Biến đổi về tài sản và môi trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt (Trang 52 - 58)

Tài sản là chỉ báo quan trọng trong nghiên cứu mức sống. Có thể thông qua chỉ báo tài sản để nhận định mức sống của cá nhân hay gia đình ở thang bậc nào, giàu hay nghèo. Tài sản thể hiện sự tích luỹ của nhiều thế hệ và là kết quả thu nhập của mỗi cá nhân, gia đình trong nhiều năm. Vì vậy để đánh giá mức sống được chính xác và đầy đủ hơn thì ngoài chỉ báo về thu nhập và chi tiêu chúng ta cần quan tâm đến chỉ báo tài sản.

Tài sản là toàn bộ những hiện vật có giá trị mà cá nhân hay gia đình đó làm chủ. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ chú ý đến tiêu chí về nhà ở, các đồ dùng sinh hoạt lâu bền trong gia đình và môi trường của nhóm dân cư sau TĐC ở thành phố Đà Nẵng.

* Về nhà ở

Nhà ở là điều kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định cuộc sống đối với mỗi gia đình. Hơn nữa, đối với cư dân đô thị, nhà ở không chỉ là nơi trú ngụ, sum họp của những người thân trong gia đình mà còn là nơi giao dịch làm ăn, buôn bán hoặc có thể là cơ sở sản xuất hàng hoá. ở một phương diện nào đó, nhà ở trở thành tiêu chí để đo mức sống của mỗi người, mỗi nhà.

Đối với nhóm dân cư thuộc diện di dời giải toả thì chỉ một bộ phận nhỏ (chiếm 0,48% trong mẫu điều tra) là nhận căn hộ ở khu chung cư, còn đại bộ phận hộ dân tự xây nhà mới trên các lô đất được phân tại các khu TĐC.

Khi xem xét quy mô hay kiểu loại nhà ở trước và sau TĐC (từ kết quả khảo sát 210 hộ gia đình trong mẫu điều tra được tiến hành vào đầu năm 2005), ta nhận thấy có sự biến đổi theo chiều hướng sau đây:

Bảng 2.12: So sánh kiểu loại nhà ở trước và sau tái định cư

Đơn vị tính: %

Kiểu loại nhà ở Trước TĐC Sau TĐC

1.Nhà 2 tầng trở lên 5,8 22,1 2.Nhà mái bằng 16,0 25,0

3. Nhà mái tôn / ngói 64,7 52,9

4.Nhà tạm bợ 13,5 0

Bảng số liệu đã cho thấy một sự biến đổi tích cực về nhà ở sau TĐC. Đó là việc căn bản xoá bỏ hoàn toàn loại hình nhà tranh tre tạm bợ (phần lớn là dạng nhà chồ của ngư dân ven sông). Thay vào đó là sự gia tăng lên gấp 3,8 lần loại hình nhà hai tầng trở lên, từ 5,8% trước TĐC lên 22,1% sau TĐC. Loại nhà một tầng mái tôn/ ngói giảm từ 64,7% xuống còn 52,9%. Đặc biệt là loại nhà mái bằng hay nhà 1 tầng có gác lững tăng từ 16% lên 25%, tức tăng lên 1,5 lần sau TĐC.

Như vậy xét về mặt quy mô hay kiểu loại nhà ở ta thấy có sự thay đổi nhanh theo chiều hướng tích cực hơn; phù hợp hơn với xu thế phát triển của đô thị. Kiểu loại nhà ở tạm bợ đã được dẹp bỏ, thay vào đó là những kiểu loại nhà hiện đại và tiện nghi khang trang hơn.

Sự biến đổi về các loại hình nhà ở phần nào phản ánh sự biến đổi về mức sống cũng như lối sống của mỗi gia đình cũng như mỗi nhóm xã hội. Xem xét sự tương quan giữa tiêu chí nhà ở với các nhóm theo mức sống cũng cho ta thấy nhiều điều lý thú.

Bảng 2.13: Các nhóm mức sống với loại hình nhà ở

Đơn vị tính: %

Nhóm mức sống

Loại nhà ở trước TĐC Loại nhà ở sau TĐC

Nhà tạm Một tầng mái tôn/ ngói Một tầng mái bằng Hai tầng trở lên Nhà tạm Một tầng mái tôn/ ngói Một tầng mái bằng Hai tầng trở lên Nhóm nghèo 21,0 79,0 0 0 0 72,7 18,1 9,2 Nhóm tạm đủ 12,5 62,5 18,8 6,2 0 35,7 42,9 21,4 Nhóm trung bình 8,3 41,6 33,3 16,8 0 45,5 27,2 27,3 Nhóm khá giả 6,65 66,7 20,0 6,65 0 60,0 20,0 20,0 Nhóm giàu 16,7 66,7 16,6 0 0 16,7 16,7 66,0

Đối với nhóm hộ nghèo, trước TĐC chủ yếu là ở nhà một tầng mái tôn/ngói (79%) và nhà tạm bợ (21%); tuyệt nhiên không có hộ nghèo nào có nhà một tầng mái bằng hay nhà hai tầng trở lên. Sau TĐC không chỉ loại nhà tạm bợ được xoá bỏ, đa phần có nhà xây một tầng mái tôn mà còn có một tỷ lệ khá lớn có nhà một tầng mái bằng là 18,1% và nhà 2 tầng trở lên là 9,2%.

Tương tự như vậy, đối với các nhóm hộ từ nhóm có mức sống tạm đủ và trung bình, sau TĐC tỷ lệ mái bằng và nhà hai tầng trở lên đều được nâng dần lên. Riêng loại nhà hai tầng trở lên, nhóm tạm đủ tăng từ 6,2% trước TĐC lên 21,4% sau TĐC; tương ứng như vậy, ở nhóm trung bình tăng từ 16,8% lên 27,3% và nhóm khá giả tăng từ 6,65% lên 20,0% sau TĐC.

Đối với nhóm hộ giàu, trước TĐC cũng giống như nhóm hộ nghèo, đa phần đều ở nhà một tầng mái tôn/ngói (66,7%) và vẫn có một tỷ lệ khá lớn là 16,7% hộ ở nhà tạm. Nhưng sau TĐC kiểu loại nhà ở đã có sự đổi thay tương xứng với vị thế kinh tế của nhóm giàu. Đó là đa phần hộ thuộc nhóm giàu (66,6%) có nhà hai tầng trở lên, còn lại kiểu nhà một tầng mái tôn và mái bằng, mỗi loại chiếm tỉ lệ 16,7%.

Sau TĐC, đi liền với những căn nhà khang trang là những tiện nghi khá thuận lợi cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân như nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại.

Qua phỏng vấn của chủ hộ gia đình chúng tôi được biết trước TĐC chỉ có 68,6% hộ gia đình có nhà tắm nhưng sau TĐC tỉ lệ đó là 100%. Tương tự như vậy trước đây chỉ có 71,4% hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại, nay 100% hộ gia đình đều có.

Có thể nói rằng cái được nhất của người dân sau TĐC chính là vấn đề nhà ở. Nhiều người dân coi sự biến đổi này như là một sự đổi đời của họ. Thật vậy, có nhiều gia đình đã bao đời sống trong những căn nhà tạm nhếch nhác bên những vũng đầm Thuận Phước hay ven bờ sông Hàn, giờ đây nhờ có chính sách đền bù giải toả và TĐC mà họ có được nơi ở sạch đẹp và sở hữu căn nhà khang trang. “An cư lạc nghiệp”, nhà ở chính là điều kiện quan trọng để người dân yên tâm tạo lập cuộc sống lâu dài.

Tuy nhiên, điều mà một số hộ dân lo lắng nhất là khả năng hoàn trả tiền đất ở cho thành phố. Qua khảo sát chúng tôi được biết chỉ mới có 29,3% số hộ trong mẫu điều tra đã trả xong tiền đất ở được phân trong khu TĐC; có 22,4% số hộ đã trả trên 50%; 5,8%

số hộ trả dưới 50% tiền đất và còn đến 42,4% số hộ còn nợ 100% tiền đất ở. Riêng số hộ dân ở khu TĐC Phan Bôi - Quận Sơn Trà đã trên 6 năm TĐC song vẫn chưa có ai hoàn trả thêm được đồng tiền đất nào cả. Số tiền nợ mua đất được quy đổi ra vàng ở thời điểm thanh toán đang làm trĩu nặng thêm nỗi lo của người dân khi công ăn việc làm khó khăn, thu nhập chưa được cải thiện là mấy. Đây là một vấn đề kinh tế-xã hội mà chính quyền thành phố cần có một cơ chế chính sách thích hợp để giải quyết trong cả trước mắt lẫn lâu dài.

*Về các đồ dùng trong gia đình.

Mức độ trang bị các đồ dùng trong nhà cũng là một chỉ báo có ý nghĩa về mức sống và về các mối quan tâm văn hoá của dân cư.

Điều tra và thống kê tổng hợp mức trang bị 12 thứ đồ dùng lâu bền trong nhà.. Kết quả khảo sát cho thấy một sự phân bố như sau, theo thứ tự sắp xếp từ mức phổ biến đến ít phổ biến nhất:

Bảng 2.14: Tỉ lệ hộ dân có đồ dùng trong gia đình, xếp theo thứ hạng

Đồ dùng trước tái định cư Thứ hạng

Đồ dùng có thêm sau tái định cư Loại đồ dùng Tỉ lệ Loại đồ dùng Tỉ lệ Gường gỗ Tủ gỗ Bàn ghế Xe đạp T.V Rađiô Cassét Xe máy Bếp ga Điện thoại Tủ lạnh Vi tính Điều hoà 91.2 75.2 70.7 69.3 57.8 56.1 45.9 40.0 23.9 23.9 15.1 2.9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T.V Xe máy Bếp ga Điện thoại Tủ gỗ Bàn ghế Xe đạp Tủ lạnh Rađiô Cassét Gường gỗ Vi tính Điều hoà 55.7 54.1 52.5 42.8 34.4 34.4 27.9 26.2 23.0 19.7 16.4 9.8

+ Trước TĐC, các loại đồ dùng phổ biến nhất trong các hộ gia đình là giường gỗ: 91,2% trên tổng số hộ; tủ là 75,2%; bàn ghế: 70,7%; xe đạp 69,3%; ti vi: 57,8%; radio cattset: 56,1%; xe máy: 45,9%. Các đồ dùng này đa phần thuộc loại bình thường, giá rẻ (ngoại trừ xe máy). Còn lại, các loại đồ dùng hiện đại, đắt tiền có tỷ lệ thấp dần gồm bếp ga: 40%; điện thoại: 23,9%; tủ lạnh: 23,9%; vi tính: 15,1%; điều hoà: 2,9%.

+ Sau TĐC, ngoài các đồ dùng có sẵn từ trước, các loại được mua sắm khá phổ biến nhất trong các hộ gia đình là ti vi: 55,7% trên tổng số hộ; tương ứng, xe máy là 54,1%; bếp ga: 52,5%; điện thoại 42,8%. Còn các loại đồ dùng như tủ lạnh, máy vi tính, điều hoà nhiệt độ nếu so với các đồ dùng khác cùng được mua sắm sau TĐC tuy có tỷ lệ thấp hơn song nếu so với trước TĐC thì vẫn có sự tăng lên rất đáng kể. Trước TĐC tủ lạnh có tỷ lệ 23,19% trên tổng số hộ gia đình thì sau TĐC có thêm 26,2%. Tương tự như vậy máy vi tính tăng thêm 16,4% và đặc biệt điều hoà nhiệt độ từ 2,9% trước TĐC đã tăng thêm 9,8% sau TĐC.

Từ sự ưu tiên lựa chọn mua sắm đồ dùng trong gia đình ở 2 thời điểm trước và sau TĐC, chúng ta không thể suy diễn một chiều rằng, trước TĐC người dân có mức sống thấp nên chỉ mua sắm đồ dùng rẽ tiền là chủ yếu, còn sau TĐC thì họ mua sắm nhiều hơn những đồ dùng đắt tiền, điều đó chứng tỏ một phần nào sự cải thiện về mức sống! Tuy nhiên với thực tế, diễn ra nói trên, cũng đã phản ánh xu thế biến đổi mức sống theo chiều hướng tích cực. Đến nơi ở mới, với nhà cửa tốt hơn, khang trang hơn, người dân đã chú ý nhiều hơn đến những trang bị nội thất, tiện nghi sinh hoạt để nâng cao đời sống. Đây là một bước tiến quan trọng, đáng khuyến khích trong quan niệm về văn hoá và lối sống của cộng đồng dân chuyển cư sau TĐC ở thành phố Đà Nẵng.

* Về môi trường cảnh quan:

Trong những năm vừa qua, những dự án di dời giải toả của thành phố triển khai chủ yếu ở những khu vực có cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đó là những làng chài ven sông, những xóm nghèo với những mái nhà lụp xụp bên cạnh các vũng, dầm... nay được chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC với hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ. Đối với nhiều người dân, đây thực sự là một sự đổi đời. Để biết được sự đánh giá của người dân về môi trường cảnh quan nơi ở mới chúng tôi đưa ra câu hỏi : “ông (bà

đánh giá về môi trường cảnh quan của nơi ở hiện nay so với trước đây như thế nào?” Kết quả số liệu thống kê được từ điều tra cho thấy có 85,1% ý kiến đánh giá là tốt hơn. Có 7,5% ý kiến trả lời là không đổi và 7,5% ý kiến cho rằng kém đi so với trước đây.

Như vậy, đa phần người dân đều đánh giá cao về môi trường cảnh quan mà họ đang được thụ hưởng.

Tuy nhiên vẫn có 7,5% ý kiến cho rằng môi trường sau TĐC kém đi. Những ý kiến đánh giá này không hẵn là sự chê bai hiện thực mà nhiều khi xuất phát từ những mong muốn và điều kiện sống trước TĐC. Một số hộ trước TĐC, nhà ở, đất ở tốt. Họ hoài niệm về cuộc sống nơi thôn dã trước đây.

Sau đây là sự khẳng định của một chủ hộ được phỏng vấn:

“Tôi mong muốn có lại chỗ ở như cũ, có nhà, có vườn rộng để trồng cây và chăn nuôi heo gà”

(Nam- 56 tuổi- tổ 16- Khuê Trung - Quận Hải Châu) Rõ ràng, trong buổi đầu của sự chuyển đổi môi trường sống, không phải ai cũng dễ dàng quên đi nơi ở cũ mà mình đã bao năm gắn bó. Tuy nhiên, trong xu thế đô thị hoá, đòi hỏi mọi con người phải thích ứng và hoà nhập với những điều kiện sống mới ở nơi TĐC. Đây là điều gần như tất yếu ở những vùng đang phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh.

Như vậy, xét trên phương diện nhà ở và môi trường cảnh quan chủ trương quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện có ý nghĩa nhiều mặt. Chỉ trong một thời gian ngắn, với nguồn vốn đầu tư ít, nhưng thành phố lại được đổi mới từng ngày. Đa phần người dân đã có được nơi ở sạch đẹp, khang trang. Điều này, nếu đem so sánh với đầu tư xóa nhà ổ chuột, giải tỏa các xóm liều, hỗ trợ những hộ nghèo ở một số tỉnh, thành phố lớn thì việc Đà Nẵng thực hiện di dời, giải tỏa, chỉnh đang đô thị ở thành phố là một mô hình thực hiện rất thành công. Bằng những chủ trương, chính sách hợp lý nên sau khi di dời giải toả và TĐC, mọi người dân, đặc biệt là nhóm xã hội nghèo đều có cơ hội rời bỏ những túp lều tạm bợ để lên phố với những căn nhà khang trang đẹp đẽ - sự đổi đời này thiết nghĩ sẽ là mẫu hình đáng lưu ý áp dụng cho nhiều địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng ppt (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)