GIÁO TRÌNH
Trang 3Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường
Đại học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định sé 1200/0D-PHLHN
ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Hiệu trưởng Tì trường Đại học Luật
Trang 4Chủ biên TS NGỌ VĂN NHÂN Tập thé tac gia 1 TS.NGQ VANNHAN Chương 2,4, 5 và 7 2 TS.PHANTHỊILUYỆN Chương l, 3 và 6
LỚI GIỚI THIẾU
Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt
nghiên cứu các quy luật xã hội, các quả trình xã hội của sự phát sinh, ton tai, hoat động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguôn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp |
luật, thực hiện pháp luật; các sự kiện, hiện tượng pháp lí thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật
Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực khoa học lí thú, bổ ích, nhưng còn khả mới ở nước ta; được chú trọng tìm hiểu, nghiên
cứu trong khoảng vài chục năm trở lại đây với những công
trình, bài viết phản ánh những mặt, khía cạnh khác nhau của khoa học này, đăng rải rác trên các sách, báo, tạp chí khoa học
Ngoài số lượng ít các sách, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài,
hiện có rất Ít cuỗn sách chuyên về xã hội học pháp luật được
biên soạn một cách công phu, nghiêm túc và có hệ thông bởi
các tác gid trong nước |
Ở nước ta hiện nay, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tỄ ngày càng sâu rộng đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ như cẩu học tập, nghiên cứu xã
hội học pháp luật cũng như ứng dụng của nó vào việc giải
quyết những vẫn đề lí luận và thực tiễn mà đời sống pháp luật
Trang 5trong trong chương trình dao tao cử nhân, thạc sĩ, tiễn sĩ tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về xã hội học và luật học ở
nước ngoài cũng như ở trong nước
Đối với Truong Đại học Luật Hà Nội, Xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cứ nhân chuyên ngành Luật học; bởi vậy, nhu câu về tài liệu học lập, nghiên cứu xã hội học pháp luật trở nên cấp thiết Với mục ấích cung cap tài liệu học tập cho sinh viên cũng như ban đọc có nhu cầu tìm hiểu môn khoa học này, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn, nghiệm thu, phối hợp xuất bản cuốn Giáo trình Xã hội học pháp luật nhằm dap ung phần nào nhu cầu nói trên Bên cạnh việc kế thừa, tiếp thu các thành tựu, kết quả nghiên cứu xã hội học pháp luật trên thể giới, các tác giả _cỗ găng đặt các vấn đê nghiên cứu của khoa học này trong sự liên hệ với thực tiền đời sống pháp luật của Việt Nam Các tác
giả hỉ vọng rằng, cuỗn giáo trình sẽ là tài liệu hữu ích, cân thiết
cho việc học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật của sinh viên và bạn đọc dành sự quan tam, tim hiểu môn khoa học này
Cuốn giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Các tác giả mong được bạn đọc SÓP 3, phê bình để có thể sửa chữa, bồ sung, hoàn chữnh hơn cho lần xuất bản sau
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội, tháng 10 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Chương 1 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT L KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN CUA XA HOI HOC PHAP LUẬT
1 Điều kiện xuất biện xã hội học pháp luật
Vào cuối thế ki XVII, ở Tây Âu biến đổi xã hội diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, xã
hội Khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu lớn trong việc khám phá ra cấu trúc, thành phần của thế giới vật chất và phát triển các phương pháp nghiên cứu thế giới vật chất một cách hệ thống Điều đó đã tác động đến các ngành khoa học xã hội Phát minh của nhà vật lí học Newton khiến các nhà khoa học xã hội hi vọng sẽ tìm ra được một nguyên lí về một trật tự cân bằng, những cơ chế về lực hấp dẫn tương tự trong xã hội Nha khai sang Montesquieu trong cuén “Tinh than pháp luật” đưa ra các thuật ngữ có tính cơ học để lí giải về các hình thức
nhà nước phụ thuộc vào các cơ chế vận hành và xem các hình
thức đó có hoạt động theo đúng bản chất của nó không Tĩnh thần pháp luật của một quốc gia có thé tạo ra một sự phục hưng và làm cho bộ máy nhà nước hoạt động trở lại để có thể tiếp tục
sự vận động đều đặn Như vậy, tính chất khách quan của các
Trang 6Đồng thời với sự phát triển mạnh của khoa học, những biến
đổi về chính trị ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Cuộc cách
mạng tư sản đã làm thay đôi trật tự xã hội phong kiến đã tôn tại
hàng trăm năm trước đó, thay thế vào đó là một trật tự xã hội mới Dưới tác động của tự do hóa thương mại, thị trường mở
rộng, hàng loạt các tập đoàn kinh tế, nhà máy, xí nghiệp ra đời
thu hút lao động từ nông thôn ra các đô thị Nền sản xuất công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm và hàng hóa công nghiệp Quá trình đô thị hóa đây mạnh cùng với sự tích tụ dân cư Những biến đổi về kinh tế kéo theo những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội Gia đình bị chia
rẽ do các cá nhân rời bỏ cộng đồng ra khu vực đô thị làm việc
và sinh sống Các giá trị văn hóa truyền thống thay đối các cá nhân bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế với lối sống mang
tính cạnh tranh, tỉnh trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tội
phạm gia tăng Sự chuyển hóa cơ cấu kinh tế dựa trên cạnh
tranh tự do thành độc quyên diễn ra nhanh, các quan hệ xã hội
mới hình thành Trong khi đó, pháp luật lại thay đổi một cách chậm chạp và vẫn còn phản ánh các quan hệ xã hội cũ không
còn thích hợp để giái quyết các vân đề xã hội mới nảy sinh Sự khủng hoảng bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: kinh tế, chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa Nảy sinh nhu
cầu làm cho cơ chế pháp luật thích nghi với những điều kiện xã
hội mới Điều này đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống pháp luật cũng như tư duy pháp lí truyền thông Trường phái pháp luật thực chứng (legal positivism) hiện thời không thể lí
giải được hết nội dung cũng như chức năng của pháp luật Bởi
pháp luật không chỉ là hệ thống quy tắc xử sự đo nhà nước ban
'
hành hoặc thừa nhận đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước Điều
đó không có nghĩa là phủ nhận tính quy phạm hình thức của
pháp luật, tuy nhiên, nêu chỉ hiểu pháp luật như vậy sẽ không
phù hợp và khó có câu trả lời chính xác cho nhiều vẫn đề hóc
búa đang hình thành trong xã hội như: những mâu thuẫn và
xung đột xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, về mối quan hệ
giữa nhà nước và xã hội, làm thế nào để bảo đảm pháp chế, trật
tự pháp luật, bằng phương pháp luận hình thức của pháp luật
thực chứng thì khó có thể đưa ra những luận cứ cho sự xuất hiện,
tôn tại và phát triển của nhà nước pháp quyên Pháp luật theo
quan điểm thực chứng là pháp luật “chết”, “pháp luật trên giấy tờ”, tách rời khỏi xã hội, trừu tượng khó biểu, không phản ánh
được nhu cau, ý nguyện va lợi ích của xã hội và như vậy pháp
luật không thê hiện đúng chức năng vốn có của nó Pháp luật phải được xem xét là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan
mà con người có thể quan sát, nhận thức và mô tả được
Như vậy, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản
đã làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của các giai cấp, tầng
lớp và các nhóm xã hội Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải
_ thiết lập lại trật tự xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề pháp lí nảy sinh Xã hội học pháp luật ra đời vào
cuôi thê ki XIX đã góp phân giải quyết những vấn đề của thực tiễn pháp lí và phát triển mạnh vào đầu thế ki XX
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu giáp ranh liên
ngành giữa xã hội học và luật học Ngay từ khi ra đời, đã có
Trang 7luận vì các nghiên cứu về xã hội học pháp luật đầu tiên gắn với
tên tuổi của các nhà luật hoc nhu Eugen Ehriich, Leon Petrazycki,
Roscoe Pound Tuy nhién, khong thể nghiên cứu xã hội học
pháp luật mà chỉ dựa trên nên tảng tri thức của một lĩnh vực xã
hội học hay luật học vì xã hội học pháp luật nghiên cứu các khía cạnh xã hội của pháp luật Pháp luật ở đây được xem xét là
một hiện tượng xã hội, có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triên cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội, chịu sự tác
động của xã hội Xã hội học pháp luật tiếp cận nghiên cứu pháp
luật trên nền tảng tri thức và phương pháp xã hội học, trên cơ
sở đó phát triển các lí thuyết tổng quát giải thích quá trình xã
hội liên quan đến pháp luật và tiễn hành nghiên cứu thực nghiệm,
phân tích mối tương quan giữa các sự kiện, hiện tượng pháp lí và xã hội Từ đó tìm ra những nguyên nhân và tác động của các
hiện tượng xã hội khác đến pháp luật Mặt khác, pháp luật ra
đời là để điều chinh các mỗi quan hệ xã hội, đo đó pháp luật tác
động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Với cách tiếp cận trên, theo quan điểm của chúng tôi, xã hội học pháp luật được
định nghĩa như sau:
Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt
nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của quá trình phát sinh, tôn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hột,
trong mỗi liên hệ với các loại chuẩn mục xã hội khác, nguôn
sốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật, các khia cạnh xã hội của hoạt động xây đựng pháp luật, thực hiện pháp
luật và các sự kiện, hiện tượng pháp lí thê hiện trong hoạt động
của các chủ thể pháp luật
10
2 Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật tiêu biêu
2.1 Trường phái Xã hội học pháp luật châu Âu
Mặc đủ các nhà nghiên cứu đều khăng định răng xã hội học
pháp luật ra đời ở châu Âu vào cuối thế ki XIX, nhưng những
tiên đê vê tư tưởng cho sự hình thành xã hội học pháp luật được
bắt đầu từ thế kỉ trước | _
De La Bréde - Montesquieu (1689 - 1755) \a nha tu tudng người Pháp Tác phẩm “Tinh thân pháp luật” của Montesquieu xuât bản năm 1748 1a co sé cho cac nghiên cứu xã hội học pháp
luật Theo ông, các luật lệ phải được xem xét như là các sự kiện
Từ việc nghiên cứu các sự kiện giúp chúng ta khám phá ra nguyen nhân của các sự kiện đó Ông muốn nghiên cứu hệ thông pháp luật một cách khách quan như sự tồn tại của các sự kiện xã hội khác Ông cho rằng “#ước khi luật pháp được cấu
thành, đã có những mỗi tương quan có thể được về công lí”
“Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu từ trong
bản chát của sự vật Với nghĩa này thì mọi vật đu có quy luật
cua no ù Như vậy, trong phạm vi luật pháp cũng có một định
luật giống như định luật chỉ phối “bản chất của các sự vật”
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp duy nhất đem lại kết quả chính xác |
Ông nghiên cứu pháp luật trong mỗi liên hệ với các hiện
1 - `
Montesquieu, Tinh than phap ludt, Nxb Gido duc, Truc i wm Ato NTL Aw “ủy uc, Truong Dat hoc Kh
Xa hội và Nhân văn - Khoa Luật, Hà Nội, 1996,tr.2 - ° sa học
Montesquieu, Tinh than phdp ludt Nxb Giáo đục, Trườ
waar ate at, ‘ c, Trường Đại học Kh Xã hội và Nhân văn - Khoa Luật, Hà Nội, 1996, tr 39 ° pe Khoa hoe
Trang 8
tượng xã hội khác như: chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục,
tập quán, truyền thông dân tộc, dân số, tiền tệ và ngay cả các yếu tố vật chất như khí hậu, đất đai cũng tham gia vào sự hình thành pháp luật, trong đó chính trị là yếu tế quyết định đến pháp luật Ông phân chia xã hội Pháp thành ba tầng lớp: vua chúa, quý tộc và dân thường, quyên lực nhà nước chia thành hai loại là
chuyên chế và hành chính Quyền lực hành chính được chia
thành lập pháp, hành pháp và tư pháp Các quyền này được phân
lập, phụ thuộc vào nhau để ảnh hướng sao cho không một
quyên nảo có thể vượt quá hai quyền còn lại và ba quyền này
được giao cho ba cơ quan khác nhau năm giữ Đây là quan điểm cấp tiến vì đã hoàn toàn loại bỏ ba đẳng cấp thời bấy giờ
là tăng lữ, quý tộc và những người dân còn lại được gọi la dang
cấp thứ ba, tức là đã loại bỏ tàn tích của chế độ phong kiến
Ông chỉ ra có ba dạng nhà nước tồn tại dựa trên ba “nguyên
tắc” xã hội là quân chủ (chính quyền được tự do do một người
đứng đầu được thừa kế tức là vua hay nữ hoàng) dựa trên -
nguyên tắc danh đự; cộng hòa (chính quyền được tự do đo
người đứng đầu được bầu ra lãnh đạo) dựa trên nguyên tác đức
hạnh; và độc tài (chính quyền bị kiểm soát bởi các nhà độc tải)
dựa trên nỗi sợ hãi Ông cũng phân tích những luật lệ nào là
cần thiết trong ba loại chính thể để khiến cho quốc gia bao tồn được sức mạnh trước các quốc gia khác Theo ông, pháp luật là
phương tiện hữu hiệu duy trì trật tự xã hội và chế ước quyền lực nhà nước Tuy nhiên, nền dân chủ pháp trị ấy chỉ mang ý
nghĩa tích cực và phát huy tác dụng của nó phải dựa trên nguyên tắc đạo đức và lòng khoan dưng, của tinh thần trách nhiệm và sự hi sinh quyên lợi riêng tư cho mục đích chung
12
Đánh giá về giá trị của tác phâm Tính thần pháp luật: “Aron
cho rằng chủ đề của Tình thân pháp luật là mục đích chính của
xã hội học nó làm cho lịch sử có thể hiểu được Aron coi Montesquieu là một nhà xã hội học còn hơn cả Comfe và là một
trong những nhà lí luận lớn nhất của bộ môn Durkheim nhận
xét: trong khi xây dựng xã hội học, những thể hệ tiếp sau đã
không làm gì nhiễu hơn ngoài việc đặt tên cho lĩnh vực nghiên cứu mà Montesquieu đã mở đâu ”.'
Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778) sinh tai Geneva, 1a
nha nghiên cứu thuộc trào lưu Khai sáng Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” ra đời năm 1762 lí giải về quá trình hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên
và thỏa thuận xã hội
_ Theo ông, trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác Trật tự xã hội không phải tự
nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở các công ước Công ước hình thành dựa trên nhu cầu tôn tại của con người Đề bảo vệ mình trước nguy cơ tha hóa của trạng thái tự nhiên thành trạng thái không còn luật pháp hay đạo đức, các cá nhân không
còn cách nào khác là kết hợp lại với nhau tạo thành một lực chung, điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi
người đêu hành động một cách hài hòa “Moi người chúng ta đặt mình và quyên lực của mình dưới sự điễu khiển toi cao cia ý chỉ chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên như một bộ
lpr:
: |
Bui Quang Ding, Lé Ngoc Himg, Lich si xa h6i hoc, Nxb Li lnan chinh tri
Hà Nội, 2005, tr 18 ôi học, Nxb Lí luận chính trị,
Trang 9
phận không thể tách rời của toàn thể”.' Trật tự xã hội do các
quyết định của cá nhân tạo ra, cá nhân lại tự đặt mình đưới quyên của ý chí chung thể hiện trong khế ước
Trật tự xã hội không thể phục tùng cái gì khác ngoài sự tự
do của con người Trên cơ sở đó hình thành nên con người
công cộng và đó chính là “Nhà nước” Các cá nhân riêng lẻ
được gọi là “công dân” khi phục tùng luật pháp Nhà nước
được tạo ra do sự đoàn kết của các thành viên trong xã hội Nhà
nước tồn tại thì phải có một lực lượng chung mang tính cưỡng
chế đề động viên, xếp đặt cho mỗi bộ phận đều được thỏa đáng với toàn bộ Thiên nhiên đã ban cho con người cái quyền tuyệt đối sử đụng tứ chị, thì công ước xã hội cũng phải trao cho cơ
thể chính trị cái quyền tuyệt đối với các thành viên của nó
Chính cái quyền tuyệt đối â ấy được điều hành bằng ý chí chung, mang tên quyền lực tối cao Các cá nhân trao quyền lực cho chính quyền - những người đại điện cho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng Tuy chính quyên chỉ là một phần nhỏ trong dân chúng nhưng là người năm pháp luật, họ chính là các quan tòa - những người áp đặt việc thực hiện ý chí, nguyện vọng chung của nhân dân
Trong xã hội, pháp luật không những có vai trò quan trọng đối với việc xác lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người, mà còn là cơ sở để đo lường sự phải trái trong quan hệ giữa các thành viên xã hội và giữ cho xã hội trong vòng trật tự Theo ông, luật bao giờ cũng là tông quái chung cho mọi người và tất 1 J Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr 68 14 1
cả thần đân là một cơ thế, mà trừu tượng hóa các hành động Ý
chí chung phản ánh lợi ích chung của cộng đồng và chính lợi ích chung của cộng đồng phải trở thành nên táng của luật pháp Thê nhưng muôn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dung cho tat ca Y chi chung sé mat di su dang dan
tự nhiên khi nó thiên về một đối tượng riêng lẻ nhất định Dân
chúng là những người phải tuân theo luật và là những người
làm ra luật Luật bao gồm ba loại: Luật cơ bản (luật chính tr), luật dân sự và luật hình sự, ngoài ba loại đó còn một thứ quan
trọng hơn cả là phong tục, tập quán và dư luận xã hội, thứ luật này không khắc vào bảng đồng, bia đá mà khắc vào lòng dân tạo nên hiến pháp chân chính của quốc gia
Rousseau muốn xây dựng một thiết chế chính trị dựa trên
quyết định tự đo của các cá nhân đó chính là khế ước xã hội
Theo ông, cơ thể chính trị có quyền lực tối cao phải là một “con người tập thể” và “con người tập thể” này có quyên tuyệt đối đối với các thành viên của nó Tuy nhiên, quyển lực tối cao không thể vượt qua giới hạn của công ước tổng quát, tức là không thê vi phạm những thoả thuận mà con người đã xác lập Quyên lực tối cao là thông nhất không thể phân chia Thống
nhât vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện và bảo vệ lợi
ích chung của nhân dân Mặc đù ông phủ nhận quan điểm của Montesquieu về việc phân chia quyền lực thành các nhánh
độc lập, nhưng Rousseau vẫn chủ trương phân chia chức năng
của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền lập pháp luôn được
Trang 10
thực hiện một cách trực tiếp bởi toàn thê nhân dân và không
tách rời khỏi nhân dân
Karl Marx (1818 - 1883) Khác với các nhà tư tưởng của trường phái pháp quyền tự nhiên, Marx cho rằng pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước Pháp luật không tồn tại vào thời kì nguyên thủy, vì trong thời kì này trình độ phát triển kinh tế còn thấp kém, chỉ có các tập quán, tôn giao va quy phạm đạo đức là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội Nhưng khi chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp có sự mâu thuẫn gay gắt không điều hòa được, các chuẩn mực xã hội cũ không còn khả năng duy trì được trật tự xã hội, cần có một loại chuẩn mực xã hội mới có tính cưỡng chê mạnh mẽ hơn, thê hiện ý chí giai cấp đó là pháp luật Theo Marx, pháp luật là một thành phần của kiến trúc thượng tang của xã hội cùng với văn hóa, hệ tư tưởng và được quyết định bởi điều kiện vật chất của xã hội Pháp luật là những quy tác phản ánh phương thức sản xuất của xã hội Trong các xã hội có glai cấp, pháp luật luôn là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, thể hiện trực tiếp ý chí của giai cấp thông trị Luật pháp trong xã hội tư bản là không công bang, do ban chat của xã hội là xung đột, vì xã hội được cầu thành bởi các giai cấp mâu thuẫn, đối lập với nhau về lợi ích Xung đột sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng, giai cấp vô sản sẽ đứng lên đâu tranh chiếm git tu liệu sản xuất và thiết lập nền chuyên chính của giai cấp mình và cuối cùng duoc thay thé băng xã hội cộng sản - xã hội không có giai cấp, pháp luật cũng không còn cần thiết bởi nó là phương tiện của sự áp bức giai
cấp và được sinh ra trong một xã hội có Ø1ai cấp
l6
'
Kế tiếp những nghiên cứu nhằm tìm ra bản chất của pháp luật bằng cách quy chiêu tới những điều kiện xã hội mà trong đó nó vận hành, phải kê đến hai nhà xã hội học nổi tiếng đó là Emile Durkheim va Max Weber
Emile Durkheim (1858 - 1917) la nguoi khoi xudéng xdy dựng lí thuyết chức năng luận trong xã hội học, các công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn về lí thuyết và phương pháp đối với sự phát triển của xã hội học nói chung và xã hội học pháp luật nói riêng Durkheim sống trong thời kì nước
Pháp bị thất bại trong cuộc chiến năm 1870, tiếp đó là cuộc nổi dậy và bị đàn áp đẫm máu công xã Paris năm 1871 Do đó, các
tác phẩm của ông tập trung vào việc tìm ra quy luật để thiết
lập một trật tự xã hội Mối quan tâm lớn nhất của Durkheim là cái gì đã gắn kết các xã hội lại với nhau? Tại sao chúng lại
không tan rã? Theo ông, chính luật pháp có vai trò quan trọng trong việc thúc đây và duy trì sự đoàn kết xã hội (social solidarity) Ong chi ra rằng, khi xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủ nghĩa thể quyên, từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa
cá nhân, luật pháp đã hướng tới sự bồi thường hơn là chỉ trừng
phạt Tuy nhiên, sự trừng phạt đóng vai trò quan trọng trong
việc thê hiện thái độ chung về đạo đức nhờ đó sự đoàn kết xã
hội được bảo tồn
Ơng dùng khái niệm đoàn kêt xã hội đề chỉ các môi quan hệ
._ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau Nêu như
khơng có sự đồn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập
không thé tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thé Có hai
kiêu đoàn kết xã hội là “đoàn két co hoc” (mechanical solidarity)
Trang 11và “đoàn kết hữu cơ” (orgamic solidariiy) Những hình thức của sự đoàn kết xã hội này được phản ánh trong luật pháp: phân loại những luật pháp khác nhau, ta Sẽ thấy những kiểu đoàn kết xã hội tương ứng
Trong các xã hội cỗ xưa, con người gắn bó với nhau bằng sự đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị và niềm tin Các cá nhân gắn bó với nhau vì sự kiềm chế mạnh mẽ tử ừ phía xã hội và vì lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thông, tập tục và quan hệ gia đình Sức mạnh của ý thức tập thê có khả năng chi phôi và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự đo, tỉnh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp Sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là không quan trọng Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn
mnực, luật pháp mang tính chất trừng phạt Ở xã hội hiện đại,
con người gắn bó với nhau bằng kiểu đoàn kết hữu cơ đựa trên cơ sở phân công lao động, tính đa dạng và sự khác biệt trong xã hội xã hội đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yêu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao; quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đôi được luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ Pháp luật chủ yếu mang tính chất tạo dựng và phục hồi công lí nhằm điều chỉnh những hành vi sai trai trong xã hội
Lí giải về hiện tượng tội phạm, Durkheim cho rằng một sự - kiện được coi là bình thường đối với một kiểu xã hội nhất định,
trong một giai đoạn nhất định Hiện tượng tội phạm cũng là
18
\
một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội bởi nó có ở tất cả các kiêu xã hội và là bộ phận không thê thiếu trong cơ thê xã
hội lành mạnh Qua các thời kì khác nhau tội phạm cũng thay
đổi hình thức Hành vi được coi là tội phạm không giống nhau
ở các quôc gia Tội phạm là hành vi xâm phạm tới lương tâm
tập thể, nó có tội vì nó gây căm phẫn cho lương tâm tập thể Để
cho trong xã hội một hành vi được coi là tội phạm điển hình
mat di, thi tinh cam tap thé da bị tốn thương phải được thấy trở lại trong tất cả ý thức của các cá nhân Trong thực tế, nêu điều này xảy ra thì tội phạm không vì thế mà biến mất, nó chỉ thay đổi hình thức vì nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tạo ra tội
phạm sẽ lập tức mở ra một nguồn gây ra tội phạm mới Ông
lập luận thêm, một số tội phạm đôi khi là cần thiết đối với sự
tiên hoá của xã hội “theo ludt phap Aten, Socrat la ké pham tội và sự kết tội ông chi co chính đáng thôi Song tội của ông,
đó là sự độc lập tư duy của ông, lại là có ích, chẳng những cho nhân loại, mà còn cho cả tổ quốc của ông Vì ông phục vụ
chuẩn bị cho một nên đạo đức và một lòng tí mới mà những
người dán Aten khi đó cân đến vì các truyền thông mà họ đã
sông cho đến lúc đó không còn phù hợp với các điều kiện tôn
tại của họ nữa Song trường hợp của Socrat không phải là trường hợp đơn độc, trường hợp đó vấn được tải sinh một cách định kì trong lịch sử”.)
Ông khẳng định, nếu coi hiện tượng tội phạm là một căn
bệnh của xã hội thì hình phạt chính là phương thuốc để chữa
1 E Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Nxb Khoa học xã r ý |
hội, Hà Nội, 1993, tr 90 - 95,
Trang 12
căn bệnh ấy, không thể khác được Nhưng hình phạt phải được
áp dụng như thế nào để hoàn thành vai trò phương thuôc chữa
căn bệnh đó của xã hội Nếu tội phạm là hiện tượng bình
thường của xã hội, thì hình phạt không phải đôi tượng đê chữa nó và chức năng thực sự của nó phải tìm kiếm ở nơi khác Luật
pháp hà khắc ở các xã hội kém phát triển, còn trong xã hội hiện
đại thì hình phạt trở nên bớt tính tàn bạo Biện pháp trừng phạt
chỉ là cách mà chính quyền củng cố lương tâm tập thê băng
trừng phạt những ai xúc phạm đến chính quyền
Max Weber (1864 - 1920) là nhà xã hội học người Đức Sinh ra trong một gia đình trí thức, ông đã theo đuôi sự nghiệp
qua rất nhiều lĩnh vực sử học, luật học, kinh tế học và xã hội học Cùng với A Comte, E Durkheim, M Weber được coi là
một trong những thành viên sáng lập ra ngành xã hội học
Trong khi E Durkheim chịu sự ảnh hưởng lớn bởi quan điểm thực chứng luận thi Max Weber lại nhắn mạnh đến việc lí giải
động cơ và ý nghĩa của hành động xã hội Ông cho rang:
“nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như nhà nước, pháp luật, tổ chức, cộng dong với tư cách là
r A z re yl
hành động của cả nhân đang tương tác với nhau ”
Theo Weber, nhà nước là một tô chức độc quyên, hợp pháp
sử dụng sức mạnh bạo lực Có ba loại hình thống trị: Loại hình mang tính hợp lí là loại hình thông trị được quy định bởi
luật pháp; loại hình mang tính truyền thông; loại hình thông trị
bằng uy tín Thông trị bằng uy tín hay sự sùng bái cá nhân ' Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, 1/ch sử xã hội học, Nab Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 113 29 4
không ổn định nên thường phải hành chính hóa để trở thành
một hình thức quyền lực có cấu trúc vững chắc hơn Hình thức thống trị hợp lí dua trên cơ sở pháp luật, trong đó quyền lực được thê hiện thông qua bộ máy hành chính Trong số ba loại hình lí tưởng về quyền lực nhà nước, Weber coi nhà
nước có bộ máy hành chính là loại nhà nước phát triển nhất
vì nó có một “trật tự pháp lí” bao gồm các quy phạm mang
tính chất duy li
Ông cho rằng, sự phát triển của luật pháp là một quá trình
tiễn hóa từ tính phi đuy lí sang tính duy lí (tức là quá trình duy lí hóa) Ở đây, tính duy lí pháp lí (legal rationality) c6 nghia 1a mét
hệ thống các quy phạm mang tính chất nhất quán, logic cả quy
tắc và quá trình ra phán quyết đều hợp lí Sự tuân thủ trình tự
đó có được là nhờ trật tự pháp lí và hình thức chính quyền quan liêu, chuyên nghiệp Dấu hiệu của quyền lực hợp pháp - duy lí
là tính không thiên vị của nó và phi nhân cách hình thức: Như
các nhà chức trách thi hành pháp luật không để sự căm ghét
hoặc niềm say mê, sự yêu thích hay sự nhiệt tình không dé
những gì thuộc về cá nhân tác động đến công việc mà chỉ đơn thuần đó là bổn phận Còn tính phi duy lí pháp li (egal
irrationality) có nghĩa là sử đụng những phương tiện khác
ngồi lơgic hay lí trí để đưa ra phán quyết trong các vụ ấn
Trong các xã hội thống trị bởi một nhà lãnh đạo có uy tín lôi cuốn, tư duy pháp lí bất hợp lí về cả hình thức lẫn nội dung
Công lí có nghĩa là sự lôi cuốn đo uy tín, sự tuân thủ nhằm đáp
lại nhà lãnh đạo, trong xã hội như vậy thì hồn tồn khơng có
chính quyên Theo Weber, loại hình hệ thông pháp luật luôn
Trang 13phủ hợp và tương thích với loại hình tổ chức chính trị tổng quát
của một xã hội
Ông khẳng định, pháp luật chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi
hoàn cảnh kinh tế, sự chuyển đổi cơ cầu xã hội tư bản có ảnh
hưởng đến sự phát triển của pháp luật Khi phân tích về tỉnh
thần của chủ nghĩa tư bản, ngoài những yếu tô như thị trường,
kĩ thuật thì vai trò của luật pháp và bộ máy hành chính có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển xã hội Ông viết: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại đòi hỏi phải có sự tiên liệu, có tính tốn,
khơng chỉ về mặt kĩ thuật sản xuất, mà cả về mặt luật pháp cũng như một bộ máy hành chính với những quy tắc, hình thức
rõ ràng Không có những yếu tổ này, thì chắc chắn sẽ chỉ có thể nảy sinh thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu và thương mại dau cơ, cũng như đủ mọi loại chú nghĩa tư bản chịu sự chỉ phối của chính trị, chứ không thể nảy sinh loại hình doanh nghiệp thuần lí Chỉ có phương Tây mới tạo ra cho mình một nên luật pháp và hành chính đạt được trình độ hoàn hảo như vậy về mặt kĩ
thuật và hình thức để điều hành kinh té”
Đối với Weber, pháp luật cơ bản gắn liền với nhân tố kinh tế, nhưng không được quyết định bởi nhân tố kinh tế Chính
sách kinh tế hợp lí là trọng tâm của chế độ tư bản, nhưng chủ
nghĩa duy lí này có được là nhờ sự phù hợp và khả năng dự báo của luật pháp Một hệ thống các quy phạm mang tính chất nhất quán và logic là điều kiện tiên quyết của chủ nghĩa tư bản giúp
các nhà buôn theo đuổi công việc kinh doanh và tạo ra lợi Ì Max Weber, Nởn đạo đức tin lành và tỉnh thân chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2010, tr 60, 22 1
nhuận Việc đạt được tính duy lí nào đó đòi hỏi hệ thống hóa
một trật tự pháp luật mà ông thấy thiếu vắng một cách bất
thường trong pháp luật Anh quốc Vậy làm sao giải thích được sự trỗi đậy của chủ nghĩa tư bản ở Anh Câu trả lời của ông là:
thứ nhất, mặc dù luật nước Anh thiếu trật tự có tính hệ thống
của luật La Mã, nhưng nó lại là một hệ thống pháp lí có tính hình thức cao (như trong tô tụng dân sự phải tuân theo những
thủ tục đặc biệt và chính xác của những án lệ cụ thể đành cho
những vụ kiện dân sự cụ thê) Điều này đã tạo sự ồn định cho hệ thong pháp lí, tạo ra một mức độ an toàn và khả năng dự
đốn cao hơn trong mơi trường kinh doanh; thứ hai, việc hành nghề luật sư ở Anh, trong thời kì phát triển của chủ nghĩa tư
_bản tập trung chủ yếu 6 khu vic thuong mai (The City) Cac
luật sư thường tư vấn cho các chuyên gia và tập đoàn lớn Điều đó giúp họ đưa ra những yêu cầu sửa đổi pháp luật cho phù hợp
với quan hệ kinh doanh; thứ ba, những luật sư ở Anh có tính
chuyên nghiệp cao và hoạt động giống như những hội viên của
phường hội thủ công, văn bản pháp luật ban hành nhằm ngăn
ngừa việc kiện cáo sau này M Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp luật như là một yếu tô của quá trình đuy lí góp
phân hình thành, phát triên xã hội hiện đại và chủ nghĩa tư bản
ở phương Tây
Trên đây là những quan điểm làm nền táng cho sự ra đời
của xã hội học pháp luật Các công trình nghiên cứu về xã hội
học pháp luật hoàn chỉnh gắn liền với đóng góp của các học giả
tên tuổi như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Georges
Trang 14luật thường thấy trong giới luật sư về lĩnh vực tổ tụng được đưa
ra từ phòng xử án Các nhà nghiên cứu tiếp cận pháp luật theo
hướng đa nguyên, phát triển phạm vi của xã hội bọc pháp luật theo nhiều hướng khác nhau
Eugen Ebhrlich (1862 - 1922) là nhà xã hội học pháp luật người Áo Ông đưa ra lập luận rằng, khái niệm pháp luật mà người ta dùng lâu nay là rất bó hẹp và có tính kĩ thuật, đó đơn
thuần chỉ là khái niệm pháp luật trong thực tiễn xét xử Cái này
chưa đủ bởi vì trong thực tiễn lại có một thứ pháp luật khác được thực hiện, đó là cái chỉ phối hành động con người còn
rộng hơn chuẩn mực pháp luật mà thầm phán đựa vào đó đề Tả phán quyết Thực tế, hành vi của các cá nhân trong xã hội phần lớn là do tập quán và các chuẩn mực xã hội khác điều chỉnh chứ không phải do quan tòa, vì vậy còn có một loại pháp luật
rộng hơn nhiều đang tổn tại trong mỗi cộng đồng xã hội Chỉ
pháp luật ấy mới sinh động và giúp con người giải quyết tat cả các mâu thuẫn phát sinh trong đời sông xã hội Ehrlich gọi thứ pháp luật được ban hành bởi nhà nước trên cơ sở của hoạt động xét xử và hoạt động của các cơ quan thi hành, xét cho đến cùng
chỉ là pháp luật của một thiểu số dân chúng Từ đó ông đưa ra
kết luận: “7rọng tâm phải triển pháp luật năm ở ngay trong xã
hội chứ không phải ở pháp chế, luật học hay các quyết định của
tòa ín Các chuẩn mực pháp luật do các cơ quan thi hành pháp luật dùng chỉ là các chuẩn mục đùng để ra các quyết định vì thé thực tiễn pháp lí không thể hiện cuộc song” ! Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học Pháp uật, Nxb Giao dục, Hà Nội, 1999, tr 71 24 “Doi voi xd
hội học pháp luật, bản thân chuẩn mực pháp luật chẳng nói lên cái gì cả Nêu xã hội học muốn phát hiện ra tính quy luật của đời sông pháp luật thì nó cán nghiên cứu cả các hiện tượng xã hội và kinh tế, bởi vì chỉ có thể hiểu đúng sự phát triển của pháp luật nếu gắn liền nó với sự phát triển xã hội và kinh tế”!
Nhà làm luật không làm ra luật mà chỉ phát hiện ra luật mà thôi:
Do đó nhiệm vụ của xã hội học pháp luật là đi tìm nguồn gốc
và sự ảnh hưởng của pháp luật chứ không chỉ nghiên cứu thực
tiễn áp dụng pháp luật và lí giải chuẩn mực
Ehrlich khang định tính xã hội và tính da nguyên của pháp luật, ông cho rằng có hai loại pháp luật: pháp luật của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn cuộc sống Tòa án và cơ quan hành chính cũng cân có được cái tự do lập pháp Mặt khác, trong mỗi tô chức hay sự liên kết của con người (bộ lạc, gia đình, céng ti,
hội đồn, cơng xã ) đều tồn tại một trật tự tự thân, cái trật tự đo họ tự làm được gọi là các thóa thuận, hợp đồng hay quy chế
hoặc là các tên gọi khác Nhưng nó khác quy định trong luật nhà
nước ở chỗ nó do các liên minh của con người tự làm nên và
luôn có một trật tự khiên người ta tự nguyện tuân thủ Vì vậy,
nên táng và bản chất của pháp luật nên tìm trong chính xã hội
Phương pháp tìm kiếm tốt nhất đó là thực nghiệm: quan sát cuộc
sống, hành vi của con người, nghiên cứu tập quán, các tư liệu pháp luật, biên bản của việc thực thi pháp luật Nguồn tư liệu
pháp luật quan trọng nhất mang tính điển hình là các quyết định của tòa án, còn một yếu tố quan trọng khác đó chính là các văn
' Kulesar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp hi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr 73
Trang 15bản trong đời sông kinh doanh, hợp đồng mua bán, tín dụng, điều lệ công ti, di chúc, giây đăng kí kết hôn Những văn bản này mang tính cá nhân, cá biệt trong đời sống kinh đoanh, hàm chứa những nội dung điển hình, lặp đi lặp lại nhiều lần và có những lĩnh vực mà chuẩn mực pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh một phần Như vậy, Ehrlich đã đưa ra những luận cứ khoa học nhằm xác lập lĩnh vực đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật
Leon Petrazycki (1867 - 1931 ) nhà xã hội học pháp luật người Ba Lan lại đưa ra hướng tiếp cận tâm lí về pháp luật Ông phân biệt giữa hình thức “pháp luật thực định” được ban hành và đảm bảo bởi nhà nước và “pháp luật trực quan” (intuitive legal rules) Phap luat trực quan bao gồm những kinh nghiệm pháp lí hình thành qua một quá trình phức tạp từ xúc cảm trong tâm trí của các cá nhân (xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, người khác và với bản thân) thúc đây cá nhân hành động Pháp luật trực quan cùng với đạo đức giúp cho cá nhân thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành động Theo ông, phương pháp thích hợp nhất cho việc nghiên cứu thu thập những thông tin, kiến thức về kinh nghiệm pháp lí là quan sát nội tâm bên trong va thé giới ben ngoài Quan sát bên ngoài liên quan đến những thông tim về ý nghĩa của một hành động hoặc biểu tượng từ quan sát ngay lập tức mà không cần tham chiếu đến bất kì bỗi cảnh rộng lớn hơn Còn quan sát nội tâm là đặt các hành động cụ thể trong một bồi cảnh rộng hơn về ý nghĩa sự kiện liên quan mà không xuất phát từ một hành động hoặc biểu hiện cụ thể
26
1
Petrazycki cho rang, pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức, trong đó bao gồm cá các quy chế hoạt động của các nhóm, tiền lệ pháp, tập tục, Luật pháp nằm trong kinh nghiệm thuộc về ý thức như một sự cưỡng chế hay sự thôi thúc cá nhân phải thực
hiện nhiệm vụ nào đó tương ứng với một quyền hạn nhất định
Mỗi người tham gia vào quả trình thực hiện pháp luật đã có những kì vọng trước về những gì pháp luật yêu cầu trong từng
tình huống nhất định Nguồn gốc của mệnh lệnh và kì vọng
như vậy khơng năm ngồi các nguồn của pháp luật như quy che, tiền lệ pháp, tập tục thống trị trong một xã hội cụ thé
Điều đó là cần thiết để có thê tiếp cận nghiên cứu hiện tượng
pháp luật trong lương tâm và trực giác Muốn khám phá quá |
trình của pháp luật như cách thức nó tồn tại phải dựa vào sự
phân tích các yếu tố mạng tính mệnh lệnh và kì vọng bên
trong ý thức cá nhân đó là phẩm chất tâm lí đặc biệt, có trong
quy tắc đạo đức
Georges Gurvitch (1894 - 1965) la nha xa hội học pháp luật người Pháp, người đặt nền móng cho sự hình thành lí thuyết xã
hội học pháp luật một cách hệ thống Ông cho rằng, pháp luật -
mang tính thống nhất thông qua những biểu hiện đồng thời
trong các hình thức và các cấp độ khác nhau của sự tương tác:
xã hội Mục tiêu của ông là nhằm xây đựng khái niệm “pháp
luật xã hội” (social law) nhu mét định luật của sự tương tác và
hợp nhất Giống như các nhà nghiên cứu khác, ông nhấn mạnh
pháp luật không chỉ là các quy tắc được ban hành và thực thi | bởi các cơ quan của nhà nước, chắng hạn như cơ quan lập pháp,
tòa án và cảnh sát Các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác
Trang 16nhau, cho dù được thành lập và tổ chức chính thức hay không luôn tạo ra các quy tắc riêng để kiểm soát và điều chỉnh quan
hệ với các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội khác Theo quan
điểm xã hội học pháp luật cách thức đó cũng được coi là pháp luật Tư tưởng đa nguyên pháp li’ thé hiện trong tác phẩm Sociology of Law, trong 46 Gurvitch đã xác lập một cách chính
xác, căn bản nhất lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học pháp luật
và mở rộng các nghiên cứu của mình ở hầu hết các lĩnh vực
trong thực tiễn đời sống pháp lí
— Theo ông, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực xã hội học nghiên cứu về tỉnh thần con người (man spirit), xuất phát từ VIỆC nghiên cứu tâm lí tap thé hay lí trí tập thé Tinh than tap thể thể hiện thông qua hành động tập thể ở cách thức tô chức thực hiện pháp luật, cách thức xử sự đến các biểu hiện ở cơ cấu - không gian, cơ sở vật chất hình thành nên các chế định pháp luật Xã hội học pháp luật là cầu nối trung gian giữa những biểu hiện về mặt vật chất của pháp luật phù hợp với ý nghĩa bên trong để thúc đây và đưa pháp luật vào thực tiễn, đồng thời là cơ sở sửa đổi pháp luật cho phù hợp Xã hội học pháp luật di từ những biểu hiện thành văn như các quy phạm mang tính chuẩn
mực, thủ tục, sắc lệnh cho đến những biểu hiện đặc biệt của
pháp luật như các quy định tùy nghi và pháp luật tiêm ấn; từ
pháp luật tiềm ân chuyên sang giá trị pháp luật và các lí tưởng pháp luật và cuối cùng là khảo sát ý kiến của tập thể về các chế định pháp luật
' Đa nguyên pháp lí là khái niệm đùng để mô ta tinh huống mà trong đó hai hay nhiều hệ thông pháp luật cùng tồn tại điều chỉnh cùng một lĩnh vực xã i bd
28
'
Gurvitch chỉ ra đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp
luật bao gồm ba lĩnh vực: Thứ nhất, nghiên cứu các lĩnh vực vi
mô, bao gồm tiếp cận theo chiều ngang, đỏ là các quy tắc pháp lí có tính tổ chức được đảm bảo bằng sự trừng phạt và cưỡng chế bên ngoài, ngoài ra nó còn nghiên cứu cá những quy tắc pháp lí hình thành một cách tự phát và lan truyền trong các cộng đồng
xã hội; tiếp cận theo chiêu đọc, đó là các hình thức pháp luật
hoạt động trên cơ sở một hệ thống phân cấp phụ thuộc lẫn nhau
với từng quan hệ xã hội cụ thể Thứ hai, nghiên cứu lĩnh vực vĩ
mô là nghiên cứu mối liên hệ giữa thực tại xã hội với các lĩnh
vực của pháp luật Lĩnh vực cuỗi cùng là nghiên cứu về nguồn gốc của pháp luật, bao gồm những quy tắc mang tính định hướng của bất kì hệ thông pháp luật nào và các yếu tố tác động
đến hệ thông pháp luật như kinh tế, chính trị, văn hóa
Gurviích là người đã mở rộng lĩnh vực đối tượng nghiên
cứu của chuyên ngành theo hướng đa nguyên pháp lí Theo ông,
pháp luật là một phân không thể tách rời và cấu thành của các
tổ chức xã hội, các nhóm và cộng đồng xã hội Xã hội học pháp
luật có nhiệm vụ phân tích các quy tắc của hệ thông pháp luật
trong sự tương tác với các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội với các đặc trưng giới tính, chủng tộc, tôn giáo và các đặc điểm xã hội
khác Ngoài ra, nó còn nghiên cứu các quy tắc trong nội bộ của
các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội như luật sư, doanh nhân, các nhà khoa học, các thành viên của các đảng chính tri
2.2 Trường phải Xã hội học pháp luật Hoa Kỳ |
Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu xã hội học pháp luật phát triển
vào đầu thế kỉ XX, các trung tâm nghiên cứu được tải trợ thành
Trang 17lập tại một số trường đại học đã thực hiện các nghiên cứu thực
nghiệm Ban đầu xã hội học pháp luật chưa phải đã là một lĩnh
vực nghiên cứu độc dập mà là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành Nhưng nhu câu nghiên cứu xã hội học pháp luật là kết quả của một quá trình tự nhiên khi thực tế đòi hỏi các nghiên cứu phải mở rộng mối quan tâm đối với hiện thực pháp luật Tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực pháp lí trong nghiên cứu pháp luật bắt đầu trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ, nhiều học giả nhẫn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là nghiên cứu về hành vi ra quyết định của thấm phán
Roscoe Pound (1870 - 1964) là một nhà cải cách hàng đầu về tư tưởng pháp lí của thé ki XX Nim 1901, ông được bố nhiệm làm ủy viên hội đồng phúc thâm Tòa án Tối cao Nebraska Được tiếp xúc với môi trường thực tế kiêm nghiệm được tính hiệu quả của pháp luật, ông đã giúp tòa án giảm sô lượng lớn các án tồn đọng Từ năm 1916 đến năm 1936, R Pound giữ chức hiệu trưởng Trường Luật thuộc Đại học Harvard, đây là giai đoạn mà quan điểm của Pound có ảnh hưởng lớn đến sự phat trién tư duy luật học Mỹ Ông gop phần phố biến cái gọi là “pháp luật trong hành động” và cố gắng liên kết pháp luật và xã hội thông qua xã hội học (sociological jurisprudence) dé nang cao hiệu quả quản lí của hệ thống tư pháp
Cũng giếng như E Ehrlich, R Pound cho rằng muỗn
nghiên cứu sự phát sinh, tồn tại, phát triển hay hiệu quả của pháp luật cần phải đặt trong mỗi liên hệ với các hiện tượng xã hội khác R Pound chỉ ra sự mâu thuẫn giữa tính ốn định của
30
trật tự pháp luật với việc cần thiết thay đổi trong pháp luật, mà chính lí thuyết pháp luật phải giải quyết vấn đề này Tuy nhiên,
ở mức độ nhất định điều này lại mâu thuẫn với các nhu cầu
chung nhất của thời đại và của xã hội, đặc biệt là nhu cầu xây
dựng pháp luật một cách có chủ định Đề giải quyết vẫn đề này,
R Pound đưa ra ý tưởng “luật tự nhiên tương đối” Quan điểm
của ông là kết hợp cách tiếp cận thực dụng với cách tiếp cận chức năng “Xu hướng là đem phân tích xem các chuẩn mực pháp luật vận hành ra sao và làm thể nào để xây dựng các chuẩn mực ấy để đạt được kết quả còn hơn là ngôi để phân tích nội dung trừu tượng của nó Vì lẽ đó cần thiết phải nghiên cứu mục tiêu của pháp luật Chức năng là nhằm đạt mục tiéu”.’ “Ching tôi kêu gọi sự hỗ trợ của triết học, đạo đức học, chính trị học, xã hội học giúp chúng tôi giải quyết các vấn đê mà chúng tôi xem là các vấn đề của luật học Cần phải
nghiên cứu pháp luật trong tất cả các quan hệ của nó như một
giai đoạn chuyên biệt của cái theo chủ nghĩa rộng là khoa học về xã hội ”ˆ
Theo quan niệm của R Pound, pháp luật không phải chỉ là những gì năm trên giấy tờ Từ ý tưởng “luật tự nhiên tương
đối” với hàm ý luật có tính chất tự nhiên tương đối bởi nó là
Trang 18của con người trong xã hội Theo ông, các nhà luật học cần phải xuất phát từ các ham muốn, lợi ích, nhu cầu thực tế của
con người và pháp luật luôn có một mục đích lam sao để thỏa
mãn một cách tối đa các nhu cầu ấy Ông nói: Nhà tư tưởng pháp luật cần phải rời bỏ chiếc ghế tháp ngà để “đo đạc” các
nhu cầu thực tế và lợi ích thực tế, cần phải suy nghĩ về pháp luật như một thiết chế xã hội để phục vụ nhu cầu xã hội Tuy - nhiên, vẫn để trọng tâm trong các nghiên cứu của R Pound là
cách hiểu của ông về tính chất công cụ của pháp luật Chủ
nghĩa thực dụng coi moi tri thức là khoa học vả xuất phát từ
thực tiễn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu tri thức không gắn liên với thực tiễn Xuất phát từ quan điểm đó, R Pound nghiên cứu hệ
thông pháp luật trong hành động và găn với những mục đích xã
hội Pháp luật là “cơng cụ kiêm sốt xã hội”, là công cụ làm hài
hòa và thỏa hiệp các lợi ích Trong giai đoạn đầu của sự phát
triển xã hội, các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, pháp luật đan
xen vào nhau Nhưng trong xã hội hiện đại, pháp luật trở thành
công cụ quan trọng nhất của sự kiểm soát xã hội và được đảm
bảo bởi sức mạnh của tô chức chính trị, trong đó quy định hành
vi con người và đám bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế
Vì vậy, ông cũng dành phần nhiều thời gian để nghiên cứu cái
gọi là các “vẫn đề về lợi ích trong pháp luật” bởi ông cho rang
vẫn đề này là sự đảm bảo hiu hiéu va an toan nhat cho tat ca các nhu cầu của cá nhân cũng như xã hội
Trong các công trình của mình, R Pound cũng chỉ ra rằng vấn đề kiểm soát xã hội dù thế này hay thế khác có liên quan
mật thiết đến sự điều tiết, phối hợp hành vi ứng xử hay mối
tương tác xã hội của công dân, vì vậy trong luật học ông đưa ra
32
thuật ngữ mà ông cho rang hoàn toàn phù hợp ma ông gọi là “Kĩ sư xã hội” (social engineering) Ông gọi những người thực hiện pháp luật chính là các “kĩ sư xã hội” bởi họ là những
người đám bảo sự thỏa hiệp và hài hòa các lợi ích xã hội Ngoài
ra, “kĩ sư xã hội” là một phạm trù mà theo ông có thể loại trừ
được sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực tư nhân cũng như
lợi ích tư Vì trong xã hội văn minh, con người phải tin rang ho
không bị tan công và có thể tự điều khiển và đạt được mục tiêu
của mình bằng các giá trị do lao động bản thân mà có, phù hợp với chế độ xã hội và điều kiện kinh tế hiện hành Khi tham gia
vào các quan hệ xã hội, họ sẽ xử sự một cách trung thực và phủ hợp với sự mong đợi của xã hội, với các chuẩn mực xã hội Và
chúng ta phải tin tưởng rằng, mỗi người biểu thị trong hành động của mình tính trưng thực cần thiết và phải bồi thường thiệt hại cho hành động của mình gây ra
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nhà xã hội học pháp
luật Hoa Kỳ tập trung vào việc nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong xã hội, tiêu biéu nhat 1a Talcott Parsons (1902 - 1979), nhà nghiên cứu thuộc trường phái chức năng luận Quan điểm
của ông cho rằng, bất cứ một hệ thông xã hội nào cũng được
cấu thành bởi các hệ thống nhỏ hơn, tương ứng với các nhụ
cầu Các nhu cầu của hệ thông đòi hỏi các bộ phận cầu thành nó
phải đáp ứng các chức năng của hệ thống nhằm thỏa mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển hệ thống Nếu một bộ phận nảo hoạt
động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi thậm chí bị mắt đi
và hình thành bộ phận khác thay thế, bộ phận nào hoạt động
Trang 19Hệ thống xã hội bao gôm bốn chức năng cơ bản (được khái quát thành sơ đồ lí thuyết hệ thống AGIL của Talcott Parsons):
A - thích ứng với môi trường tự nhiên; G - đạt mục đích (huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định);
[ - liên kết (phối hợp các hoạt động, điều chỉnh và giải quyết
các xung đột, mâu thuẫn); L - duy trì khuôn mẫu (tạo ra sự ồn định, trật tự).' Trong bốn chức năng kế trên thì pháp luật được
hình thành như là một thiết chế quan trọng trong việc gan két
các cá nhân, các nhóm xã hội, các tổ chức xã hội, đồng thời
kiểm soát, điều chỉnh các quan hệ xã hội để giải quyết các mâu thuẫn nhằm duy trì trật tự xã hội Trong xã hội, pháp luật kiểm soát hầu hết các lĩnh vực xã hội từ yếu tố đầu vào của hệ
thống như các nguồn lực (kinh tế) đến việc tạo ra những khuôn mẫu hành vi buộc mọi người tuân thủ bằng các biện pháp cưỡng chế và khả năng dự báo Pháp luật còn có chức
năng liên kết với các hệ thống xã hội khác Bản thân pháp luật cũng là một hệ thống hoàn chỉnh và nó đáp ứng đầy đủ bốn
chức năng của hệ thống
Lí thuyết hành động của Talcott Parsons cũng là một nội dung quan trọng để lí giải về hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể Theo Parsons, mỗi hành động của con người đều định hướng ba giá trị cơ bản: thực tễ của tình huống: nhu câu của chủ thể hành động: đánh giá tình huỗng dựa trên nhu cầu của cá
nhân với yêu cầu xã hội Trên thực tế, luôn có sự xung đột giữa
nhu cầu của chủ thể và những khuôn mẫu cần thiết nhằm duy trì ! Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, Lịch sứ xã hội học, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 180 34 1
hé thống Tuy nhiên, về mặt bản chất tự nhiên, các chủ thê luôn
tìm cách dung hòa để giữ hệ thông xã hội ở thế cân bằng, Sở di
con người sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của hệ thống trước nhu cầu của cá nhân là do bản năng họ muốn tránh những đau đớn về thể xác cũng như các chế tài của xã hội
Ở Hoa Kỳ tôn tại nhiều quan điểm lí thuyết khác nhau, có quan điểm đưa ra những lập luận chống lại thuyết chức năng và
cho rằng pháp luật là một công cụ của quyền lực Còn nhà lí
thuyết xã hội học pháp luật Philip Selznick cho rằng luật pháp hiện đại ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội và cần phải
được tiếp cận về mặt đạo đức Rolanld Dworkin lại khăng định
pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc pháp lí mà còn cả những tiêu chuẩn không quy tắc Như khi tòa án giải quyết một
vụ án khó, họ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn như đạo đức, chính
tri dé di tới một phán quyết Kết luận này của ông được rút ra
từ kết quả phân tích một vụ án khó Đó là phán quyết của tòa án
New York về vụ Rigg đối đầu với Palmer vào năm 188§9
(Elmer Palmer đã giết ông nội bằng hình thức đầu độc) Di
chúc để lại có lợi cho việc thừa kế tài sản của Elmer Palmer Vấn đề đặt ra là một tên sát nhân liệu có được thừa kế hay
không thì pháp luật về thừa kế theo đi chúc hiện thời không quy
định Vì vậy tên sát nhân có thể được quyên thừa kế theo đi
chúc Tuy nhiên, thâm phán tòa án New York cho rằng việc áp dụng pháp luật phải dựa trên nguyên tắc “Không người nảo được hưởng lợi từ hành vi sai trái của mình” Một tên sát nhân
không thê được thừa kế từ nạn nhân của chính mỉnh và tòa án
Trang 20Dworkin lập luận rằng đối với những vụ án khó, gây tranh cãi, thâm phán cần cân nhắc xem có nên vượt ra ngoài quy tắc của luật pháp Trong trường hợp này thâm phán tham gia vào quá trình diễn giải mà trong đó những luận cứ là những đòi hỏi về đạo đức Thấm phán luôn phải đặt ra những vẫn đề như
“Phản quyết của tôi liệu có thể là một bộ phận của lí thuyết tot
nhất về đạo đức để biện mình cho toàn bộ hệ thống pháp lí và
chính trị”.! Chỉ có một đáp án đúng cho mỗi vấn để pháp lí, nhiệm vụ của thâm phán là phải tìm ra nó Đúng ở đây có nghĩa
là phù hợp với lịch sử thể chế lập hiến của xã hội và dựa trên nén tang dao đức Theo ông, đạo lí chính trị có ba thành phần: “công lí” bao gồm quyên tự do cá nhân và mục tiêu chung mà
chúng sẽ được thừa nhận bởi nhà lập pháp lí tưởng, quyết tâm
đối xử với công dân bằng sự quan tâm và tôn trọng; “công bằng” đề cập những thủ tục mà chúng trao cho mọi công dân cái ảnh hưởng gần ngang bằng trong những quyết định có tác động đến họ; “thủ tục pháp lí” liên quan đến những nguyên tắc nhằm xác định xem một công đân có vi phạm pháp luật không
Mục tiêu của Dworkin là nhằm xác định và bảo vệ một lí thuyết
tự do về luật pháp
Các trường phái xã hội học pháp luật được hình thành ở
Hoa Kỳ sau này phát triển quan điểm giéng nhu Lawrence
Friedman khang định: Xã hội học pháp luật nghiên cứu về pháp luật và thiết chế pháp luật như một lĩnh vực học thuật liên
ngành và với phương pháp nghiên cứu đa ngành Các nghiên
| Raymond Wacks (Phạm Kiều Tùng dịch), Triết học luật pháp, Nxb Trị thức, Hà Nội, 2011, tr 87
36
cứu không tự giới hạn về mặt lí thuyết hoặc phương pháp luận
mà cố gắng chứa đựng những hiểu biết từ tất cá các ngành khoa
học xã hội, nhưng nên tảng vẫn lả các phương pháp, lí thuyết
truyền thống của xã hội học và luật học
2.3 Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu mới, đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là các nhà
luật học Trước những đòi hỏi của thực tiễn đời sống pháp lí đặt
ra: vị trí và vai trò của pháp luật trong xã hội hiện đại như thê
nào? Lam thê nào để xây dựng được những văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh quan hệ xã hội? Làm thế nào để hoạt
động áp dụng pháp luật có hiệu quả? Làm thế nào để những
quy định của pháp luật được nhân dân đồng tình và biến thành
hành vi hiện thực, thành thói quen và lối sống tuân theo pháp luật? Vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, Phòng Nghiên
cứu Lí luận và Xã hội học pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn được
thành lập để ứng dụng xã hội học trong quá trình giải quyết những vẫn đề pháp lí đặt ra Các lí luận về xã hội học pháp
luật đầu tiên được tiếp cận nghiên cứu bởi nhà luật học Đảo Trí Úc, là Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cùng các cộng sự đã đưa Xã hội học pháp luật vào chương trình đào tạo
sau đại học của chuyên ngành Luật học Các công trình đầu
tiên được nghiên cứu bởi nhà luật học Đào Trí Úc có thê kê
đến: Vai trò của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai đoạn
Trang 21Một trong những nhà luật học có nhiều đóng gớp cho xã hội
học pháp luật là giáo sư Võ Khánh Vinh Các công trình nghiên
cứu của ông về lĩnh vực này đã được công bố: Giáo trình xã hội học pháp luật, xuất bản năm 2011; Xã hội học pháp luật - Những vấn đề cơ bản, xuất bản năm 2015 Những vấn đề xã hội
học pháp luật cũng được đề cập trong các công trình nghiên
cứu của các nhả luật học khác, như Lê Vương Long với “Xây dựng lỗi sống theo pháp luật - Những vẫn đề cần quan tâm”
đăng trên Tạp chí Luật học số 4/1997; Nguyễn Minh Đoan với
“Cần đây mạnh nghiên cứu dư luận phục vụ các hoạt động
pháp luật” đăng trên Tạp chí Luật học số 6/2004; Nguyễn Văn Động với “Về sự cần thiết phải nghiên cứu giá trị xã hội của
pháp luật trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội
nhập ở nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí Luật học số
10/2009: Ngoài ra, trong các nghiên cứu thực nghiệm các đề
tài khoa học ở các cấp, các nhà luật học đã ứng dụng xã hội học
để nghiên cứu các yếu tố xã hội, sự kiện xã hội tác động đến
pháp luật, các khía cạnh xã hội của pháp luật, hiệu quả của
pháp luật
Xã hội học pháp luật cũng được các nhà xã hội học ở Việt
Nam nghiên cứu và đưa vào chương trình giảng dạy từ những năm 90 của thế kỉ trước Ban đầu các nhà nghiên cứu chú trọng
hơn đến việc nghiên cứu các hành vi sai lệch như tội phạm và
các tệ nạn xã hội Trong chương trình giảng dạy đối với hệ cử
nhân và sau đại học chuyên ngành xã hội học với tên môn học Xã hội học tội phạm và pháp luật, Xã hội học pháp quyền và
Xã hội học pháp luật Từ sau năm 2000, nhiều công trình
38
'
nghiên cứu về xã hội học pháp luật đã được công bố Trước tiên phải kế đến các tác giả Thanh Lê với cuốn “Xã hội học
chuyên biệt”, xuất bản năm 2000, trong đó có đề cập một số nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật và cuỗn “Xã hội học tội phạm”, xuất bản năm 2002; Tác giả Lê Tiêu La với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về xã hội học pháp luật” đăng trên Tạp
chí Xã hội học số 1/2005; Tác giả Mai Quỳnh Nam với “Nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2006 và “Xã hội
học với hoạt động lập pháp” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2009 đã phân tích vai trò quan trọng của việc
nghiên cứu dư luận xã hội nói riêng và xã hội học nói chung
đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta Lĩnh vực xã hội học pháp luật hiện nay cũng được các học
viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành xã hội học lựa chọn dé
nghiên cứu
Từ năm 2010, nhiều cuén sách về xã hội học pháp luật được
xuất bán là nguồn tài liệu đa dạng, phục vụ việc học tập và
nghiên cứu xã hội học pháp luật như: Xã hội học pháp luật của
TS Ngọ Văn Nhân, xuất bản năm 2010; Xã hội học pháp luật của tác giả Trần Đức Châm, xuất bản năm 2013 Các công
trình nghiên cứu xã hội học pháp luật của các nhà luật học và xã
hội học thời gian qua đã góp phần mở ra khả năng nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về bản chất của pháp luật, về sự tác động qua lại của pháp luật đối với thực tiễn xã hội Nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của các nhân tô xã hội tác động tới quá trình
Trang 22I ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CUU CUA XÃ HỘI HỌC
PHÁP LUẬT
1 Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực liên ngành giữa xã hội học và luật học, do đó việc xác định một cách rõ ràng đôi tượng
nghiên cứu của xã hội học pháp luật là vẫn đề không hề đơn giản Bởi vì, mỗi trường phái xã hội học pháp luật đều có quan
điểm và cách tiếp cận riêng của mình Trong xã hội học pháp luật phương Tây truyền thống, một trong những vấn đề quan
trọng đối với xã hội học pháp luật là vẫn đề tính quy định xã
hội của pháp luật Đồng thời cách quan niệm về tính quy định xã hội của pháp luật cũng đối lập với cách tiếp cận chủ quan, coi pháp luật là công cụ giải quyết bất cứ vẫn đề xã hội nào
Bên cạnh đó, xã hội học pháp luật còn đề cập các giới hạn của
sự điều tiết pháp luật, về tác động ngược lại của pháp luật đối
với các quan hệ xã hội Xã hội học pháp luật nghiên cứu khía cạnh xã hội của pháp luật, điều đó có nghĩa là nghiên cứu tính xã hội của pháp luật, trong những điều kiện xã hội, ở hoàn cảnh
nhất định vai trò của pháp luật như thế nào Từ việc xem xét
bản chất của pháp luật, xã hội học pháp luật ổi sâu vào việc khảo sát mục tiêu, thực tiễn vận hành của pháp luật Các chuẩn
mực pháp luật và các nguyên tắc, định chế pháp luật phải được
đánh giá trên cơ sở chúng tham gia vào việc đạt mục tiêu của
pháp luật Pháp luật được nghiên cứu trong sự hợp tác với các
khoa học xã hội khác; để từ đó cho thấy mỗi quan hệ tác động
_ qua lại giữa sự biến đôi xã hội và sự biến đổi của pháp luật Trào lưu hiện thực trong luật học Hoa Kỳ thì cho rằng, đối 40
tượng nghiên cứu của xã hội hoc pháp luật là hành vi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là hành vi ra quyết định của thẩm
phán; nghiên cứu pháp luật chỉ trong mối liên hệ xã hội qua lại
giữa chúng theo cách tiếp cận chức năng Đối với trào lưu pháp
luật tự do ở châu Âu, xã hội học pháp luật phải bắt đầu từ việc
nghiên cứu pháp luật linh hoạt; nghĩa là không nghiên cứu
chính bản thân chuẩn mực pháp luật, mà phải nghiên cứu cái
thực tiễn cụ thể, pháp luật được xem là một công cụ chính sách
của chỉnh phủ nên đối tượng của xã hội học pháp luật là các
quan hệ quyền lực chính trị và pháp luật, hợp đồng, Sự Ủy
nhiệm và thừa kế
Quan điểm của các nhà xã hội học pháp luật Macxít cho
răng, nhiệm vụ của xã hội học pháp luật bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ pháp luật như là một hiện tượng xã hội đặc
thù, nghiên cứu chức năng xã hội của pháp luật, quá trình của
việc chuyển chuẩn mực pháp luật thành hành vi xã hội của các
giai cấp, tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội và các cá nhân;
những yếu tố xã hội của pháp luật của quá trình xây dựng pháp
luật, thực hiện pháp luật và các cơ chễ của sự tương tác đó
Chung quy lại, quan điểm Macxít tập trung nghiên cứu ba vấn đê cơ bản, gồm: Tính quy định xã hội học pháp luật; Chức năng xã hội của pháp luật; Sự tác động của pháp luật đối với các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như mối liên hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam, việc xác định đôi tượng
nghiên cứu của xã hội học pháp luật cần xuất phát từ khách thể
của khoa học này - pháp luật với tư cách là pháp luật thực định,
Trang 23nghĩa là pháp luật gắn liền với ý chí của nhà nước Pháp luật là
một hiện tượng xã hội, xuất hiện trong xã hội có giai cấp cùng
với sự xuất hiện của nhà nước Pháp luật là công cụ đề thực hiện quyên lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị Nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật và
bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội
Dưới góc độ xã hội học pháp luật, pháp luật được tiếp cận
nghiên cứu trước hết với tư cách là một hiện tượng xã hội Hiện
tượng pháp luật có quy luật và tính quy luật của quá trình phát
sinh, tôn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát triển của
hiện tượng nhà nước và sự phát triển của xã hội nói chung Nay
sinh từ những tiền đề có tính chất xã hội, pháp luật chịu sự
quyết định bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, nằm trong
mỗi liên hệ qua lại với các loại chuân mực xã hội khác Mặt khác, sự hoạt động của pháp luật lại có tác động mạnh mẽ tới các
lĩnh vực của đời sống xã hội, vì mục đích của pháp luật là điều
chỉnh các quan hệ xã hội Đề thực hiện được các chức năng xã hội và phát huy được vai trò của mình, pháp luật phải được đặt
trong những điều kiện tác động nhất định Ngoài ra, các nhà xã
hội học pháp luật cũng rất quan tâm nghiên cứu những khía
cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, ban hành pháp luật, hoạt động thực hiện và áp dụng phấp luật Tùy thuộc vào
mục đích, nhiệm vụ cụ thể, xã hội học pháp luật có thể đi sâu
nghiên cứu các vẫn đề, khía cạnh xã hội của các chuyên ngành
luật như luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính
Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật bao gôm các vân đê sau: -
42
4
- Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tôn tại, hoạt động của pháp luật trong đời sống xã hội noi chung, trong mỗi liên hệ của nó với các loại chuẩn mực xã
hội khác nhau, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán, chuẩn
mực thấm mĩ
- Nghiên cí cứu tính quyết định xã hội của pháp luật thông qua việc phân tích nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò và các chức
năng xã hội của pháp luật |
- Nghiên cứu tính đặc trưng, đặc thù của các quy luật và sự tương tác của pháp luật trong hệ thống xã hội và với các phân hệ của cơ cấu xã hội, vai trò công cụ điều tiết của pháp luật với
phân hệ đó
- Nghiên cứu bản chất, phân loại, hậu quá, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật; các biện pháp phòng, chống sai lệch chuân mực pháp luật
- Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng
pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật; các nhân tố xã hội
tác động đến công tác xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật
cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này
- Nghiên cứu ý thức pháp luật, hành vi pháp luật và lỗi sống theo pháp luật của các bộ phận dân cư, các nhóm xã hội cũng
như các cá nhân trong xã hội
Trang 24Ngoải những nội dung cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu
của xã hội học pháp luật nói trên, ở những mức độ khác nhau,
các nhà xã hội học pháp luật còn chú ý nghiên cứu một số vẫn
để như:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học pháp luật, tìm hiểu và ghi nhận những đóng góp của các nhà xã hội học pháp luật tiền bối đối với sự phát triển của xã hội học
pháp luật ngày nay |
- Nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp nghiên cứu,
khảo sát, điều tra xã hội học về các vẫn đê xã hội của pháp luật
mang tính khoa học sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao.!
Như vậy, có thể thấy, xã hội học pháp luật có một hệ vẫn đề
nghiên cứu đa dạng, phong phú; chúng sẽ được triển khai
nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn theo từng mặt, từng khía
cạnh cụ thê của đời sông pháp luật
2 Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và luật học
2.1 Mỗi quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và Lí luận
nhà nước và pháp luật
Xã hội học pháp luật và Lí luận nhà nước và pháp luật có
chung khách thể nghiên cứu là pháp luật, nhưng lại có đối tượng nghiên cứu khác nhau Đối tượng nghiên cứu của Lí luận nhà nước và pháp luật là những van dé chung, co ban nhất của nhà nước và pháp luật; những quy luật và những vấn đề có tính
! Xem thêm: Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr 57 - 58
44
quy luật gắn với quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật, những môi liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hỉnh thức tổ chức quyền lực nhà
nước, thiết lập pháp chế và xây dựng pháp luật Đối tượng
nghiên cứu của Xã hội học pháp luật là các quy luật xã hội, các
quá trình xã hội của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của
pháp luật trong xã hội, trong mỗi liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác, nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội
của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, các sự kiện, hiện tượng pháp lí
thê hiện trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội Dựa
trên các khảo sát, điều tra xã hội học về các vẫn đề, khía cạnh xã hội của sự kiện, hiện tượng pháp luật, Xã hội học pháp luật
phát hiện những kẽ hở, sự không phù hợp của hệ thống pháp
luật hiện hành Qua nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt
động xây dựng pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật nhằm
khái quát thực tiến, đề xuất những chuẩn mực pháp luật mới
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Xã hội học pháp luật
là lĩnh vực khoa học liên ngành giữa xã hội học và luật học
(tính chất liên ngành vốn đã có ở nhiều chuyên ngành xã hội
học khác), nghiên cứu khía cạnh xã hội của pháp luật bằng công cụ của xã hội học Trong khi Lí luận nhà nước và pháp
luật là lĩnh vực nghiên cứu của luật học lại quan tâm đến khía
cạnh pháp lí của nhà nước và pháp luật
Lí luận nhà nước và pháp luật và Xã hội học pháp luật có môi quan hệ tác động qua lại với nhau Lí luận nhà nước và
pháp luật cung cấp cho Xã hội học pháp luật hệ thống lí luận,
Trang 25hệ thống các khái niệm cơ bản về nhà nước, pháp luật, vi phạm
pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, áp dụng pháp
luật, thực hiện pháp luật là công cụ tiếp cận nghiên cứu các
khía cạnh xã hội của pháp luật, đồng thời là cơ sở để xây dựng
các chỉ báo nhằm nghiên cứu thực nghiệm các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sông xã hội Ngược lại, thông
qua các kết quả nghiên cứu của xã hội học pháp luật cung cấp cho Lí luận nhà nước và pháp luật những bằng chứng thực nghiệm để đánh giá một cách khách quan và toàn diện các vẫn đề của pháp luật để kiêm nghiệm những luận điểm, kết luận của
Lí luận nhà nước và pháp luật nhằm đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật
2.2 Mỗi quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và khoa học
pháp lí chuyên ngành
Sự phát triển của xã hội học pháp luật đã thâm nhập vào
nhiều lĩnh vực chuyên ngành của khoa học pháp lí và đã đạt được những thành tựu nhất định do ứng dụng các phương pháp
của xã hội học và các khái niệm của xã hội học để nghiên cứu
khía cạnh xã hội của các lĩnh vực pháp luật cụ thể như hình sự,
dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tội phạm học
Ví dụ về mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và Luật Hôn nhân và gia đình Li hôn là một chế định trong Luật Hôn nhân và gia đình Li hôn là việc chấm đứt quan hệ vợ chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Tuy
nhiên trên thực tế có nhiều cặp vợ chồng không còn tình cảm với nhau, thậm chí là không cùng sống chưng nhưng vì một lí
đo nào đó họ không muốn ra toa li hon Như vậy, vé mat phap
46
li ho la vo chéng nhưng trên thực tế không còn là vợ chồng,
không còn yêu thương chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Trong trường hợp này chỉ có thể băng các khảo
sát xã hội học pháp luật mới có thê có những căn cứ thực tiễn
dé li giải giúp cho các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình Mặt
khác, cách tiếp cận xã hội học pháp luật khi nghiên cứu về
nguyên nhân li hôn cũng có vai trò quan trọng để đánh giá đúng
bản chất của quan hệ vợ chồng đã thực sự lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo đài, mục đích của
hôn nhân không đạt được hay chưa Theo quy định của pháp luật, tòa án phải xem xét kĩ lưỡng những nguyên nhân cơ bản, gây ra hậu quả nghiêm trọng đổi với vợ, chồng để giải quyết
cho vợ chồng H hôn Nhưng khi nghiên cứu hồ sơ tòa án lại cho
thấy, khi hai vợ chồng thuận tình li hôn thông thường họ thỏa
thuận với nhau trinh bày những nguyên nhân như tính tỉnh không hợp đề che giau nguyên nhân thực sự, điều này đã làm méo mó thực trạng của vấn đề Li hôn là kết quả của một quá
trình xã hội, chịu sự tác động của nhiều yếu tô, khảo sát được
các yếu tổ đó mới đánh giá được bản chất cuộc hôn nhân như
thế nào thông qua bằng chứng thực nghiệm từ việc nghiên cứu -
y kiến của thầm phán, hội thấm nhân dân, của các đương sự vả
gia đình đương sự Như vậy, nghiên cứu về van dé li hén không chỉ giới hạn việc nghiên cứu nội dung các quy phạm pháp luật mà còn nghiên cứu các yêu tô xã hội tác động đến hiện tượng xã hội mang tính pháp lí này Cần có những nghiên cứu của xã hội học pháp luật để làm rõ bản chất của các quan
Trang 26Hay một lĩnh vực khác, hiện tượng tội phạm là khách thê
chung của xã bội học pháp luật và tội phạm học Cả hai lĩnh vực đều nghiên cứu về quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện và biện pháp
phòng, chống hiện tượng tội phạm Tuy nhiên, cách tiếp cận
của mỗi ngành lại khác nhau Tội phạm học nhấn mạnh khía
cạnh pháp lí của hiện tượng tội phạm dựa trên cơ sở dẫu hiệu pháp lí - hình sự, còn xã hội học pháp luật nghiên cứu hiện tượng tội phạm chú trọng khía cạnh xã hội của tình hình tội phạm gắn liền với việc sử dụng tri thức xã hội học Xã hội học
pháp luật nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển tội phạm
thông qua phân tích các đặc điểm của các nhóm xã hội, cộng
đồng xã hội theo cơ câu xã hội Còn tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong sự phát sinh tội phạm ở môi trường gần và trực tiếp Xã hội học pháp luật nghiên cứu các
nguyên nhân xã hội và điều kiện cúa hiện tượng tội phạm từ sự
phân tích thiết chế xã hội, chính sách xã hội còn tội phạm học
nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể Xã hội học pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa
học pháp lí chuyên ngành Nó nghiên cứu hoạt động thực té của các văn bản pháp luật được ban hành, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của sự hạn chế trong các văn bản pháp luật của từng lĩnh
vực cụ thể, dự báo sự biến đối trong các quan hệ xã hội, đề xuất
các giải pháp giúp các cơ quan nhà nước có thâm quyền hoàn
thiện các quy định pháp luật phủ hợp với thực tiễn xã hội
! Một số nội dung Mục II Chương 1 có tham khảo sách: TS Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr 41 - 54 48 \ II CÁC CHÚC NĂNG CƠ BẢN CUA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Chức năng của mỗi bộ môn khoa học được phản ánh một cách phong phú ở mỗi quan hệ và sự tác động qua lại của chính
môn khoa học ấy với hoạt động thực tiễn xã hội Người ta căn
cứ vào nhu cầu của xã hội trong sự nhận thức và tác động đến
thực tiễn xã hội để xác định chức năng của một môn khoa học
Chức năng của xã hội học pháp luật được quy định bởi nhu cầu phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Chức năng của xã hội học pháp luật bao gồm:
1 Chức năng nhận thức
Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết biểu hiện ở chỗ, xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên
cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính
quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp
luật băng tri thức xã hội học qua việc nghiên cứu hệ thống các khái niệm, lí thuyết và phương pháp của môn học Trong khi chỉ ra những quy luật khách quan của sự kiện, hiện tượng pháp luật,
xã hội học pháp luật đã tạo ra những tiền đề để nhận thức triển vọng phát triển cao hơn của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu cũng như các mặt, các lĩnh vực riêng lẻ của nó
Hoạt động điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật cung cấp
bằng chứng thực nghiệm giúp cho việc nhận thức một cách
khách quan, toàn điện, đầy đủ và chính xác về nguồn gốc, bản
chất của pháp luật; thực trạng của hệ thông pháp luật; về trình
độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của các giai cấp, các tầng
Trang 27
lớp xã hội; về tình hình vi phạm pháp luật ở từng thời điêm,
từng khu vực địa lí nhất định
Nghiên cứu xã hội học pháp luật nhằm làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, hậu quả của hành vi sai lệch giúp cho các cá
nhân, nhóm xã hội nhận thức đầy đủ hơn vị thế, vai trò của
mình, từ đó có thái độ, hành vi phù hợp với các quy định của chuẩn mực pháp luật, phát huy tính tích cực xã hội, hạn chế hành vi sai lệch
Xã hội học pháp luật còn là cơ sở phát triển tư duy khoa học,
tạo điều kiện hình thành thói quen suy xét mọi hiện tượng xã
hội và quá trình phức tạp trên cơ sở thực nghiệm khoa học Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng cho các chủ thể có thẩm quyên trong cơ quan nhà nước tác phong nắm bắt thông tin kịp thời, cụ thể, sâu sắc về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sông và xu hướng biến đổi của các quan hệ xã hội, chỉ ban hành _ pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật khi có đầy đủ thông
tin và những luận chứng khoa học về nó
2 Chức năng thực tiễn
Chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật có quan hệ
mật thiết với chức năng nhận thức Việc nghiên cứu xã hội học
pháp luật không chỉ đơn thuần là vận dụng vào nhận thức hiện
thực các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn mà
quan trọng là đưa ra các giải pháp đúng đắn, kịp thời kiểm soát
các sự kiện, hiện tượng đó Sự phong phú, đa dạng của xã hội học pháp luật cả ở mặt lí luận và thực nghiệm làm cho nó trở
50
1
thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật và
thực hiện pháp luật Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật,
đặc biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát có ý nghĩa như là
cầu nỗi các nhà khoa học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp
với các tầng lớp nhân dân, chính từ đây đã tạo ra một quy trình
khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thông pháp luật,
của các văn bản pháp luật
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật
củng cô và xây đựng những luận cứ khoa học giúp cho Đảng và
Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật đúng
đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn cụ thể, Quá trình xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc thực tiễn xã hội, các quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lí xã hội; đặc điêm dân cư, nhu cầu của các tâng lớp,
các nhóm nghề nghiệp; dân tộc, giới tính, trình độ học vẫn
thông tin từ các cuộc khảo sát xã hội học sẽ là cơ sở quan trọng dé xây dựng các quy định pháp luật phù hợp Các cuộc khảo sát
xã hội học pháp luật trên thế giới cho thấy, nhân tô chính làm
giảm hiệu quả của pháp luật không phải là do sự thiếu vắng các cơ chế thực hiện pháp luật mà do sự không tương thích của pháp luật với những đòi hỏi khách quan trong việc điều tiết các
lợi ích xã hội Sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào
công việc xây đựng pháp luật sẽ đảm bảo được sự đầy đủ và
toàn điện lợi ích, ý nguyện của nhân dân và sẽ là điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả sau
này Thực tế đã cho thấy, các đề xuất về pháp luật như nâng giá
điện, thu phí đối với xe mang biển số ngoại tỉnh vào Hà Nội,
Trang 28quy định vòng ngực, cân nặng đối với người tham gia giao thông hay đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam gặp phải sự phản đối gay gắt của dư luận do không phù hợp với lợi
ích của đông đảo người dân |
Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật về những mặt,
khía cạnh của đời sống pháp luật cung cap những thông tin
được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ quan nhà nước có thấm quyển, giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin
cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột
hay những sai lệch, từ đó tiến hành sửa đổi, bố sung các quy định pháp luật
3 Chức năng dự báo
Pháp luật được thực thi hiệu quả, mang tính ôn định lâu đài
là do nội dung pháp luật có tính dự báo, các quy định của pháp
luật không chỉ phù hợp với nhu cầu xã hội hiện tại mà còn phủ hợp với xu thế phát triển đi lên của nhân loại Lịch sử nhà nước
và pháp luật các nước trên thế giới chứng minh rang, su ra doi của những đạo luật phủ hợp lợi ích chung, phù hợp với xu thé
tiễn bộ của thời đại sẽ làm cho quốc gia sở hữu những đạo luật đó có sự tiễn bộ nhảy vọt so với các nước trên thé giới Dự bảo là một chức năng quan trọng của xã hội học nói chung, xã hội
học pháp luật nói riêng Chức năng dự báo của xã hội học pháp
luật bao gồm: |
- Trên cơ sở các kết quả khảo sát thu thập thông tin, xử lí thông tin, các nhà xã hội học pháp luật phân tính logic, tính
khách quan, nhận điện các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong
52
quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm
sáng tỏ triên vọng phát triển xa hơn nữa của các sự kiện, hiện
tượng pháp luật trong tương lai
- Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học
pháp luật thu thập thông tin định tính, định lượng đánh giá dự
báo tác động pháp luật (RIA)' giúp các chủ thê có thâm quyền nhận biết những khá năng có thể xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành Đặc biệt là đối với các dự thảo, dự án luật, các nghiên cứu của xã hội học pháp luật sẽ làm sáng to các điều kiện cụ thể mà ở đó các văn bản pháp luật đang được dự thảo hoặc sắp được ban hành Từ việc đánh giá tác động pháp luật
đối với thực tiễn xã hội, giúp cho các chủ thế có thẩm quyền
đưa ra các phương án, các giải pháp tôi ưu nhất nhằm nâng cao
chất lượng của hệ thống pháp luật, chất lượng của các văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành
- Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về ý thức pháp luật của các nhóm xã hội, về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đầu tranh phòng, chỗng hành vi sai lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra những dự báo về
-điễn biến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong tương
lai, giúp cho các chủ thể có thâm quyền đưa ra các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm
Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật và áp
dụng pháp luật Việc hiểu biết sự kiện hiện tại và xu hướng
! RỊA viết tắt của Regulatory Impact Assesment
Trang 29phát triển sự kiện đó trong tương lai là yếu tố cân thiết giúp cho các cơ quan nhà nước thông qua các quyết định một cách đúng
đắn Lựa chọn một giải pháp tối ưu gắn liền với việc nhận thức
đúng đắn những hậu quả pháp lí và xã hội của việc ban hành
quyết định đó, cũng như môi trường mà ở đó quyết định ban
hành sẽ được thực hiện trong tương lai.’
CAU HOI HUGNG DAN ON TAP, _ DINH HUGNG THẢO LUẬN
1 Phân tích khái quát về lịch sử hình thành và phát triển xã
hội học pháp luật?
2 Phân tích quan điểm của một số trường phái xã hội học
pháp luật tiêu biêu?
3 Phân tích nội dung về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật?
4 Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật? ! Vẽ Khánh Vĩnh, Xð hội học pháp luật - Những vẫn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, tr 547 54 Chương 2
PHƯƠNG PHAP DIEU TRA XA HOI HOC PHAP LUAT
I CAC BUGC TIEN HANH MOT CUOC DIEU TRA XÃ HOI HOC PHAP LUAT
Khi trong thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội xuất hiện một vẫn đề pháp luật, một sự kiện, hiện tượng pháp luật nào đó
mà nhà nước, các cơ quan chức năng hay các nhà khoa học có
nhu cầu khảo sát, nghiên cứu thực tế, phục vụ mục đích lí luận
hoặc thực tiễn, thì đó chính là lúc cần tiến hành điều tra xã hội
học pháp luật Theo quy trình chung, một cuộc điều tra xã hội
học về một vẫn đề pháp luật, thông thường, phải trải qua ba giai đoạn, bao gôm:
- Giai đoạn chuẩn bị;
- Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin;
- Giai đoạn xử lí và phân tích thông tin
Ca ba giai doan nay can phai duoc thuc hién theo mot trinh
tự thuận, nghĩa là các giai đoạn phải được thực biện lần lượt,
tuần tự, kế tiếp nhau, giai đoạn trước là cơ sở, là tiền đề để thực
hiện giai đoạn sau; có thực hiện xong khâu trước rồi mới thực
Trang 30đang thực hiện khâu trước Mục đích của cuộc điều tra là sợi
chỉ xuyên suốt các khâu và liên kết các khâu lại với nhau Khi
đánh giá chất lượng các kết quả thu được từ cuộc điều tra cần
phải xem xét sự hài hòa, phù hợp giữa các khâu, các g1al đoạn
Đồng thời, trong mỗi giai đoạn lại bao gồm các khâu, các thao
tác khác nhau cũng phải được thực hiện theo trình tự thuận Sau đây, chúng ta sé lần lượt xem xét các thao tác, công việc cụ thể
của từng g1a1 đoạn
1 Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bất kì một cuộc điều tra xã hội học nào, trong đó có điều tra xã hội
học về đề tài pháp luật Các công việc của giai đoạn này chủ yếu liên quan tới việc chuân bị cho nội đung của vân đề pháp luật
được nghiên cứu Nó ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại
của cuộc điều tra Giai đoạn này chiếm nhiều sự đầu tư về mặt trí
tuệ, sức lực vả thời gian; nó đòi hỏi người tổ chức cuộc điêu tra phải có một trình độ tư duy lí luận vững vàng về tri thức, biểu
biết pháp luật nói chung, sự am hiểu thực tiễn sâu sắc về vẫn đề
pháp luật được nghiên cứu, khảo sát; sự thành thạo về lí thuyết
và thực hành điều tra xã hội học Chính vì vậy, đối với một cuộc
điều tra xã hội học cần có sự chuẩn bị một cách công phu, chu đáo, nghiêm túc và khoa học nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc điều tra Ở giai đoạn này, nhà xã hội học pháp luật cân phải
đặt ra và trả lời được một số câu hỏi sau:
- Chúng ta cần thu thập thông tin về lĩnh vực, vấn đề
pháp luật nào? Nghiên cứu cái gì? (Xác định được đối tượng
nghiên cứu)
56
- Chúng ta thu thập thông tin đó ở đâu? Nghiên cứu al, các cá nhân hay nhóm xã hội nào? (Xác định được khách thé cua cuộc điêu tra)
- Chúng ta thu thập thông tin về lĩnh vực, vấn đề pháp luật
đỏ đê làm gì? (Xác định mục đích nghiên cứu)
- Chúng ta thu thập thông tin về lĩnh vực, vấn đề pháp luật đó băng công cụ gì? Phương tiện nào? (Xác định phương pháp thu thập thông tin cân sử dụng)
Giai đoạn chuẩn bị để tiến hành một cuộc điều tra xã hội
học về một vẫn đê pháp luật, sự kiện, hiện tượng pháp luật bao
gôm các bước cụ thê sau:
1.1 Xác định vẫn đề pháp luột cin nghiên cứu và đặt tên đê tài nghiên cứu
Xác định vẫn đề pháp luật cần nghiên cứu trong xã hội học
pháp luật đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu tìm cách trả lời
cho câu hỏi “nghiên cứu cái gì?” Đó có thể là các vấn đề pháp
luật, các sự kiện, hiện tượng pháp lí cụ thê đang điển ra trong đời sống pháp luật mà nhà nước, xã hội, các cơ quan chức năng
hay nhà khoa học đang có nhu câu nghiên cứu và giải quyết trên cả hai phương diện lí luận hoặc ứng dụng Song, nhu cầu
làm sáng tỏ vẫn đề pháp luật đó đòi hỏi phải sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học chứ không phải bằng bất kì một cách thức hay con đường nào khác
Đối với xã hội học pháp luật, van dé pháp luật cần khảo sát,
nghiên cứu thường xuât phát từ đơn đặt hàng của nhà nước, các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc từ chính nhu cầu khảo
Trang 31sát thực tiễn của các nhà khoa học Đó thường là các van dé
pháp luật có tính thời sự cấp thiết, đang thu hút sự quan tâm của nhà nước, các tầng lớp nhân dân, dư luận xã hội Chang
hạn, nhu cầu thâm định các dự án luật, nhu cầu tìm hiểu thực
trạng các quan hệ xã hội đang cần có văn bản luật điều chỉnh,
đánh giá ý thức pháp luật của một tầng lớp xã hội nào đó Việc xác định đề tài pháp luật cần nghiên cứu đòi hỏi phải
làm rõ cả đối tượng nghiên cứu và khách thé của cuộc điều tra
Ở đây cần xác định: thông tin sẽ được thu nhận từ những cá nhân,
nhóm xã hội nào? Thuộc địa dư nào? Trong giai đoạn, thời điểm nào? Tên đề tài pháp luật cân nghiên cứu phải nêu bật được cả đối tượng nghiên cứu và khách thể của cuộc điều tra Vì vậy, cần tránh nêu tên đề tài một cách chung chung, mập mờ, dẫn đến khó thu thập thông tin cũng như bảo vệ kết quả sau này
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của cuộc
điều tra
Mục đích nghiên cứu là hướng tìm kiếm cơ bản, chủ yếu các thông tin có liên quan tới đề tài pháp luật được nghiên cứu Nó chính là những thông tín, kiến thức, hiểu biết khoa học về
vân đề pháp luật, sự kiện, hiện tượng pháp luật mà chúng ta sẽ thu được qua thực tế cuộc điều tra, là kết quả cuỗi cùng mà
cuộc điều tra phải đạt được Việc xác định mục đích nghiên cứu
có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết vì các lí do sau: Thứ nhất, mục đích nghiên cứu là yêu tơ xun st tồn bộ
tiên trình thực hiện cuộc điêu tra xã hội học về vân đê pháp luật, sự kiện, hiện tượng pháp luật
58
1
Thứ hai, mục đích nghiên cứu sẽ quy định nhiệm vụ và sự lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, cách thức tiến hành
cũng như xử lí thông tin sau này
Thứ ba, cùng một đề tài pháp luật cần nghiên cứu, nhưng nếu chúng ta xác định những mục đích nghiên cứu khác nhau thì kết quả thu được sẽ khác nhau
Nhiệm vụ của cuộc điều tra chính là sự cụ thê hoá mục đích nghiên cứu, thông qua đó, nhà xã hội học pháp luật đề ra những
hướng nghiên cứu cụ thê hay tìm ra những khía cạnh khác nhau
của vẫn đề pháp luật được nghiên cứu Nói cách khác, để thực
hiện được mục đích nghiên cứu thì phải cụ thể hoá mục đích ay thành những nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau Các nhiệm vu nghiên cứu được đặt ra phải phục vụ cho việc đạt được mục
đích nghiên cứu Cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà đề ra sô lượng nhiệm vụ nhiêu hay ít Giữa mục đích nghiên cứu và
các nhiệm vụ đặt ra phải có sự phù hợp và có mối tương quan
hài hòa Không nên xác định quá nhiều nhiệm vụ vì như thế đề
tài pháp luật sẽ bị phân tán, không còn hướng xác định theo
chương trình đã vạch ra Còn nếu xác định quá ít nhiệm vụ thì
sẽ khó đánh giá mục đích của cuộc điều tra hoàn thành tới mức
nào, đạt kết quả đến đâu |
1.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết trong nghiên cứu xã hội học là sự giả định có căn cứ khoa học về cơ cấu, thực trạng của các đối tượng xã hội,
về tính chất của các yêu tế và các mối liên hệ tạo nên các đối tượng đó, về cơ chế hoạt động và phát triển của chúng
Trang 32Trong xã hội học pháp luật, giả thuyết nghiên cứu chính là những nhận định sơ bộ ban đầu về vấn đề pháp luật mà chúng ta sẽ thu được qua cuộc điều tra Nói cách khác, giả thuyết nghiên cứu là một câu hỏi về thực irạng của vẫn đề được nghiên cứu nhưng không có dấu hỏi chấm (?), có nghĩa nó là một mệnh đề có giá trị lôgíc khẳng định hoặc phủ định nhưng chưa biết có được thừa nhận hay bị bác bó, đòi hỏi phải kiểm nghiệm lại qua thực tế cuộc điều tra Thông thường, giả thuyết nghiên cứu được biểu hiện dưới dạng mệnh đề như: nếu thế này
thì thế kia, trong điều kiện thé nay thi thé kia
Ví dụ: Nếu các tầng lớp nhân đân có ý thức cao trong VIỆC
thực hiện pháp luật thì sẽ hạn chế được nhiều vụ việc vi phạm
pháp luật
Lập giả thuyết nghiên cứu là đưa ra một nhận thức sơ bộ về vẫn đề, sự kiện pháp luật được nghiên cứu; nó là sự thê hiện một cách tổng quát các kiến thức, hiểu biết của nhà nghiên cứu trên cả hai mặt lí luận và thực tiễn về chủ đề pháp luật cân nghiên cứu Khi đưa ra giả thuyết nghiên cứu về một vấn đề, sự kiện pháp luật cần lưu ý những điểm sau:
Một là, giả thuyết nghiên cứu đưa ra không được trái VỚI các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện hành
Hai là, giả thuyết nghiên cứu đưa ra phải dựa trên những luận cứ khoa học (xã hội học, luật học ) chặt chẽ và phải phù
hợp tương đối so với tình hình thực tế của vân đề pháp luật
được nghiên cứu
Ba là, giả thuyết nghiên cứu phải dễ kiểm tra trong quá trình triển khai nghiên cứu cũng như trong thực tiễn đời sống pháp luật
60
\
Trong một đề tài pháp luật cụ thể có thê đưa ra nhiều giả
thuyết, trong đó có một số giá thuyết chính liên quan đến việc
giải quyết mục đích cơ bản của đề tài, còn một số giả thuyết bô
trợ liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, các
mặt cụ thể của vân đề pháp luật đó, có tác dụng bổ sung cho giả thuyết chính
1.4 Xây dựng mô hình li luận, thao tác hoá các khái niệm và xác định các chí báo nghiên cứu
Xây dựng mô hình lí luận, thao tác hoá các khái niệm và
xác định các chỉ báo nghiên cứu là khâu rất cơ bản của một
công trình nghiên cứu xã hội học pháp luật Thông qua khâu
này, chúng ta có thể dựng lên được bộ khung lí thuyết phản ánh vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và đo lường trực tiếp các mặt,
các khía cạnh cụ thê của vấn đề pháp luật được nêu ra Có thể
hình dung mô hình lí luận giống như đề cương nghiên cứu với những khía cạnh, những mặt khác nhau có mối liên hệ lôgíc
chặt chẽ với nhau
Mô hình lí luận là hệ thống các phạm trù, khái niệm của xã
hội học pháp luật được sử dụng giúp chúng ta đánh giá, khái quát bản chất của vân đề pháp luật được nghiên cứu Mô hình lí
luận được rút ra từ thực tiễn sinh động của đời sống pháp luật; vì vậy, nó cũng phản ánh được những mối liên hệ pháp lí thực
tế, những quan hệ xã hội - pháp luật có tính chất bản chất của đối tượng và phải đảm bảo được sự tương đông với kết câu của
khách thể điều tra Một mô hình lí luận phải được thê hiện ra
bằng ngôn ngữ, bằng các khái niệm khoa học và các khái niệm
Trang 33đó phải được mọi người hiểu theo cùng một nghĩa Thao tác
hoá khái niệm sẽ đáp ứng được yêu cầu này
Thao tác hoá khái niệm trong điều tra xã hội học là những thao tác lôgíc nhằm chuyên từ những khái niệm xã hội học, luật
học có tính phức tạp, trừu tượng, khó hiểu thành những khái
niệm trung gian, cụ thể, đơn giản và dễ hiểu hơn Nhờ vậy, các khái niệm khoa học được hiểu theo một nghĩa chung, thông
nhất giữa mọi người, tránh được những nhầm lẫn không đáng
có Thao tác hoá khái niệm cũng tạo cơ sở đê chuyên từ các _
khái niệm thực nghiệm sang các chỉ báo nghiên cứu
Xác định các chỉ báo nghiên cứu là quá trình cụ thé hoá các
khái niệm thực nghiệm thành các đơn vị (tiêu chí) có thể đo
lường và quan sát được
Vi du: Trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức hành chính, chúng ta cần tìm hiểu trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật hiện tại của họ Khái niệm “#rình độ kiến thức,
hiểu biết pháp luật" là một khái niệm chung chung, trừu tượng;
vì vậy, cần thao tác hóa khái niệm này, nghĩa là chuyên nó về
từng thang đo cụ thể tương ứng với từng trình độ nhất định:
trình độ sơ cấp luật, trình độ trung cấp luật, trình độ cao đẳng
luật, trình độ đại học luật và trình độ sau đại học luật Từng
thang đo này cũng là từng chỉ báo nghiên cứu
Nhờ quá trình thao tác hoá khái niệm và xác định các chỉ
báo mả chúng ta có cơ s dé thu thập các thông tin thực tế phản
ánh các khía cạnh, các sự việc, sự kiện liên quan tới chủ đề
pháp luật; sử dụng được các phương pháp định lượng dé do
lường các sự kiện, hiện tượng pháp luật và các dấu hiệu, biểu
62
\
hiện ra bên ngoài của một nhóm xã hội nào đó; tử đó, có thể
hiểu được nội dung và bản chất ân dâu bên trong của đối tượng 1.5 Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Trong xã hội học pháp luật, dé thu thập các thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật, chúng ta có thế sử đụng các phương pháp thu thập thông tin sau đây: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp ankét và phương pháp thực nghiệm Cần chú ý,
không có một phương pháp nào là có tinh tong hop va toàn điện
Mỗi phương pháp thu thập thông tin nói trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó Vì vậy, khi sử dụng chúng cần phải cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp với nội
dung vấn đề pháp luật cần nghiên cứu, với chương trình khảo
sát thực tễ và mục đích của cuộc điều tra
Thông thường, trong một cuộc điều tra xã hội học, tuy
thuộc vào đề tài pháp luật cụ thể được nghiên cứu mà giải pháp
tối ưu thường được lựa chọn là sử dụng phối hợp một nhóm các
phương pháp có ý nghĩa bố sung cho nhau Trong mỗi nhóm lại
chọn một hoặc hai phương pháp làm phương pháp chính, g1ữ vai trò chủ đạo, còn các phương pháp khác giữ vai trò bồ trợ
Việc lựa chọn một hay một nhóm các phương pháp nào
được coi là tối ưu để thu thập thông tin phụ thuộc vào hai yếu
tố sau: mới là, mục đích, yêu cầu của cuộc nghiên cứu; hai lá,
khả năng về tài chính, các trang thiết bị kĩ thuật và các thông tin sẵn có
Dù sử dụng phương pháp nảo thì trong mỗi cuộc điều tra,
Trang 34nhà xã hội học pháp luật cần phải sớm định hình sự lựa chọn các phương pháp tương ứng với việc hình thành bảng câu hỏi cũng như dự kiến việc sử dụng lực lượng nào sẽ tham gia vào
việc thu thập thông tu
1.6 Soạn thảo bảng câu hỏi
Như đã nói ở trên, trong điều tra xã hội học về các vẫn đề
pháp luật có thể sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau, trong đó có hai phương pháp được dùng rộng rãi, phô biến là phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét Cả hai phương pháp này đều cần sử dụng bảng câu hỏi làm phương
tiện để thu thập thông tin Vì vậy, xây dựng bang câu hỏi là một
bước rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng và độ
tin cậy của các thông tin thu được sau này
1.6.1 Định nghĩa bảng hỏi
Bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi - chỉ báo được thiết lập nhằm khai thác và thu thập thông tin về các khía cạnh, biểu hiện của vấn đê pháp luật cân nghiên cứu trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của cuộc điễu tra Một bảng hỏi được thiết lập tốt sẽ cho phép thu thập được một lượng thông tin đầy đủ,
_ tin cậy và khả quan, phản ánh đa dạng các mặt, các khía cạnh
khác nhau của vẫn đề pháp luật được khảo sát Ngược lại, bảng hói lập ra không đáp ứng được các yêu cầu sẽ làm giảm khả
năng thu nhận thông tin, thông tin thu được thậm chí bị xuyên tạc, phản ánh sai thực tế đời sống pháp luật
Xây đựng bảng câu hỏi là khâu chiếm rất nhiều thời gian và
công sức của nhà xã hội học pháp luật Đây là công VIỆC VỪa
64
\
chịu sự tác động của vấn đề pháp luật cần nghiên cứu, lại vừa chịu sự tác động của những người trả lời bảng hỏi Vì vậy, khi lập bảng câu hỏi cân lưu ý tới hai điểm sau:
- Vẫn đề pháp luật được nghiên cứu có phức tạp lắm không?
- Những người sẽ trả lời bảng câu hỏi là ai?
Nên cân nhắc kĩ hai điểm trên để lựa chọn dạng câu hỏi
được dùng cũng như số lượng các câu hỏi có thể nêu trong
bảng hỏi |
1.6.2 Các loại câu hỏi thông dụng
Thứ nhất, căn cứ vào hình thức của câu hỏi thì có các loại
câu hỏi sau:
4) Câu hói đóng: là loại câu hỏi đã liệt kê sẵn các phương
án trả lời, thông thường có hai dạng: câu hỏi đóng đơn giản và câu bỏi đóng phức tạp
Câu hỏi đóng đơn gián là loại câu hỏi chỉ gồm hai phương: án trả lời khăng định hoặc phủ định (có hoặc không)
Vi du: Anh (Chi) c6 thich đọc Báo Pháp luật Việt Nam không? 1 Co 0
2 Không oO
Việc sử dụng loại câu hỏi này không chắc chan về mặt phương pháp, gây ra một sự chuyền dịch hiển nhiên về mặt tâm lí các câu trả lời theo hướng tích cực Chẳng hạn, nếu câu hỏi
trên được đưa ra đề hỏi những người đang học đại học hoặc sau
Trang 35“có”; dù rằng trong số đó có nhiều người chưa từng đọc Báo Pháp luật Việt Nam
Câu hỏi đóng phức tạp là loại câu hỏi có nhiều phương án
trả lời hơn, cho phép người trả lời lựa chọn một trong các
phương án trả lời chi tiết hơn (các phương án phải loại trừ nhau) Loại câu hỏi này thường dùng để đo lường các mức độ đánh giá (tốt - xấu, cao - thấp ); /4i đó (tích cực - tiêu cực, đồng
tinh - phản đối, ủng hộ - phê phan ); niém tin (tin tudng -
không tin tưởng); đình cảm (yêu - ghét); vai rò (cần thiết -
không cần thiết, quan trọng - không quan trọng) trước các van
đề, sự kiện hay hiện tượng pháp luật nào đó
Ví dụ: Ông (Bà) có đồng tình với việc xử phạt thật nghiêm khắc những người vi phạm Luật Giao thông đường bộ không?
_1 Rất đồng tình LÌ
2 Đồng tình L1
3 Thế nào-cũng được II 4 Không đồng tình L] 5 Rất không đông tinh H
b) Câu hỏi mớ: là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, người được hỏi phải tự mình đưa ra cách trả lời boặc nêu lên quan điểm, ý kiến riêng của mình về vẫn đề, sự kiện pháp luật
mà nhà nghiên cứu đặt ra Về kĩ thuật trình bày loại câu hỏi này,
sau khi nêu câu hỏi, nhất thiết phải đành một số dòng trống đề người trả lời ghi ý kiến của họ
66
'
Vi du: Anh (Chị) có đề xuất gì để Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình thực sự đi vào cuộc sống?
er Ce ee ee 2
Câu hỏi mở thường có khả năng bao quát rất rộng, cho phép
ghi nhận được khá đây đủ quan điểm, ý kiến hoặc tâm tư, suy
nghĩ của người được hỏi; vì vậy, nó rất thích hợp với các cuộc
phỏng vân sâu dành cho các chuyên gia pháp luật Song, cũng
chính do khả năng bao quát rộng nên nó để dẫn đến việc trả lời
lan man, lệch với nội dung mà câu hỏi đặt ra, khó phân chia cách trả lời theo các phương án đã định và khó xử lí thông tin ở
giai đoạn sau Vì vậy, trong phiêu ankét nên hạn chế sử dụng
loại câu hỏi này
©) Câu hỏi kết hợp: là loại câu hỏi có liệt kê sẵn một số
phương án trả lời mang tính định hướng của nhà nghiên cứu Ngoài ra, do khả năng chưa bao quát được hết các phương án
trả lời, nên ở phân cuối vẫn dành một phương án để ngỏ, được trình bày đưới dạng “ý kiến khác”
Ví dụ: Những tri thức, hiểu biết về pháp luật mà Anh (Chị)
hiện có được xuất phát từ nguồn nào?
[ Đã được đào tạo chuyên ngành luật LÌ
2 Tham dự các chương trình tập huấn, bồi đưỡng h vê pháp luật
3 Từ các phương tiện thông tin đại chủng L]
4 Tự nghiên cứu, tìm hiệu L]
5 Nguồn khác (xin vưi lòng ghi rổ): HH se L]
Trang 36Thư hai, theo tính chất, nội dung của câu hỏi, các nhà xã hội học còn chia các câu hỏi thành các loại: câu hỏi sự kiện, câu hỏi
chức năng và câu hỏi nội dung
Câu hỏi sự kiện là những câu hỏi về than thé, sự nghiệp, lứa tuổi, giới tính, thành phần gia đình, vị thê xã hội của người
tham gia trả lời bảng hỏi
Câu hỏi chức năng là loại câu hỏi được đặt ra nhằm kiểm
tra sự am hiểu của người được hỏi đối với vẫn đề, sự kiện pháp
luật đang được nghiên cứu, kiểm tra tính trung thực của câu trả
lời, tạo ra sự hứng thủ, giảm bớt sự căng thang, mét mdi cho
người trả lời
Câu hỏi nội dung là loại câu hỏi nhằm vào những khía cạnh
cơ bản của vẫn đề, sự kiện pháp luật mà nhà nghiên cứu cần
năm được |
1.6.3 Các yêu cấu đối với câu hỏi
Câu hỏi là phương tiện để thu thập thông tin về các vấn đề,
sự kiện pháp luật cần nghiên cứu, cho nên, khi đặt cầu hỏi cần
phải chú ý tới các yêu cầu sau: |
Một là, câu hỏi đặt ra phải thật rõ ràng, cụ thé, tránh để
người trá lời hiểu chung chung, trả lời theo ý nào cũng được
Hai là, hạn chế dùng các thuật ngữ, khái niệm có tính mơ hồ, mập mờ, khó xác định, như “thường xuyên”, “thỉnh thoảng”,
“đôi khi”, nên tăng những câu hỏi có thế đo lường được một
cách cụ thê |
Ba là, trong câu hỏi không nên sử dụng những từ viết tắt,
68
\
các khái niệm không phổ thông, ít người biết hoặc các khái niệm pháp lí mang tính chuyên ngành hẹp, chuyên sâu
Bốn là, không nên đưa ra những câu hỏi có tính chất hàm ý,
biểu thị cách trả lời thế này là đúng, trả lời thế kia là sai
Năm ỉa, cầu hỏi phải có trật tự lôgíc, phù hợp với trình độ học vấn, đặc điểm của các cá nhân, các nhóm xã hội cụ thể
Sáu là, trong các câu hỏi về tâm tư, tình cảm, quan điểm không nên hỏi trực diện mà nên hỏi gián tiếp, làm cho người trả lời thoải mái khi cung cấp thông tin Với các câu hỏi liên quan
đến các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp luật có tính tiêu cực, như tham những, quan liêu, tha hóa về đạo đức, tệ nạn xã hội ,
nhà nghiên cứu cần phải cân nhắc, lựa chọn và đùng từ thích hợp đề giảm nhẹ tính chất và mức độ của vấn đề thì mới có khả năng thu được thông tin chính xác
Một bảng câu hỏi vừa phải, thông dụng ở nước ta có từ 18 đến 25 câu hỏi (ước tính phải trả lời trong khoảng thời gian từ 20 đến 50 phút) Một bảng câu hỏi thích hợp sẽ là một bảng câu hỏi cho phép thu thập được những thông tin về các khía
cạnh của vẫn đê pháp luật được nghiên cứu có chất lượng và độ
tin cậy cao, đáp ứng được mục đích của cuộc điều tra 1.6.4 Kết cấu của một bảng câu hỏi
Có được câu hỏi chất lượng, thú vị chưa phải đã xong, vẫn
đề quan trọng hơn là nhà nghiên cứu cân bố trí, sắp xếp chúng
theo một trình tự, kết cầu nhất định để có thé đạt chất lượng và
hiệu quả cao nhất của công tác thu thập thông tin Kết cầu của bảng hỏi nên để theo trình tự sâu dân của vấn đề, chủ đề pháp
Trang 37luật, không để tản mát, đang hỏi van dé này lại chuyển sang vấn đề khác làm người trả lời mất tập trung suy nghĩ
Một bảng câu hỏi thông thường có kết cấu gồm ba phan: phân mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc
Phần mở đâu: là phần nêu tên đề tài, chủ đề pháp luật cần nghiên cứu, giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, tên
cơ quan tiên hành nghiên cứu Việc này làm tốt sẽ có hiệu quả
cao, không để người trả lời hiểu nhầm đây là cuộc điều tra có
tính chất đánh giá cá nhân họ, đặc biệt khi người trả lời là các
chuyên gia pháp luật, cán bộ, công chức các cơ quan công quyên Trong phần mở đầu phải khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra và hướng dẫn cách trả lời bảng hỏi
Phân nội dung: dành để trình bày các câu hỏi có liên quan
đến nội dung, thông tin về các khía cạnh xã hội - pháp lí của
vấn đề pháp luật được nghiên cứu Những câu hỏi làm quen, câu hỏi sự kiện nên đưa lên đầu sau đó mới đến các câu hỏi về
tâm tư, tình cảm Thông tin thu duoc về các vấn đề, sự kiện,
hiện tượng pháp luật được nghiên cứu có đa dạng, phong phú, có chất lượng cao hay không phụ thuộc chủ yếu vào phân này
Phân kết thúc: dành để trình bày các câu hỏi về các đặc
trưng nhân khẩu - xã hội của người trả lời như giới tính, lứa
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa bàn cư trú Nếu đề các
câu hỏi loại này vào các phần khác sẽ dễ gây ra sự hiểu nhằm hoặc nghi ngờ đối với mục đích nghiên cứu, dẫn đến người trả
lời không nói thật quan điểm, ý kiến, thái độ của họ về các vẫn
đề, sự kiện pháp luật được nghiên cứu, thậm chí cung cấp thông
70
tin sai lệch Cần khắng định rằng, các thông tin về nhân khẩu -
xã hội chỉ phục vụ cho công tác thông kê khoa học
1.7 Chọn mẫu điều tra
Trong điều tra xã hội học, cách tốt nhất là điều tra tong thé
vì nó cho kết quả có độ chính xác cao, thông tin đa dạng, phong phú Tuy nhiên, cách này rất tốn kém về kinh phí, mất nhiều thời gian, hạn chế đi sâu vào vấn đề nghiên cứu và trên thực tê
cách này hầu như không thê thực hiện được Vì vậy, thay cho
điều tra tổng thé, các cuộc điều tra xã hội học đều phải dựa vào
điều tra mẫu Muốn thực hiện điều tra mẫu thì trước hết phái
chọn mẫu điều tra
Mẫu trong điều tra xã hội học nói chung, khảo sát về một chủ đề pháp luật nói riêng là một bộ phận có thê đại diện được
cho toàn bộ khách thể nghiên cứu Chọn mẫu chính là quá trình
sử dụng các phương pháp khác nhau nhăm tìm ra được một tập
hợp các đơn vị (cá nhân, nhóm xã hội) mà những đặc trưng va
cơ cầu được nghiên cứu của chúng có thể đại điện cho một tập hợp xã hội lớn hơn
Vi du: Dé nghiên cứu, làm sáng tỏ phần nào cơ cấu, thực
trạng của tội phạm ấn dấu, các nhà nghiên cứu thường vận dụng phương pháp phỏng vẫn và phương pháp ankét thông qua
việc xây dựng hai loại mẫu phiếu: phiếu điều tra nạn nhân và
phiếu nghiên cứu tự thuật |
D6i voi phiéu diéu tra nan nhdn, mau diéu tra thudng là
những nhóm xã hội mà nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều khả
năng họ đã từng là nạn nhân của tội phạm Chăng hạn, những
Trang 38người tài xế xe tải, xe taxi, xe gắn máy chở khách, trẻ em
đường phố có thê là nạn nhân của tội cưỡng đoạt tài sản; những
người kinh doanh, buôn bán nhỏ có thể là nạn nhân của nạn bảo
kê; phụ nữ có thể là nạn nhân của tội cướp giật
Đối với phiểu nghiên cứu tự thuật, mẫu điều tra mà nhà
nghiên cứu hướng tới phỏng vấn và phát phiếu ankét cũng rất đa
đạng Chẳng hạn, các cán bộ, viên chức nhà nước có thê đính líu
vào tội tham ô, nhận hối lộ; chủ các đoanh nghiệp có thể phạm tội đưa hối lộ, trốn thuế, xâm hại môi trường: thanh thiếu niên có thể phạm tội gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép Các _
loại tội phạm kế trên đều có tính ân đâu tương đối cao
Điêu tra mẫu là quá trình thu thập thông tin trên bộ phận mẫu đã lựa chọn sau đó suy rộng kết quả cho tông thể (mà nó là
một bộ phận ở trong đó) với một độ chính xác nào đó
Có nhiều cách để chọn mẫu Trong trường hợp tập hợp tổng
quát không lớn, người ta thường sử đụng cách chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên cơ học:
—= Với cách lấy ngẫu nhiên đơn giản, chúng ta cần có một đanh sách kê khai tất cả các thành viên của tổng thể Sau đó,
trên cơ sở danh sách này, người ta rút một cách ngẫu nhiên các
thành viên sao cho đủ số người cần thiết để tham gia trả lời
bảng câu hỏi Với cách nảy, mọi thành viên đều có cơ hội như
nhau đề rơi vào mẫu
Xem thêm: Ngọ Văn Nhân, “Vận dụng phương pháp xã hội học vào việc
nghiên cứu tội phạm ấn dấu”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 6(163/2009,
tr 46 - 40
72
'
- Với cách lấy ngấu nhiên cơ học, thay cho việc rút ngẫu
nhiên, có thể chọn mẫu bằng cách lựa chọn một thành viên bắt
kì nào đó trong danh sách đã đánh số thứ tự; sau đó, cứ cách
một khoảng K ta lại lẫy một người (độ lớn của K tuỳ thuộc vào
việc chọn mẫu nhiều hay /?) theo công thức K = N/n; trong đó,
N là số người (đơn vị) của tổng thể; n là số người (đơn vị) của
mẫu; K là khoảng cách giữa hai người được chọn theo danh
sách liệt kê của tông thẻ
Ở đây cần chú ý đến cơ sở của mẫu, nếu không sẽ dẫn đến
sai số rất lớn Chẳng hạn, chúng ta cần thu thập ý kiến của các
cán bộ, công chức Sở Tư pháp các tỉnh về hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật Khi đó, cơ sở của mẫu là bảng kê danh sách các cán bộ, công chức của Sở, đứng đầu danh sách
này thường là Giám đốc và các Phó Giám đốc Nếu số lượng các Sở Tư pháp tham gia vào cuộc điều tra bằng số người cần
lấy vào mẫu, tức mỗi Sở có K cán bộ, công chức, thì mẫu được
chọn sẽ gồm toàn là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Vì vậy, khi
dùng mẫu này phải chú ý xem số lượng Sở Tư pháp tham gia vào cuộc điều tra có bằng khoảng K không, nếu bằng thì phải giảm K xuống từ I đến 2 đơn vị để có mẫu đại diện
Đối với các tổng thể là những tập hợp lớn (một tỉnh, một
ngành, một tầng lớp xã hội ) thì người ta sử dụng cách lấy
mẫu nhiều giai đoạn, tức qua hai hoặc nhiều bước Trước tiên
chia tập hợp tổng quát thành các nhóm lớn theo một dấu hiệu nhất định, lập danh sách liệt kê các nhóm, chọn trong danh sách ra một số nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu nhiên cơ học trong các nhóm đã
được lựa chọn
Trang 39Khi chọn mẫu phải chủ ý đến tinh dai điện của mẫu, tức là
sự phù hợp giữa kết cầu của mẫu với kết cấu của tổng thể Để
đảm bảo cho mẫu có tính đại diện cao, ngoài việc tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình chọn mẫu còn phải chú ý đến dung
lượng của mẫu Đung lượng mẫu là sô người cần thiết tham gia
vào cuộc điều tra dé chúng †a có thê thu thập thông tin Độ lớn của dung lượng mẫu tuỳ thuộc vào số lượng dẫu hiệu có trong
tập hợp tông quát và mức độ chính xác cần thiết của các kết quả
trong mẫu Nếu trong tập hợp tổng quát có nhiều dau hiệu thì dung lượng của mẫu sẽ tăng lên, ngược lại, dung lượng mẫu sẽ
nhỏ nếu như tập hợp tổng quát thuần nhất về mặt dẫu hiệu
1.8 Lập phương án dự kiến xử lí thông tin
Phương án dự kiến xử lí thông tin là dự án các cơng thức tốn học, chương trình xử lí thông tin bằng máy vi tính được áp dụng vào xử lí thông tia nói chung và các câu hỏi nói riêng
Thông thường, tổ vi tính phải xây dựng các lập trình toán học
trên cơ sở có sự trao đổi thống nhất với người lập giả thuyết
nghiên cứu và tô chức cuộc nghiên cứu Trong khâu này cũng
đồng thời đòi hỏi phải chỉnh lí các câu hỏi sao cho phù hợp với
khả năng của máy tính và khả năng lập trình của các chuyên gia ở lĩnh vực này
1.9 Điều tra thử, hoàn chỉnh lại toàn bộ bảng câu hỏi
cũng như các chỉ báo nghiên cứu
Toàn bộ các khâu, các thao tác của giai đoạn chuẩn bị được trình bày trên đây chủ yếu đo một cá nhân hoặc một nhóm các
nhà nghiên cứu vạch ra, do đó, nó ít nhiều mang tính chủ quan của người soạn thảo, nhất là trong việc xây dựng bảng câu hỏi
74
Để phát hiện và khắc phục tính chủ quan đó thì cần phải tiến
hành điêu tra thử trước khi tiễn hành điều tra chính thức
Điều tra thử nhằm mục đích kiểm tra, đánh g1ả sự hoạt động,
khả năng thu nhận thông tin của các câu hỏi cũng như toàn bộ
bảng câu hỏi xem chúng đạt kết quả đến đâu, có gì khiếm khuyết cần khắc phục hay bồ sung Cũng thông qua điều tra thử, nhà nghiên cứu có căn cứ thực tế để điều chỉnh văn phong của bảng hỏi, cuối cùng là tạo ra được một bảng hỏi tối ưu, phù hợp
với các yêu cầu nội dung thông tin về vấn đề pháp luật được
nghiên cứu, các kết quả mong đợi và phù hợp với đặc điểm của các cá nhân, nhóm xã hội trả lời bảng hỏi Trong quá trình điều tra thử phải đảm bảo hai yêu cầu:
- Điều tra thử phải được tiến hành trên chính bộ phận mẫu
đã được lựa chọn 7
- Giữa điêu tra thử và điêu tra chính thức chỉ nên cách nhau một khoảng thời gian ngắn nhằm tránh mọi biến động có thể xây ra ở khách thê của cuộc điều tra
2 Giai đoạn tiễn hành thu thập thông tin
Nếu như ở giai đoạn trước chủng ta chuẩn bị những công việc khoa học cần thiết cho cuộc điều tra thì ở giai đoạn này, các công việc liên quan chủ yêu đến công tác tổ chức cuộc điều
tra Yêu tô tổ chức nếu được tiến hành chặt chế, nghiêm túc
cộng với sự thông minh, linh hoạt trong ứng xử và điều hành công việc của điều tra viên sẽ tạo ra những nhân tố quyết định cho sự thắng lợi của cuộc điều tra Giai đoạn này được tiễn hành theo các bước sau đây:
Trang 402.1 Lựa chọn thời điễm tiễn hành điều tra
— Mục đích của cuộc điều tra xã hội học pháp luật là phải thu thập được tối đa số lượng thông tin cần thiết về các mặt,
các khía cạnh xã hội của vẫn đề pháp luật với độ chính xác, khách quan và khoa học cao Vì vậy, một vẫn đề hết sức quan
trọng là phải lựa chọn thời điểm điều tra thuận lợi và thích
hợp nhất Phải chọn những thời điểm mà lúc đó nơi tiễn hành
điều tra có khả năng tạo ra một không gian tâm lí - xã hội
thuận lợi nhất, cho phép đoàn điều tra có thể dễ dàng tiếp cận
với các cá nhân, các nhóm xã hội tham gia cung cấp thông tin,
trả lời bảng hỏi và phát huy được cao nhất khả năng thực thi
nhiệm vụ của mình
Nhìn chung, các cuộc điều tra xã hội học về các sự kiện,
vấn đề pháp luật không nên diễn ra vào những thời điểm có các
sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, các sinh hoạt có tính cộng
đồng ở địa phương, các ngày lễ, hội, ngày Tết cỗ truyền, trước hoặc sau đợt thiên tai Tuyệt đối không tiễn hành điều tra
trong sự nôn nóng, khiên cưỡng hoặc trong bầu không khí thờ ơ,
lãnh đạm Thời điểm tiến hành điều tra là yếu tố có tính nhạy
cảm nhưng lại hết sức quan trọng; biết cách lựa chọn đúng thời điểm sẽ góp phần mang lại sự thành công cho công tác thu thập thông tin tại địa bản
2.2 Chuẩn bị kinh phí cho cuộc điều tra
Điều tra xã hội học nói chung, điều tra xã hội học về các
vấn đề pháp luật nói riêng thường tốn kém về kinh phí, nhưng kinh phí lại có ảnh hưởng rất quan trọng và là điều kiện không
T6
thể thiếu được trong đa số các trường hợp Kinh phí nhiều hay
Ít luôn có vai trò kích thích sự hứng thú, hăng hái hay ngược lại,
gây ra không khí chán nản, kém phần khởi đối với các điều tra viên Kinh phí chậm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ thu
thập thông tin tại địa phương Kinh phí nhiều quá có thể gây
lang phi, tốn kém cho ngân sách nhà nước hoặc tô chức tài trợ Vì vậy, người tô chức cuộc điều tra phải quan tâm đúng mức và
quyết định một cách kịp thời, thỏa đáng những kinh phi can
thiết cho cuộc điều tra Thông thường, kinh phí cân cho cuộc điều tra bao gồm:
- Tiền chỉ xây dựng chương trình, đề cương nghiên cứu, bảng câu hỏi;
- Tiền chi cho công tác đánh máy, in ấn văn bản, giấy tờ,
phiêu điêu tra;
- Tiền chi mua văn phòng phẩm, các công cụ, phương tiện
cần thiết hỗ trợ cho cuộc điều tra;
- Tiên chi cho sinh hoạt phí, công tác phí trong những ngày
thu thập thông tin tại địa bàn;
- Tiên chỉ trả thù lao cho các cộng tác viên, điều tra viên,
báo cáo viên;
- Tiên chỉ tổ chức hội thảo khoa học, nghiệm thu đề tài 2.3 Công tác tiền trạm
Tạo được một bâu không khí thân thiện, cởi mở, tin cậy với
Các SỞ, ban, ngành, địa phương - nơi tiễn hành công tác thu thập
thông tin về các vấn đề pháp luật cần khảo sát - là một trong
những điều kiện quan trọng để cuộc điều tra diễn ra thuận lợi