1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm tâm lý học lao động đề bài kích thích tâm lý người lao động trong thời gian dịch bệnh covid 19 của các công ty ở việt nam

33 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kích thích tâm lý người lao động trong thời gian dịch bệnh Covid - 19 của các Công ty ở Việt Nam
Tác giả Định Tú Anh, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Việt Hoàng, Hoang Thu Hién, Nguyén Minh Thu
Người hướng dẫn TS. Pham Thi Thanh Nhan
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tâm lý học lao động
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Khi nhu cầu, mong muốn của người lao động được đáp ứng giúp nhân viên thoải mái hơn, hài lòng với công việc hiện tại và san sàng công hiến hết sức mình cho tổ chức, doanh nghiệp từ đó mụ

Trang 1

của các Công ty ở Việt Nam Nhóm 7:

1 Định Tú Anh (Nhóm trưởng) — 11204268

2 Trần Thị Phương Anh

3 Nguyễn Việt Hoàng - 11205360

4 Hoang Thu Hién - 11205243

5 Nguyén Minh Thu - 11203839

FG

GVHD: TS Pham Thi Thanh Nhan

Hl "

Trang 2

MUC LUC

MO DAU

I Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

II Kích thích tâm lý người lao động trong bối cảnh dịch Covid 19

1 Khải niệm

2 Vai trò Kích thích tâm lý người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid

3 Nghiên cứu những khía cạnh trong công việc của người lao động

3.1 Nhu cầu của người lao động

3.2 Mỗi quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích

3.3 Khai thác được năng lực, sở trường của người lao động

3.3.1 Khái niệm

3.3.2 Các mức độ của năng lực và sở trường:

Các mức độ của năng lực:

3.3.3 Nguyên tắc sử dụng năng lực, sở trường

4 Các nguyên tắc kích thích tâm lý người lao động

4.1 Kích thích tâm lý người lao động bằng nguyên tắc tải chính

Trang 3

4.2.4 Kích thích tâm lý cuộc sống

III Van dung

1 VietinBank

1.1 Giới thiệu khái quát về VietinBank

1.2 Thực trạng kích thích tâm lý người lao động ở Vietinbank

2.1 Giới thiệu khái quát về Masan Consumer

2.2 Thực trạng kích thích tâm ký người lao động tại Masan Consumer

Trang 4

b) Điều kiện làm việc

e) Nghỉ phép, lễ, Tết

d) Chính sách xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

Công ty áp dụng các chính sách tốt nhất đề luôn thu hút và giữ được các

Trang 5

MO DAU

Con người là yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp Họ là người tham gia vào quá trình sản xuất, trực tiếp tạo ra sản phẩm Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các nhà quản lý phải biết khai thác sử dụng nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, đất nước chung tay nhau chống dich nhưng cũng đảm bảo cần thích ứng an toàn linh hoạt Đây vừa cơ hội đồng thời cũng

là thách thức cực kỳ lớn đối với tổ chức, doanh nghiệp khi cần có những phương án, chiến lược phù hợp nhất đề vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đem lại lợi nhuận cao - điều cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến Dù bất

kỳ trong hoàn cảnh nào, máy móc thiết bị có tiên tiễn, hiện đại thế nảo thì con người vấn là trung tâm, phát minh và điều khiến các thiết bị đó

Đứng trước một môi trường luôn biến động và nhiều vấn đề đặt ra như vậy thi một câu hỏi là công tác quản trị nhân lực đóng vai trò như thế nào? Quản trị nhân lực thực sự rất quan trọng trong đó việc tạo động lực cho người lao động là một vấn đề mà bắt kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú ý Vấn đề tạo động lực cho người lao động cần được quan tâm và đầu tư một cách bài bản, lâu dài, đúng mức và đúng lúc Nhà quản trị phải nghĩ cách để đuy trì, khuyến khích, động viên nhân viên của mình, kích thích lòng nhiệt huyết với công việc trong họ Bởi lẽ thời buổi hiện đại hơn nên nhu cầu của người lao động cũng tăng lên không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt tinh thần Khi nhu cầu, mong muốn của người lao động được đáp ứng giúp nhân viên thoải mái hơn, hài lòng với công việc hiện tại và san sàng công hiến hết sức mình cho tổ chức, doanh nghiệp từ đó mục tiêu của doanh nghiệp cũng đạt được một cách dễ dàng hơn

Đề hiểu rõ hơn về vai trò của việc tạo động lực cho người lao động hay nói cách khác là kích thích tâm lý người lao động, hãy cùng nhóm 7 đã tìm hiểu phương pháp tạo động lực cho người lao động và từ đó đưa ra những nhận xét khách quan, chỉ

ra mặt hạn chế của doanh nghiệp và những biện pháp hoàn thiện hơn về việc kích thích tâm lý cho người lao động

Trang 6

I Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tô tạo động lực lao động tại các công

ty ẩn và xuyên quốc gia tại Việt Nam (16/10/2021)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Hường

Người hướng dẫn: GS.TS Đỗ Đức Bình

Cơ sở đào tạo: Irường Đại học Kinh tế Quốc dân

® Những dóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Nghiên cứu đã hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về động lực và tạo động lực lao động: phân tích các học thuyết tạo động lực theo thuyết nội dung, thuyết quá trình với từng nhóm tác giả tiêu biểu để thấy được ưu và nhược điểm của từng loại học thuyết

Nghiên cứu đã có sự kế thừa và phát triển các lý thuyết về tạo động lực lao động và bộ biến đo lường các khái niệm nghiên cứu

® Những đê xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án (1) Xây dựng và cải thiện chính sách đãi ngộ tài chính: công khai, minh bạch, công bằng trong quy trình, chính sách trả lương, thưởng đề nhân viên nắm rõ (2) Xây dựng và hoàn thiện chính sách đảo tạo - thăng tiến, xây dựng môi trường làm việc năng động, cạnh tranh công bằng, tạo nhiều cơ hội đề nhân viên được thê hiện bản thân và thỏa mãn nhu cầu thăng tiên

Trang 7

(3) Xây dựng hệ thống văn hóa doanh nghiệp nhất quán, quan tâm tới trải nghiệm nhân viên (EX), khuyến khích người lao động tham gia vào các hoạt động tỉnh nguyện, hoạt động xã hội Xây dựng một bộ quy tắc ứng xử, thê hiện tính đồng nhất trong quan hệ, cư xử giữa các nhân viên

Đề tài luận án: Cúc nhân tô tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung bộ (01/03/2022) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)

Nghiên cứu sinh: Trần Quang Bách

Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Kim Thanh,

Cơ sở đào tạo: Irường Đại học Kinh tế Quốc dân

® Những dóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã kết hợp các lý thuyết về đặc điểm công việc của Hackman và Oldham và lý thuyết về thang đo EI của Mayer và Salovey (1997) trong nghiên cứu về động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung, xây dựng và kiếm định mô hình nghiên cứu với bối cảnh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ và cho thấy các nhân tố đặc điểm công việc, năng lực cảm xúc bao gồm: nhận biết cảm xúc,

sử dụng cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, kiểm soát các xúc có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung tại các các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ

® Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận ún

(1) Nhà quản lý cấp trung cần rèn luyện khả năng truyền đạt cảm xúc và nhụ cầu cá nhân với người khác, tự nhận thức được sự thay đôi trong cảm xúc cả nhân có tác động đến các quyết định trong quản lý

(2) Cần nâng cao khả năng tạo ảnh hướng, tạo xúc tác đề thay đôi, kiếm soát hành vi nhân viên của các nhà quản lý cấp trung

(3) Nhà quản lý cấp trung cần năm bắt tâm lý, nhu cầu, kỳ vọng của nhân viên dưới quyên và nhà lãnh đạo; xây dựng, duy trì các mỗi quan hệ dựa trên việc tăng chia

sẻ tri thức, công việc với các nhân viên và nhà quản lý khác

Trang 8

(4) Nha quan ly cap trung cân được đào tạo đề nâng cao sự hiệu biệt các van đê xảy ra trong công việc, phát triên kỹ năng tự kiếm soát cảm xúc, làm chủ bản thân, có khả năng làm việc dưới áp lực cao

(5) Khuyến khích nhà quản lý cấp trung tích cực tham gia các hoạt động quản

lý nhóm trong và ngoài công việc nhằm kích thích hiệu quả công việc và sự gắn bó với nhau giữa nhà quản lý và nhân viên

Đề tài: Sự gắn bó và hạnh phúc của nhân viên trong thời đại COVID-19 (17/5/2021)

Tác gia: Gido su Maria-Carmen va Giao su José-Luis (Khoa Quan tri Kinh doanh (ADO), Kinh té Ung dung II va Co sé Phan tich Kinh té, Pai hoc Rey Juan Carlos) - Biên tập viên Học thuật Paul B Choi Wou

® Tổng quan đề tài

Đề tài đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về cách mà đại dịch hiện nay đang ảnh hưởng đến việc quản lý sự tham gia của nhân viên Dựa trên phân tích này, một mô hình đã được đề xuất với các yếu tố chính mà các công ty nên giải quyết để củng cô sự cam kết và gắn bó của nhân viên khi họ giải quyết tinh trạng hỗn loạn toàn cầu mà đại dịch đã gây ra

® Những dóng góp về học thuật, lý luận và thực tiễn

Nghiên cứu này có hai đóng góp Đối với cộng đồng khoa học, bài báo cung cấp một mô hình hành động đề thúc đây sự tham gia của nhân viên, tích hợp các phát hiện lý thuyết trước đây được báo cáo bởi các tác giả chuyên môn Do đó, kết quả của bài báo đã xây dựng một khuôn khổ hoàn chỉnh và chỉ tiết, bao gồm các chính sách sức khỏe và phúc lợi của tô chức, cùng với tác động tích cực, trực tiếp mà chúng ta có thé mong đợi từ cuộc khủng hoảng đo đại dịch COVID-19 gây ra

Nghiên cứu cung cấp một loạt các ý nghĩa thực tế Cuộc khủng hoảng sức khỏe

do COVID-L9 gây ra đang tạo ra sự bất an đáng kê đối với người lao động, điều này ảnh hưởng đến sự gắn bó và phúc lợi của họ Do tác động tích cực của sự tham gia và phúc lợi của nhân viên đối với hiệu quả, năng suất và hoạt động của tô chức, cũng như bối cảnh đại dịch hiện nay, các nhà quản lý nên giải quyết những yếu tố này để duy trì lợi thé cạnh tranh của công ty Các kết quả cho thấy rằng, đề đạt được sự gắn bó của nhân viên, các nhà quản lý nên tập trung vào việc tạo điều kiện làm việc từ xa để nhân viên có thê dung hòa công việc và cuộc sống gia đình trong kịch bản mới này Nhân

8

Trang 9

viên sẽ gắn bó hơn khi họ tin tưởng rằng công ty đang nỗ lực để bảo vệ sức khỏe của

họ Các công ty nên đảm bảo rằng nơi làm việc tuân thủ tất cả các biện pháp vệ sinh - hợp vệ sinh, cân nhắc việc phân công lại nhiệm vụ hoặc làm việc từ xa, và đặc biệt chú ý đến sức khỏe tỉnh thần của nhân viên; lập kế hoạch và thực hiện chính sách trả công phù hợp với tình hình lao động mới, không chỉ với các khoản thanh toán bằng tiền mà còn bằng các khoản lợi ích phi tiền tệ, có khả năng tài chính hơn Cuối cùng, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp, chia sẻ thông tin và các mối quan hệ không chính thức giữa các đồng nghiệp và giám sát viên

II Kích thích tâm lý người lao động trong bối cảnh dịch Covid 19

1 Khái niệm

Khái niệm: Kích thích tâm lý người lao động là tập hợp các giải pháp quản tri nhằm phát hiện nhu cầu lợi ích và động cơ làm việc của người lao động với mục đích kích thích và động viên khuyến khích người lao động mang hết khả năng ra làm việc

vì mục tiêu chung, giữ họ lâu dài, ôn định với tô chức, đồng thời cũng đề thỏa mãn mục tiêu cá nhân của chính người lao động

Mục đích của kích thích tâm lý người lao động:

® Làm tăng khả năng làm việc

®_ Tăng năng suất, chất lượng làm việc của người lao động

® Nâng cao tính thần và mang lại hạnh phúc cho người lao động

2 Vai trò Kích thích tâm lý người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid 2.1 Đối với cá nhân người lao động

Động lực đối với người lao động là yếu tố vô củng quan trọng, tác động trực tiếp vào năng suất, chất lượng và kết quả làm việc của doanh nghiệp Người lao động chỉ hoạt động tích cực khi họ được thỏa mãn một cách tương đối về cả hai mặt vật chất và tính thần Khi họ cảm thay lợi ích mà họ nhận được tương xứng với những gì

ho sé bo ra thi tinh than va nang suất của người lao động sẽ được thức đây để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Từ đó người lao động sẽ có cơ hội và điều kiện đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, đặc biệt là trong bối cảnh địch bệnh nhiều thách thức, khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần như hiện nay

Trang 10

Động lực lao động còn giúp cho người lao động có thể tự hoàn thiện bản thân Khi được tạo động lực thúc đây, họ sẽ có nỗ lực lớn hơn đề học hỏi, đúc kết và sang

tạo những kinh nghiệm, kiến thức trong công việc, từ đó nâng cao trình độ và nắm bat

được những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Hơn hết, động lực lao động còn giúp người lao động gắn bó lâu đài với tô chức

Từ đó giúp người lao động có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, tiết kiệm thời gian phải tìm

bến đỗ phù hợp, thích nghi với môi trường làm việc và làm quen với các đồng nghiệp mới

2.2 Đối với cơ quan, tô chức

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp và cơ quan, tô chức đang phải đối mặt với những thách thức về kinh tế trong thời gian dịch bệnh hoành hành Và một trong những giải pháp lâu dài đó chính là tăng năng suất lao động đề thúc đây doanh thu, lợi nhuận Do đó, kích thích tâm lý người lao động là một trong những yếu tô quan trọng góp phần cải thiện tình hình công ty, đưa doanh nghiệp bứt phá trong thời điểm dịch bệnh

Tạo động lực kích thích lao động có tác dụng tạo sự gắn kết giữa lao động với

tô chức, giữa cá nhân người lao động với nhau, tăng mức độ hài lòng, sự gắn bó và tận tụy của các nhân viên trong doanh nghiệp, đồng thời giúp giảm tỷ lệ xin nghỉ việc của người lao động Từ đó, doanh nghiệp có thê tránh mất thời gian, bớt đi một số chỉ phí

về tuyên dụng và đảo tạo nhân viên mới

2.3 Doi voi su phat trién của xã hoi, dat nwoc

Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì phải đuôi kỊp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới trong một thời gian ngắn với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu và thiếu vốn đầu tư, nhất là trong bối cảnh địch Covid-19 đang hoành hành gây cản trở về mọi mặt như hiện nay

Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và các “con rồng Châu Á” cho thấy, yếu

tô cốt lỗi và nội tại thúc đây của đất nước đó chính là con zgười Năng suất làm việc của người lao động quyết định trực tiếp đến sự bền vững của công ty và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triên của đất nước Khi năng suất lao động tăng thì của cải, vật chất được tạo ra ngày càng nhiều, từ đó nền kinh tế sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ

10

Trang 11

© Qua đó có thể thấy, kích thích tâm lý người lao động cũng là một trong những yếu tô tiên quyết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

3 Nghiên cứu những khía cạnh trong công việc của người lao động

3.1 Nhu cầu của người lao động

Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1908 - 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ Ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu Khi nghiên cứu về động lực lao động, Maslow cho rằng con người có nhiều nhu cầu khác nhau cần được thoả mãn Ông chia hệ thống nhu câu thành 5 nhóm khác nhau theo thứ tự từ nhu cầu bậc thấp đến nhu cầu bậc cao như sau:

Tháp nhu cầu Maslow

( được yêu, được tham gia cộng đồng, )

( được an toàn, ôn định)

® Nhu cầu về an toàn: An toàn sinh mạng là nhu câu cơ bản nhật, là tiên đê cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phô biến của con người

11

Trang 12

e Nhu cau x4 hoi: La mot trong những nhu câu bậc cao của con người Nhu câu

xã hội bao gôm nhu câu giao tiệp, nhu câu được yêu thương, sự gần gửi; thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muôn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tỉnh thân ái là nội dung cao nhât của nhu câu này

e® Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng

e Nhucau tự hoàn thiện: là nhu cầu bậc cao nhất, đó là nhu cầu được phát triển,

tự khăng định mình; là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, hoặc là nhu câu đạt được các thành tích mới, nhu câu sáng tạo

Theo Maslow: Sự thoả mãn nhu cầu của các cá nhân bắt đầu từ nhu cầu thấp nhất, các nhu cầu dưới được thoả mãn thì nhu cầu trên mới xuất hiện Nhà quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên của họ thì trước hết nhà quản lý phải hiểu được nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, từ đó có định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ đề chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất Đông thời việc nhu câu được thỏa mãn và thỏa mãn tôi đa là mục đích hành động của con người Theo cách xem xét đó, nhu câu trở thành động lực quan trong va việc tác động vào nhu câu cá nhân sẽ thay đôi được hành vi của con người

Nói cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiến được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận Trong trường hợp ngược lại việc không giao việc cho nhân viên là cách thức giảm dần nhiệt huyết của họ và cũng là cách thức đề nhân viên tự hiểu là mình cần tìm

việc ở một nơi khác khi làm việc là một nhu cầu của người đó

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong một doanh nghiệp hoặc tô chức:

®_ Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công băng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến

e Đề đáp ứng nhu cầu an toàn, Nhà quản lý có thê bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ôn định và đối xử công bằng đối với nhân viên

12

Trang 13

e Dé bao đảm đáp ứng nhu cầu xã hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các địp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác

e Đề thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người Các Nhà quản lý hoặc lãnh đạo, do đó, cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phô biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi Đồng thời, người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vị ảnh hưởng lớn hơn

e_ Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Nhà quản lý hoặc ông chủ cần cung cấp các cơ hội phát triên những thế mạnh cá nhân Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện đề họ tự phát triển nghề nghiệp Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều nhân

viên giỏi, kế cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ

chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có “nhà lầu

xe hơi", việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh,

kế cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty

Từ đó có thê thây, hệ thông nhu câu của con người rât phức tạp Với mỗi người

cụ thê khác nhau trong xã hội có các nhu câu rât khác nhau tùy theo quan điêm của từng cá nhân Và những nhu câu này chịu ảnh hưởng bởi các yêu tô cơ bản sau: Một là vị trí xã hội trong doanh nghiệp được thê hiện ra là vị trí lãnh đạo, giám sát, bị lãnh đạo, lao động quản lý, lao động bị quản lý

Hai là, trình độ nhận thức xã hội và nghề nghiệp được thê hiện trình độ học vấn khác nhau như: tốt nghiệp trên đại học, đại học, cao đăng, trung cấp, công nhân

Ba là, giới tính được thê hiện là giới tính nam hay nữ

Bon la, tuoi tac thé hién 6 vai tro pánh vác xã hội trong cuộc sông như có gia dinh, chua c6 gia dinh, tu6i sap ve huu

13

Trang 14

3.2 Mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích

Theo khái niệm thông thường, lợi ích là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi cá nhân nhận được từ tô chức hay xã hội Hay có thế nhận định, lợi ích là

một cái gì đó mà mọi người cô găng hết sức đề chiếm được về mình chứ không phải cải mà mình tạo ra

Ở một khái niệm đầy đủ hơn thì lợi ích là tập hợp phức tạp các thiên hướng

gồm mục đích, giá trị, nguyện vọng, các xu hướng và khuynh hướng dẫn một người đến cách xử sự thế này hoặc thế khác

Tóm lại, lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện

cụ thê nhất định Lợi ích kinh tế thê hiện rõ mối quan hệ giữa những người lao động với nhau, giữa những người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình lao động sản xuất Nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không có nhu cầu

thì không có nảy sinh lợi ích hay có thê hiểu lợi ích là hình thức biêu hiện của nhu

À

cau

Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu câu của con người, do đó lợi ích tạo ra động lực thúc đây người lao động làm việc hăng say hơn, hiệu quả lao động cao hơn Mức

độ thỏa mãn lợi ích càng lớn thì động lực tạo ra càng mạnh và ngược lại

Như vậy, nhu cầu của con người tạo ra động cơ thúc đây họ ham muốn tham gia lao động Song, chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đây họ làm việc với hiệu quả cao Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm đến lợi ích của người lao động trong mỗi quan hệ lợi ích và cả tập thê

Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp, lợi ích của người lao động được các nhà tâm lý học lao động cụ thể hóa thành các dang co ban sau:

@ Thứ nhất, lợi ích được biểu hiện bằng tiền lương

@ Thứ hai, lợi ích được biêu hiện bằng tiền thưởng và phúc lợi xã hội

@ Thứ ba, lợi ích được thê hiện ở vai trò và vị trí xã hội của người lao động

@ Thứ tư, lợi ích được thể hiện ở nghề nghiệp

@® Thứ nắm, lợi ích thê hiện ở tâm lý cuộc sông

14

Trang 15

3.3 Khai thác được năng lực, sở trường của người lao động

3.3.1 Khái niệm

Năng lực: Là tô hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một loại lao động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả cao Năng lực nghề nghiệp là những trí thức, kỹ năng, kỹ xảo và đặc tính tâm lý của một cá nhân phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao

Sở trường: là năng lực của một cái nhân có khuynh hướng thiê n về một hoạt động nào đó đảm bảo thực hiện các kết quả cao hoạt động đó và tạo ra hứng thú cao cho người lao động Trong thực tế của năng lực chuyên môn, người lao động có thiên hướng hẹp và một số công việc đã tạo ra hứng thú cao cho họ, do vậy đã tạo ra hăng say, tinh than trach nhiém cao va sáng tạo lớn

3.3.2 Các mức độ của năng lực và sở HÒng:

Các mức độ của năng lực:

I Mức độ bố trí sắp xếp các hoạt động chuyên môn có khoa học

2 Mức độ hoàn thành công việc ở chất lượng và số lượng hoạt động

3 Mức độ thành thao trong việc xử lý nhanh, kịp thời, chính xác các tỉnh huống trong thực tế đặt ra

4 Mure dé sang tao trong lao động thê hiện ở cải tiên công việc, tọa ra cái mới, cái hoàn thiện, động đáo, sáng tạo

Đề đánh giá được sở trường lao động của họ, chúng ta cần đánh giá ở các yếu tổ sau:

1 Kết quả cao trong lao động biểu hiện cả về số và chất lượng lao động

2 Có lòng hăng say miệt mài làm việc có thể quên cả thời gian

3 Có cảm giác cảm khoái trong lao động thê hiện ở mức độ thoải mãi cao với công việc

4 Có tỉnh thần hăng say, tìm tòi, sáng tạo ra các hoạt động mới, sản phẩm mới

15

Trang 16

3.3.3 Nguyên tắc sử dụng năng lực, sở trường

Người có năng lực, sở trường được sử dụng một cách đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cao và hứng thú nghề nghiệp cho họ Song trong thực tế, năng lực, sở trường bao giờ cũng gắn với một nghề và công việc theo nghề nào đó Do vậy, đề sử dụng đúng đắn năng lực, sở trường chúng ta cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc sau: Một là, sử dụng đúng ngành, nghề, chuyên môn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp Đây là nguyên tắc hàng đầu, nguyên tắc tối cao Trong thực tế, hầu như không

có người làm một nghề lại có sở trường ở nghề khác

Hài là, phát hiện, sử dụng và nuôi dưỡng năng lực sở trường của người lao động Việc phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động là một việc hết sức khó khăn Một mặt dựa vào các tiêu thức đánh giá trong quá trình sử dụng họ, mặt khác phải sử dụng hàng loạt các trắc nghiệm tâm lý chuyên sâu đề thâm định lại Trong quá trình phát hiện nếu thấy rằng năng lực sở trường với nghề nghiệp không có mà lại có

xu hướng bộc lộ năng lực, sở trường ở nghề khác thì có thể tạo điều kiện cho họ chuyên nghề đề xây dựng năng lực sở trường ở nghề mới Có thê có một số người sau khi nghiên cứu lại không phát hiện ra họ có năng lực sở trường øì thì cần xem lại nghề của họ và quá trình sử dụng nghề của họ như thế nào Sau khi phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động, tất yếu chúng ta phải giao những công việc theo đúng năng lực sở trường của họ đề họ phát huy khả năng của mình

4 Các nguyên tắc kích thích tâm lý người lao động

4.1 Kích thích tâm lý người lao động bằng nguyên tắc tài chính

4.1.1 Tiền lương

Khái niệm: Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận của hai bên trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định

Xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp là một trong những yếu tổ có khả năng kích thích, tác động và tạo ra động lực trong lao động

Việc xây dựng hệ thống tiền lương cần hướng tới mục tiêu cơ bản là: Thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên nhân viên và dap img yêu cầu của pháp luật Đặc biệt với công tác tạo động lực cho người lao động, doanh nghiệp cần xây đựng hệ thống tiền lương cho phù hợp để đảm bảo tính công bằng

16

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w