1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2023

TỪ NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁPLUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ: “BẢN CHẤT VÀHIỆN TƯỢNG”, HÃY VẬN DỤNG ĐỂ NHẬNTHỨC VÀ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ CỦA THỰC

BÀI TẬP NHÓM

MÔN TRIẾT HỌC MARX - LENIN

Trang 2

LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINNgày: 10/01/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà NộiNhóm: 04 Lớp 4709 (TL1)

Tổng số thành viên của nhóm: 13+ Có mặt: 13

+ Vắng mặt: Có lý do: 0 Không lý do: 0

Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “bản

chất và hiện tượng”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thựctiễn.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việc thựchiện bài tập nhóm.

Kết quả như sau:

Trang 3

08 470941Phùng Diệu Linh9 470942Lưu Khánh Linh10 470943Phạm Lê Kim Chi11 470944Lê Thị Hồng Nhung12 470945Phùng Ngọc Hà13 470946Nguyễn Duy Thành- Kết quả điểm bài viết:+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùngGiáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2023

Trưởng nhóm

Trang 4

MỤC LỤCMỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I NỘI DUNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG 6

1 Khái niệm bản chất và hiện tượng 6

2 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 6

2.1 Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan 6

2.2 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng 6

2.3 Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng 7

3 Ý nghĩa phương pháp luận 8

CHƯƠNG II VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CẶP PHẠM TRÙ “BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG” ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Y ĐỨC 8

1 Khái quát nguồn gốc cụm từ y đức 8

2 Biểu hiện của cặp phạm trù bản chất – hiện tượng trong vấn đề y đức 9

3 Quan hệ biện chứng giữa bản chất – hiện tượng trong vấn đề 9

3.1 Sự thống nhất của bản chất và hiện tượng trong vấn đề y đức 10

3.2 Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng trong vấn đề y đức 11

4 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” trong nhận thức vấn đề y đức 12

5 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” trong giải quyết vấn đề y đức 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC THAM KHẢO 16

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình chuyển hóa, vậnđộng và phát triển của các sự vật và hiện tượng Với hai hình thức chủ yếu là phépbiện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật Trong đó, phép biện chứng duy vậtdo Mác và Ăngghen sáng lập có thể nói như là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác.Nó giúp con người dễ dàng áp dụng các nguyên tắc, hoạt động lý luận vào thực tiễncuộc sống Vậy nên các cặp phạm trù đã được hình thành và phát triển trong hoạtđộng nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội của con người Mỗi cặpphạm trù đều có tầm quan trọng và ý nghĩa trong việc nhận thức và giải quyết các vấnđề trong thực tiễn.

Như chúng ta đã biết, đạo đức ngành y (y đức) đã ra đời, tồn tại và phát triểncùng với sự ra đời và phát triển của nền y học Y đức được thể hiện và liên hệ chặt chẽvới công việc hằng ngày của người làm công tác y tế, đồng thời tuân theo sự pháttriển của xã hội Ngày nay, y đức không còn là vấn đề riêng của ngành y tế, mà còn làmột thành tố của đạo đức xã hội, một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp củadân tộc ta Thực trạng về y đức hiện nay, một vấn đề đã thu hút sự chú ý của nhiềungười, nhiều ngành nghề khác nhau với những quan điểm, nhận thức, thái độ khácnhau.

Từ thực trạng đó, để vận dụng hiệu quả nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù“bản chất và hiện tượng” vào vấn đề y đức của nước ta hiện nay thì trong phạm vi bàitiểu luận này, chúng tôi xin phép được trình bày những cơ sở lý luận chung về nộidung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “bản chất – hiện tượng”, trên cơsở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn và sự vận dụng nội dung của cặp phạm trù này vào vấnđề trên.

Trang 6

2 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng2.1 Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin cho rằng hai phạm trùbản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, tự có,không do ai sáng tạo ra Lí do là vì mọi sự vật đều được tạo nên từ những yếu tốxác định Các yếu tố này liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ khách quan,đan xen và gắn bó với nhau Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổnđịnh Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo nên bản chất của sự vật Vậy bản chất làcái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật, còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoàicủa bản chất để con người nhận thức, cũng là cái khách quan và không phải do cảmgiác chủ quan của con người quyết định.

2.2 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

Mọi sự vật đều là một thể thống nhất giữa bản chất và hiện tượng Bản chấtvà hiện tượng tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ, chằngchịt, đan xen nhau, không thể tách rời Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý táchrời hiện tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện củamột bản chất nhất định Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện tượng

bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất

Thứ hai, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau Bất kỳ bản

chất nào cũng được biểu hiện thông qua nhiều hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiệntượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất định, hoặc nhiều

Trang 7

hoặc ít Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy Bản chất khác nhau sẽbộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽthay đổi theo Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo và nếucó một bản chất mới xuất hiện thì cũng sẽ xuất hiện những hiện tượng mới phảnánh bản chất mới

Ví dụ, qua mỗi thời kì xã hội, bản chất và hiện tượng của chế độ hôn nhâncũng thay đổi một cách rõ rệt Ở thời phong kiến, bản chất của hôn nhân là khôngtự do và bất bình đẳng Bản chất đó được thể hiện rõ qua các hiện tượng là chế độđa thê, quyền gia trưởng, kết hôn theo lệnh mai mối của cha mẹ Sang đến thờihiện đại, bản chất của hôn nhân cũng thay đổi thành tự do và bình đẳng Bản chấtấy được bộc lộ qua việc hôn nhân được xác lập trên cơ sở tự nguyện của ngườitham gia kết hôn, pháp luật quy định kết hôn một vợ một chồng, vợ chồng có quyềnvà nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình như lựa chọn nơi cư trú, quyềnchiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản chung…Vì vậy, khi xã hội thay đổitừ chế độ phong kiến sang xã hội chủ nghĩa, không còn việc bất bình đẳng tronghôn nhân, không còn vấn đề hôn nhân không tự do Tương tự, khi chế độ phongkiến biến mất sự không tự do và bất bình đẳng trong hôn nhân cũng mất đi, kéotheo đó là những biểu hiện (hiện tượng) của nó cũng mất dần theo.

2.3 Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất biệnchứng, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn Nói cách khác, không phảibản chất và hiện tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà còn bao hàm cả sự mâu thuẫn

lẫn nhau “Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau thì tất thảykhoa học sẽ trở nên thừa” (Karl Marx) Tính mâu thuẫn của bản chất và hiện tượng

thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và

phát triển của sự vật Trái lại, hiện tượng phản ánh cái đơn nhất, cái cá biệt.

Thứ hai, bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan,

hiện tượng là mặt bên ngoài của chính hiện thực khách quan đó Bản chất biểu hiệnở rất nhiều hiện tượng khác nhau, chứ không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiệntượng.

Thứ ba, hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ một khía cạnh

của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạchoặc phản ánh không đúng bản chất Ví dụ: hiện tượng khúc xạ ánh sáng tia sángtruyền từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác và bị gãy khúckhi truyền xiên góc tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, có chiết suấtkhác nhau.

Tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh thì một bản chất có thể biểuhiện ra nhiều hiện tượng khác nhau Vì vậy, bản chất tương đối ổn định, ít biến đổinên bản chất sâu sắc hơn hiện tượng Trái lại, hiện tượng không ổn định, là cái

Trang 8

thường xuyên biến đổi, do đó, hiện tượng phong phú hơn bản chất.“Cái không bảnchất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồivững” bằng “bản chất” (V.I Lênin) Ví dụ: bản chất của nền nông nghiệp trong

nước là nền nông nghiệp nhỏ thì nó sẽ được biểu hiện thông qua nhiều hiện tượngkhác nhau như nông dân cày cấy, thu hoạch thủ công, việc ứng dụng công nghệkhông cao, kĩ thuật canh tác đơn giản, kém sự sáng tạo, nông dân chủ yếu lao độngbằng tay chân, tỉ lệ sản xuất hàng hóa chưa cao… Bản chất của nền nông nghiệpnhỏ sẽ không tách rời các hiện tượng này và hiện tượng này luôn là sự biểu hiệncủa bản chất

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng lại

thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải biến nên trong mọi hoạt động,không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên ngoài (hiện tượng), mà cần đi sâu vào bêntrong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường ẩn giấu mình sau hiện tượng; dựavào các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiệntượng.

Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên

vốn có của sự vật, hiện tượng; bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫnbiện chứng và chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổicủa bản chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác nêncác phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổibằng các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.

CHƯƠNG II VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬNCẶP PHẠM TRÙ “BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG” ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢIQUYẾT VẤN ĐỀ Y ĐỨC.

1 Khái quát nguồn gốc cụm từ y đức

Trong xã hội loài người, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức,thường gọi là đạo đức nghề nghiệp Trong khi đó, ngành y có liên quan trực tiếpđến sức khỏe và tính mạng của con người nên đòi hỏi những người làm nghề y phảicó phẩm chất đặc biệt Chính vì vậy phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc luônđược quan tâm bởi nhiều thế hệ, trong nhiều thời đại khác nhau.

Y đức (đầy đủ là đạo đức y học, có tên tiếng Anh là Medical ethics) là những

quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của ngành y tế mà các cán bộ y tế phải tự giác điềuchỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của người bệnh Y đức còn là mộtbộ phận của ngành triết học về đạo đức, đối tượng nghiên cứu của nó là các khíacạnh đạo đức của y học Từ thời xa xưa đã có những quan điểm khác nhau về y

Trang 9

đức Ở phương Đông, y đức có nguồn gốc từ quan niệm: “Cái đức của người thầythuốc là làm tất cả những gì có thể để cứu bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ, nhưVêda: “Hãy cứu sống kẻ này như mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được trọngvọng như bậc thần thánh” Trong khi đó nền văn minh Ai Cập lại cho rằng: “Đứctính chủ yếu của người thầy thuốc là đức tin” Mặt khác, ở Ấn Độ cổ đại, tập thơdân gian “Ana Vêda” đã đề cập đến tiêu chuẩn của người làm y: “Phải hết mìnhchăm lo chạy chữa cho bệnh nhân, ngay cả khi phải hy sinh cuộc đời mình cũngkhông có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn” hay như trong Phật giáo: “Y đức làniết bàn” Và ở phương Tây, Hippocrate đã đặt nền móng cho việc xây dựng đạođức nghề y về cơ bản đúng đến tận ngày nay với lời thề Hippocrate được các thầythuốc tuyên đọc trước khi ra trường qua nhiều thế hệ.

2 Biểu hiện của cặp phạm trù bản chất – hiện tượng trong vấn đề y đức

là học thuyết về nghĩa vụ người thầy thuốc và cả trách nhiệm công dân của ngườiấy không những trên bệnh nhân, đồng nghiệp mà cả toàn thể nhân dân, là yêu cầuđặc biệt có liên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe chocon người Có thể nói bản chất y đức chính là nhân văn.

Hiện tượng của y đức thể hiện qua: người hành nghề có thể thực hiện công

việc với chất lượng cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất có thể Y đức là mộttrong những quy chuẩn của đạo đức xã hội nên hiện tượng của nó rất phong phú.Đó có thể là người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống bệnh nhân, niềm nở, dịudàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chăm sóc, tỉ mỉ lúc dặn dò vàtrong những trường hợp khó khăn nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, hysinh, quên mình để làm tròn bổn phận cứu người…

Từ đây ta có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa bản chất và hiện tượng trongvấn đề y đức.

3 Quan hệ biện chứng giữa bản chất – hiện tượng trong vấn đề

Trong bất kì cặp phạm trù triết học nào thì cũng luôn tồn tại mối liên hệ giữacác chủ thể Đây là một mối liên hệ hữu cơ, tồn tại khách quan giữa các phạm trùvà có tính chất qua lại, cái này không thể tồn tại nếu cái kia không thể hiện đầy đủmọi khía cạnh của nó Ví dụ hiện nay trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càngtăng, các trung tâm y tế, các phòng khám tư nhân được mở ra, tạo điều kiện dễdàng, thuận lợi trong việc khám chữa bệnh, cung cấp thuốc cho người bệnh, tạothêm việc làm, thu nhập cho người hành nghề Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tạinhiều cơ sở y tế (bệnh viện, trạm xá) xuống cấp, thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếuđội ngũ y bác sĩ giỏi phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, nhiều bệnh viện bị quátải, các trung tâm y tế, các phòng khám tư nhân được ngành y tế quản lý chặt chẽ.

Trang 10

Do đó ở một số người, một số bộ phận, một số trường hợp đã có những biểu hiệntiêu cực làm tổn tại đến đạo đức, uy tín ngành y và người thầy thuốc Có nhữngtrường hợp gây bất bình trong nhân dân Hiện nay ở nước ta hệ thống các trườngđào tạo đội ngũ cán bộ y tế chưa trú trọng nhiều đến việc bồi dưỡng phẩm chất đạođức, y đức, phong cách làm việc phục vụ bệnh nhân cho những người thầy thuốctương lai Đây cũng là một trong những nguyên nhân của chất lượng dịch vụ y tếgiảm sút Thêm vào đó là các phương tiện, máy móc thiết bị y tế phục vụ cho côngtác giảng dạy học tập, nghiên cứu, khám chữa bệnh lạc hậu, cũ kỹ, không đáp ứngđược yêu cầu trong giai đoạn hiện nay Qua đó ta có thể kết luận được sợi dây liênkết vô hình mà bền chặt giữa hai phạm trù bản chất và hiện tượng không chỉ trongvấn đề y đức mà còn trong nhiều mặt của đời sống và triết học.

3.1 Sự thống nhất của bản chất và hiện tượng trong vấn đề y đức

Trong vấn đề y đức, bản chất và hiện tượng đều thống nhất, ràng buộc và phụthuộc lẫn nhau Thứ nhất, bản chất của y đức bao giờ cũng bộc lộ qua các hiệntượng cụ thể của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế nói riêng và ngành y tế nóichung, hiện tượng đó bao giờ cũng góp phần biểu hiện bản chất của y đức Thôngqua những biểu hiện cơ bản, xuất phát từ nhiều khía cạnh như đạo đức nghề nghiệp,lương tâm, lòng yêu thương con người, những giá trị nổi bật của y đức được thểhiện một cách rõ ràng Có thể kể đến một số biểu hiện như thái độ, tinh thần tráchnhiệm cao, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức mà tận tuỵ với công việc, hếtlòng yêu thương, chăm sóc người bệnh, đồng cảm với sự đau đớn của người bệnh,… Qua những biểu hiện trên, ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý, đángtrân trọng của những cán bộ, nhân viên y tế, sự cống hiến của họ đã làm sáng ngờilên bản chất của y đức.

Nhìn vào những biểu hiện cụ thể trên mà ta có thể dễ dàng nắm bắt được bảnchất của y đức Đó là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người Bộ trưởng Y tế đáng kính,chỗ nào có dịch, có bệnh là ông tìm đến, Phạm Ngọc Thạch đã vượt qua bom đạn,rừng núi vào tận chiến trường với quyết tâm tìm ra phương thức, cách chữa trị đạthiệu quả cao đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam và ông đã hy sinh trên chiếntrường ngày 7/11/1968 trong khi thực hiện sứ mệnh cao cả đó; đó còn là Giáo sưĐặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ởnước ta thời chống Pháp và chống Mỹ, nhờ “nước lọc Penicillin” do ông sản xuấtmà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay, nhữngcông lao đóng góp cho sự nghiệp y học nước nhà của GS Đặng Văn Ngữ luôn đượcđồng nghiệp, bạn bè, học sinh và nhân dân kính trọng và ghi nhớ; hay còn là tấmgương dũng cảm, hy sinh cứu người của Võ Văn Đấu, một điều dưỡng của Bệnhviện Tâm thần, bị bỏng nặng khi thực hiện nhiệm vụ khống chế bệnh nhân tâm thầnđang lên cơn kích động tại xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành vào ngày 12/7/2015;được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và mất vào ngày 03/8/2015, điều

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w