1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài các biện pháp kỹ thuật của eu hiện nay đối với hàng hóa nhập khẩu và giải pháp thích nghi của việt nam nghiên cứu trường hợp nhóm hàng nông sản

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓMCHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Đề tài: Các biện pháp kỹ thuật của EU hiện nay đối với hàng hóa nhậpkhẩu và giải pháp thích nghi của Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp nhóm

hàng nông sản)

Lớp tín chỉ: TMKQ1121 (223)_02 Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Hương

Hà Nội, 4/2024

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Khái niệm, mục đích, phân loại biện pháp kỹ thuật 2

1.3 Tác động của biện pháp kỹ thuật với các nước xuất nhập khẩu 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸTHUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI NHÓM HÀNG NÔNG SẢN

2.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang

2.2 Các biện pháp kỹ thuật của thị trường EU đối với nhóm hàng nông

Trang 3

2.4 Một số vấn đề Việt Nam cần lưu ý để có hướng thích nghi tốt nhất

CHƯƠNG 3 CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁPTHÍCH NGHI CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG

3.3.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 16

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng của ViệtNam với 27 nước thành viên và dân số khoảng 516 triệu người Liên minh châuÂu (EU) có nhu cầu nhập khẩu (NK) số lượng lớn hàng hóa, đặc biệt là đối vớinhóm hàng nông sản từ khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tuynhiên, để thâm nhập thị trường EU, các sản phẩm nông sản Việt Nam phải đápứng nhiều biện pháp kỹ thuật (TBT) khắt khe nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm,bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng Trong bảng xếp hạng của EUvề những đối tác thương mại nông sản, Việt Nam xếp thứ 12 với khả năng cungứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường EU Về phía Việt Nam, thịtrường EU là thị trường XK lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản Tuy nhiên, giátrị và kim ngạch XK hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp sovới tiềm năng XK của Việt Nam, cũng như nhu cầu NK của EU Hiệp địnhEVFTA được thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho XK hàng hóa của Việt Nam nóichung và hàng nông sản nói riêng

Xuất phát từ nhu cầu trên nhóm quyết định nghiên cứu: “Các biện phápkỹ thuật của EU đối với hàng hoá nhập khẩu và giải pháp thích nghi của ViệtNam trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực (Nghiên cứu trường hợpnhóm hàng nông sản)” Bài luận này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõhơn về các biện pháp kỹ thuật của EU và có những giải pháp phù hợp để thâmnhập thị trường EU hiệu quả.

1

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm, mục đích, phân loại biện pháp kỹ thuật

chuẩn kỹ thuật đó gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT

Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảovệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vìvậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biệnpháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.

Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cảntiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêubảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá

nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “ràocản kỹ thuật đối với thương mại”.

Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại(Hiệp định TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổWTO là nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm

2

Trang 7

soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mụcđích và không trở thành công cụ bảo hộ.

Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viênWTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuậthay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá

1.1.3 Phân loại

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:

- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật

bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).

- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được

chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trịáp dụng bắt buộc; và

- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy

định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)

Các nội dung thường được nêu trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹthuật:

- Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng)- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động

đến đặc tính của sản phẩm- Các thuật ngữ, ký hiệu

- Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…

1.2 Xu hướng áp dụng biện pháp kỹ thuật

Kể từ khi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/1995 đến 31/12/2012 đã có 116 thànhviên Xu hướng sử dụng TBT tăng liên tục theo thời gian Một phần lớn các quyđịnh và thủ tục đã được các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bảnđưa ra Bằng chứng từ các cuộc khảo sát kinh doanh của ITC cho thấy các biện

3

Trang 8

pháp kỹ thuật là một trong những gánh nặng nhất đối với xuất khẩu của cácnước đang phát triển.

Trong năm 2021 đã có 3.966 Thông báo của các nước Thành viên WTO,tăng 18% so với 2020, từ 2015 – 2019 tăng 14%/năm Các Thành viên thôngbáo nhiều biện pháp TBT nhất 2021 là Uganda, Brazil, Hoa Kỳ, Kenya, TrungQuốc, Hàn Quốc & Liên minh châu Âu (EU); Có hơn 70 thông báo liên quan tớiCovid-19 của các thành viên Các biện pháp chủ yếu liên quan tới việc hợp lýhóa thủ tục chứng nhận hoặc các yêu cầu về pháp lý đối với hàng hóa y tế đượcthông quan do đại dịch.

Về thông báo TBT của Việt Nam, trong 2021, Việt Nam thông báo35/240 biện pháp TBT, trong đó có 30 thông báo thường và 05 thông báo sửađổi, bổ sung Con số trên tăng 17% so với 2020 và là năm có số lượng thông báocao nhất kể từ khi gia nhập WTO cho tới nay

1.3 Tác động của biện pháp kỹ thuật với các nước xuất nhập khẩu

1.3.1 Với các nước nhập khẩuTích cực

Bảo vệ người tiêu dùng: TBT giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản

phẩm không an toàn, không đảm bảo chất lượng.

Bảo vệ môi trường: TBT giúp bảo vệ môi trường khỏi các tác động tiêu

cực của sản phẩm nhập khẩu.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc áp dụng cáctiêu chuẩn kỹ thuật về khí thải xe cơ giới đã giúp giảm lượng khí thải ô nhiễmmôi trường từ xe cơ giới trung bình 50%.

Ngoài ra, nhờ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về khí thải xe cơ giới,lượng khí thải ô nhiễm môi trường từ xe cơ giới ở Trung Quốc giảm 25% tronggiai đoạn 2010-2020.

Bảo vệ an ninh: TBT giúp bảo vệ an ninh quốc gia khỏi các sản phẩm

nguy hiểm.4

Trang 9

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng

cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Một nghiên cứu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy, việcáp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về hiệu quả năng lượng đã giúp giảm mức tiêuthụ năng lượng của các thiết bị điện tử trung bình 20%.

Tiêu cực

Giảm nguồn cung cấp: TBT có thể hạn chế nguồn cung cấp hàng hóa

nhập khẩu, dẫn đến tăng giá cả sản phẩm.

Năm 2018, Trung Quốc đã áp dụng các tiêu chuẩn TBT mới đối với thépnhập khẩu Điều này dẫn đến việc giá thép nhập khẩu vào Trung Quốc tăng15%, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sử dụng thép đầu vào như sản xuấtô tô và xây dựng.

Việc giảm nguồn cung ứng do TBT cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả sảnphẩm nội địa Nếu sản phẩm nhập khẩu trở nên khan hiếm hơn, người tiêu dùngcó thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm nội địa thay thế Điều này có thểdẫn đến lợi nhuận tăng cao cho các nhà sản xuất trong nước, nhưng cũng có thểkhiến người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho hàng hóa ng tin cập v

Gây tranh chấp thương mại: TBT có thể dẫn đến tranh chấp thương mại

giữa các quốc gia nếu được áp dụng một cách không hợp lý.

Tăng chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu: Doanh nghiệp nhập khẩu phải

tuân thủ các quy định về TBT, bao gồm việc thử nghiệm, chứng nhận… dẫn đếntăng chi phí.

1.3.2 Với các nước xuất khẩu Tích cực

Mở ra cơ hội xuất khẩu: TBT giúp sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ

thuật của thị trường nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cụ thể: Theo Ngân hàng Thếgiới, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm đã giúp các nướctăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trung bình 12%.

5

Trang 10

Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm cho sản phẩmthủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳtăng 15% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất

lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

Tăng cường cạnh tranh: Giúp sản phẩm cạnh tranh tốt hơn với các sản

phẩm từ các quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

Hợp tác quốc tế: Tạo cơ hội hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực

khoa học, kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa.

Tiêu cực

Rào cản kỹ thuật: TBT có thể tạo ra rào cản kỹ thuật cho doanh nghiệp

xuất khẩu, gây khó khăn cho việc tiếp cận thị trường nhập khẩu.

Một số nước phương Tây áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với cácsản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc, khiến 25% doanh nghiệp Trung Quốcgặp khó khăn trong việc xuất khẩu.

Tăng chi phí: Doanh nghiệp phải đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản

phẩm, thử nghiệm, chứng nhận… để đáp ứng các yêu cầu của TBT, dẫn đếntăng chi phí sản xuất.

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các rào cản kỹthuật trong thương mại có thể khiến chi phí thương mại quốc tế tăng thêm 5%đến 8%.

Mất thị trường: Doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu của TBT

có thể mất thị trường xuất khẩu.

6

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬTCỦA THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI NHÓM HÀNG NÔNG SẢN NHẬP

KHẨU TỪ VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa xuấtkhẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản Dù là thị trường khó tính, yêucầu cao, nhưng nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), conđường đưa hàng Việt Nam vào EU đã thuận lợi hơn trước.

Về kim ngạch, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU nhìn chung cósự tăng trưởng đáng kể trong các năm trở lại đây, tăng từ 4,09 tỷ USD năm 2018lên đến 5,27 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map) Tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu trung bình của hàng nông sản từ Việt Nam sang EU giai đoạn2018-2022 đạt 5,9%, tốt hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trungbình mặt hàng này của Việt Nam ra thế giới (2,6%).

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU giaiđoạn 2018-2022

7

Trang 12

Nguồn: Tổng hợp của Nhóm Nghiên cứu VCC/ từ ITC Trade Map, 2023

Đạt kết quả khá tích cực, song tại hội thảo “Xúc thương mại sang thịtrường châu Âu” mới đây, ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ Thị trường châu Âu -châu Mỹ (Bộ Công Thương), cho rằng hàng nông sản Việt Nam vào EU thờigian qua vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như mong đợi Nguyên nhân một phần là

do các biện pháp phi thuế quan như kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các ràocản kỹ thuật với thương mại (TBT) vẫn là thách thức đối với nông sản Việt

Nam khi xuất khẩu sang EU.

2.2 Các biện pháp kỹ thuật của thị trường EU đối với nhóm hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam

2.2.1 Quy định về dán nhãn thực phẩm

Trái cây, dù là sản phẩm tươi hay đã qua chế biến, được bán ở thị trưởngEU phải tuân theo các quy định của EU về ghi nhãn thực phẩm Quy định số1169/2011 của EU quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tấtcả các sản phẩm thực phẩm Các yêu cầu chi tiết với trái cây và rau quả được

8

Trang 13

nêu tại Quy định số 543/2011 của EU, trong đó quy định ghi nhãn với sản phẩmđã qua chế biến nhiều hơn sản phẩm tươi.

Sản phẩm trái cây tươi chủ yếu được lưu trữ trong các thùng cac-ton.Những thùng cac-ton này phải hiển thị các thông tin sau: i) tên và địa chỉ củangười đóng gói và nhà vận chuyển; ii) tên sản phẩm; iii) nước xuất xứ; iv) kíchthước và loại sản phẩm; và v) số lô (mục đích để truy xuất dữ liệu) (CBI,2016a).

Sản phẩm trái cây đã qua chế biến thường được đóng trong các bao bìnhỏ, và bao bì này cần thể hiện một số nội dung bắt buộc Ngoài ra, những nộidung này phải tuân theo các định dạng (format) cụ thể do EU đặt ra, bao gồmphông chữ, màu sắc, kích thước của chữ Ngoài thông tin chung về tên sản phẩmvà tên nhà sản xuất, nước xuất xứ, hạn sử dụng, bao bì của thực phẩm đã quachế biến còn cần thể hiện những thông tin sau: i) hàm lượng dinh dưỡng (giá trịnăng lượng, hàm lượng chất béo, đường, muối, protein ) ii) cảnh báo dị ứng (vídụ: đậu nành, gluten, lactose, quả hach) (EC, 2017d) Ngoài các quy tắc chung,một số quy tắc cụ thể được áp dụng với một số loại trái cây nhất định Ví dụ,bao bì hoa quả đông lạnh cần cho biết sản phẩm đã được "frozen" (đồng lạnh)hay "quick frozen" (đông lạnh nhanh) và ngày đông lạnh phải được ghi rõ Baobì trái cây sấy khô cần cho biết sản phẩm được sấy khô tự nhiên hay được thêmđường, và phương pháp chế biến cụ thể như "concentrated" (cô đặc) hay"powdered" (làm thành bột) cũng phải được thêm vào tên của sản phẩm(EC,2017d).

Nhìn chung, các quy định về ghi nhãn của EU tương đối phức tạp và chitiết Các nhà sản xuất trái cây phải biết và hiểu tất cả các yêu cầu để tránhtrường hợp bị thiếu thông tin bắt buộc, và phải tuần theo các quy định cụ thể vềđịnh dạng và hình thức của từng thông tin được thể hiện Cần lưu ý rằng tất cảthông tin về các sản phẩm này phải được thể hiện bằng ngôn ngữ chính thức củanước thành viên EU nơi sản phẩm được bán Mặc dù bản thân các quy định rấtphức tạp, nhưng mức độ chấp nhận các lỗi không tuân thủ của EU lại thấp(USDA, 2012) Vì vậy, các yêu cầu về ghi nhãn cũng là một trong những rào

9

Trang 14

cản ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường EU của các nước xuất khẩu nóichung cũng như Việt Nam nói riêng.

2.2.2 Tiêu chuẩn tiếp thị (Marketing standards)

Quy định 543/2011 của EU điều chỉnh các tiêu chuẩn tiếp thị cho chấtlượng và độ chín của trái cây và rau quả tươi Tiêu chuẩn tiếp thị được chia ralàm 2 loại:

i) Tiêu chuẩn tiếp thị cụ thể (SMS) được áp dụng với 10 loại rau quả tươiii) Tiêu chuẩn tiếp thị chung (GMS) được áp dụng cho các sản phẩm rauquả tươi khác.

Cả sản phẩm SMS và GMS đều phải tuân thủ tiêu chuẩn chung về chấtlượng và độ chín tối thiểu, tương đối phù hợp với tiêu chuẩn Codex với trái câyvà rau quả tươi (Codex, 2007).

Các sản phẩm SMS cần đáp ứng thêm các yêu cầu bổ sung được quy địnhriêng cho chúng, theo đó các sản phẩm được phân thành 3 hạng (từ thấp nhấtđến cao nhất) và ít nhất phải đáp ứng chất lượng thấp nhất để được bán ở thịtrường EU Ngoài ra, sản phẩm SMS phải có Giấy chứng nhận sản phẩm phùhợp quy chuẩn.

Sản phẩm được dùng để chế biển hoặc làm thức ăn chăn nuôi sẽ đượcmiễn các tiêu chuẩn tiếp thị nếu chúng được ghi nhãn rõ ràng là "sản phẩm dùngđể chế biến" hoặc "thức ăn cho động vật".

Một điểm cần lưu ý là hầu hết các nước nhập khẩu hoặc là có tiêu chuẩntiếp thị quốc gia của riêng mình (như Mỹ), hoặc là tuân theo các tiêu chuẩn quốctế cho sản phẩm tươi của các tổ chức quốc tế (như Ủy ban Kinh tế Châu Âu củaLiên Hợp Quốc-UNECE ) Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này thường được áp dụngtrên cơ sở tự nguyện, và không phải là yêu cầu bắt buộc Chẳng hạn, Mỹ có yêucầu bắt buộc về xếp hạng và kích cỡ của một số loại trái cây (mận, nho khô, hạtphỉ, quả chà là), trong khi Úc và Trung Quốc không có những yêu cầu như vậycho hoa quả (UNCTAD TRAINS, 2017).

10

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w