tư tưởng phương tây

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mặc dù là một tôn giáo lớn, tuy nhiên Hồi giáo lại không có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế và không có hệ thống phẩm trật chức sắc người giữ vai trò trung gian thay quyền Thượng đế Al

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

-*** -

TIỂU LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY

Mã lớp: 112 – NHÓM 4 – CHỦ ĐỀ 7

Giảng viên hướng dẫn: Ths Giang Thị Trúc Mai

Thành viên nhóm: Phan Mai Thúy Hằng 2214115157 Trần Thị Khánh Linh 2214115170 Đào Minh Phúc 2214115191 Bành Vũ Tú Quân 2214115194 Trương Thị Trúc Linh 2215115241 Phạm Thị Xuân Mai 2215115243 Phan Nguyễn Kim Ngân 2215115249 Bùi Gia Phúc 2215115256 Nguyễn Tiểu Quỳnh 2215115263 Nguyễn Hoàng Sơn 2215115264 Lê Ngô Mỹ Thuyên 2215115274

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I.Tổng quan sơ lược 1

1.1.Khái quát về Islam giáo 1

1.1.1.Nguồn gốc ra đời và phát triển 1

1.1.2.Nội dung cơ bản của Islam giáo 2

1.1.2.1.Giáo lý của Hồi giáo 2

1.1.2.2.Tín ngưỡng Hồi giáo 3

1.1.2.3.Nghĩa vụ Hồi giáo 3

1.1.2.4.Tổ chức Hồi giáo: 4

1.2.Tư tưởng phương Tây 4

II.Sự ảnh hưởng của Islam giáo đến tư tưởng phương Tây 5

2.1.Ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo đến kiến trúc và nghệ thuật phương Tây 52.1.1.Trước thế kỷ XIX 5

2.1.2.Từ thế kỷ XIX đến nay 6

2.2.Ảnh hưởng của Hồi giáo đến giáo dục ở phương Tây 6

2.3.Ảnh hưởng của Hồi giáo đến xã hội phương Tây 7

2.4.Ảnh hưởng của Hồi giáo đến tình hình chính trị phương Tây 11

2.4.1.Phá hủy sự gắn kết cộng đồng 11

2.4.1.1.Xu hướng bài trừ Hồi giáo (Islamophobia) 11

a.Theo các số liệu công bố về Islamophobia của các tổ chức uy tín 11

b.Trên phương diện truyền thông 12

c.Trên phương diện về thị trường lao động 12

d.Trên phương diện về đời sống sinh hoạt tôn giáo 13

e.Trên phương diện về sự hiện diện ở các nơi công cộng 13

2.4.1.2.Xu hướng ủng hộ Hồi giáo 13

2.4.2.Ảnh hưởng an ninh quốc gia 14

2.4.3.Thay đổi cục diện hệ thống chính trị 15

2.4.3.1.Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng cực hữu tại phương Tây 15

2.4.3.2.Xu thế thoái trào của lực lượng cánh tả tại EU 17

Trang 3

III.Kết luận 17TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

1

1.1 Khái quát về Islam giáo

1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển

Đạo Islam (nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ả Rập vào khoảng thế kỷ thứ VII và được người Trung Quốc gọi là Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) Các yếu tố kinh tế, xã hội và tư tưởng đã dẫn đến sự ra đời của Hồi giáo Những yếu tố này bao gồm sự thống nhất của các bộ lạc ở bán đảo Ả Rập thành một nhà nước phong kiến thần quyền và sự chuyển đổi từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội được tạo thành từ các giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc ở bán đảo Ả Rập thành một nhà nước phong kiến thần quyền, điều này đòi hỏi một tôn giáo độc thần để thay thế cho các tôn giáo đa thần tồn tại trước đó Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi của giáo chủ Mohamed, còn được gọi là Mahomet Mohamed (570 - 632) là một thành viên của gia tộc Casimu ở Mecca

Người ta nói rằng khi Mohamed được 40 tuổi (năm 610), ông sống một mình trong một hang nhỏ ở núi Xira, ngoại thành Mecca, để tu luyện và suy ngẫm Trong một đêm, thiên sứ Gabrien đã được thánh Allah (Ala – Chân chủ) cử đến để truyền đạt Thần dụ và được lần đầu tiên "khải thị" chân lý của Kinh Koran Sau đó, ông tuyên bố rằng mình đã nhận được sứ mệnh và bắt đầu truyền đạo Ông đầu tiên truyền giáo bí mật cho những người bạn thân thiết của mình, khiến họ trở thành những tín đồ đầu tiên Sau đó, sự truyền đạo trở nên công khai, ông truyền đạo đến quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại họ Mohamed đã trốn thoát đến Yathrib, sau đó nơi đây được đổi thành Madinah -Thành phố tiên tri Ở đây, ông tạo ra và đấu tranh cho quần chúng, và cuộc cách mạng của ông thành công Sau đó, ông đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca bằng cách tổ chức vũ trang cho các tín đồ Muslim và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah”

Ngoài việc mở rộng phạm vi truyền đạo của mình, Mohamed còn thiết lập mối quan hệ với các bộ tộc và sử dụng sức mạnh để thuyết phục các quốc gia khác theo Hồi giáo Có thể nói rằng cuộc cách mạng do Mohamed lãnh đạo bao gồm cả cải cách xã hội và cách mạng tôn giáo Sự xuất hiện của Hồi giáo trên bán đảo Ả Rập mở ra một thời kỳ lịch sử hoàn toàn mới

Hiện nay, tôn giáo có số tín đồ lớn nhất trên thế giới là Hồi giáo với hơn 1,3 tỷ tín đồ trên 100 quốc gia Và Indonesia vượt qua các quốc gia Trung Đông để trở thành quốc gia có đông đảo dân cư theo Islam giáo nhất với 87% dân số theo đạo Hồi Mặc dù là một tôn giáo lớn, tuy nhiên Hồi giáo lại không có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế và không có hệ thống phẩm trật chức sắc (người giữ vai trò trung gian thay quyền Thượng đế Allah) mà chỉ có các giáo sĩ đảm nhận những chức trách như: Khalifat, Mufti, Naep, Hakim, Ahly,…

Trang 5

2

Nội bộ Hồi giáo đã trải qua nhiều cuộc tranh chấp quyền lực kể từ khi Mohamed qua đời Vì vậy, Hồi giáo được chia thành nhiều hệ phái và dòng Cho đến nay, Hồi giáo vẫn chưa có ai thừa kế ngôi vị Giáo chủ hoặc Khalifat Nguyên nhân chính là do Hồi giáo không có giáo hội quốc tế Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, sự gia tăng không ngừng của số lượng người theo Hồi giáo trên toàn cầu đã khiến Hồi giáo thuần nhất của Mohamed không thể duy trì được và đã biến thành những cộng đồng (Jamah) bị chế độ xã hội của mỗi quốc gia ngăn cách Theo đó, người theo Hồi giáo cũng phát triển mối tương giao với các tôn giáo và ý thức hệ khác Do đó, các quốc gia có nhiều người Hồi giáo có xu hướng thành lập các tổ chức Hồi giáo gắn với lãnh thổ của mỗi quốc gia, kết hợp hoạt động tôn giáo với chăm sóc đời sống của cộng đồng

1.1.2 Nội dung cơ bản của Islam giáo

1.1.2.1 Giáo lý của Hồi giáo

Giáo lý Hồi giáo rất đơn giản, nhưng luật lệ và lễ nghi của nó rất phức tạp và nghiêm khắc, thậm chí đến mức khắt khe, và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội Khó để người Hồi giáo phân biệt cái thiêng và cái tục

Kinh Koran, được gọi là “tụng đọc” trong tiếng Ả Rập, là giáo lý cơ bản của Hồi giáo vì nó là những lời nói được ghi lại của Mohamed và được thánh Allah “khải thị” cho Mohamed thông qua thiên sứ Gabrien Tổng cộng, Kinh Koran bao gồm 30 quyển và 114 chương, bao gồm hơn 6200 tiết (những đoạn thơ) Nội dung Kinh Koran vô cùng đa dạng bao gồm những câu chuyện xã hội và những giá trị cơ bản của đạo Hồi, gồm các điểm cơ bản sau:

- Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất

- Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài trong đó có con người

- Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người

- Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt

- Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến - Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe

- Những lời khuyên về đạo lý: + Tôn thờ thần cao nhất là Allah + Sống nhân từ độ lượng

+ Thưởng phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù + Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc

+ Kiên định và nhẫn nại trong mọi thử thách + Tin vào định mệnh và sự công minh của Allah

Trang 6

3

+ Cấm một số thức ăn: thịt heo, rượu bia và các chất có men (Heo là con vật gắn với khởi nguyên: phát triển là nhờ chăn nuôi)

+ Trung thực

+ Không tham của trộm cắp

+ Làm lễ và tuân thủ các nghi lễ Hồi giáo

1.1.2.2 Tín ngưỡng Hồi giáo

Xét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Allah, sứ giả Mohamed, thiên sứ, thiên kinh và hậu thế

- Tín điều cơ bản bao gồm việc tin vào Allah Hồi giáo coi Allah là vị thần duy nhất trong thế giới, tự sinh ra và không chết Thế giới được tạo ra bởi Allah, người cũng là chủ nhân của nó Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Allah vì họ tin rằng Allah tỏa ra khắp nơi và bất kỳ hình tượng nào cũng không đủ để thể hiện được Người

- Người ta nên tin vào sứ giả Mohamed: Theo giáo lý Hồi giáo, Allah đã cử nhiều sứ giả đến các quốc gia khác nhau mỗi lần để truyền đạt lời của Allah cho con người Có tới năm sứ giả, trong đó Allah đã chọn Mohamed làm sứ giả cuối cùng của mình Ngoài ra, đây là sứ giả xuất sắc nhất, chỉ có Mohamed là người đã nhận được tất cả những lời nói của Allah một cách hoàn hảo - Tin Thiên kinh: Allah đã ban cho các sứ giả trước Mohamed một bộ thiên

kinh Tuy nhiên, những bộ ấy có thể không đầy đủ, có thể bị mất hoặc có thể bị người khác giải thích sai Chỉ có bộ thiên kinh mà Allah truyền cho Mohamed là bộ kinh điển cuối cùng và đầy đủ nhất Đó là Kinh Thánh Vì vậy, người Hồi giáo coi kinh Koran là bộ kinh điển thần thánh duy nhất - Tin vào Thiên sứ: Thiên sứ được tạo ra bởi Allah là một linh hồn vô hình,

không có tính thần Mỗi thiên sứ đều chịu trách nhiệm Ngoài ra, không có sự chia rẽ trong Thiên sứ Đầu tiên và quan trọng nhất là thiên sứ Gabrien Thiên sứ không yêu cầu con người phủ phục

- Hãy tin vào hậu thế: Ngày tận thế sẽ đến Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết thúc để rồi tất cả những người sống lại sẽ nhận lời nói của Allah Tùy thuộc vào những gì mỗi người làm, Allah quyết định rằng người thiện sẽ được thưởng thiên đường và người ác sẽ được thưởng địa ngục

1.1.2.3 Nghĩa vụ Hồi giáo

Hệ thống nghĩa vụ của các tín đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ sở kinh Koran và sách Thánh huấn

Tín đồ có năm nghĩa vụ chính Nó bao gồm niệm, lễ, trai, khóa và triều Đây là năm trụ cột của Hồi giáo, tạo nên nền tảng cho đời sống của những người theo Hồi giáo

Trang 7

4

Niệm: Những người theo đạo phải thường xuyên tụng niệm những điều cơ bản như

“Vạn vật không phải là Chúa, chỉ có Chân chúa; Mohamed là sứ giả của Chúa”

Lễ: có nghĩa là lễ bái Các tín đồ hành lễ năm lần mỗi ngày: sáng, trưa, chiều, tối

và đêm Lễ hội được tổ chức một lần vào buổi trưa tại thánh đường vào thứ sáu hàng tuần Tín đồ phải rửa mặt, tay chân và quỳ xuống để cầu nguyện trước khi làm lễ

Trai: có nghĩa là trai giới Theo lịch Hồi, tháng 9 là tháng trai giới của người Hồi

giáo Trong tháng này, mọi tín đồ không ăn uống và không quan hệ tình dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, ngoại trừ trong những trường hợp cụ thể Các tín đồ sẽ cùng nhau cầu nguyện và tặng quà cho nhau trong lễ Phá bỏ sự nhịn đói kết thúc tháng

Khoá: Các tín đồ có nghĩa vụ làm những điều tốt Mặc dù sự đóng góp có thể là tự

nguyện, nhưng nó cũng có thể phụ thuộc vào tài sản của tín đồ - khoảng 1/40 tài sản của tín đồ

Triều: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất một lần trong cuộc đời

Điều này được gọi là hành hương Hajj, diễn ra vào tháng 12 theo lịch Hồi Cuộc triều bái diễn ra trong mười ngày Một con vật có sừng, lạc đà hoặc cừu được tín đồ hiến lễ vào ngày cuối cùng của họ Triều bái của Mecca trong dịp này là chính triều Với ít nghi lễ hơn, phó triều diễn ra trong bất kỳ thời gian nào trong năm

Hồi giáo cũng đưa ra nhiều quy định cụ thể về cách tín đồ hành động trong các mối quan hệ xã hội

1.1.2.4 Tổ chức Hồi giáo:

Đối với những người theo đạo Hồi, thánh đường là một nơi tụ họp tập thể và có tính thiêng liêng Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường là hai phần của Thánh đường Trong Thánh đường, mọi thứ chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Mohamed đã dùng để đi truyền đạo; nó rất đơn giản và không có bàn ghế hay đồ thờ quý nào

1.2 Tư tưởng phương Tây

Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng, nó chứa một hệ thống những quan điểm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học

Tư tưởng phương Tây là những giá trị được hình thành từ lịch sử, triết học và truyền thống của các quốc gia phương Tây, đặc biệt là phía tây Châu Âu và Bắc Mỹ

Trước sự ra đời của Hồi giáo vào thế kỷ thứ VII, tư tưởng phương Tây chủ yếu dựa trên các nền văn hóa Hy Lạp - La Mã, Babilonia và Ai Cập cổ đại Những tư tưởng triết học Hy Lạp, như triết học của Plato và Aristotle, và sự đóng góp của các nhà bác học La Mã, đã có sức ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phương Tây

Trang 8

5

Tuy nhiên, sau khi Hồi giáo ra đời và lan rộng, tư tưởng phương Tây đã bị ảnh hưởng và thay đổi Sự xuất hiện của Hồi giáo đã mang đến sự cạnh tranh và tương đối với tư tưởng phương Tây, đồng thời tạo ra những cuộc xung đột về tôn giáo và chính trị Các cuộc Thập tự chinh cũng đã có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng phương Tây sau đó

II Sự ảnh hưởng của Islam giáo đến tư tưởng phương Tây

2.1 Ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo đến kiến trúc và nghệ thuật phương Tây 2.1.1 Trước thế kỷ XIX

Trước thế kỷ 19, Hồi giáo đã có ảnh hưởng đáng kể đối với nghệ thuật và kiến trúc Phương Tây thông qua các tương tác văn hóa và thế kỷ thập tự chinh

Phong cách Mudejar ở Tây Ban Nha là một ví dụ điển hình Trong thời kỳ Reconquista (tái chinh phục), khi các vùng Tây Ban Nha bị chiếm đóng bởi người Hồi giáo, các nhà thờ và tòa nhà bắt đầu lấy cảm hứng từ kiến thức Hồi giáo để pha trộn với phong cách kiến trúc Cơ Đốc giáo Sự kết hợp này tạo nên phong cách Mudejar độc đáo, với các yếu tố như cửa chính, hoa văn phức tạp, và các kiểu hình học

- Cung điện Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha: Alhambra là một cung điện Hồi giáo ấn tượng với kiến trúc tinh tế và hoa văn phức tạp Nó được xây dựng bởi vương triều Nasrid vào thế kỷ XIII và XIV Alhambra đã ảnh hưởng đến kiến trúc phương Tây thông qua việc truyền tải các yếu tố nghệ thuật và thiết kế của Hồi giáo, chẳng hạn như cửa sổ hình chữ U, hình dáng kiến trúc minaret và lối kiến trúc cổ điển

- Tháp La Giralda ở Seville, Tây Ban Nha: La Giralda ban đầu là minaret của một ngôi đền Hồi giáo ở Seville Sau khi thành Seville bị chiếm đóng, minaret này đã được biến đổi thành tháp chuông và được thêm vào Nhà thờ Seville Thiết kế và cấu trúc ban đầu của minaret Hồi giáo đã ảnh hưởng đến kiến trúc của tháp và cả kiến trúc nhà thờ

- Kiến trúc thời Byzantine và Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ: Khi Ottoman chiếm Constantinople và thành lập đế quốc Ottoman vào thế kỷ 15, kiến thức và phong cách kiến trúc Hồi giáo đã ảnh hưởng đến kiến trúc ở Thổ Nhĩ Kỳ Những ngôi đền và nhà thờ Byzantine đã được chuyển đổi để phục vụ tôn giáo Hồi giáo, tạo nên sự kết hợp độc đáo của các yếu tố kiến trúc

Ngoài ra, nghệ thuật và kiến trúc Hồi giáo trong thời kỳ Phục hưng cũng ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật và kiến trúc phương Tây trong giai đoạn này Các tác phẩm nghệ thuật Hồi giáo như thảm thêu, gốm sứ và kiến trúc đền đài đã có sự ảnh hưởng đáng kể đến phong cách nghệ thuật phục hưng ở châu Âu

Trang 9

6

Như vậy, trong thời kỳ trước thế kỷ XIX, sự tương tác văn hóa giữa Hồi giáo và phương Tây đã tạo ra những sự thay đổi quan trọng trong nghệ thuật và kiến trúc, thể hiện sự đa dạng và sự kết hợp của các phong cách và yếu tố nghệ thuật khác nhau

2.1.2 Từ thế kỷ XIX đến nay

Từ thế kỷ XIX đến nay, Hồi giáo đã có một ảnh hưởng đáng kể lên nghệ thuật và kiến trúc ở Phương Tây từ sau thế kỷ XIX thông qua các yếu tố văn hóa, tôn giáo và lịch sử Dưới đây là một số điểm quan trọng về sự ảnh hưởng của hồi giáo lên nghệ thuật và kiến trúc ở Phương Tây trong thời kỳ này:

Kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc phương Tây: Các kiến trúc sư và nhà thiết kế ở Phương Tây đã tiếp thu và sáng tạo dựa trên các yếu tố kiến trúc của thế giới Hồi giáo, như các đài chùa, tòa nhà tôn giáo, và các cấu trúc kiến trúc đặc trưng của Hồi giáo như minaret và domes Một ví dụ nổi tiếng là Tòa nhà nghị viện ở London (Anh), với các yếu tố kiến trúc được lấy cảm hứng từ các kiến trúc Hồi giáo

Công trình tôn giáo đa dạng: Các công trình tôn giáo Hồi giáo ở phương Tây bao gồm những ngôi đền, nhà thờ và các tòa lớn Những công trình này thể hiện sự đa dạng tôn giáo trong khu vực và thường được xây dựng để phục vụ những nhu cầu tâm linh và xã hội của cộng đồng Hồi giáo

Chất liệu và thiết kế: Một số nguyên liệu và chất liệu trong kiến trúc và nghệ thuật Phương Tây đã được lấy cảm hứng từ thế giới Hồi giáo, như sử dụng gạch men màu xanh lá cây, vàng, trắng (đặc biệt là trong kiến trúc Hồi giáo Andalusia) và các vật liệu như gốm sứ và thủy tinh

Nghệ thuật và thẩm mỹ: Nghệ thuật phương Tây cũng đã thể hiện sự ảnh hưởng của Hồi giáo qua việc thể hiện các yếu tố tôn giáo, văn hóa và tương tác giữa các nền văn hóa khác nhau Sự sáng tạo trong họa tiết, màu sắc và hình học thường được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật

Từ sau thế kỷ XIX, văn hóa và tri thức ở phương Tây đã tiếp xúc mạnh mẽ với các yếu tố văn hóa Hồi giáo thông qua tác phẩm văn học, nghệ thuật và quan điểm tri thức Sự tiếp xúc này đã ảnh hưởng đến tư duy, quan điểm và cách nhìn của các tác giả và nhà nghệ sĩ Phương Tây

Như vậy, từ thế kỷ XIX đến nay, kiến trúc và nghệ thuật phương Tây đã trải qua nhiều sự thay đổi và tương tác với các yếu tố khác nhau, phản ánh sự phát triển và đa dạng của văn hóa và xã hội trong khu vực này

2.2 Ảnh hưởng của Hồi giáo đến giáo dục ở phương Tây

Những trường đại học ra đời sớm nhất ở Châu Âu như trường đại học Bologna, Paris và Oxford đã được thành lập dựa trên các mô hình Hồi giáo

Trang 10

7

Trường đại học Bologna, thành lập vào năm 1088, được coi là trường đại học lâu đời nhất ở châu Âu Sự thành lập của trường đại học này đã lấy cảm hứng từ mô hình các trường học Hồi giáo ở Al-Andalus (Tây Ban Nha ngày nay) Các nhà trí tuệ Hồi giáo ở Al-Andalus đã phát triển hệ thống giáo dục tinh vi với các khoa học như y học, luật pháp, triết học và khoa học tự nhiên Các quan điểm và phương pháp giảng dạy này đã truyền cảm hứng cho việc thành lập trường đại học Bologna, nơi các môn học được phân chia thành các khoa và các giáo sư giảng dạy theo phương pháp thảo luận và thảo luận

Trường đại học Paris, được thành lập vào khoảng năm 1150, cũng được ảnh hưởng mạnh bởi mô hình giáo dục Hồi giáo Các trường học Hồi giáo ở Al-Andalus và Bắc Phi đã có sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực như triết học, y học, toán học, và ngôn ngữ học Những kiến thức và phương pháp này đã được chuyển giao và tạo nên nền tảng cho việc thành lập trường đại học Paris Trường đại học này đã chấp nhận các phương pháp giảng dạy Hồi giáo, bao gồm việc sử dụng những bản dịch tiếng Latinh của các tác phẩm triết học Hy Lạp và Ả Rập

Trường đại học Oxford, thành lập vào thế kỷ XII, cũng đã nhận sự ảnh hưởng từ mô hình giáo dục Hồi giáo Trong thời kỳ Trung cổ, các nhà trí tuệ Hồi giáo đã đóng góp quan trọng vào việc dịch và giới thiệu các tác phẩm triết học Hy Lạp và Ả Rập cho thế giới Latinh Các bản dịch này đã truyền bá kiến thức và ý tưởng triết học phương Đông vào châu Âu Oxford đã trở thành một trung tâm học thuật quan trọng, nơi các học giả có thể nghiên cứu những tác phẩm này và áp dụng chúng vào giảng dạy và nghiên cứu của mình

Tóm lại, những trường đại học sớm nhất ở châu Âu, như Bologna, Paris và Oxford, đã được thành lập dựa trên các mô hình giáo dục Hồi giáo Các mô hình này đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức và phát triển hệ thống giáo dục ở châu Âu, đồng thời truyền bá kiến thức và ý tưởng từ văn minh Hồi giáo sang văn minh Kitô giáo

2.3 Ảnh hưởng của Hồi giáo đến xã hội phương Tây

Giữa đầu thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, các xã hội Hồi giáo đã trải qua những cải cách xã hội và chính trị sâu sắc để có thể tiến một bước quan trọng tới hiện đại Các quốc gia phương Tây không bị bỏ lại phía sau trong phong trào cải cách nhưng động lực của nó bị phá vỡ đã dẫn đến quá trình đảo ngược và dần dần từ bỏ những thành tựu của nó, đặc biệt là khi nói đến bình đẳng và tự do

Hồi giáo là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất trên thế giới Ước tính đến năm 2050, khoảng 10% dân số châu Âu sẽ theo đạo Hồi Tuy nhiên, những biểu hiện rõ ràng về đức tin vẫn thường gặp phải sự nghi ngờ, và đặc biệt có rất nhiều quan niệm sai lầm về Hồi giáo

Trang 11

8

Vào cuối những năm 1970, các nước phương Tây có sự ác cảm đối với tôn giáo, Islam giáo nói riêng cũng bị đưa ra ánh sáng xấu khi mà chủ nghĩa cực đoan lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu Ví dụ, vào cuối những năm 1980, các nước phương Tây đã phản đối khăn trùm đầu của người theo Islam giáo vì nó được coi là biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan và áp bức và họ đột nhiên coi tất cả những người Islam giáo đều trở thành mối lo ngại tiềm tàng Đã xuất hiện nhiều định kiến tiêu cực về người theo Islam giáo, theo đó cần có trách nhiệm để không lan truyền những thông tin tiêu cực về Islam giáo Ví dụ, vào năm 2009, Europol đã báo cáo rằng có 294 vụ khủng bố ở châu Âu, trong đó chỉ có một vụ bị nghi ngờ là có nguồn gốc Islam giáo

Thế nhưng, trong thế kỷ vừa qua chứng kiến một số thay đổi quan trọng trong các cộng đồng Islam giáo trên khắp châu Âu về mặt xã hội

Một số người ngày càng nhận thức rõ về bản thân và muốn xác định mình là người châu Âu, Pháp, Anh, Na Uy, họ đã làm việc để hiểu ý nghĩa của việc sống như một cộng đồng Hồi giáo thiểu số trong một xã hội đa nguyên Nói chung, và với tốc độ khác nhau ở các quốc gia khác nhau, người Hồi giáo đã trở nên có tổ chức hơn Đây một phần là mong muốn của chính họ, và một phần đáp ứng nhu cầu hợp tác của chính phủ với các đối tác Đồng thời, họ vẫn đa dạng về văn hóa, nguồn gốc dân tộc, ngôn ngữ, trình độ học vấn, truyền thống Hồi giáo và mức độ đồng nhất với xã hội hiện đại Đôi khi những điều này có thể dẫn đến sự chia rẽ đáng kể Một thiểu số mong muốn không liên quan gì đến cuộc sống và các giá trị của châu Âu, mặc dù được hưởng lợi về mặt kinh tế khi sống ở châu Âu

Có lẽ nhóm người Hồi giáo lớn nhất đã thích nghi với cuộc sống ở châu Âu và đang làm công nhân, chủ cửa hàng, chủ nhà hàng, v.v Ở một số nước như Đức, Pháp, Anh, ngày càng có nhiều doanh nhân, chuyên gia và luật sư Hồi giáo

Tuy nhiên, theo dòng tiến bộ cũng kéo theo những tiêu cực đáng kể khi những người Hồi giáo khác cảm thấy bị gạt ra bên lề, không hài lòng, như đã thấy trong các cuộc bạo loạn ở Pháp và miền Bắc nước Anh Bởi các yếu tố bao gồm hệ thống giáo dục chưa phù hợp, thất nghiệp và nhà ở xuống cấp Đối với một số điều này dẫn đến ma túy, bạo lực hoặc tội phạm; trong khi đối với những người khác, sự cực đoan hóa đang gia tăng, đặc biệt là của những người trẻ tuổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển xã hội ở các quốc gia phương Tây

Bên cạnh đó, người di cư thường duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia gốc của họ Việc đi lại dễ dàng và công nghệ thông tin giúp duy trì sự kết nối này Một trường hợp ở Đức, nơi nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phần lớn dân số Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là thông qua mạng lưới các nhà thờ Hồi giáo Diyanet, nhờ đó văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ được duy trì một cách có chủ ý Ảnh hưởng của các liên kết kinh tế, xã hội và chính trị khác với các quốc gia Trung Đông, bao gồm Ả Rập Xê Út và

Trang 12

Hồi giáo nói riêng và tôn giáo nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, chi phối và tác động tích cực đến nhiều khía cạnh từ đời sống hằng ngày lan tỏa đến phạm vi toàn cầu

Thứ nhất, Hồi giáo truyền bá lòng khoan dung tôn giáo ở châu Âu Khái niệm khoan dung tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển lòng khoan dung tôn giáo của người dân châu Âu Trong thời kỳ đầu, các nhà cải cách châu Âu gọi Đế chế Ottoman là mô hình hoàn hảo về lòng khoan dung tôn giáo

Thứ hai, Hồi giáo thúc đẩy hòa bình giữa mọi người Những người không theo đạo Hồi sống ở châu Âu được phép rao giảng tôn giáo của họ trong thời kỳ cai trị của Đế chế Ottoman Hồi giáo có thể được rao giảng khắp mọi nơi và cho mọi người mà không sợ hãi Người bản địa châu Âu đã mở rộng vòng tay chào đón người Hồi giáo vì họ không làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của họ Sự hào phóng của người Thổ Nhĩ Kỳ đối với người châu Âu cũng để lại tiếng tốt cho tôn giáo Mọi người không sợ bị bắt và bị giết vì họ tin rằng người Hồi giáo rất tốt với nhân loại

Thứ ba, nguyên tắc hội nhập đã được hình hành Người Thiên chúa giáo và người Hồi giáo tin vào nguyên tắc hội nhập Mọi người có thể thực hiện quyền tôn giáo của họ mà không sợ hãi Họ có thể mặc và trưng bày các biểu tượng tôn giáo mà không sợ bị giết hoặc bị hại Người châu Âu không phải từ bỏ bản sắc tôn giáo của họ vì họ không bị cấm tự do tôn giáo của mình ở nơi công cộng Các lễ hội tôn giáo cũng được cho phép để mọi người có thể sống một cuộc sống yên bình Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng các cuộc tấn công khủng bố gần đây và nỗi ám ảnh Hồi giáo, hình ảnh của đạo Hồi đang chưa hoàn toàn tích cực Do vậy, người Hồi giáo ở châu Âu vẫn đang trên hành trình cải thiện danh tiếng của đạo Hồi vì một tương lai tốt đẹp hơn và những giá trị của nó

Thứ tư, người Hồi giáo thường xây dựng gia đình như cộng đồng chăm sóc, quan tâm lẫn nhau Trong khi đó, ở xã hội phương Tây - nơi cuộc sống có xu hướng cá nhân chủ nghĩa và giới trẻ coi mình là độc lập và tự chủ là lối sống của họ thì dưới tác động của đạo Hồi các vấn đề có thể giảm bớt Xem xét ở chiều ngược lại, vẫn còn tồn tại thách thức lớn khi đề cập đến là bản chất của hôn nhân, đặc biệt đối với các xã hội đã quen với hôn nhân sắp đặt như đạo Hồi thì việc đưa cô dâu từ quê hương đến dẫn đến những

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w