1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách kinh tế đối ngoại đề tài hính sách thu hút fdi của trung quốc từ năm 2000 2023 và bài học đối với việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoàiNgày nay, trong phạm trù đầu tư kinh tế thì đầu tư quốc tế là một mảng lớn và rấtquan trọng do dòng luân chuyển các nguồn lực sản xuất vật chất vượt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐCTỪ NĂM 2000-2023 VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Lớp học phần: Chính sách kinh tế đối ngoại 01Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị HươngThành viên nhóm: Phạm Thị Thảo -11218047 Nguyễn Khánh Linh- 11213271 Phan Ánh Ngọc- 11214386 Hoàng Hương Giang- 11211745 Phạm Thị Kiều Oanh- 11218037

Hà Nội - 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI 3

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.2 Tác động của việc thu hút FDI 3

1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc 5

1.2.1 Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.2.2 Căn cứ ban hành chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.2.3 Chủ thể và đối tượng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.2.4 Mục tiêu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2011-2023 7

2.1 Thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc từ năm 2000-2023 7

2.1.1 Quy mô vốn đăng ký 7

2.1.2 Cơ cấu FDI 9

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp điện tử của TQ từ năm 2011-2023 10

2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2000-nay 10

2.3.1 Chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2020-nay 10

2.3 2 Chính sách thu hút FDI của TQ vào ngành Công nghiệp điện tử 13

2.4 Đánh giá chính sách của Trung Quốc 13

2.4.1 Điểm thuận lợi (đối với nền kinh tế, doanh nghiệp) 13

2.4.2 Khó khăn, hạn chế 13

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 15

3.1 Điểm tương đồng và khác biệt giữa VN và TQ (văn hóa, chính trị, xã hội) 15

3.1.1 Điểm tương đồng 15

3.1.2 Điểm khác biệt 16

3.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vào ngành CN điện tử 16

3.2.1 Thực trạng thu hút vốn FDI cho phát triển ngành CN điện tử của VN 16

3.2.2 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI tại Việt Nam ngành CN điện tử 17

3.3 Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho VN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày nay, trong phạm trù đầu tư kinh tế thì đầu tư quốc tế là một mảng lớn và rấtquan trọng do dòng luân chuyển các nguồn lực sản xuất vật chất vượt ra khỏi biên giới cácnước trở nên tất yếu

Đầu tư quốc tế được biểu hiện chủ yếu dưới hai hình thức cơ bản là đầu tư nướcngoài gián tiếp (Portfolio Foreign Investment - PFI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài(Foreign Direct Investment - FDI) Trong hai hình thức kể trên của đầu tư quốc tế thì đầutư trực tiếp nước ngoài được các nhà kinh tế rất chú trọng và đưa ra nhiều định nghĩa khácnhau:

Người Trung Quốc cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tư bản tạinước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác, là để có được hoặc tăngthêm “quyền cấm cái" trong thực thế kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy Như vậy đầu tư trựctiếp phản ánh quan hệ quốc tế về sản xuất rất sâu sắc.

Theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoàilà việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bấtkỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tựmình tổ chức sản xuất kinh doanh.

Bản chất của FDI chính là việc chủ đầu tư người nước ngoài đầu tư vốn, tài sản,công nghệ, kinh nghiệm quản lý vào một quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận và bành trướngthế lực kinh tế Người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điềuhành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.

Sự luân chuyển các nguồn lực của sản xuất vật chất hiện nay trên thế giới ngày càngnhiều vẻ trong đó hoạt động FDI không ngừng được mở rộng, mang tính đa dạng và chiếmvị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu Hoạt động đầu tư quốc tế nóichung và hoạt động FDI nói riêng có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của cả hai phía:nước đầu tư và nước nhận đầu tư, đặc biệt nếu nước nhận đầu tư là một nước đang pháttriển như Việt Nam hoặc Trung Quốc thì FDI có tác động không nhỏ đến mọi mặt của đờisống kinh tế - xã hội.

1.1.2 Tác động của việc thu hút FDI

1.1.2.1 Đối với nước đi đầu tư

Trang 4

Thứ nhất, các chủ đầu tư trực tiếp điều hành, quản lý và kiểm soát quá trình sử dụng

vốn, được hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình

Thứ hai, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài sẽ được chuyển thành máy móc thiết bị, công nghệ, vật tư nguyên liệu…

Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho bên nhận đầu tư Thông

qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý.

1.1.3.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư theo chiều ngang (horizontal FDI): là hình thức các doanh nghiệp trong cùngngành “nhằm mục đích mở rộng việc sản xuất các sản phẩm tương tự ở nước tiếp nhận đầutư như các sản phẩm ở nước của NĐT trực tiếp” (Alexander Protsenko, 2004) Đó là việccác chi nhánh tại những quốc gia khác nhau thực hiện quá trình sản xuất tương tự như côngty mẹ ở chính quốc Hình thức FDI theo chiều ngang thường được thực hiện trong trườnghợp doanh nghiệp muốn vượt qua những rào cản thương mại và giảm thiểu chi phí vậnchuyển

Đầu tư theo chiều dọc (vertical FDI): là hình thức đầu tư vào các lĩnh vực nhằmcung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất trong nước của công ty, hoặc đầu tư trực tiếp vàomột ngành ở nước ngoài giúp tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công ty sản xuất trongnước Với “mục đích nhằm vào việc khai thác nguồn nguyên liệu hoặc ở gần người tiêudùng thông qua kênh phân phối” (Alexander Protsenko, 2004) và “nhằm tối đa hóa lợinhuận và tối thiểu hóa chi phí cho sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí vận chuyển, chi phíthuế quan…” (Helpman,1984), mỗi phần của quá trình sản xuất theo hình thức đầu tư nàysẽ được thực hiện ở một nơi khác nhau trên thế giới

Đầu tư mới (GI): là đầu tư vào các cơ sở SXKD hoàn toàn mới, hoặc mở rộng mộtcơ sở SXKD đã tồn tại Hình thức đầu tư mới phổ biến trong trường hợp một quốc gia pháttriển đầu tư trực tiếp vào một quốc gia ở trình độ phát triển thấp hơn

Mua lại và sáp nhập (M&A): là đầu tư theo hình thức mua lại hoặc hợp nhất với mộtcơ sở SXKD sẵn có ở nước nhận đầu tư Hình thức M&A giúp nhà ĐTNN tận dụng đượcthị trường cũng như kinh nghiệm, nguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp bị sáp nhập,mua lại Hình thức này phổ biến trong trường hợp các quốc gia phát triển đầu tư lẫn nhauhoặc các quốc gia mới nổi đầu tư vào các quốc gia phát triển

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: là đầu tư theo hìnhthức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đó là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên đểtiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân

Trang 5

5Doanh nghiệp liên doanh: là đầu tư theo hình thức doanh nghiệp do hai bên hoặcnhiều bên hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa cácChính phủ, trong đó các bên tham gia cùng góp vốn kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻrủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công tyTNHH, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp của quốc gia nhận đầu tư, tỷ lệ vốngóp do các bên liên doanh thỏa thuận

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là đầu tư theo hình thức nhà ĐTNN đầu tư100% vốn, hoàn toàn thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập và quảnlý Đây là hình thức mà nhà ĐTNN tự quản lý và tổ chức SXKD theo pháp luật của quốcgia sở tại, tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của mình

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao(BOT): đây là hình thức đầu tư NĐT không thành lập pháp nhân mới mà hoạt động dựatrên văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà ĐTNN để xây dựng,kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định Trong đó, các bêntham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành hoạt động SXKD ở nước nhận đầu tư,trên cơ sở quy định rõ đối tượng, lĩnh vực kinh doanh, nghĩa vụ, quyền lợi của các bêntham gia Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và được cơ quan cóthẩm quyền của quốc gia nhận đầu tư phê duyệt

Ngoài các hình thức chủ yếu trên, vốn FDI còn có các hình thức khác như đầu tưtheo hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyểngiao (BT) Hay FDI thay thế nhập khẩu (liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm màtrước đó phải nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư), FDI gia tăng xuất khẩu (được thúcđẩy bởi mong muốn tìm kiếm các nguồn đầu vào mới cho sản xuất như nguyên nhiên liệuvà hàng hóa trung gian) và FDI theo nỗ lực của Chính phủ (việc Chính phủ của nước tiếpnhận đầu tư khuyến khích các nhà ĐTNN trong nỗ lực nhằm cân bằng sự thâm hụt cán cânthanh toán); FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực, FDI tìm kiếm thị trường (market-seeking), FDItìm kiếm hiệu quả, FDI tìm kiếm tài sản chiến lược… Hiện nay, theo kết quả nghiên cứucủa các chuyên gia WB, bên cạnh những hình thức đầu tư FDI truyền thống, một số hìnhthức đầu tư mới đã xuất hiện như: hợp đồng thuê gia công, thuê ngoài dịch vụ, khoán nôngnghiệp, nhượng quyền, cấp phép và quản lý theo hợp đồng hay phương thức đầu tư xuyênbiên giới không vốn góp (NEM)

Các hình thức mới này đang tạo ra xu hướng dịch chuyển, thậm chí đảo chiều củadòng vốn FDI, buộc các quốc gia phải có sự thay đổi cách thức quản lý và linh hoạt sửdụng các chính sách thu hút vốn.

1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc

1.2.1 Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách thu hút FDI là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại nhằm điềuchỉnh các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia Chính sách thuhút FDI được thể hiện cụ thể thành một hệ thống các chính sách, các quy định về hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài, các công cụ, biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài mà Nhà nước của một quốc gia áp dụng trong từng thời kỳ nhất định nhằm đạtđược những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách thu hút FDI là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ hấp dẫncủa môi trường đầu tư nước ngoài Hình thức thể hiện của chính sách thu hút FDI là cácvăn bản pháp luật và các quy định hướng dẫn hoạt động FDI Nhìn vào hệ thống các chínhsách này có thể thấy được mức độ bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, độ thông thoáng, hợplý, hấp dẫn của môi trường đầu tư tại nước chủ nhà

Trang 6

1.2.2 Căn cứ ban hành chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trải qua các giai đoạn khác nhau, rất nhiều chính sách thu hút và sử dụng FDI củaTrung Quốc đã lần lượt được ban hành và có những điều chỉnh với mức độ và trên cácphương diện khác nhau Tính từ năm 1979 - 2006, Trung Quốc đã ban hành tổng cộng3.411 văn bản pháp quy có liên quan đến FDI, trung bình mỗi năm ban hành 122 văn bản.Đó là các văn bản về các lĩnh vực lập pháp, tài chính - thuế, ngành nghề, chế độ, công nghệcao, về quá trình xây dựng, ban hành, thực thi và sửa đổi các văn bản pháp quy chínhsách FDI của Trung Quốc, căn cứ vào thời điểm nghiên cứu hoặc các tiêu chí khác nhau.

Về hệ thống Luật pháp: Căn cứ Hiến pháp nước CHND Trung Hoa, bộ luật về FDItrong các giai đoạn 1982 – 2020

1.2.3 Chủ thể và đối tượng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về chủ thể: Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chịu trách nhiệm đưara chính sách thu hút FDI.

Về đối tượng của chính sách: Nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đếnhoạt động đầu tư kinh doanh.

1.2.4 Mục tiêu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trung Quốc xác định mục tiêu trọng tâm của thu hút FDI vào đẩy nhanh sự pháttriển kinh tế, thúc đẩy thị trường hóa, pháp chế hoá, quốc tế hóa nền kinh tế trên cơ sở cácnguyên tắc:

Một là, thu hút và lợi dụng FDI một cách “tích cực, hợp lý, hữu hiệu” “Tích cực” là

dám ra sức thu hút và lợi dụng FDI “Hợp lý” là chỉ đạo đầu tư hợp lý, tối ưu hóa cơ cấuđầu tư nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thu hút và lợi dụng FDI “Hữu hiệu” là giỏivề thu hút và lợi dụng FDI, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc lợi dụngFDI.

Hai là, thu hút FDI phải phục vụ sự phát triển lâu dài, nhanh chóng và lành mạnh

của Trung Quốc.

Ba là, thu hút FDI cần phải ngăn chặn việc coi nợ nước ngoài là biện pháp thường

xuyên nhằm giải quyết khó khăn về tài chính và thu chi quốc tế mất cân đối, ngăn chặn xâydựng các hạng mục phi sản xuất bằng một số lượng vốn FDI lớn.

Bốn là, thu hút FDI phục vụ công tác thị trường hóa, pháp chế hóa nền kinh tế.Năm là, phục vụ mục tiêu quốc tế hóa nền kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc

cho rằng chiến lược thu hút FDI phải cân đối với chiến lược ngoại thương, phải có sự chỉđạo xuất khẩu Thu hút FDI phải đề cập đến vấn đề giao lưu hai chiều của tiền vốn, thamgia vào phân công quốc tế.

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐCTỪ NĂM 2011-2023

2.1 Thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc từ năm 2000-2023

Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi tiếng thế giới về thu hút FDI, gópphần cải thiện năng suất xã hội và mức sống của người dân, đồng thời không ngừng củngcố vai trò và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như giátrị sản lượng công nghiệp, giá trị gia tăng công nghiệp, năm 2012 tăng trưởng với mức6,3%(5), FDI đầu tư vào tài sản cố định chiếm 2% tổng mức đầu tư vào tài sản cố định củatoàn xã hội; thu thuế đạt 2.176,88 tỷ NDT, chiếm 22,3% tổng mức thuế thu của cả nướcnày

2.1.1 Quy mô vốn đăng ký

Ngày 10/01/2002, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) Sau đó, Trung Quốc đã có những sửa đổi và điều chỉnh cho phù hợptrong việc thu hút FDI Từ năm 2000, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc có xu hướng tăng.Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập đạt 38.570 doanh nghiệp,tương đương trung bình hơn 100 doanh nghiệp thành lập mới mỗi ngày Theo số liệu mớinhất của UNCTAD, vốn FDI vào Trung Quốc năm 2020 đạt 149,34 tỷ USD, gấp 1,3 lần sovới năm 2010 và gấp 3,7 lần so với năm 2000 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vàoTrung Quốc đại lục đạt tổng cộng 999,98 tỉ nhân dân tệ (khoảng 143,6 tỉ đô la Mỹ) trongnăm 2020 và tăng vọt lên 1.150 tỉ nhân dân tệ vào năm 2021 Trong thời gian từ tháng 1đến 11-2022, dòng vốn FDI đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước lên gần 1.160 tỉ nhândân tệ.

Trang 8

Hình 1.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Trung Quốc 2018-2022

Năm 2019 và 2020, mặc dù chịu tác động của những bất ổn kinh tế toàn cầu, ảnhhưởng của dịch Covid-19 và tác động của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc,nguồn vốn FDI “chảy” vào Trung Quốc vẫn tăng mạnh Theo báo cáo của Bộ Thương mạiTrung Quốc, FDI năm 2020 đạt gần 1 nghìn tỷ CNY, tăng 6,2% so với năm 2019 (Hình1.1)

Nguồn: Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc

Hình 1.2 Số lượng công ty đăng ký mới tại Trung Quốc từ 2012 -2022

Trang 9

9 Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách 5 nền kinh tế hàngđầu trong thu hút FDI Từ năm 2010 đến 2016, số lượng đăng ký hàng năm của các công tycó vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định, dao động trong khoảng 23.000 đến 28.000.Sau khi đạt đỉnh vào năm 2018 với khoảng 60.500 lượt đăng ký, số lượng công ty đăng kýmới lại giảm trong những năm tiếp theo (Hình 1.2) Năm 2020, số doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài mới được thành lập đạt 38.570 doanh nghiệp, tương đương trung bìnhhơn 100 doanh nghiệp thành lập mới mỗi ngày Năm 2022, số doanh nghiệp mới thành lậpnhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Trung Quốc dao động ở mức xấp xỉ 38.497 Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc năm 2023 thấp nhất kểtừ đầu thập niên 1990 Kể từ năm 1993 đến nay, chưa khi nào lượng vốn FDI mới vàoTrung Quốc tính theo thước đo nói trên lại thấp như vậy Điều này cho thấy ảnh hưởng daidẳng của các biện pháp chống Covid-19 hà khắc mà Trung Quốc áp dụng, ngay cả khi cácbiện pháp này đã chấm dứt vào cuối năm 2022, đầu 2023 Sự suy giảm của vốn FDI vàoTrung Quốc cũng phản ánh rằng doanh nghiệp nước ngoài đang rút vốn khỏi nước này docăng thẳng địa chính trị và sức hút của lãi suất cao hơn ở các nền kinh tế khác Các công tyđa quốc gia nhận thấy việc giữ tiền ở các quốc gia khác là hấp dẫn hơn giữ ở Trung Quốc,vì nhiều nền kinh tế lớn khác đã tăng lãi suất để chống lạm phát trong khi Trung Quốc hạlãi suất để kích thích tăng trưởng

2.1.2 Cơ cấu FDI

a Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế

Mặc dù sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã lan rộng từ miền Đông Trung Quốc vàocác tỉnh nội địa, dòng vốn FDI nước ngoài vẫn chủ yếu hướng vào các vùng ven biển, nơithu hút hơn 80% tổng đầu tư trong những năm gần đây Các công ty nước ngoài hoạt độngtích cực nhất ở đồng bằng sông Dương Tử, cụ thể là ở Thượng Hải, Giang Tô và tỉnh ChiếtGiang, ở Khu Vịnh Lớn ở Quảng Đông và ở phía bắc ở Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh SơnĐông Nhiều khoản đầu tư đã được thực hiện tại các Đặc khu Kinh tế, tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

b Cơ cấu FDI theo ngành

Phân bổ vốn FDI có đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm qua Trong khi lĩnh vực sản xuấtnhận được khoảng 60% đầu tư hàng năm vào năm 2005, thì tỷ lệ đó đã giảm xuống cònkhoảng 22% vào năm 2020 Ngày nay, hơn 70% giá trị đầu tư được chuyển vào lĩnh vựcdịch vụ.

c Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư

Các trung tâm tài chính quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng các dòngtài chính nước ngoài đến Trung Quốc Theo các tài khoản chính thức, hơn 50% lượng vốnFDI vào Trung Quốc vào năm 2020 đã vào Trung Quốc thông qua Hồng Kông, trong khimột phần đáng kể cũng đến từ Quần đảo Virgin Các trung tâm tài chính này cung cấp cácđiều kiện hoặc dịch vụ thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế, những người trong hầu hết cáctrường hợp đều ở nước thứ ba.

Theo tính toán của UNCTAD, được thực hiện trong nỗ lực truy ngược lại các nhà đầutư cuối cùng, khoảng 10,4% tổng vốn FDI vào Trung Quốc vào năm 2020 đến từ các nhàđầu tư ở Hoa Kỳ, 7,6% từ Nhật Bản và 6,1% từ Vương quốc Anh Chỉ 10,4% có nguồn gốc

Trang 10

10từ Hồng Kông, trong khi 12.1% đến từ bên trong Trung Quốc, từ các công ty Trung Quốckhông đăng ký ở đại lục.

Trong năm 2023, Vốn FDI của doanh nghiệp Đức vào Trung Quốc đã đạt kỷ lục gần 12tỷ euro, tương đương 13 tỷ USD, - theo dữ liệu từ Viện Kinh tế Đức (GEI) Dữ liệu nàycho thấy doanh nghiệp Đức đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại nền kinh tếlớn thứ hai thế giới ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) tăng cường giám sát những khoảnđầu tư này vì mối lo an ninh.

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp điện tử của TQ từ năm 2023

FDI đầu tư vào sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc tăng gần 60% trong năm2022 so với cùng kỳ năm trước – bất chấp những biến động kinh tế, xã hội.

Từ tháng 1 đến 11-2022, vốn FDI đầu tư vào sản xuất công nghệ cao ở Trung Quốc đãtăng 58,8%, trong khi FDI vào lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao tăng 23,5% so với cùng kỳnăm trước Có thể thấy, chiến lược chuyển trọng tâm vào công nghệ cao của nước nàynhững năm gần đây đang rõ nét hơn

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư lớn nhất thế giới,có quan hệ sâu rộng với Việt Nam Do vậy, nghiên cứu về các hoạt động đầu tư và thươngmại tại Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo các tác động đến cácnước/khu vực như ASEAN, trong đó có Việt Nam

2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2000-nay

2.3.1 Chính sách thu hút FDI của TQ từ năm 2020-nay

2.3.1.1 Chiến lược thu hút FDI

Chiến lược thu hút dòng vốn FDI của Trung Quốc được chia ra làm hai giai đoạn rấtkhác biệt về mặt chiến lược và định hướng phát triển, đó là giai đoạn trước những năm2000 và giai đoạn từ năm 2000 trở về sau.

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w