Bởi pháp luật không chí là hệ thống quy tắc xứ sự đo nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước, Điều đó không có nghĩa là phủ nhận tỉnh quy phạm hình thức của pháp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Hà Nội, 2018
Trang 2Chủ biên
TS PHAN THỊ LUYỆN
Tập thể tác giá
lL TS PHAN THỊ LUYEN Chuong 1,3,4,5,6 va 7
2 PGS.TS HOÀNG THỊ NGA Chương 2
Trang 3LOI NOI BAU
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực khoa học nghiên cứu liên ngành Xã hội học pháp luật tiếp cận nghiên cứu pháp luật với ý nghĩa là một hiện tượng xã hội, có quá trình phát sinh, tôn tại và phát triển cùng với sự tôn tại và phát triển của xã hội, chịu sự tác động của xã hội Bước sang thé kỳ XXI cùng với sự phát trién của khoa học kỹ thuậi, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động đến các tĩnh vực của đời sống xã hội trong đó pháp luật Thực tiễn đang đặt ra nhiều vẫn
đề mới đòi hỏi phải giải quyết các mâu thuẩn giữa việc đảm bảo tinh én định của
trậi tự pháp luật với sự cân thiết thay đổi trong pháp luậi Các nghiên cứu xã hội học pháp luật cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cho việc nhận thức một cách khách quan, toàn điện các vẫn đề xã hội của pháp luật góp phần giải quyết những máu thuần đặt ra từ thực tiễn
Giáo trình Xã hội học pháp luật được biên soạn nhằm trang bị kiến thức khải quát cho người học về ba nội dùng cơ bán của xã hội học pháp luật Nội dụng thứ nhất liên quan đến các vấn đề về lịch sử hình thành xã hội học pháp luật: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật Nội dụng thứ hai xem xét tính quy định xã hội của pháp luật thông qua môi liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu xã hội và chuẩn mực xã hội Nội dụng thứ ba về các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật và hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Giáo trình là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn xã hội học pháp luật Đây là công trình nghiên cửu công phụ, nghiêm túc Mặc dù đã hết sức
cô gắng, song giáo trình không tránh khỏi những thiểu sót Kinh mong động nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
I KHÁI QUÁT VẼ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIÊN CUA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1, Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật
2 Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp lu:
II ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
2 Phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luậ
tl CÁC CHÚC NĂNG CƠ BAN CUA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1, Chức năng nhận thức
2 Chức năng thực tỉ
3 Chức năng dự báo
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP ĐIÊU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1 CAC BUGC TIEN HANH MOT CUOC DIEU TRA XA HOI HOC
1 Giai đoạn chuẩn bị (gồm 9 bước)
2 Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin (gồm 6 bước)
3 Xử lý và phân tích thông tin
II MỘT SÓ PHƯƠNG PHÁP THỤ THẬP THONG TIN THONG TIN THONG DUNG TRONG DIEU TRA XA HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1 Phương pháp phân tích tài liệu Hee 65
Chương 3 MỖI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CÁU XÃ HỘI
I KHÁI NIỆM, BẢN CHÁT XÃ HỘI CỦA PHAP LUAT
1, Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật 85
2 Ban chat xã hội của pháp luật
II CƠ CÂU XÃ HOI VA MOT SO YEU TỎ CÁU THÀNH CƠ CẤU XÃ HỘI
1 Khái niệm cơ câu xã hội (social StrUCHUIE) cecsstessssssstesssssssssessssssessnsseesessiees 96
2 Một số yếu tố cầu thành cơ cầu xã hội
II, PHÁP LUẬT TRÔNG MOI LIEN HỆ VỚI CÁC PHAN HE CỦA CƠ CÁU
XÃ HỘI
Trang 51 Pháp luật trong mỗi liên hệ với cơ cầu xã hội - nhân khâu (dân số)
3 Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cầu xã hội - dân tộc
4, Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cầu xã hội - nghề nghiệp
IV PHAP LUAT VA VAN DE PHAN TANG XA HOI
1 Khái niệm, các kiêu phân tầng xã hội
bảo đảm an sinh xã hộ
Chương 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CHUÁN MỰC XÃ HOI
I KHAI QUAT CHUNG VE CHUAN MUC XA HOI
1 Khái niệm chuân mực xã hội
2 Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội
I MOL LIEN HE GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CÁC CHUÁN MỰC XÃ Ã HỘI
1 Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực chính trị l3I
2 Mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực chính trị 133
3 Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực tôn giáo 134
4 Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực đạo đức Öò„ 138
5 Mỗi liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực phong tục tập quán 141
6 Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn myc tham my 145 Chương 5 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CÚA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1.KHÁI QUÁT CHUNG VE HOẠT ĐỘNG XÂY DUNG PHAP LUAT
3 Quy trình xây dựng pháp luật
II CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT
1 Mối quan hệ xã hội với hiện thực xã hội
2 Kháo sát xã hội học thu thập thông tin
3 Su tham gia của nhiều chủ thé vào hoạt động xây dựng pháp luật
4, Dam bao sự định hướng chính trị của chính đảng cảm quyền 161
Ill CAC YEU TO XA HOI ANH HUONG DEN HOAT ĐỘNG XÂY DỰNG PHAP LUAT
1.Trinh độ, kỹ năng soạn thảo các dự án luật . -.ccccsceeccei 163
2 Thông tin đại ching
Trang 63 Dư luận xã hội
Iv CAC BIEN PHAP NANG CAO HIỆU QUA CUA HOAT ĐỘNG XÂY DUNG PHAP LUAT
1 Tăng cường công tác thẩm tra các dự án luật bằng công cụ xã hội học
2, Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các chủ thê
3 Hoàn thiện các quy định cua pháp luật về hoạt động xây dựng pHáp luật trước yêu cầu mở rộng nên dân chủ xã hội và phát triển bên vững „171 Chương 6 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CÚA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHAP LUAT
I KHÁI QUÁT CHUNG VÉ HOẠT DONG THUC HIEN PHAP LUAT 172
I CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
ác hình thức tuân thụ si luật, chấp hành es thuật và sử dụng pháp
2 LS
1 Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuân mực pháp rủi với các lợi ích của chủ
176
3 Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp lu 181
Il CAC KHiA CANH XA HOI CUA HOAT BONG AP DUNG PHAP LUAT
1 Mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng pháp luật
3, Vai trò của các nhân tố chú quan trong hoạt động áp dụng pháp luật 196
4 Vai trò của các nhân tố khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật 199
IV CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1, Nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thê thực hiện pháp luậ „202
2 Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhan dan 204
3 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật
5 Thông báo công khai kết quả hoạt động áp dụng pháp lu
tiện thông tin dai ching
Chiong 7 SA] LECH CHUAN MUC PHÁP LUẬT
I KHAI NIEM SAI LECH CHUAN MUC PHAP LUAT
trên các phương
211
Trang 7
1 Khái niệm sai lệch chuân mực xã hội
2 Sai lệch chuẩn mực pháp luật
1 Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 219
2, Một số lý thuyết lý giải về nguyên nhân của hành vi sai lệch 221
Ill HIỆN TƯỢNG TOI PHAM
1 Khai niém
2 Các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm
3 Các mô hình nghiên cứu xã hội học pháp luật về hiện tượng tội phạm 230
IV CAC BIEN PHAP DAU TRANH PHÒNG CHONG TOI PHAM VÀ CAC
HANH VI SAI LECH CHUAN MUC PHAP LUAT
1 Biện pháp tiếp cận thông tin
2 Biện pháp phòng ngừa xã hội
4 Biện pháp tiếp cận y sinh học
5 Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Chương 1
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
I KHAI QUAT VE LICH SU HINH THÀNH, PHÁT TRIÊN CÚA XÃ HỘI HOC PHAP LUAT
1 Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật
Vào cuối thế ki XVIII, ở Tây Âu biến đối xã hội diễn ra mạnh mẽ trên nhiều
lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội Khoa học tự nhiên đạt được những
thành tựu lớn trong việc khám phá ra cấu trúc, thành phân của thể giới vật chất và
phát triển các phương pháp nghiên cứu thế giới vật chất một cách hệ thống Điều
đó đã tác động đến các ngành khoa học xã hội Phát mình của nhà vật lí học Newton khién các nhà khoa học xã hội hi vọng sẽ tìm ra được một nguyên lí về một trật tự cân bằng, những cơ chế về lực hấp dẫn tương tự trong xã hội Nhà khai sáng Montesquieu trong, cuốn “Tình thân pháp luật” đưa ra các thuật ngữ có tính
cơ học để lí giải về các hình thức nhà nước phụ thuộc vào các cơ chế vận hành và xem các hình thức đó có hoạt động theo đúng bản chất của nó không Tỉnh thần pháp luật cua một quốc gia có thẻ tạo ra một sự phục hưng và làm cho bộ máy
nha nước hoạt động trở lại để có thể tiếp tục sự vận động đều đặn Như vậy, tính
chất khách quan của các quy luật nảy sinh từ bản chất của sự vật
Đồng thời với sự phát triển mạnh của khoa học, những biến đổi về chính trị ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Cuộc cách mạng tư sản đã làm thay đối trật tự xã hội phong kiến đã tồn tại hang tram năm trước đó, thay thé vào đó là một trật tự
xã hội mới Dưới tác động của tự do hóa thương mại, thị trường mở rộng, hàng loạt các tập đoàn kinh tế, nhà máy, xí nghiệp ra đời thu hút lao động từ nông thôn
ra các đô thị Nền sản xuất công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa công nghiệp Quá trình đô thị hóa đây mạnh cùng
với sự tích tụ dân cư Những biến đối về kinh tế kéo theo những thay đổi sâu sắc
trong đời sống xã hội Gia đình bị chia rẽ do các cá nhân rời bỏ cộng đồng ra khu
vực đô thị làm việc và sinh sống Các giá trị văn hóa truyền thống thay đôi các cá
S)
Trang 9nhân bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế với lỗi sống mang tính cạnh tranh, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng Sự chuyên hóa cơ cấu kinh
tế dựa trên cạnh tranh tự do thành độc quyền điển ra nhanh, các quan hệ xã hội mới hình thành Trong khi đó, pháp luật lại thay đôi một cách chậm chạp và vẫn còn phản ánh các quan hệ xã hội cũ không còn thích hợp để giải quyết các vấn dé
xã hội mới nảy sinh
Sự khủng hoảng bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, hệ tư tưởng, văn héa Nay sinh nhu cầu làm cho cơ chế pháp luật thích
nghỉ với những điều kiện xã hội mới Điều này đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ
hệ thống pháp luật cũng như tư duy pháp lí truyền thống Trường phái pháp luật thực chứng (legal positivism) hiện thời không thể lí giải được hết nội dung cũng như chức năng của pháp luật Bởi pháp luật không chí là hệ thống quy tắc xứ sự
đo nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước, Điều
đó không có nghĩa là phủ nhận tỉnh quy phạm hình thức của pháp luật, tuy nhiên, nếu chỉ hiểu pháp luật như vậy sẽ không phù hợp và khó có câu trả lời chính xác
cho nhiều vấn đề hóc búa đang hình thành trong xã hội như: những mâu thuẫn và
xung đột xuất hiện ngày cảng nhiều trong xã hội, về mối quan hệ giữa nhà nước
và xã hội, làm thế nào để bảo đảm pháp chế, trật tự pháp luật, bằng phương pháp
luận hình thức của pháp luật thực chứng thì khó có thể đưa ra những luận cứ cho
sự xuất hiện, tôn tại và phát triển của nhà nước pháp quyên Pháp luật theo quan
điểm thực chứng là pháp luật “chết”, “pháp luật trên giấy tờ”, tách rời khỏi xã hội,
trừu tượng khó hiệu, không phan ánh được như cầu, ý nguyện và lợi ích của xã hội và như vậy pháp luật không thể hiện đúng chức nang vốn có của nó Pháp luật phải được xem xét là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan mà con người có thể quan sát, nhận thức và mô tả được
Như vậy, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản đã làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội Từ đó nảy sinh nhu câu thực tiễn phải thiết lập lại trật tự xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vân đề pháp lí nảy sinh Xã hội học pháp luật ra đời vào cuối thế ki
Trang 10XIX đã góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn pháp lí và phát triển mạnh vao dau thé ki XX
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu giáp ranh liên ngành giữa xã hội học và luật học Ngay từ khi ra đời, đã có những tranh luận về nguồn gốc của xã hội học pháp luật, đó là môn khoa học pháp lí hay khoa học xã hội học? Có sự tranh luận vì các nghiên cứu về xã hội học pháp luật đầu tiên gắn với tên tuổi của các nhà luật học như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Roscoe Pound Tuy nhiên, không thể nghiên cứu xã hội học pháp luật mà chi dựa trên nền tảng trí thức của một lĩnh vực xã hội học hay luật học vì xã hội học pháp luật nghiên cứu các khía cạnh xã hột của pháp luật Pháp luật ở đây được xem xét là một hiện tượng xã hội,
có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội, chịu sự tác động của xã hội Xã hội học pháp luật tiếp cận nghiên cứu pháp luật trên nền tảng trì thức và phương pháp xã hội học, trên cơ sở đó phát triển các
lí thuyết tổng quát giải thích quá trình xã hội liên quan đến pháp luật và tiễn hành
nghiên cứu thực nghiệm, phân tích mối tương quan giữa các sự kiện, hiện tượng pháp lí và xã hội Từ đó tìm ra những nguyên nhân và tác động của các hiện tượng
xã hội khác đến pháp luật Mặt khác, pháp luật ra đời là để điều chình các mối quan hệ xã hội do đó pháp luật tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Với cách tiếp cận trên, theo quan điểm cúa chúng tôi, xã hội học pháp luật được định nghĩa như sau:
Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các Quy tuật xã hội, các quá trình xã hội của quả trình phái sinh, tôn tai, hoạt động của phán luật trong xã hội, trong môi liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác, nguôn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và các sự kiện, hiện tượng pháp lí thê hiện trong hoạt động của các chủ thê pháp luật
2 Quan điểm của một số nhà xã hội học pháp luật tiêu biểuvà tình hình
nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam
2.1 Quan điểm của một số nhà xã hội học pháp luật châu Au
Trang 11Mặc dù các nhà nghiên cứu đều khăng định rằng xã hội học pháp luật ra đời
ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, nhưng những tiền để về tư tưởng cho sự hình
thành xã hội học pháp luật được bát đầu từ thế ki trước
De La Brède - Montesquieu (1689 - 1755) là nhà tư tường người Pháp Tác phẩm “Tỉnh thần pháp luật” của Montesquieu xuất bán năm 1748 là cơ sở cho các nghiên cứu xã hội học pháp luật Theo ông, các luật lệ phải được xem xét như là các sự kiện Từ việc nghiên cứu các sự kiện giúp chúng ta khám phá ra nguyên nhân của các sự kiện đó Ông muốn nghiên cứu hệ thống pháp luật một cách khách
quan như sự tồn tại của các sự kiện xã hội khác Ông cho rằng “ớc khi luật
pháp được cấu thành, đã có những môi tương quan có thể được về công lí".!
“Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự vật Với nghĩa này thì mọi vật đều có quy luật của nó ”2 Như vậy, trong phạm vi luật pháp cũng có một định luật giống như định luật chỉ phối “bản chất của các sự
vật" Phương pháp thực nghiệm là phương pháp duy nhất đem lại kết quá chính
xác
Ông nghiên cứu pháp luật trong mỗi liên hệ với các hiện tượng xã hội khác như: chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, dân
số, tiền tệ và ngay cả các yêu tế vật chất như khí hậu, đất đai cũng tham gia vào
sự hình thành pháp luật, trong đó chính trị là yếu tố quyết định đến pháp luật Ông
phân chỉa xã hội Pháp thành ba tầng lớp: vua chúa, quý tộc và dân thường, quyền lực nhà nước chia thành hai loại là chuyên chế và hành chính
Quyền lực hành chính được chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp Các quyền này được phân lập, phụ thuộc vào nhau để ảnh hường sao cho không một quyển nào có thể vượt quá hai quyền còn lại và ba quyền này được giao cho ba
cơ quan khác nhau năm giữ Đây là quan điểm cấp tiễn vì đã hoàn toàn loại bỏ ba đăng cấp thời bấy giờ là tăng lữ, quý tộc và những người dân còn lại được gọi là ' Montesquicu, Tink thần pháp fuật, Nxb Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Khoa Luật,
Hả Nội, 1996, tr 2
? Montesquieu Tỉnh thân pháp luật, Nxb, Giáo dục Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Khoa Luật,
Hà Nội, 1996, tr 39,
Trang 12
đăng cấp thứ ba, tức là đã loại bỏ tàn tích của chế độ phong kiến
Ong chi ra có ba dạng nhà nước tén tại dựa trên ba “nguyên tắc” xã hội là quân chủ (chính quyền được tự do do một người đứng đầu được thừa kế tức là vua hay nữ hoàng) dựa trên nguyên tắc danh dự; cộng hòa (chính quyền được tự
đo đo người đứng đầu được bầu ra lãnh đạo) đựa trên nguyên tắc đức hạnh; và độc tài (chính quyền bị kiêm soát bởi các nhà độc tài) dựa trên nỗi sợ hãi Ông
cũng phân tích những luật lệ nào là cần thiết trong ba loại chính thể đề khiến cho
quốc gia bảo tổn được sức mạnh trước các quốc gia khác Theo ông, pháp luật là phương tiện hữu hiệu duy trì trật tự xã hội và chế ước quyền lực nhà nước Tuy nhiên, nền dân chủ pháp trị ấy chỉ mang ý nghĩa tích cực và phát huy tác dụng của
nó phải dựa trên nguyên tắc đạo đức và lòng khoan dung, của tỉnh thần trách nhiệm và sự hi sinh quyền lợi riêng tư cho mục đích chung
Đánh giá về giá trị của tác phẩm Tỉnh thần pháp luật: “Aron cho rang chit
đề của Tình thân pháp luật là mục đích chính của xã hội học nó làm cho lịch sử
có thê hiệu được Aron coi Montesquieu là mội nhà xã hội học còn hơn cả Comte
và là một trong những nhà lí luận lớn nhất của bộ môn Durkheim nhận xét: trong khi xây dựng xã hội học, những thê hệ tiếp sau đã không làm gì nhiễu hơn ngoài việc đặi tên cho lĩnh vực nghiên cứu mà Montesquieu da mo đâu ”*
Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778) sinh tai Geneva, la nha nghién ctu thuộc trào lưu Khai sáng Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” ra đời năm 1762 lí giải về quá trình hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền
tự nhiên và thóa thuận xã hội
Theo ông, trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nên tảng cho mọi thứ quyền khác Trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên
cơ sở các công ước Công ước hình thành dựa trên nhu cầu tồn tại của con người
Đề bảo vệ mình trước nguy cơ tha hóa của trạng thái tự nhiên thành trạng thái không còn luật pháp hay đạo đức, các cá nhân không còn cách nào khác là kết hợp
3 Bủi Quang Dũng, Lễ Ngọc Hùng, #/c# sử xã hội học, Nxb Lï tuận chính trị, Hà Nội, 20035, tr 18
Trang 13lại với nhau tạo thành một lực chung, điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hòa “Môi người chứng ta đặt mình
và quyền lực của mình dưới sự điều khiến tôi cao của ý chi chung, va ching ta
tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể”.* Trật
tự xã hội do các quyết định của cá nhân tạo ra, cá nhân lại tự đặt mình dưới quyền của ý chí chung thể hiện trong khế ước
Trật tự xã hội không thế phục tùng cái gì khác ngoài sự tự do của con người Trên cơ sở đó hình thành nên con người công cộng và đó chính là “Nhà nước” Các cá nhân riêng lẻ được gọi là “công dân” khi phục tùng luật pháp Nhà nước được tạo ra đo sự đoàn kết của các thành viên trong xã hội Nhà nước tổn tại thì phải có một lực lượng chung mang tính cưỡng ché dé động viên, xếp đặt cho mỗi
bộ phận đều được thỏa đáng với toàn bộ Thiên nhiên đã ban cho con người cái quyền tuyệt đối sử dụng tứ chỉ, thì công ước xã hội cũng phải trao cho cơ thể
chính trị cái quyền tuyệt đối với các thành viên của nó Chính cái quyền tuyệt đối
ấy được điều hành bằng y chi chung, mang tên quyền lực tối cao Các cá nhân trao quyền lực cho chính quyền - những người đại điện cho nguyện vọng và ý chí chung cúa quảng đại quần chúng Tuy chính quyền chỉ là một phần nhó trong dan chúng nhưng là người nắm pháp luật, họ chính là các quan tòa - những người áp đặt việc thực hiện ý chí, nguyện vọng chung của nhân dân
Trong xã hội, pháp luật không những có vai trò quan trọng đối với việc xác
lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người, mà còn là cơ sở để đo lường sự phải
trái trong quan hệ giữa các thành viên xã hội và giữ cho xã hội trong vòng trật tự Theo ông, luật bao giờ cũng là tông quát chung cho mọi người và tất cá thần dân
là một cơ thể, mà trừu tượng hóa các hành động Ý chí chung phán ánh lợi ích chung của cộng đồng và chính lợi ích chung của cộng đồng phải trở thành nền tảng của luật pháp Thế nhưng muốn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất ca và ứng dụng cho
* 1-1 Rousseau, Bản về khế ước xã hội, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội, 2006 tr 68
10
Trang 14tất cả Ý chí chung sẽ mất đi sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về một đối tượng riêng lẻ nhất định Dân chúng là những người phải tuân theo luật và là những người làm ra luật Luật bao gồm ba loại: Luật cơ bản (luật chính trị), luật dân sự
và luật hình sự, ngoài ba loại đó còn một thứ quan trọng hơn cả là phong tục, tập
quán và dư luận xã hội, thứ luật này không khắc vào bảng đồng, bia đá mà khắc
vào lòng dân tạo nên hiến pháp chân chính của quốc gia
Rousseau muén xây dựng một thiết chế chính trị dựa trên quyết định tự do của các cá nhân đó chính là khế ước xã hội Theo ông, cơ thể chính trị có quyền
lực tối cao phải là một “con người tập thể” và “con người tập thế” này có quyền tuyệt đối đối với các thành viên của nó Tuy nhiên, quyền lực tối cao không thể
vượt qua giới hạn của công ước tông quát, tức là không thé vi phạm những thoả
thuận mà con người đã xác lập Quyền lực tối cao là thống nhất không thể phân
chia Thống nhất vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại điện và báo vệ lợi ích chung của nhân dân Mặc dù ông phủ nhận quan điểm của Montesquieu về việc phân chia quyển lực thành các nhánh độc lập, nhưng Rousseau vẫn chủ trương phân chia chức năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền lập pháp luôn được thực hiện một cách trực tiếp bởi toàn thể nhân dân và không tách rời khỏi nhân dân Karl Marx (1818 - 1883) Khác với các nhà tư tường của trường phái pháp quyên tự nhiên, Marx cho rằng pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước Pháp luật không tổn tại vào thời kì nguyên thủy, vì trong thời kì này trình
độ phát triển kinh tế còn thấp kém, chỉ có các tập quán, tôn giáo và quy phạm đạo
đức là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội Nhưng khi chế độ tư hữu
xuất hiện, xã hội phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp có sự mâu thuẫn gay
gắt không điều hòa được, các chuẩn mực xã hội cũ không còn khả năng duy trì được trật tự xã hội, cần có một loại chuẩn mực xã hội mới có tính cưỡng chế mạnh
mẽ hơn, thẻ hiện ý chí giai cấp đó là pháp luật Theo Marx, pháp luật là một thành
phan của kiến trúc thượng tầng của xã hội cùng với văn hóa, hệ tư tưởng và được quyết định bởi điều kiện vật chất của xã hội Pháp luật là những quy tắc phản
Trang 15ánh phương thức sản xuất của xã hội Trong các xã hội có giai cấp, pháp luật luôn
là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cằm quyền thể hiện trực tiếp
ý chí của giai cấp thống trị Luật pháp trong xã hội tư bản là không công, bằng, do bản chất của xã hội là xung đột, vì xã hội được cấu thành bởi các giai cấp mâu
thuẫn, đối lập với nhau về lợi ích Xung đột sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng, giai
cấp vô sản sẽ đứng lên đấu tranh chiếm giữ tư liệu sản xuất và thiết lập nền chuyên chính của giai cấp mình và cuối cùng được thay thế bằng xã hội cộng sản - xã hội không có giai cấp, pháp luật cũng không còn cần thiết bởi nó là phương tiện cúa
sự áp bức giai cấp và được sinh ra trong một xã hội có giai cấp
Kế tiếp những nghiên cứu nhằm tìm ra bán chất của pháp luật bằng cách quy
chiếu tới những điều kiện xã hội mà trong đó nó vận hành, phải kế đến hai nhà xã hội học nồi tiếng đó là Emile Durkheim và Max Weber
Emile Durkheim (1858 - 1917) là người khởi xướng xây dựng lí thuyết chức năng luận trong xã hội học, các công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn
về lí thuyết và phương pháp đối với sự phát triên của xã hội học nói chung và xã hội học pháp luật nói riêng Durkheim sống trong thời kì nước Pháp bị thất bại trong cuộc chiến năm 1870, tiếp đó là cuộc nối day và bị đàn áp đẫm máu công
xã Paris năm 871 Do đó, các tác phẩm của ông tập trung vào việc tìm ra quy
luật đề thiết lập một trật tự xã hội Mối quan tâm lớn nhất của Durkheim là cái gì
đã gắn kết các xã hội lại với nhau? Tại sao chúng lại không tan rã? Theo ông, chính luật pháp có vai trò quan trọng trong việc thúc đầy và duy trì sự đoàn kết xã hội (social solidarity) Ông chi ra rằng, khi xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủ nghĩa thế quyền, từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân, luật pháp đã hướng tới sự bồi thưởng hơn là chỉ trừng phạt Tuy nhiên, sự trừng phạt đóng vai trò quan
trọng trong việc thể hiện thái độ chung về đạo đức nhờ đó sự đoàn kết xã hội được
bảo toàn
Ông dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và
xã hội, giữa các cá nhân với nhau Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các
cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chính thể
12
Trang 16Có hai kiểu đoàn kết xã hội là “đoàn kết co hoc” (mechanical solidarity) va “doan
kết hữu co” (organic solidariiy) Những hình thức của sự đoàn kết xã hội này được phản ánh trong luật pháp: phân loại những luật pháp khác nhau, ta sẽ thấy những kiêu đoàn kết xã hội tương ứng
Trong các xã hội cô xưa, con người gắn bó với nhau bằng sự đoàn kết cơ học
là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị và niềm
tin Các cá nhân gắn bó với nhau vì sự kiểm chế mạnh mẽ từ phía xã hội và vì
lòng trung thành cua cá nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chỉ phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự đo, tinh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất tháp Sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là không quan trọng Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ÿ thức cộng đồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất trừng
phạt Ở xã hội hiện đại, con người gắn bó với nhau bằng kiêu đoàn kết hữu cơ đựa
trên cơ sở phân công lao động, tính đa dạng và sự khác biệt trong xã hội Xã hội
đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập,
tự chủ cá nhân được để cao; quan hệ xã hội chủ yêu mang tính chất trao đổi được
luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ Pháp luật chủ yếu mang tính chất tạo dựng
và phục hồi công lí nhằm điều chỉnh những hành vi sai trái trong xã hội
Lí giải về hiện tượng tội phạm, Durkheim cho rằng một sự kiện được coi là
bình thường đối với một kiểu xã hội nhất định, trong một giai đoạn nhất định
Hiện tượng tội phạm cũng là một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội bởi
nó có ở tất cả các kiểu xã hội và là bộ phận không thể thiếu trong cơ thể xã hội lành mạnh Qua các thời kì khác nhau tội phạm cũng thay đồi hình thức Hành vi được coi là tội phạm không giống nhau ở các quốc gia Tội phạm là hành vi xâm phạm tới lượng tâm tập thẻ, nó có tội vì nó gây căm phẫn cho lương tâm tập thể
Đề cho trong xã hội một hành vỉ được coi là tội phạm điển hình mắt đi, thì tình
cảm tập thê đã bị tốn thương phải được thấy trở lại trong tắt cả ý thức của các cá
nhân Trong thực tế, nếu điều này xảy ra thì tội phạm không vì thế mà biến mát,
Trang 17nó chỉ thay đổi hình thức vì nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tạo ra tội phạm sẽ lập tức mở ra một nguồn gây ra tội phạm mới Ông lập luận thêm, một số tội phạm
đôi khi là cần thiết đối với sự tiến hoá của xã hội “?heo luật pháp Aten, Socrat la
kẻ phạm tôi và sự kết tội ông chỉ có chính đáng thôi Song tội của ông, đó là sự độc lập tư duy của ông, lại là có ích, chẳng những cho nhân loại, mà còn cho cá
tổ quốc của ông Vì ông phục vụ chuẩn bị cho một nên đạo đức và một lòng tin mới mà những người dan Aten khi đó cân đến vì các truyền thông mà họ đã sông cho đến lúc đó không còn phù hợp với các điều kiện tôn tại của họ nữa Song trường hợp của Socrat không phải là trường hợp đơn độc, trường hợp đó vẫn được tái sinh một cách định kì trong lịch sử "Š
Ông khẳng định, nếu coi hiện tượng tội phạm là một căn bệnh của xã hội thì
hình phạt chính là phương thuốc để chữa căn bệnh ấy, không thể khác được
Nhưng hình phạt phải được áp dụng như thể nào để hoàn thành vai trò phương
thuốc chữa căn bệnh đó của xã hội Nếu tội phạm là hiện tượng bình thường của
xã hội, thì hình phạt không phải đối tượng để chữa nó và chức năng thực sự của
nó phải tìm kiếm ở nơi khác Luật pháp hà khắc ở các xã hội kém phát triển, còn trong xã hội hiện đại thì hình phạt trở nên bớt tính tàn bạo Biện pháp trừng phạt chỉ là cách mà chính quyền củng có lương tâm tập thể bằng trừng phạt những ai
xúc phạm đến chính quyền,
Max Weber (1864 - 1920) là nhà xã hội học người Đức Sinh ra trong một
gia đình trí thức, ông đã theo đuôi sự nghiệp qua rất nhiều lĩnh vực sử học, luật
học, kinh tế học và xã hội học Cùng với Á Comte, E Durkheim, M Weber được coi là một trong những thành viên sáng lập ra ngành xã hội học Trong khi E Durkheim chịu sự ảnh hưởng lớn bởi quan điểm thực chứng luận thì Max Weber lại nhân mạnh đến việc lí giải động cơ và ý nghĩa của hành động xã hội Ông cho tằng: “nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như nhà nước, pháp luật, tô chức, cộng động với tư cách là hành động của cá nhân dang tương
E Durkheim, Cade quy tắc của phương pháp xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr, 90 - 95,
14
Trang 18tác với nhau ”.5
Theo Weber, nhà nước là một tô chức độc quyền, hợp pháp sử dụng sức mạnh bạo lực Có ba loại hình thống trị: Loại hình mang tính hợp lí là loại hình thống trị được quy định bởi luật pháp; loại hình mang tính truyền thống; loại hình thống trị bằng uy tín Thống trị bằng uy tín hay sự sùng bái cá nhân không ồn định nên thường phải hành chính hóa để trở thành một hình thức quyền lực có cấu trúc vững chắc hơn Hình thức thống trị hợp lí dựa trên cơ sở pháp luật, trong đó quyền lực được thê hiện thông qua bộ máy hành chính Trong, số ba loại hình lí tưởng về quyền lực nhà nước, Weber coi nha nước có bộ máy hành chính là loại nhà nước
phát triển nhất vì nó có một “trật tự pháp lí” bao gồm các quy phạm mang tính
chất duy lí
Ông cho rằng, sự phát triển của luật pháp là một quá trình tiến hóa từ tính phi duy lí sang tính duy lí (tức là quá trình duy lí hóa) Ở đây, tính duy lí pháp lí (legal rationaliy) có nghĩa là một hệ thông các quy phạm mang tính chất nhất quán, logic cả quy tắc và quá trình ra phán quyết đều hợp lí Sự tuân thủ trình tự
đó có được là nhờ trật tự pháp lí và hình thức chính quyền quan liêu, chuyên nghiệp Dầu hiệu của quyền lực hợp pháp - duy lí là tính không thiên vị của nó và phi nhân cách hình thức: Như các nhà chức trách thi hành pháp luật không để sự căm ghét hoặc niềm say mê, sự yêu thích hay sự nhiệt tình không dé những gì thuộc về cá nhân tác động đến công việc mà chỉ đơn thuần đó là bốn phận Còn tỉnh phí duy lí phap li (/ega? irrationality) c6 nghia là sử dụng những phương tiện khác ngoài lôgic hay lí trí để đưa ra phán quyết trong các vụ án Trong các xã hội
ới một nhà lãnh đạo có uy tín lôi cuốn, tư duy pháp lí bất hợp lí về cả
thống trị
hình thức lẫn nội dung, Công lí có nghĩa là sự lôi cuỗn do uy tín, sự tuân thủ nhằm đáp lại nhà lãnh đạo, trong xã hội như vậy thì hoàn toàn không có chính quyền Theo Weber, loại hình hệ thống pháp luật luôn phù hợp và tương thích với loại hình tô chức chính trị tống quát của một xã hội
* Bủi Quang Dũng, Lễ Ngọc Hùng, #/c# sử xã hội học, Nxb Li tuận chính trị, Ila Nội, 2005, tr 13
Trang 19
Ông khẳng định, pháp luật chịu ảnh hương gián tiếp bởi hoàn cảnh kinh tế,
sự chuyển đổi cơ câu xã hội tư ban có ảnh hưởng đến sự phát triển của pháp luật Khi phân tích về tinh thần của chủ nghĩa tư bản, ngoài những yếu tố như thị trường, kĩ thuật thì vai trò của luật pháp và bộ máy hành chính có ÿ nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển xã hội Ông viết: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại đôi hỏi phải có sự tiên liệu, có tính toán, không chỉ về mặt kĩ thuật sản xuất, mà cả VỀ mặt thuật pháp cũng như một bộ máy hành chính với những quy tắc, hình thức rõ rằng
Không có những yêu tố này, thì chắc chắn sẽ chỉ có thể nây sinh thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu và thương mại đâu cơ, cũng như đủ mọi loại chủ nghĩa tư bản chịu
sự chỉ phối của chính trị, chứ không thể nảy sinh loại hình doanh nghiệp thuần lí Chỉ có phương Tây mới tạo ra cho mình một nên luật pháp và hành chính dat được trình độ hoàn hao như vậy về mặt kĩ thuật và hình thức để điều hành kinh
177
Đối với Weber, pháp luật cơ bản gắn liền với nhân tố kinh tế, nhưng không được quyết định bởi nhân tố kinh tế Chính sách kinh tế hợp lí là trọng tâm của
chế độ tư bản, nhưng chủ nghĩa duy lí này có được là nhờ sự phù hợp và khả năng
dự báo của luật pháp Một hệ thống các quy phạm mang tỉnh chất nhất quán và
logic là điều kiện tiên quyết của chủ nghĩa tư bản giúp các nhà buôn theo đuôi
công việc kinh doanh và tạo ra lợi nhuận Việc đạt được tính duy lí nào đó đòi hỏi
hệ thống hóa một trật tự pháp luật mà ông thấy thiếu vắng một cách bắt thường trong pháp luật Anh quốc
Vậy làm sao giải thích được sự trỗi đậy của chủ nghĩa tư bản ở Anh Câu tra
lời của ông là: thứ nhất, mặc dù luật nước Anh thiếu trật tự có tính hệ thống của
luật La Mã, nhưng nó lại là một hệ thông pháp lí có tính hình thức cao (như trong,
tố tụng dân sự phải tuân theo những thủ tục đặc biệt và chính xác của những án lệ
cụ thê dành cho những vụ kiện dân sự cụ thê) Điều này đã tạo sự ôn định cho hệ thống pháp lí, tạo ra một mức độ an toàn và kha năng dự đoán cao hơn trong môi
7 Max Weber, Nền dạo đức tìm lành và tình thân chủ nghĩa tư bản, Nab., Trì thức, Hà Nội 2010, tr, 60,
16
Trang 20trưởng kinh doanh; thứ hai, việc hành nghề luật sư ở Anh, trong thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản tập trung chủ yếu ở khu vực thương mai (The City) Cac luat
sư thường tư vấn cho các chuyên gia và tập đoàn lớn, Điều đó giúp họ đưa ra những yêu cầu sửa đôi pháp luật cho phù hợp với quan hệ kinh doanh; thứ ba, những luật sư ở Anh có tính chuyên nghiệp cao và hoạt động giống như những hội viên của phường hội thủ công, văn ban pháp luật ban hành nhằm ngăn ngừa việc kiện cáo sau này M, Weber nhấn mạnh tằm quan trọng của pháp luật như là một yếu tổ của quá trình duy lí góp phần hình thành, phát triển xã hội hiện đại và
chủ nghĩa tư bản ở phương Tây
Trên đây là những quan điểm làm nên tảng cho sự ra đời của xã hội học pháp
luật Các công trình nghiên cứu về xã hội học pháp luật hoàn chỉnh gắn liền với đóng góp của các học giả tên tuéi nhu Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Georges Gurvitch Nghiên cứu xã hội học pháp luật mơ rộng khái niệm pháp luật ra ngoài
phạm vi cách tiếp cận nghiên cứu pháp luật thường thấy trong giới luật sư vẻ lĩnh
vực tố tụng được đưa ra từ phòng xử án Các nhà nghiên cứu tiếp cận pháp luật theo hướng đa nguyên, phát triển phạm vi của xã hội học pháp luật theo nhiều hướng khác nhau
Eugen Ehrlich (1862 - 1922) là nhà xã hội học pháp luật người Áo Ông đưa
ra lập luận rằng, khái niệm pháp luật mà người ta dùng lâu nay là rất bó hẹp và có
tính kĩ thuật, đó đơn thuần chỉ là khái niệm pháp luật trong thực tiễn xét xử Cái này chưa đủ bởi vì trong thực tiễn lại có một thứ pháp luật khác được thực hiện,
đó là cái chỉ phối hành động con người còn rộng hơn chuẩn mực pháp luật mà
thâm phán dựa vào đó dé ra phán quyết Thực tế, hành vi của các cá nhân trong
xã hội phần lớn là đo tập quán và các chuẩn mực xã hội khác điều chinh chứ không phải do quan tòa, vì vậy còn có một loại pháp luật rộng hơn nhiều đang tổn tại trong mỗi cộng đồng xã hội Chi pháp luật ấy mới sinh động và giúp con người giải quyết tt cả các mâu thuẫn phat sinh trong đời sống xã hội
Ehrlich gọi thứ pháp luật được ban hành bởi nhà nước trên cơ sở của hoạt động xét xử và hoạt động của các cơ quan thi hành, xét cho đến cùng chỉ là pháp
17
Trang 21luật của một thiểu số đân chúng Từ đó ông đưa ra kết luận: “?rong tâm phát triển pháp luật nằm ở ngay trong xã hội chứ không phải ở pháp chế, luật học hay các quyết định của toa ân Các chuẩn mực pháp luật do các cơ quan thí hành pháp luật dùng chỉ là các chuẩn mực ding để ra các quyết định vì thể thực tiễn pháp lí không thê hiện cuộc sống >8 “Đội với xã hội học pháp luật, ban than chuẩn mực pháp luật chẳng nói lên cái gì cả Nếu xã hội học muốn phái hiện ra tính quy luật của đời sống pháp luật thì nó cần nghiên cứu ca các hiện tượng xã hội và kinh tế, bởi vì chỉ có thể hiểu đúng sự phát triển của pháp luật nếu gắn liền nó với sự phat triển xã hội và kinh tế”.* Nhà làm luật không làm ra luật mà chỉ phát hiện ra luật
mà thôi Do đó nhiệm vụ của xã hội học pháp luật là đi tìm nguồn gốc và sự ảnh hưởng của pháp luật chứ không chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật và lí giải chuân mực,
Ehrlich khăng định tính xã hội và tính đa nguyên của pháp luật, ông cho rằng
có hai loại pháp luật: pháp luật của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn cuộc sống Tòa an va cơ quan hành chính cũng cần có được cái tự do lập pháp Mặt khác,
trong mỗi tô chức hay sự liên kết của con người (bộ lạc, gia đình, công ti, hội đoàn, công xã ) đều tổn tại một trật tự tự thân, cái trật tự do họ tự làm được gọi
là các thỏa thuận, hợp đồng hay quy chế hoặc là các tên gọi khác Nhưng nó khác
quy định trong luật nhà nước ở chỗ nó do các liên minh của con người tự làm nên
và luôn có một trật tự khiến người ta tự nguyện tuân thủ Vì vậy nền tảng và bản chất của pháp luật nên tìm trong chỉnh xã hội Phương pháp tìm kiểm tốt nhất đó
là thực nghiệm: quan sát cuộc sống, hành vi của con người, nghiên cứu tập quán, các tư liệu pháp luật, biên bản của việc thực thí pháp luật Nguồn tư liệu pháp luật quan trọng nhất mang tỉnh điển hình là các quyết định của tòa án, con một
yếu tố quan trọng khác đó chính là các văn bản trong đời sống kinh doanh, hợp
đồng mua bán, tín dụng, điều lệ công ti, di chúc, giấy đăng kí kết hôn Những văn bản này mang tính cá nhân, cá biệt trong đời sống kinh doanh, hàm chứa
# Kulesar Kalman (Đức Uy biên địch), Cơ sở xã hội học pháp lướt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, te 71
* Kulcsar Kalmuao (Đức Uy biên địch), Cz sở xở hội học pháp luậi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr 73
18
Trang 22những nội dung điên hình, lặp đi lặp lại nhiều lần và có những lĩnh vực mà chuẩn mực pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh một phần Như vậy, Ehrlich đã đưa ra những luận cứ khoa học nhằm xác lập lĩnh vực đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật
Leon Petrazycki (1867 - 1931) nhà xã hội học pháp luật người Ba Lan lại
đưa ra hướng tiếp cận tâm lí về pháp luật Ông phân biệt giữa hình thức “pháp
luật thực định” được ban hành và đám báo bởi nhà nước và “pháp luật trực quan” (intuitive legal rales), Pháp luật trực quan bao gồm những kinh nghiệm pháp lí hình thành qua một quá trình phức tạp từ xúc cảm trong tâm trí của các cá nhân (xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, người khác và với bản thân) thúc đây cá nhân hành động Pháp luật trực quan cùng với đạo đức giúp cho
cá nhân thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành động Theo ông, phương pháp
thích hợp nhất cho việc nghiên cứu thu thập những thông tin, kiến thức về kinh nghiệm pháp lí là quan sát nội tâm bên trong và thế giới bên ngoài Quan sát bên ngoài liên quan đến những thông tin về ý nghĩa của một hành động hoặc biểu tượng từ quan sát ngay lập tức mà không cần tham chiêu đến bắt kì bối cảnh rộng lớn hơn, Còn quan sát nội tâm là đặt các hành động cụ thê trong một bối cảnh rộng hơn về ý nghĩa sự kiện liên quan mà không xuất phát từ một hành động hoặc
biểu hiện cụ thể
Petrazycki cho rằng, pháp luật tổn tại dưới nhiều hình thức trong đó bao gồm
cả các quy chế hoạt động của các nhóm, tiền lệ pháp, tập tục, Luật pháp nằm trong kinh nghiệm thuộc về ý thức như một sự cưỡng chế hay sự thôi thúc cá nhân phải thực hiện nhiệm vụ nào đó tương ứng với một quyền hạn nhất định Mỗi người tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật đã có những kì vọng trước về những gì pháp luật yêu cầu trong từng tình huỗng nhất định Nguồn gốc của mệnh lệnh và kì vọng như vậy không nằm ngoài các nguồn của pháp luật như quy chế, tiền lệ pháp, tập tục thống trị trong một xã hội cụ thể Điều đó là cần thiết để có thể tiếp cận nghiên cứu hiện tượng pháp luật trong lương tâm và trực giác Muốn
Trang 23khám phá quá trình của pháp luật như cách thức nó tổn tại phải dựa vào sự phân tích các yếu tổ mang tính mệnh lệnh và kì vọng bên trong ý thức cá nhân đó là phẩm chất tâm lí đặc biệt, có trong quy tác đạo đức
Georges Gurvitch (1894 - 1965) là nhà xã hội học pháp luật người Pháp,
người niên móng cho sự hình thành lí thuyết xã hội học pháp luật một cách hệ thông Ông cho rằng, pháp luật mang tính thống nhất thông qua những biểu hiện
đồng thời trong các hình thức và các cấp độ khác nhau của sự tương tác xã hội
Mục tiêu của ông là nhằm xây dựng khái niệm “pháp luật xã hội” (sociai /av) như
một định luật của sự tương tác và hợp nhất Giống như các nhà nghiên cứu khác,
ông nhân mạnh pháp luật không chỉ là các quy tắc được ban hành và thực thi bởi các cơ quan của nhà nước, chẳng hạn như cơ quan lập pháp, tòa án và cảnh sát Các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác nhau, cho dù được thành lập và tỗ chức chính thức hay không luôn tạo ra các quy tắc riêng đề kiểm soát và điều chính quan hệ với các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội khác Theo quan điểm xã hội học pháp luật cách thức đó cũng được coi là pháp luật Tư tưởng đa nguyên pháp lí" thể hiện trong tác phẩm Sociology of Law, trong đó Gurvitch đã xác lập một cách chính xác, căn bán nhất lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học pháp luật và
mớ rộng các nghiên cứu của mình ở hầu hết các lĩnh vực trong thực tiễn đời sống pháp lí
Theo ông, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực xã hội học nghiên cứu về tỉnh
thần con người (hán spirit), xuất phát từ việc nghiên cứu tâm lí tập thế hay lí trí tập thể Tỉnh thân tập thể thể hiện thông qua hành động tập thê ở cách thức tô chức thực hiện pháp luật, cách thức xử sự đến các biêu hiện ở cơ cấu không gian,
cơ sở vật chất hình thành nên các chế định pháp luật Xã hội học pháp luật là cầu nỗi trung gian giữa những biểu hiện về mặt vật chất của pháp luật phù hợp với ý nghĩa bên trong đề thúc đầy và đưa pháp luật vào thực tiễn, đồng thời là cơ sở sửa đổi pháp luật cho phù hợp Xã hội học pháp luật đi từ những biểu hiện thành văn
!8 Đa nguyên pháp lí là khái niệm dùng để mô tả tình huống mà trong đó hai hay nhiều bệ thông pháp luật cùng tôn tại điều chỉnh công một lĩnh vực xã hội
20
Trang 24như các quy phạm mang tính chuẩn mực, thủ tục, sắc lệnh cho đến những biểu hiện đặc biệt của pháp luật như các quy định tùy nghỉ và pháp luật tiềm ấn; từ pháp luật tiém ấn chuyên sang giá trị pháp luật và các lí tường pháp luật và cuối cùng là khảo sát ý kiến của tập thể về các chế định pháp luật
Gurvitch chỉ ra đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật bao gồm ba lĩnh vực: Thử nhất, nghiên cứu các lĩnh vực vi mô, bao gồm tiếp cận theo chiều
ngàng, đó là các quy tắc pháp lí có tính tổ chức được đảm bảo bằng sự trừng phạt
và cưỡng chế bên ngoài, ngoài ra nó còn nghiên cứu cả những quy tắc pháp lí hình thành một cách tự phát và lan truyền trong các cộng đồng xã hội; tiếp cận theo chiều đọc, đó là các hình thức pháp luật hoạt động trên cơ sở một hệ thống phân cấp phụ thuộc lẫn nhau với từng quan hệ xã hội cụ thê Thứ hai, nghiên cứu lĩnh vực vĩ mô là nghiên cứu mối liên hệ giữa thực tại xã hội với các lĩnh vực của pháp luật Lĩnh vực cuối cùng là nghiên cứu về nguồn gốc của pháp luật bao gồm những
quy tắc mang tính định hướng của bất kì hệ thống pháp luật nào và các yếu tố tác động đến hệ thống pháp luật như kinh tế, chính trị, văn hóa
Gurvitch là người đã mở rộng lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành theo hướng đa nguyên pháp lí Theo ông, pháp luật là một phần không thể tách rời và cấu thành của các tô chức xã hội, các nhóm và cộng đồng xã hội Xã hội học pháp luật có nhiệm vụ phân tích các quy tắc của hệ thống pháp luật trong
sự tương tác với các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội với các đặc trưng giới tính, chủng tộc, tôn giáo và các đặc điểm xã hội khác Ngoài ra, nó còn nghiên cứu các quy tắc trong nội bộ của các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội như luật sư, doanh nhân, các nhà khoa học, các thành viên của các đảng chính trị
2.2 Quan điểm một số nhà xã hội học pháp luật Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu xã hội học pháp luật phát triển vào dau thé ki
XX, các trung tâm nghiên cứu được tải trợ thành lập tại một số trường đại học đã thực hiện các nghiên cửu thực nghiệm Ban đầu xã hội học pháp luật chưa phái đã
là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành
21
Trang 25Nhưng nhu cầu nghiên cứu xã hội học pháp luật là kết quả của một quá trình tự nhiên khi thực tế đòi hỏi các nghiên cửu phải mở rộng mỗi quan tâm đối với hiện thực pháp luật, Tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực pháp lí trong nghiên cứu pháp luật bắt đầu trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ, nhiều học giả nhắn mạnh tầm quan trong của việc nghiên cứu hành vi pháp luật của các chủ thế, đặc biệt là nghiên cứu về hành vi ra quyết định của thâm phán
Roscoe Pound (1870 - 1964) là một nhà cải cách hàng đầu về tư tưởng pháp
lí của thế kì XX Năm 1901, ông được bồ nhiệm làm ủy viên hội đồng phúc thâm Tòa án Tối cao Nebraska Được tiếp xúc với môi trường thực tế kiểm nghiệm được tính hiệu quả của pháp luật, ông đã giúp tòa án giảm số lượng lớn các án tồn đọng Từ năm 1916 đến năm 1936, R Pound giữ chức hiệu trưởng Trường Luật thuộc Đại học Harvard, đây là giai đoạn mà quan điểm của Pound có ánh hưởng lớn đến sự phát triển tư duy luật học Mỹ Ông góp phần phô biến cái gọi là "pháp
luật trong hành động” và có gắng liên kết pháp luật và xã hội thông qua xã hội
hoc (sociological jurisprudence) dé nang cao hiệu quả quản lí của hệ thống từ pháp
Cũng giống như E Ehrlich, R Pound cho rằng muốn nghiên cứu sự phát sinh, tổn tại, phát triển hay hiệu quả của pháp luật cần phải đặt trong mỗi liên hệ
với các hiện tượng xã hội khác R Pound chi ra sự mâu thuẫn giữa tính ôn định
của trật tự pháp luật với việc cần thiết thay đổi trong pháp luật, mà chính lí thuyết
pháp luật phải giải quyết vấn để này Tuy nhiên, ở mức độ nhất định điều này lại
mâu thuẫn với các nhu cầu chung nhất của thời đại và của xã hội, đặc biệt là nhu cầu xây dựng pháp luật một cách có chủ định Đề giải quyết vấn để này, R Pound đưa ra ý tướng “luật tự nhiên tương đối” Quan điểm của ông là kết hợp cách tiếp cận thực dụng với cách tiếp cận chức năng, “Xw bướng là đem phân tích xem các chuẩn mực pháp luật vận hành ra sao và làm thé nao dé xdy dựng các chuân mực
ấy để đạt được kết quả còn hơn là ngôi để phân tích nội dụng trừu tượng của HÓ
Vì lẽ đó cân thiết phải nghiên cứu mục tiêu của pháp luật Chức năng là nham dat
22
Trang 26mục tiêu”! “Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của triết học, đạo đức học, chính trị học, xã hội học giúp chúng tôi giải quyết các vẫn dé ma chúng tôi xem là các van
đề của luật học Cẩn phải nghiên cứu pháp luật trong tắt cả các quan hệ của nó
nh một giai đoạn chuyên biệt của cải theo chủ nghĩa rộng là khoa học về xã hội”.!2
Theo quan niệm của R Pound, pháp luật không phái chỉ là những gì nằm
trên giấy tờ Từ ý tưởng “luật tự nhiên tương đối” với hàm ý luật có tính chất tự
nhiên tương đối bởi nó là các định dé xuất phát từ nhu câu, lợi ích cụ thể của xã
hội trong từng thời kì nhất định Thực chất, nền móng của các định để cần xây
đựng cho pháp luật nằm ở các nhu cầu, lợi ích thực sự của con người trong xã hội Theo ông, các nhà luật học cần phải xuất phát từ các ham muốn, lợi ích, nhu cầu thực tế của con người và pháp luật luôn có một mục đích làm sao để thỏa mãn một cách tối đa các nhu cầu ấy Ông nói: Nhà tư tưởng pháp luật cần phải rời bỏ
chiếc ghế tháp ngà để “đo đạc” các nhu cầu thực tế và lợi ích thực tế, cần phải suy
nghĩ về pháp luật như một thiết chế xã hội để phục vụ nhu cầu xã hội Tuy nhiên, van dé trong tâm trong các nghiên cứu của R Pound là cách hiểu của ông về tính chất công cụ của pháp luật Chủ nghĩa thực dụng coi mọi trí thức là khoa học và xuất phát từ thực tiễn sẽ chăng có ý nghĩa gì nếu trí thức không gắn liền với thực tiễn Xuất phát từ quan điểm đó, R Pound nghiên cứu hệ thống pháp luật trong
hành động và gắn với những mục đích xã hội Pháp luật là “công cụ kiểm soát xã hội”, là công cụ làm hài hòa và thỏa hiệp các lợi ích Trong giai đoạn đầu của sự phát triên xã hội, các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, pháp luật đan xen vào nhau Nhưng trong xã hội hiện đại, pháp luật trở thành công cụ quan trọng nhất của sự kiêm soát xã hội và được đám bảo bởi sức mạnh của tô chức chính trị, trong đó
quy định hành vi con người và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Vi
vậy, ông cũng dành phần nhiễu thời gian để nghiên cứu cái gọi là các “vấn đề về lợi ích trong pháp luật” bởi ông cho rằng vân dé nay là sự đảm bảo hữu hiệu và
Kulesar Kalman (Đức Ủy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb Giáo dục Hà Nội 1999, tr 40
"2 Kulesar Kalman (Dức Uy biển dịch), Cơ sở xở hội học pháp tuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr 42
23
Trang 27an toàn nhất cho tất cả các nhu cầu của cá nhân cũng như xã hội
Trong các công trình cúa mình, R Pound cũng chỉ ra rằng vấn dé kiểm soát
xã hội dù thế này hay thế khác có liên quan mật thiết đến sự điều tiết, phối hợp
hành vi ứng xử hay mối tương tác xã hội của công dân, vì vậy trong luật học ông đưa ra thuật ngữ mà ông cho rằng hoàn toàn phù hợp mà ông gọi là “Kĩ sư xã hội” (social engineering) Ông gọi những người thực hiện pháp luật chính là các
“kĩ sư xã hội” bới họ là những người đảm bảo sự thóa hiệp và hải hòa các lợi ích
xã hội Ngoài ra, “kĩ sư xã hội" là một phạm trù mà theo ông có thê loại trừ được
sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực tư nhân cũng như lợi ích tư Vì trong xã hội văn minh, con người phải tin rằng họ không bị tần công và có thê tự điều khiển
và đạt được mục tiêu của mình bằng các giá trị đo lao động bản thân mà có, phù hợp với chế độ xã hội và điều kiện kình tế hiện hành Khi tham gia vào các quan
hệ xã hội, họ sẽ xử sự một cách trung thực và phù hợp với sự mong đợi của xã hội, với các chuẩn mực xã hội Và chúng ta phải tin tưởng rằng, mỗi người biểu thị trong hành động của mình tính trung thực cần thiết và phải bồi thường thiệt hại cho hành động của mình gây ra
Sau chiến tranh thể giới lần thứ II, các nhà xã hội học pháp luật Hoa Kỳ tập trung vào việc nghiên cứu vẻ vai trò của pháp luật trong xã hội, tiêu biêu nhất là
Talcott Parsons (1902 - 1979), nhà nghiên cứu thuộc trường phái chức năng luận Quan điểm của ông cho rằng, bất cứ một hệ thống xã hội nào cũng được cấu thành bởi các hệ thông nhỏ hơn, tương ứng với các nhu cầu Các nhu cầu của hệ thông đòi hỏi các bộ phận cầu thành nó phải đáp ứng các chức năng cua hệ thống nhằm thỏa mãn nhụ cầu tổn tại và phát triển hệ thống Nếu một bộ phận nào hoạt động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi thậm chí bị mắt đi và hình thành bộ phận khác thay thé, bd phận nào hoạt động hiệu quá sẽ càng lớn mạnh
Hệ thống xã hội bao gồm bốn chức năng cơ bán (được khái quát thành sơ đỗ
lí thuyết hệ thống AGIL của Talcott Parsons): A - thích ứng với môi trường tự
nhiên; G - đạt mục đích (huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác
định); I - liên kết (phối hợp các hoạt động điều chỉnh và giải quyết các xung đột,
24
Trang 28mâu thuẫn); L - duy trì khuôn mẫu (tạo ra sự 6n định, trật tự) Trong bốn chức năng kể trên thì pháp luật được hình thành như là một thiết chế quan trọng trong việc gần kết các cá nhân, các nhóm xã hội, các tố chức xã hội đồng thời kiêm soát, điều chỉnh các quan hệ xã hội để giải quyết các mâu thuẫn nhằm duy trì trật tự xã
hội Trong xã hội, pháp luật kiểm soát hầu hết các lĩnh vực xã hội từ yếu tổ đầu vào của hệ thông như các nguồn lực (kinh tế) đến việc tạo ra những khuôn mẫu
hành vi buộc mọi người tuân thủ bằng các biện pháp cường chế và kha nang du
báo Pháp luật còn có chức năng liên kết với các hệ thống xã hội khác Bản thân
pháp luật cũng là một hệ thống hoàn chỉnh và nó đáp ứng đầy đủ bốn chức năng của hệ thống
Lí thuyết hành động của Talcott Parsons cũng là một nội dung quan trọng dé
lí giải về hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể Theo Parsons, mỗi hành
động của con người đều định hướng ba giá trị cơ bản: thực tế của tình huống; nhu
cầu của chủ thê hành động; đánh giá tình huống dựa trên nhu cầu của cá nhân với
yêu cầu xã hội Trên thực tế, luôn có sự xung đột giữa nhu cầu của chủ thể và những khuôn mẫu cần thiết nhằm duy trì hệ thống Tuy nhiên, về mặt bản chất tự
nhiên, các chủ thể luôn tìm cách dung hòa để giữ hệ thống xã hội ở thể cân bằng
Sở đĩ con người sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của hệ thống trước nhu cầu của cá nhân 1a do ban nang ho muốn tránh những đau đớn về thê xác cũng như các chế tài của
xã hội
Ở Hoa Kỳ tổn tại nhiều quan điểm lí thuyết khác nhau có quan điểm đưa ra
những lập luận chồng lại thuyết chức năng và cho rằng pháp luật là một công cụ của quyền lực Còn nhà lí thuyết xã hội học pháp luật Philip Selznick cho rằng luật pháp hiện đại ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội và cần phải được tiếp cận về mặt đạo đức Rolanld Dworkin lại khẳng định pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc pháp lí mà còn cả những tiêu chuẩn không quy tắc Như khi tòa án giải quyết một vụ án khó, họ sẽ dựa vào những tiêu chuân như đạo đức, chính trị
!3 Bùi Quang Dũng Lê Ngọc lùng, #/cñ sứ xã hi học, Nxb Lí luận chính trị, Hả Nội, 2005, tr L80
Trang 29đê đi tới một phán quyết Kết luận này của ông được rút ra từ kết quả phân tích một vụ án khó Đó là phán quyết của tòa án New York về vụ Rigg đối đầu với Palmer vào nam 1889 (Elmer Palmer đã giết ông nội bằng hình thức đầu độc) Di chúc đề lại có lợi cho việc thừa kế tài sản của Elmer Palmer Vấn đề đặt ra là một
tên sát nhân liệu có được thừa kế hay không thì pháp luật về thừa kế theo đi chúc
hiện thời không quy định Vì vậy tên sát nhân có thể được quyền thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, thấm phán tòa án New York cho rằng việc áp dụng pháp luật phải dựa trên nguyên tắc “Không người nào được hưởng lợi tử hành vi sai trái của mình” Một tên sát nhân không thê được thừa kế từ nạn nhân của chính mình và tòa án đã ra phán quyết tước quyển thừa kế của Elmer Palmer
Dworkin lập luận rằng đối với những vụ án khó, gây tranh cãi, tham phan cần cân nhắc xem có nên vượt ra ngoài quy tác của luật pháp Trong trường hợp này thâm phán tham gia vào quá trình diễn giải mà trong đó những luận cử là
những đòi hỏi về đạo đức Thâm phán luôn phải đặt ra những vấn đề như "Phán quyết của tôi liệu có thể là một bộ phận của lí thuyết tốt nhất vê đạo đức để biện
mình cho toàn bộ hệ thống pháp lí và chính mị".!* Chỉ có một đáp án đúng cho mỗi vấn để pháp lí, nhiệm vụ của thẩm phán là phái tìm ra nó Đúng ở đây có
nghĩa là phù hợp với lịch sử thê chế lập hiến của xã hội và dựa trên nền tảng đạo
đức Theo ông, đạo lí chính trị có ba thành phần: “công If” bao gồm quyền tự do
cá nhân và mục tiêu chung mà chúng sẽ được thừa nhận bởi nhà lập pháp lí tưởng, quyết tâm đối xử với công dân bằng sự quan tâm và tôn trọng; “công bằng” để cập những thủ tục mà chúng trao cho mọi công dân cái anh hương gần ngang bằng trong những quyết định có tác động đến họ; “thủ tục pháp lí” liên quan đến những nguyên tắc nhằm xác định xem một công dân có vi phạm pháp luật không Mục
tiêu của Dworkin là nhằm xác định và bảo vệ một lí thuyết tự do về luật pháp
Các trường phái xã hội học pháp luật được hình thành ở Hoa Kỳ sau này phát triển quan điểm giống như Lawrence Friedman khẳng định: Xã hội học pháp luật
`*Raymond Wacks (Phạm Kiểu Ting dịch) Triết học lưát pháp, Nxb Trì thức, Hà Nội 201 L, tr 87,
26
Trang 30nghiên cứu về pháp luật và thiết chế pháp luật như một lĩnh vực học thuật liên ngành và với phương pháp nghiên cứu đa ngành Các nghiên cứu không tự giới hạn về mặt lí thuyết hoặc phương pháp luận mà cố gắng chứa đựng những hiểu biết từ tất cả các ngành khoa học xã hội, nhưng nền tảng vẫn là các phương pháp,
lí thuyết truyền thống của xã hội học và luật học
2.3 Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu mới, đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là các nhà luật học Trước những đòi hói của thực tiễn đời sống pháp lí đặt ra: vị trí và vai trò của pháp luật trong xã hội hiện đại như thế nào? Làm thế nào để xây dựng được những văn bản pháp luật phù hợp
dé điều chỉnh quan hệ xã hội? Lam thé nào đề hoạt động áp dụng pháp luật có
hiệu quả? Làm thế nào để những quy định của pháp luật được nhân dân đồng tình
và biến thành hành vi hiện thực, thành thói quen và lối sống tuân theo pháp luật? Vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, Phòng Nghiên cứu Lí luận và Xã hội học pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn được thành lập dé (mg dụng xã hội học trong quá trình giải quyết những van
đề pháp lí đặt ra Các lí luận về xã hội học pháp luật đầu tiên được tiếp cận nghiên cứu bởi nhà luật học Đảo Trí Úc, là Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cùng các cộng sự đã đưa Xã hội học pháp luật vào chương trình đào tạo sau đại học của chuyên ngành Luật học Các công trình đầu tiên được nghiên cứu bởi nhà luật học Đào Trí Úc có thể kế đến: Vai trò của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; Xã hội học thực hiện pháp luật - những khía cạnh nhận thức cơ bản
Một trong những nhà luật học có nhiều đóng góp cho xã hội học pháp luật là giáo sư Võ Khánh Vinh Các công trình nghiên cứu của ông về lĩnh vực này đã được công bố: Giáo trình xã hội học pháp luật, xuất bản năm 2011; Xã hội học
pháp luật - Những vấn dé co ban, xuất bản năm 2015 đã trình bày một số khái niệm cơ bản về xã hội học pháp luật, các hoạt động xã hội của pháp luật, phương pháp nghiên cửu và đưa ra các quan điểm về việc giải quyết các vẫn dé
Trang 31liên quan tới xã hội học pháp luật dựa trên quan hệ giữa xã hội và cá nhân, giữa chính sách của nhà nước và nhu cầu của cá nhân trong xã hội Những vấn đẻ xã hội học pháp luật cũng được dé cập trong các công trình nghiên cứu của các nhà luật học khác, như Lê Vương Long với “Xây dựng lỗi sống theo pháp luật - Những vấn đề cần quan tam” dang trên Tạp chí Luật học số 4/1997; Nguyễn Minh Đoan với “Cần đây mạnh nghiên cửu dư luận phục vụ các hoạt động pháp luật” đăng
trên Tạp chí Luật học số 6/2004; Nguyễn Văn Động với “Về sự cần thiết phải
nghiên cứu giá trị xã hội của pháp luật trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập ở nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2009: Ngoài ra, trong các nghiên cứu thực nghiệm các dé tai khoa học ở các cấp, các nhà luật học đã ứng dụng xâ hội học đề nghiên cứu các yếu tó xã hội, sự kiện xã hội tác động đến pháp luật, các khía cạnh xã hội của pháp luật, hiệu quả của pháp luật
Xã hội học pháp luật cũng được các nhà xã hội học ở Việt Nam nghiên cứu
và đưa vào chương trình giảng dạy từ những năm 90 của thế ki trước Ban đầu các nhà nghiên cứu chú trọng hơn đến việc nghiên cứu các hành vi sai lệch như tội phạm và các tệ nạn xã hội Trong chương trình giảng dạy đối với hệ cứ nhân và sau đại học chuyên ngành xã hội học với tên môn học Xã hội học tội phạm và pháp luật, Xã hội học pháp quyển và Xã hội học pháp luật Từ sau năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học pháp luật đã được công bó Trước tiên
phải kế đến các tác giả Thanh Lê với cuốn “Xã hội học chuyên biệt”, xuất ban
năm 2000, trong đó có để cập một số nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật;
Tác giả Lê Tiêu La với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về xã hội học pháp luật” đăng
trên Tạp chí Xã hội học số 1/2005 Các tác giả cho rằng đối tượng nghiên cứu của
xã hội học pháp là khía cạnh xã hội trong pháp luật.tương tác của xã hội và pháp luật Nghĩa là nghiên cứu tính chế ước xã hội của pháp luật, những điều kiện xã hội, những cơ sở hành động của nó và vai trò xã hội của pháp luật Nhiệm vụ của
xã hội học pháp luật là nghiên cứu pháp luật như là một nhân tố quan trọng của
hệ thống xã hội, sự tương tác của nó với những cơ cấu xã hội khác.Tác giả Mai
28
Trang 32Quỳnh Nam với “Nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2006 và “Xã hội học với hoạt động lập pháp” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2009 đã phân tích vai trò quan trọng của việc nghiên cứu dư luận xã hội nói riêng và xã hội học nói chung đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta Lĩnh vực xã hội học pháp luật hiện nay cũng được các học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành xã hội học lựa chọn để nghiên cứu
Từ năm 2010, một số cuốn sách về xã hội học pháp luật được xuất bản là nguồn tài liệu đa dạng, phục vụ việc học tập và nghiên cứu xã hội học pháp luật như: Xã hội học pháp luật của TS Ngọ Văn Nhân, xuất bản năm 2010; Xã hội học pháp luật của tác giả Trần Đức Châm, xuất bản năm 2013 Nội dung của các cuốn sách trên đã chỉ ra những vấn để cơ bản của bộ môn xã hội học pháp luật đang được giảng đạy trong một số trường đại học hiện nay, bao gồm những vẫn
để về lý luận như: các khái niệm về xã hội học pháp luật; đối tượng, phương pháp
nghiên cứu của xã hội học pháp luật và các chức năng, nhiệm vụ của xã hội học pháp luật; sự ra đời của xã hội học pháp luật và một số trường phái của xã hội học pháp luật: những khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật; vai trò của những nhân té chủ quan trong quyết định áp dụng pháp luật và tính hiệu quả của pháp luật; các mối liên hệ giữa pháp luật và xã hội, quyền lực và lợi ích,
Các công trình nghiên cứu xã hội học pháp luật của các nhà luật học và xã hội học thời gian qua đã góp phan mở ra khả năng nhận thức một cách day da va
sâu sắc hơn về bản chất của pháp luật, về sự tác động qua lại của pháp luật đối với
thực tiễn xã hội Nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của các nhân tố xã hội tác động tới quá trình hình thành và hoạt động của pháp luật
II ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
1.1 Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật
29
Trang 33Xã hội học pháp luật là lĩnh vực liên ngành giữa xã hội học và luật học, do
đó việc xác định một cách rõ ràng đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
là vấn đề không hé đơn giản Bởi vì, mỗi trường phái xã hội học pháp luật, đều có
quan điểm và cách tiếp cận riêng của mình Trong xã hội học pháp luật phương Tây truyền thống, một trong những vấn đề quan trong, đối với xã hội học pháp luật
là van dé tinh quy định xã hội của pháp luật Đồng thời cách quan niệm về tính
quy định xã hội của pháp luật cũng đối lập với cách tiếp cận chủ quan, coi pháp
luật là công cụ giải quyết bất cử vấn đẻ xã hội nào Bên cạnh đó, xã hội học pháp
luật còn đề cập các giới hạn của sự điều tiết pháp luật, về tác động ngược lại của
pháp luật đối với các quan hệ xã hội Xã hội học pháp luật nghiên cứu khía cạnh
xã hội của pháp luật, điều đó có nghĩa là nghiên cứu tính xã hội của pháp luật, trong những điều kiện xã hội, ở hoàn cảnh nhất định vai trò của pháp luật như thé nào Từ việc xem xét bản chất của pháp luật, xã hội học pháp luật đi sâu vào việc
khảo sát mục tiêu, thực tiễn vận hành của pháp luật Các chuân mực pháp luật và
các nguyên tắc, định chế pháp luật phải được đánh giá trên cơ sở chúng tham gia vào việc đạt mục tiêu của pháp luật Pháp luật được nghiên cứu trong sự hợp tác với các khoa học xã hội khác; để từ đó cho thấy mối quan hệ tác động qua lại giữa
sự biến đổi xã hội và sự biến đổi của pháp luật Trào lưu hiện thực trong luật học
Hoa Ky thi cho ring, đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật là hành vi pháp luật cua các chủ thê, đặc biệt là hành vi ra quyết định của thâm phán; nghiên cứu pháp luật chỉ trong mối liên hệ xã hội qua lại giữa chúng theo cách tiếp cận chức năng, Đối với trào lưu pháp luật tự do ở châu Âu, xã hội học pháp luật phải bắt đầu từ việc nghiên cứu pháp luật linh hoạt; nghĩa là không nghiên cứu chính bản thân chuẩn mực pháp luật, mà phải nghiên cứu cái thực tiễn cụ thể, pháp luật được xem là một công cụ chính sách của chính phủ nên đối tượng của xã hội học pháp luật là các quan hệ quyên lực chính trị và pháp luật, hợp đồng, sự ủy nhiệm
và thừa kế
Quan điểm của các nhà xã hội học pháp luật Macxít cho rằng, nhiệm vụ của
xã hội học pháp luật bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ pháp luật như là một
30
Trang 34hiện tượng xã hội đặc thù, nghiên cửu chức năng xã hội của pháp luật, quá trình
¡ của các giai cap, tang của việc chuyên chuẩn mực pháp luật thành hành vi xã
lớp xã hội, các nhóm xã hội và các cá nhân; những yếu tố xã hội của pháp luật của quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và các cơ chế của sự tương tác
đó Chung quy lại, quan điểm Maexít tập trung nghiên cứu ba van dé cơ bản, gồm: Tính quy định xã hội học pháp luật; Chức năng xã hội của pháp luật; Sự tác động
của pháp luật đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như mối
liên hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
Trong bồi cảnh xã hội ở Việt Nam, việc xác định đối tượng nghiên cứu của
xã hội học pháp luật cần xuất phát từ khách thế của khoa học này - pháp luật với
tư cách là pháp luật thực định, nghĩa là pháp luật gắn liền với ý chí của nhà nước Pháp luật là một hiện tượng xã hội, xuất hiện trong xã hội có giai cấp cùng với sự xuất hiện của nhà nước Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước,
duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước xây dựng, ban
hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội
Đưới góc độ xã hội học pháp luật, pháp luật được tiếp cận nghiên cứu trước hết
với tư cách là một hiện tượng xã hội Hiện tượng pháp luật có quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát trién của hiện tượng nhà nước và sự phát triển của xã hội nói chung Này sinh từ những tiễn đề có tính chất xã hội, pháp luật chịu sự quyết định bởi các yếu tố kinh tế,
chính trị xã hội, nằm trong mối liên hệ qua lại với các loại chuẩn mực xã hội
khác Mặt khác, sự hoạt động của pháp luật lại có tác động mạnh mẻ tới các lĩnh
vực của đời sống xã hội, vì mục đích của pháp luật là điều chính các quan hệ xã
hội Đê thực hiện được các chức năng xã hội và phát huy được vai trò của mình,
pháp luật phải được đặt trong những điều kiện tác động nhất định Ngoài ra, các
nhà xã hội học pháp luật cũng rất quan tâm nghiên cứu những khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, ban hành pháp luật, hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ cụ thê, xã hội học pháp luật
có thê đi sâu nghiên cứu các vân đề, khía cạnh xã hội của các chuyên ngành luật
3
Trang 35như luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính
Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật bao gồm các van dé sau:
- Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung, trong mi liên hệ
của nó với các loại chuẩn mực xã hội khác nhau, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán, chuân mực thâm mĩ
- Nghiên cứu tính quyết định xã hội của pháp luật thông qua việc phân tích nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò và các chức năng xã hội của pháp luật
- Nghiên cứu tính đặc trưng, đặc thù của các quy luật và sự tương tác của pháp luật trong hệ thống xã hội và với các phân hệ của cơ câu xã hội, vai trò công
cụ điều tiết của pháp luật với phân hệ đó
- Nghiên cứu bản chất, phân loại, hậu quả, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật; các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật; các nhân tô xã hội tác động đến công tác xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này
- Nghiên cứu ý thức pháp luật hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các bộ phận dân cư, các nhóm xã hội cũng như các cá nhân trong xã hội
- Phân tích và thực hiện các hoạt động thống kê, dự báo các xu hướng biến
đổi, phát triển của pháp luật trong từng giai đoạn phát triển của xã hội
Ngoài những nội dung co bản thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật nói trên, ở những mức độ khác nhau, các nhà xã hội học pháp luật còn chú ý nghiên cứu một số van đề như:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học pháp luật, tìm hiểu và ghi nhận những đóng góp của các nhà xã hội học pháp luật tiền bối đối với sự phát triên của xã hội học pháp luật ngày nay
32
Trang 36- Nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học về các vấn đề xã hội của pháp luật mang tính khoa học sâu sắc và
có giá trị thực tiễn cao
Như vậy, có thể thây, xã hội học pháp luật có một hệ vẫn đề nghiên cứu đa đạng, phong phú; chúng sẽ được triển khai nghiên cửu cả về lí luận và thực tiễn theo từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của đời sống pháp luật
1.2 Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và luật học
12.1, Mỗi quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và Lí luận nhà nước và pháp luật
Xã hội học pháp luật và Lí luận nhà nước và pháp luật có chung khách thể nghiên cứu là pháp luật, nhưng lại có đỗi tượng nghiên cứu khác nhau Đối tượng nghiên cứu của Lí luận nhà nước và pháp luật là những vấn đề chung, cơ bản nhất của nha nude và pháp luật; những quy luật và những van đề có tính quy luật gắn
với quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật; những mối
liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nha
nước, thiết lập pháp chế và xây dựng pháp luật Đối tượng nghiên cứu của Xã hội
học pháp luật là các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của quá trình phát sinh,
tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mới liên hệ với các loại chuân
mực xã hội khác, nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật: các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, các sự kiện, hiện tượng pháp lí thể hiện trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội Dựa trên các khảo sát, điều tra xã hội học về các vấn đề, khía cạnh xã hội của sự kiện, hiện tượng pháp luật, Xã hội học pháp luật phát hiện những kẽ hở, sự không phù hợp của hệ thống pháp luật hiện hành Qua nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật nhằm khái quát thực tiễn, đề xuất những chuân mực pháp luật mới góp phan hoàn thiện hệ thông pháp luật Xã hội học pháp luật là lĩnh vực khoa học liên ngành giữa xã hội học
và luật học (tính chất liên ngành vốn đã có ở nhiều chuyên ngành xã hội học khác), nghiên cứu khía cạnh xã hội của pháp luật bằng công cụ của xã hội học Trong
Trang 37khi Lí luận nhà nước và pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu của luật học lại quan tâm đến khía cạnh pháp lí của nhà nước và pháp luật
Lí luận nhà nước và pháp luật và Xã hội học pháp luật có mỗi quan hệ tác động qua lại với nhau Lí luận nhà nước và pháp luật cung cấp cho Xã hội học
pháp luật hệ thống lí luận, hệ thống các khái niệm cơ bản về nhà nước, pháp luật,
vi phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật là công cụ tiếp cận nghiên cứu các khía cạnh xã hội của pháp luật, đồng thời là cơ sở để xây dựng các chỉ báo nhằm nghiên cứu thực nghiệm các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy trong đời sống xã hội Ngược lại, thông qua các kết quá nghiên cứu của xã hội học pháp luật cung cấp cho Lí luận nhà nước
và pháp luật những bằng chứng thực nghiệm đề đánh giá một cách khách quan và
toàn điện các vấn để của pháp luật để kiếm nghiệm những luận điểm, kết luận của
Lí luận nhà nước và pháp luật nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật
1.2.2 Mỗi quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và khoa học pháp lí chuyên ngành
Sự phát triển của xã hội học pháp luật đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực chuyên ngành của khoa học pháp lí và đã đạt được những thành tựu nhất định do ứng dụng các phương pháp của xã hội học và các khái niệm của xã hội học để nghiên cứu khía cạnh xã hội của các lĩnh vực pháp luật cụ thể như hình sự, dan
sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tội phạm học
Ví dụ về mỗi quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và Luật Hôn nhân và gia đình Li hôn là một chế định trong Luật Hôn nhân và gia đình L¡ hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Tuy nhiên trên thực tế có nhiễu cặp vợ chẳng không còn tình cảm với nhau, thậm chí là không cùng sống chung nhưng vì một lí do nào đó họ không muốn ra tòa lỉ hôn Như vậy, về mặt pháp lí họ là vợ chồng nhưng trên thực tế không còn là vợ chẳng, không còn yêu thương chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Trong trường
34
Trang 38hợp nay chỉ có thế bằng các khảo sát xã hội học pháp luật mới có thể có những căn cứ thực tiễn đề lí giải giúp cho các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình Mặt khác, cách tiếp cận xã hội học pháp luật khi nghiên cứu về nguyên nhân li hôn cũng có vai trò quan trọng để đánh giá đúng bản chất của quan hệ vợ chồng đã thực sự lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo đài, mục đích của hôn nhân không đạt được hay chưa Theo quy định của pháp luật, tòa án phải xem xét kĩ lưỡng những nguyên nhân cơ bản, gây ra hậu quả nghiêm trong đối với vợ, chồng để giái quyết cho vợ chồng li hon Nhưng khi nghiên cứu hỗ sơ tòa án lại cho thấy, khi hai vợ chồng thuận tinh l¡ hôn thông thường họ thỏa thuận với nhau trình bày những nguyên nhân như tính tình không hợp để che giấu nguyên nhân thực sự, điều này đã làm méo mó thực trạng của vấn dé Li hôn là kết quả của một quá trình xã hội, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, khảo sát được các yếu tố đó mới đánh giá được ban chất cuộc hôn nhân như thế nào thông qua bằng chứng thực nghiệm từ việc nghiên cứu ý kiến của thâm phán, hội thâm nhân dân, của các đương sự và gia đình đương sự Như vậy, nghiên cứu về van dé li hôn không chỉ giới hạn việc nghiên cứu nội dung các quy phạm pháp luật mà còn nghiên cửu các yếu tô xã hội tác động đến hiện tượng xã hội mang tính pháp lí
này Cần có những nghiên cứu của xã hội học pháp luật đề làm rõ bản chất của
các quan hệ mà Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh
Hay một lĩnh vực khác, hiện tượng tội phạm là khách thé chung của xế hội học pháp luật và tôi phạm học Cà hai lĩnh vực đều nghiên cứu về quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện và biện pháp phòng, chống hiện tượng tội phạm Tuy nhiên, cách tiếp cận của mỗi ngành lại khác nhau Tội phạm học nhấn mạnh khía cạnh pháp lí của hiện tượng tội phạm đựa trên cơ sở đấu hiệu pháp lí — hình sự, còn xã hội học pháp luật nghiên cứu hiện tượng tội phạm chủ trọng khía cạnh xã hội của tình hình tội phạm gắn liền với việc sử dụng tri thức xã hội học Xã hội học pháp luật nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển tội phạm thông qua phân tích các đặc điểm của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội theo cơ cầu xã hội Còn tội phạm học nghiên cứu nhân thân
Trang 39người phạm tội trong sự phát sinh tội phạm ở môi trường gần và trực tiếp Xã hội học pháp luật nghiên cứu các nguyên nhân xã hội và điều kiện của hiện tượng tội phạm từ sự phân tích thiết chế xã hội, chính sách xã hội còn tội phạm học nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cu thé
Xã hội học pháp luật có mỗi quan hệ chặt chẽ với các khoa học pháp lí chuyên ngành Nó nghiên cứu hoạt động thực tế của các văn bản pháp luật được ban hành, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của sự hạn chế trong các văn bản pháp luật của từng lĩnh vực cụ thể, dự báo sự biến đồi trong các quan hệ xã hội, đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan nhà nước có thâm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật
phủ hợp với thực tiễn xã hội, '°
2 Phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật
2.1 Phương pháp chung
Hiểu theo nghĩa chung nhất, phương pháp là cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ thông được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm đạt tới mục đích nào đó
Hiểu theo nghĩa triết học: phương pháp là phương tiện để nhận thức, là cách
thức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu trong tư duy Trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình con người đã dan xây dựng được một
số phương pháp và các quy tắc chung của tư duy khoa học như;
+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp lịch sử và logic
+ Phương pháp mô hình hoá
+ Phuong pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc
Những phương pháp này được dần hoàn thiện và ứng dụng trong nhiều ngành
khoa học khác nhau trong đó có xã hội học pháp luật Xã hội học pháp luật dựa trên đặc trưng về đôi tượng nghiên cứu của mình sử dụng phương pháp chung
'8 Một số nội dung Mục II Chương 1 có tham kháo sách: TS Ngọ Văn Nhân, Xổ hội học pháp luật, Nxb Tu pháp
Hà Nội, 2010, tr 4L - 54,
36
Trang 40nhằm nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiển các van đề xã hội và hiện thực
xã hội nói chung
2.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học pháp luật
Đây là một hệ thống các nguyên tắc nhằm làm công cụ cho sự phân tích và nghiên cửu xã hội học pháp luật bao gồm:
+ Những nguyên tắc tổ chức hành động
+ Toàn bộ những thủ pháp và phương thức hành động (cách thức và sơ đồ hoạt động)
+ Các trình tự thao tác
Kỹ thuật nghiên cứu
Là sự thực hiện phương pháp ở mức độ của những thao tác đơn giản nhất song lại được hoàn thiện ở mức cao nhất, Kỹ thuật có thể bao gồm toàn bộ trình
tự, những thủ pháp làm việc với đối tượng nghiên cứu như:
- Kỹ thuật xử lý số liệu bằng máy tính
- Kỹ thuật xây dựng bảng câu hỏi
- Kỹ thuật phân loại và xứ lý số liệu
Phương pháp thu thập thông tin
Có rất nhiều phương pháp thu thập thông tin của xã hội học đã được sử dụng
trong nghiên cứu xã hội học pháp luật, song phố biến có một số phương pháp điều tra sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu,
- Phương pháp quan sat
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phát vần
- Phương pháp thực nghiệm
Ill CAC CHUC NANG CO BAN CUA XA HOI HOC PHAP LUAT
Chức năng của mỗi bộ môn khoa học được phản ánh một cách phong phú ở mỗi quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học ay với hoạt động thực tiễn xã hội Người ta căn cứ vào nhụ cầu của xã hội trong sự nhận thức và tác