19 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐẮK LẮK ....
Lý do xây dựng đề án
Đối với tỉnh Đắk Lắk, là tỉnh có thể mạnh về sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực như: Cà phê, sầu riêng, tiêu….với trên 75% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, do vậy nhu cầu vay vốn của hộ phục vụ sản xuất là rất lớn
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Việt Nam) trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, là một trong những ngân hàng hàng đầu hiện nay tại tỉnh Đắk Lắk Trong những năm qua Chi nhánh cũng đã đẩy mạnh phát triển cho vay hộ sản xuất nông nghiệp Chi nhánh đã xác định cho hộ sản xuất nông nghiệp là một trong những định hướng phát triển chiến lược của ngân hàng trong nhiều năm qua
Việc tăng trưởng tín dụng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Chi nhánh một mặt giúp cho chi nhánh có nguồn lợi nhuận cao, mặt khác giúp chi nhánh tăng trưởng dư nợ cho vay một cách ổn định và giúp cho chi nhánh mở rộng thị phần Tuy vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu dẫn đến hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn rủi ro Bên cạnh đó, hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, dự báo nhận biết và đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp chưa chính xác, hoạt động kiểm soát rủi ro chưa hiệu quả, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao và còn một số hạn chế trong nỗ lực phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của ngành trong giai đoạn này, vẫn có nhiều vai trò, trách nhiệm khác nhau làm giảm hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu cho vay HSX NN của Agribank tỉnh Đắk Lắk có xu hướng giảm trong giai đoạn 2021 – 2023 Năm 2023, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX NN của chi nhánh giảm xuống còn 1,48% (tương ứng với 50,02 tỷ đồng) Với kết quả trên cho thấy, mặc dù nợ xấu cho vay HSX NN xét về tỷ lệ thì lại giảm, nhưng tăng về số tuyệt đối, do vậy vấn đề đặt ra cần đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp Xuất phát từ những lý do trên trên, tôi chọn đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đắk Lắk” để đề án tốt nghiệp của mình.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu của Hà Đức Hùng (2012) trình bày các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Lăng, TP Đà Nẵng Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh này được thực hiện tại Đại học Đà Nẵng.
Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Khái niệm rủi ro tín dụng Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, đặc điểm rủi ro tín dụng, nguyên nhân và tác động bất lợi Chủ đề này gợi ý ba thước đo để đánh giá rủi ro tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ xóa nợ ròng Tác giả tập trung phân tích nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo kỳ hạn và ngành kinh tế, nguyên nhân gây ra nợ xấu
Phân tích thực trạng và đánh giá toàn diện các nỗ lực nhằm tránh và hạn chế rủi ro tín dụng [2]
Nghiên cứu của Huỳnh Nam Phi (2015): "Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng tiêu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh huyện Chư Sê Gia Lai" Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
Nghiên cứu tiến hành xác định lý thuyết nền tảng về quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại, từ đó đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Chư.
Thông qua đề tài nghiên cứu kiểm soát rủi ro hạch toán chuẩn mực quốc tế (HSX) trong sản xuất nông nghiệp, tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên cơ sở các lý thuyết kinh tế Bên cạnh đó, có nhiều nguồn gây rủi ro cho sản xuất nông nghiệp khác cũng được đề cập trong bài nghiên cứu.
Nguyễn Thị Thúy Loan (2016): “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai” Luận văn thạc sĩ kinh tế
Có thể thấy hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tinh Đắk Lắk, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Nhiệm vụ
- Hệ thống hóá các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát RRTD trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng thương mại
- Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Đắk Lắk là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tại địa phương Để kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả trong quá trình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, Agribank Đắk Lắk đã đề xuất các giải pháp như: tăng cường công tác thẩm định khách hàng; siết chặt quy trình cho vay; giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay; xây dựng và phát triển hệ thống quản trị rủi ro tín dụng toàn diện Những giải pháp này nhằm đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Đắk Lắk.
Phương pháp nghiên cứu
- Đề án sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp
- Về phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu với khách hàng để đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong các khoản vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Đối tượng khảo sát gồm cán bộ nhân viên của ngân hàng, được chọn lọc ngẫu nhiên (30 phiếu khảo sát).
Chi nhánh các huyện Cư Kuin – Krông Ana; Krông Bông Lắk và PGD Hòa Thắng) Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích thành các nhóm chỉ tiêu khác nhau và được xử lý thông qua phần mềm SPSS, từ đó tìm ra sự biến động Để đánh giá được mức độ đồng ý của khách hàng về các yếu tố đang phân tích, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với các điểm đánh giá được xác định như sau: “
Rất đồng ý – 5; Đồng ý - 4; Không xác định được/Trung lập – 3; Không đồng ý - 2; Rất không đồng ý - 1
Giá trị điểm đánh giá mức độ đồng ý của CBNV ngân hàng (n) được xác định theo công thức: n = Tổng điểm của từng tiêu chí/tổng số phiếu điều tra
Mức độ đồng ý của khách hàng được xác định theo thang điểm sau: n>=4,2: Rất đồng ý;
2,6 ≤n≤3,39: Không xác định được/Trung lập;
1,8 ≤n≤2,59: Không đồng ý; n