1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận mác xít về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm cơ bảnĐầu tiên, để hiểu được các đặc điểm của kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hai khái niệm xã hội chủ nghĩa và pháp quyền cần được làm rõ:Kiểu nhà nước xã hội chủ n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn : Thầy Lê Ngọc ThôngHà Nội, năm 2020

Trang 2

Bộ Giáo dục & Đào tạoTrường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 3

Giới thiệu nội dung

“Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” là khái niệm lần đầu tiên được nhắc đến trong Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII vào năm 1991, tuyên bố nhà nước Việt Nam mang tính chất của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bài tiểu luận xin phân tích những lý luận của hệ thống tư tưởng Mác – Lênin về đặc điểm và việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó vận dụng vào thực tế công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

Mục lục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC 3

Khái niệm cơ bản 3

Lý luận Marxist về nhà nước pháp quyền4

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC XÍT VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM 7

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 7 Những điểm đã và đang vận dụng 8 Liên hệ thực tế hiện tại10

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC1 Khái niệm cơ bản

Đầu tiên, để hiểu được các đặc điểm của kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hai khái niệm xã hội chủ nghĩa pháp quyền cần được làm rõ:

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước ra đời nhờ kết quả của cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Một nhà nước xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản như: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội;tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nền xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xãParis năm 1871, tuy nhiên chỉ tới khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), nhà nước xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.

Kiểu nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước có đặc điểm chung là kiểu nhà nước được

tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật có tính dân chủ mà tất cả cá nhân, tổ chức và nhà nước đều phải tuân thủ Mầm mống của một nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại trên khắp thế giới, từ phương Đông với các nhà pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi…Quản Trọng chủ trương “vua phải giữ pháp”, “không vì vuamuốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua”, đến phương Tây với các nhà tư tưởng học như Hê-ra-clit, Socrates, với chủ trương :”giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức mạnh và pháp luật” Tất cả đều có điểm chung về đặc điểm của pháp luật: có mục đích phục vụ nhân dân và có hiệu lực với tất cả các chủ thể.

Tóm lại, kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước có những đặc điểm khái quát như sau: là một nhà nước theo cơ chế tập trung dân chủ (do dân, vì lợi ích củanhân dân); quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phối hợp, phân công do đảng Cộng Sảnlãnh đạo; được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

Trang 5

2 Những lý luận Marxist và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Như vậy, mầm mống của học thuyết nhà nước pháp quyền đã xuất hiện và được đề cậpđến trên khắp thế giới xuyên suốt chiều dài lịch sử, trong đó bao gồm cả sự đóng góp của những triết gia “xã hội chủ nghĩa” Marx, Ăng-ghen, Lê-nin trong hệ thống những kiến thức của chủ nghĩa Mác-Lênin Trong học thuyết chuyên chính vô sản, học thuyết về nhà nước kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” với ý nghĩa đầy đủ nhất chưa chính thức được nói đến như là một trong những nội dung chính yếu Tuy nhiên, trong các bài viết, ít nhiều các ông đã đề cập đến một vài những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền trong nhiều bối cảnh khác nhau, thể hiện sự quan tâm đến mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước cách mạng và pháp luật Một số những tư tưởng cốt lõi của nhà nước pháp quyền, đặc biệt là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, được học thuyết Mác-Lênin tập trung vào một số điểm chính sau:

Thứ nhất, nhiều tác phẩm của C Mác và Ph.Ăngghen đã nhắc đến bản chất dân chủ

trong nhà nước pháp quyền So sánh chế độ dân chủ với chế độ quân chủ chuyên chế, Mác

đã viết: “Dưới chế độ quân chủ, tổng thể tức nhân dân, bị đặt vào một trong những hình thức tồn tại, tức chế độ chính trị của họ Còn trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước thể hiện ra là một trong những tính quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân” Chế độ quân chủ chuyên chế yêu cầu con người tồn tại vì pháp luật, nhân dân phải tuân phục một cách tuyệt đối, mù quáng và không thắc mắc đối với chính quyền và pháp luật (thứ bảo vệ quyền lợi của tầng lớp bóc lột) Nhưng xã hội không lấy pháp luật làm cơ sở, pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội Như vậy, sự tồn tại lâu dài của chế độ dân chủ so với chế độ chuyên chế, theo C.Mác chính làdo chế độ dân chủ có đặc trưng cơ bản là luật pháp tồn tại vì con người: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là pháp luật, trong khi đó thì ở những hình thức khác nhau của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được bởi quy định của luật pháp Dấu hiệu đặc trưng cơ bảncủa chế độ dân chủ là như vậy Cổ vũ cho dân chủ, về xã hội công dân, trong tác phẩm Tuyên”

ngôn của Đảng Cộng sản, hai ông đã viết: “…bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhânlà giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ…; Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị” và “Mục đích trước mắt của những ngườicộng sản là… lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” ( C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập) Một chế độ trong đó pháp luật không phục vụ lợi ích của số đông nhân dân sẽ trở thành kẻ thù của nhân dân.

Trang 6

Theo C Mác và Ph.Ăng-ghen, dân chủ là phương tiện tất yếu để con người đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân, tức quyền con người được bảo đảm và thực hiện đầy đủ “Dân chủ” nghĩa là “nhân dân nắm chính quyền” Điều đó có nghĩa là dân chủ chính là dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân Như Mác đã viết: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa Cũng giống như tôn giáo khôngtạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước” Bất kì hình thể nhà nước nào cũng có pháp luật, nhưng với nhà nước pháp quyền, pháp luật được tạo ra vì nhân dân chứ không vì mục đích phục vụ lợi ích của bất kì một nhóm riêng biệt nào.

Thứ hai, việc quyền lực Nhà nước là thống nhất và có sự phân công và cơ chế phối

hợp, kiểm soát cũng được nhắc đến trong chủ nghĩa Mác-Lênin khi chỉ ra sự khác biệt cơ bản

giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư sản Theo đó, nhà nước luôn luôn mang bản chất giai cấp, không có nhà nước chung chung, dân chủ phi giai cấp Như vậy, nhà nước tư sản dù có bước tiến bộ so với các chế độ nhà nước trước đó, song do dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội của nó, nhà nước tư sản chỉ là và khi nào (dù điều chỉnh) cũng vẫn là nhà nước của giai cấp bóc lột bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột, chống lại nhân dân, không phải là nhà nước do nhân dân nắm quyền, tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực Nhà nước tư sản dù tồn tại dưới hình thức quân chủ hay cộng hoà thì bản chất vẫn là một “chuyên chính tư sản” Trên cơsở quan điểm của chủ nghĩa Mác và trong điều kiện mới, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước và phân biệt sự khác nhau giữa nhà nước của giai cấp bóc lột với nhà nước của giai cấp vô sản Ông cho rằng, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp, bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để giai cấp này trấn áp giai cấp khác: “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực, nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối vớikẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bịbóc lột không”

Như vậy, nếu nhà nước chỉ là công cụ để giai cấp này trấn áp giai cấp khác thì sao có thể đảm bảo quyền lợi cho số đông? Để nhà nước thực sự phục vụ cho nhu cầu của đa số, Lênin đã cho rằng, chỉ có nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân thì nhà nước mới có thể quản lý được xã hội phù hợp với quy luật, phục vụ lợi ích nhân dân, bởi vì: “Nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác quyền lợi của đa

Trang 7

số thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” Khi bàn về chức năng của nhà nước vô sản, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cũng như mọi nhà nước khác, nhà nước vô sản cũng có hai chức năng cơ bản là chức năng giai cấp và chức năng xã hội, nhưng nội dung, cơ chế và mục đích thực hiện các chức năng đã thay đổi căn bản Đối với các nhà nước trước đây chức năng xã hội là cơ sở để thực hiện chức năng giai cấp Đối với nhà nước vô sản, vì bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước là thống nhất nên chức năng giai cấp của nhà nước vô sản trở thành phương tiện, công cụ để thực hiện chức năng xã hội của nó Theo ý nghĩa trên, chức năng giai cấp chỉ là cơ sở để nhà nước vô sản thực hiện chức năng xã hội của mình Nhà nước đó phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, thực hiện dân chủ thực sự với nhân dân, bảo vệ quyền lợi thực sự của nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân Do đó, tính thống nhất trong quyền lực của nhà nước nằm ở chỗ tất cả quyền lực đó thuộc về nhân dân Theo Lênin, dưới sự bảo trợ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực của nhân dân thực sự được hoàn mỹ, tuynhiên mới chỉ là khả năng Lênin chỉ rõ: việc giai cấp công nhân giữ vai trò thống trị tuyệt nhiên chưa đồng nhất với việc một nền dân chủ cao hơn tự nhiên xuất hiện sau sự kiện ấy Đây mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ Giai cấp công nhân đại diện cho nhân dân lao động nắm chính quyền và lãnh đạo xã hội vì lợi ích của họ là thống nhất Tuy nhiên, Lênin cảnh báo nguy cơ tha hoá của nhà nước vẫn luôn tiềm ẩn và dễ xảy ra do tính gián tiếp và trung gian giữa chủ thể của quyền lực là nhân dân và cơ quan được nhân dân uỷ quyền, đó là nhà nước Do đó, ông đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đề phòng và chống những biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước cũng nhưtrong đội ngũ công chức Bộ máy nhà nước phải có sự phân chia, phân công, phối hợp, do “tập quyền” không phải là “thống nhất”, không phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân vì tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng nhà nước từ phía các cơ quan.

Các nhận định của hệ thống lý luận Mác-Lênin đã khẳng định được nhà nước pháp quyền không những có thể xây dựng tại các quốc gia tư bản mà vẫn có thể xây dựng tại các quốc gia phát triển theo định hướng XHCN, và đặt nền móng một nhà nước pháp quyền với tính chất là một cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội xây dựng trong điều kiện chế độ xã hội XHCN.

Trang 8

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT MÁC – LÊNIN VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM

1 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước kiểu mới, đó là nhà nước của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng

2 Những điểm đã và đang vận dụng trong lý luận Mác xít trong xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Mặc dù thuật ngữ “pháp quyền XHCN” mới được nói đến trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước, thế nhưng từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam, Người đã nêu 4 điều liên quan đến pháp quyền Tư tưởng pháp quyền này đã xuyên suốt tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ Sự phát triển tư tưởng Mác - Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, một Nhà nước của giai cấpcông nhân, một nhà nước pháp quyền có thể được khái quát trên các quan điểm sau:

- Tính dân chủ qua tư tưởng nhà nước của dân do dân, vì dân:

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là người tiên phong và đề cao nhất tính dân chủ trong nhà nước Việt Nam từ lúc phôi thai Người luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ” Toàn bộquyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể làcác ông quan cách mạng mà là công bộc của nhân dân Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân Nhân dân có quyền đôn đốc phê bình Chính phủ Chính phủ thì việc to nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân” “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình” Người nhắc nhở: “Nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là

Trang 9

dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nướcđều là phân công làm đầy tớ cho dân”

Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã đặt việc thực hiện tính dân chủ nhân dân trong nhà nước đã là một yêu cầu nhất quán và là mục tiêu của kể từ ngày thành lập Ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 , lời khẳng định quyền dân chủ của mọi người Việt Nam đã được nêu rõ:

1 Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo;2 Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;

3 Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyềnlực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Ở Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaquản lý và vận hành nền kinh tế thị trường, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong đó, tăng trưởng kinh tế luôn gắn với bảo đảm công bằng trong phân phối theo kết quảlao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác vàphân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội , thực hiện tiến bộ xã hội, pháttriển văn hóa, phát triển con người, nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân, Ngày càng mở rộng trong quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế Phát triểnđa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp Quá trìnhmở rộng dân chủ kinh tế gắn liền với mở rộng dân chủ chính trị, thực hành ngày càng rộng rãivà thực chất quyền lực chính trị của nhân dân, thông qua cả phương thức ủy quyền gián tiếpvà dân chủ trực tiếp.

- Được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức, hoạt động củanhà nước trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảng Cộng Sản Việt Nam và đặcbiệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ vàcó tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại.

Nhận thức được tầm quan trọng của luật pháp, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đềcập đến vai trò của chúng trong điều hành và quản lý xã hội Năm 1919, tám yêu sách củanhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc- xây đã có 4 điểm liên quan đến vấn đề pháp quyền,còn lại liên quan đến công lý và quyền con người.

Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, đảng đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp báchcủa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là: Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Ngày20/9/1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh thành lập Ban dự

Trang 10

thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng ban Bản dự thảoHiến pháp hoàn thành khẩn trương và nghiêm túc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch.Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I vào tháng 10/1946, Quốc hội đã thảo luận dân chủ vàthông qua bản dự thảo Hiến pháp này Đó là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam: Hiếnpháp năm 1946 Trong phiên họp Quốc hội thông qua hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãphát biểu: “… Hiến pháp đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Namvà một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp” Và nhấn mạnh rằng: “Chính phủ cốgắng làm theo đúng 3 chính sách: dân sinh, dân quyền và dân tộc”.

Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nướcđạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp năm 1946 không cònphù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp năm1959 Một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật, nhất là đạo luật “gốc” - Hiếnpháp, cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phátsinh và định hình.

Ngoài hai bản Hiến pháp năm 1946, 1959, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh cònchỉ đạo soạn thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật, trong đó có243 Sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước đã hình thành một thể chế bộ máy nhà nước cónhiều nhân tố cơ bản của một nhà nước pháp quyền.

Việc tổ chức thành lập và sửa đổi Hiến pháp và pháp luật một cách kịp thời, phù hợpvới tình trạng kinh tế và văn hóa của đất nước đã giúp nhà nước pháp quyền Việt Nam vừahòa nhập phát triển với phong trào kinh tế và văn hóa thế giới, vừa bảo đảm được quyền dânchủ của nhân dân trong thời đại mới.

- Tính thống nhất qua việc tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất, phối hợp

Quyền lực nhà nước thông nhất đã luôn là một đặc điểm của hệ thống nhà nước Việt Nam Quyền lực của nhà nước, theo Hiến pháp năm 2013, là nằm ở nhân dân thể hiện rõ quanniệm nhà nước có quyền lực thống nhất ở nhân dân Trước đây, Hiến pháp cũng quy định “tấtcả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập quyền,tập trung vào Quốc Hội vì nhận thức:”Chủ thể quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên trao toàn bộ quyền lực của mình mình cho Quốc hội” Quốc hội được xác định là cơ quan có toàn quyền trong Hiến pháp năm 1980, quy dịnh rằng “Nhân dân sử dụng quyền nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân…”

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w