Nếu dùng khóa bằng thủy tinh mài nhám ta cần chú ý: giữ cho khóa dễ xoay bằng cách thoa đều một lớp vaselin vào chỗ thủy tinh mài; không rót dung dịch kiềm vào burette này, vì kiềm có kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
TRUNG TÂM TƯ VẤN & HỖ TRỢ SINH VIÊN
BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN: KỸ THUẬT VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM CNSH
Giảng viên: Đào Quốc Hưng Lớp học phần: DHSH19ATT – 422001591201 Nhóm Thực Hành: Ca 2 – Nhóm 1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2024
Trang 2Bài báo cáo có thể sẽ còn có những sai sót mong quý thầy cô thông cảm và nhận xét góp ý cho nhóm chúng em Mọi lời góp ý sẽ là hành trang giúp chúng em trưởng thành hơn cho những môn học sau
Kính chúc thầy sẽ luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến bến bờ tri thức
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
BUỔI 1: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PIPETTE VÀ PHA NaCl 4
1 Sử dụng pipette 4
2 Pha NaCl 5
BUỔI 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG BURETTE VÀ MICROPIPETTE 8
1 Burette 8
2 Micropipette 10
BUỔI 3: THỰC HÀNH PHA NaOH, HCl, LẤY NƯỚC CẤT VÀ KIỂM TRA CÁCH SỬ DỤNG BURETTE 12
1 Thực hành pha NaOH và HCl 12
2 Quy trình lấy nước cất 14
3 Kiểm tra cách sử dụng burette 14
BUỔI 4: THỰC HÀNH PHA LOÃNG CỒN, ĐO TỈ TRỌNG, NỒNG ĐỘ CỒN VÀ NHIỆT ĐỘ DUNG DỊCH 16
1 Pha loãng cồn 16
2 Tỷ trọng kế 17
3 Cồn kế 19
4 Nhiệt kế 20
BUỔI 5: KIỂM TRA NHẬN BIẾT CÁC DỤNG CỤ CƠ BẢN VÀ NHẬN BIẾT MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 21
1 Kiểm tra dụng cụ 22
2 Máy khuấy từ 22
3 Nồi hấp 23
4 Thí nghiệm sai số 24
BUỔI 6: THỰC HÀNH SỬ DỤNG MÁY ĐO pH, NHẬN BIẾT CÁCH SỬ DỤNG MÁY LY TÂM, TỦ SẤY 25
1 Máy đo pH 25
2 Máy ly tâm 26
3 Tủ sấy 27
4 Kiểm tra hệ thống đèn, tụ quang kính hiển vi quang học 28
5 Thực hành pha NaOH, HCl 28
Trang 4BUỔI 1: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PIPETTE VÀ PHA NaCl
Pipette dùng để lấy một lượng chính xác chất lỏng
Pipette thường có dung tích 1, 2, 3, 5, 10, 20, 25, 50mL chính xác cao hơn
Pipette bầu và pipette chia độ (1 vạch, 2 vạch)
+ Bỏ quả bóp cao su ra và dùng ngón trỏ bịt phần trên
Trang 5+ Cầm pipette thẳng đứng, mở ngón trỏ nhẹ nhàng để điều chỉnh về vạch cần lấy
+ Thả dung dịch vào bình hoặc ống nghiệm đến vạch cần dùng
+ Tùy thuộc vào loại pipette mà yêu cầu thả hết toàn bộ, không thả hết (thả đến vạch dưới) hoặc phải thổi sau khi thả
Trang 6• Cách pha: Vd pha 100ml NaCl (có nồng độ tinh khiết: 99,5%, nồng
- Bước 2: Cân và hòa tan trong cốc với nước cất
(Cân) (Hòa tan với nước cất)
- Bước 3: Chuyển vào bình định mức, thêm nước và hòa tan
Trang 8BUỔI 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG BURETTE VÀ
MICROPIPETTE
1 Burette
Burette được dùng để chuẩn độ, hoặc để đo những thể tích chính xác…
Đó là dụng cụ thường có dung tích từ 1 đến 100 mL, được khắc vạch chính xác đến 0,01 mL hay 0.1 mL
Nếu phân loại burette theo dạng khoá của burette ta có thể chia thành hai loại:
• Loại có khóa: Khóa của burette có thể bằng nhựa hay bằng thủy
tinh mài nhám Nếu dùng khóa bằng thủy tinh mài nhám ta cần chú ý: giữ cho khóa dễ xoay bằng cách thoa đều một lớp vaselin vào chỗ thủy tinh mài; không rót dung dịch kiềm vào burette này,
vì kiềm có khả năng ăn mòn thủy tinh
Trang 9• Loại không có khóa: Đầu dưới gắn bằng một ống cao su được nối
với mao quản bằng thủy tinh Ống cao su được kẹo bằng một chiếc kẹp Mohr hoặc có một hạt cườm thủy tinh ở bên trong ống Dùng ngón tay bóp kẹp hay kéo ống cao su ở chỗ có viên thủy tinh, chất lỏng từ burette sẽ chảy ra Ống cao su phải có thành dày ít ra là 1,5mm, có đường kính trong gần 3mm Như vậy đường kính ngoài của ống cao su khoảng 6mm
Nếu phân loại burette theo phương thức sử dụng, ta có:
• Burette thường: Người sử dụng tự cho dung dịch chuẩn vào
burette Loại này ta thường hay gặp trong phòng thí nghiệm
• Burette bán tự động: Có bầu thủy tinh đựng dung dịch chuẩn, có
bình chứa trung gian Loại burette này khá cồng kềnh, ta ít khi gặp
• Burette tự động: Có bầu thủy tinh đựng dung dịch chuẩn, bên
hông có thiết bị để đưa dung dịch lên burette một cách tự động Rất chính xác Tuy nhiên giá thành cao Trong các phòng thí nghiệm phân tích nên có một hoặc hai burette loại này Được sử dụng để kiểm tra nồng độ dung dịch chuẩn Ngoài ra trong các thí nghiệm đòi hỏi phải kiểm tra mẫu thường xuyên với cùng một dung dịch chuẩn ta cũng có thể sử dụng burette loại này
- Nguyên tắc làm việc với các burette:
Burette được gắn chắc chắn trên giá kẹp burette, cho dung dịch vào burette bằng cách rót qua phễu nhỏ hay rót từ dụng cụ có mỏ (như becher) vào burette được khóa Dùng tay trái cầm khóa, mở nhanh khóa cho dung dịch chảy ra đuổi hết khí ra khỏi đầu dưới burette, sau đó chỉnh dung dịch đến đúng vật không nếu dùng burette có khóa bằng ống mao quản để đẩy bọt khí ra cần gập ống cao su cho đoạn mao quản hướng lên trên
Đối với các buret tự động và bán tự động dung dịch được nạp vào buret bằng một hệ thống đặc biệt
Trang 102 Micropipette
Trang 11Micropipette là một dụng cụ dùng để hút xả một lượng lớn mẫu chính xác từ nơi này đến nơi khác Chúng thường được dùng trong các phòng thí nghiệm hóa, hóa lý, sinh hóa, hóa dược hay dược liệu,…
Xét về công dụng, tính năng thì Micropipette được chia thành 2 loại chính:
• Loại thủ công: là những ống hút nhỏ giọt thủy tinh hoặc nhựa còn được
gọi với cái tên là pipette pasteur
• Loại tự động: riêng về loại tự động này chúng được chia thành 2 loại nữa
là: pipette điện tử và pipette cơ học
Đối với pipette điện tử: chúng được vận hành bằng nguồn năng lượng chủ yếu là pin hoặc dùng trực tiếp từ nguồn điện
Loại pipette cơ học: Được hiểu theo nghĩa chúng là loại bán tự động,
có cấu tạo về mặt kỹ thuật để tạo ra lực hút- xã tự động và chính xác
Micropipette luôn được biết như dụng cụ phổ biến dùng trong các phòng thí nghiệm vậy chúng có những ưu điểm hay đặc điểm nổi trội gì mà được sử dụng rộng rãi như vậy?
• Mang lại độ chính xác cao: điều này giúp khách hàng có thể đưa ra
được những nhận định chuẩn, đáp ứng nhanh chóng và đúng với
những yêu cầu của thực tiễn
• Thể tích sử dụng liên tục, và có thể điều chỉnh bằng lực tay hay bấm nút: Tuy là yếu tố đơn giản nhưng điều này lại mang lại cho khách
hàng sự thuận tiện, thoải mái khi thao tác
• Ejector bằng thép có thể tháo rời và thay thế: Phần lớn chúng được
làm từ các loại thép có độ bền, chắc nên hầu hết chúng tạo ra được sự chủ động tiện lợi khi khách hàng muốn tháo rời hay thậm chí là thay thế
• Nhỏ gọn, thích hợp với nhiều loại tips phổ biến: Với kiểu thiết kế nhỏ
gọn chúng thích hợp cho những loại mẫu thử ít Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp một cách hoàn hảo với các tip phổ biến khác mà không cần quá lo lắng về chất lượng
• Có thể hấp tiệt trùng: Đây cũng được coi là một trong những điểm
cộng sáng hơn so với các loại khác trên thị trường Điều này khiến sức khỏe của người sử dụng được đảm bảo an toàn và tuyệt đối
Trang 12BUỔI 3: THỰC HÀNH PHA NaOH, HCl, LẤY NƯỚC CẤT VÀ KIỂM TRA CÁCH SỬ DỤNG BURETTE
Khối lượng HCL trong 1 lít dung dịch: 1000 x 1,18=1180g
Khối lượng HCL chứa trong 1 lít dung dịch HCL 37% : 0,37 x 1180 = 436,6g
- Bước 3: Chuyển dung dịch vào bình định mức, hòa tan
- Bước 4: Lên định mức và ghi nhãn
Trang 13(Tiến hành pha loãng dung dịch HCL 0,1N)
Pha 100ml NAOH 0,1N từ NAOH rắn
- Bước 1: Tính toán
Số mol NaOH 0,1N trong 100ml: 0,1 x 0,1 = 0,01mol
Khối lượng NaOH : 40 x 0,01 = 0,4g
Khối lượng độ tinh khiết cần dùng là: 0,4/0,96 = 0,416g
- Bước 2: Cân 0,416g NaOH và hòa tan vào 50ml nước cất từ becher 100ml
- Bước 3: Cho dung dịch vừa hòa tan vào bình định mức và hòa tan
- Bước 4: Lên định mức và ghi nhãn
Trang 14(Tiến hành hòa tan dung dịch NAOH 0,1N)
2 Quy trình lấy nước cất
- Bước 1: Đến F4.02 quét mã, mượn chìa, mượn phòng
- Bước 2: Đến F5.05B lấy nước cất
- Bước 3: Sau khi lấy nước cất , xuống F4.02 trả chìa, trả phòng
* Lưu ý: khi lấy nước cất phải đem theo bình đựng nước cất
3 Kiểm tra cách sử dụng burette
- Mục đích: Xác định nồng độ chính xác của một dung dịch hoặc chất trong mẫu được phân tích
Trang 16*cách tính dùng công thức pha loãng C1.V1=C2.V2
- Bước 2: dùng ống đong để đo thể tích vừa tính ra để pha từ cồn 96
độ
- Bước 3: đổ lượng nước đã tính trước đó vào ống đong
- Bước 4: trộn lại với nhau
Trang 17- Bước 2: dùng ống đong để đong đủ 125ml cồn 96 độ
- Bước 3 : đổ thêm 115ml nước cất vào ống đông
- Bước 4 : trộn đều
*đổ nước cất vào trước hay cồn vào trước đều được
2 Tỷ trọng kế
Trang 18- Khái niệm: Là sản phẩm dùng để đo tỷ trọng của một chất, thông
thường dưới dạng dung dịch, nhằm xác định tỷ trọng của chất đó so với nước H2O
- Cấu tạo: Được thiết kế với dạng trụ tròn, với phần thân trên nhỏ có
vạch chia số tỷ trọng, có nhiều thang đo
- Cách sử dụng tỷ trọng kế:
+ Cho chất lỏng từ từ vào ống đong hoặc bình chứa (có chia độ) Phải đặt ống đong (bình) này trên một mặt phẳng nhẵn, không cho rung chuyển
+ Để tỷ trọng kế một cách nhẹ nhàng vào bên trong chất lỏng, đến khi nào tỷ trọng đã giữ thăng bằng, ngừng xê dịch bên trong chất lỏng đó
+ Vị trí mà bề mặt chất lỏng tiếp xúc với thân của tỷ trọng kế sẽ tương quan đến mật độ tương đối hay chính là kết quả cần đo
+ Tùy thuộc vào tính tương quan với mật độ của chất lỏng đó mà tỷ trọng kế sẽ đạt bất kì giá trị nào
(Đo tỷ trọng dung dịch)
Trang 193 Cồn kế
cồn trong nước Dựa trên nguyên lý tỷ trọng của nước càng thấp khi độ cồn trong nước càng cao, độ chìm của cồn kế trong dung dịch sẽ cho biết độ cồn của dung dịch
thủy tinh có bầu chân không, màu trắng để có thể nhìn rõ thông số trên vạch tỉ lệ một cách dễ dàng Cấu tạo của cồn kế gồm 3 phần là phần đầu, phần bầu chân không và phàn đáy bầu
+ Phần đầu: là nơi hiển thị các vạch chia độ, cho ta biết nồng độ cồn trong dung dịch là bao nhiêu
+ Phần bầu chân không là bộ phận giúp tửu kế có khả năng nổi trên mặt nước
Trang 20+ Phần đáy bầu là nơi lưu trữ các hạt chì đề cho cồn kế có độ chìm trong dung dịch, rượu tùy vào nhiệt độ của rượu
- Cách sử dụng:
vạch nào thì nồng độ rượu đạt mức đó
nhiệt độ từ 12 - 20 độ C Nếu thấp hoặc cao hơn kết quả cho ra thì
có thể là đã bị sai lệch
4 Nhiệt kế
- Khái niệm: Là một dụng cụ được thiết kế để đo và chỉ ra nhiệt độ
tại một môi trường hoặc một vật thể cụ thể nào đó bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau, tuỳ vào từng lọai nhiệt kế như:
nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế hồng ngoại,…
Trang 21- Nhiệt kế được cấu tạo từ 2 bộ phận chính gồm có:
+ Phần hiển thị thông tin kết quả
+ Phần cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ
(Đo nhiệt độ dung dịch)
BUỔI 5: KIỂM TRA NHẬN BIẾT CÁC DỤNG CỤ
CƠ BẢN VÀ NHẬN BIẾT MỘT SỐ THIẾT BỊ
Trang 221 Kiểm tra dụng cụ
Giáo viên đến quan sát chọn ngẫu nhiên một loại dụng cụ và để sinh viên nhận biết tên và công dụng rồi tổng hợp hình ảnh các dụng cụ dưới dạng file gửi vào nhóm lớp
2 Máy khuấy từ
- Máy khuấy từ (magnetic stirrer) là một thiết bị thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để khuấy trộn hỗn hợp chất lỏng Thiết bị này hoạt động bằng cách thay đổi từ trường phía dưới đáy bình làm quay một Cá từ (nam châm) đặt trong bình khuấy Khi cá từ quay sẽ khuấy, trộn chất lỏng trong bình để đạt được độ đồng nhất và hiệu quả phân tán
- Máy khuấy từ gia nhiệt được ứng dụng rất phổ biển trong các lĩnh vực, ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp, y học, y tế, trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm và phục vụ các hoạt động giáo dục Trong lĩnh vực hóa học, các máy khuấy từ sẽ thực hiện các thao tác khuấy, trộn dung dịch, đặc biệt là những dung dịch, độc hại và có thể gây
ra nhiều nguy hiểm cho con người như các axit… hay các loại hóa chất rất
dễ bay hơi, các loại dung dịch cần cách ly với môi trường xung quanh
Trang 233 Nồi hấp
Nồi hấp tiệt trùng hiện nay được ứng dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau của cuộc sống Có thể kể tên như y tế, chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp… Trong các phòng thí nghiệm thì thiết bị này được sử dụng với mục đích chính là để khử trùng các dụng cụ, máy móc thí nghiệm Nhằm đảm bảo sự vô trùng của các máy móc dụng cụ này cho lần sử dụng kế tiếp được chính xác Và tránh sự lây nhiễm từ các virus đang nghiên cứu ra bên ngoài
- Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng
Một nồi hấp tiệt trùng trong phòng thí nghiệm thông thường có cấu tạo như sau: Buồng hấp tiệt trùng bằng thép không gỉ được tích hợp cảm biến nhiệt
độ, cảm biến áp suất, mực nước, nhiệt
Ngoài ra thiết bị còn có những bộ phận khác như:
+ Bộ phận đóng hoặc khóa liên động bằng cơ khí
Trang 24+ Nắp nồi hấp với máy rửa áp lực bên trong; bên ngoài được bọc bằng thép tấm
+ Nắp trên có một lớp nhựa cách nhiệt
+ Đồng hồ đo áp suất
+ Đồng hồ hiển thị nhiệt độ
+ Van an toàn và van xả khẩn cấp
+ Bộ điều khiển được đặt ở khu vực phía trên
Trang 25BUỔI 6: THỰC HÀNH SỬ DỤNG MÁY ĐO pH, NHẬN BIẾT
CÁCH SỬ DỤNG MÁY LY TÂM, TỦ SẤY
• Mục tiêu
- Nhận biết cách dùng máy đo pH
- Nhận biết cách dùng máy ly tâm
- Nhận biết và phân biệt đèn và tụ quang của kính hiển vi quang học
1 Máy đo pH
- Máy đo pH là dụng cụ được sử dụng để kiểm tra độ kiềm và độ axit của dung dịch, kết quả sau khi đo xong sẽ được hiển thị ngay trên màn hình LCD của máy Căn cứ vào kết quả đo pH mà bạn có những điều chỉnh thích hợp cho môi trường nước, đất được sử dụng trong sinh hoạt cũng như nhà máy Máy đo pH được sử dụng cùng với các thiết bị điện cực đo pH và dung dịch đệm chuẩn
Trang 26- Trong đó ta rửa đầu thủy tinh qua nước cất sau đó tráng cây đo với dung dịch cần rồi xem xét số liệu hiển thị trên màn điện tử đã qua hiệu chỉnh của giáo viên đo axit hiệu chỉnh số 4-7 và kiềm hiệu chỉnh 7-10 với bản chất là để h+ đi qua các lông thủy tinh để đo dung dịch Sau khi sử dụng tráng qua nước cất lần nữa rồi đậy nắp chứa dd kcl 3N để bảo vệ đầu điện cực thủy tinh
2 Máy ly tâm
- Máy ly tâm (Centrifuge): Quá trình ly tâm được thực hiện thông qua máy
ly tâm Quá trình ly tâm sẽ xuất hiện lực ly tâm Lực ly tâm có tác dụng làm tăng tốc độ lắng của dung dịch khi ly tâm Quá trình ly tâm là quá trình phân tách dựa trên kích thước các hạt và mật độ khác nhau giữa pha lỏng
và pha rắn Quá trình này được gọi là quá trình ly tâm
- Lực ly tâm thường tỉ lệ với tốc độ quay của roto với khoảng cách giữa tâm của roto và ống ly tâm Vì vậy, trong một quá trình thực hiện ly tâm, nhiều roto với kích thước khác nhau có thể được sử dụng Mỗi máy ly tâm sẽ có một đồ thị đặc trưng hoặc một bảng thể hiện rõ mối quan hệ giữa tốc độ quay và lực ly tâm tương ứng với mỗi loại rotor
Trang 27- Quy trình thực hiện gồm: Cho mẫu vào máy đậy chặt nắp máy, ấn giữ nút rpm rồi xoay nắm để chỉnh vòng quay, ấn nút accel/decel chỉnh nhanh hoặc chậm dần, ấn giữ nút time và xoay nắm chỉnh thời gian Ấn start để bắt đầu/stop để dừng quá trình quay roto, nút lid dùng để mở nắp chỉ khi máy đã dừng quay hẳn
3 Tủ sấy
- Tủ sấy phòng thí nghiệm là thiết bị dùng để khử trùng, làm sạch dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học Tủ thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm y tế, dược phẩm, thực phẩm hay công nghiệp,
- Mỗi chuyên ngành sẽ có những phòng thí nghiệm riêng và các tủ sấy trong phòng thí nghiệm có những công dụng như sau:
+ Phòng thí nghiệm nuôi cấy vi sinh: dùng tủ sấy khô, tiệt trùng que cấy, nhằm bảo vệ sinh vật lạ ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy