1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng gia đình việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay. Là một thành viên trong gia đình, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Chính vì thế, việc góp phần xây dựng gia đình văn minh, nếp sống văn hóa cũng là một cách để đóng góp chút sức lực của cá nhân mình vào sự phát triển của xã hội.. Là một thành viên trong

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

I KHÁI NIỆM VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH, 4

II CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ

III XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

II NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ BÀI

Gia đình là một phần tử của xã hội Một xã hội chỉ lớn mạnh khi từng phần tử nhỏ, từng gia đình trong xã hội đó cũng lớn mạnh Chính vì thế, việc góp phần xây dựng gia đình văn minh, nếp sống văn hóa cũng là một cách để đóng góp chút sức lực của cá nhân mình vào sự phát triển của xã hội

Từ mong muốn và suy nghĩ đó, em chọn đề bài: “Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay Là một thành viên trong gia đình, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?”

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì

và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

2 Vị trí của gia đình trong xã hội

- Gia đình là tế bào của xã hội

- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên

- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

3 Chức năng của gia đình

- Chức năng tái sản xuất ra con người

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

II Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1 Cơ sở Kinh tế - Xã hội

- Là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

- Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, từng bước hình thành và củng cố thay thế chế

độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

2 Cơ sở Chính trị - Xã hội

- Là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động – nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của

hệ thống pháp luật

- Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Trang 5

3 Cơ sở văn hóa

Những giá trị văn hóa xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tình thần của xã hội, đồng thời các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại dần bị loại bỏ

Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả

4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

a Hôn nhân tự nguyện

- Đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt từ cha mẹ

- Bao hàm quyền tư do ly hôn khi tình yêu không còn nhưng không khuyến khích việc ly hôn

b Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý, tình cảm, đạo đức con người

- Vợ chồng bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi vấn đề cuộc sống gia đình

c Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Hôn nhân Việt Nam được Bộ luật Hôn nhân và Gia đình bảo hộ

III Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

a Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình

- Gia đình Việt Nam được coi là gia đình quá độ trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại

- Gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến ở các đô thị thay thế cho gia đình truyền thống; quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng được những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra

- Khó khăn: Tạo ra những khó khăn, trở ngại trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình mình

b Biến đổi các chức năng của gia đình

- Chức năng tái sản xuất ra con người

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Trang 6

 Từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa.

 Từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền thị trường hiện đại

c Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)

- Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công

cụ để con cái hòa nhập với thế giới

- Có sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh

tế hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm

- Tuy nhiên, có sự gia tăng về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và nhà trường

d Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm

- Nhu cầu thỏa mãn tâm lý – tình cảm tăng do gia đình có xu hướng chuyển

từ đơn vị kinh tế sang đơn vị tình cảm, tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc

- Vấn đề đặt ra là cần thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên; có những biện pháp an toàn tình dục, giáo dục giới tính…

e Sự biến đổi quan hệ gia đình

- Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng

 Quan hệ vợ chồng- gia đình lỏng lẻo, gia tăng tỷ lệ ly hôn

 Quyền lực trong gia đình thuộc về người đàn ông

- Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình

 Phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường

 Người cao tuổi đối mặt với sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm

 Mâu thuãn giữa các thế hệ do sự khác biệt về tuổi tác…

2 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam

Trang 7

Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế

hộ gia đình

Ba là, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Bốn là, tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa

CƠ SỞ THỰC TIỄN

I Thực trạng hiện nay tại Việt Nam

Trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả

về trình độ và tính chất Mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác hợp tác, liên kết với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tiếp thu tham gia xây dựng các quy tắc chung Việt Nam cũng tham gia vào xu thế đó, nhờ đó mà đạt được sự phát triển bùng

nổ mạnh mẽ, học hỏi được các nước bạn về nhiều mặt Cũng chính nhờ xu thế toàn cầu, các nền văn hóa từ các nước khác nhau cũng du nhập vào Việt Nam và gây ảnh hưởng lên đời sống hằng ngày của người dân

Cùng với đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành một trong những xu thế phát triển mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay của thời đại Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất, không ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kĩ thuật và sinh học, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, vạn vất kết nối Với tốc

độ phát triển cao, thay đổi nhanh chóng và sự kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, loài người đứng trước sự thay đổi lớn và khả năng phát triển chưa từng có

II Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay

Với tư cách là tế bào của xã hội, sự tồn tại và phát triển của gia đình luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội Hiện nay, cùng với sự phát triển của

xã hội, nhất là từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ vượt bậc của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, đã và đang tác động tới mọi thiết chế xã hội

và gia đình, biểu hiện ở một số khía cạnh sau:

1 Sự xuất hiện của các hình thái gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

Gia đình hạt nhân với hai thế hệ tồn tại phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 65.5%, do quá trình sản xuất công nghiệp đã lôi cuốn lực lượng lao động từ gia đình vào các khu công nghiệp và đô thị

Bên cạnh đó, gia đình nửa hạt nhân, hai thế hệ - một biến thể, phái sinh cùa gia đình hạt nhân, cùng đang có xu hướng gia tăng Đây là dạng gia đình chỉ gồm có

Trang 8

mẹ (hoặc bố) và con Loại hình gia đình này xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau, như: ly hôn, goá, hay không hoặc chưa kết hôn mà sinh con, v…v Điều này thường xảy ra ở các thành phố, hoặc các khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều phụ nữ Tình trạng phụ nữ làm việc trong các khu công nghiệp tập trung

và ít có khả năng tiếp xúc với nam giới, hoặc do nhiều lý do khác, nên khó kết hôn, buộc phài xin con hay có con khi sống chung mà không đăng kỷ kết hôn, bị người đàn ông bỏ mặc v…v… Hoặc những phụ nữ có điều kiện sống tốt song không muốn lập gia đình, thích độc thân và tự quyết định sinh con qua các dịch

vụ thai sản (cả hợp pháp và không hợp pháp) cũng thuộc nhóm gia đình nửa hạt nhân này

Hiện tượng hôn nhân đồng tính cũng là vấn đề đặt ra hiện nay và liên quan đến khái niệm xu hướng tính dục Mặc dù Nhà nước Việt Nam không cho phép kết hôn đồng tính, nhưng trên thực tế, vẫn có những cặp đôi đồng tính tồ chức hôn

lễ ỳà chung sống với nhau Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra trong các gia đình đồng tính, việc báo vệ quyền lợi cùa mỗi thành viên sẽ gặp khó khăn

2 Xu hướng biến đổi giá trị đạo đức, tâm lý và tình cảm của gia đình Việt Nam hiện nay

Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam

Gia đình vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu đối với hầu hết người Việt Nam Gia đình và hôn nhân là một giá trị qaun trọng ở Việt Nam và là thiết chế xã hội phổ biến Những giá trị như “hướng về cội nguồn”; “chung thủy”; “sinh con nối dõi”; kết hôn vì tình yêu… vẫn được bảo lưu

Ngoài ra, gia đình Việt Nam hiện đại còn coi trọng những giá trị trước đây không được quan tâm đến như bình đẳng, những quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình Sự xuất hiện các nhân tố mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh tế giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần tạo ra những giá trị mới trong đời sống gia đình Việt Nam

Hiê ¡n nay, các gia ình ngày càng nh n thđức cao về ầ t m quan tr ng c a tráchọ ủ nhiệm, chia s trong ẻ đ ờ ối s ng gia ình ó là viê¡c chia s nh ng m i quan tâm,đ Đ ẻ ữ

lắ ng nghe tâm t , suy ngh c a các thành viên trong gia ình Các gia ình cóư ĩđ đ

mức hi n i hóa càng cao, mang nhi u c đ ộ ệ đạ ề đ ặ đ ểm hi n i, nh s ng i ệ đạ ư ố ở đô thị, có vi c làm, có h c v n cao, m c s ng cao, các khu v c kinh t phát tri nệ ọ ầ ứ ố ể hơn thì các giá tr chia s và trân tr ng càng ị ẻ ọ được các cặp vợ ố ch ng th hi nể ệ rõ

Trang 9

Tuy nhiên, những gia đình hiện nay cũng có mặt trái của nó Ngày nay, sự ra đời

và phát triển nhanh chóng của các phtrơng tiện và cách thức truyền thông, như: điện thoại thông minh, mảy tính bảng, Internet, mạng xã hội, đã giúp mỗi thành viên trong gia đình khẳng định tính cá nhân và sự độc lập ngày càng cao; giảm bớt thời gian vả khoảng cách trong giao tiếp; có điều kiện cập nhật các nguồn thông tin đa dạng, phong phú Nhưng mặt khác, khi mỗi cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng của mình (như: học vấn, địa vị, kinh tế ) một cách cực đoan, thái quá, thì các mối quan hệ trong gia đình sẽ giảm sút, thể hiện ở sự suy giảm “giao tiếp thực” giữa những thành viên trong gia đình, dẫn tới giảm tính gắn kết trong gia đình Các tôn ti, trật tự, hay cáịc giá trị mang lính truyền thông, khi đó, sẽ hầu như không đù sức mạnh đề níu kéo sự gẳn kết này Thực tế cho thấy, không it gia đinh, các thành viên, tuy sống cùng, nhưng ít giao tiếp với nhau

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Đề bài đã đưa ra tình huống: “Là một thành viên trong gia đình, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?”

Là một người con trong gia đình, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà em cần thực hiện đó là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình như một công dân tốt, một người trẻ tiến bộ, bao gồm:

- Thực hiện tốt công việc học tập, rèn luyện nhân cách đạo đức tốt đẹp, phát triển cá nhân

- Thực hiện tốt các quy định pháp luật, làm một công dân tốt, tuân thủ luật pháp, lương thiện, hòa đồng với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh

- Lan tỏa năng lượng tích cực tới cộng đồng

Khi đã thực hiện được những điều này, bố mẹ và người thân trong gia đình không cần quá lo lắng cho em, cảm thấy yên tâm và có thể dành thời gian cho bản thân và chăm lo cho gia đình Đồng thời, việc giữ cho bản thân một tình trạng tốt còn giúp gia đình hòa hợp, bố mẹ không phải lo lắng, thất vọng, tức giận, buồn phiền vì con cái

Thêm vào đó, em còn có thể chú ý dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thường xuyên tương tác với các thành viên trong gia đình, tâm sự, nói chuyện với bố mẹ, anh chị em trong nhà Nhờ đó, kéo gần khoảng cách giữa mọi người với nhau Em còn có thể tổ chức các buổi họp mặt gia đình vui vẻ, mọi người cùng ăn bánh uống trà, xem phim cùng nhau, cùng trò chuyện vui vẻ, rời xa màn hình điện thoại, máy tính

Trang 10

Như vậy, em có thể khiến gia đình mình thực sự là một ngôi nhà hạnh phúc Mỗi thành viên trong gia đình thấu hiểu, yêu thương lẫn nhau, mỗi người đều mong mỏi được về nhà và nhớ về gia đình như một nơi hạnh phúc nhất của cuộc đời

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XII 9 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3 Quốc hội số 52/2014/QH13, Luật Hôn nhân và Gia đình, ban hành ngày

19 tháng 6 năm 2014

4 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

-Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29 tháne 5 năm 2012

5 Đặng Cảnh Khanh Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Thanh niên,

Hà Nội

6 Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ờ Việt Nam, Nxb

KHXH,HàNội

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w