1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt

101 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 833,76 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định Đà Nẵng Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của lịch sử, là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trong những năm qua, việc quy hoạch dân nhằm chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo, điều kiện cho việc mở rộng, phát triển kinh tế - xã hội là một chính sách lớn được các cấp ủy Đảng và chính quyền nhân dân thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Chính sách này đã và đang mang lại hiệu quả hết sức to lớn. Diện mạo của một thành phố văn minh, hiện đại với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp, môi trường sống trong lành đang từng bước được xác lập. Quá trình kiến tạo lại môi trường đô thị Đà Nẵng đã không chỉ tạo được môi trường sống, chất lượng sống tốt hơn mà còn đem lại niềm tin yêu, lòng tự hào cho người dân Đà Nẵng đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố. Tuy nhiên, đằng sau bất kỳ một chính sách nào, dù thành công đến mấy cũng thường ẩn náu những vấn đề xã hội nhất định. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành phải có cái nhìn toàn diện, hợp lý để tăng cường hiệu quả cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để thực hiện chủ trương quy hoạch lại đô thị, trong những năm qua thành phố Đà Nẵng, hàng chục dự án đã triển khai giúp hàng chục nghìn hộ dân được di dời đến các khu tái định (TĐC) mới. Trên nhiều mặt, đời sống của dân trong các khu vực này được cải thiện rõ rệt. Cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đều được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đô thị bậc cao. Nhưng một bộ phận dân vẫn còn băn khoăn về khả năng tìm việc làm, tạo thu nhập đảm bảo mức sống của dân thời "hậu tái định cư", đặc biệt là đối với nhóm dân nghèo. Vì vậy, một số nơi, một số người chưa thích nghi được với môi trường sống mới hoặc chưa tìm được việc làm ổn định sinh tâm lý thiếu an tâm. Mức sống một bộ phận dân chưa ổn định nhất là số người làm các nghề tự do đang cần tiếp tục hỗ trợ để tìm hướng giải quyết. Đây là vấn đề của không chỉ công tác truyền thông, giáo dục mà còn là một kế hoạch phát triển kinh tế, ổn định xã hội cả trước mắt lẫn lâu dài. Thành phố Đà Nẵng còn tiếp tục phải di dời, giải toả và chỉnh trang. Do vậy tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những biến đổi mức sống của cộng đồng dân sau TĐC là việc rất cần làm. Đây là yêu cầu khoa học cấp thiết giúp lãnh đạo thành phố hoạch định và thực hiện những chính sách phù hợp nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống, tạo tâm lý an tâm cho cộng đồng dân đã, đang và sẽ phải di dời, giải toả Đà Nẵng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm vừa qua, do yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn, đã có một số công trình nghiên cứu trên các phương diện khác nhau về di dời, giải tỏa và TĐC. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau: - Thứ nhất: "Tái định trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn" (TS. Phạm Mộng Hoa - TS. Lâm Mai Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Với công trình này, các tác giả đã tập trung trình bày nội dung của các Nghị định, Thông tư quy định về mặt pháp lý đối với việc đền bù, giải tỏa và trách nhiệm của Nhà nước đối với người bị giải tỏa; đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết và hạn chế của chính sách hiện hành trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa chính sách TĐC của Việt Nam với chính sách TĐC của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất, kiến nghị, bổ sung và điều chỉnh những chính sách hiện hành, làm cho những chính sách này phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Thứ hai: "Chính sách di dân châu á" (Dự án VIE/95/ 2004. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, 1998).Trong công trình này đã có nhiều bài viết đề cập những góc độ khác nhau của việc di dời, giải toả,di dân TĐC. Cụ thể trong bài viết "Chính sách tái định do kết quả của sự phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam" (từ trang 180-195), tác giả Trương Thị Ngọc Lan bàn đến thực trạng công tác TĐC hiện nay nước ta và tập trung trình bày những nội dung chính của các văn bản pháp lý liên quan đến đền bù và TĐC. Tiếp theo, bài viết "Di dân nhập với vấn đề phát triển một đô thị mới như thành phố Hồ Chí Minh", tác giả Lê Văn Thành bước đầu đề cập đến những khó khăn, thiệt thòi về việc làm mà người dân TĐC phải đương đầu. - Thứ ba: "Tình hình thực hiện chính sách đền bù, TĐC và khôi phục cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển tại các đô thị và khu công nghiệp" (Trần Xuân Quang, Hà Nội, 8/1997). Đây là công trình đã khá thành công trong việc đưa ra những đánh giá có tính khái quát về tình hình thực hiện các chính sách đền bù, TĐC cho những người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển. Thứ tư: "Tái định bắt buộc” (Ngân hàng Phát triển châu á,1995). Trong tài liệu này,TĐC bắt buộc được xác định là chính sách đền bù và hỗ trợ ổn định lại cuộc sống.Mục tiêu đặt ra cho việc TĐC là phải đảm bảo sau khi TĐC, những người bị ảnh hưởng bởi dự án ít nhất đạt tới mức sống như họ lẽ ra có được nếu không có dự án. - Thứ năm: “Hiện trạng và triển vọng cải thiện nhà ở, mức sống, môi trường sống của người nghèo đô thị - trường hơp Thành phố Hồ Chí Minh” (chủ nhiệm đề tài: GS.Tương Lai-1994).Với phương pháp điều tra Xã hội học, các tác giả đã thành công trong việc mô tả, đánh giá mức sống của nhóm người nghèo đô thị. - Thứ sáu: "Giải pháp để phát triển sản xuất cho bản Vân Kiều khu TĐC xã Xuân Lộc-huyện Phú Lộc” (Trần Hữu Toàn và Mai Văn Xuân, đăng trên tap chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Từ thực trạng người dân TĐC gặp khó khăn trong phát triển sản xuất, các tác giả đã khuyến nghị các giải pháp để giải quyết vấn đề này. - Thứ bảy: “Một số vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo- chỉnh trang đô thị (CTĐT): giảm tổn thương cho nhóm dân nghèo nhất” của Nguyễn Quang Vinh đăng trên tạp chí Xã hội học, số 1-2001. Đây là một nghiên cứu Xã hội học về sự ảnh hưởng của các dự án cải tạo - CTĐT đến việc làm và mức sống của nhóm dân nghèo TP. Hồ Chí Minh.Cách tiếp cận của tác giả đã gợi mở ra những hướng nghiên cứu rất bổ ích về đề tài biến đổi mức sống của nhóm dân bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hoá. - Với Đà Nẵng có bài viết "Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa Đà Nẵng" của Nguyễn Hoàng Long, đăng trên Tạp chí Lao động và xã hội, số 218, 2003. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đánh giá tình hình giải quyết việc làm nói chung thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, trong đó có đề cập đến một số "khó khăn nhất định - nhất là bước đầu trong vấn đề tìm việc làm và thích nghi với địa bàn mới", của một số lao động trong diện di dời đến khu TĐC. Trong những năm gần đây còn có các dự án PMU nghiên cứu các công trình di dời, giải toả về giao thông (đường quốc lộ 1, đường 5, đường Hồ Chí Minh…) hay công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến các mặt kinh tế - xã hội của việc di dời, giải toả, tái đinh khu công nghiệp Dung Quất… Các nghiên cứu này chú trọng vào việc xem xét mức độ ảnh hưởng của các dự án đến các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống của người dân có liên quan đến dự án. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam, khái niệm TĐC chỉ mới xuất hiện trong một số năm gần đây, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Các nghiên cứu về TĐC chủ yếu tiếp cận trên phương diện cơ sở pháp lý, tức là quan tâm xem xét các cơ chế chính sách hiện hành về giải tỏa đền bù, TĐC. Còn việc nghiên cứu về thực trạng biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC chỉ mới có một vài công trình đề cập tới song mới chỉ bước đầu. Đến nay vẫn chưa có những công trình đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Do vậy, nghiên cứu, làm rõ "Biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định Đà Nẵng" đang là điều rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng và nguyên nhân sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC Đà Nẵng để đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ổn địnhnâng cao đời sống cho cộng đồng dân sau TĐC. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản về sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC. - Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng mức sống của nhóm dân sau TĐC. - Tìm hiểu những nguyên nhân kinh tế- xã hội làm thay đổi mức sống của cộng đồng dân sau TĐC. - Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm ổn địnhnâng cao chất lượng sống của nhóm dân sau TĐC. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trong diện giải toả đã di chuyển vào khu TĐC. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sự biến đổi mức sống của nhóm dân chuyển vào khu TĐC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Giả thuyết nghiên cứu 1) Di dời, TĐC trong quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sống của cộng đồng dân chuyển nhất là nhóm xã hội nghèo. 2) Chỉ có nhóm cán bộ, công nhân viên sau chuyển là tương đối ổn định còn các nhóm xã hội khác, nhất là nhóm không có nghề nghiệp ổn định, đời sống đang gặp nhiều khó khăn. 3) Các yếu tố cá nhân khác như trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, tuổi, giới tính và hệ thống các chính sách do Đảng và Nhà nước ban hành đang tác động làm thay đổi nhiều đến mức sống của nhóm dân sau TĐC. 5.2. Khung lý thuyết Chính sách của Đảng và Nhà nư ớc Gia đình - Quy mô gia đình, - Ki ểu loại gia đình - Ngh ề nghiệp gia đình Cá nhân - Tuổi - Gi ới tính - H ọc vấn Biến đổi mức sống - Thu nhập - Chi tiêu - Tài sản, môi Hệ quả xã hội Môi trư ờng tự nhiên, kinh tế – xã hội a. Biến phụ thuộc Sự biến đổi mức sống được xác định thông qua các chỉ báo: - Biến đổi về thu nhập ( thu nhập bình quân hộ và đầu người/ tháng so sánh với thời điểm trước chuyển cư). - Biến đổi mức chi phí (ăn, ở, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ, giải trí và các dịch vụ khác so với trước chuyển cư). - Tài sản và môi trường (quy mô, chất lượng, quyền sở hữu nhà ở, chất lượng môi trường tự nhiên xã hội). - Sự thay đổi khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản ( điện, đường, trường, trạm, chợ, thông tin liên lạc…). b. Hệ các biến độc lập - Chính sách của Đảng, Nhà nước + Chính sách về đền bù, TĐC. + Hổ trợ sản xuất kinh doanh (tín dụng, thuế…). + Chính sách tạo việc làm. + Các chính sách khác. - Các yếu tố gia đình + Quy mô gia đình (đông thành viên, ít thành viên). + Kiểu loại gia đình (gia đình đầy đủ, gia đình khiếm khuyết). + Nghề nghiệp của gia đình (thuần nông, phi nông, hỗn hợp). - Các yếu tố cá nhân + Tuổi. + Giới tính. + Trình độ học vấn. + Nghề nghiệp 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6.1. Cơ sở lý luận - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về biến đổi xã hội được nhìn dưới hai mức độ tiến hoá và cách mạng. - Dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chủ trương chính sách TĐC nói riêng của Đảng và Nhà nước. - Dựa trên các lý thuyết xã hội học như: Thuyết biến đổi xã hội, thuyết hệ thống và lý thuyết di dân… 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích tài liệu có sẵn: đây là những tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các thống kê, các tài liệu khác liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Điều tra xã hội học trong đó nghiên cứu định tính với phỏng vấn sâu 20 trường hợp áp dụng đối với đại diện hộ gia đình thuộc diện giải toả đền bù hiện đang sinh sống trong khu TĐC và cán bộ lãnh đạo phường có dân TĐC; điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với số lượng 210 phiếu tương ứng với 210 chủ hộ gia đình đã di chuyển vào khu TĐC; kết hợp với việc quan sát trực tiếp một số hộ gia đình điều tra về mức sống của nhóm dân sống trong khu TĐC. 7. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn - Vận dụng các lý thuyết về biến đổi xã hội, lý thuyết hệ thống và lý thuyết di dân để giải thích quá trình biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC Đà Nẵng. - Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm cơ sở khoa học cho việc xác định và hoạch định các chính sách mà Đà Nẵng cần thực hiện cho dân vùng TĐC để phát triển kinh tế xã hội bền vững. 8. ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ lãnh đạo quản lý Đà Nẵng và các địa phương có điều kiện tương tự trong việc hoạch định và thực hiện chính sách đền bù giải toả và TĐC. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến biến đổi đời sống xã hội trong quá trình đô thị hoá. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ Sở Lý LUậN CủA VấN Đề NGHIÊN CứU 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Mức sống 1.1.1.1. Khái niệm mức sống Mức sống là một khái niệm được dùng khá phổ biến trong các nghiên cứu để đánh giá mức độ đạt được về các điều kiện sống của dân cư. Tuy nhiên, mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì mức sống là “mức đạt được trong chi dùng, hưởng thụ các điều kiện vật chất, tinh thần” [40 tr.1157]. Như vậy với quan niệm này thì mức sống được hiểu là mức độ đạt được về các điều kiện vật chất và tinh thần của dân cư. Theo Mác thì “Mức sống dân không phải chỉ là sự thoả mãn nhu cầu của đời sống vật chất mà còn là sự thoả mãn nhu cầu nhất định, những nhu cầu được sản sinh bởi chính những điều kiện xã hội mà trong đó con người đang sống và trưởng thành” [23]. Nghĩa là ngoài đòi hỏi về những điều kiện vật chất, con người ta còn hướng tới những nhu cầu xã hội. Những nhu cầu xã hội được sản sinh từ chính những điều kiện xã hội nên đương nhiên nó luôn thay đổi theo sự phát triển của những điều kiện xã hội. Điều đó cũng chứng tỏ rằng mức sống không phải là phạm trù nhất thành bất biến mà luôn biến đổi theo thời gian và không gian nhất định. Trên những quan điểm chung đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm mức sống vừa khái quát vừa cụ thể như sau: Mức sống là phạm trù kinh tế - xã hội đặc trưng mức thoả mãn nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của con người. Được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu số lượng và chất lượng của điều kiện sinh hoạt và lao động của con người. Một mặt, mức sống được quyết định bởi số lượng và chất lượng của cải vật chất và văn hoá dùng để thoả mãn nhu cầu của đời sống; mặt khác, được quyết định bởi mức độ phát triển bản thân nhu cầu của con người. Mức sống không chỉ phụ thuộc vào nền sản xuất hiện tại mà còn phụ thuộc vào quy mô của cải quốc dâncủa cải cá nhân đã được tích luỹ. Mức sống và các chỉ tiêu thể hiện nó là do tính chất của hình thái kinh tế - xã hội quyết định [15, tr. 973]. Như vậy, mức sống là trình độ thoả mãn nhu cầu toàn diện, thường xuyên tăng lên của dân cư. Mức sống dân còn cho ta biết mức độ (cái được xác nhận là nhiều hay ít trên một thang độ nào đó) về các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhóm dân đó [25]. Nếu so với khái niệm đời sống thì mức sống có ý nghĩa cụ thể hơn. Phạm vi ngữ nghĩa của từ đời sống thường được sử dụng một cách khá chung chung, ý nghĩa bao hàm rộng. Mặc dù vậy, để đánh giá về đời sống thì các nhà nghiên cứu lại không thể tách rời với việc đo lường, đánh giá mức sống. Mức sống cũng có quan hệ gần gũi với khái niệm chất lượng cuộc sống, bởi chất lượng cuộc sống được hiểu là điều kiện sống làm cho con người thoả mãn các nhu cầu về tinh thần và vật chất. Như vậy, mức sống và chất lượng cuộc sống đều có đặc trưng liên quan đến mức độ hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của con người, trong đó mức sống thường thiên nhiều về mặt "lượng" của đời sống còn chất lượng cuộc sống thiên nhiều về mặt "chất" của đời sống. Chất lượng sống phải đo lường bằng những chỉ báo cụ [...]... cuộc sống khó khăn hơn” Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để đi sâu phân tích thực trạng những biến đổi về mức sống của nhóm dân phải di dời, giải toả sau TĐC thành phố Đà Nẵng Chương 2 thực trạng BIếN ĐổI về MứC SốNG CủA NHóM DÂN SAU TáI ĐịNH THàNH PHố Đà NẵNG 2.1 thành phố Đà Nẵng và quá trình di dời giải toả, tái định 2.1.1 Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng. .. thuyết hệ thống vào nghiên cứu sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC Trước hết coi mức sống như là tổng hợp của nhiều yếu tố thống nhất Tính chỉnh thể của mức sống thể hiện qua các yếu tố cấu thành như mức sống vật chất và mức sống tinh thần Trong đó mức sống vật chất thể hiện mức ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ,… và mức sống tinh thần thể hiện mức hưởng thụ các thành quả về văn... cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị Vì vậy, nhóm dân thuộc diện TĐC trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2004 trở thành đối tượng nghiên cứu của luận văn 1.1.1.3 Các chỉ báo đo lường sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định Đà Nẵng Mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng, vì vậy đánh giá sự biến đổi mức sống phải dựa trên các chỉ báo về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, đồ... yếu tạo ra “lực hút” các dòng di đến các khu định mới Đây chính là căn cứ để đi vào phân tích sự biến đổi mức sống của người dân sau TĐC, đồng thời cũng là cơ sở khoa học để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm ổn địnhnâng cao mức sống cho người dân sau TĐC Đời sống của người dân các khu TĐC sớm ổn định và được nâng cao là yếu tố quan trọng, quyết định sự ổn định chính trị - xã hội và là tiền... "mức sống" , luận văn còn phải làm rõ khái niệm "biến đổi mức sống" (BĐMS) Song để có cơ sở nhận thức rõ hơn về khái niệm BĐMS phải bắt đầu từ khái niệm biến đổi Biến đổi là gì? Biến đổi như thế nào? Theo Từ điển tiếng Việt Biến đổi là sự thay đổi so với cái trước đó” [37, tr.89] Sự thay đổi đó có thể tăng hoặc giảm, từ dạng này sang dạng khác, từ hình thái này sang hình thái khác Vậy biến đổi mức sống. .. theo đúng khả năng của mỗi cá nhân và gia đình Sự hướng đích của mọi sự phát triển là tạo ra sự cân bằng, hài hoà trong hệ thống mức sống của từng nhóm xã hội và ảnh hưởng của nó đến các phương diện khác của xã hội Tóm lại, sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC sẽ được lý giải phần nào theo các nguyên lý của hệ thống, và thông qua đó để phân tích những đặc điểm của sự biến đổi và những nhân tố... thức đơn giản đến phức tạp, hình thức sau bao giờ cũng tiến xa hơn những hình thức trước của nó Nhìn chung, hạt nhân hợp lý của lý thuyết này là khẳng định đặc trưng cơ bản của BĐXH, đó là tiến bộ xã hội Đô thị hoá nhằm kiến tạo lại môi trường sống dân là hoạt động mang tính tất yếu của sự phát triển xã hội Xem xét sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC Đà Nẵng phải được đặt trong quá trình... biến đổi mức sống của người dân sau TĐC nói riêng không thể không chú ý tới các yếu tố hợp lý này Luận văn sẽ cố gắng tích hợp các yếu tố hợp lý nói trên để có cái nhìn đa diện, đa chiều về những yếu tố tác động đến mức sống và dự báo xu hướng biến đổi mức sống của người dân trong quá trình đô thị hoá Theo lý thuyết về sự BĐXH có hai quá trình có thể xảy ra: sự biến đổi từ từ- tiến hoá và sự biến đổi. .. sống là sự thay đổi mức độ thoả mãn các nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của người dânbiến đổi mức sống là một quá trình kinh tế - xã hội nên để xác định nó, mỗi phép đo đều cần ít nhất hai thời điểm khác nhau Điểm mốc mà tác giả lựa chọn để so sánh, làm sáng tỏ sự biến đổi mức sống của người dânsau khi đối tượng được giải toả, di dời và sinh sống khu TĐC so với mức sống thời gian...thể về mức sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,…) và tinh thần (hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, giải trí, vui chơi, tự do chính trị,…) 1.1.1.2 Biến đổi mức sống Mức sống là một phạm trù có tính lịch sử, chịu sự thay đổi về thời gian và khác nhau trong không gian Trong một quốc gia hay từng vùng, mức sống thường biến đổi cùng với sự biến đổi của điều kiện sống, đặc biệt là trình độ . sự biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau TĐC ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng. Do vậy, nghiên cứu, làm rõ " ;Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng& quot;. LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của lịch. trình biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng. - Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm cơ sở khoa học cho việc xác định và hoạch định các chính sách mà Đà Nẵng cần thực hiện cho cư dân

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Dự án VIE/95/2004, Kiến nghị về đổi mới chính sách di dân giai đoạn 1999-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004)
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2004
5. V.P. Cuzơmin (1986), Nguyên lí tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lí tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của Mác
Tác giả: V.P. Cuzơmin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
6. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
10. Tống Văn Đường (2002), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dân số và phát triển
Tác giả: Tống Văn Đường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
11. Vũ Quang Hà (2002), Các lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tập 1 + 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học
Tác giả: Vũ Quang Hà
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
12. Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
13. Phạm Mộng Hoa, Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển : chính sách và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái định cư trong các dự án phát triển : chính sách và thực tiễn
Tác giả: Phạm Mộng Hoa, Lâm Mai Lan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
14. Đỗ Văn Hoà (1998), Chính sách di dân châu á, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách di dân châu á
Tác giả: Đỗ Văn Hoà
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
15. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam
Năm: 2002
16. Tô Duy Hợp (1996), "Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học", Tạp chí Xã hội học, (4), tr.57-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học
Tác giả: Tô Duy Hợp
Năm: 1996
17. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2002
18. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hoá giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống người dân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân hoá giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống người dân Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thiên Kính
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003
20. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội
Tác giả: Tương Lai
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
21. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu môn xã hội học đô thị
Tác giả: Trịnh Duy Luân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
22. Trịnh Duy Luân (2003), “Nghiên cứu những vấn đề biến đổi xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2), tr. 4-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu những vấn đề biến đổi xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Trịnh Duy Luân
Năm: 2003
23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1994
24. Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lí nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của nữ cán bộ quản lí nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Võ Thị Mai
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Đánh giá của chủ hộ về cuộc sống gia đình sau TĐC - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.1 Đánh giá của chủ hộ về cuộc sống gia đình sau TĐC (Trang 34)
Bảng 2.2: Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng chia theo 5 nhóm hộ có mức - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.2 Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng chia theo 5 nhóm hộ có mức (Trang 35)
Bảng trên cho thấy, sau TĐC mức thu nhập từ nhóm nghèo đến nhóm giàu đều ít  nhiều có sự  giảm sút - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng tr ên cho thấy, sau TĐC mức thu nhập từ nhóm nghèo đến nhóm giàu đều ít nhiều có sự giảm sút (Trang 36)
Bảng 2. 4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề, việc làm - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2. 4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề, việc làm (Trang 39)
Bảng 2.7: Mức chi tiêu cho đời sống - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.7 Mức chi tiêu cho đời sống (Trang 45)
Bảng 2.8: Bảng tương quan giữa thu nhập và chi tiêu - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.8 Bảng tương quan giữa thu nhập và chi tiêu (Trang 46)
Bảng 2.9: Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của dân cư - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.9 Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của dân cư (Trang 48)
Bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung, sau di dời, giải tỏa, mức chi tiêu của người  dân đã tăng lên (1.556.000 đồng/ 1.226.984đồng/tháng) - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng s ố liệu trên cho thấy, nhìn chung, sau di dời, giải tỏa, mức chi tiêu của người dân đã tăng lên (1.556.000 đồng/ 1.226.984đồng/tháng) (Trang 49)
Bảng 2.10: Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.10 Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình (Trang 49)
Bảng 2.11: Tương quan giữa cơ cấu chi tiêu và nhóm mức sống - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.11 Tương quan giữa cơ cấu chi tiêu và nhóm mức sống (Trang 50)
Bảng số liệu trên cũng cho thấy về giá trong tuyệt đối nhóm hộ có thu nhập càng  cao thì mức chi tiêu càng lớn.Thí dụ, chi cho ăn uống của nhóm giàu cao gấp 1,7 lần so  với nhóm hộ tạm đủ và nhóm hộ nghèo; chi cho sinh hoạt phí, học hành.. - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng s ố liệu trên cũng cho thấy về giá trong tuyệt đối nhóm hộ có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu càng lớn.Thí dụ, chi cho ăn uống của nhóm giàu cao gấp 1,7 lần so với nhóm hộ tạm đủ và nhóm hộ nghèo; chi cho sinh hoạt phí, học hành (Trang 51)
Bảng 2.12: So sánh kiểu loại nhà ở trước và sau tái định cư - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.12 So sánh kiểu loại nhà ở trước và sau tái định cư (Trang 52)
Bảng 2.13: Các nhóm mức sống với loại hình nhà ở - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 2.13 Các nhóm mức sống với loại hình nhà ở (Trang 53)
Bảng số liệu đã cho thấy một sự biến đổi tích cực về nhà ở sau TĐC. Đó là việc  căn bản xoá bỏ hoàn toàn loại hình nhà tranh tre tạm bợ (phần lớn là dạng nhà chồ của  ngư dân ven sông) - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng s ố liệu đã cho thấy một sự biến đổi tích cực về nhà ở sau TĐC. Đó là việc căn bản xoá bỏ hoàn toàn loại hình nhà tranh tre tạm bợ (phần lớn là dạng nhà chồ của ngư dân ven sông) (Trang 53)
Bảng số liệu trên cho thấy, người dân có sự đánh giá khá cao về khả năng và điều  kiện tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản sau TĐC - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng s ố liệu trên cho thấy, người dân có sự đánh giá khá cao về khả năng và điều kiện tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản sau TĐC (Trang 59)
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người chia theo quy mô hộ - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 3.2 Thu nhập bình quân đầu người chia theo quy mô hộ (Trang 68)
Bảng  số  liệu  trên  cho  thấy  ở  loại  hộ  nhóm  một  luôn  có  mức  thu  nhập  cao  hơn  nhóm hai - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
ng số liệu trên cho thấy ở loại hộ nhóm một luôn có mức thu nhập cao hơn nhóm hai (Trang 68)
Bảng 3.4: Bảng tương quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với thu nhập và chi tiêu bình - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 3.4 Bảng tương quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với thu nhập và chi tiêu bình (Trang 72)
Bảng 3.5: Bảng tương quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với các nhóm mức sống theo thu - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 3.5 Bảng tương quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với các nhóm mức sống theo thu (Trang 72)
Bảng 3.6: Cơ cấu ngành nghề của chủ hộ - LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt
Bảng 3.6 Cơ cấu ngành nghề của chủ hộ (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w