1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích hệ quả của hội chứng fomo fear of missing out đối với sinh viên thuộc các trường đại học trên địa bàn tp hcm

38 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hệ quả của hội chứng FOMO (Fear of Missing Out) đối với sinh viên thuộc các trường đại học trên địa bàn TP. HCM
Tác giả Đinh Bích Chi, Phạm Nguyễn Bảo Hà, Bùi Gia Hân, Lê Gia Linh, Nguyễn Thị Hồng Vy
Người hướng dẫn Trần Hà Quyên, Giảng viên
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - UEH
Chuyên ngành Thống kê Ứng dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,17 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu (6)
  • 1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu (6)
  • 1.3 Mục tiêu của đề tài (7)
    • 1.3.1 Mục tiêu chung (7)
    • 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (7)
  • 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (7)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đ Y VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết (6)
    • 2.1.1. Hội chứng FOMO (Fear of Missing Out) (8)
    • 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng FOMO ở sinh viên (8)
    • 2.1.3. Ảnh hưởng của hội chứng FOMO đến sinh viên (9)
    • 2.2. Các nghiên cứu trước đây (10)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu (12)
      • 2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu (12)
      • 2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (13)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu dữ liệu (8)
    • 3.2 Tiếp cận dữ liệu (16)
    • 3.3. Kế hoạch phân tích (0)
    • 3.4 Độ tin cậy và độ giá trị (0)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả (16)
    • 4.1.1. Bảng mô tả thông tin cơ bản của mẫu (17)
    • 4.1.2. Thống kê mô tả về ảnh hưởng của FOMO lên sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (18)
    • 4.1.3 Biểu hiện của hội chứng FOMO (20)
    • 4.1.4 Thang đo hội chứng FOMO (21)
    • 4.2. Hồi quy tuyến tính (0)
      • 4.2.1. Hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là M1, biến độc lập là FM33 4.2.2. Hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là M2, biến độc lập là FM34 4.2.3. Hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là M3, biến độc lập là FM35 4.2.4. Hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là M4, biến độc lập là FM.37 4.2.5. Hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là M5, biến độc lập là FM38 4.3. Kiểm định mức độ tác động của FOMO đến sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (0)
      • 4.3.1 Tác động lên “Thành tích học tập” của sinh viên (0)
      • 4.3.2. Tác động lên “Sức khỏe tinh thần” của sinh viên (0)
      • 4.3.3. Tác động lên “Tài chính cá nhân” của sinh viên (0)
      • 4.3.3. Tác động lên “Các mối quan hệ” của sinh viên (0)
      • 4.3.5. Tác động lên “Lối sống cá nhân” của sinh viên (0)
    • 4.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (0)
    • 4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA (0)
  • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ (17)
    • 5.1 Giải pháp kiến nghị (33)
      • 5.1.1 Về phía sinh viên (33)
      • 5.1.2 Về phía xã hội (33)
    • 5.2 Kết luận (34)

Nội dung

hơn, nâng cao nhận thức của mọi người về hiện tượng này và tìm ra các biện pháp để phòng ngừa và ứngphó với nó.Từ những cơ sở trên, đề tài mà nhóm chúng em sẽ nghiên cứu là “Hệ quả của h

Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, vấn đề tâm lý luôn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động xã hội, đặc biệt hiện nay tâm lý giới trẻ được quan tâm hàng đầu Thanh thiếu niên Việt Nam là thế hệ tiếp cận Internet rộng rãi nhất với 77,93 triệu người dùng, chiếm 79,1% dân số và 70 triệu người dùng mạng xã hội (71% dân số) (Wearesocial, 2023) Internet tuy là bước phát triển vượt bậc nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy từ mạng xã hội.

Hội chứng FOMO đang trở thành một vấn đề đáng chú ý trong xã hội hiện đại FOMO, viết tắt của Fear of Missing Out, là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm giác lo lắng, ghen tị hoặc hối tiếc khi thấy người khác có những trải nghiệm mà mình không có (Oxford English Dictionary, 2004) Sức mạnh của Internet là rất lớn, mạng xã hội là không gian để họ chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ và đẹp đẽ để lưu giữ kỉ niệm Điều đó có thể khiến cho những người khác nghĩ rằng họ đang bỏ lỡ những điều tốt đẹp xung quanh Từ đó, sẽ dẫn đến cảm giác FOMO FOMO có sức ảnh hưởng trên mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng lớp trẻ, sinh viên là đối tượng dễ mắc phải hơn - những người sử dụng mạng xã hội nhiều. Sinh viên đang trong quá trình phát triển và định hình bản thân Họ phải đối mặt với những khó khăn và áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống Điều đó sẽ khiến họ dễ dàng cảm thấy ghen tị và lo lắng khi thấy những thành công, trải nghiệm của người khác mà mình không có Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của họ dẫn đến những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.

Theo thống kê từ MyLife.com, 56% người dùng mạng xã hội gặp phải FOMO và 48% cảm thấy họ đang bỏ lỡ trải nghiệm trong cuộc sống (Holistic Seo,2023)

Việc thực hiện nghiên cứu này đặc biệt kịp thời Như đã thấy rõ từ việc xem xét tài liệu, Việt Nam chưa thực hiện nghiên cứu nào để kiểm tra chứng nghiện mạng xã hội và các yếu tố nguy cơ liên quan Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để kiểm tra tác động của FOMO và những căng thẳng liên quan đến việc bỏ bê và phản ứng tiêu cực đối với việc sử dụng mạng xã hội.

Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Hội chứng FOMO là một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại và nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người mắc phải Việc nghiên cứu về những tác động của FOMO có thể giúp chúng ta hiểu rõ

6 hơn, nâng cao nhận thức của mọi người về hiện tượng này và tìm ra các biện pháp để phòng ngừa và ứng phó với nó.

Dựa trên những cơ sở lý luận trên, đề tài mà nhóm nghiên cứu lựa chọn là “Hệ quả của hội chứng sợ bản thân bị bỏ lỡ (FOMO) đối với sinh viên thuộc các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, góp phần làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của FOMO đối với sinh viên, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của FOMO đối với sinh viên.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung

 Hiểu rõ hơn về hội chứng tâm lý FOMO của sinh viên.

 Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hội chứng FOMO của sinh viên và hệ quả.

 Đánh giá từng hệ quả của hội chứng tâm lý FOMO đến sinh viên.

Mục tiêu cụ thể

 Xác định mức độ phổ biến của hội chứng tâm lý FOMO ở sinh viên.

 Xác định những biểu hiện của hội chứng tâm lý FOMO.

 Xác định các yếu tố cá nhân, xã hội ảnh hưởng đến hội chứng FOMO ở sinh viên

 Đánh giá các hệ quả của hội chứng tâm lý FOMO và ảnh hưởng của những hệ quả đó đến kết quả học tập, sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ của sinh viên.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đ Y VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết

Hội chứng FOMO (Fear of Missing Out)

Ngày nay do nhu cầu sở hữu thông tin của con người ngày càng gia tăng nên xuất hiện một hiện tượng được gọi là “sợ bỏ lỡ” (gọi tắt là FOMO) FOMO được định nghĩa là nỗi lo sợ rằng người khác có thể có được những trải nghiệm bổ ích mà mình không có, nó được đặc trưng bởi những mong muốn liên tục kết nối với những gì người khác đang làm (Przybylski, A K., Murayama, K., DeHaan, C R., & Gladwell, V., 2013) Przybylski đã áp dụng SDT (self-determination theory) cho FOMO và cho rằng FOMO là một trạng thái cảm xúc tiêu cực do nhu cầu liên quan đến xã hội không được đáp ứng.

Hội chứng FOMO có liên hệ mật thiết với việc sử dụng mạng xã hội trực tuyến (Beyens, Frison, & Eggermont, 2016) Do đó, nhóm đối tượng dễ mắc hội chứng FOMO nhất chính là sinh viên Nguyên do là sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội nhất Có đến 88% thanh niên từ 18 đến 29 tuổi cho biết có sử dụng mạng xã hội (so với 78% đến 37% ở các nhóm tuổi lớn hơn) Ngoài ra, thanh niên cũng dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội (trung bình hơn 3 giờ mỗi ngày) so với người lớn tuổi (Ilakkuvan, V., Johnson, A., Villanti, A C., Evans, W D., & Turner, M., 2019).

Các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng FOMO ở sinh viên

 Đặc điểm tâm lý: Những người từng trải qua FOMO đều bị chấn thương tâm lý trong quá khứ hoặc kiểm soát mọi thứ liên tục và quá mức Điều này cũng có thể chỉ ra rằng những cá nhân này có thể mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế Tình trạng này có thể được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến FOMO (Tanhan et al., 2022)

 Tinh thần cạnh tranh cao: Những cá nhân có mức độ FOMO cao thường tìm kiếm những thứ hào nhoáng và thú vị hơn, bên cạnh những tính năng có thể đáp ứng nhu cầu của họ, chẳng hạn như khi mua quần áo, giày dép, (Tanhan et al., 2022) Tình trạng này có thể khiến cho sinh viên chi tiêu không hợp lí, có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt tài chính, nợ nần.

 Sử dụng mạng xã hội quá nhiều: Mạng xã hội là một trong những yếu tố góp phần phổ biến

FOMO Sinh viên mắc phải FOMO thường cảm thấy bản thân buộc phải liên tục theo dõi các hoạt động và bài đăng từ bạn bè để có thể không bỏ lỡ những thứ mới Việc các cá nhân sử dụng liên tục các phương tiện truyền thông xã hội góp phần hình thành và tạo nên FOMO (Kacker et al.,

2020) Mặt khác, FOMO có thể được hình thành bởi sự thiếu chắc chắn về việc lựa chọn điều tốt nhất do có quá nhiều sự lựa chọn và và sự hối tiếc về những thứ mà mình đã bỏ lỡ khi chọn một cái khác (Milyavskaya et al., 2018), (Servidio, 2021).

Ảnh hưởng của hội chứng FOMO đến sinh viên

Các nghiên cứu về FOMO đã tiết lộ rằng những người gặp phải tình trạng này đều có những đặc điểm tiêu cực thường thấy Busch (2016) đã tuyên bố rằng FOMO có thể ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh và dưới đây là một số tác động của FOMO đối với sinh viên:

Nghiên cứu của Al-Furaih và Al-Awidi (2021) chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa FOMO (sợ bỏ lỡ) và sự mất tập trung ở sinh viên Những sinh viên có mức độ FOMO cao có xu hướng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, trò chơi và mua sắm trực tuyến, thay vì tập trung vào việc học Điều này dẫn đến sự xao nhãng, gây khó khăn trong việc tập trung và hoàn thành các nhiệm vụ học tập (Psikiyatride, 2022).

 Về mặt sức khỏe tinh thần: FOMO đã được phát hiện là có liên quan tiêu cực đến tâm trạng của sinh viên Hội chứng FOMO có thể khiến sinh viên cảm thấy lo lắng, bồn chồn, áp lực, thậm chí là trầm cảm Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên, khiến sinh viên khó tập trung học tập, làm việc, Trong một nghiên cứu về mức độ phổ biến của FOMO trong số các sinh viờn đại học (Hoşgửr et al., 2017), người ta thấy rằng mức độ nghiện của sinh viờn ở mức vừa phải Có thông tin tiết lộ rằng những học sinh có FOMO cao thường xuyên kiểm tra điện thoại và mang theo bộ sạc bên mình vì sợ điện thoại hết pin Qutishat và Sharour (2019) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa số giờ ngủ của sinh viên đại học và FOMO trong nghiên cứu của họ Người ta đã tiết lộ rằng những người ngủ ít hơn sẽ có nhiều FOMO hơn.

Về mặt tài chính, nhiều sinh viên thiếu khả năng quản lý thu chi tiền hợp lý, dễ sa vào việc mua sắm không cần thiết để bắt kịp xu hướng hoặc thể hiện bản thân Điều này dẫn đến tình trạng chi tiêu quá tay và thậm chí có thể gây ra nợ nần.

 Về mặt xã hội: Hội chứng FOMO có thể làm cho sinh viên mất tập trung và bỏ bê các mối quan hệ xã hội Sinh viên có hành vi luôn theo dõi mọi thứ và tò mò về những gì đang diễn ra trên mạng xã hội, không thể tập trung vào các mối quan hệ trực tiếp ngay cả trong môi trường có bạn bè và mọi người xung quanh Tình trạng này có thể dẫn đến giảm khả năng giao tiếp với bạn bè và gia đình (Psikiyatride et al., 2022).

 Về các mối quan hệ: Nhiều bài nghiên cứu đã phân tích tác động của nhận thức, cảm xúc và hành vi của FOMO đối với các mối quan hệ lãng mạn (Wang et al., 2021) Nghiên cứu cho rằng khía cạnh FOMO có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ lãng mạn Người ta tiết lộ rằng các khía cạnh cảm xúc và nhận thức của FOMO không có mối quan hệ đáng kể với các mối quan hệ lãng mạn (Wang et al., 2021).

Các nghiên cứu trước đây

Hội chứng FOMO (Fear of missing out) là nỗi sợ không thể theo kịp những gì đang diễn ra trong cuộc sống của người khác (Tanhan et al., 2022), nó “được đặc trưng bởi mong muốn luôn kết nối với những gì người khác đang làm” (Gupta et a.l, 2021) Mặc dù còn khá mơ hồ nhưng FOMO có thể gây ra những ảnh hưởng rất dễ quan sát được Và nếu chú ý kỹ, không khó để bắt gặp FOMO ở mọi lúc mọi nơi. FOMO lần đầu tiên được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông vào đầu những năm 2010 (Gupta et a.l, 2021) Vào thời điểm đó, việc sử dụng SNS đã tăng theo cấp số nhân trên toàn thế giới (Gupta et a.l, 2021) Với sự phổ biến của các phương tiện kiểm tra SNS, đặc biệt là sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh, việc tìm hiểu về những trải nghiệm có thể bổ ích (trực tuyến và ngoại tuyến) mà một người có thể bỏ lỡ đã trở nên dễ dàng (Elhai et al., 2020) Trước khi có Internet , một hiện tượng liên quan, “keeping up with the Joneses” (lựa chọn phụ thuộc tham chiếu được xác định bằng so sánh xã hội; tạm hiểu đua đòi vì sợ mình không “bằng bạn bằng bè”), đã được trải nghiệm rộng rãi (Langtry et al., 2023).

Với sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội, FOMO đã trở thành một vấn đề lớn hơn, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi Cuộc khảo sát Quốc gia về Căng thẳng và Sức khỏe ở Úc (NSHS, 2022) được thực hiện bởi Đại học Quốc gia Úc (ANU) và Bộ Y tế và Phúc lợi Úc (DHHS) vào năm 2022 cho thấy 60% thanh thiếu niên cho biết họ cảm thấy lo lắng khi biết bạn bè vui vẻ mà không có họ Và 51% cho biết họ cảm thấy lo lắng nếu không biết bạn mình đang làm gì Hơn nữa, các nhà nghiên cứu nói rằng có một mối tương quan rất thực tế giữa số giờ dành cho công nghệ kỹ thuật số và mức độ căng thẳng và trầm cảm cao hơn (Cục Thống kê Úc, 2020-2022) Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan vào năm

2019 được thực hiện trên 301 sinh viên cho thấy tỷ lệ mắc FOMO ở giới trẻ chiếm đa số và cho thấy những sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng mắc FOMO cao hơn (Wolniewicz et al., 2020) Sinh viên trải qua FOMO thường xuyên, đặc biệt là vào cuối ngày và cuối tuần và trong khi thực hiện một nhiệm vụ bắt buộc như học tập hoặc làm việc Trải nghiệm FOMO thường xuyên hơn có liên quan đến các kết quả tiêu cực cả hàng ngày và trong suốt học kỳ, bao gồm gia tăng ảnh hưởng tiêu cực, mệt mỏi, căng thẳng, các triệu chứng thể chất và giảm giấc ngủ (Milyavskaya et al., 2018)

FOMO có thể gây tiêu cực đến sức khỏe tâm lý Sợ hãi liên tục về việc bỏ lỡ các sự kiện có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm, đặc biệt đối với giới trẻ Uyên et al., 2023) Các nhà tâm lý học nói rằng, các lo ngại( về việc bỏ lỡ có thể là một loại biến dạng nhận thức, gây ra những suy nghĩ không hợp lý, chẳng hạn như

10 tin rằng bạn bè ghét bạn nếu họ không mời bạn đến bữa tiệc, và điều này dễ dẫn đến bệnh trầm cảm (Uyên et al., 2023) Ngoài ra, chất lượng nội dung trên phương tiện truyền thông cũng là một trong những yếu tố liên quan đến trầm cảm và khả năng chú ý chánh niệm của một người Uyên et al., 2023) Các( trang mạng xã hội có thể chứa đầy những thông tin tiêu cực hoặc các tiêu chu•n không thực tế, điều đó kích thích so sánh bản thân liên tục với người khác và có thể góp phần gây ra cảm giác lòng tự trọng thấp và trầm cảm Uyên et al., 2023) ( Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1996 – 2009) (Sladek, S., & Grabinger, A., 2014), FOMO là một hiệu ứng tâm lý rất phổ biến và nó thường đi kèm với áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) (Bưởi et al., 2018) Thanh niên là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của việc lạm dụng mạng xã hội, đặc biệt là ở Việt Nam (một quốc gia đang phát triển) Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái mọi vấn đề và ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất (Bưởi et al., 2018) Đối với các bạn sinh viên, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng có một sức hút không nhỏ Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của mạng xã hội ở việc kết nối những cá nhân lại với nhau tạo nên một mạng lưới những mối quan hệ mà người sử dụng chỉ cần một vài thao tác qua bàn phím là có thể giải quyết được hàng tá vấn đề đặt ra trước mắt (Bưởi et al., 2018).

Xu hướng này phù hợp với xu hướng của các công trình nghiên cứu trước đây về nhận thức về căng thẳng và vấn đề khi sử dụng mạng xã hội (Hou et al., 2019) Một trong những yếu tố được xác định có liên quan đến mối quan hệ giữa nhận thức căng thẳng và việc sử dụng mạng xã hội là các triệu chứng trầm cảm và lo âu tiềm •n (Hou et al., 2019) Khi công nghệ cung cấp phương tiện giao tiếp không biên giới và vượt thời gian, mức độ FOMO thực sự đã giảm đối với những người tham gia các nghiên cứu khác (Chotpitayasunondh et al., 2016) Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin không giới hạn cũng khiến thanh thiếu niên nhận thức được nhiều nguồn giải trí, giáo dục và kết nối hiện có khác mà các họ không thể tiếp cận (Chotpitayasunondh et al., 2016) Do đó, việc sử dụng mạng xã hội đã đồng thời làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của FOMO đối với thanh thiếu niên (Vy et al., 2016) Điện thoại di động cũng gây ra bệnh não mạng, người mắc bệnh này trở nên ngày càng say mê bản thân [narcissism], không tập trung tư tưởng được lâu và thường có tâm trạng sợ bị bỏ lỡ (Vy et al., 2016) Nghiên cứu khác trước đây cũng cho thấy, sợ bỏ lỡ sẽ đóng vai trò tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân hơn các yếu tố khác tại Việt Nam (Phương et al., 2022) Phần đông đối tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành. Tâm lý sinh viên vẫn còn một phần nào đó không ổn định của tuổi chưa thành niên (Phương et al., 2022). Đặc biệt đối với sinh viên năm đầu, việc thích nghi những thay đổi từ môi trường mới, bạn bè mới, cách học mới dễ làm gia tăng tình trạng bất ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc (Phương et al., 2022) Bên cạnh đó, sinh viên cũng là những người có nhận thức và tư duy rất rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì mình đã làm, đang làm và phải làm (Bưởi et al., 2018) Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối có phần mang tâm lý nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát triển tốt các mối

11 quan hệ xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau này (có nghề nghiệp tốt, lập gia đình, ) (Phương et al., 2022) Nhìn chung, những đặc điểm tâm lý xã hội của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, sinh lý, môi trường sống và vai trò xã hội cụ thể mà cá nhân đang sống và hoạt động (Bưởi, 2018)

Nhìn chung, hiện tượng “Sợ bỏ lỡ” vẫn là mối đe dọa đáng báo động đối với người dùng mạng xã hội và giới trẻ mọi người có xu hướng dễ bị FOMO hơn trên mạng kỹ thuật số (Đoàn et al., 2022) Bởi lẽ đó, đối với các sinh viên gặp FOMO, rất nhiều khía cạnh trong đời sống của họ sẽ bị kéo và bị ảnh hưởng theo bao gồm các mặt như học tập, sức khỏe tinh thần, tài chính, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và cả các mối quan hệ trong cuộc sống (Đoàn et al., 2022) Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra giải pháp cho vòng lu•n qu•n này và xác định ranh giới giữa việc sử dụng hiệu quả và lạm dụng mạng xã hội ở sinh viên Việt Nam (Đoàn et al., 2022).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu dữ liệu

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả

Bảng mô tả thông tin cơ bản của mẫu

Giới tính Trường học Sinh viên năm

Nam Nữ UEH Khác Năm

Phần lớn các bạn sinh viên tham gia khảo sát là nữ chiếm 61.8% (tương đương 126 người) còn lại là các sinh viên nam 38.2% (78 người) Hơn một nửa số sinh viên đến từ trường ĐH Kinh tếTP.HCM 54.9% (112 sinh viên) và 91 sinh viên (45.1%) các bạn đến từ các trường ĐH khác trên địa bàn thành phố Đa số các bạn đều là sinh viên năm nhất (65.2%) với 133 bạn, 26 sinh viên năm hai (12.7%), 25 sinh viên năm ba (12.3%), 11 sinh viên năm bốn (5.4%) và 9 sinh viên thuộc các năm khác (4.4%)

Biểu đồ thể hiện thu nhập một tháng của sinh viên Tp Hồ Chí Minh

Theo thống kê, thu nhập chủ yếu của sinh viên tập trung vào mức 0 - 7 triệu đồng, chiếm 73% với 148 sinh viên Mức thu nhập từ 8 - 15 triệu đồng cũng khá phổ biến với 33 sinh viên, chiếm 16% Trong khi đó, chỉ có 23 sinh viên có thu nhập trên 15 triệu đồng, tương ứng với 11%.

Thống kê mô tả về ảnh hưởng của FOMO lên sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA FOMO

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi thường xuyên bị xao nhãng, mất tập trung trong giờ học.

Tôi dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội để theo dõi hoạt động của người khác.

Tôi cảm thấy khó tập trung mỗi khi làm bài tập.

Tôi cảm thấy áp lực mỗi khi thấy bạn bè đạt giải trong một cuộc kỳ nào đó mặc dù tôi không tham gia cuộc thi đó.

Tâm trạng tôi dễ bị ảnh hưởng từ các thứ tiêu cực hay tích cực trên mạng xã hội.

Tôi cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi thấy bạn bè đi chơi mà không có mình.

Tôi thường gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Tôi thường mua sắm những thứ không cần thiết chỉ để bắt kịp xu hướng hoặc thể hiện bản thân với người khác.

Tôi thường chi tiêu vượt quá mức cần thiết cho một thứ gì đó chỉ để giống với bạn bè xung quanh.

Tôi cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi có xu hướng mở rộng các mối quan hệ trên mạng xã hội hơn ở ngoài đời.

Tôi cảm thấy không hài lòng với các mối quan hệ hiện tại của mình.

Tôi thường so sánh bản thân với người khác 204 1 5 3,402 1,1766

Tôi cảm thấy bị phân tâm, lo lắng và căng thẳng về việc mình có thể đang bỏ lỡ điều gì đó.

Tôi thường xuyên kiểm tra và làm mới trang mạng xã hội để nhận được những thông báo và cập nhật thông tin mới nhất để theo kịp chủ đề.

Tôi gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn trong môi trường cá nhân và làm việc.

Tôi có xu hướng thay đổi hành vi, lối sống của mình để giống với những người xung quanh

Biểu hiện của hội chứng FOMO

Biểu đồ thể hiện những biểu hiện của hội chứng FOMO của sinh viên Tp Hồ Chí Minh

Dựa trên khảo sát của nhóm tác giả, 27% cho rằng họ cảm thấy buồn và thiếu sót khi bỏ lỡ một cơ hội, 19% tin rằng họ tự ti về bản thân mình tỉ lệ bị sợ so sánh với người khác là 17% Tỉ lệ người cho rằng

Trong một cuộc khảo sát, 15% số người tham gia thừa nhận liên tục kiểm tra điện thoại và mạng xã hội, trong khi 12% luôn đồng ý và lựa chọn những phương án mở Thêm vào đó, 9% bày tỏ rằng họ mua sắm không kiểm soát Đáng chú ý, chỉ có 1% sinh viên tham gia khảo sát khẳng định họ không hề biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của hội chứng FOMO.

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Giải pháp kiến nghị

Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1 và chương 2 Vấn đề nghiên cứu trọng tâm của dự án là về hệ quả của hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO - Fear of Missing Out) Sau khi phân tích những hệ quả ở chương 4, nhóm tác giả nhận thấy rằng hội chứng này gây ra hậu quả khá nghiêm trọng tới đời sống tinh thần và vật chất của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Vì thế, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm giảm thiểu sức ảnh hưởng do hội chứng này gây ra

Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội sẽ giúp bạn tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực Khi đắm chìm quá lâu vào thế giới ảo, bạn dễ bị cuốn theo những niềm vui và trải nghiệm của người khác, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như ghen tị, so sánh và lo lắng rằng mình đang bỏ lỡ những điều thú vị trong cuộc sống.

Xác định giá trị của bản thân: Dành thời gian để suy nghĩ về những gì mình thực sự quan tâm, mong muốn, và từ đó xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch cụ thể Khi có những giá trị, mục tiêu, định hướng rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân và không còn cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi nghĩ rằng mình đang bỏ lỡ điều gì đó.

Tập trung vào những gì mình đang có: Thay vì tập trung vào những điều mà mình đang bỏ lỡ, hãy tập trung vào những gì mình đang có Mỗi người đều có những trải nghiệm, giá trị riêng.Vì vậy, việc học cách trân trọng những gì mình đang có, tập trung cho mục tiêu hiện tại và tận hưởng cuộc sống của mình là vô cùng quan trọng

Học cách nói không: Học cách từ chối những lời đề nghị, lời mời sẽ khiến bản thân có thêm thời gian cho bản thân cũng như cho những điều thực sự phù hợp với mình.

Giáo dục cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về hội chứng FOMO (Sợ bỏ lỡ) Thông qua các phương tiện truyền thông và các hoạt động xã hội, cần cung cấp thông tin về các tác động tiêu cực của FOMO, chẳng hạn như:

Hội chứng FOMO là một hội chứng tâm lý bình thường và phổ biến, nhưng có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực nếu không được phát hiện và kiểm soát.

Có nhiều cách để đối phó với hội chứng FOMO, chẳng hạn như: giảm thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội, xác định giá trị của bản thân, tập trung vào những gì mình đang có, và học cách nói không. Thay đổi cách sử dụng mạng xã hội: Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, nhưng cũng có thể là một con dao hai lưỡi Vì vậy, cần thay đổi cách sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, tránh việc so sánh bản thân với người khác và chỉ tập trung vào những điều tích cực

Kết luận

Bài tiểu luận này đã trình bày được hệ quả của hội chứng FOMO đối với các sinh viên hiện nay qua hơn

200 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu là Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ biểu mẫu khảo sát, phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đều có hội chứng FOMO khá cao Trong tổng

204 người tham gia khảo sát, 38.73% số người tham gia mắc hội chứng FOMO ở mức độ 4 và 15.2% ở mức độ 5 Biểu hiện phổ biến nhất là họ cảm thấy buồn và thiếu sót khi bỏ lỡ một cơ hội Bên cạnh đó, việc lo lắng và dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác là nguyên nhân chính gây ra biểu hiện FOMO của sinh viên.

Về thành tích học tập, FOMO có tác động rất lớn trên phương diện này 54% sinh viên đồng ý rằng họ thường bị xao nhãng hoặc mất tập trung trong giờ học Ngoài ra, 45% trong số họ cho rằng họ dành quá nhiều thời gian trên nền tảng trực tuyến để theo dõi hoạt động của người khác và hơn một nửa (54%) của số học sinh cảm thấy khó tập trung khi làm bài tập.

Về sức khỏe tinh thần, FOMO gây ra những cảm xúc tiêu cực không đáng có cho sinh viên, gây hại cho sức khỏe tinh thần của họ Trong số những người tham gia khảo sát, 54% đồng ý rằng họ cảm thấy áp lực khi thấy bạn bè nhận được giải thưởng, 44% đồng ý rằng tâm trạng của họ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mạng xã hội và 41% cho rằng họ cảm thấy bồn chồn hoặc lo lắng khi bạn bè đi chơi.

Theo khảo sát về tài chính cá nhân, 51% học sinh thường khó khăn trong quản lý tài chính, dẫn đến tình trạng mua sắm không cần thiết chỉ để bắt trend hoặc thể hiện trước người khác.

Về các mối quan hệ, 38% người được hỏi, việc thiết lập các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày là một thách thức 51% cho rằng tôi thường so sánh bản thân với những người khác.

Về lối sống cá nhân, 58% người phản hồi lo lắng và căng thẳng về khả năng bỏ lỡ điều gì đó Người bình chọn cho biết họ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định trong cuộc sống cá nhân và công việc (50%) và họ thường xuyên kiểm tra và cập nhật trang mạng xã hội để theo kịp các cập nhật về chủ đề. Hội chứng FOMO là một vấn đề phổ biến ở sinh viên, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được Bằng cách nhận thức được những nguyên nhân gây ra hội chứng này và có biện pháp phòng tránh, sinh viên có thể hạn chế những tác động tiêu cực của FOMO đến cuộc sống của mình và có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.

Al-Furaih SAA, A.-A H (2021) Fear of missing out (FoMO) among undergraduate students in relation to attention distraction and learning disengagement in lectures Retrieved from https://link.springer.com/article/10.1007/s10639-020-10361-7

Altuwairiqi M, J N (2019) Problematic Attachment to Social Media: Five Behavioural Archetypes.

Retrieved from https://www.mdpi.com/1660-4601/16/12/2136

Ambika Seth, D P (2023) A Study On Social Media And The Fear Of Missing Out (FOMO) Retrieved from https://ijcrt.org/papers/IJCRT2306126.pdf

Bell, R Q (1964) he effect on the family of a limitation in coping ability in the child: A research approach and a finding Retrieved from https://www.jstor.org/stable/23082560

Berkman, L F (1993) Gender differences in cardiovascular morbidity and mortality: The contribution of social networks and support Retrieved from https://psycnet.apa.org/record/1994-14148-001

Blackwell, D L (2017) Extraversion, neuroticism, attachment style and fear of missing out as predictors of social media use and addiction Personality and Individual Differences Retrieved from https://doi.org/ 10.1016/j.paid.2017.04.039.

Bưởi, H T (2018) Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (Fomo) của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh Được truy lục từ https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/20254

Chinyoka, K a (2013) Uncaging the Caged: Exploring the Impact of Poverty on the Academic

Performance of Form Three Learners in Zimbabwe Retrieved from https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09751122.2013.11890087

Chotpitayasunondh, V & (2016) How “phubbing” becomes the norm: The antecedents and consequences of snubbing via smartphone Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0747563216303454

Dar, F a (2015) The influence of behavioural factors on investors investment decisions: a conceptual model International Journal of Research in Economics and Social Sciences.

Dennison, T (2018) Behavioural investing that breaks the boxes Retrieved from https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-981-13-0372-2_11 Đoàn Khánh Linh, T H (2022) HỘI CHỨNG SỢ BỎ LỠ (FOMO) TRÊN MẠNG XÃ HỘI: ĐÁNH GIÁ

TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Retrieved from https://rb.gy/cucu3y

Doan LP, L L (2022) Social Media Addiction among Vietnam Youths: Patterns and Correlated

Factors Retrieved from https://doi.org/10.3390/ijerph192114416

Evans, G W (2003) The built environment and mental health Retrieved from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3456225/pdf/11524_2006_Article_257.pdf Fumar, M S (2023) The Influence of Fear of Missing Out (FOMO), Sales Promotion, and Emotional

Motive Mediated Self-Control on Impulsive Buying for Hypebeast Products Retrieved from https://jurnal.usk.ac.id/riwayat/article/view/33581

Gupta, M & (2021) Fear of missing out: A brief overview of origin, theoretical underpinnings and relationship with mental health Retrieved from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8283615

Hassanzadeh, R R (2011) Effect of sex, course and age on SMS addiction in students Retrieved from https://www.academia.edu/download/84481021/12.pdf

Helsen, M V (2000) Social support from parents and friends and emotional problems in adolescence Retrieved from https://link.springer.com/article/10.1023/a:1005147708827

Hoşgửr H, K T (2017) ĩniversite ửğrencileri arasında sosyal medyadaki gelişmeleri kaỗırma korkusu yaygınlığının farklı değişkenler aỗısından incelenmesi.

Hou, X L (2019) The relationship between perceived stress and problematic social networking site use among Chinese college students Retrieved from https://doi.org/10.1556/2006.8.2019.26

Ilakkuvan, V J (2019) Patterns of social media use and their relationship to health risks among young adults Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1054139X18302659

Kacker P, S S (2020) Correlation of missing out (fomo), anxıety and aggressıon of young adults Retrieved from https://doi.org/10.29121/granthaalayah.v8.i5.2020.107

KEMP, S (2023) DIGITAL 2023: VIETNAM Retrieved from https://datareportal.com/reports/digital- 2023-vietnam

Keyes, C L (2006) Mental health in adolescence: is America's youth flourishing? Retrieved from https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1037/0002-9432.76.3.395

Langtry, A (2023) Keeping Up with "The Joneses": Reference-Dependent Choice with Social

Comparisons Retrieved from https://www.aeaweb.org/articles?id.1257/mic.20220088

Mccoy (2016) 3 steps for getting rid of fomo Retrieved from https://carlytheprepster com/2016/07/3- steps-for-getting-rid-of-fomo.html

Milyavskaya M, S M (2018) Fear of missingout: prevalence, dynamics, and consequences of experiencing FOMO Retrieved from https://doi.org/10.1007/s11031-018-9683-5

Milyavskaya, M S (2018) Fear of missing out: prevalence, dynamics, and consequences of experiencing FOMO Retrieved from https://doi.org/10.1007/s11031-018-9683-5

Przybylski, A K (2013) Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0747563213000800

Qutishat M, S L (2019) Relationship between fear of missing out and academic performance among omani university students: a descriptive correlation study Retrieved from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6745416/

Qutishat, M & (2019) Relationship between fear of missing out and academic performance among omani university students: A descriptive correlation study Retrieved from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6745416/

Rifkin J, C C (2015) Fomo: How the Fear of Missing Out Leads to Missing Out ACR North American

Social media usage among emerging adults has been linked to the fear of missing out (FOMO), which is associated with psychological distress A study by Savitri (2019) examined the impact of FOMO on the well-being of social media users in early adulthood The findings indicated that FOMO was positively correlated with anxiety, depression, and perceived stress, suggesting a detrimental effect on mental health These findings highlight the need for further research on the psychological consequences of FOMO and the development of strategies to mitigate its negative effects among young adults.

Schunk, D H (1997) Social origins of self-regulatory competence Retrieved from https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1207/s15326985ep3204_1

SEO, H (2023) 45 FOMO Statistics, Facts, and Trends Retrieved from https://www.holisticseo.digital/marketing/statistic/fomo

Spaargaren, G a (2000) Lifestyle, Consumption and the Environment: The Ecological Modernisation of

Domestic Consumption Retrieved from https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09644010008414512

Statistics, A B (2020-2022) National Study of Mental Health and Wellbeing Retrieved from https://www.abs.gov.au/statistics/health/mental-health/national-study-mental-health-and- wellbeing/latest-release

Stavins, J (2018) Consumer preferences for payment methods: Role of discounts and surcharges Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378426618301390 Tanhan, F ệ (2022) Fear of missing out (FoMO): A current review Retrieved from http://www.cappsy.org/archives/vol14/no1/cap_14_01_09_en.pdf

The definition of FOMO (2004) Retrieved from https://www.oed.com/search/dictionary/? scope=Entries&q=FOMO&tl=true

Trang, U (2023) MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CÓ VẤN ĐỀ VÀ TRẦM CẢM TẠI

VIỆT NAM: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NHẬN THỨC CHÚ Ý CHÁNH NIỆM Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/374228707 van der Cruijsen-Knoben, C D (2019) Trust in other people and the usage of peer platform markets.

Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0167268119302690

Vy, N H (2016) GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI

THÔNG MINH (SMARTPHONE) Retrieved from https://rb.gy/froddp

Ngày đăng: 12/08/2024, 13:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w