1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh kiểu truyện cô lọ lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam

292 2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 292
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Trong thời gian này, họ đã xuống tận vùng dân tộc thiểu số điều tra điền dã, kết quả là đã cho ra đời một số công trånh nghiên cứu đáng chú ý như: Truyện Hồng thủy của dân tộc Mông và tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-**** -

ĐƯỜNG TIỂU THI

SO SÁNH KIỂU TRUYỆN CÔ LỌ LEM

CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC MIỀN NAM TRUNG QUỐC VỚI

KIỂU TRUYỆN TẤM CÁM CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: Trang

0.1 Lý do chọn đề tài ……….…5

0.2 Lịch sử vấn đề ……… …6

0.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……….36

0.4 Mục đích của đề tài ………37

0.5 Phương pháp nghiên cứu ……….… 38

0.6 Đóng góp của luận án ……….…38

0.7 Cấu trúc của luận án ……….….39

NỘI DUNG: CHƯƠNG 1 PHÁC HOẠ DIỆN MẠO TYPE TRUYỆN CÔ LỌ LEM Ở MIỀN NAM TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM ….… ……… 40

1.1 Những lý luận cở sở về type truyện ……….….40

1.2 Khảo sát kết cấu và nội dung của type truyện Cô Lọ Lem ở miền Nam Trung Quốc ……… 44

1.3 Khảo sát kết cấu và nội dung của type truyện Tấm Cám Việt Nam ……… ………61

Tiểu kết chương 1 ……….75

CHƯƠNG 2 NHỮNG MOTIF CHÍNH TƯƠNG ĐỒNG TRONG TYPE TRUYỆN CÔ LỌ LEM Ở MIỀN NAM TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM ……….……… 78

2.1 Sự bạc đãi và trợ giúp ………… ……….……….78

2.1.1 Motif “đứa trẻ mồ côi bị đối xử bất công” ……….… … 79

2.1.1.1 Xung đột giữa då ghẻ con chồng ………79

2.1.1.2 Lý giải dân tộc học về motif “đứa trẻ mồ côi bị đối xử bất công” 86

2.1.2 Motif “Người trợ giúp thần kỳ” ……….……….… 85

2.2 Thay đổi thân phận bằng cuộc hôn nhân” ……… 88

Trang 3

2.2.1 Motif “cô gái nghâo lấy chồng hoàng tử”……… 88

2.2.2 Motif “chiếc giày xe duyän”……… ……….……….……… 92

2.2.2.1.Giày và nhân duyän nam nữ ……… …… 92

2.2.2.2 Đôi giày chỉ duy nhất một người đi vừa……… ….97

2.2.3 Quy luật phát triển trong nội bộ câu chuyện ……… 103

2.3 Bị giết hại và liên tục biến hình ……….… ……… 104

2.3.1 Motif “liän tục biến hånh” ……….104

2.3.1.1 Sự biến hånh và văn hoá chim ……… ………….108

2.3.1.2 Sự biến hånh và văn hoá cây ……….… …112

2.3.2 Hai dạng của type truyện Cô Lọ Lem ……… …….114

2.4 Đoàn tụ và trừng phạt …….……… ……117

2.4.1 Motif “người tốt được ban thưởng, người xấu bị trừng phạt” … 117

2.4.2 Kết thúc có hậu……….123

Tiểu kết chương 2 ……….……124

CHƯƠNG 3 SỰ KHÁC BIỆT TRONG TYPE TRUYỆN CÔ LỌ LEM Ở MIỀN NAM TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM ……….…….127

3.1 Những khác biệt do ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng …… 127

3.1.1 Khác biệt về thân phận của người trợ giúp thần kỳ ……… 127

3.1.2 Hånh tượng “trâu” trong bản kể các dân tộc miền Nam Trung Quố131 3.1.3 Yếu tố vu thuật được thể hiện trong bản kể miền Nam Trung Quốc.134 3.1.4 Biểu tượng “hoa”, “tre”, “trứng” được thể hiện trong các bản kể …138 3.1.5 Chi tiết truyện “ba thế giới” trong bản kể người Pu Péo ………… 144

3.2 Những khác biệt do ảnh hưởng của phong tục tập quán …… …145

3.2.1 Chi tiết “bộ tóc dài” trong một số bản kể……….……….145

3.2.2 Phong tục cưới đa dạng được thể hiện trong bản kể truyện ……….147

3.2.2.1 Tục cưới chị em ……….…148

3.2.2.2 Tục cướp vợ ……….… 149

Trang 4

3.2.3 Tånh tiết “kết duyän trong lễ lội” của một số bản kể……… 150

3.2.4 Tånh tiết “kết duyän khi đi xem hý khúc” trong một số bản kể truyện của miền Nam Trung Quốc 152

3.2.5 Tånh tiết “phân biệt vợ giả vợ thật qua Thần phán” trong một số bản kể truyện của miền Nam Trung Quốc.……… 154

3.2.6 Yếu tố “trầu” trong các bản kể Việt Nam……….…156

3.3 Những khác biệt do ảnh hưởng của văn học viết………….…… 158

3.3.1 Hånh tượng người con gái bạo dạn và người trợ giúp thần kỳ trong một số bản kể ……… ……….158

3.3.2 Văn bản thần tæch Ỷ Lan - hiện tượng lịch sử hoá cổ tæch Tấm Cám của người Việt……….159

3.4 Những kh á c biệt do ảnh hưởng của đời sống xã hội đương thời…163 3.4.1.Sự phản ánh tånh cảm “chuộng nho sĩ” trong một số bản kể của miền Nam Trung Quốc……….163

3.4.2 Sự phản ánh các mối quan hệ xã hội trong bản kể………… … 165

3.5 Những khác biệt do ảnh hưỏng của lịch sử xã hội cổ xưa……… 168

3.5.1 Cái chết của mẹ con då ghẻ……… ……… 168

3.5.2 “Báu vật” - một chi tiết độc đáo trong truyện Nàng Diệp Hạn…….178

Tiểu kết chương 3 ……….……183

KẾT LUẬN ………185

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 190

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……….…204

PHỤ LỤC ………205

1 Truyện Đạt Giá ………213

2 Muội sẹo và muội xinh (dân tộc Hán)………222

Trang 5

3 A Y Sở và A Yi Cẩu (dân tộc Di)……….…227

4 Trâu cái xanh (dân tộc Pu-mi)……… …235

5 Ba chị em (dân tộc Mông)………241

6 Nàng kão vàng (dân tộc Bạch)……….…249

7 Hai chị em (dân tộc Va) ……… ………254

8 Thu Liän (dân tộc Dao)……….…263

9 Chị Tấm và em Cám (dân tộc Kinh)………269

10 Cây hoa thần kỳ (dân tộc Đơ-ăng)……….273

11 Con cá vàng (lại có tän là “Cây đàn hương”, dân tộc Thái)………284

Bản photo truyện Nàng Diệp Hạn (nguyän văn tiếng Trung Quốc)………291

Trang 6

MỞ ĐẦU

0.1 Lý do chọn đề tài

Truyện kể dân gian là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hoá của mỗi dân tộc, so sánh truyện kể dân gian của các dân tộc khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm và giá trị của truyện dân gian cũng như quy luật sản sinh, diễn biến, lưu truyền của nó trong bối cảnh văn hoá dân tộc nói riêng và văn hoá nhân loại nói chung Ở Trung Quốc đã có không ít học giả bắt tay vào công việc nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian Trung Quốc với truyện kể của các nước phương Tây và các nước láng giềng như: Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan v.v… Nhưng cho đến nay, lĩnh vực nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam vẫn là một vùng đất bị bỏ hoang Trong khi đó Trung Quốc, Việt Nam là hai nước láng giềng sông liền sông núi liền núi, có nhiều nét tương đồng về văn hoá và cội nguồn dân tộc, nếu đem so sánh truyện dân gian của hai nước, chắc chắn chúng ta sẽ có thể khám phá ra nhiều điều lý thú

Trong kho tàng truyện kể dân gian, type truyện Cô Lọ Lem là một type

truyện được phổ biến rộng rãi ở hai nước Trung Quốc, Việt Nam nói riêng, và

cả thế giới nói chung Nhà folklore đương đại người Mỹ Sthith Thomspon

trong cuốn sách The Folklore (bản dịch tiếng Trung Quốc là: Phân loại học

truyện dân gian thế giới) đã chỉ ra rằng: “Có lẽ trong kho tàng truyện dân

Trang 7

gian của nhân loại, nổi tiếng nhất là type truyện Cô Lọ Lem”[132, tr.151] Theo Sthith Thomspon, type truyện Cô Lọ Lem chỉ riêng ở Châu Âu đã tìm

thấy hơn 500 dị bản, và cũng có tìm thấy ở những nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, thậm chí ở những nước Châu Phi và

Châu Mỹ Ở Trung Quốc, ngoài Nàng Diệp Hạn trong cuốn “Dậu Dương tạp trở” của ông Đoàn Thành Thức đời Đường được công nhận là văn bản ghi chép sớm nhất về type truyện Cô Lọ Lem, theo học giả Trung Quốc Lưu Hiểu Xuân: “Hiện chúng tôi đã nắm được 72 dị bản của 21 dân tộc Trung Hoa”[118, tr.29] Ở Việt Nam, type truyện Tấm Cám cũng đã được tìm thấy ở

nhiều dân tộc và là một trong những truyện cổ phổ biến nhất và được ưa thích nhất, theo học giả Việt Nam Nguyễn Tấn Đắc thống kế, hiện đã sưu tầm được

38 dị bản truyện Tấm Cám ở Việt Nam Truyện Tấm Cám Việt Nam nằm trong type truyện Cô Lọ Lem (Cô Tro Bếp), Chu Xuân Diän trong bài Về cái chết của mẹ con người då ghẻ trong truyện Tấm Cám cho rằng: “Truyện Tấm

Cám nằm trong một kiểu truyện thuộc loại phổ biến nhất thế giới Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương Tây cè tän là Cô Tro Bếp, vå vậy kiểu truyện này cè tän là kiểu truyện Cô Tro Bếp”[10, tr.13]

Tác phẩm văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng, chỉ có những tác phẩm có hình thức đẹp, phản ánh tâm lý và nội hàm văn hoá chung của loài người mới có thể phổ biến rộng rãi, được nhân dân truyền tụng Type

truyện Cô Lọ Lem là type truyện được phổ biến rộng rãi, số lượng dị bản

nhiều, nội dung phong phú, kết cấu chặt chẽ và là type truyện rất đỗi quen thuộc của nhân dân hai nước Trung Quốc Việt Nam Trên đây là những lý do khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu này

0.2 Lịch sử vấn đề

0.2.1 Tình hình nghiên cứu truyện kể dân gian ở Trung Quốc

Trang 8

Truyện kể dân gian Trung Quốc có bề dày lịch sử lâu dài, khoảng 2.500 năm trước vào thời Chiến Quốc, những ghi chép về “chuyện đầu đường xó chợ” có thể coi là văn bản ghi chép truyện kể sớm nhất Trong những sách cổ

như Sơn hải kinh 山海经, Liệt dị truyện列异传, Sưu thần ký搜神记 , Quảng

dị ký广异记, Dậu Dương tạp trở酉阳杂俎, Di kiên chí夷坚志, Nhĩ đàm 耳

谈 của các triều đại đã ghi chép vô số truyện dân gian Nhưng phải đến những năm đầu của thế kỷ 20, chúng mới được ghi chép và nghiên cứu dựa trên cơ

sở khoa học nhân văn

I Thời kỳ trước năm 1949

Dưới sự ảnh hưởng của phong trào “Ngũ Tứ”, năm 1920 Hội nghiên cứu

ca dao của Trường Đại học Bắc Kinh thành lập, năm 1922 Trường bắt đầu

phát hành tuần san Ca dao歌谣, năm 1927 Trường Đại học Trung Sơn phát

hành tuần san Dân tục 民俗, những sự kiện đó đã đánh dấu bước khởi đầu và phát triển của sự nghiệp nghiän cứu văn học dân gian Trung Quốc Vào những năm 30, công việc sưu tầm và xuất bản truyện dân gian đi vào đỉnh cao,

trong đó Tập hợp truyện dân gian 民间故事集 do Thư cục Bắc Tân xuất bản

là đáng chú ý hơn cả Bộ sách được chia làm ba nhóm: truyện cười dân gian

民间趣事, đồng thoại dân gian 民间童话(cổ tích thần kỳ), truyền thuyết民间

传说, có gần 40 quyển, mỗi quyển có 20- 40 truyện Với tổng số hơn nghìn truyện, có thể coi là một bộ tổng tập truyện dân gian đồ sộ của thời kỳ cận đại của Trung Quốc

Vào giai đoạn này, trong lĩnh vực nghiên cứu truyện kể có năm tên tuổi đáng chú ý nhất, đó là các nhà nghiän cứu Mao Thuẫn 茅盾, Chu Tác Nhân周作人, Triệu Cảnh Thâm 赵景深, Chung Kính Văn 钟敬文, Cố Hiệt Cương顾颉刚

Mao Thuẫn đã có công lớn trong việc dịch và giới thiệu tác phẩm học thuật của phương Tây và ông đã vận dụng những lý luận của Phương Tây vào

Trang 9

công việc nghiên cứu Chuyên luận của ông về thể loại thần thoại có: Nghiên cứu thần thoại Trung Quốc ABC 中国神话研究 ABC(1929), Tạp luận thần thoại神话杂论 (1929), Thần thoại Bắc Âu ABC北欧神话ABC(1930) Trong

đó, Nghiên cứu thần thoại Trung Quốc ABC được đánh giá cao nhất, đây là

chuyên luận đầu tiên nghiên cứu thần thoại bằng phương pháp khoa học phương Tây (phương pháp Nhân loại học 人类学方法) ở Trung Quốc Bộ sách gồm hai tập, tám chương, đã tập trung tìm hiểu về những vấn đề như

“bảo lưu và sửa chữa”, “tiến hoá và lý giải”, “quan niệm về vũ trụ”, “bộ tộc người khổng lồ và thế giới u minh”, “thần thoại trong giới tự nhiên”, v.v… Sự đóng góp của ông cho lĩnh vực nghiên cứu thần thoại không ai cè thể sánh được, ông được giới folklore đương đại tôn là người đặt nền móng cho thần thoại học Trung Quốc

Chu Tác Nhân 周作人 đã cè những bài viết như Đồng thoại lược luận

童话略论, Thần thoại và truyền thuyết神话与传说, Tập tục và thần thoại习俗和神话…, ông đã dịch và giới thiệu Thần thoại Hy Lạp希腊神话, Thần linh và anh hùng của Hy Lạp希腊神灵和英雄, ông có công trong việc giới thiệu phương pháp nghiên cứu của trường phái nhân loại học, thay đổi sự miệt thị và thành kiến của dân chúng lúc đó đối với truyện dân gian nèi riäng và văn học dân gian Trung Quốc nèi chung

Cố Hiệt Cương 顾颉刚 cè nhiều đèng gèp trong lĩnh vực nghiên cứu truyện kể, thành tựu lớn nhất mà ông đạt được là nghiên cứu về truyền thuyết

Nàng Mạnh Khương Ông bắt đầu nghiên cứu truyện Nàng Mạnh Khương từ năm 1921, chuyên luận dài Nghiên cứu truyện Nàng Mạnh Khương 孟姜女

故事研究(1927) của ông là trên cơ sở nắm bắt dòng tư liệu phong phú, đặt truyện vào bối cảnh lịch sử địa lý rộng lớn, nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời thế, phong tục, tâm lý dân chúng v.v…đối với sự diễn biến của truyện Nó được đánh giá là một viên ngọc minh châu trong văn nghệ dân gian Trung

Trang 10

Quốc

Chung Kính Văn 钟敬文 có bài viết nghiên cứu về các lĩnh vực như Dân Tục học và văn học dân gian Nhưng thành tựu nổi bật nhất mà ông đạt được

là về lĩnh vực nghiên cứu truyện cổ tích Ông cè những bài viết tiêu biểu

như: Sự giống nhau của truyện cổ tích Trung Quốc với Ấn Độ Châu Âu 中国

事型式 (1931), Thử tìm hiểu về kiểu truyện Chàng rắn 蛇郎故事试探

(1932), Kiểu truyện Nàng thiên Nga Trung Quốc中国的天鹅处女型故事

(1932) v.v… Tác phẩm Kiểu truyện cổ tích Trung Quốc 中国民间故事型式

là một công trånh mang tính khai phá, đầu tiän ông dự định nghiên cứu về

100 kiểu truyện ở Trung Quốc, nhưng viết đến 45 kiểu thì công việc bị bỏ dở Trong 45 kiểu truyện mà ông đã nghiän cứu chủ yếu gồm những truyện thần

kỳ và truyện đời sống phổ biến nhất ở Trung Quốc Ông đã đi sâu nghiên cứu

về những kiểu truyện Nàng thiên nga, Chàng rắn, Chàng cóc, Nàng tiän ốc…

Triệu Cảnh Thâm 赵景深 đóng góp lớn trong việc dịch và giới thiệu thành quả nghiên cứu truyện dân gian của Châu Âu, tác phẩm dịch của ông

gồm có Thần thoại và truyện cổ tích 神话和民间故事, Tuổi thơ của tiểu thuyết 小说的童年 Tác phẩm nghiên cứu truyện cổ tích có: Đồng thoại luận tập童话论集, Đồng thoại học nhập môn 童话学ABC, Nghiên cứu truyện cổ

究 của ông gồm 10 bài viết, sau khi xuất bản vào năm 1929, từng được ví như

“một đoá hoa độc nhất vô nhị” Cuốn Đồng thoại học nhập môn 童话学 ABC với hai chương đầu giới thiệu về lý luận cơ bản của trường phái Nhân loại học

và năm chương tiếp theo là sự nghiän cứu và giới thiệu việc so sánh một số kiểu truyện nổi tiếng của trường phái nhân loại học phương Tây Sách do Thư cục thế giới xuất bản vào năm 1929, hơn nửa thế kỷ sau lại được Nhà xuất

Trang 11

bản hiệu sách Thượng Hải photo tái bản và phát hành, công trånh đã cè ảnh hưởng to lớn đối với các học giả Trung Quốc trong việc tìm hiểu, tiếp thu thành quả và các phương pháp nghiên cứu của phương Tây

Năm 1937 cuộc chiến tranh chống Nhật bùng nổ, một số lớn học giả gồm các chuyän gia dân tộc học, xã hội học, văn học, sử học…đã từ các đô thị lớn rời đến vùng biên cương tây nam tị nạn Trong thời gian này, họ đã xuống tận vùng dân tộc thiểu số điều tra điền dã, kết quả là đã cho ra đời một

số công trånh nghiên cứu đáng chú ý như: Truyện Hồng thủy của dân tộc Mông và truyền thuyết Phục Hy Nữ Oa 苗族的洪水故事与伏羲女娲的传

(Nhuế Dật Phu 芮逸夫 1938), Báo cáo điều tra dân tộc miền tây tỉnh Hồ

声 1938), Nghiên cứu thần thoại các dân tộc tây nam Trung Quốc中国西南

(Văn Nhất Đa 闻一多, 1942) v.v… Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng của ngành thần thoại học Trung Quốc, tầm nhìn của thần thoại học được mở rộng, quan niệm cũng đã được thay đổi lớn, việc nghiän cứu thần thoại của Trung Quốc đã không chỉ bó hẹp vào những ghi chép trong điển tích Bởi các nhà nghiän cứu đã sưu tầm được nhiều tư liệu thần thoại sống từ những dân tộc chậm tiến, và vẫn cçn ở vào giai đoạn cuối thời kỳ xã hội thị tộc Những thành quả nghiên cứu này đã ảnh hưởng sâu sắc tới các học giả, các nhà nghiän cứu thế hệ sau

II Thời kỳ sau năm 1949

Vào những năm 50, sau khi thành lập Hội nghiên cứu văn nghệ dân gian, công việc sưu tầm truyện dân gian trở nên sôi động hơn, giai đoạn này đã hơn

500 tập truyện đã được xuất bản, thæ dụ như Tuyển tập truyện dân gian Trung

Trang 12

v.v… Số lượng những công trånh, những bài viết nghiên cứu trong giai đoạn

này còn tương đối ít, tiêu biểu như những bài: Tập bàn luận mới về văn nghệ dân gian民间文艺新论集 (Chung Kính Văn 钟敬文) , Tản luận văn học dân

thoại Trung Quốc中国古代宗教与神话考 (Đinh Sơn 丁山) v.v… Do hạn

chế về điều kiện lịch sử, những thành quả nghiên cứu thời kỳ này chủ yếu còn thô sơ, đơn giản và chưa chuyän sâu Song tính tích cực của các công trånh thể hiện ở chỗ: đã sử dụng nhiều tư liệu để chứng minh quần chúng nhân dân

là người sáng tạo ra của cải vật chất lẫn tinh thần, văn học dân gian có nội hàm văn hóa xã hội sâu sắc, thể hiện trí tuệ của nhân dân lao động Điều này

đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm sai lầm xưa nay của nhân dân đại chúng đối với văn học dân gian

Trong thời kỳ mười năm “Cách mạng văn hoá”, các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc Trung Quốc bị coi là “đối tượng” để “cách mạng triệt để” Trong thời gian này, công việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian hầu như bị gián đoạn hoàn toàn

Từ những năm 80 của thế kỷ XX công việc sưu tầm và nghiên cứu truyện dân gian Trung Quốc bắt đầu khởi sắc, và dần đi vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay Trong đè, gồm những công trånh lớn về sưu tầm truyện kể dân gian Trung Quốc Đè là:

Bộ Tư liệu văn học dân gian 民间文学资料: Năm 1966, tỉnh Quý Châu

đã xuất bản bộ Tư liệu văn học dân gian gồm hơn 50 tập Đến đầu thập kỷ 80

thế kỷ XX, xuất bản thêm hơn 40 tập, tổng cộng là 97 tập Vào đầu thập kỷ 90,

Nxb Nhân Dân Quý Châu đã cho xuất bản Tùng thư tinh tuyển văn học dân

Trang 13

gian Quý Châu 贵州民间文学选粹丛书 (Lô Huệ Long 卢惠龙 chủ biên), gồm: Ca dao dân gian Quý Châu贵州民间歌谣, Truyện cổ tích Quý Châu

dân gian Quý Châu贵州民间长诗, Bài ca Tì Bà dân tộc Đồng侗族大歌琵琶

, Bài ca cổ dân tộc Mông苗族古歌, Truyện thơ dân tộc Di 彝族叙事诗, Song ca dân tộc Thuỷ水族双歌, Bàn đến văn học cổ đại dân tộc Di彝族古代

文论, Văn học Ma Kinh dân tộc Bố Y布依族摩经文学 Những thành tích huy

hoàng về văn học dân gian mà một tỉnh vùng sâu vùng xa như Quý Châu đạt được thật đáng khâm phục

Bộ Tổng tập truyện dân gian các dân tộc Trung Hoa中华民族故事大系: gồm 16 tập, do Nxb Văn Nghệ Thượng Hải tổ chức với hơn 7.000 người trên toàn quốc tham gia qua 15 năm sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn đã cho xuất bản vào năm 1995 Trong đè gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn của 56 dân tộc anh em, nội dung và hình thức đa dạng, vừa giữ được bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc đồng thời phản ánh toàn cảnh truyện dân gian cả nước, phần lớn là truyện lần đầu tiän xuất bản Chung Kính Văn đã cè ý kiến đánh giá về bộ sách như sau: “Đây là một sự kiện vĩ đại về công việc xuất bản thành quả văn học dân gian các dân tộc” Bộ sách gồm hơn 2.500 truyện, hơn 12.000.000 chữ, là một bộ tổng tập văn học dân gian đồ sộ nhất lúc bấy giờ, và là một đóng góp lớn cho sự nghiệp nghiän cứu văn học dân gian Trung Quốc

Bộ Kho tàng truyện dân gian Trung Quốc chọn lọc中国民间故事精品

文库 gồm 10 tập, Nhà xuất bản Phát thanh truyền hình Trung Quốc ấn hành vào năm 1996, do Lưu Tæch Thành 刘锡诚, Mã Xương Nghi,马昌仪 Cao Tụ

Thành 高聚成 chủ biên tập I: Truyện thần thoại Trung Quốc 中国神话故事,

tập II: Truyện truyền kỳ anh hùng dân gian Trung Quốc中国民间英雄传奇故

, tập III: Truyện tình dân gian Trung Quốc中国民间爱情故事, tập IV:

Trang 14

Truyện mưu trí dân gian Trung Quốc中国民间智谋故事, tập V: Truyện loài vật Trung Quốc中国动物故事, tập VI: Truyền thuyết danh nhân Trung Quốc

VIII: Truyện dân tục Trung Quốc中国民俗故事, tập IX: Truyền thuyết phong vật địa phương Trung Quốc中国地方风物传说, tập X: Truyện khôi hài Trung

dân gian đã được sưu tầm từ những năm 20-30 và những truyện mới được sưu tầm lần đầu tiên ra mắt độc giả

Bộ Tổng tập truyện dân gian Trung Quốc中国民间故事集成: Đây là một trong ba bộ tổng tập văn học dân gian do Bộ Văn hoá, Uỷ ban dân tộc quốc gia, Hội nghiên cứu dân gian Trung Quốc tổ chức biên soạn Công việc sưu tầm văn học dân gian mang tính toàn diện bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào năm 1987 với quy mô lớn chưa từng có ở Trung Quốc Theo thống

kê chưa đầy đủ, những mẩu truyện được ghi chãp cè hơn 1.800.000 truyện, trên thực tế đã vượt xa con số này Các bộ tổng tập với phạm vi quốc gia được xuất bản chænh thức trước đây thường chỉ tinh tuyển một số lượng truyện nhất

định Cçn ở các địa phương thå đã cho ra mắt các bộ Tập tư liệu về văn học dân gian民间文学集成资料集 của địa phương lấy đơn vị là thành phố,

huyện, thậm chí là xã Phần lớn truyện trong bộ tổng tập là mới được sưu tầm từ khắp nơi trän đất nước Trung Quốc, một phần khác chọn lại từ những tác phẩm ghi chãp văn học dân gian đầu thế kỷ XX Bộ sách biên soạn theo nguyên tắc “tính khoa học, tính toàn diện, tính tiêu biểu”, trong đó “tính khoa

học” là nguyän tắc hạt nhân Bộ Tổng tập truyện dân gian Trung Quốc vừa là

một công trình văn hoá cỡ lớn vừa là một công trình nghiên cứu học thuật quan trọng

Trong thời kỳ này, Trung Quốc đã lần lượt cho xuất bản những giáo trình

như: Khái luận văn học dân gian民间文学概论 (Chung Kính Văn, Nxb Văn

Trang 15

nghệ Thượng Hải, 1980), Văn học dân tộc thiểu số Trung Quốc中国少数民族文学 Thượng – Trung - Hạ (Mao Tinh 毛星, Nxb Nhân dân Hồ Nam,

1983), Khái yếu văn học dân gian Trung Quốc中国民间文学概要 (Đoàn Bảo Lâm 段宝林, Nxb Đại học Bắc Kinh, 1985), Mười bài giảng về khái luận văn học dân gian民间文学概论十讲 (Lưu Thủ Hoa 刘守华, Nxb Giáo dục

Hồ Bắc, 1985), Lý luận cơ sở văn học dân gian dân tộc 民族民间文学基础

理论(Đào Lập Phiên 陶立璠, Nxb Dân tộc Quảng Tây, 1985), Giáo trình văn nghệ học dân gian giản yếu 简明民间文艺学教程 (Diệp Xuân Sinh 叶春生, Nxb Văn nghệ Hồ Nam, 1987), Văn nghệ học dân gian Trung Quốc 中国民间文艺学 (Chu Hồng Hưng 周红兴, Nxb Văn hoá nghệ thuật, 1987), Cơ sở văn học dân gian và dân tục học民间文学与民俗学基础 (Trương Dư 张余,

Nxb Liên hợp các trường đại học Sơn Tây, 1994), Nguyên lý văn nghệ học dân gian 民间文艺学原理 (Trương Tử Thần 张紫晨, Nxb Văn nghệ Hoa

Sơn, 1991), Bàn luận mới về văn học dân gian Trung Quốc 中国民间文学新

(Cao Quốc Phiên 高国藩, Nxb Đại học Hà Hải, 1996), Văn học dân gian Trung Quốc 中国民间文学 (Lý Huệ Phương 李惠芳, Nxb Trường Đại học

Vũ Hán, 1996) v.v… Nhiều công trånh đại cương về văn học dân gian mang tính tổng hợp được xuất bản, khẳng định văn nghệ học dân gian Trung Quốc

đã là một chuyên ngành cóhệ thống học thuật tương đối hoàn thiện

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu mang tính tiäu biểu của ngành folklore Trung Quốc những năm gần đây

Về truyện cổ tích có những công trånh: Sơ bộ tìm hiểu truyện cổ tích Trung Quốc中国民间故事初探 (Thiên Ưng 天鹰, 1982), Cương yếu cổ tæch

口承故事论(Hứa Ngọc 许钰, 1999), Tùng thư văn học sử các dân tộc thiểu số Trung Quốc 中国少数民族文学史丛书 , trong bộ sách này đã phân biệt nghiên cứu về văn học sử của các dân tộc thiểu Đặc biệt, cuốn Lịch sử truyện

Trang 16

cổ tích Trung Quốc中国民间故事史 (Lưu Thủ Hoa, 1999) do Nxb Giáo dục

Hồ Bắc xuất bản vào tháng 9 năm 1999 với hơn 700.000 chữ, được đánh giá

là một công trånh nghiên cứu có tính khai phá Dựa trên nguồn tư liệu dồi dào, tác giả đã bình giải một cách có hệ thống về văn bản ghi chép hơn hai nghìn năm nay, về kiểu truyện, hoạt động kể chuyện và công việc nghiên cứu truyện

cổ tích ở Trung Quốc; đồng thời đã vận dụng những thành quả và phương pháp nghiên cứu mới của các trường phái như Văn hóa nhân loại học, Dân tục học, Văn học so sánh vào việc nghiên cứu lịch sử truyện cổ tích Trung Quốc Trong đè, tác giả vừa phân tích về “motif” và “type” của truyện, vừa lý giải

về văn hoá dân tộc đã ẩn chứa trong đó, tìm ra lịch sử sống thực của truyện Công trånh này đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho chuyän ngành lịch

sử truyện cổ tích Trung Quốc

Về thần thoại học, là những công trånh: Lịch sử thần thoại Trung Quốc

国神话大词典(Viên Kha 袁珂, 1988), Sở từ và thần thoại楚词与神话 (萧兵 Tiêu Binh, 1986), Triết học thần thoại Trung Quốc中国神话哲学 (Diệp Thư

Hiến 叶舒宪, 1992), Kết cấu tư duy của thần thoại học Trung Quốc 中国神

Về truyền thuyết học cũng đã cè những công trånh: Tập hợp luận văn truyện Nàng Mạnh Khương孟姜女故事论文集 (1984), Bốn truyền thuyết đứng đầu Trung Quốc 中国四大传说(Hạ Học Quân 贺学军, 1989), Truyền thuyết cổ đại Trung Quốc 中国古代传说(Trương Tử Thần 张紫晨, 1986), Đại từ điển truyện truyền thuyết Trung Quốc中国传说故事大词典 (Kỳ Liên Hưu 祁连休, Tiêu Lợi 萧莉 chủ biên, 1992) v.v…

Các hoạt động nghiên cứu lý luận sôi nổi và việc giao lưu học thuật với thế giới được triển khai rộng rãi, đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu văn học dân gian Trung Quốc mở rộng về phạm vi, không ngừng đổi mới nhờ tiếp

Trang 17

thu những quan niệm và phương pháp tiếp cận mới Trong đè những phương pháp nghiên cứu được các nhà folklore Trung Quốc đặc biệt quan tâm gồm cè:

1 Phương pháp nghiän cứu theo trường phái Phần Lan:

Phương pháp nghiän cứu của trường phái Phần Lan đè là phương pháp yäu cầu việc sưu tầm nhiều dị bản của cùng một kiểu truyện, đồng thời phân tích tỉ mỉ về yếu tố lịch sử địa lý trong các dị bản đè Phương pháp này giúp

ta tìm ra bản gốc và cội nguồn của truyện Đồng thời việc đem so sánh bản gốc với các dị bản truyện, hình dung ra hoạt động diễn biến của các dị bản trong bối cảnh không gian và thời gian khác nhau, như thế sẽ cè thể hiểu được “đời sống thực” của truyện Phương pháp nghiän cứu của trường phái Phần Lan khi đưa ra thực tế ứng dụng thường gặp khè khăn, và đôi khi không đạt được kết luận chính xác, nhưng phương pháp này đã mở ra hướng nghiän cứu mới cho công việc nghiên cứu truyện dân gian Trung Quốc

Thành tựu lớn nhất của trường phái Phần Lan là cho ra đời Bảng mục lục tra cứu kiểu truyện do Antti Aarne biên soạn và sau đè được Stith

Thompson bổ sung và sửa chữa, tác phẩm này đã trở thành sách công cụ thông dụng để tra cứu truyện dân gian thế giới

Ứng dụng phương pháp nghiän cứu của trường phái Phần Lan, học giả

W.Eberhard người Đức đã cho ra đời cuốn Kiểu truyện dân gian Trung Quốc

lục tra cứu đầu tiên về truyện dân gian Trung Quốc, trong 40 năm sau khi cuốn sách xuất bản, nó đã đảm nhận vai trò là sách công cụ tra cứu kiểu truyện duy nhất để giới folklore Châu Âu tìm hiểu và nghiên cứu truyện dân gian Trung Quốc Tư liệu của cuốn sách này chủ yếu được tác giả thu thập từ những tỉnh ven biển Đông Nam Trung Quốc, và việc ông đã gạt truyện dân gian Tây Tạng ra khỏi truyện dân gian Trung Quốc, đây là một khiếm khuyết

Trang 18

to lớn của công trånh này

Nhà nghiän cứu Đinh Nãi Thông đã mất hơn 10 năm mới cho ra đời

Bảng mục lục tra cứu kiểu truyện dân gian Trung Quốc中国民间故事类型索

vào năm 1978, tác giả đã sưu tầm được hơn 580 loại tư liệu truyện dân

gian khắp nước trước năm 1966, trong đó gồm nhiều tư liệu truyện của các dân tộc thiểu số Từ hơn 7.300 truyện tác giả đã quy nạp ra 843 kiểu truyện Cuốn sách được xây dựng dựa trên cơ sở bản mục lục A - T thông dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giới folklore các nước tiến hành công việc so sánh truyện dân gian của các nước với nhau

Năm 2000, tập I, tập II của bộ Bảng mục lục tra cứu kiểu truyện dân gian Trung Quốc中国民间故事类型索引 của Kim Vinh Hoa 金荣华 (Đài

Loan) được xuất bản Tư liệu được lấy làm cơ sở nghiän cứu của bộ sách này

là 7 cuốn Tổng tập truyện dân gian đã được xuất bản chính thức, quy nạp ra

263 type truyện Bảng mục lục tra cứu của Kim Vinh Hoa đã dựa trên cơ sở

Bảng mục lục tra cứu kiểu truyện của ông Đinh Nãi Thông, theo tình hình

thực tế của truyện dân gian Trung Quốc, cải cách bổ sung một số chỗ cçn khiếm khuyết Công việc của ông tiếp tục theo tiến trình xuất bản của các

Tổng tập truyện dân gian các tỉnh

Gần đây giới folklore Trung Quốc đang đề ra hướng biên soạn một bộ

Bản mục lục tra cứu vừa thể hiện được diện mạo đích thực của truyện dân

gian Trung Quốc, vừa mang tính quy luật của truyện dân gian thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giới floklore trong và ngoài nước cè thể tra cứu và tìm hiểu kỹ hơn về kho tàng truyện dân gian Trung Quốc

Ngoài những bộ mục lục tra cứu type truyện ra,Trung Quốc công bố rất nhiều bài viết vận dụng phương pháp của trường phái Phần Lan, trong đó tiêu

biểu nhất là cuốn Nghiên cứu kiểu truyện dân gian Trung Quốc中国民间故

Trang 19

Trung, 4/2003) Đây là cuốn chuyän luận đã tuyển chọn nhiều bài viết của các học giả Trung Quốc nghiên cứu về kiểu truyện Chuyän luận được đánh giá là một thành quả to lớn trong việc vận dụng phương pháp của trường phái Phần Lan Trong đè gồm cè 60 bài viết phân biệt lý giải, phân tích về 60 kiểu truyện phổ biến nhất ở Trung Quốc, và đây là những bài viết có giá trị học thuật cao

2 Phương pháp tự sự học:

Nhà bác học Vladimir Iakovlevits Propp, nhà folklore Liên Xô cũ đã sáng lập ra lý thuyết phân tích hình thái truyện dân gian Lý thuyết này chủ trương phải tiến hành công việc mô tả kết cấu cốt truyện song song với việc miêu tả một cách khoa học và phân loại một cách chính xác đối với tånh tiết của truyện, phải gắn ý nghĩa văn bản với hình thức kết cấu cốt truyện Tác phẩm tiäu biểu cho phương pháp nghiän cứu hình thái học truyện cổ tæch của

ông Vladimir Iakovlevits Propp là Hình thái học truyện cổ tæch 民间故事形

态学(1928), được giới folklore châu Âu khẳng định là kiệt tác đặt nền móng cho chủ nghĩa kết cấu 结构主义 và cè ảnh hưởng to lớn đối với chủ nghĩa kết cấu tự sự học sau này

Mãi đến những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, giới nghiän cứu văn học Trung Quốc mới sử dụng phương pháp tự sự học vào lĩnh vực nghiên cứu truyện dân gian Việc tìm hiểu về tính tự sự của truyện dân gian đã mở ra một hướng mới cho sự nghiệp nghiên cứu truyện dân gian Trung Quốc Sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX càng có nhiều học giả quan tâm sử dụng phương pháp này, và gặt hái được nhiều thành công lớn, trong đó có hai chuyên luận

tiêu biểu: Thứ nhất, đè là Tự sự học thần thoại 神话叙事学của Trương Khai Diệm 张开焱 (1994) là chuyên luận đầu tiên trong nước đã vận dụng phương pháp tự sự học (kết hợp các phương pháp nhân loại học, văn hoá học, ngôn ngữ học v.v…) Chuyên luận này đã miêu tả và phân tích một cách hệ

Trang 20

thống về kết cấu tự sự trong thần thoại thượng cổ, đánh dấu công việc nghiên cứu tænh tự sự truyện dân gian của Trung Quốc đạt đến trình độ lý luận tương

đối cao Thứ hai là luận án tiến sĩ Nghiên cứu hình thái truyện dân gian Trung Quốc中国民间故事形态研究 của Lý Dương 李扬 (Trường Đại học Hồng Kông) Đây là chuyên luận điển hình nghiän cứu về tính tự sự truyện dân gian, đồng thời cũng là chuyên luận nghiên cứu toàn diện về hình thái truyện dân gian một cách cè hệ thống của Trung Quốc hiện nay Luận văn nghiän cứu về hånh thức chức năng của truyện dân gian Trung Quốc và được chia làm ba chương: Chức năng luận, Thứ tự luận, Vai trç luận Trong luận văn tác giả chủ yếu vận dụng lý thuyết phân tích hình thái truyện dân gian của V.Ia Propp, kết hợp với lý luận tự sự học và lý giải về hình thái kết cấu tự sự của truyện dân gian Trung Quốc

Lý luận tự sự học của Châu Âu đã gèp phần làm phong phú và thúc đẩy mạnh mẽ công việc nghiän cứu truyện dân gian Trung Quốc cũng như việc sử dụng phương pháp tự sự học, đã cè ảnh hưỏng sâu sắc tới sự nghiệp nghiên cứu văn học dân gian Trung Quốc nèi chung và truyện dân gian Trung Quốc nèi riäng

3 Phương pháp nhân học văn hoá

Nhân học văn hoá (cultural anthropology) là một môn khoa học nghiên cứu về con người, dựa trän những đặc điểm sinh lý và đặc điểm văn hóa xã hội của con người Mãi đến thế kỷ XIX, sau khi tiến hoá luận xuất hiện, nó

mới trở thành một môn khoa học thật sự Tác phẩm Văn hóa nguyên thuỷ của

học giả Edward Tylor được xuất bản, khiến cho ngành nhân học văn hoá phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực nghiên cứu này không ngừng được mở rộng và hiện đang là một bộ môn khoa học nhân văn có ảnh hưởng to lớn trên quốc tế Lý luận và phương pháp nghiên cứu của nhân loại học Phương Tây đã được giới thiệu ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX, và đã ảnh hưỏng to lớn đến các nhà

Trang 21

nghiän cứu lúc bấy giờ, thæ dụ Mao Thuẫn khi viết Sơ bộ tìm hiểu về thần thoại Trung Quốc 中国神话研究初探 (1928) đã vận dụng phương pháp tiến

hoá luận cổ điển của nhân học văn hoá

Những năm 80-90 của thế kỷ XX ở Trung Quốc việc tiếp thu lý luận và phương pháp nghiän cứu của nhân học phương Tây để nghiên cứu văn học dân gian đã là một hiện tượng rất phổ biến trong giới flokfore Phương pháp này chủ yếu được vận dụng để nghiên cứu thần thoại và truyện cổ tích, đã cè

những tác phẩm, chuyän luận nghiän cứu được xuất bản như: Thần thoại là truyện ảo tưởng về cuộc đấu tranh cè tænh nguyän thuỷ giữa loài người và tự nhiên 神话是人类与自然斗争的原始性幻想故事 (Tiêu Binh 肖兵, 1985), Thần thoại diều hâu của các dân tộc phương Bắc và văn hoá Shaman 北方民 族鹰神话与萨满文化(Lang Anh 郎樱, 1988), Khảo sát truyện cổ tích bằng phương pháp nhân học văn hoá 民间故事的文化人类学考察 (Lưu Tæch

Thành 刘锡诚, 1994), Thần thoại và tín ngưỡng Nữ Oa (Dương Lợi Tuệ, Nxb Khoa học xã hội, 1997), Vạn vật cè linh hồn và sự chia tách người và thú – ý nghĩa lịch sử văn hoá của truyện loài vượn cướp vợ 万物有灵与人兽分开 -

vi phạm cấm kỵ - phân tích kiểu truyện “người đi săn Hải Lực Bố”守约违禁

4 Phương pháp Thần thoại – phê bình nguyên hình 神话-原型批评

Trường phái Thần thoại – phê bình nguyên hình nổi lên từ những năm 20 của thế kỷ XX, người đại diện cho học phái này là ông Northrop Frey người Canada Khái niệm phä bånh nguyên hình tức là những gì đọng lại trong tâm

lý về vô số kinh nghiệm tương tự Ông cho rằng nguyên hình là một nhóm liên tưởng (associative clusters), chỉ những biểu tượng hoặc nhóm biểu tượng

đã định hình do được sử dụng lặp đi lặp lại trong văn học Vào đầu những năm 80, ở Trung Quốc đã có học giả vận dụng phương pháp này vào nghiên

Trang 22

cứu truyện dân gian, những bài viết tiêu biểu có: Thử bàn về nguyên hình truyện Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài với truyện Hiệp nữ试论梁祝故事的

Nàng Mạnh Khương‘孟姜女故事’的原型批评 (Đinh Linh 丁玲, 1993),

Hånh tượng hoa đào và nguyên hình A Ni Ma桃花意象与阿妮玛原型 (Tề

Hồng Vĩ 齐红伟, 1997), Giải mã ký hiệu ý tượng của motif cấm kỵ trong kiểu truyện Hãn Sơn Tiên 赶山鞭型禁忌母题的意象符号释义 (Vạn Kiến Trung

万建中, 2001) v.v…

Trong thời gian tới, việc biän soạn, xuất bản bộ Tổng tập truyện kể dân

gian Trung Quốc sẽ được hoàn thành, nhằm giới thiệu cho giới folklore trong

và ngoài nước về một kho tàng truyện kể dân gian vô cùng phong phú của Trung Quốc Chắc chắn, với sự phát triển của khoa nghiän cứu folklore Trung Quốc, càng ngày sẽ càng cè nhiều chuyän luận học thuật cè giá trị ra mắt bạn đọc phản ánh sự đèng gèp lớn lao, tæch cực của đội ngũ các nhà folklore Trung Quốc hiện nay

0.2.2 Tình hình nghiên cứu truyện kể dân gian ở Việt Nam

Truyện kể dân gian được ghi chép từ rất sớm trong các sách cổ như Báo cực truyện, Giao Chỉ ký, Việt điện u linh, Ngoại sử ký, Lĩnh nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục, Thiän Nam vân lục, Truyền kỳ tân phả, Tang thương ngẫu lục v.v… Vào thế kỉ XIX, XX, việc sưu tầm biän soạn truyện kể dân gian ngà

y càng được nhiều người chú trọng, nhiều bộ sưu tầm truyện kể dân gian ra

đời như Chuyện khôi hài (1882), Chuyện đời xưa (1886) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn (1880: tập 1, 1885: tập 2) của Huỳnh Tịnh Của, Nam Hải dị nhân (1920) của Phan Kế Bænh, Truyện cổ nước nam (1932) của Nguyễn Văn

Ngọc v.v…

Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ những năm 50 của thế kỷ XX, việc sưu tầm và nghiên cứu truyện dân gian đã được tiến hành một cách khoa

Trang 23

học và gặt hái được những thành quả to lớn như: Truyện cổ tích Việt Nam (1955) của Vũ Ngọc Phan, Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1956) của Nguyễn Đổng Chi, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhèm Lä Quý Đôn, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam(1957) của Nguyển Đổng Chi,

Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong v.v… Những bộ sưu tầm truyện cổ của các

dân tộc thiểu số cũng lần lượt ra mắt độc giả, đè là: Truyện cổ tích miền núi (1958), Truyện cổ Tây Nguyên (1961), Truyện cổ dân tộc Mèo (1963), Truyện

cổ Việt Bắc (1963), Truyện cổ Ba Na(1965), Truyện cổ Cà Tu (1966), Truyện

cổ Tày Nùng (1974), Truyện cổ Vân Kiều (1974) v.v… Sau năm 1975, sau

ngày miền Nam hoàn toàn giải phèng, mảng truyện các dân tộc Việt Nam từ Trường Sơn Tây Nguyän đến các dân tộc Chăm, Khơme Nam Bộ đã được tæch cực xuất bản Các tập sách sưu tập biän soạn truyện kể dân gian đã thể hiện công phu lao động nghiäm túc của đội ngũ các soạn giả, nhà sưu tập văn học dân gian Việt Nam, đánh dấu bước phát triển lớn của công việc sưu tập, biän soạn truyện kể dân gian Việt Nam Trong đè nổi bật hơn cả phải kể đến

ba bộ truyện cổ nhiều tập, đè là:

- Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (4 tập, gồm 234 truyện cổ của

hơn 30 dân tộc do Tổ văn học các dân tộc thuộc Viện Văn học chỉnh lý, biên soạn và xuất bản trong những năm 1963-1967 Đây là một cái mốc quan trọng trong việc sưu tầm biän soạn truyện kể dân gian Bộ sách do Vũ Ngọc Phan giới thiệu, cùng các tän tuổi như Cao Huy Đỉnh, Ngọc Anh, Trần Quang Nhật, Phạm Văn Thứ, Từ Thị Cung v.v… Nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản năm 2000)

- Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam (2 tập, gồm 97 truyện của 20

dân tộc thiểu số miền Nam, sách do Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn, Y Điêng biên soạn chọn lọc, Nxb Văn hoá xuất bản vào năm 1975, 1976)

- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập, do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm

Trang 24

biên soạn, khảo dị, nghiên cứu về 200 cốt truyện của người Kinh Công trånh này do Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Nhà xuất bản Sử học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản từ năm 1958 đến năm 1982 Năm 1993 Viện Văn học đã cho in trọn bộ Năm 2000 Nhà xuất bản Giáo dục cho tái bản với số lượng lớn)

Công việc phân loại truyện dân gian đã được tiến hành từ rất sớm, người

cè công đầu trong việc cè ý thức phân loại truyện dân gian Việt Nam là

Nguyễn Văn Ngọc Trong Truyện cổ nước Nam (1932-1934, Quyển thượng – Chim muông, Quyển hạ - Người ta), Nguyễn Văn Ngọc đã có những nhận định sơ bộ về phân loại truyện dân gian Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử (1942) đã chia truyện cổ làm ba loại: Thần thoại, Chuyện thần quái, Chuyện vặt Và sau này các ông như Nghiêm Toản, Thanh Lãng, Hoàng

Trọng Miên cũng đã đưa ra cách phân loại truyện cổ trong những tác phẩm nghiên cứu của họ

Trong sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957), Nguyễn Đổng Chi,

Văn Tâm, Nguyễn Hồng Phong đã đưa ra cách phân loại truyện rõ ràng hơn,

đè là các thể loại: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tæch, Ngụ ngôn, Tiếu lâm, Khôi hài Trong mỗi chương mục sách cè kâm theo những phần phân tæch cơ

sở nội dung, xã hội và nghệ thuật Về cơ bản cách phân loại này đã được các nhà nghiän cứu và giảng dạy văn học dân gian công nhận từ đè Trong cuốn

Lược thảo văn học lịch sử Việt Nam (1957), nhèm tác giả Lä Quý Đôn đã

xếp truyền thuyết và truyện cổ tæch vào cùng một nhèm khác với thần thoại Hai công trånh trän đây đã đặt nền mèng đầu tiän trong việc nghiän cứu, phân loại các thể loại văn học dân gian và truyện kể dân gian Việt Nam

Dựa trên những thành quả mà công việc sưu tầm và biên soạn truyện dân gian đạt được, công việc nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam với tư cách một chuyän ngành nghiän cứu folklore đã gặt hái được những thành quả

Trang 25

đáng khæch lệ Các nhà folklore Việt Nam đã đưa ra những ý kiến xác đáng

về truyện kể dân gian Việt Nam dựa trän quan điểm mác xæt như: Tåm hiểu

và phân tæch truyện cổ tæch Việt Nam (Trần Thanh Mại, 1955), Quan điểm duy vật máy mèc và duy vật biện chứng trong cách nhận định một truyện cổ

tæch (Trần Thanh Mại, 1955), Truyện cổ tæch Việt Nam (Vũ Ngọc Phan, 1955), Người nông dân trong truyện cổ tæch (Vũ Ngọc Phan, 1955), Lược khảo về thần thoại Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi, 1956), Những nhận định khái quát về truyện cổ tæch Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi, in trong cuốn Kho tàng truyện cổ

tæch Việt Nam)

Nhiều bộ chuyên luận có giá trị lớn đã được ra mắt bạn đọc Bộ sách

Kho tàng truyện cổ tæch Việt Nam của nhà nghiän cứu Nguyễn Đổng Chi

không những là một bộ sưu tập đồ sộ cè một không hai về truyện cổ tæch Việt Nam, trong sách tác giả cçn đưa ra những vấn đề læ thuyết mới mẻ và khoa học về thể loại truyện cổ tæch, ông đã dựa vào nội dung truyện hệ thống các truyện cổ tæch thành một số kiểu truyện theo bản kể cè khảo dị để phân loại truyện cổ tæch thành ba loại: truyện cổ tæch thần kå, truyện cổ tæch thế sự,

truyện cổ tæch lịch sử Công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (Đinh Gia Khánh, 1968) là một công trånh mang

tænh chất mở đầu quý giá trong việc nghiän cứu truyện cổ tæch Trong công

trånh này ông đã cè công tổng hợp các dị bản truyện Tấm Cám của Việt Nam

và một số nước trän thế giới và ứng dụng vào nghiän cứu truyện cổ tæch Việt Nam Ông đã đề cấp đến những vấn đề quan trọng của cổ tæch học như tænh dân tộc và tænh quốc tế, tænh địa phương và tænh toàn dân của truyện

cổ tæch, tư tưởng đấu tranh xã hội trong truyện cổ tæch và tâm læ nhân dân khi sáng tác và lưu truyền truyện cổ dân gian …Đối với ngành cổ tæch học Việt Nam, hai bộ sách kể trän là những công trånh cè vai trç quan trọng và

cè đèng gèp lớn cho bước tiến mới của quá trånh phát triển của khoa học

Trang 26

này Cả hai công trånh đều rất cè æch cho các nhà nghiän cứu truyện kể dân gian nèi riäng và văn học dân gian nèi chung

Trong công trånh Người anh hùng làng Dóng (1969), Cao Huy Đỉnh đã

thực hiện phân tæch và khảo sát cụ thể một tác phẩm truyện cổ dân gian trän một diện rộng từ điền dã, diễn xướng, truyện kể…đến các thư tịch cổ ghi chãp sử ca, sách sử v.v…để thấy được đặc trưng điển hånh của loại truyện cổ

- anh hùng ca của tác phẩm truyện Ông Dèng Trong tác phẩm Tåm hiểu tiến

trånh văn học dân gian Việt Nam (1974) Cao Huy Đỉnh đã đưa ra những kiến

giải hợp læ về sự phát triển của các thể loại trong văn học dân gian Việt Nam Tác phẩm đã đèng gèp về phương diện læ luận folklore, mở ra một thời kå mới cho ngành nghiän cứu ngành khoa học này Cao Huy Đỉnh được coi là người có công đầu trong việc xây dựng những vấn đề phương pháp luận cho văn học dân gian Việt Nam

Bän cạnh những bài viết và chuyän luận cè giá trị, những bộ sách giáo khoa cũng đã lần lượt ra mắt độc giả để phục vụ cho công việc giảng dạy và nghiän cứu Các bộ giáo trình văn học dân gian của trường Đại học Sư phạm

và Đại học Tổng hợp vào những năm 70 là những mốc lớn về khoa nghiän

cứu này Bộ giáo trånh Văn học dân gian của Trường Đại học Sư phạm näu

ra ý kiến “Truyện cổ tæch khác với thần thoại, truyền thuyết, khác với truyện cười, khác với ngụ ngôn” và phân chia truyện cổ tæch thành: truyện cổ tæch hoang đường, truyện cổ tæch sinh hoạt và truyện cổ tæch lịch sử Trong bộ

giáo trånh Văn học dân gian của Trường Đại học Tổng hợp của Đinh Gia

Khánh và Chu Xuân Diän (1973), soạn giả đã chia văn học dân gian ra các thể loại sau: 1 Các thể loại tự sự dân gian, gồm cè: thần thoại, truyện cổ tæch, truyện ngụ ngôn, truyện cười (trong đèthể loại truyện cổ tæch gồm cè truyện

cổ tæch thế sự và truyện cổ tæch lịch sử) 2 Các thể loại trữ tånh 3 Lời ăn tiếng nèi của nhân dân 4 Sân khấu dân gian

Trang 27

Ngoài ra cçn cè những bộ sách tham khảo như Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, phần Văn học dân gian của Đỗ Bånh Trị - Bùi Văn Nguyän chọn lọc chú thæch, giới thiệu (1974) Trong cuốn Nghiän cứu tiến trånh lịch

sử của văn học dân gian Việt Nam (1978, Đỗ Bånh Trị), tác giả đã phân chia

truyện kể dân gian ra các thể loại: Thần thoại và sử thi anh hùng Truyền thuyết lịch sử Truyện cổ tæch (gồm truyện cổ tæch thần kå và truyện cổ tæch sinh hoạt) Truyện ngụ ngôn Truyện cười dân gian

Những năm 90 thế kỷ XX, Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp đã tổ chức viết lại giáo trånh Văn học dân gian, đèng gèp quan trọng vào việc xác định và phân loại các thể loại văn học dân gian Như trong giáo trånh của Đại học Sư pham (Hoàng Tiến Tựu, Nxb Giáo dục, 1990) phân chia truyện kể ra những thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tæch (truyện cổ tæch loài vật, truyện cổ tæch thần kå, truyện cổ tæch sinh hoạt),

truyện cười v.v… Giáo trånh Văn học dân gian (Lä Chæ Quế, Võ Quang

Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ biän soạn, Nxb Đại học và Trung học chuyän nghiệp, 1990) của Đại học Tổng hợp đã phân loại truyện kể dân gian theo phương pháp loại hånh và đã chia truyện kể dân gian như sau: Truyện cổ tæch (Truyện cổ tæch làm ba loại chænh là: Truyện cổ tæch loài vật, truyện cổ tæch thần kå, truyện cổ tæch sinh hoạt) Thần thoại Truyền thuyết (gồm: truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết các danh nhân văn hoá)

Sử thi anh hùng Truyện cười (gồm: truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện cười giai thoại) Những bộ giáo trånh của năm 90 thế kỉ XX đã vận dụng nhiều phương pháp nghiän cứu trong và ngoài nước để đưa ra những ý kiến, những kết luận cè giá trị về các vấn đề læ luận về văn học dân gian và đặc biệt là về những loại hånh truyện kể dân gian

Những năm cuối thế kỉ XX, ngoài những bộ giáo trånh kể trän, giới folklore Việt Nam đã thu được những thành tựu nghiän cứu đáng kể như:

Trang 28

Chuyän luận Truyện cổ tæch dưới mắt các nhà khoa học (Chu Xuân Diän,

1989) Trong công trånh ông đã tổng kết các trào lưu nghiän cứu truyện cổ tæch của các nhà folklore thế giới và Việt Nam, nhằm khẳng định và hướng tới một cách nhån toàn diện về lịch sử nghiän cứu và phân loại thể loại

truyện cổ tæch Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phan Đăng Nhật, 1981), Văn học dân gian các dân tộc æt người Việt Nam (Võ Quang Nhơn, 1983), Tuyển tập truyện cổ tæch Việt Nam (Chu Xuân Diän, Lä Chæ Quế, 1987), Cổ tæch thần kå người Việt - đặc điểm cốt truyện (Tăng Kim Ngân, 1994), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á (Nguyễn Bæch Hà, 1998), Nhân vật xấu xæ mà tài ba trong truyện cổ

tæch Việt Nam (Nguyễn Thị Huế, 1999) v.v… và hàng hoạt những bài viết

khác

0.2.3 Tình hình nghiên cứu type truyện Cô Lọ lem ở Trung Quốc, Việt Nam và trên thế giới

Tác phẩm nghiên cứu đầu tiên về type truyện Cô Lọ Lem là của bà

M.R.Kirks nhà folklore người Anh do Hội Dân tục học nước Anh xuất bản vào năm 1893 Sau đó những bài viết gây được tiếng vang còn có luận án tiến

sĩ Khu vực lưu truyền truyện Cô Lọ Lem của A.B.Rose nhà folklore người

Thuỵ Điển (1951), Bà đã thu thập được hơn 700 dị bản của kiểu truyện Cô Lọ Lem trên thế giới, đóng góp lớn nhất của bà là ở chỗ bà đã cung cấp một bức

tranh rõ nét về phạm vi lưu truyền trên khắp thế giới và kết cấu đa dạng của

type truyện Cô Lọ Lem Ngoài ra, Truyện Cô Lọ Lem ở Trung Quốc của R.D Jameson (Mỹ), Truyện Cô Lọ Lem châu Phi của W.Bascurme v.v… cũng đã phân tích và lý giải về type truyện Cô Lọ Lem từ nhiều khía cạnh khác nhau

và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau

Bài viết Type truyện Cô Lọ Lem với đồng thoại dân gian Trung Quốc (Tiêu Sùng Tố, số 2 năm 1987, Tập san văn học dân gian) là một trong những

Trang 29

bài nghiên cứu về type truyện Cô Lọ Lem tương đối sớm và gây được tiếng vang ở Trung Quốc Tác giả đã lấy truyện Nàng A Từ - một bản kể của dân tộc

Di do ông sưu tầm được ở tỉnh Tứ Xuyên để so sánh với truyện Cô Lọ Lem trong Truyện cổ Grim và cho rằng so với truyện Cô Lọ Lem ở châu Âu thå truyện Nàng A Từ cè nội dung và kết cấu phức tạp hơn bởi đã cè thäm nửa

phần cuối là sau khi lấy chồng cô đã phải trải qua một lượt chết đi sống lại

rồi mới sống hạnh phúc bän chồng Sau Tiêu Sùng Tố còn có Sơ lược so sánh truyện dân gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản của Chung Kính Văn(1991), tác giả đã tóm tắt tình tiết cốt yếu của kiểu truyện Cô Lọ Lem Trung Quốc và

so sánh với kiểu truyện Cô Lọ Lem Nhật Bản Ông đã chỉ ra rằng:

Type truyện Cô Lọ Lem hai nước vừa có những điểm tương đồng quan trọng của một kiểu truyện thế giới, đồng thời lại mang những nét đặc sắc thể hiện phong tục văn hoá của địa phương, đã được dân tộc hoá … Xét theo những căn cứ về hiện tượng phân bố mang tính thế giới của type truyện Cô Lọ Lem và nội hàm chất chứa trong bản thân truyện, rất khó khẳng định type truyện Cô Lọ Lem là xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc, cũng khó khẳng định những dị bản truyện Cô Lọ Lem hiện đang lưu truyền trong dân gian Trung Quốc và truyện Diệp Hạn là cùng một nguồn gốc, nhưng có thể khẳng định rằng, giữa chúng chắc chắn có quan hệ “họ hàng” trên phạm vi rộng[147, tr 67]

Năm 1994, cuốn chuyên luận Nghiên cứu so sánh văn học tự sự giữa Trung Quốc và phương Tây của Đinh Nãi Thông, học giả người Mỹ gốc Hoa

được dịch ra tiếng Trung do Nxb Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung xuất

bản, trong sách có bài Type truyện Cô Lọ Lem của Trung Quốc và Việt Nam, Lào, Campuchia Ông đã khảo sát chi tiết 21 dị bản thuộc 7 dân tộc ở Trung Quốc và 9 dị bản của Đông Nam Á, từ đó đưa ra dự đoán: “Type truyện này

có lẽ xuất hiện sớm nhất ở miền Nam Quảng Tây Trung Quốc và miền Bắc

Trang 30

Việt Nam”[83, tr.145] Nhưng cuối bài, ông lại chỉ ra rằng không thể khẳng

định type truyện này chắc chắn xuất hiện sớm nhất ở vùng này Năm 1995,

Lưu Hiểu Xuân đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với tiêu đề là “Tính dân tộc và tính thế giới của truyện Cô Lọ Lem”, tóm tắt luận văn được đăng trên Nghiên cứu văn học dân tộc số 3 năm 1995 với tiêu đề là “Kết tinh của văn hoá đa dân tộc – nghiên cứu truyện Lọ Lem Trung Quốc” Trong luận văn tác giả đã phân loại type truyện Cô Lọ Lem Trung Quốc thành mấy nhèm như sau:

1 Nhèm truyện vùng văn hoá Tây Tạng 2 Nhèm truyện vùng văn hoá miền Nam, 3 Nhèm truyện vùng văn hoá miền Bắc và Đông Bắc 4 Nhèm truyện vùng văn hoá Tây Bắc Qua khảo sát motif chủ yếu của các dị bản thuộc mấy nhèm truyện đè, tác giả đưa ra kết luận:

1) Type truyện này chủ yếu lưu truyền trong các vùng sinh sống của dân tộc thiểu số ở miền Nam Trung Quốc, kết cấu truyện phức tạp 2) Tånh tiết trong các dị bản truyện Cô Lọ Lem tương đối đơn giản, quan niệm luân lý đạo đức trong truyền thống văn hoá Trung Nguyän được tuyän dương trong truyện, truyện Cô Lọ Lem ở vùng Đông Bắc cè lẽ cè quan hệ mật thiết với truyện trong vùng văn hoá lân cận 3) Truyện Cô Lọ Lem lưu truyền ở vùng cao nguyän Thanh Tạng cè khi cè khả năng cè quan hệ mật thiết với văn hoá Ấn Độ, chúng đèng vai trç quan trọng trong lịch sử

phát triển của type truyện 4) Truyện Cô Lọ Lem trong vùng văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Bắc rất đa dạng, đè đã nèi län một thực tế rằng: sự giao lưu và hoà hợp của nhiều nguồn văn hoá đã khiến truyện Cô Lọ Lem ở vùng này cè vay mượn những motif thuộc những vùng văn hoá

khác 5) Type truyän Cô Lọ Lem cè ba motif quan trọng là: người trợ giúp thần kå, kỳ duyän trong lễ hội, thử giày kết hôn [118, tr 32]

Ngoài ra còn có một số bài viết đáng chú ý là: Nội hàm Lễ thành niän trong nhân vật Cô Lọ Lem (Trần Ngọc Bình, Nghiên cứu văn học dân tộc, số

Trang 31

1 năm 1998), qua so sánh phân tæch tånh tiết truyện (phần “cô Lọ Lem bị đối

xử bất công”) với Lễ thành niän, tác giả đã nhận thấy giữa nội dung truyện và

nghi lễ có nhiều điểm tương đồng và đưa ra kết luận rằng: “Chúng tôi có thể coi “đối xử bất công” chẳng qua chỉ là một sự chuyển hoá từ nghi lễ thành

niän của người con gái Những nỗi nhọc nhằn, đày đoạ mà cô Lọ Lem phải gánh chịu trän thực tế chỉ là hình thức tượng trưng của thử thách trong Lễ thành niän”[80, tr59]

Trong bài viết Truyện Cô Lọ Lem nảy sinh trong văn hoá Lạc Việt của Nông Học Quán đăng trän Nghiên cứu dân tộc Quảng Tây, số 4 năm 1998, tác giả đã näu ra và so sánh tånh tiết của bản kể cổ nhất – Nàng Diệp Hạn

với năm bản kể hiện đại của dân tộc Choang, một bản kể của dân tộc Thái, một bản kể của dân tộc Kinh Trung Quốc Đồng thời tác giả đã bước đầu lý giải về văn hoá ngôn ngữ và văn hoá dân tục được thể hiện qua các bản kể, đưa ra phán đoán rằng type truyện Cô Lọ Lem đã xuất hiện sớm nhất ở các dân tộc Lạc Việt của Đông Nam Á, và khẳng định vị træ quan trọng của type truyện Cô Lọ Lem trong lịch sử văn hoá thế giới Tháng 2 năm 2005 ông

Nông Học Quán đã công bố bài viết Cô gái Liäu lấy chồng Đà Hãn trong Học báo Trường Cao đẳng Sư phạm Hữu Giang, trong bài tác giả đã näu ra

và so sánh tånh tiết truyện của hai bản kể dân tộc Choang Trung Quốc và một bản kể dân tộc Kinh Việt Nam, qua đè phân tæch việc cô gái Liäu lấy chồng Đà Hãn là cè cơ sở thực tế, nè phản ánh sự giao lưu và mối quan

hệ văn hoá truyền thống giữa hai dân tộc đã cè từ rất sớm…

Như vậy, từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của việc nghiän cứu truyện kể dân gian Trung Quốc nèi chung, việc

nghiän cứu type truyện Cô Lọ Lem - một type truyện mang tænh phổ biến thế

giới cũng đã được các nhà nghiän cứu văn học dân gian Trung Quốc hết sức quan tâm Chỉ tænh trong khoảng thời gian ngắn đã cè một loạt bài viết

Trang 32

nghiän cứu về type truyện này, và trong số đè những bài viết kể trän đã đưa

ra được những nhận định, những ý kiến thu hút được sự chú ý của giới nghiän cứu văn học Trung Quốc

Nhưng nhìn chung, ở Trung Quốc chưa có những công trình nghiên cứu

dày dặn về type truyện Cô Lọ Lem như Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (Đinh Gia Khánh), Truyện kể dân gian - Đọc bằng type và motif (Nguyễn Tấn Đắc) của Việt Nam

Ở Việt Nam, trong công trånh Sơ bộ tåm hiểu những vấn đề của truyện

cổ tæch qua truyện Tấm Cám, Đinh Gia Khánh đã chỉ ra rằng: “Truyện kiểu Tấm Cám æt nhất cè hai chủ đề chænh: chủ đề “då ghẻ con chồng” và chủ

đề “vật báu đem lại hạnh phúc” Chủ đề thứ nhất cè ý nghĩa đấu tranh xã hội, chủ đề thứ hai cè ý nghĩa phong tục”[36, tr.66] Ông cho rằng chủ đề “då

ghẻ con chồng” là một chủ đề mà không cè dân tộc nào giữ độc quyền và

trong kho tàng truyện cổ tæch chẳng phải chỉ cè truyện kiểu Tấm Cám mới cè

chủ đề “vật báu đem lại hạnh phúc”, nè cũng không thuộc độc quyền sáng tạo của dân tộc nào cả Chiếc giày đem lại hạnh phúc trong truyện là chủ đề

cè tænh chất quốc tế, là một motif từ nước ngoài du nhập vào truyện Việt Nam, tác giả đưa ra những kết luận như sau:

Truyện kiểu Tấm Cám nảy sinh ở nhiều nước là đúng, nhưng lại không thể quän rằng cè những chi tiết nào đè đã di chuyển từ truyện kiểu Tấm

Cám của nước này sang truyện kiểu Tấm Cám của nước khác [36, tr.66]

“Trong truyện kiểu Tấm Cám, chiếc giày kỳ lạ đã tạo nän hạnh phúc lứa đôi, chi tiết này cè ở trong truyện cổ tæch nhiều nước Cũng trong truyện kiểu Tấm Cám, miếng trầu quen thuộc đã nối lại nhân duyän lỡ dở, chi tiết này chỉ

cè ở trong truyện cổ tæch nước ta Chủ đề chiếc giày giao duyän là một chủ

đề cè tænh chất quốc tế, chủ đề miếng trầu giao duyän là một chủ đề cè

tænh chất dân tộc[36, tr.60] “Trong khá nhiều truyện kiểu Tấm Cám trän thế

Trang 33

giới, việc người mẹ sau khi chết đi hoá thành con vật linh thiäng (thường là

con bç ở trän cạn hoặc con cá ở dưới nước) để phù hộ cho con månh chắc

là một ký ức về vật tổ, về tô-tem giáo [36, tr.47]” Trong truyện kiểu Tấm

Cám cè việc nhân vật chết đi sống lại nhiều lần Hiện tượng này như trän đã

trånh bày, æt nhiều cè liän quan với tæn ngưỡng nguyän thuỷ, với tô – tem -

giáo.[36, tr.102] Đi sâu hơn nữa, qua phân tæch truyện Tấm Cám tác giả đã

đưa ra những nhận xãt sâu sắc về truyện cổ tæch nèi riäng và văn học dân gian nèi chung Tuy công trånh viết từ những năm 60 nhưng đến bây giờ vẫn cçn nguyän giá trị

Công trånh “Truyện kể dân gian độc bằng type và motif” của Nguyễn Tấn Đắc gồm cè năm bài về truyện Tấm Cám, tác giả đã phân tæch tương đối toàn diện và đề cập hầu hết các vấn đề chænh của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á Trong bài Từ truyện Kajong và

Halek của người Chăm đến type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á, tác giả đã

chỉ ra bản kể của người Chăm kể về người con nuôi với người mẹ nuôi và đứa con gái đẻ của bà ta Xung đột då ghẻ - con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiäu biểu của xã hội phụ hệ, nhưng xã hội người Chăm lại theo

mẫu hệ, nän đã kể lại type truyện Tấm Cám theo thực tế của xã hội månh

Ông cçn cho rằng, motif sự giống nhau như hệt đã đưa đến mối xung đột không thể dung hoà được là một chủ đề ẩn tạo nän kết cấu chåm của truyện

Tấm Cám Cçn “motif cái duy nhất chọn lựa thể hiện ý muốn của thần linh như là một định mệnh mà con người không thể thay đổi được”[14, tr.195] Trong đoạn cuối ông đưa ra phỏng đoán rằng: “Phải chăng truyện Tấm Cám

là type truyện của những motif về cái duy nhất làm giải pháp cho tånh huống

sự giống nhau không thể dung hoà Cè lẽ vå thế mà truyện này đã được kể trong xã hội phụ hệ cũng như trong xã hội mẫu hệ và là dạng cổ hơn” [14, tr.204] Trong bài Mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các dân tộc ở

Trang 34

Đông Nam Á qua type truyện kể Tấm Cám Ông chỉ ra rằng “Nhån chung cả khu vực Đông Nam Á, cè thể thấy type truyện này chỉ được kể ở các dân tộc thuộc Đông Nam Á lục địa, mà không thấy trong kho truyện của các dân tộc thuộc Đông Nam Á bán đảo và hải đảo như Malaysia, Indonesia và

Philippines”[14,tr.206] Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiän cứu so sánh

dựa trän type và motif của truyện để tåm hiểu sự giao lưu tương tác văn hoá

giữa các dân tộc trong khu vực qua một truyện kể cụ thể Trong bài Những biến đổi của truyện Tấm Cám Việt Nam, tác giả đã so sánh kỹ lưỡng các tånh tiết hai bản Tấm Cám của A.Landes và Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Trong vçng không đầy một thế kỷ, truyện Tấm Cám đã thay đổi rất nhiều Truyện Tấm

Cám quen thuộc hiện nay cè dáng dấp rất “hiện đại”, “rất thành văn” chứ không cçn là một truyện kể mang tænh chất truyền miệng cổ xưa nữa”[14, tr 242] Trong bài Truyện Tấm Cám và sự đánh tráo thân phận con người tác giả đã tåm hiểu nội dung của Truyện Tấm Cám thông qua so sánh các dị bản

cổ với bản kể hiện đại của Việt Nam, và đưa ra kết luận như sau:

- Truyện Tấm Cám Việt Nam và một số nước Đông Nam Á là câu chuyện về sự đánh tráo thân phận con người - Bàn chân nhỏ đẹp là motif về phẩm chất riäng của Tấm, nè là biểu tượng riäng của người cè thân phận chân chænh - Chiếc giày duy nhất chỉ cè Tấm mang vừa là thước đo kiểm nghiệm người được lựa chọn Nè là motif công cụ kiểm nghiệm người cè

thân phận xứng đáng Cè thể gọi đè là chiếc giày định mệnh - Bài học của Truyän Tấm Cám là thân phận con người là cái không thể đánh tráo, tranh cướp được[14, tr.287]

Trong bài Kể lại truyện Tấm Cám của thế kỷ 19 tác giả chủ yếu dựa vào hai bản Tấm Cám của Việt Nam được sưu tầm vào cuối thế kỷ 19 và tham

khảo những bản kể tương tự của người Chăm và Campuchia để kể lại truyện

Tấm Cám của thế kỷ 19

Trang 35

Và gần đây Nguyễn Tấn Đắc lại cè thäm hai bài viết về type truyện

Tấm Cám, đè là: Type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á và bài Ai xung đột với

ai trong type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á

Trong bài viết Type truyện Tấm Cám ở Dông Nam Á, công bố trong Hội

thảo folklore châu Á lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam năm 2005, tác giả đã

thống kä những bản kể thuộc type truyện Tấm Cám ở các nước Đông Nam Á,

và chỉ ra rằng đã tåm được 38 bản kể truyện Tấm Cám của Việt Nam Trong

đè cè 19 bản kể của dân tộc Kinh, 3 bản kể của dân tộc Chăm, 1 bản kể của dân tộc Khơme, 1 bản kể của dân tộc Tày, một bản kể của dân tộc Thái, 1 bản

kể của dân tộc Mông, 1 bản kể của dân tộc Xơrä, 1 bản kể của dân tộc Hơrä,

1 bản kể của dân tộc Tây Nguyän, 1 bản kể của dân tộc Mạ, 3 bản thần tæch, 5 truyện thơ

Trong bài viết Ai xung đột với ai trong type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á (2006), công bố tại Hội thảo khoa học quốc tế do Viện văn học và

Trung tâm Hawơt Enching đồng tổ chức năm 2006, dựa trän ba căn cứ là tän gọi type truyện, nhân cách hai cô gái chænh trong truyện và ai chết trước,

Nguyễn Tấn Đắc cho rằng: “Vai trç då ghẻ không phải là chænh, quan trọng thậm chæ cè khi cũng không cè Sự thật type truyện “Tấm Cám” nèi về xung đột giữa hai cô gái cùng gia đånh”[17]

Chu Xuân Diän trong tiểu luận Về cái chết của mẹ con người då ghẻ trong truyện Tấm Cám , đã điểm qua những ý kiến hoặc mang tænh chất phä

phán, hoặc mang tænh chất khẳng định hành động của cô Tấm của những học giả, chỉ ra hai xu hướng chænh của những ý kiến đè, một xu hướng là quan tâm chủ yếu đến các yếu tố tâm læ - đạo đức trong hành động, thường dựa trän những đặc điểm tâm læ và tiäu chuẩn đạo đức con người hiện đại để đánh giá nhân vật; Hai là sử dụng các phương pháp phân tæch tác phẩm văn học cận hiện đại vào việc phân tæch truyện cổ tæch Qua phân tæch về phương

Trang 36

diện cấu trúc và chức năng của motif trong đoạn kết truyện Tấm Cám, ông cho rằng motif cơ bản làm nçng cốt cho đoạn kết kiểu truyện Tấm Cám là

motif trừng phạt

“Các tånh tiết làm thành đoạn kết của truyện Tấm Cám không phải là

do quyền tự do sáng tạo của tác giả dân gian, mà là những motif, hay đúng hơn, những biến thể của những motif vốn cè nguồn gốc từ thực tại và quan niệm về thực tại của những con người thời xưa Những motif ấy đã trải qua một quá trånh được nhào nặn lại không phải là tuỳ tiện mà là cè quy luật theo một thứ lôgic không phải là lôgic của lối cảm, lối nghĩ, lối sống hiện đại,

mà là lôgic của tư duy cổ tæch”[11, tr.421]

Theo ông, hai motif “chết do bị giội nước sôi” và “mẹ ăn thịt con” trong

kiểu truyện Tấm Cám hiện nay chính là sự phát triển từ hai motif “chết bằng

cách giội nước sôi để rồi tái sinh” và motif mụ då ghẻ - phù thuỷ ăn thịt người Motif đầu cè nguồn gốc từ một hành động nghi lễ trong nghi lễ trưởng thành, cçn motif thứ hai cè nguồn gốc từ một sự kiện lịch sử - xã hội

Một số vấn đề lịch sử - văn hoá các dân tộc ở Việt Bắc của Vũ Anh Tuấn

đã tåm hiểu một bản truyện cổ Tày dạng Tấm Cám (Tua cốc tua nhå) sưu tầm

trän hai địa bàn Chợ Đồn và Định Hoá (Bắc Thái) Trong bài tác gải đã chỉ

ra trong bản kể Tày lần chết đầu tiän của nàng là một bông hoa huyền thoại,

sự lựa chọn này đã đem lại chất Tày đæch thực và khởi phát của nè vốn cè cội nguồn từ một thần thoại suy nguyän Ngoài ra tác giả đã lý giải từ gèc độ văn hoá về một loạt tånh tiết như “vứt hoa cho gà ăn, giết con gà cho con hoàng tử ăn cçng gà, nơi đánh rơi cçng gà mọc län cây trúc đốt thẳng dáng đẹp, chặt trúc làm suốt màn, từ thân trúc bung ra một cô gái…” Đây là một bài viết từ năm 1981, nhưng những ý tưởng trong bài đến hôm nay vẫn là mới mẻ và bổ æch cho người đọc

Bài viết Sơ bộ tåm hiểu kiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc của giáo sự

Trang 37

Kiều Thu Hoạch đăng trän Tạp chæ Văn hoá dân gian, số 4/1996 là một bài

viết gây được sự chú ý của nhiều người Trong bài viết tác giả đã tiến hành

so sánh bản kể Chị Tấm và em Cám của người Kinh ở Vạn Vĩ với truyện Tấm Cám ở Việt Nam, bước đầu chỉ ra sự biến đổi một truyện kể dân gian khi

một cộng đồng lưu dân sống ở vùng đất mới và chịu ảnh hưởng của một văn hoá quyển mới Những chi tiết như vai trç của người mẹ, chi tiết hát đối đáp

ở đånh làng, chi tiết gỡ tơ rối, Tấm bị đầu độc, bà lão bắt hến… trong truyện

Chị Tấm và em Cám là những bước chuyển khá thú vị mà qua đè, nhà

nghiän cứu truyện cổ tæch cè thể thấy được nhiều điều lý thú

Ngoài ra còn có những bài viết như: Qua truyện Tấm Cám ở vùng Kinh Bắc tìm hiểu con đường truyền thuyết hoá truyện cổ tích (Nguyễn Thị Bích Hà), Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám (Phạm Xuân Nguyên), Vấn đề cách ứng xử nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám (Bùi Văn Tiếng), Một số

tư liệu để tiến tới so sánh truyện Tấm Cám của Việt Nam và Ru-ma-ni (Hoàng Thị Đậu), Thử đánh giá ảnh hưởng của Đạo giáo trong truyện Tấm Cám (Đào

Văn Tiến) v.v…

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trước đây, nhà nghiên cứu folklore Trung Quốc Lưu Hiểu Xuân trong

luận văn của mình đã chỉ ra rằng “Type truyện Cô Lọ Lem của Trung Quốc chủ yếu tập trung phân bố ở vùng dân tộc thiểu số miền Nam tuy ở miền Tây Bắc và Đông Bắc cũng cè lưư truyền…Các dân tộc thiểu số cè lưu truyền rộng rãi type truyện Cô Lọ Lem hầu như tập trung sinh sống ở miền Tây Nam

và Trung Nam Trung Quốc”[118, tr.32]

Trên cơ sở những thành tựu sưu tầm và giới thiệu về truyện Cô Lọ Lem

ở Trung Quốc,chúng tôi đã thống kê được 47 bản kể hiện đại của các dân tộc

sinh sống ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu từ các cuốn Tổng tập truyện dân

Trang 38

gian Trung Quốc của các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam, bộ Tổng tập truyện dân gian Trung Hoa và các tập truyện dân gian của các tỉnh, các

huyện, các dân tộc đã được xuất bản chænh thức ở Trung Quốc Và cè 3 bản

kể của dân tộc Mông thu thập từ Tư liệu văn học dân gian in nội bộ của Trường Đại học Quý Châu, 1 bản kể của dân tộc Mu-lao từ Tập truyện dân gian Long Lâm, in nội bộ, 1 bản kể của dân tộc Dao từ Tư liệu văn học dân gian Quảng Tây, in nội bộ; và 11 bản kể thu thập từ tập truyện dân gian của

các huyện (được lưu giữ bằng văn bản đánh máy trong nhà văn hoá của các huyện) Quảng Tây

Về type truyện Tấm Cám của Việt Nam, chúng tôi đã thống kê được 31 bản kể chủ yếu từ bộ Truyện cổ tæch thần kỳ (2004, Nxb Khoa học xã hội, H)

và phần phụ lục trong cuốn Sơ bộ tåm hiểu những vấn đề của truyện cổ tæch qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh và Truyện kể dân gian đọc bằng tif và motif của Nguyễn Tấn Đắc và một số tập truyện cổ đã được xuất bản

chænh thức ở Việt nam Trong luận án, chúng tôi sẽ nghiên cứu so sánh kiểu

truyện Cô Lọ Lem ở miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám ở Việt

Nam thông qua những bản kể chúng tôi đã thống kê được

0.4 Mục đích của đề tài

Trong tay chúng tôi chủ yếu là các bản kể hiện đại, tư liệu về quá trình

lưu truyền từ xưa đến nay của type truyện Cô Lọ Lem ở Trung Quốc cũng như

ở Việt Nam là không đầy đủ, do đó, luận án của chúng tôi sẽ không đặt ra nhiệm vụ lý giải về nguồn gốc cũng như sự diễn biến của type truyện này theo dòng thời gian lịch sử Chúng tôi chỉ xin khảo sát kết cấu và nội dung những văn bản hiện đại của type truyện này, phân tích và lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các bản kể của hai nước, giúp mọi người hiểu thêm về nội hàm văn hoá hàm chứa trong type truyện này, cung cấp một bức tranh

Trang 39

tương đối rõ nét về “bộ mặt hiện đại” của type truyện Cô Lọ Lem ở Trung

Quốc và Việt Nam

Qua việc so sánh type truyện này, chúng tôi cũng mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm của học giả các bên, từ đó dành nhiều thời gian và công sức hơn cho việc so sánh truyện kể dân gian Trung - Việt nhằm tương xứng với bề dày lịch sử và tiềm năng phát triển của mối quan hệ hai nước

0.5 Phương pháp nghiên cứu

Với phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu trên, luận án của chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp sau: phương pháp so sánh, phương pháp loại hình lịch sử, phương pháp phân tích tâm lý, phương pháp tự sự học, phương pháp thống kê, phương pháp liän ngành v.v…

0.6 Đóng góp của luận án

Lâu nay giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam và thế giới đã từng

có quan niệm cho rằng Trung Quốc ít có bản kể Cô Lọ Lem lưu truyền, trong

luận án chúng tôi đã giới thiệu cho các học giả Việt Nam về 47 bản kể của 15 dân tộc sinh sống tại miền Nam Trung Quốc, trong những bản kể này, có không ít bản kể đến nay vẫn chưa được xuất bản chính thức mà chỉ được lưu giữ trong Nhà văn hoá của các huyện, xã bằng văn bản đánh máy

Trong luận án chúng tôi cũng tiến hành khảo sát và so sánh type truyện

Cô Lọ Lem của miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam,

cung cấp một bức tranh tương đối rõ nét về bộ mặt hiện đại của type truyện

Cô Lọ Lem ở miền Nam Trung Quốc và Việt Nam, từ đó tìm hiểu về nội hàm

văn hoá hàm chứa trong type truyện này cũng như nét đặc sắc dân tộc và vùng văn hoá thể hiện trong các bản kể Hy vọng luận án của chúng tôi sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào lĩnh vực so sánh truyện kể dân gian Trung Quốc và

Trang 40

Việt Nam

Trong mục Tånh hånh nghiän cứu truyện kể dân gian Trung Quốc ở

Phần mở đầu, chúng tôi đã đề kâm nguyän văn tiếng Trung Quốc đằng sau tän các tác giả, tác phẩm và bài viết tiäu biểu, tạo thuận lợi cho những ai quan tâm đến truyện kể dân gian Trung Quốc nèi riäng và văn học dân gian nèi chung để tra cứu trực tiếp các tác phẩm nguyän văn tiếng Trung Trong phần Phụ lục của luận án, chúng tôi đã dịch giới thiệu 11 bản kể của 11 dân tộc sinh sống ở miền Nam Trung Quốc cũng nhằm cung cấp tư liệu gốc cho

những ai quan tâm nghiên cứu về type truyện Cô Lọ Lem sau này

0.7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương

Chương 1: PHÁC HOẠ DIỆN MẠO TYPE TRUYỆN CÔ LỌ LEM Ở

MIỀN NAM TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM

Chương 2: NHỮNG MOTIF CHÍNH TƯƠNG ĐỒNG TRONG TYPE

TRUYỆN CÔ LỌ LEM Ở MIỀN NAM TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM Chương 3: SỰ KHÁC BIỆT TRONG TYPE TRUYỆN CÔ LỌ LEM Ở

MIỀN NAM TRUNG QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Kế B ổ nh (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn ho ỏ thụng tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế B ổ nh
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2005
2. Phong Châu (1958), “Tấm C á m c è thật ở Việt Nam không?”, Văn Sử Địa, H, số (39), tr. 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấm Cám cè thật ở Việt Nam không?”, "Văn Sử Địa
Tác giả: Phong Châu
Năm: 1958
3. Phạm Tú Châu (1994), “Hai dị bản Truyện trầu cau ở Trung Quốc và những vấn đề đặt ra”, Tạp ch ổ Văn học, số (1), tr 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai dị bản Truyện trầu cau ở Trung Quốc và những vấn đề đặt ra”, Tạp chổ "Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1994
4. Nguyễn Đổng Chi (1988), “Kho t à ng tự sự dõn gian Việt Nam”, Tạp ch ổ Văn ho á dân gian, số (1+2), tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng tự sự dân gian Việt Nam”, Tạp chổ"Văn ho"á" dân gian
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1988
5. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho t à ng truyện cổ t ổ ch Việt Nam, Nxb Gi ỏ o dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho t"à"ng truyện cổ t"ổ"ch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
6. Chu Xuõn Di ọ n (1981), “Về việc nghi ọ n cứu thi ph ỏ p văn học dõn gian”, Tạp ch ổ Văn học, số (5), tr.34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc nghiọn cứu thi pháp văn học dân gian”, Tạp chổ "Văn học
Tác giả: Chu Xuõn Di ọ n
Năm: 1981
7. Chu Xuõn Di ọ n, L ọ Ch ổ Quế (1990), Văn học dõn gian Việt Nam, Nxb Đại học v à Trung học chuy ọ n nghiệp, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Chu Xuõn Di ọ n, L ọ Ch ổ Quế
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyọn nghiệp
Năm: 1990
8. Chu Xuõn Di ọ n (1989), “Truyện cổ t ổ ch dưới mắt c ỏ c nh à khoa học”, Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Ch ổ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ t"ổ"ch dưới mắt c"á"c nh"à" khoa học
Tác giả: Chu Xuõn Di ọ n
Năm: 1989
9. Chu Xuõn Di ọ n (1997), “Về phương ph ỏ p so s ỏ nh trong nghi ọ n cứu văn học dân gian”, Tạp ch ổ Văn học, số (9), tr.22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp so sánh trong nghiọn cứu văn học dân gian”, Tạp chổ "Văn học
Tác giả: Chu Xuõn Di ọ n
Năm: 1997
10. Chu Xuõn Di ọ n (2000), “Về c ỏ i chết của mẹ con người d ồ ghẻ trong truyện Tấm C á m”, Tạp ch ổ Văn học, số (3), tr. 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cái chết của mẹ con người dồ ghẻ trong truyện Tấm Cám”, Tạp chổ" Văn học
Tác giả: Chu Xuõn Di ọ n
Năm: 2000
11. Chu Xuõn Di ọ n (2006), Văn ho ỏ dõn gian - mấy vấn đề phương ph ỏ p luận v à nghi ọ n cứu thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn ho"á" dân gian - mấy vấn đề phương ph"á"p "luận v"à" nghi"ọ"n cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuõn Di ọ n
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2006
12. Nguyễn Duy (1971), Truyện cổ Việt Nam, Nxb Sống mới, S Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Sống mới
Năm: 1971
13. Nguyễn Tấn Đắc (1996), “Mối giao lưu v à tương t á c văn ho á giữa c á c dân tộc ở Đông Nam Á”, Tạp ch ổ Văn học, số (6), tr. 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các dân tộc ở Đông Nam Á”, Tạp chổ" Văn học
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Năm: 1996
14. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng tif v à motif, Nxb Khoa học xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng tif v"à" motif
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
15. Nguyễn Tấn Đắc (2004), “Mụt ổ p c ỏ i duy nhất”, Tạp ch ổ Nghi ọ n cứu văn học, số (2), tr.19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môtổp cái duy nhất”, Tạp chổ "Nghi"ọ"n cứu văn "học
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Năm: 2004
16. Nguyễn Tấn Đắc (2005), “Type truyện Tấm C á m ở Đông Nam Á”, công bố trong Hội thảo folklore châu Á lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Type truyện "Tấm C"á"m" ở Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Năm: 2005
17. Nguyễn Tấn Đắc (2006), “Ai xung đột với ai trong type truyện Tấm C á m ở Đông Nam Á, công bố tại Hội thảo khoa học quốc tế do Viện văn học và Trung tâm Hawơt Enching đồng tổ chức năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ai xung đột với ai trong type truyện "Tấm C"á"m
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Năm: 2006
18. Ho à ng Thị Đậu (1963), “Một số tƣ liệu để tiến tới so s á nh truyện Tấm C á m của Việt nam v à Rumani”, Tạp ch ổ Văn học, số (9), tr.103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tƣ liệu để tiến tới so sánh truyện "Tấm C"á"m" của Việt nam và Rumani”, Tạp chổ" Văn học
Tác giả: Ho à ng Thị Đậu
Năm: 1963
19. Cao Huy Đỉnh (1965), “Học giả phương Tõy đi t ồ m nguồn gốc truyện dõn gian”, Tạp ch ổ Văn học, số (6), tr.72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học giả phương Tây đi tồm nguồn gốc truyện dân gian”, Tạp chổ" Văn học
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Năm: 1965
20. Cao Huy Đỉnh (1974), T ồ m hiểu tiến tr ồ nh văn học dõn gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ồ"m hiểu tiến tr"ồ"nh văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1974

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w