Lý do chọn đề tàiTrên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan hệ giữa Quản trị công ty QTCT với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan hệ giữa QTCT với
Trang 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan
hệ giữa Quản trị công ty (QTCT) với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan
hệ giữa QTCT với thông tin bất đối xứng Các kết quả về các mối quan hệ này cũnghết sức khác nhau Chẳng hạn, nghiên cứu của Hermalin và Weisbach (1998, 2003),Bhagat và Black (2002) chỉ ra rằng sự độc lập ngày càng lớn của ban giám đốc cómối quan hệ đồng biến tới kết quả hoạt động của công ty khi sự độc lập của bangiám đốc được chọn làm thước đo cho quản trị của công ty Nhưng gần đây, Bhagat
và Bolton (2008) phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sự độc lập của ban giámđốc với kết quả hoạt động của công ty, trong khi quy mô của ban giám đốc cũng cómối quan hệ nghịch biến với kết quả hoạt động
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và thông tin bất đối xứng có sựđồng thuận cao hơn Lý thuyết cho thấy, cơ chế QTCT tại các tổ chức ngân hànglớn bị ảnh hưởng lớn bởi thông tin bất đối xứng Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cơchế quản trị dường như xuất hiện tại các lĩnh vực cụ thể và không có một cơ chếQTCT nào có thế phù hợp với mọi loại hình công ty Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò củathông tin bất đối xứng và mối quan hệ của thông tin bất đối xứng đối với cơ chếQTCT đối với từng lĩnh vực là quan trọng để có những cơ chế quản trị phù hợp vớitừng công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau
Tại Việt Nam gần đây cũng đã có nhiều hơn những nghiên cứu về mối quan
hệ giữa QTCT với hiệu quả hoạt động hay QTCT với thông tin bất đối xứng Tuyvậy, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ của ba nhân tố nàytrong cùng một nghiên cứu hoặc việc đề cập đến rất mờ nhạt và không rõ ràng
Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, tác giả thấy cần thiết có một nghiêncứu thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ giữa ba nhân tố: thông tin bất đốixứng, quản trị công ty, hiệu quả hoạt động ngân hàng trên cùng một mô hình, đặcbiệt trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tài chính có nhiều tính chất đặc thù Do
Trang 2vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án có những mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với thông tin bất đốixứng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Thứ hai, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Thứ ba, kiểm định mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạtđộng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Thứ tư, trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, phân tích thực trạng quản trịcông ty tại các NHTMCP, đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quảntrị, hạn chế thông tin bất đối xứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàngthương mại cổ phần Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, trong nghiên cứu này của mình,câu hỏi nghiên cứu của tác giả như sau:
- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến thông tin bất đốixứng trong ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- Những yếu tố nào của thông tin bất đối xứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa quản trị công ty, thông tin bất đốixứng và hiệu quả hoạt động của NHTM
Trang 3Phạm vi nghiên cứu: Quản trị công ty, thông tin bất đối xứng, hiệu quả hoạtđộng của NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ ChíMinh từ năm 2006 đến năm 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu địnhlượng
- Mẫu nghiên cứu gồm 16 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sànchứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2014
- Các biến được chia thành 04 nhóm:
o Nhóm thứ nhất, các biến đo lường quản trị công ty gồm 08 biến
o Nhóm thứ hai, các biến đo lường thông tin bất đối xứng gồm 02 biến
o Nhóm thứ ba, biến đo lường hiệu quả quản trị công ty gồm 01 biến
o Nhóm thứ tư, các biến kiểm soát gồm 03 biến
- Phương pháp phân tích dữ liệu: dùng phần mềm SPSS, Excel…
1.6 Kết quả đạt được của luận án
- Xây dựng được một tình hình nghiên cứu
- Kiểm định được mối quan hệ giữa ba nhân tố: quản trị công ty, thông tinbất đối xứng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
- Đưa ra các kiến nghị đối với việc tăng cường hoạt động quản trị công ty vàgiảm thiểu thông tin bất đối xứng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
1.7 Bố cục luận án
Bố cục của luận án dự kiến gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệuquả hoạt động của ngân hàng thương mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trang 4Chương 5: Kiến nghị
1.8 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết dự kiến
H1: có mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngânhàng
H2: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng
H3: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến
Trang 5CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Tổng quan về quản trị công ty
2.1.1 Các định nghĩa về quản trị công ty
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều định nghĩa về quản trị công ty Tuy vậy, các
nhà nghiên cứu thường phân chia định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Financial Times (1997) coi “quản trị công ty có thể được hiểu theo
nghĩa hẹp là quan hệ của một công ty với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan
hệ của công ty với xã hội…”
Các nhà nghiên cứu định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa hẹp có thể kể đếnnhững nghiên cứu của Macey (2008); Mathiesen (2002); Shleifer và Vishny (1997);Maw (1994) Theo Mathiesen (2002) thì “quản trị công ty thường giới hạn trongphạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính” Còn theo Shleifer và Vishny(1997) thì “quản trị công ty giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài chínhcho công ty đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức từ các khoản đầu
tư của mình” Theo tác giả khác như Macey (2008) thì “mục đích của QTCT đểgiảm những hoạt động rủi ro, trái luật của nhà quản lý và trái với kỳ vọng của nhàđầu tư”
Các nhà nghiên cứu định nghĩa QTCT theo nghĩa rộng được đề cập trongnhiều nghiên cứu, có thể kể đến các định nghĩa của Mulbert (2010); Wells (2010);Stuart Gillian (2006); Hillary Sale (2004), Luigi Zingales (1998) Ví dụ, tác giảMulbert (2010) coi “QTCT là quá trình ra quyết định của Hội đồng quản trị và cácnhà quản lý cao cấp nhằm đạt được mục tiêu của công ty và cổ đông” Theo quanđiểm của các nhà nghiên cứu này, QTCT được định nghĩa là một tập hợp các mốiquan hệ giữa quản lý của một công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bênliên quan khác Một cơ chế QTCT được coi là phù hợp khi đảm bảo được hoạt độngcủa HĐQT và các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu vì lợi ích của công ty và cổ đôngcủa mình Stuart Gillian (2006) cho rằng “QTCT gắn liền với việc giải quyết Thuyết
Trang 6đại diện, đó là giải quyết mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý” Bên cạnh đó,Stuart Gillian (2006) cho rằng “có sự tách biệt giữa đối tượng bên trong hoặc bênngoài cung cấp vốn với các đối tượng quản lý và sự cần thiết phải có cơ chế để đảmbảo HĐQT không thực hiện các hoạt động kinh doanh rủi ro ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp” Một định nghĩa khác của Wells (2010) khẳng định
“QTCT là cơ chế để nhằm giảm thiểu các vấn đề do việc chia tách quyền sở hữu vàkiểm soát” Nói cách khác, QTCT thực hiện chức năng kiểm tra các vấn đề liênquan đến pháp lý, kinh tế, cơ chế xã hội nhằm thúc đẩy các nhà quản lý thực thicông việc đảm bảo lợi ích của cổ đông và phát triển công ty
Từ hai cách tiếp cận trên, ta nhận thấy tuy các nhà nghiên cứu có những cáchtiếp cận khác nhau về QTCT theo nghĩa hẹp và rộng nhưng giữa hai cách tiếp cận
này vẫn có những điểm tương đồng Thứ nhất, cơ cấu của bộ máy quản lý công ty
xác định sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhautrong công ty Cấu trúc QTCT hoàn chỉnh và hiệu quả gồm các cấu phần: chủ sởhữu, HĐQT, các Ủy ban giúp việc cho HĐQT, Ban điều hành cấp cao, cấp trung và
các nhân viên tác nghiệp trực tiếp Thứ hai, cấu trúc QTCT được coi như một yếu tố
vô hình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông, của người gửi tiền đảm bảotính minh bạch trong việc cung cấp các thông tin, báo cáo; tính tuân thủ các chuẩn
mực kế toán, kiểm toán quốc tế; văn hóa tổ chức và những chuẩn mực đạo đức Thứ
ba, QTCT có thể coi là một trong những công cụ được quản lý nhằm giúp người
chủ công ty có thể kiểm soát được các hoạt động của giám đốc điều hành, ban kiểmsoát, hội đồng quản trị và một số đối tượng khác trong công ty
2.1.2 Tầm quan trọng của quản trị công ty
Quản trị công ty được tạo ra với mục đích cuối cùng là ra các quyết địnhđúng đắn để vận hành công ty thông qua việc xây dựng một cơ chế phân định rõquyền và trách nhiệm của mỗi thành phần liên quan đến công ty Việc nhìn rõ tráchnhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình sẽ giúp các bên liên quan đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn vì lợi ích chung Nếu công ty có hoạt động yếu kém, thì đó là lỗi củaHĐQT không thực hiện đúng vai trò của mình và hạn chế tình huống không ai chịutrách nhiệm về những sai lầm trong hoạt động điều hành công ty Trách nhiệm là
Trang 7những gì giúp mọi người trong công ty đưa ra quyết định ở vị trí của mình Điềunày có thể dẫn đến sa thải những vị trí không phù hợp hoặc không làm đúng vai tròcủa mình hoặc có thể đánh giá đúng những người làm việc tốt để điều động, bổnhiệm những vị trí cấp cao.
Một khía cạnh quan trọng của QTCT là giảm rủi ro cho công ty Việc thựcthi QTCT bên cạnh việc xác định vai trò của mỗi thành viên sẽ gắn trách nhiệm của
họ với từng hoạt động Mỗi hoạt động sai lầm hoặc cố tình vi phạm sẽ chịu tráchnhiệm trước các quy định chung công ty cũng như các quy định của pháp luật Bêncạnh đó, đối với hoạt động kinh doanh, QTCT sẽ giúp công ty được chấp nhận rộngrãi hơn Điều này có được là do nguyên tắc minh bạch trong hoạt động, từ các vấn
đề tài chính, đầu tư đến định hướng chung trong hoạt động hay tầm nhìn của công
ty cơ bản sẽ được công khai
2.1.3 Một số mô hình quản trị công ty trên thế giới
Căn cứ vào đặc điểm hệ thống tài chính và sự phân tách giữa sở hữu và quảntrị, các nhà nghiên cứu chia QTCT thành 3 mô hình sau: (1) Mô hình QTCT của cácnước Anh, Mỹ (Anglo-Saxon); (2) Mô hình QTCT của Đức; (3) Mô hình QTCTcủa Nhật Bản Lý thuyết về quản trị công ty quốc tế cho thấy những nhận thức cơbản về quản trị công ty, tuy nhiên thông tin chưa rõ ràng và chưa hoàn thiện Nhậnthức của các nhà quản lý, lãnh đạo về mối quan hệ giữa hệ thống quản trị và giá trịkinh tế của các công ty đóng vai trò ngày càng tăng đối với các quốc gia trong việctìm kiếm các cách thức xây dựng, phát triển thị trường và quyết định việc sẽ xâydựng hệ thống kinh tế và hệ thống quản trị công ty như thế nào Cấu trúc quản trịtrên thế giới đang phát triển khi chính phủ, các bên tư nhân và thị trường cố gắngtăng cường sức mạnh của các công ty và nền kinh tế Các nghiên cứu về cấu trúcchủ sở hữu, lương và sự thay đổi kiểm soát được nghiên cứu nhiều Điều này có thểphản ánh vai trò thống trị của cấu trúc sở hữu trong các nền kinh tế đó, sự thống trịnày xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến mức độ phát triển của thịtrường, hệ thống luật… Mặc dù có nhiều minh chứng về cơ chế quản trị công tyriêng lẻ nhưng rất ít bằng chứng và các nhân tố chứng tỏ có mối liên hệ giữa chúng
để có thể định hình được một cấu trúc quản trị tối ưu cho một công ty cụ thể Có
Trang 8nhiều tranh cãi về việc áp dụng hệ thống quản trị nào là tốt nhất Có sự so sánh giữa
Mỹ, Đức, Nhật và Anh về quản trị công ty và tranh cãi về hệ thống quản trị công tygiữa nền kinh tế dựa vào ngân hàng tại Đức, Nhật Bản và nền kinh tế dựa vào thịtrường như Mỹ và Anh Quản trị công ty tại Mỹ phụ thuộc rất lớn vào thị trườngtrong khi quản trị công ty tại Nhật lại dựa nhiều vào mối quan hệ và tương tác xãhội
Quản trị công ty theo mô hình Anh, Mỹ
Các công ty theo mô hình quản trị kiểu Anh, Mỹ có những đặc điểm khákhác biệt với các công ty có mô hình quản lý theo kiểu Đức, Nhật Điều này thểhiện rất rõ ở: phân bổ vốn; cấu trúc quản trị; vấn đề công bố thông tin; vấn đề sởhữu và kiểm soát; vấn đề pháp lý, quy định QTCT
Sở hữu tài sản ở Mỹ và Anh giống nhau do mức độ cổ phần hóa rất cao,trong khi tại Đức, sở hữu tài sản lại tập trung hơn sơ với Mỹ Sự khác biệt đưa cácnhà nghiên cứu đến sự khác biệt giữa nền kinh tế lấy thị trường là trung tâm (Mỹ vàAnh) so với nền kinh tế lấy ngân hàng làm trung tâm (Đức và Nhật) Tại Anh, Mỹ,Hội đồng quản trị công ty đại diện cho lợi ích của cổ đông, có cơ chế hoạt động rõràng Về bản chất, sở hữu và kiểm soát hiếm khi tách biệt hoàn toàn với nhau tại bất
kỳ công ty nào, vì vậy, đối với các cổ đông, hoạt động kiểm soát luôn tồn tại ở mức
độ nào đó liên quan đến sở hữu tài sản của họ, do đó cấu trúc chủ sở hữu là nhân tốquan trọng của quản trị công ty Bắt đầu từ sau 1980s nghiên cứu chỉ ra rằng nhiềucông ty tại Mỹ ban giám đốc và các cổ đông sở hữu phần nhiều tài sản và mức sởhữu này rất đáng kể (không còn hiện tượng sở hữu phân tán) Kết quả nghiên cứucho thấy các công ty niêm yết có tới 20% tài sản được nắm giữ bởi các cổ đông lớn.Tuy nhiên, mức sở hữu này so với các nền kinh tế khác còn ở mức thấp
Lý do giả định được đưa ra là sự gắn kết càng lớn giữa sở hữu và kiểm soát
có thể dẫn đến việc giảm mâu thuẫn về lợi ích trong công ty và khiến công ty đượcquản lý tốt hơn Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sở hữu, kiểm soát và giá trị công tythường phức tạp hơn vậy Các nhà quản lý sở hữu công ty có thể đáp ứng tốt hơnmối quan hệ lợi ích của nhà quản lý và cổ đông Tuy nhiên nếu lợi ích đó khôngđược đảm bảo đầy đủ, việc sở hữu tài sản lớn hơn sẽ khiến các nhà quản lý nhiều cơ
Trang 9hội để theo đuổi các mục tiêu cá nhân của họ mà không sợ phản đối, nó có thể làxây dựng quyền lực cá nhân Chính vì vậy tác động của sở hữu quản lý đối với giátrị của công ty phụ thuộc vào việc đánh đổi giữa “cùng lợi ích” hay “xây dựngquyền lực cá nhân”.
Tại Anh, Mỹ, vấn đề điển hình là việc sở hữu phân tán khiến các cổ đôngriêng lẻ nắm rất ít quyền và không có động lực mở rộng nguồn lực để kiểm soát cácnhà quản lý hoặc cố gắng tác động đến việc đưa ra quyết định của các nhà quản lý.Hơn thế nữa việc chia nhỏ này cũng khiến các cổ đông khó hợp tác để thực hiện cácquyết định quan trọng Tuy nhiên, đối với các cổ đông sở hữu lượng cổ phiếu đáng
kể thường có động lực lớn hơn để sử dụng nhằm mở rộng quyền kiểm soát và tácđộng đến nhà quản lý Tác động của sở hữu đối với các cổ đông lớn đối với đolường giá trị công ty phụ thuộc vào việc đánh đổi giữa chia sẻ lợi nhuận giữa lợi íchcủa các cổ đông lớn kiểm soát và việc sử dụng nguồn lực bởi các cổ đông lớn.Ngoài ra, đặc tính của Hội đồng quản trị cũng được xem xét một cách đầy đủ, nhất
là mối quan hệ giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập và quy mô hội đồng quảntrị Thông thường, các thành viên hội đồng quản trị độc lập không liên quan gì đếnkết quả hoạt động tốt của công ty, nhưng gắn liền với các quyết định quan trọngnhư các vấn đề sáp nhập, lương điều hành
Về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: khi cơ chế kiểm soát bêntrong thất bại trên diện rộng khiến cổ phiếu bị mất giá do quản lý kém, sẽ kích thíchnhà đầu tư bên ngoài thu gom cổ phiếu trên thị trường để nắm quyền kiểm soát.Chính vì vậy, các nhà quản lý luôn có động lực để giữ giá trị công ty, tránh bị thâutóm Tuy nhiên, co chế này cũng có mặt hạn chế đó là việc thâu tóm sẽ tác động tiêucực đến quyền lợi của các cổ đông, thay vì trả cổ tức bằng tiền thì các nhà quản lýlại sử dụng nguồn lực đó đi thâu tóm
Vấn quy tắc thực hành quản trị công ty: mô hình tại Anh, Mỹ được quy địnhbằng các bộ tiêu chuẩn thực hành (practice codes), báo cáo kiểm tra và bộ tiêuchuẩn QTCT (corporate governance codes) Các quy chế đã được đưa ra để khuyếncáo các công ty thực hiện như một cơ chế hướng dẫn các chuẩn mực và là thước đotrong việc triển khai hoạt động QTCT Luật bảo vệ cổ đông dường như cần thiết
Trang 10trong điều kiện tài sản đầu tư phân tán Việc không có sự liên kết giữa cấu trúc chủ
sở hữu và giá trị công ty có thể đơn giản có nghĩa là hệ thống bảo vệ chặt chẽ tại
Mỹ cho phép các công ty của Mỹ lựa chọn cơ chế quản trị tiềm năng để đạt đượcmột cấu trúc tối ưu
Hình 2.1: Mô hình quản trị công ty Mỹ, Anh
Quản trị công ty theo mô hình Đức
Các mô hình các nước châu Âu được đặc trưng bởi mức độ tập trung vốncao Cổ đông có lợi ích chung với công ty và cùng tham gia vào quản lý và kiểmsoát công ty Những nhà quản lý chịu trách nhiệm cho một nhóm rộng hơn của cácbên liên quan, bên cạnh các cổ đông, chẳng hạn như các công đoàn, các đối tác kinhdoanh Tại Đức, QTCT được coi là sự kết hợp của các nhóm lợi ích khác nhaunhằm phối hợp các mục tiêu lợi ích chung Đặc điểm khác biệt lớn giữa QTCT tạiĐức so với các nước là do mức độ phụ thuộc vào ngân hàng trong việc cấp tín dụngthay vì thị trường chứng khoán (cứ 4 công ty mới có một công ty cổ phần hóa) Do
đó, hầu hết các công ty đều cần sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng để phát triển sảnphẩm và mở rộng hoạt động kinh doanh
Về cấu trúc quản trị, các công ty theo mô hình này có đặc điểm sau Thứnhất, mô hình của Đức quy định hai hội đồng với các thành viên riêng biệt, trong đócông ty Đức có cấu trúc hai tầng ban bao gồm: ban quản lý (insiders, CEO) và bankiểm soát (đại diện lao động và đại diện cổ đông) Hai ban này hoàn toàn khác biệt,không ai được kiêm nhiệm trong hai ban này Ban giám đốc sẽ kiểm soát hoạt động
Trang 11sản xuất kinh doanh trong khi ban kiểm soát sẽ kiểm soát hoạt động của ban quản
lý Thứ hai, quy mô của các ban giám sát được thiết lập theo pháp luật và không thểthay đổi của các cổ đông Thứ ba, ở Đức và các nước khác theo mô hình này, quyềnbiểu quyết được quy định theo tỷ lệ nhất định, phụ thuộc vào phần trăm cổ phiếu sởhữu
Về cấu trúc sở hữu: Cơ chế sở hữu tập trung có tác dụng quan trọng, đó làcác cổ đông lớn có động lực thu thập tin và quản lý bởi vì họ muốn lợi nhuận thuđược cao Tuy nhiên, mức độ sở hữu tập trung cao cũng có mặt trái của mình: thứnhất, mức độ đa dạng hóa thấp; thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp phục vụ lợi íchcủa cổ đông lớn nhiều hơn, do đó quyền lợi của các cổ đông nhỏ có thể không đượcđảm bảo tối đa; thứ ba, việc nắm số lượng cổ đông lớn làm hạn chế hoạt động thâutóm, tuy nhiên đôi khi việc này có lợi đối với công ty
Về mối quan hệ tín dụng, đối với công ty tại Đức, ngân hàng có ảnh hưởngmạnh mẽ bởi những nguyên nhân sau: thứ nhất, đặc điểm ngân hàng tại Đức xuấtphát từ các ngân hàng gia đình, cung cấp các khoản vay dài hạn đối với các kháchhàng dài hạn; thứ hai, các ngân hàng Đức nắm giữ tài sản rất lớn tại các công ty và
vì vậy ngân hàng thường có đại diện trong ban kiểm soát
Hình 2.2: Mô hình quản trị công ty kiểu Đức
Quản trị công ty theo mô hình Nhật Bản
Mô hình Nhật Bản khá khác biệt so với mô hình các nước Mỹ, Anh và cũng
có nhiều điểm khác biệt so với Đức
Trang 12Mô hình quản trị tại Nhật Bản bị chi phối bởi quan hệ giữa cổ đông và cácnghiệp đoàn, khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay, chính phủ và các nhà quảnlý… Mọi quyết định quản lý đều nhằm mục đích cải thiện doanh thu và quy môcông ty Vì vậy, mô hình Nhật Bản là dựa trên kiểm soát nội bộ; nó không dựanhiều vào thị trường vốn mà chủ yếu dựa vào các ngân hàng giống như QTCT tạiĐức Các cổ đông lớn tham gia nhiều vào quá trình quản lý công ty Nói cách khác,
mô hình QTCT tại các nền kinh tế định hướng ngân hàng (nguồn vốn của doanhnghiệp chủ yếu là vay ngân hàng) sử dụng hệ thống kiểm soát bên trong, trong khiQTCT tại các nền kinh tế định hướng thị trường (nguồn vốn từ cổ phần hóa, nguồnvốn vay ngân hàng chỉ chiếm phần nhỏ) sử dụng hệ thống kiểm soát bên ngoài Hệthống quản trị của Nhật Bản tạo điều kiện cho việc giám sát và cung cấp tài chínhlinh hoạt cho công ty, đảm bảo hiệu quả kết nối giữa công ty và các ngân hàng, như
là đối tượng vay chính
Về cấu trúc quản trị nội bộ: bao gồm Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, các ủyban… HĐQT bao gồm các thành viên HĐQT được đại hội cổ đông bầu ra, cácthành viên đều có chức danh điều hành nhưng mỗi người có chức trách khác nhau.Trong công ty có thiết lập ủy ban, có chức danh thành viên HĐQT độc lập Vai tròcủa thành viên độc lập không chỉ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn màcòn tiếp nhận tư vấn từ bên ngoài và có vai trò trong nâng cao kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty Trong HĐQT có các ủy ban bao gồm: Ủy ban nhân sự, Ủyban Lao động, tiền lương và Ủy ban kiểm soát Ủy ban nhân sự đề xuất việc bổnhiệm và bãi miễn thành viên HĐQT cho đại hội cổ đông Trong Ủy ban này, sốthành viên HĐQT bên ngoài chiếm một nửa nên người có quyền lực cao nhất củacông ty cho dù có định lạm dụng quyền hạn lựa chọn người có lợi cho họ chăngnữa, thì cũng không thể độc đoán quyết định Ủy ban nhân sự có quyền đề nghị cònHĐQT là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm người điều hành và ngườiđại diện điều hành
Về cơ chế lương, thưởng: Ủy ban quyết định thù lao quyết định nội dung thùlao cho thành viên Hội đồng quản trị, ở đây, một nửa số thành viên là thành viênHội đồng quản trị bên ngoài Với cơ chế này, các thành viên Hội đồng quản trị có
Trang 13thể quyết định thù lao của nhà quản trị điều hành một cách khách quan Hoạt độnggiám sát của Hội đồng quản trị được giao cho Ban kiểm soát.
Hình 2.3: Mô hình công ty kiểu Nhật Bản
Về hoạt động minh bạch thông tin: Với mô hình thiết lập ủy ban, cổ đông cóthể tin tưởng hơn vào sự minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành thông quathực hiện các quyền năng riêng biệt của các ủy ban Việc giám sát có hiệu quả hoạtđộng quản lý, điều hành Ban kiểm soát có ý nghĩa quan trọng để cổ đông tin tưởngvào sự phát hiện và khởi kiện kịp thời các hành vi vi phạm của các thành viên Hộiđồng quản trị và người điều hành gây thiệt hại cho công ty và cổ đông Nhìn chung,giải quyết được những hạn chế liên quan đến giám sát không đầy đủ của Hội đồngquản trị Mặc dù vậy, vẫn còn có sự nghi ngờ về khả năng giám sát của thành viênHội đồng quản trị bên ngoài do họ thiếu hiểu biết về nội bộ công ty
Bảng 2.1: So sánh đặc điểm về mô hình quản trị công ty các nước
Định
hướng
Thị trường chứngkhoán
và nhân viên
Lợi ích của các đối tượngliên quan (các công tyxoay quanh một định chếtài chính – keiretsu)
Trang 14hành Ban kiểm soát Ban kiểm soát
Nhiều rào cản ngănngừa rủi roLợi ích đối với các
thị trường và lợinhuận
Chiến lược tập trung vào chất lượng
- Xu hướng giảm nợ/vốn chủ sở hữu
- Sử dụng các công cụ tài chính đa dạng
và phức tạp
- Xu hướng nợ cao
- Xu hướng nợ trên vốnchủ sở hữu cao
- Ít sử dụng các công cụ tàichính phức tạp
Định
hướng
quản lý
- Hỗ trợ lợi ích cổ đông
- Tập trung và tăng trưởng giá trị cổ phiếu
- Hỗ trợ các đối tượng liênquan (cổ đông, chủ nợ…)
- Tập trung vào đảm bảogiá trị cho các đối tượng
liên quan
Kiểm soát - Chia tách giữa sở hữu và quản lý
- Giảm động lực đối với nhà đầu tư tham
- Phối hợp giữa kiểm soát
và quản lý
Trang 15gia quản lý - Quản lý bởi các đối
tượng có liên quan (ngânhàng, công ty, cổ đông)
2.1.4 Sự khác biệt giữa quản trị công ty ngân hàng và công ty khác
Nguyên nhân có sự khác biệt giữa QTCT ngân hàng và các công ty khác là
do sự tác động bởi sáu điểm khác biệt giữa hai loại hình công ty này gồm: (1) quy
mô ảnh hưởng của ngân hàng lớn hơn công ty phi tài chính; (2) hoạt động ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn công ty phi tài chính; (3) hoạt động của ngân hàng chịu tác động bởi nhiều quy tắc; (4) cấu trúc vốn phức tạp hơn công ty phi tài chính; (5) thông tin không đối xứng và sự lựa chọn đối nghịch trong ngân hàng nghiêm trọng hơn các loại hình công ty khác và (6) tính chất phức tạp trong
các hoạt động ngân hàng
Quy mô ảnh hưởng của ngân hàng lớn hơn công ty phi tài chính
Quản trị công ty trong ngân hàng và lĩnh vực tài chính khác biệt với lĩnh vựcphi tài chính bởi vì mức độ tác động và gây ra rủi ro đối với nền kinh tế của ngânhàng là rất lớn Không giống như lĩnh vực phi tài chính, việc mất kiểm soát hệthống ngân hàng có thể gây ra đổ vỡ không chỉ một ngân hàng mà còn kéo theo cả
hệ thống tài chính và tác động đến cả nền kinh tế Sự thất bại của họ có thể cónhững hậu quả nghiêm trọng hơn do vị trí duy nhất của họ trong vai trò trung giantài chính và hệ thống thanh toán Vì vậy, hoạt động của ngân hàng cần thiết phảinằm trong một giới hạn quản trị nhất định và cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho cácđối tượng liên quan chính là quản trị công ty
Trang 16Hoạt động ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn công ty phi tài chính
Theo Acharya (2010) và Laeven (2012) thì các ngân hàng áp dụng tỷ lệ đònbẩy tài chính cao hơn rất nhiều so với công ty thông thường và tỷ lệ đòn bẩy điểnhình của một ngân hàng là khoảng 10 Đây là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với hầu hếtcác công ty phi tài chính Shleifer và Vishny (1997) cho rằng nguồn vốn hoạt độngcủa ngân hàng dựa trên tiền gửi của người dân, công ty, tổ chức (gọi chung là ngườigửi tiền) và chính vì điều này đã tạo ra động lực cho ngân hàng chấp nhận rủi rohơn so với các công ty phi tài chính Việc càng chấp nhận rủi ro sẽ tạo ra lợi nhuậnlớn hơn, trong khi nếu hoạt động thất bại, phần lớn chi phí mất đi sẽ đổ lên đầungười gửi tiền
Mặc dù người gửi tiền có một cơ chế để tự bảo vệ, đó là hệ thống bảo hiểmtiền gửi, nhưng chính hệ thống này đã tạo ra mặt trái của nó Thứ nhất, người gửitiền sẽ không tìm kiếm một cơ chế để kiểm soát hoạt động của ngân hàng và trongthực tế họ cũng không có đủ thông tin để tham gia vào quá trình kiểm soát này dotính bất đối xứng thông tin cao Người gửi hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống bảohiểm tiền gửi để tự bảo vệ mình khi có tình huống xấu xảy ra vì cơ bản họ ít nhạycảm với hoạt động của ngân hàng Thứ hai, khi có hệ thống bảo hiểm, ngân hàngyên tâm hơn trong việc chấp nhận rủi ro trong kinh doanh ở mức cao mà không sợchịu trách nhiệm khi đổ vỡ Trong hầu hết các trường hợp, rủi ro sẽ chuyển cho xãhội và người gửi tiền khi có đổ vỡ Vì vậy, các ngân hàng áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tàichính cao hơn rất nhiều so với công ty thông thường
Quy tắc về hoạt động của ngân hàng nhiều hơn so với doanh nghiệp khác
Các ngân hàng hoạt động trên cơ sở các điều lệ, quy định riêng, được giámsát bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt như Ngân hàng Trung ương, Ủyban giám sát tài chính quốc gia… Đồng thời, tham gia giám sát hoạt động của ngânhàng còn có các nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán do ngân hàng phát hành và ngườigửi tiền vào ngân hàng Nói cách khác, sự giám sát của các bên đòi ngân hàng phảihoạt động với tính kỷ luật thị trường rất cao
Trang 17Hầu hết các quốc gia đều thực hiện các quy định đối với người có khối lượng
cổ phần lớn ở ngân hàng Đối với một số cổ đông, các quy định này ngăn cản họ trởthành các cổ đông chi phối Điều này sẽ ngăn cản các cổ đông chi phối thực hiệncác hoạt động phục vụ lợi ích của họ thay vì lợi ích của số đông cổ đông Một ví dụ
cụ thể là các ngân hàng được nắm bởi một số cổ đông chi phối, có thể là cá nhân, tổchức hoặc nhà nước, thực hiện các hoạt động cho vay sân sau đối với các công ty cóquan hệ với các cổ đông lớn hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh không minhbạch, nhiều rủi ro nhưng ít bị kiểm soát
Có thể thấy rằng ngân hàng có một số đặc tính đặc biệt so với các công tythông thường Do đó đòi hỏi cơ chế quản trị cũng phức tạp hơn và rõ ràng hơn nhưgiám sát hội đồng quản trị, cơ chế thị trường kiểm soát… Ngân hàng là một địnhchế tài chính mà mỗi bên liên quan đều có vai trò riêng biệt Họ gồm các cổ đông,người gửi tiền, chủ nợ, thành viên hội đồng quản trị, nhà quản lý, cơ quan bảo hiểmtiền gửi, nhân viên, người nộp thuế… và tất cả các bên liên quan này đều có lợi ích
cụ thể của mình Do đó, lợi ích của tất cả các bên phải được đảm bảo chứ không chỉđảm bảo lợi ích của mỗi cổ đông Để đảm bảo lợi ích của tất cẩ các bên phải có một
cơ chế cụ thể, đó chính là hệ thống quản trị công ty
Cấu trúc vốn phức tạp hơn công ty phi tài chính
Một trong những đặc điểm chính phân biệt ngân hàng với các công ty phi tàichính khác là cấu trúc vốn Theo Macey và O’Hara (2003) ngân hàng hiện 2 tínhnăng đặc biệt là vốn và khả năng thanh khoản Về hai tính năng này có một số điểm
để phân biệt giữa ngân hàng và công ty phi tài chính
Thứ nhất, về khía cạnh quản lý, Luật các tổ chức tín dụng (2012) quy định
“Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản nợkhác của tổ chức tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước” Một số khoản
nợ vay dài hạn gồm: vay chính phủ dài hạn, phát hành trái phiếu dài hạn… Đây làđặc trưng khác nhau giữa tổ chức tài chính và doanh nghiệp thông thường
Thứ hai, một yếu tố khác liên quan đến vốn của ngân hàng là khả năng thanhkhoản Việc lựa chọn khách hàng cho vay còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh
và trả nợ của khách hàng đó, ngay cả kỳ hạn cho vay của các khoản vay, kỳ hạn huy
Trang 18động… cũng phải cân nhắc phù hợp với tổng cho vay và tổng lượng tiền huy động
và vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính thanh khoản Việc đó đòi hỏi ngân hàng phải có
đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn khả dụng ở mức hợp lý và đúng thời điểm cần thiết.Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thểtăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có
Thứ ba, do sự nhạy cảm đối với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là cáckhoản tiền gửi Khi lãi suất đầu tư tăng, việc nhà đầu tư tìm kiếm một ngân hàngkhác hoặc đầu tư vào một lĩnh vực khác hoàn toàn có thể xảy ra nhằm tìm kiếm lợinhuận cao hơn hoặc tìm một kênh trú ẩn an toàn Bên cạnh đó, các khách hàng vaytiền có thể trì hoãn yêu cầu vay vốn và chờ đợi biến động giảm của lãi suất, chính
sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng tới cả khách hàng gửi tiền, khách hàng vay tiền vàđiều này đều tác động trực tiếp đến nguồn vốn của ngân hàng và khả năng thanhkhoản
Chính sự khác biệt rất lớn về vốn và tính thanh khoản của ngân hàng vớicông ty phi tài chính đã tạo nên sự khác biệt về quản trị công ty đối với hai đốitượng này
Thông tin không đối xứng và sự lựa chọn đối nghịch trong ngân hàng nghiêm trọng hơn các loại hình công ty khác
Levine (2004) cho rằng một vấn đề luôn tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng cần
có cơ chế để quản lý đó là “tính mở” Tính mở này tạo ra sự phức tạp trong hoạtđộng của hệ thống ngân hàng Các ngân hàng có thể thay đổi thành phần rủi ro củatải sản một cách nhanh chóng hơn so với hầu hết các ngành phi tài chính và họ cóthể dễ dàng che dấu các vấn đề bằng cách mở rộng các khoản vay cho khách hàng.Điều này dẫn đế một vấn đề nguy hiểm là các hoạt động thay đổi thành phần rủi ronày rất khó giám sát đối với bên ngoài nhưng rất dễ thực hiện đối với ngân hàng Hệquả là minh bạch thông tin luôn là vấn đề lớn trong quản trị công ty tại ngân hàng
Sở dĩ có vấn đề trên vì trong hoạt động ngân hàng cần có một sự bảo mậtthông tin nhất định Các nghiên cứu về quản trị công ty của ngân hàng sau khủnghoảng tài chính 2008 đã chứng minh rằng kiểm soát chất lượng các khoản vay ngânhàng khó khăn hơn rất nhiều so với kiểm soát chất lượng tải sản của các ngành phi
Trang 19tài chính khác do tài sản của công ty nói chung có thể kiểm soát được bởi bên thứ
ba Sự bất đối xứng về thông tin không chỉ tồn tại giữa chủ sở hữu và nhà quản lýngân hàng mà còn tồn tại giữa chủ sở hữu, người đi vay, người gửi tiền, nhà quản lý
và cơ quan giám sát Vì vậy thông tin bất đối xứng luôn tồn tại trong hoạt độngngân hàng do đặc điểm vốn có của định chế tài chính này dù là nhà quản lý muốnhay không
Hoạt động phức tạp hơn so với các loại hình khác
Hoạt động của ngân hàng không chỉ liên quan đến các khoản vay mà còn liênquan đến các sản phẩm phức tạp khác như Chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản,Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng… Đó là những khó khăn không chỉ cho ngườingoài (bên thứ ba) khi đánh giá chất lượng và mức độ rủi ro của hoạt động ngânhàng, mà còn cho các ngân hàng để phân tích rủi ro của ngân hàng khác Người gửitiền, cổ đông và cơ quan quản lý đều liên quan đến sự vững mạnh của các cơ chếquản trị công ty trong ngân hàng và làm cho việc phân tích quản trị công ty của cácngân hàng phức tạp hơn các công ty phi tài chính Như vậy, đối với các ngân hàng,quản trị công ty cần phải được coi là nhiệm vụ sống còn, buộc các nhà quản lý củangân hàng phải bảo vệ lợi ích tốt nhất của tất cả các bên liên quan Một cơ chế côngbằng, minh bạch và trách nhiệm là mục tiêu chính của quản trị công ty trong ngânhàng giúp khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan Việc giữ ổnđịnh hệ thống ngân hàng, tránh đổ vỡ là hết sức cần thiết, đòi hỏi công tác quản trịtrong tất cả lĩnh vực của hệ thống phải hiệu quả, chặt chẽ
2.1.5 Các lý thuyết về quản trị công ty và thang đo quản trị công ty
2.1.5.1 Lý thuyết người đại diện
Quản trị công ty được xây dựng và phát triển trên lý thuyết được cho lànguồn gốc và phổ biến là lý thuyết người đại diện Theo lý thuyết này, “người đạidiện” là người sở hữu công ty nhưng không trực tiếp tham gia vào quản lý Do đó,quản trị công ty là cách thức hệ giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông và hoạt độngcủa công ty OECD (2004) đã đưa ra định nghĩa về QTCT mang nghĩa rộng hơn;OECD (2004) cho rằng QTCT là tổng hòa các mối quan hệ đầy đủ giữa quản lýcông ty, các cổ đông, ban giám đốc và các bên có liên quan QTCT sẽ là cơ sở để
Trang 20thiết lập các mục tiêu của công ty và các phương thức được đưa ra nhằm đạt đượcmục tiêu cũng như kiểm soát các kết quả hoạt động.
Theo lý thuyết người đại diện, các cổ đông là chủ sở hữu của công ty sẽ traoquyền quyết định điều hành các công việc hàng ngày cho Hội đồng quản trị Ở đây,vấn đề nảy sinh ở việc tách biệt giữa quyền kiểm soát và quyền sở hữu Điều này cóthể dẫn đến việc lợi ích của chủ sở hữu có thể bị ảnh hưởng bởi những hoạt động tự
ý trong công việc của người đại diện
Trong thực tế có những thành viên Hội đồng quản trị điều hành các hoạtđộng của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn các mục đích cá nhân hơn là đảm bảo quyềnlợi của cổ đông Bản chất của lý thuyết người đại diện là tạo ra một cơ chế đảm bảo
sự liên kết hiệu quả lợi ích của hai bên có liên quan (sở hữu và điều hành), do đó sẽlàm giảm chi phí ủy quyền Theo như Jensen và Meckling (1976), chi phí ủy quyềnbằng tổng các chi phí sau: thứ nhất, các chi phí chi ra bởi người ủy quyền gồm chiphí khuyến khích, giám sát, và chi phí thi hành; thứ hai, chi phí ủy quyền nhằm luônđưa ra tín hiệu là nhà quản lý cần hành động vì lợi ích của người ủy quyền hay cònđược gọi là chi phí liên kết; cuối cùng là chi phí tổn thất do sự khác biệt giữa kếtquả thực tế do các quyết định của người đại diện mang lại và kết quả mong muốntối đa hóa lợi ích của người ủy quyền
Theo như tác giả Đào Thị Thanh Bình (2012), lý thuyết người đại diện có bagiả thiết chủ yếu sau:
Thứ nhất, các thị trường bình thường/cạnh tranh
Thứ hai, các mối quan hệ của thông tin bất đối xứng và mối quan hệ giữa chủ
sở hữu và nhà quản lý
Thứ ba, cấu trúc vốn tối ưu đòi hỏi phải tận dụng đòn bẩy tài chính
Bảng 2.2: Lý thuyết người đại diện
Nội dung chính của lý thuyết người đại diện
chính
Mối quan hệ giữa người ủy quyền và người đại idện cần phảnánh được tính hiệu quả của thông tin và chi phí
Trang 21Lợi ích, tính hợp lý có khuôn khổ, và độ ngại rủi ro
Giữa các thành viên có xung đột về mục tiêuHiệu quả được đem ra là tiêu chí đánh giá
Nguồn: Eisenhard (1989) – trích bởi Đào Thị Thanh Bình (2012)
Lý thuyết người đại diện đã có rất nhiều ý tưởng giúp các công ty hoạt độngđược hiệu quả hơn Tuy vậy cũng có nhiều lý thuyết khác, lý thuyết này cũng khôngthể tránh được những hạn chế xuất phát từ những giả định ban đầu của mình Mộttrong những thiếu sót của lý thuyết người đại diện mà nhiều nhà nghiên cứu phêphán là chỉ hưởng đến việc thỏa mãn những nhu cầu của giám đốc điều hành và các
cổ đông lớn mà không chú trọng đến nhu cầu chính đáng của nhân viên, kháchhàng, hoặc môi trường làm việc
2.1.5.2 Lý thuyết các bên có liên quan
Trang 22Quản trị công ty chia các nhóm liên quan thành hai nhóm chính: bên trong vàbên ngoài công ty Nhóm bên ngoài công ty gồm: cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp,nhà cung cấp cho trả chậm, khách hàng và cơ quan quản lý Nhóm bên trong haycòn gọi là nhóm nội bộ công ty gồm: ban điều hành, nhân viên và HĐQT của công
ty Tất cả các bên tham gia đều nằm trong quá trình giám sát hiệu quả hoạt động củacông ty hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở các cấp độ khác nhau và với các mụctiêu khác nhau Theo Barger (2004), bên liên quan trực tiếp và đóng vai trò chủ đạotrong việc quản lý công ty để đảm bảo tất cả các mục tiêu của công ty được hoànthành và tài sản của cổ đông đạt được mức độ tối đa là: các cổ đông, HĐQT và nhân
sự quản lý cao cấp tham gia điều hành công ty hàng ngày thường được gọi là Giámđốc điều hành hoặc Ban điều hành
Tuy vậy, một khái niệm về QTCT khác chỉ rằng công ty không chỉ đơn thuần
là một cỗ máy đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư mà còn là một tổ chức xã hội cónhiều mục đích khác hơn là mục đích phục vụ cổ đông Định nghĩa truyền thốngcủa các bên liên quan là “bất kỳ nhóm hay cá nhân nào mà có thể ảnh hưởng hoặc
bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành mục tiêu của công ty” Ý tưởng chung cho kháiniệm về các bên liên quan là việc định nghĩa lại công ty là gì Khái niệm này xoayquanh vấn đề công ty là gì và hoạt động của công ty cần thực hiện như thế nào
Theo Friedman (2006), “doanh nghiệp nên được xem là nơi tổng hòa của cácbên liên quan và mục đích của doanh nghiệp là quản lý lợi ích, nhu cầu và quanđiểm của họ dựa trên một số nguyên tắc đạo đức Việc quản lý các cổ đông được coinhư là công việc của nhà quản lý công ty” Theo cách hiểu này, nhà quản lý thực
hiện hai công việc sau: thứ nhất, quản lý công ty vì lợi ích, quyền lợi cũng như đảm bảo các bên liên quan duy trì lợi ích có quyền quyết định nhất định; thứ hai, phải
hoạt động như một người đại diện của cổ đông để đảm bảo công ty tồn tại cũng nhưđảm bảo được quyền lợi của các nhóm có liên quan
Có 3 cách tiếp cận lý thuyết các bên liên quan: mô tả/thực tiễn, mang tínhcông cụ và chuẩn tắc Cụ thể: hướng thứ nhất (mô tả/thực tiễn) hướng đến việc tìmhiểu cách thức ứng xử của nhà quản lý và các bên liên quan khác và quan điểm của
họ đối với hoạt động và vai trò của họ Hướng thứ hai, hướng mang tính công cụ
Trang 23hướng đến việc tìm hiểu nhà quản lý nên xử lý như thế nào nếu như họ muốn được
hỗ trợ và đạt lợi ích của chính họ Trong một số nghiên cứu, lợi ích cá nhân đượchiểu như là lợi ích của công ty và lợi ích này chính là tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối
đa hóa tài sản cổ đông Điều này có nghĩa là nếu nhà quản lý đối xử với các bên liênquan phù hợp với lý thuyết về các bên liên quan thì công ty sẽ phát triển thành côngtrong dài hạn Tuy nhiên, Donaldson và Preston (1995) cho rằng các cách tiếp cận
lý thuyết về các bên liên quan mặc dù khá khác nhau, nhưng lại hỗ trợ lẫn nhau và
cơ sở lý thuyết chuẩn tắc đóng vai trò quan trọng cho lý thuyết này
2.1.5.3 Lý thuyết về nhà quản lý
Ý tưởng chính của lý thuyết nhà quản lý là phản ánh quan niệm về bổn phận
và trách nhiệm đối với người khác dựa trên việc duy trì mối quan hệ giao ước Theonhư Penner, Dovidio, Piliavin và Schroeder (2005) thì các hành vi quản lý là mộtloại hoạt động xã hội nhằm mục đích ảnh hưởng tích cực lên người khác
Có thể thấy, hầu hết các lý thuyết về quản trị công ty bắt nguồn từ lợi ích cánhân Tuy vậy, lý thuyết về nhà quản lý lại không đề cao lợi ích cá nhân
Trong khi “lý thuyết người đại diện” giả định rằng các nhà quản lý làm việcnhằm cải thiện vị trí chính họ; Hội đồng quản trị tìm cách kiểm soát nhà quản lý và
do đó, cần phải thu hẹp khoảng cách giữa hai đối trọng này, thì lý thuyết về nhàquản lý lại chỉ ra rằng nhà quản lý còn tìm kiếm các lợi ích khác ngoài lợi ích vềkinh tế như: vị trí xã hội, lòng trắc ẩn, danh tiếng tốt, việc hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, cảm giác hài lòng về công việc và ý thức được làm việc vì mục đích tốtđẹp
“Lý thuyết về nhà quản lý” cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý tự họ muốn làmtốt công việc, tối đa hóa lợi nhuận của công ty và đem lại lợi nhuận tốt cho các cổđông Họ không nhất thiết làm việc này vì lợi ích tài chính của họ, mà họ cảm thấy
có một trách nhiệm cao cả đối với công ty Khi một công ty thực hiện quản trị theotrường phái này thì một số chính sách sẽ tự nhiên được thiết lập Các công ty cần
mô tả cụ thể vai trò của nhà quản lý và mong đợi của họ đối với các nhà quản lý.Các mong đợi này cần phải hướng đến việc đạt được mục tiêu công ty và khơi gợiđược ý thức của nhà quản lý về khả năng và giá trị của họ
Trang 24Lý thuyết về nhà quản lý cũng ủng hộ các nhà quản lý thực thi như lý thuyếtngười đại diện, lý thuyết những người có liên quan, đồng thời chủ động thực hiệncác mục tiêu của bản thân.
2.1.5.4 Thang đo quản trị công ty
Như đã nói phần trên, thuật ngữ “quản trị công ty” ban đầu liên quan tới vấn
đề “người đại diện” Ở cấp công ty, “người đại diện” là người sở hữu nhưng khôngđồng thời quản lý công ty đó Theo nghĩa này, quản trị công ty khởi nguồn gtừ khuvực tư nhân và điều được quan tâm là mối quan hệ giữa cổ đông với công ty OECD(2004) đưa ra khái niệm rộng hơn về quản trị, được hiểu là tổng hòa các mối quan
hệ đầy đủ giữa quản lý công ty, ban giám đốc, cổ đông và những bên liên quan.Quản trị công ty, vì vậy, sẽ là cơ sở mà qua đó các mục tiêu của công ty được thiếtlập và phương thức được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cũng như việc kiểm soátkết quả hoạt động
Quản trị cũng có thể được hiểu theo một cách khác, như các cách thức màmột tổ chức ứng xử với các bên liên quan Theo cách này, “quản trị có thể đượcxem xét theo hai khía cạnh là quản trị bên trong và quản trị bên ngoài công ty”.Quản trị bên ngoài công ty là cách thức ứng xử với các chủ thể bên ngoài như chủ
nợ, nhà cung ứng và những chủ thể khác bên ngoài tổ chức; quản trị bên trong công
ty tập trung vào ban giám đốc và lợi ích của các cổ đông
Quản trị công ty vì vậy được đại diện bởi nhiều biến với nhiều cách thứckhác nhau Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều sử dụng các thước đo liênquan tới quản trị bên trong công ty Chẳng hạn, Edward và Clough (2005) đã tổnghợp các thước đo về quản trị công ty trong các nghiên cứu trước, các luật định về
quản trị công ty gồm có: quy mô ban giám đốc; sự tách biệt giữa chủ tịch và CEO (tính nhị nguyên); thành viên HĐQT độc lập; sự cân bằng kỹ năng và năng lực của giám đốc; ban kiểm soát và các ban khác Edward và Clough (2005) cũng rà soát
các thước đo về quản trị bên ngoài công ty như: hoạt động của HĐQT, quá trình bổnhiệm minh bạch, giải trình với các nhà đầu tư Một số nghiên cứu (Võ Đức vàPhạm Thúy, 2013) sử dụng nữ thành viên Hội đồng quản trị và trình độ giáo dụccủa thành viên Hội đồng quản trị như là các biến đại diện cho quản trị Một số
Trang 25nghiên cứu khác (Bhagat và Bolton, 2008) sử dụng vốn sở hữu và giá trị tài sản củathành viên Hội đồng quản trị là các biến đại diện cho quản trị Tác giả Lê QuangCảnh và cộng sự (2015), lại dùng thang đo gồm: quy mô Hội đồng quản trị, tínhkiêm nhiệm giữa chủ tịch và giám đốc điều hành, giới tính của CEO, các thành viênđộc lập của Hội đồng quản trị và quy mô của Hội đồng quản trị làm thước đo chobiến quản trị công ty Một nghiên cứu khác của Đào Thị Thanh Bình và cộng sự(2012) lại dùng các biến như: số lượng thành viên Hội đồng quản trị, tỷ lệ quyền sởhữu nước ngoài, đặc điểm và thành phần Hội đồng quản trị làm thước đo cho quảntrị công ty.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) cũng lựachọn cấu trúc sở hữu trong đó có biến sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài là mộttrong những thang đo quản trị công ty Các nghiên cứu về quyền sở hữu củaGursory và Aydogan (2002); Rokwaro (2013); Anstoniasidis (2010); Peong (2012)cũng có cùng thước đo như trên nhưng thêm thước đo cổ đông lớn đối với quản trịcông Trong nghiên cứu khác của Adams và Fereira (2007); Đoàn Hồng Phúc và LêVăn Thông (2014) các tác giả này cũng xây dựng các thước đo về quản trị công tygồm nhiều biến trong đó biến kinh nghiệm của Hội đồng quản trị là một trongnhững thước đo được sử dụng
Theo một cách khác, quản trị có thể được đo lường bằng các chỉ số tổng hợp.Chẳng hạn, Gom-pers, Ishii và Metrick (2003) xây dựng chỉ số G-index là một chỉ
số tổng hợp từ 24 biến, theo đó chỉ số G-index càng lớn sẽ biểu thị sự hạn chế nhiềuhơn đối với quyền của cổ đông Một chỉ số tổng hợp khác được biết tới là chỉ số E-index Chỉ số này được Bebchuk, Cohen và Ferrell (2009) xây dựng dựa trên 6 biếntrong 24 biến tạo thành chỉ số G-index Quyền hạn của cổ đông càng thấp nếu chỉ sốnày càng lớn Những chỉ số này được xem là quản trị bên ngoài công ty và thườngđược sử dụng để đánh giá tác động của quản trị tới kết quả hoạt động của công ty.Tuy vậy, những chỉ số này ít được sử dụng vì khó thu thập số liệu để tính toán.Chính vì vậy, các thước đo riêng lẻ thường được sử dụng nhiều hơn trong các phântích thực nghiệm về quản trị và kết quả hoạt động của công ty
Trang 26Từ những tổng kết về thước đo quản trị công ty như đã nêu trên, tác giả sẽ sửdụng tám thước đo gồm:
- Quy mô hội đồng quản trị
- Số lượng nữ giới trong hội đồng quản trị.
- Trình độ học vấn của hội đồng quản trị.
- Kinh nghiệm làm việc của hội đồng quản trị.
- Số lượng thành viên độc lập của hội đồng quản trị.
- Cổ đông lớn
- Sở hữu nhà nước
- Sở hữu nước ngoài
Đây là các thước đo đại diện cho quản trị công ty ngân hàng Trong nghiêncứu này của mình, tác giả sử dụng các thước đo riêng lẻ để tiến hành phân tích tácđộng của quản trị tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Bảng 2.3: Các thước đo quản trị công ty ST
Độ tuổi trung bình của các thành viênHĐQT
5 Block Cổ đông lớn “1” nếu tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ
đông lớn hơn 5% (không tính số cố phiếuthuộc nhà nước) và “0” nếu ngược lại
6 State Quyền sở hữu của
nhà nước
“1” nếu nhà nước làm chủ và “0” nếungược lại
Trang 277 Fown Sở hữu nước ngoài Tỷ lệ % sở hữu
8 Outdir Số lượng thành viên
độc lập của hộiđồng quản trị
Số lượng thành viênChú ý có thể tính bằng % độc lập trêntổng số thành viên
(Nguồn: tác giả)
2.2 Tổng quan về thông tin bất đối xứng
2.2.1 Khái niệm về thông tin bất đối xứng
Thông tin bất đối xứng, đôi khi được gọi là thất bại thông tin, có mặt bất cứ khi nào một bên giao dịch kinh tế có thông tin đầy đủ hơn bên kia Các mô hình lý
thuyết thông tin trong thị trường tài chính liên quan đến hai loại đối tượng: nhữngđối tượng có lợi thế thông tin và những đối tượng không có lợi thế thông tin; điềunày thường biểu hiện khi người bán một hàng hóa hay dịch vụ có kiến thức nhiềuhơn người mua hoặc người đi vay hiểu rõ về khả năng trả nợ của mình so với ngânhàng Thông tin bất đối xứng đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa lýthuyết kinh tế cổ điển với hành vi kinh tế quan sát Mức độ bất đối xứng thông tin
và những ảnh hưởng thông tin bất đối xứng gần như xảy ra trong mọi quan hệ kinh
tế, đặc biệt là trong trường hợp lựa chọn bất lợi hoặc rủi ro đạo đức Do đó, thôngtin bất đối xứng là một trong những vấn đề cơ bản nhất được nhà kinh tế hiện đạinghiên cứu Đặc biệt, thông tin bất đối xứng được chú ý nhiều hơn nữa trong lĩnhvực tài chính bởi vì một trong những điểm quan trọng nhất trong hoạt động thịtrường tài chính là hoạt động thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin khác nhau về giá
cả thị trường Do đó, việc nhận biết ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng về sựtương tác giữa các chủ thể có vai trò quan trọng đối với việc hiểu biết về cách thức,kết quả, hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính
Solomon (2004) cho rằng các nhà quản lý có đầy đủ thông tin về hoạt độngkinh doanh của công ty, tuy nhiên các nhà quản lý thường không cung cấp nhữngthông tin cần thiết cho các nhà đầu tư Việc tìm kiếm các thông tin cần thiết của cácnhà đầu tư thường bao gồm thông qua kênh chính thức như báo cáo tài chính và cáckênh phi chính thức như tham gia các diễn đàn trao đổi thông tin, thuê tư vấn tàichính Tuy nhiên, những thông tin trên các diễn đàn và ý kiến của tư vấn tài chính
Trang 28lại bắt nguồn từ chính báo cáo tài chính mà công ty cung cấp Như vậy xảy ratrường hợp là các nhà đầu tư phụ thuộc phần lớn vào việc công bố thông tin củacông ty, điều này sẽ dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm khi thông tin đượccung cấp không chính xác, hoặc không đầy đủ.
Điều này có nghĩa là các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề, cùng thamgia một thị trường nhưng một bên giao dịch có các thông tin liên quan trong khi bênkia không có hoặc không có đầy đủ Nguyên nhân của điều này có thể do các lý dosau: thứ nhất, nguồn thông tin khác nhau; thứ hai thời điểm tiếp nhận thông tin khácnhau; thứ ba, do trình độ xử lý thông tin khác nhau của các bên nhận được cácluồng thông tin Thông tin bất đối xứng là nguyên nhân dẫn đến thị trường kém hiệuquả
2.2.2 Các hình thức thông tin bất đối xứng
Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng,thông tin bất đối xứng được biểu hiện thông qua: (1) lựa chọn đối nghịch, (2) tâm lý
ỷ lại và (3) chi phí giám sát
Khi thông tin bị che đậy thì lựa chọn đối nghịch sẽ xảy ra và nó có trước khithực hiện một giao dịch trên thị trường Trong trường hợp này, một bên sẽ phảiquyết định thực hiện giao dịch dựa trên thông tin bất đối xứng Điều này sẽ dẫn đếnlợi ích của bên có được thông tin nhiều hơn sẽ có lợi ích nhiều hơn so với các bênkhác
“Tâm lý ỷ lại” là hiện tượng một bên đối tác che đậy hành vi sau khi ký kếthợp đồng giao dịch dẫn đến việc tuân thủ không đúng hợp đồng giao dịch tạo bất lợicho một bên khác Với các hợp đồng vay ngân hàng thì tâm lý ỷ lại phát sinh từphía bên đi vay Việc bên đi vay nhận được số tiền giải ngân của ngân hàng nhưngkhông thực hiện đúng các thông tin đã cung cấp trong hồ sơ đi vay mà thực hiện cácmục đích riêng, có thể là tìm kiếm một phương án kinh doanh có mức sinh lời caohơn, hoặc thậm chí đi gửi ngân hàng khác hoặc cho vay lại với lãi suất cao hơn lãisuất đi vay cố định Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên mức độ rủi ro rấtcao khi không thu hồi được vốn để trả ngân hàng đúng hạn Trong khi đó, các đơn
vị, chi nhánh ngân hàng đã hoàn thành việc thẩm định dự án và cho vay, nhưng
Trang 29không có đơn vị giám sát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp, hoàn toàn phụthuộc vào tính ràng buộc của hợp đồng vay Với nhận thức như vậy, trong một giaiđoạn nhất định, ngân hàng thừa vốn không sẵn lòng để cung cấp vốn cho người đivay, dẫn đến khả năng thanh khoản bị ảnh hưởng, niềm tin với doanh nghiệp giảm.
“Chi phí giám sát” có liên quan chặt chẽ đến hành động không công khai củangười đi vay Do có lợi thế biết rõ thông tin về hoạt động của mình, trong một sốtrường hợp, người đi vay có thể công bố thông tin không đúng sự thật nhằm mụcđích đem lại lợi ích cho bản thân, gây thiệt hại cho người cho vay Chính vì vậy,người cho vay buộc phải có cơ chế giám sát người đi vay Và việc giám sát này làmphát sinh một khoản chi phí nhất định được gọi là chi phí giám sát Đó là chi phíthuê mướn các kiểm toán viên thực hiện việc giám sát này thay cho người cho vay
2.2.3 Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng
Về khía cạnh “lựa chọn bất lợi” tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực, không chỉtrong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên, lựa chọn bất lợi trong hệ thống ngânhàng rất phổ biến, nhất là hoạt động cho vay và phân bổ định mức tín dụng, lựachọn bất lợi cũng dễ xảy ra, do doanh nghiệp giữ những thông tin chính xác nhất về
dự án kinh doanh của họ, dự án có thể khả thi hoặc không Khi đó, một mức lãi suấttrung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, dẫn đến loại bỏ các kháchhàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và còn lại nhiềuhơn các khách hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao và lợi nhuận cao Trongnghiên cứu của Awargal và các cộng sự (2011) đã chỉ ra ảnh hưởng của lựa chọnbất lợi trong quá trình chứng khoán hóa các khoản cho vay có thế chấp của hệ thốngngân hàng Mỹ trong thời gian từ 2004 – 2008, trong đó các ngân hàng, do không cóđầy đủ thông tin, đã giữ lại các khoản vay thực chất có độ rủi ro cao hơn, trong khilại tập hợp các khoản vay có độ rủi ro thấp thành các danh mục và chuyển đổi thànhcác chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp và bán ra thị trường Đây được cho làmột trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mất thanh khoản của ngân hàng,góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính trên toàn hệ thống sau đó Hệ thống ngânhàng Việt Nam thời điểm những năm 2006-2008 vừa qua đã chịu tác động lớn của
“lựa chọn bất lợi”, đặc biệt cho vay bất động sản Khi thị trường bất động sản đang
Trang 30đi lên, người vay đầu tư bất động sản thì sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất chấp họphải đối mặt với các mức độ rủi ro khác nhau Ngân hàng thì trở nên bất cẩn, chovay ào ào với mức lãi suất ngày càng gia tăng, do không thể và có thể cũng khôngmuốn đánh giá khả năng trả nợ và tiềm lực của các loại khách hàng khác nhau Lúcnày các bên tham gia thị trường đều bị mờ mắt bởi một tỉ suất lợi nhuận cao có vẻnhư rất rõ ràng ở hàng loạt dự án này Đầu tư bất động sản chịu rủi ro cao hơn nhiều
sơ với sản xuất, ví dụ như, bánh ngọt, phở hay những lĩnh vực đầu tư an toàn nhưng
tỷ suất lợi nhuận thấp thì không thể Lựa chọn bất lợi làm cho các đối tượng có khảnăng trả nợ không giống nhau nhưng lại chịu mức lãi suất như nhau, kết quả là thịtrường tín dụng chỉ còn lại những đối tượng có khả năng trả nợ thấp vay được vốn.Trong thực tế, khi doanh nghiệp khó khăn cần vay vốn nhằm tránh đổ vỡ, họ buộcphải tìm kiếm các khoản vay lãi suất cao; nhằm tránh rủi ro, họ cũng có thể tìm mộtphương án đầu tư khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn nhằm trả nợ và tìm kiếm lợinhuận giữa lại, điều này khiến cho mức độ rủi ro tăng cao hơn khi mức lãi suất chovay quá cao, vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế nóichung khó khăn hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó khó khăn Như vậythông tin bị che đậy đã khiến việc cho vay vốn trở nên không kiểm soát được, nợxấu chắc chắn xuất hiện khi thị trường đổ vỡ
Về khía cạnh “tâm lý ỷ lại” Một loạt các vụ đổ vỡ của các định chế tài chínhlớn ở các nước phát triển từ năm 2008 là do hệ quả này gây nên Có thể coi trườnghợp của 2 tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac tại Mỹ là điển hình của “tâm lý ỷlại” Đây thực chất là các công ty tư nhân nhưng lại được chính phủ Mỹ bảo trợ,chuyên cung cấp các khoản vay có thế chấp dưới chuẩn Họ tập hợp các khoản vaynày thành một danh mục và chuyển đổi thành chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp(MBS) Các nhà đầu tư lao vào loại chứng khoán mới này, do tin tưởng rằng độ rủi
ro rất thấp vì nó được bán ra và bảo đảm bởi các công ty được chính phủ bảo trợ.Bản thân các GSEs có mối liên hệ trực tiếp với Bộ Tài chính Mỹ và được phép vayvốn với các điều khoản ưu đãi như Bộ Tài chính Mỹ, do đó, mọi người đều cho rằng
nó “quá lớn nên không thể đổ vỡ” Tâm lý ỷ lại được coi là nguyên nhân chính gây
ra hiện tượng “sản xuất và tiêu dùng” quá mức tối ưu sản phẩm tài chính MBS,đánh mất tính hiệu quả của thị trường, và khi thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ
Trang 31sụp đổ, Fannie Mae và Fredie Mac hoàn toàn mất thanh khoản Tương tự như vậy,hàng loạt các vụ sụp đổ của Lehman Brothers, Bear Stearns được cho phần lớn là dotâm lý ỷ lại gây nên, trong đó chính phủ Mỹ cuối cùng buộc phải cứu Fannie Mae
và Fredie Mac, còn Bear Stearns bị JP Morgan mua lại
Tâm lý ỷ lại cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng ViệtNam trong thời gian vừa qua, khi mà các ngân hàng dù đã trở nên quá yếu kém, khó
có thể trụ nổi nhưng vẫn nhận được những cam kết của Chính phủ giữ cho không bịphá sản Hậu quả là, các ngân hàng này dù bị nợ xấu làm cho tê liệt mọi hoạt độngcho vay, vẫn tiếp tục huy động tiền gửi từ dân cư với mức lãi suất cao Sự “đảm bảokhông cho phá sản” của Chính phủ trong trường hợp này một mặt khiến các ôngchủ ngân hàng bất cẩn với mọi hoạt động của ngân hàng Mặt khác, điều này khiếnngười dân vẫn có tâm lý tin tưởng để tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng để hưởng mứclãi suất cao do các ngân hàng này đặt ra, không quan tâm nhiều đến những bất ổn –tất cả đều là hệ quả của tâm lý ỷ lại
Vấn đề “người ủy thác” và “đại diện” Giám đốc hay nhà quản lý của các tổchức tài chính là người đại diện cho các cổ đông và nhà đầu tư để điều hành tổ chức
đó Trong lĩnh vực tài chính, do tính chất đặc thù của ngành là đòi hỏi phải có sự amhiểu chuyên môn nên cổ đông và nhà đầu tư thường phó thác cho người đại diện,khiến cho các hệ quả của thông tin bất đối xứng càng dễ dàng có điều kiện xảy ra.Thế giới tài chính phát triển ngày nay đã sáng tạo ra quá nhiều các công cụ tài chính
và sản phẩm tài chính phái sinh mà chỉ có những người trong nghề mới hiểu chínhxác được và khi các công cụ này bị “người đại diện” lợi dụng cho mục đích tư lợi cánhân, bản thân “người ủy thác” cũng không thể phát hiện được
Trường hợp đổ vỡ của quỹ hưu trí MGN thuộc tập đoàn Maxwell ở Anh xảy
ra đầu những năm 1990 là một điển hình của vấn đề người ủy thác và đại diện tronglĩnh vực tài chính Chủ của tập đoàn Maxwell đã lợi dụng sự tin tưởng của các nhàđầu tư, dùng tiền của quỹ để đầu tư vào các công ty mà Maxwell có mối liên hệhoặc có tư lợi cá nhân, đi ngược với quy định của luật pháp các nhà đầu tư không hềhay biết Khi tập đoàn Maxwell sụp đổ, quỹ hưu trí này đã không thể chi trả đượctiền hưu cho người được hưởng
Trang 32Ở Việt Nam, vấn đề công ty sở hữu ngân hàng và sở hữu chéo gây nênnhững hậu quả trầm trọng cho hệ thống ngân hàng là một biểu hiện của mâu thuẫn
“người ủy thác” và “đại diện” “Người đại diện” ở đây là các chủ ngân hàng đãkhông kinh doanh vì lợi ích và sự an toàn của “người ủy thác” – là người gửi tiền –
mà lợi dụng để đầu tư vào các dự án bất động sản của công ty sân sau của mình, haycác dự án có độ rủi ro cao do họ góp cổ phần Khi thị trường bất động sản suy sụp,nền kinh tế rơi vào khó khăn, các công ty này không thể trả được nợ cho ngân hàng,
nợ xấu từ đó mà sinh ra chồng chất, đặt ngân hàng và người gửi tiền vào tình thếđầy rủi ro về thanh khoản
2.2.4 Các nghiên cứu về thông tin bất đối xứng
Lý thuyết về thông tin bất đối xứng được đưa ra bởi Akerlof (1970) Trongnghiên cứu của mình, Akerlof đã phân tích thị trường xe hơi của Hoa Kỳ và chỉ rarằng thị trường sẽ đạt kết cục không hiệu quả khi một bên nắm thông tin tốt hơn bêncòn lại Phần lớn người mua xe không có đầy đủ thông tin để phân biệt giữa những
xe hơi có chất lượng tốt hay kém Điều này làm cho họ phải tự đặt ra một mức chấtlượng trung bình, từ đó đưa ra một mức giá trung bình có thể mua Hệ quả tất yếu,
đó là trên thị trường có những chiếc xe có chất lượng tốt tuy nhiên không được bánvới đúng mức giá cao thích hợp, còn những chiếc xe có chất lượng kém lại đượcbán với mức giá cao hơn giá trị thực sự của nó Cuối cùng trên thị trường chỉ còn lạinhững chiếc xe có chất lượng kém Từ nghiên cứu của Akerlof, Spence (1973) vàStiglitz (1976) đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên của thôngtin Spence (1973) đưa ra khái niệm về “phát tín hiệu” (signaling) và chỉ ra rằng mộtbên trên thị trường có thể thuyết phục đối tác của mình về chất lượng sản phẩmbằng cách cung cấp thêm thông tin về sản phẩm, từ đó làm giảm mức độ thông tinbất đối xứng Còn Stiglitz (1976) giới thiệu khái niệm “cơ chế sàng lọc” (screening)
mô tả tình huống một bên trên thị trường sẽ thu thập thông tin về khách hàng, từ đóđưa ra các lựa chọn khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau nhằm giảmthiểu rủi ro Như vậy, “phát tín hiệu” và “cơ chế sàng lọc” khác nhau về chủ thể nào
sẽ hành động trước trên thị trường Từ những nghiên cứu mang tính nền tảng trênđây, năm 2001, Akerlof, Spence và Stiglitz đã được trao giải thưởng Nobel chonhững đóng góp của họ trong việc phân tích thị trường có thông tin bất đối xứng
Trang 33Các ứng dụng của lý thuyết thông tin bất đối xứng rất đa dạng trên tất cả cáclĩnh vực của kinh tế xã hội, điển hình là ở thị trường chứng khoán Chẳng hạn, Yang
& Liau (2008) phân tích các nguồn hình thành nên thông tin bất đối xứng trên thịtrường chứng khoán Trong số các lý do đó, một nguyên nhân quan trọng đó là sựkhác biệt giữa quyền điều hành (control rights) và quyền dòng tiền (cash flowrights) Quyền điều hành đề cập tới mức độ của người sở hữu trong việc điều hànhquản lý hoạt động của công ty, trong khi quyền dòng tiền đề cập đến phần lợi nhuậncủa công ty thuộc về sở hữu đó Nếu người sở hữu nắm trong tay quyền điều hànhquản lý, nhưng lại không đựog hưởng những lợi ích bằng tiền từ việc làm của mình,
họ sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào những giao dịch ngầm (insider trading) để thu lợi bấtchính dựa trên những thông tin mà họ có được về tổ chức
Lý thuyết chung về ngân hàng, thuật ngữ thông tin bất đối xứng có thể đượcthay thế bằng “tính mở” Nói chung, thuật ngữ tính mở được sử dụng để làm rõ vấn
đề bất đối xứng thông tin luôn tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng Ví dụ, Flannery,Kwan và Nimalendran 2004 sử dụng “tính mở” như một đặc tính chủ yếu của tínhbất đối xứng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng Họ định nghĩa “tính mở” có nghĩa
là các nhà đầu tư vào ngân hàng không thể đánh giá về giá trị tài sản của ngân hàngmột cách chính xác nhưng những người bên trong hoặc các chuyên gia có khả năngđánh giá đúng về vấn đề này
Morgan (2002) cho rằng thông tin bất đối xứng gắn liền với đặc tính củangân hàng và tính bất đối xứng thông tin tại lĩnh vực ngân hàng rõ ràng hơn nhiều
so với các loại hình công ty khác Điều này dựa trên đặc điểm ngân hàng giống nhưhộp đen, dòng tiền đi vào và dòng tiền đi ra, nhưng những người bên ngoài ngânhàng khó có thể quan sát hết những rủi ro trong quá trình vận động trung gian Nóicách khác, những người bên trong ngân hàng có nhiều thông tin về những rủi ro cóthể xảy ra khi dòng tiền luân chuyển bên trong hơn là những người bên ngoài ngânhàng Morgan cho rằng bản chất về tài sản của các công ty tài chính khác rất nhiều
so với các công ty khác Ông cho rằng tài sản tài chính tạo ra nhiều vấn đề do đócác ngân hàng có thể biến những tài sản ít rủi ro thành các khoản đầu tư nhiều rủi
ro, giống như việc nhận tiền gửi của người dân và cho vay các khoản vay nhiều rủi
ro hoặc đầu tư vào các dự án có thể dẫn đến thất bại và mất vốn Hơn nữa, ông cũng
Trang 34đánh giá các tài sản tài chính tạo ra sự không chắc chắn đối với các nhà đầu tư Tuynhiên, Flannery, Kwan và Nimalendran (2004) không tìm thấy bằng chứng về sựkhác biệt về tính bất xứng thông tin khi so sánh giữa các ngân hàng và công ty phitài chính.
Levine (2004) thừa nhận rằng “những đối tượng ngoài ngân hàng không thểtheo dõi một cách đầy đủ về chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng” Ôngcho rằng ngân hàng có thể giấu đi các vấn đề thông qua việc cung cấp các khoảncho vay đối với khách hàng với mức lãi suất cao khiến khách hàng có thể rơi vàotình trạng mất khả năng thanh khoản, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũngnhư có thể gây ra tình trạng mất vốn của ngân hàng Xa hơn nữa, ngân hàng có thểthay đổi các thành tố rủi ro của tài sản khiến những người bên ngoài khó quan sáthơn Nói cách khác, tính chất liên quan đến nhiều đối tượng, đối tác, người gửi tiền,
cổ đông hoặc chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng khiến các đối tượng có liênquan có cách nhìn khác nhau về hoạt động của ngân hàng khiến các cổ đông khó cókhả năng kiểm soát và đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả
Thông tin bất đối xứng là một đặc điểm phổ biến trong hoạt động của cácngân hàng đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải luôn lưu tâm và cần có những quyđịnh rõ ràng nhằm tránh những rủi ro mang tính hệ thống ảnh hưởng đến cả hệthống ngân hàng cũng như cả nền kinh tế Liên quan đến vấn đề này, các nhà quản
lý trên thế giới luôn nỗ lực đưa ra các quy định cụ thể và tạo ra các khung pháp lýchặt chẽ để tránh các rủi ro này Tuy nhiên, các nhà quản lý và làm luật cũng cầnphải quan tâm đến tính hiệu quả của các quy tắc thị trường Điều này là do hiệu quảcủa các quy tắc thị trường thường có tác động lớn hơn trong việc tạo ra những quytắc về tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng đối với các đối tượng bênngoài Về vấn đề này, Flanery (1998) đã xây dựng một mô hình kết hợp giữa cơ chếthị trường và hoạt động giám sát thông tin, mô hình này không những rút ngắn đượcthời gian xác định những vấn đề của ngân hàng mà còn giúp các nhà quản lý có thểphản ứng một cách nhanh chóng với các vấn đề phát sinh khi phát hiện các thôngtin rủi ro Ông cho rằng việc giám sát hoạt động của thông tin thị trường có thểđược cải thiện nếu các nhà quản lý có thể kết hợp một cách hệ thống thông tin thịtrường vào các phân tích và các chương trình hành động của họ Đối với vấn đề này,
Trang 35Ủy ban giám sát ngân hàng Basel cho rằng cơ chế quản trị công ty có thể giúp cảithiện hiệu quả quản lý.
2.2.5 Cấu trúc biến thông tin bất đối xứng
Các nghiên cứu cho thấy không có biện pháp nào là tối ưu để đo được mức
độ bất đối xứng của thông tin Việc đo lượng trực tiếp thông tin bất đối xứng là rấtkhó, một trong những nguyên nhân đó là tính chất bất đối xứng không chỉ diễn ragiữa người sở hữu, cổ đông với những nhà quản lý Trong lĩnh vực ngân hàng, cácđối tượng liên quan có thể cả là người gửi tiền, cơ quan giám sát, tính bất đối xứngthông tin cũng tồn tại trong Hội đồng quản trị, giữa Hội đồng quản trị và ban giámđốc… Do đó, các nghiên cứu trên thế giới tập trung phát triển các biến đại diện cóthể đo lường được thay vì đo lường trực tiếp thông tin bất đối xứng Các cách đolường này gắn liền với nhau nhưng chứa đựng thông tin riêng biệt
Một trong những cách phổ biến nhất để đo lượng là khoảng biến thiên giá giao dịch cổ phiếu Điều này dựa trên giả thuyết rằng việc thông tin bất đối xứng
càng lớn sẽ khiến cho khoảng biến thiên giá càng cao do nhà đầu tư khó dự đoán xuhướng biến động giá
Một số nghiên cứu khác cho rằng số lượng chuyên gia nghiên cứu có thể
được sử dụng để đại diện cho việc cung cấp thông tin về công ty Càng có nhiềuchuyên gia nghiên cứu về công ty thì càng có nhiều thông tin được phơi bày vàcung cấp cho công chúng được biết tính bất đối xứng của thông tin càng giảm.Brennan và Subrahmanyam (1995) lập luận số lượng nhà phân tích tăng làm giảmchi phí lựa chọn bất lợi Trong khi Chemmanur và Paeglis (2001) thấy rằng giá cổphiếu tăng tỷ lệ thuận với những số lượng phân tích của các chuyên gia
Ở khía cạnh khác, sai số dự báo về lợi nhuận công ty của chuyên gia phân tích cũng có thể là biến đại diện cho AI do số lượng nhà phân tích tài chính là
chuyên gia tìm kiếm và nghiên cứu về thông tin công ty Ở nghĩa rộng, hiểu biết của
họ về tình trạng công ty sẽ được thị trường tiếp nhận Sai số dự báo của nhà phântích về lợi nhuận của công ty có thể là biến đại diện mở rộng của thông tin bất đốixứng giữa người bên trong và bên ngoài công ty Gilson và cộng sự (1997);
Trang 36Krishnaswami và Subramaniam (1998) sử dụng dự báo sai số lợi nhuận công ty củacác chuyên gia như một biến đại diện của thông tin bất đối xứng.
Nghiên cứu khác của Allen (1998) cho rằng số lượng cổ đông cũng có thể là
biến đại diện do giá trị cổ phiếu thị trường phản ánh toàn bộ thông tin mà cổ đông
đó Một số thông tin mất phí, một số thông tin miễn phí Điều này lý giải rằng sốlượng cổ đông có thể làm gia tăng số lượng thông tin cho thị trường, chính vì vậylàm giảm tính bất đối xứng của thông tin
Nghiên cứu của Vermaelen (1981) cũng cho thấy quy mô công ty làm giảm
thông tin bất đối xứng Các công ty lớn có thể đối mặt với ít vấn đề thông tin bất đốixứng bởi vì họ có xu hướng trở thành các công ty lớn hơn, được thiết lập và trải quathời gian kiểm tra mức độ minh bạch thông tin trong hoạt động và đón nhận nhiều
sự chú ý từ thị trường và các nhà làm luật Quy mô công ty có thể tính bằng tổng tàisản hoặc giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
Chi phí nghiên cứu và phát triển cũng được coi là một thang đo đại diện cho
thông tin bất đối xứng Trong thực tế, nghiên cứu phát triển (R&D) là một hoạtđộng mà qua đó các công ty có thể đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương laibằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng quy mô củamình Chi phí nghiên cứu phát triển không chỉ là chi phí nghiên cứu sản phẩm, màtrong lĩnh vực ngân hàng, đó có thể là chi phí để điều tra về khách hàng, phân khúcdoanh nghiệp, kiểm tra, giám sát chất lượng các khoản vay và việc thực hiện hợpđồng vay của khách hàng Đây được coi là chi phí nhằm tìm hiểu thông tin về thịtrường, đồng nghĩa với việc làm giảm tính chất bất đối xứng thông tin thị trường.Barth và Kasznik (1999); Barth, Kasznik và McNichols (2001) cho rằng chi phínghiên cứu và phát triển đại diện cho tài sản vô hình và gắn liền trực tiếp với thôngtin bất đối xứng Thông tin bất đối xứng càng cao sẽ khiến chi phí nghiên cứu pháttriển càng cao
Thông thường, các công ty thường dành khoảng 5% lợi nhuận cho hoạt độngnghiên cứu và phát triển (R&D) Tuy vậy, đối với một số ngành như: dược phẩm,phần mềm, điện tử viễn thông… thì hoạt động này được các công ty đầu tư cao hơnhẳn những ngành khác Thông tin bất đối xứng được thể hiện một cách rõ ràng
Trang 37trong các ngành công nghiệp cao có hoạt động đầu tư vào R&D một cách chuyênsâu, ví dụ như ngành công nghệ sinh học Sở dĩ có điều này vì các nhà quản lýthông thường đã có nhiều thông tin bên trong công ty hơn các đối tác bên ngoài,cộng với sự hiểu biết về sự thành công của các dự án nghiên cứu phát triển sảnphẩm, các thông số kỹ thuật liệu nó có thành công hay không cũng như tính khả thicủa sản phẩm khi tung ra thị trường Điều này làm tăng tính bất đối xứng thông tin.Aboody and Lev (2000) chứng minh rằng giao dịch nội gián tăng cao tại các công
ty có hoạt động R&D hơn là các công ty không có R&D, đồng thời cho thấy R&D
là một trong những nhân tố chính dẫn đến thông tin bất đối xứng
Đo lường thông tin bất đối xứng bằng chỉ số Tobin’s Q Đây là chỉ số được
James Tobin đưa ra khái niệm Q vào cuối thập niên 1960 Ý tưởng của Tobin là nếuthị trường đánh giá một doanh nghiệp cao hơn giá trị vật chất của doanh nghiệp đóthì đấy là tín hiệu thị trường cho rằng doanh nghiệp có triển vọng phát triển Khi Q
> 1, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư để tăng trưởng, ngược lại nếu Q < 1 thìdoanh nghiệp sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tư xuống thấp Lý thuyếtđầu tư của Tobin (1969) đưa ra một cơ chế, qua đó, chính sách tiền tệ có thể tácđộng đến nền kinh tế thông qua kênh định giá cổ phiếu Tobin định nghĩa Q là thịgiá của một công ty trên chi phí thay thế vốn của công ty đó Nếu hệ số Q cao, công
ty sẽ đầu tư nhiều hơn vì việc huy động thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá của công tykhá cao so với chi phí huy động thêm vốn Ngược lại, nếu hệ số Q thấp, công ty sẽkhông gia tăng đầu tư vì chi phí huy động thêm vốn khá đắt
Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể làm tăng hệ số Q qua 2 kênh Thứ nhất, lãisuất thấp sẽ không khuyến khích nhà đầu tư gửi tiền vào ngân hàng và họ sẽ vaythêm vốn với chi phí thấp hơn trước Nhà đầu tư sẽ phải tìm kiếm các kênh đầu tưkhác hấp dẫn hơn, một trong những kênh đầu tư đó là thị trường chứng khoán Do
đó, thị giá cổ phiếu có thể sẽ tăng lên do cầu kéo Thứ hai, lãi suất thấp còn làm chocác công cụ có lãi suất cố định như trái phiếu sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn so với cổphiếu, nhà đầu tư có thể cũng sẽ chuyển từ kênh trái phiếu sang kênh cổ phiếu Tómlại, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ làm tăng giá cổ phiếu, và do đó, làm tăng hệ số q,
và kết quả là đầu tư cũng tăng theo
Trang 38Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài sản với giá trị thaythế của tài sản R Bauer và các cộng sự (2004) đã đề xuất cách tính Tobin’s Q: giáthị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản với giá thịtrường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành,còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản Chỉ tiêuTobin’s Q phụ thuộc vào các giá trị vô hình của công ty, niềm tin của thị trường đốivới tương lai của công ty và phương pháp hạch toán giá trị sổ sách của tài sản Ưuđiểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán, giúp nhận dạng và ước lượng giá trị vô hìnhkhông được ghi nhận trong báo cáo tài chính Nhược điểm của chỉ tiêu này nằm ởtâm lý nhà đầu tư và khả năng tuân thủ chuẩn mực kế toán.
Nghiên cứu trước đó cho thấy vấn đề thông tin bất đối xứng càng trở nêntrầm trọng đối với các công ty có cơ hội tăng trưởng mạnh Vì vậy, biến đại diệnđược sử dụng để đo lường thông tin bất đối xứng là cơ hội đầu tư Không giống nhưROA, ROE vẫn thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, chỉ số Tobin’s Q có
ưu điểm nhất định Nếu như ROA, ROE phản ánh kết quả trong quá khứ thì Tobin’s
Q phản ánh kỳ vọng tương lai của nhà đầu tư
Tobin’s Q = (EMV + LMV)/(EBV + LBV)Trong đó:
EMV: Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu
LMV: Giá trị thị trường của Nợ phải trả
EBV: Giá trị sổ sách của Vốn chủ sở hữu
LBV: Giá trị sổ sách của Nợ phải trả
Đo lường thông tin bất đối xứng qua chỉ số đòn bẩy tài chính hay nợ tài chính: Một công ty có chỉ số nợ tài chính cao có thể có mức độ biến động về lợi
nhuận cao hơn Điều này khiến giá trị thực chất của công ty đó sẽ có mức biến độnglớn do sự biến động về lợi nhuận Kết quả là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính gắnliền với tính bất đối xứng thông tin Do tính chất bất đối xứng thông tin phụ thuộcvào hoạt động công bố thông tin, tuy nhiên, thông tin của ngân hàng công bố ra
Trang 39được chia làm hai trường hợp, thứ nhất là mức độ công bố thông tin; thứ hai là tínhchính xác của công bố thông tin.
Đối với mức độ công bố thông tin: Trong giai đoạn nhất định, thông tin bấtđối xứng sẽ giảm dần khi mức độ công bố thông tin tăng lên Việc tuân thủ chế độcông bố thông tin gắn liền với niềm tin của người gửi tiền và các bên liên quan tănglên, từ đó khiến người dân gửi tiền nhiều hơn, từ đó đòn bẩy tài chính tăng Như vậy
có thể nói, công bố thông tin tăng khiến thông tin bất đối xứng giảm và đòn bẩy tàichính tăng Điều này có nghĩa thông tin bất đối xứng có mối tương quan ngượcchiều với đòn bẩy tài chính Nợ tài chính có thể được xem như là một cơ chế đểgiảm thiểu thông tin bất đối xứng vì các chủ nợ thúc đẩy để theo dõi hành vi củaquản lý để bảo vệ yêu cầu của mình Degryse và Jong (2006) cho rằng “đòn bẩy tàichính và đặc biệt là nợ ngân hàng, là một cơ chế kỷ luật quan trọng làm giảm vấn đềngười đại diện (mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý)” Bebchuk (2003) đồng
ý với luận điểm này, trong đó đòn bẩy tài chính có thể hoạt động như một cơ chế đểhạn chế tính bất đối xứng thông tin
Đối với mức độ chính xác của công bố thông tin: Trong trường hợp thông tinđược công bố đầy đủ, tuy nhiên mức độ chính xác thấp (nghĩa là thông tin đượccung cấp không đúng và có thể là cung cấp sai lệch vì mục đích của ngân hàng),điều này phổ biến khi xảy ra những dấu hiện khủng hoảng ngân hàng Một ví dụ cụthể tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng luôn công bố thông tin nợ xấu ở mức độ xấp
xỉ 3%, tuy nhiên trong thực tế mức nợ xấu của các cơ quan giám sát đánh giá khôngchính thức mức nợ xấu các ngân hàng có thời điểm lên đến 10-15% Như vậy, thôngtin công bố không đúng, nghĩa là thông tin bất đối xứng cao Các ngân hàng tìm mọicách tăng vốn, tăng huy động để pha loãng mức nợ với mức lãi suất huy động caonhằm thu hút người gửi tiền Tuy nhiên, người dân gửi tiền không biết, họ vẫn gửitiền cho ngân hàng vì lãi suất ngân hàng cao trong khi các kênh đầu tư khác sinh lời
ít Như vậy mức độ chính xác thông tin thấp, khiến thông tin bất đối xứng tăng vàđòn bẩy tài chính cũng tăng Trong trường hợp này, thông tin bất đối xứng lại cóquan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính
Trang 40Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp đo lường bằng hai cách thích hợp đối với tình trạng số liệu có thể lấy được tại Việt Nam, đó là chỉ số chi phí nghiên cứu (R&D) và chỉ số đòn bẩy tài chính.
2.3 Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phương pháp
đo lường
Hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần là chỉ tiêu rất quan trọng đối với cácbên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ…trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư Hiệu quả hoạt động của công tyđược đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu khoa học
Trong các nghiên cứu của Berger & cộng sự, 1997; At.hanaso.glo.u & cộng
sự, 2008; Sufian, 2009; Anbar & Alpe.r, 2011, các tác giả sử dụng thường xuyên sửdụng các tỷ số tài chính để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động Theo Rose(2004) và Phan Thị Thu Hà (2011), chúng chỉ là các chỉ tiêu kế toán thuần túy vàđối với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thì ba sốsau đây được sử dụng phổ biến nhất: (1) lãi ròng NIM; (2) lợi nhuận trên tổng tàisản ROA, và (3) lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Theo Rose (2002) và Mishkin (2009), “lãi ròng NIM phản ánh năng lực củađội ngũ quản trị trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu đến từ cáckhoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ so với mức tăng của chi phí” Một cách nhìnkhác là huy động hoặc đi vay với chi phí thấp, trong khi đại lợi nhuận tối đa để đạtlợi nhuận cao nhất
Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA là một chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả củaviệc quản lý các tài sản của tổ chức Tiêu chí này đại diện cho năng lực quản trịcông ty trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng và lợinhuận ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giátình hình tài chính của các tổ chức kinh tế nói chung cũng như của ngân hàng nóiriêng ROA thấp cho thấy hoạt động kém hiệu quả hoặc dàn trải dẫn đến lợi nhuậnkhông đủ trang trải cho các chi phí Ngược lại, ROA cao cho thấy hiệu quả của hoạtđộng cho vay là các tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Một chỉ sốROA cao cũng phản ánh cơ cấu tài sản hợp lý của ngân hàng