1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách kinh tế đối ngoại đề tài chính sách thu hút fdi của trung quốc từ năm 2000 2023 và bài học đối với việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngày nay, trong phạm trù đầu tư kinh tế thì đầu tư quốc tế là một mảng lớn và rất quan trọng do dòng luân chuyển các nguồn lực sản xuất vật chất vượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧⬧

-Lớp học phần: Chính sách kinh tế đối ngoại 01

Nguyễn Khánh Linh- 11213271 Phan Ánh Ngọc- 11214386 Hoàng Hương Giang- 11211745 Phạm Thị Kiều Oanh- 11218037

Hà Nội - 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI 3

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.2 Tác động của việc thu hút FDI 3

1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc 5

1.2.1 Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.2.2 Căn cứ ban hành chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.2.3 Chủ thể và đối tượng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.2.4 Mục tiêu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2011-2023 7

2.1 Thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc từ năm 2000-2023 7

2.1.1 Quy mô vốn đăng ký 7

2.1.2 Cơ cấu FDI 9

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp điện tử của TQ từ năm 2011-2023 10

2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2000-nay 10

2.3.1 Chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2020-nay 10

2.3 2 Chính sách thu hút FDI của TQ vào ngành Công nghiệp điện tử 13

2.4 Đánh giá chính sách của Trung Quốc 13

2.4.1 Điểm thuận lợi (đối với nền kinh tế, doanh nghiệp) 13

2.4.2 Khó khăn, hạn chế 13

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 15

3.1 Điểm tương đồng và khác biệt giữa VN và TQ (văn hóa, chính trị, xã hội) 15

3.1.1 Điểm tương đồng 15

3.1.2 Điểm khác biệt 16

3.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vào ngành CN điện tử 16

3.2.1 Thực trạng thu hút vốn FDI cho phát triển ngành CN điện tử của VN 16

3.2.2 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI tại Việt Nam ngành CN điện tử 17

3.3 Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho VN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

3

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày nay, trong phạm trù đầu tư kinh tế thì đầu tư quốc tế là một mảng lớn và rất quan trọng do dòng luân chuyển các nguồn lực sản xuất vật chất vượt ra khỏi biên giới các nước trở nên tất yếu

Đầu tư quốc tế được biểu hiện chủ yếu dưới hai hình thức cơ bản là đầu tư nước ngoài gián tiếp (Portfolio Foreign Investment - PFI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) Trong hai hình thức kể trên của đầu tư quốc tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được các nhà kinh tế rất chú trọng và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:

Người Trung Quốc cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác, là để có được hoặc tăng thêm “quyền cấm cái" trong thực thế kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy Như vậy đầu tư trực tiếp phản ánh quan hệ quốc tế về sản xuất rất sâu sắc.

Theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh.

Bản chất của FDI chính là việc chủ đầu tư người nước ngoài đầu tư vốn, tài sản, công nghệ, kinh nghiệm quản lý vào một quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận và bành trướng thế lực kinh tế Người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.

Sự luân chuyển các nguồn lực của sản xuất vật chất hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều vẻ trong đó hoạt động FDI không ngừng được mở rộng, mang tính đa dạng và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu Hoạt động đầu tư quốc tế nói chung và hoạt động FDI nói riêng có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của cả hai phía: nước đầu tư và nước nhận đầu tư, đặc biệt nếu nước nhận đầu tư là một nước đang phát triển như Việt Nam hoặc Trung Quốc thì FDI có tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.-

1.1.2 Tác động của việc thu hút FDI

1.1.2.1 Đối với nước đi đầu tư

Trang 4

Thứ nhất, các chủ đầu tư trực tiếp điều hành, quản lý và kiểm soát quá trình sử dụng

vốn, được hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình

Thứ hai, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài sẽ được chuyển thành máy móc thiết bị, công nghệ, vật tư nguyên liệu…

Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho bên nhận đầu tư Thông

qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý

1.1.3.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư theo chiều ngang (horizontal FDI): là hình thức các doanh nghiệp trong cùng ngành “nhằm mục đích mở rộng việc sản xuất các sản phẩm tương tự ở nước tiếp nhận đầu tư như các sản phẩm ở nước của NĐT trực tiếp” (Alexander Protsenko, 2004) Đó là việc các chi nhánh tại những quốc gia khác nhau thực hiện quá trình sản xuất tương tự như công ty mẹ ở chính quốc Hình thức FDI theo chiều ngang thường được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp muốn vượt qua những rào cản thương mại và giảm thiểu chi phí vận chuyển

Đầu tư theo chiều dọc (vertical FDI): là hình thức đầu tư vào các lĩnh vực nhằm cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất trong nước của công ty, hoặc đầu tư trực tiếp vào một ngành ở nước ngoài giúp tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công ty sản xuất trong nước Với “mục đích nhằm vào việc khai thác nguồn nguyên liệu hoặc ở gần người tiêu dùng thông qua kênh phân phối” (Alexander Protsenko, 2004) và “nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí cho sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí thuế quan…” (Helpman,1984), mỗi phần của quá trình sản xuất theo hình thức đầu tư này sẽ được thực hiện ở một nơi khác nhau trên thế giới

Đầu tư mới (GI): là đầu tư vào các cơ sở SXKD hoàn toàn mới, hoặc mở rộng một cơ sở SXKD đã tồn tại Hình thức đầu tư mới phổ biến trong trường hợp một quốc gia phát triển đầu tư trực tiếp vào một quốc gia ở trình độ phát triển thấp hơn

Mua lại và sáp nhập (M&A): là đầu tư theo hình thức mua lại hoặc hợp nhất với một cơ sở SXKD sẵn có ở nước nhận đầu tư Hình thức M&A giúp nhà ĐTNN tận dụng được thị trường cũng như kinh nghiệm, nguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại Hình thức này phổ biến trong trường hợp các quốc gia phát triển đầu tư lẫn nhau hoặc các quốc gia mới nổi đầu tư vào các quốc gia phát triển

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: là đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đó là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân

Doanh nghiệp liên doanh: là đầu tư theo hình thức doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa các

Trang 5

5

Chính phủ, trong đó các bên tham gia cùng góp vốn kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp của quốc gia nhận đầu tư, tỷ lệ vốn góp do các bên liên doanh thỏa thuận

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là đầu tư theo hình thức nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn, hoàn toàn thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập và quản lý Đây là hình thức mà nhà ĐTNN tự quản lý và tổ chức SXKD theo pháp luật của quốc gia sở tại, tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của mình

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): đây là hình thức đầu tư NĐT không thành lập pháp nhân mới mà hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà ĐTNN để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định Trong đó, các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành hoạt động SXKD ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, lĩnh vực kinh doanh, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhận đầu tư phê duyệt

Ngoài các hình thức chủ yếu trên, vốn FDI còn có các hình thức khác như đầu tư theo hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng chuyển - - - giao (BT) Hay FDI thay thế nhập khẩu (liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm mà trước đó phải nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư), FDI gia tăng xuất khẩu (được thúc đẩy bởi mong muốn tìm kiếm các nguồn đầu vào mới cho sản xuất như nguyên nhiên liệu và hàng hóa trung gian) và FDI theo nỗ lực của Chính phủ (việc Chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư khuyến khích các nhà ĐTNN trong nỗ lực nhằm cân bằng sự thâm hụt cán cân thanh toán); FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực, FDI tìm kiếm thị trường (market-seeking), FDI tìm kiếm hiệu quả, FDI tìm kiếm tài sản chiến lược… Hiện nay, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia WB, bên cạnh những hình thức đầu tư FDI truyền thống, một số hình thức đầu tư mới đã xuất hiện như: hợp đồng thuê gia công, thuê ngoài dịch vụ, khoán nông nghiệp, nhượng quyền, cấp phép và quản lý theo hợp đồng hay phương thức đầu tư xuyên biên giới không vốn góp (NEM)

Các hình thức mới này đang tạo ra xu hướng dịch chuyển, thậm chí đảo chiều của dòng vốn FDI, buộc các quốc gia phải có sự thay đổi cách thức quản lý và linh hoạt sử dụng các chính sách thu hút vốn

1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc

1.2.1 Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách thu hút FDI là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại nhằm điều chỉnh các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia Chính sách thu hút FDI được thể hiện cụ thể thành một hệ thống các chính sách, các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công cụ, biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Nhà nước của một quốc gia áp dụng trong từng thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.-

Chính sách thu hút FDI là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài Hình thức thể hiện của chính sách thu hút FDI là các văn bản pháp luật và các quy định hướng dẫn hoạt động FDI Nhìn vào hệ thống các chính sách này có thể thấy được mức độ bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, độ thông thoáng, hợp lý, hấp dẫn của môi trường đầu tư tại nước chủ nhà

Trang 6

6

1.2.2 Căn cứ ban hành chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trải qua các giai đoạn khác nhau, rất nhiều chính sách thu hút và sử dụng FDI của Trung Quốc đã lần lượt được ban hành và có những điều chỉnh với mức độ và trên các phương diện khác nhau Tính từ năm 1979 2006, Trung Quốc đã ban hành tổng cộng - 3.411 văn bản pháp quy có liên quan đến FDI, trung bình mỗi năm ban hành 122 văn bản Đó là các văn bản về các lĩnh vực lập pháp, tài chính thuế, ngành nghề, chế độ, công nghệ - cao, về quá trình xây dựng, ban hành, thực thi và sửa đổi các văn bản pháp quy chính sách FDI của Trung Quốc, căn cứ vào thời điểm nghiên cứu hoặc các tiêu chí khác nhau.

Về hệ thống Luật pháp: Căn cứ Hiến pháp nước CHND Trung Hoa, bộ luật về FDI trong các giai đoạn 1982 – 2020

1.2.3 Chủ thể và đối tượng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về chủ thể: Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chịu trách nhiệm đưa ra chính sách thu hút FDI

Về đối tượng của chính sách: Nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh

1.2.4 Mục tiêu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trung Quốc xác định mục tiêu trọng tâm của thu hút FDI vào đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, thúc đẩy thị trường hóa, pháp chế hoá, quốc tế hóa nền kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc:

Một là, thu hút và lợi dụng FDI một cách “tích cực, hợp lý, hữu hiệu” “Tích cực” là

dám ra sức thu hút và lợi dụng FDI “Hợp lý” là chỉ đạo đầu tư hợp lý, tối ưu hóa cơ cấu đầu tư nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thu hút và lợi dụng FDI “Hữu hiệu” là giỏi về thu hút và lợi dụng FDI, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc lợi dụng FDI.

Hai là, thu hút FDI phải phục vụ sự phát triển lâu dài, nhanh chóng và lành mạnh của Trung Quốc.

Ba là, thu hút FDI cần phải ngăn chặn việc coi nợ nước ngoài là biện pháp thường xuyên nhằm giải quyết khó khăn về tài chính và thu chi quốc tế mất cân đối, ngăn chặn xây dựng các hạng mục phi sản xuất bằng một số lượng vốn FDI lớn.

Bốn là, thu hút FDI phục vụ công tác thị trường hóa, pháp chế hóa nền kinh tế.Năm là, phục vụ mục tiêu quốc tế hóa nền kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho

rằng chiến lược thu hút FDI phải cân đối với chiến lược ngoại thương, phải có sự chỉ đạo xuất khẩu Thu hút FDI phải đề cập đến vấn đề giao lưu hai chiều của tiền vốn, tham gia vào phân công quốc tế.

Trang 7

7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2011-2023

2.1 Thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc từ năm 2000-2023

Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi tiếng thế giới về thu hút FDI, góp phần cải thiện năng suất xã hội và mức sống của người dân, đồng thời không ngừng củng cố vai trò và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như giá trị sản lượng công nghiệp, giá trị gia tăng công nghiệp, năm 2012 tăng trưởng với mức 6,3%(5), FDI đầu tư vào tài sản cố định chiếm 2% tổng mức đầu tư vào tài sản cố định của toàn xã hội; thu thuế đạt 2.176,88 tỷ NDT, chiếm 22,3% tổng mức thuế thu của cả nước này

2.1.1 Quy mô vốn đăng ký

Ngày 10/01/2002, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Sau đó, Trung Quốc đã có những sửa đổi và điều chỉnh cho phù hợp trong việc thu hút FDI Từ năm 2000, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc có xu hướng tăng Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập đạt 38.570 doanh nghiệp, tương đương trung bình hơn 100 doanh nghiệp thành lập mới mỗi ngày Theo số liệu mới nhất của UNCTAD, vốn FDI vào Trung Quốc năm 2020 đạt 149,34 tỷ USD, gấp 1,3 lần so với năm 2010 và gấp 3,7 lần so với năm 2000 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đại lục đạt tổng cộng 999,98 tỉ nhân dân tệ (khoảng 143,6 tỉ đô la Mỹ) trong năm 2020 và tăng vọt lên 1.150 tỉ nhân dân tệ vào năm 2021 Trong thời gian từ tháng 1 đến 11 2022, dòng vốn FDI đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước lên gần 1.160 tỉ nhân -dân tệ.

Trang 8

8

Hình 1.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Trung Quốc 2018-2022

Năm 2019 và 2020, mặc dù chịu tác động của những bất ổn kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của dịch Covid 19 và tác động của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc, - - nguồn vốn FDI “chảy” vào Trung Quốc vẫn tăng mạnh Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI năm 2020 đạt gần 1 nghìn tỷ CNY, tăng 6,2% so với năm 2019 (Hình 1.1)

Nguồn: Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc

Hình 1.2 Số lượng công ty đăng ký mới tại Trung Quốc từ 2012 -2022

Trang 9

9

Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách 5 nền kinh tế hàng đầu trong thu hút FDI Từ năm 2010 đến 2016, số lượng đăng ký hàng năm của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định, dao động trong khoảng 23.000 đến 28.000 Sau khi đạt đỉnh vào năm 2018 với khoảng 60.500 lượt đăng ký, số lượng công ty đăng ký mới lại giảm trong những năm tiếp theo (Hình 1.2) Năm 2020, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập đạt 38.570 doanh nghiệp, tương đương trung bình hơn 100 doanh nghiệp thành lập mới mỗi ngày Năm 2022, số doanh nghiệp mới thành lập nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Trung Quốc dao động ở mức xấp xỉ 38.497 Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc năm 2023 thấp nhất kể từ đầu thập niên 1990 Kể từ năm 1993 đến nay, chưa khi nào lượng vốn FDI mới vào Trung Quốc tính theo thước đo nói trên lại thấp như vậy Điều này cho thấy ảnh hưởng dai

Trung Quốc cũng phản ánh rằng doanh nghiệp nước ngoài đang rút vốn khỏi nước này do căng thẳng địa chính trị và sức hút của lãi suất cao hơn ở các nền kinh tế khác Các công ty đa quốc gia nhận thấy việc giữ tiền ở các quốc gia khác là hấp dẫn hơn giữ ở Trung Quốc, vì nhiều nền kinh tế lớn khác đã tăng lãi suất để chống lạm phát trong khi Trung Quốc hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng

2.1.2 Cơ cấu FDI

a Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế

Mặc dù sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã lan rộng từ miền Đông Trung Quốc vào các tỉnh nội địa, dòng vốn FDI nước ngoài vẫn chủ yếu hướng vào các vùng ven biển, nơi thu hút hơn 80% tổng đầu tư trong những năm gần đây Các công ty nước ngoài hoạt động tích cực nhất ở đồng bằng sông Dương Tử, cụ thể là ở Thượng Hải, Giang Tô và tỉnh Chiết Giang, ở Khu Vịnh Lớn ở Quảng Đông và ở phía bắc ở Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Sơn Đông Nhiều khoản đầu tư đã được thực hiện tại các Đặc khu Kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

b Cơ cấu FDI theo ngành

Phân bổ vốn FDI có đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm qua Trong khi lĩnh vực sản xuất nhận được khoảng 60% đầu tư hàng năm vào năm 2005, thì tỷ lệ đó đã giảm xuống còn khoảng 22% vào năm 2020 Ngày nay, hơn 70% giá trị đầu tư được chuyển vào lĩnh vực dịch vụ.

c Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư

Các trung tâm tài chính quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng các dòng tài chính nước ngoài đến Trung Quốc Theo các tài khoản chính thức, hơn 50% lượng vốn FDI vào Trung Quốc vào năm 2020 đã vào Trung Quốc thông qua Hồng Kông, trong khi một phần đáng kể cũng đến từ Quần đảo Virgin Các trung tâm tài chính này cung cấp các điều kiện hoặc dịch vụ thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế, những người trong hầu hết các trường hợp đều ở nước thứ ba.

Theo tính toán của UNCTAD, được thực hiện trong nỗ lực truy ngược lại các nhà đầu tư cuối cùng, khoảng 10,4% tổng vốn FDI vào Trung Quốc vào năm 2020 đến từ các nhà đầu tư ở Hoa Kỳ, 7,6% từ Nhật Bản và 6,1% từ Vương quốc Anh Chỉ 10,4% có nguồn gốc

Trang 10

10

từ Hồng Kông, trong khi 12.1% đến từ bên trong Trung Quốc, từ các công ty Trung Quốc không đăng ký ở đại lục.

Trong năm 2023, Vốn FDI của doanh nghiệp Đức vào Trung Quốc đã đạt kỷ lục gần 12

cho thấy doanh nghiệp Đức đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) tăng cường giám sát những khoản đầu tư này vì mối lo an ninh.

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp điện tử của TQ từ năm

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư lớn nhất thế giới, có quan hệ sâu rộng với Việt Nam Do vậy, nghiên cứu về các hoạt động đầu tư và thương mại tại Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo các tác động đến các nước/khu vực như ASEAN, trong đó có Việt Nam

2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2000-nay

2.3.1 Chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2020-nay

2.3.1.1 Chiến lược thu hút FDI

Chiến lược thu hút dòng vốn FDI của Trung Quốc được chia ra làm hai giai đoạn rất khác biệt về mặt chiến lược và định hướng phát triển, đó là giai đoạn trước những năm 2000 và giai đoạn từ năm 2000 trở về sau.

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w