1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Ukvfta Đến Xuất Khẩu Hàng Điện Tử Của Việt Nam.pdf

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam
Tác giả Đinh Tiến Anh
Người hướng dẫn ThS. Trần Thu Thuỷ
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Về cơ bản, hiệp định này được ký kết dựa trên các nguyên tắc có sẵn trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EVFTA nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với khuôn

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH T Ế VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU

HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

Sinh viên: Đinh Tiến Anh

Trang 2

L ỜI C䄃ऀM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em

đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ đáng giá từ giáo viên, đồng nghiệp, bạn bè và

cả gia đình Em rất biết ơn những người đã hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Trần Thu Thuỷ - người đã hướng dẫn em một cách nhiệt tình và tỉ mỉ Những đánh giá và góp ý của cô đã giúp

em học hỏi rất nhiều, không chỉ về kiến thức mà còn về những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu và làm việc

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 3

3

DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH M ỤC BẢNG 8

DANH M ỤC HÌNH 8

PH ẦN MỞ ĐẦU 9

1 Tính c ấp thiết 9

2 M ục tiêu nghiên cứu 11

2.1 M ục tiêu chung 11

2.2 M ục tiêu cụ thể 11

3 Đối tượng nghiên cứu .11

4 T ổng quan tài liệu nghiên cứu 12

5 Kho ảng trống nghiên cứu 15

6 C ấu trúc của đề tài nghiên cứu .15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – VƯƠNG QU ỐC ANH (UKVFTA) ĐẾN XUẤT KHẨU 17

1.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu 17

1.1.4 Khái niệm hiệp định thương mại tự do 21

1.1.6 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do 23

1.1.7 Tác động của hiệp định thương mại 25

1.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) 27

1.2.1 Quá trình hình thành UKVFTA 27

1.2.2 Khái quát n ội dung hiệp định UKVFTA 28

1.2.3 Nh ững cam kết thương mại của Viêt Nam và Anh trong ngành hàng điện tử.32 CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Lý thuy ết về phương pháp chỉ số thương mại .37

2.1.1 Ch ỉ số so sánh RCA 37

2.1.2 Ch ỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu 38

2.2 Mô hình SMART 39

2.3 S ố liệu 42

2.3.1 V ới phương pháp chỉ số so sánh và Chuyên môn hóa xuất khẩu 42

2.3.2 Với phương pháp mô hình SMART 43

Trang 4

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – VƯƠNG QUỐC ANH ĐẾN

XU ẤT KHẨU HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM 45

3.1 Khái quát v ề ngành hàng điện tử của Việt Nam .45

3.1.1 Tình hình sản xuất 45

3.2 Tình hình xu ất khẩu của ngành hàng Việt Nam sang vương quốc Anh .49

3.2.1 Tình hình xuất khẩu của hàng điện tử của Việt Nam 49

3.2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành hàng điện tử của Việt Nam sang Anh 52

3.3 Đánh giá tác động thông qua phương pháp chỉ số thương mại .54

3.3.1 Ch ỉ số so sánh RCA 54

3.3.2 Ch ỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ES 57

3.4 Đánh giá tác động thông qua mô hình SMART .59

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 66

4.1 Hàm ý đối với chính phủ 66

4.2 Hàm ý đối với các doanh nghiệp 68

K ẾT LUẬN 70

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 72

Trang 5

5

DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACFTA ASEAN - China Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN

- Trung Quốc AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Association Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AJFTA ASEAN - Japan Free Trade

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CAGR Compound Annual Growth

CGE Computational General

Equilibrium Tính toán tổng cân bằng

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương

EFTA European Free Trade

Association Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu

EU European Union Liên minh châu Âu

Trang 6

EVFTA EU - Vietnam Free Trade

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GATT General Agreement on Tariffs

and Trade

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân

GPA Government Procurement

Agreement Hiệp định mua sắm của Chính phủ

ILO International Labour

Organization Tổ chức Lao động quốc tế ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế

MERCOSUR Mercado Común del Sur Thị trường chung Nam Mỹ

MFN Most Favoured National Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

NAFTA North American Free Trade

Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

NT National Treatment Nguyên tắc đối xử quốc gia

RCA Relative Comparative

Advantage Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu SDV Samsung Display Vietnam Samsung Display Việt Nam

SMART Software for Market Analysis

and Restrictions on Trade Mô hình tiếp cận cân bằng từng phần

Trang 7

7

SEHC Samsung Electronics HCMC

CE Complex

Samsung Electronics thành phố Hồ Chí Minh

SEV Samsung Electronics Viet Nam Samsung Electronics Việt Nam

SEVT Samsung Electronics Viet Nam

TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối

với Thương mại

TPP Trans-Pacific Partnership

Agreement

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

TRIPs Trade-Related Aspects of

Intellectual Property Rights Thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

UKVFTA United Kingdom - Vietnam Free

Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh

USD United State Dollar Đô la Mỹ

WDI World Development Indicator Chỉ số phát triển thế giới

WITS World Integrated Trade Solution Giải pháp thương mại tổng hợp thế

giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 8

DANH M ỤC B䄃ऀNG

ch 甃ऀ yếu c甃ऀa Việt Nam 54

hàng xu ất khẩu ch甃ऀ lực c甃ऀa Việt Nam 57

B ảng 3 6 Kết quả c甃ऀa 2 kịch bản mô hình Smart 59

B ảng 3 8 Các mặt hàng gặp bất lợi tại kịch bản 2 62

B ảng 3 9 : 5 quĀc gia được lợi nhất từ kịch bản 2 64

B ảng 3.10: 5 quĀc gia bị hại nhiều nhất từ kịch bản 1 65

DANH M ỤC HÌNH Hình 3.1: Kim ng ạch xuất khẩu nghành điện tử c甃ऀa Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 50

Hình 3 2: Các th ị trường xuất khẩu ch甃ऀ lực 50

t ổng kim ngạch xuất khẩu c甃ऀa Việt Nam 51

Trang 9

về xuất khẩu ngành hàng điện tử Theo BộCông Thương, mặc các tác động của đại dịch Covid-19, kim ng ạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam năm 2021 vẫn tăng khoảng 14% so với năm trước, đạt 50,82 tỷ USD 2 và trở thành ngành hàng đứng thứ 2 trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD tại Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, tại thị trường Châu Âu, Anh hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 và cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam Cụ thể, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh năm 2021tăng 17,2%, đạt mốc 6,6 tỷ USD so với năm 2020 Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 5,8 tỷUSD, tăng 16,4% và xuất khẩu của Anh đạt 849 triệu USD, tăng 23,6% 3 Riêng với

fdi.html#:~:text=T%C3%ADnh%20chung%20n%C4%83m%202021%2C%20kim,h%C3%A0ng%20h%C3

%B3a%20c%E1%BB%A7a%20c%E1%BA%A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc

3 Vietnamplus, “Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Anh”, truy cập tại:

https://www.vietnamplus.vn/infographics-kim-ngach-thuong-mai-song-phuong-viet-namanh/801143.vnp

Trang 10

mặt hàng điện tử, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Anh giá trị xuất khẩu hàng điện tử đều tăng dần qua các năm

Sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác chung giữa Việt Nam - Vương quốc Anh; từ đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -

EU (EVFTA) ra đời Hiệp định này vô cùng quan trọng và mang lại nhiều lợi ích, cơ hội không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước thành viên Liên minh Châu Âu Tuy nhiên, việc Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu vào ngày 31/1/2020 4 khiến cho các ưu đãi mà Việt Nam được hưởng từ EVFTA không còn được áp dụng tại Vương quốc Anh Vì vậy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) ra đời nhằm duy trì quan hệ hợp tác, mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa hai quốc gia phát triển, hạn chếcác tác động của Brexit Về cơ bản, hiệp định này được ký kết dựa trên các nguyên tắc có sẵn trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa hai nước Thông qua hiệp định này, các ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như ngành hàng điện tử cũng có thêm nhiều tiềm năng phát triển Vì vậy, UKVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại các tác động tích cực tới thương mại của Việt Nam cũng như Vương quốc Anh thông qua các cam kết cắt giảm thuế quan, đặc biệt là với ngành hàng điện tử

Việc nghiên cứu các tác động của UKVFTA tới ngành hàng điện tử là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn hạn chế, vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động tiềm năng của Hiệp định thương mại tự

do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) tới xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam” nhằm phân tích và chỉ ra những tác động của UKVFTA đặc biệt là cam kết cắt giảm thuế quan đến xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam cũng như tìm ra những cơ hội và thách

4 VTV News, “Ngày 31/1/2020, Anh chính thức rời EU”, truy cập tại: https://vtv.vn/chao-buoi-sang/ngay-

31-1-2020-anh-chinh-thuc-roi-eu-2020013107032089.htm

Trang 11

Đánh giá những tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng điện tử của

Việt Nam, từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm tận dụng những cơ hội, cũng như hạn chế tác động tiêu cực để đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử sang Vương quốc Anh thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thऀ

- Trình bày và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệp định thương mại tự

do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)

- Phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành điện tử của Việt Nam sang Vương

Quốc Anh

- Đánh giá tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam sang Vương Quốc Anh

- Đưa ra một số hàm ý chính sách cho chính phủ và các doanh nghiệp để đẩy

mạnh xuất khẩu hàng điện tử sang Vương Quốc Anh

3 ĐĀi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu

của ngành điện tử Việt Nam trước và sau khi tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)

Trang 12

Nam EU trong đó có Anh Cuối năm 2021 là khoảng thời gian một năm sau khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực)

4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao nhằm mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển quan hệ thương mại với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự

do Việc ký kết các hiệp định này mang tới cả những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam Vì vậy, có nhiều nghiên cứu

đã phân tích và chỉ ra những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên trong FTA Các bài nghiên cứu này chủ yếu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính đểđánh giá tác động của các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ của FTA với phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác động việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan với thương mại các nước thành viên FTA thông qua một số mô hình như mô hình SMART Qua đó, các nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên trong FTA

bị tốt nhất cho EVFTA trong lĩnh vực dược phẩm

Trang 13

13

Vũ Thanh Hương và Phạm Minh Tuyết (2017) đã đánh giá các tác động tiềm năng của Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đối với nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ EU Bài nghiên cứu áp dụng mô hình SMART dựa trên hai kịch bản Kết quả cho thấy EU sẽ vẫn là một trong những nguồn cung cấp ô tô lớn nhất cho Việt Nam trong thời gian tới và lượng ô tô nhập khẩu từ EU cũng sẽ gia tăng đáng

kể sau khi EVFTA có hiệu lực Tuy nhiên, khi Việt Nam cũng mở rộng phạm vi xóa bỏ thuế quan sang ASEAN + 3, việc nhập khẩu ô tô từ EU cũng sẽ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể Trong cả hai kịch bản, tác động tạo lập thương mại đều lớn hơn tác động chuy ển hướng thương mại nên việc ký kết hiệp định EVFTA sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam Qua đó, bài viết đưa ra một số hàm ý đối với chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước để chuẩn bị tốt hơn cho EVFTA và tận dụng được những cơ

h ội mà hiệp định này mang lại

Đỗ Thị Hòa Nhã và cộng sự (2019) đã phân tích tình hình xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2008-2016 Cụ thể, bài viết chỉ ra việc xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn này tại Việt Nam gia tăng liên tục, nhiều mặt hàng

có lợi thế so sánh cao Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại khiến khảnăng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn tiếp theo như: nâng cao lợi thế

c ạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại,

Nghiên cứu về những cơ hội từ UKVFTA của Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) (2020) đã phân tích rằng Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang Anh vì dư địa tăng trưởng hàng hóa của Việt Nam tại quốc gia này rất lớn Hiện nay lượng hàng hóa xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu lên tới 700 triệu USD của Anh (năm 2019) Tuy nhiên khi Anh rời khỏi EU thì những cam kết giữa hai quốc gia không còn được duy trì Do đó,

Trang 14

UKVFTA đóng vai trò như một hiệp định mới vô cùng quan trọng, kế thừa những kết quả đàm phán tích cực từ EVFTA

Bài viết của Hà Văn Hội (2021) trên VNU Journal of Economics and Business

đã phân tích và chỉ ra những cơ hội mới với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh khi UKVFTA được ký kết; đồng thời, chỉ ra những thách thức, khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong tương lai Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp nhà nước, cũng như các doanh nghiệp trong nước để có thể tận dụng thời cơ và hạn chế những khó khăn mà UKVFTA mang lại

Bài viết “Cải thiện năng lực nội tại khai thác các cơ hội mới từ UKVFTA” trên trang VietnamPlus đã chỉ ra những lợi ích mà Việt Nam đạt được sau hơn 1 năm ký kết UKVFTA Cụ thể, theo hiệp định, Vương quốc Anh cam kết cắt giảm tới hơn 85% thuế nhập khẩu với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, giúp tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam Vì vậy, dưới những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh vẫn tăng trưởng liên tục sau khi hiệp định được ký kết Tuy nhiên, để nâng cao khả năng xuất khẩu của mình, bài viết cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất

Bên cạnh những cơ hội lớn lao có được từ UKVFTA, bài viết “Các nhà xuất khẩu kêu gọi cải thiện chất lượng, tuân thủ các quy tắc xuất xứtheo UKVFTA” được đăng trên báo VietnamPlus đã chỉ ra những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt liên quan phần lớn đến việc tuân thủ các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt Thị trường Anh đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng đối với các sản phẩm nhập khẩu, buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm để chinh phục thị trường kén chọn Bên cạnh đó, để các cam kết cắt giảm thuế quan được thực hiện theo đúng lộ trình đã ký kết, chính phủ Việt Nam cần phải có những quy định và giám sát việc sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 15

5 Khoảng trĀng nghiên cứu

Là một hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam có hiệu lực từ năm

2021, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệp định này đối với hoạt động thương mại của Việt Nam Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp và mô hình phân tích để đánh giá tác động của quá trình hội nhập khu vực và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, cũng như ảnh hưởng của

một số hiệp định đối với các ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành hàng điện

tử

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đào sâu vào việc phân tích tác động

của UKVFTA đối với ngành công nghiệp điện tử - một trong những ngành hàng quan

trọng của Việt Nam - với dữ liệu cập nhật Do đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của UKVFTA đối với việc xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam sang Anh - một trong những thị trường quan trọng trong hoạt động thương mại của

Việt Nam nói chung, và trên thị trường quốc tế nói riêng

6 Cấu trúc c甃ऀa đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 4 chương cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của hiệp định thương mại tự do

Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đến hoạt động xuất khẩu

Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Trang 16

Chương 3: Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) đến xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam sang Anh

Chương 4: Một số hàm ý cho Việt Nam

Trang 17

17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG

M ẠI TỰ DO VIỆT NAM – VƯƠNG QUỐC ANH (UKVFTA) ĐẾN XUẤT

KH ẨU

1.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 được ban hành ngày 14/06/2005 quy định như sau: "Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."

Theo Wikipedia: “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân”

Theo thư viện học liệu mở Việt Nam: “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch

vụ của một quốc gia này sang một quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống Song hoạt động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian nhi ều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ theo các tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau.”

Nhìn chung, có thể hiểu đơn giản xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia sang các vùng lãnh thổ đặc biệt trên chính quốc gia đó hoặc sang một quốc gia khác, dựa trên cơ sở lấy tiền tệ làm phương tiện thanh toán, nhằm đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp và bản thân quốc gia đó Hoạt động này không diễn

ra riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ trao đổi mua bán trong một nền kinh tế bao gồm các tổ chức bên trong và bên ngoài

Trang 18

1.1.2 Vai trò c 甃ऀa xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh giúp nền kinh tế của một quốc gia đạt được nhiều lợi ích Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia có thể tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm, Vì vậy, hoạt động này luôn được khuyến khích phát triển tại nhiều quốc gia Theo Nguyễn Thị Kim Hằng (2019), xuất khẩu hàng hóa có một số vai trò điển hình như sau:

Th ứ nhất, xuất khẩu làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy

nền kinh tế và làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của một quốc gia Đây cũng được xem như một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường hoạt động của mình khi thị trường trong nước dần trở nên bão hòa Xuất khẩu tăng sẽ trở thành động lực phát triển cho các doanh nghiệp trong nước, giúp họ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình; từ đó, giúp thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của chính quốc gia đó

Th ứ hai, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp, các quốc gia có thể phủ sóng tên tuổi,

thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế Khi các công ty trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút người tiêu dùng tại quốc gia khác sẽ giúp doanh nghiệp đó có thể khẳng định được tên tuổi của mình và có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường hàng hóa và dịch vụ nước ngoài Bên cạnh đó, khi một quốc gia có nhiều thương hiệu tên tuổi trên thị trường thế giới cũng sẽ giúp quốc gia đó khẳng định được vị thế và hình ảnh của mình với các nhà đầu tư nước ngoài

Th ứ ba, xuất khẩu giúp mở rộng quy mô nền kinh tế thế giới và quan hệ hợp tác

gi ữa các quốc gia Một quốc gia sẽ xuất khẩu các mặt hàng sản xuất dư thừa hoặc các mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thếso sánh hơn so với các quốc gia khác; đồng thời, họ sẽ nhập khẩu các mặt hàng trong nước không có lợi thế sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại quốc gia mình Thông qua xuất nhập khẩu, một quốc gia có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi công nghệ, kinh nghiệm quản lý với các quốc gia khác với chi phí

và rủi ro thấp nhất Vì vậy, xuất khẩu là cơ sở quan trọng, giúp tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia

Trang 19

19

Th ứ tư, xuất khẩu giúp giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện chất lượng cuộc

sống của dân cư tại nhiều quốc gia Thông qua việc gia tăng sản xuất, một doanh nghiệp cần thuê nhiều lao động hơn để mở rộng hoạt động sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chủyếu dựa vào nhân công thay vì máy móc Điều này giúp tạo ra nhiều việc làm với thu nhập tốt hơn cho người lao động; từ đó, giúp họ tự nâng cao đời sống của chính mình Ngoài ra, xuất khẩu giúp quốc gia thu về một nguồn ngoại tệ, vừa để gia tăng ngân sách quốc gia, vừa để nhập khẩu các mặt hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước

Hiện nay, có thể phân chia ra thành rất nhiều các hình thức xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, buôn bán đối lưu, xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế, tạm nhập tái xuất và nhiều hình thức khác 5 Tuy nhiên, xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu

ủy thác (xuất khẩu gián tiếp) là hai hình thức xuất khẩu hàng hóa chủ yếu Theo Phạm Duy Liên (2012), hai hình thức xuất khẩu này được định nghĩa và có ứu điểm như sau:

Đầu tiên, xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua và bên bán

hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng thoại thương với nhau trên cơ sở các điều khoản phải phù hợp với luật lệ của các quốc gia tham gia ký kết và phù hợp với thông lệ quốc tế Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể là người trực tiếp sản xuất hàng hóa và cũng có thể là các công ty thương mại đứng ra thu gom hàng hóa được sản xuất trong nước, trực tiếp ký kết, đàm phán, cũng như thực hiện trao đổi mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài Đây

là hình thức xuất khẩu phù hợp với hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp khác nhau, giúp các doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra, đây cũng là loại hình phù hợp với các doanh nghiệp muốn nâng cao tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế

Ưu điểm của phương thức này là doanh nghiệp có thể trực tiếp tìm hiểu và làm

vi ệc với đối tác của mình; từ đó, tạo được sựtin tưởng và hạn chế được các rủi ro trong quá trình giao dịch kinh doanh với bản thân doanh nghiệp và khách hàng của họ Bên

5 Nguyễn Văn Dương (2021) “Các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa” Truy cập tại:

https://luatduonggia.vn/xuat-khau-la-gi-cac-hinh-thuc-va-vai-tro-cua-hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa/

Trang 20

cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp trải nghiệm và có thêm được nhiều thông tin hữu ích về thị trường tại nước nhập khẩu, tạo điều kiện gia tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai Đặc biệt, doanh nghiệp có thể nâng cao lợi nhuận của mình thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp do không phải tốn thêm chi phí cho các bên trung gian

Th ứ hai, xuất khẩu 甃ऀy thác hay xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp

trực tiếp sản xuất ra hàng hóa sẽủy thác cho đơn vị nhận ủy thác để thực hiện quá trình xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác Với hình thức này, doanh nghiệp nhận

ủy thác sẽ phải ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với doanh nghiệp trong nước và nhận phí ủy thác xuất khẩu từ doanh nghiệp trực tiếp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sau khi bên nhận ủy thác thực hiện xong các nghĩa vụ của mình Thông thường, các doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu gián tiếp thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực còn hạn chế, thiếu hiểu biết về thị trường nước ngoài, hoặc chịu nhiều rào cản từ nhà nước Còn các doanh nghiệp nhận ủy thác có thểlà các công ty thương mại xuất khẩu, các tổ chức gom hàng và xuất khẩu hoặc các nhà xuất khẩu chuyên nghiệp…

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể tiết kiệm thêm được nhiều chi phí, nhất là với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không thường xuyên thực hiện việc xuất khẩu Nguyên nhân là do với các doanh nghiệp này, việc thuê ngoài sẽ rẻ và hiệu quả hơn việc phải tự thành lập ra một bộ phận xuất nhập khẩu riêng Hơn nữa, các doanh nghiệp nhận ủy thác thường là các doanh nghiệp uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu nên các doanh nghiệp này có thể nhanh chóng hoàn thành các thủ tục xuất khẩu và đưa ra mức giá tốt nhất, thậm chí tốt hơn mức giá mà doanh nghiệp

tự đứng ra thực hiện mỗi lần muốn xuất khẩu một lô hàng nhỏ lẻ Vì vậy, đây cũng là hình thức xuất khẩu tối ưu nhất, hạn chế được nhiều rủi ro về mặt pháp lý, chứng từ, cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ bởi hình thức này không yêu cầu các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu phải có kiến thức về xuất nhập khẩu, cũng không cần đầu tư thêm nhân sự chuyên môn cho mảng này

Trang 21

21

1.1.4 Khái ni ệm hiệp định thương mại tự do

Cho tới nay có rất nhiều các khái niệm về FTA được phát triển dựa trên kinh nghiệm và quan điểm của các tổ chức, quốc gia khác nhau Tuy nhiên, có một số khái niệm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi tại đa số các quốc gia và tổ chức trên thế giới như sau:

Năm 1947, quan điểm lần đầu tiên về khu vực thương mại tự do (Free Trade Area) tại điều XXIV - điểm 86 tại Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) được đưa

ra như sau: “Một khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuếquan Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế vềthương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV and XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do”

Có thể thấy, quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng lại ở cắt giảm thuế quan và giảm một số quy định thương mại khác

Tuy nhiên, khái niệm này đã được mở rộng hơn về phạm vi cũng như các cam kết

tự do hóa từ khoảng thập niên 90 Theo Bùi Đức Hưng (2010), các FTA hiện nay đã mở

r ộng hơn các cam kết đã có trong GATT/WTO và các vấn đềthương mại mới mà WTO chưa có quy định bên cạnh các cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới bao gồm các chính sách cạnh tranh, mua sắm chính ph ủ, cơ chế giải quyết tranh chấp, quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn và hợp chuẩn, So với giai đoạn trước, khái niệm vềFTA cũng được mở rộng ra để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế sâu rộng giữa hai hay một nhóm nước với nhau Ngoài ra, các FTA còn có thể được biết đến với các tên gọi khác như: EPA (Economic Partnership Agreement) - Hiệp định Đối tác Kinh tế, RTA (Regional Trade Agreement) - Hiệp định thương mại Khu vực, nhưng xét về bản chất không thay đổi

Trang 22

Tuy nhiên theo cách hiểu chung nhất, FTA được hiểu là một thỏa thuận thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm hạn chế hoặc xóa bỏ các rào cản trong hoạt động thương mại dưới dạng: thuế quan, các hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, và thúc đẩy hoạt động trao đổi mua bán giữa các nước thành viên với nhau Từ đó, tạo ra một thị trường chung thống nhất về hàng hóa và dịch vụ

Theo Lê Thị Thuỳ Vân (2015), hiện nay, có rất nhiều FTA đã và đang được ký kết nhưng vẫn chưa có các tiêu chí thống nhất để phân loại cái FTA này Tuy nhiên, trên thực

tế, có hai cách phân loại hiệp định thương mại tự do phổ biến nhất là phân loại dựa trên quy mô, sốlượng thành viên và phân loại dựa trên phạm vi và nội dung cam kết của các hiệp định đó

a Phân lo ại theo quy mô, số lượng thành viên tham gia

FTA song phương (BFTA): là loại FTA được đàm phán và ký kết giữa hai quốc

gia và hiệu lực của nó cũng chỉ có tác dụng đối với hai quốc gia này Vì vậy, so với các loại FTA khác, thỏa thuận giữa các nước tham gia sẽ nhanh gọn hơn, đơn giản hơn và dễdàng đàm phán hơn Đây là loại FTA được ký kết chủ yếu hiện nay, phát triển nhanh chóng không chỉ về sốlượng mà còn về chất lượng cam kết Ví dụ:

FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Nhật Bản…

lên, chủ yếu là các quốc gia trong cùng một khu vực hoặc có vịtrí địa lý gần nhau, nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác và trao đổi thương mại giữa các nước thành viên; đồng thời, gia tăng quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực, từng bước cải thiện vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế bằng cách tận dụng được những ưu thế về vịtrí địa lý

Ví dụ về FTA khu vực: NAFTA, AFTA, EC

do (FTA khu vực) với một nước, một sốnước hoặc một khu vực thương mại tự do khác Hiện nay, FTA hỗn hợp đang dần gia tăng về sốlượng hiệp định ký kết mặc dù việc ký kết và đạt được thỏa thuận giữa các nước thành viên trong loại hiệp định này khá khó

Trang 23

23

khăn và phức tạp Có thể kểđến một số hiệp định như: FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), FTA Việt Nam - EU, EVFTA, FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA),…

b Phân lo ại theo phạm vi và nội dung cam kết

FTA này thường có phạm vi hẹp, cũng như mức độ tựdo hóa hạn chế Cụ thể, thông thường, FTA truyền thống chỉ bao gồm các cam kết tựdo hóa thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và một số ít các cam kết về tựdo hóa thương mại dịch vụ, các nguyên tắc chung vềđầu tư, cạnh tranh… nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có tính ràng buộc cao Cụ thể, tất cả8 FTA được ký kết trước năm 2014 6 của Việt Nam đều

là các FTA truy ền thống, với nội dung chủ yếu là cắt bỏ thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các thành viên tham gia

Các FTA này có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa mạnh hơn FTA truyền thống với các cam kết tựdo hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… Bên cạnh đó, mức độ cam kết mở cửa

cũng mạnh hơn, thường xóa bỏ thuếquan đối với khoảng 95-100% số dòng thuế Ví dụ: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộXuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

1.1.6 Nội dung cơ bản c甃ऀa Hiệp định thương mại tự do

a, Tự do hóa đầu tư

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt trong các FTA của các nước đang phát triển thì tự do hóa đầu tư ngày càng trở nên quan trọng Nó giúp các nước bên tham gia FTA gỡ bỏ hàng rào cản trở đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển

6 Trung tâm WTO và Hội nhập phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI (2019) Có những loại FTA nào?

Trang 24

b, Tự do hóa thương mại dịch vụ

Việc hiểu FTA qua nghĩa hiện đại ở trên có thể thấy rằng các FTA hiện nay còn bao gồm các quy định về thương mại dịch vụ, các nước trong hiệp định FTA mở cửa thị trường dịch vụ với nhau Tuy nhiên, cũng tùy vào FTA mà cam kết mở cửa của dịch vụ khác nhau nhưng nhìn chung tự do hóa trong thương mại dịch vụ vẫn không cao bằng tự do hóa thương mại hàng hóa

Thương mại tự do hàng hóa thông thường bao gồm bốn nội dung chính sau đây:

(i) Đầu tiên, có quy định về việc giảm hoặc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan

(ii) Thứ hai, quy định về các mặt hàng cụ thể được bao gồm trong danh mục cắt giảm thuế quan Thông thường, việc cắt giảm áp dụng cho khoảng 90% thương mại

(iii) Thứ ba, lộ trình cắt giảm thuế quan, thường kéo dài không quá 10 năm (iv) Cuối cùng, có các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ Ngoài ra, còn

có một số nội dung khác liên quan đến việc tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu

tư, các biện pháp hạn chế định lượng, rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường

Trong một hiệp định FTA, điểm nổi bật và quan trọng nhất thường là các cam kết về việc loại bỏ hoặc giảm các thuế và rào cản phi thuế đối với hàng hóa Các mức thuế thường được giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc theo một lộ trình cụ thể được quy định cho từng loại hàng hóa Với sự hội nhập sâu rộng như hiện nay, các mức thuế và rào cản phi thuế thường được loại bỏ hoặc giảm xuống mức rất thấp, trừ một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm được liệt kê

Trang 25

25

Ngoài việc quy định về thuế, các hiệp định FTA ngày nay cũng đưa ra các hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác Quy định về nguồn gốc hàng hóa thường được xác định để đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các nước thành viên trong hiệp định Đồng thời, các quy định về thủ tục hải quan cũng được đơn giản hóa để đảm bảo sự hòa hợp giữa các quốc gia

1.1.7 Tác động c甃ऀa hiệp định thương mại

a Tác động tích cực

Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) là cơ chế quan trọng cho các quốc gia chưa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phát triển nguyên tắc tự do hóa thương mại và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO trong tương lai

Đặc biệt, FTA thường dựa trên nền tảng nguyên tắc của WTO và thậm chí mở rộng hơn nguyên tắc này về tự do hóa thương mại ở một số lĩnh vực cụ thể Vì vậy, tham gia FTA có thể giúp các quốc gia chưa tham gia WTO thích ứng với yêu cầu

về tự do hóa thương mại theo nguyên tắc của WTO

Hơn nữa, FTA có thể hỗ trợ quá trình tự do hóa thương mại trong WTO bằng cách thiết lập các mô hình đàm phán và quy trình cụ thể cho một khu vực thương mại tự do, tạo ra một cơ sở lý tưởng cho các cuộc đàm phán đa phương

Quan điểm ủng hộ sự hình thành của các FTA là chúng sẽ đóng vai trò như một con đường thay thế cho quá trình tự do hóa thương mại đa phương Baldwin (1996)

đã phân tích "Hiệu ứng Domino" của việc hình thành các FTA, chỉ ra rằng việc FTA hình thành sẽ thúc đẩy các quốc gia không tham gia cùng gia nhập FTA, lo ngại về việc bị xem xét một cách không công bằng và không được hưởng lợi từ ưu đãi mà các quốc gia tham gia FTA dành cho nhau Sự phát triển của FTA cùng với quá trình

mở rộng và tích hợp thành viên sẽ hướng tới việc bao phủ toàn bộ nền kinh tế thế giới

Trang 26

b Tác động tiêu cực

FTA có thể đặt ra một số thách thức đối với hệ thống thương mại đa phương thông qua việc áp đặt các quy định nguồn gốc xuất xứ đa dạng và thông qua việc thúc đẩy việc vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử trong các hiệp định thương mại tự do song phương, thậm chí có thể gây ra sự đảo lộn với các nguyên tắc cơ bản của WTO Điều này được nhấn mạnh bởi những người phản đối quan điểm về sự tự

do hóa thương mại khu vực và sự hình thành các FTA, với những học giả như Jadish, Bhagwati (1993) và Annie O.Krueger (1997, 1999)

Một quan điểm đáng chú ý là việc thúc đẩy các FTA yêu cầu sự đầu tư đáng kể

về tài chính, kỹ thuật và nhân lực trong suốt quá trình nghiên cứu, đàm phán và thực thi Điều này có thể dẫn đến việc hao mòn nguồn lực cho các quốc gia nhỏ, từ đó làm giảm khả năng tham gia vào các cuộc đàm phán về tự do hóa thương mại đa phương Ngoài ra, việc theo đuổi các FTA cũng có thể gây ra sự giảm sức ủng hộ cho tiến trình tự do hóa đa phương Trước đây, khi các quốc gia chỉ có lựa chọn giữa bảo

hộ hoặc tự do hóa thương mại đa phương, các nhóm ủng hộ tự do hóa thương mại có

thể tập trung trong các cuộc đàm phán đa phương Tuy nhiên, với lựa chọn khác là

tự do hóa thương mại thông qua các FTA, các lực lượng này có thể chấp nhận mức

độ tự do hóa theo phạm vi của FTA

FTA có thể tạo ra các hình thức bảo hộ mới Những quy định ưu đãi chỉ dành riêng cho các thành viên FTA có thể tạo ra các nhóm lợi ích mới, từ đó làm cản trở quá trình cải cách bên trong do sự lo ngại về việc mất ưu thế thị trường tạo ra bởi FTA Thậm chí, việc phân biệt đối xử này có thể gây ra xung đột và căng thẳng mới trong xã hội

Các FTA với sự chênh lệch về sức mạnh giữa các thành viên có thể dẫn đến việc áp đặt mô hình tự do hóa từ các quốc gia mạnh, gây khó khăn cho mô hình hội nhập chung trong WTO Trong WTO, sức mạnh của các quốc gia lớn bị hạn chế bởi

Trang 27

27

quy tắc biểu quyết của 2/3 số thành viên là các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, trong FTA, các quốc gia mạnh dễ dàng hơn trong việc áp đặt quyền lực kinh tế và chính trị của họ đối với các thành viên yếu hơn Một ví dụ điển hình là Mỹ đã áp đặt hiệp định phụ về lao động và môi trường cho Mexico trong NAFTA, sử dụng quyền lực kinh tế của mình để ép buộc

Các nước lớn luôn muốn áp dụng mô hình tự do hóa của họ cho WTO, trong khi WTO vẫn chưa thống nhất được mô hình chính sách chung Việc áp dụng các

mô hình khác nhau thông qua FTA càng làm tăng thêm khó khăn cho việc đồng thuận một mô hình tự do hóa thống nhất trong khuôn khổ đa phương

1.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương QuĀc Anh (UKVFTA) 1.2.1 Quá trình hình thành UKVFTA

Sau khi Anh rời khỏi liên minh Châu Âu (EU) vào tháng 08/2018, các ưu đãi mà Việt Nam được hưởng từ EVFTA không còn được áp dụng tại Vương quốc Anh Vì vậy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA) ra đời nhằm duy trì quan hệ hợp tác, mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa hai quốc gia, đồng

th ời, tránh các tác động mà Brexit mang lại

Khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 11/2020, ở cấp bộ trưởng và kỹ thuật, các bên đã tiến hành thảo luận Ngày 11 tháng 12 năm 2020 7 , việc ký kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộtrưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã tạo cơ sở quan trọng để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết nhằm giúp 2 nước chính thức ký kết hiệp định Vào 21 giờ ngày

29 tháng 12 năm 2020, theo giờ Việt Nam, tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết

và bắt đầu có hiệu lực vào 6 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2021, theo giờ Việt Nam Về cơ bản, hiệp định này được ký kết dựa trên các nguyên tắc có sẵn trong Hiệp định thương

7 Trung tâm WTO và Hội nhập phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI (2021) Việt Nam - Anh & Bắc Ailen (UKVFTA)

Trang 28

mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với khuôn khổthương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Vương quốc Anh

1.2.2 Khái quát nội dung hiệp định UKVFTA

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh gồm 9 điều và 01

phụ lục; 01 hiệp định và 01 thư từ hai bên Nội dung của UKVFTA về cơ bản sẽ tương đồng với EVFTA, bao gồm các chủ đề sau: thương mại hàng hóa, quy tắc về

xuất xứ, hải quan và thúc đẩy thương mại thuận lợi, các biện pháp vệ sinh an toàn

thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (bao

gồm quy định chung và cam kết thị trường mở), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác xây dựng năng lực và pháp lý

 Thương mại dịch vụ

Các bên đã đồng ý chấp nhận và thừa nhận toàn bộ cam kết của EVFTA, bao

gồm cả cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư, như sau:

+ Tiếp cận thị trường: Các cam kết cụ thể được liệt kê, trừ khi có ghi chú khác, hai bên đều đồng ý không áp dụng các hạn chế liên quan đến số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường, giá trị giao dịch, hoạt động kinh doanh, vốn đầu tư nước ngoài, hình thức pháp lý, và số lượng nhân sự được tuyển dụng

+ Đối xử quốc gia: Các cam kết cụ thể được liệt kê, hai bên cam kết đối xử đồng đều với các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư của mình, trừ khi có quy định khác trong các cam kết

+ Đối xử như nhà đầu tư trong nước: Đối với các doanh nghiệp của nhà đầu

tư của một bên đã hoạt động trên lãnh thổ của bên kia, hai bên cam kết đối xử như doanh nghiệp trong nước của họ, trừ khi có ngoại lệ được nêu trong các cam kết

Trang 29

29

+ Đối xử tối hưởng quốc: Các cam kết không áp dụng trong các lĩnh vực như thông tin truyền thông, văn hóa, thể thao và giải trí, vận tải hàng không và thương quyền hàng không, thủy sản và nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và săn bắn, khai thác

mỏ và dầu khí

Bên cạnh đó, UKVFTA đưa ra một số điều chỉnh nhất định như sau:

- Dịch vụ ngân hàng: Chúng tôi đồng ý xem xét việc cho phép các tổ chức tín

dụng từ Vương quốc Anh nâng tỷ lệ sở hữu tối đa lên 49% vốn điều lệ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam Tương tự như cam kết trong EVFTA, thoả thuận này chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm (sau đó Việt Nam sẽ không còn bị ràng buộc bởi cam kết này) và không áp dụng cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần

nhà nước như BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank Đồng thời, việc thực

hiện cam kết này sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục mua bán, sáp nhập cũng như các điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm cả việc giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ

phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, dựa trên nguyên tắc của đối xử quốc gia và theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Đối với một số ngành dịch vụ như dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ cho thuê máy bay, dịch vụ cho thuê máy bay kèm người lái, dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển (trừ vận tải nội địa), Vương quốc Anh sẽ điều chỉnh các cam kết để phù

hợp với quy định của pháp luật nội địa tại Vương quốc Anh

 Thương mại hàng hóa

UKVFTA tương đối giữ nguyên các cam kết về cắt giảm và loại bỏ thuế quan

giữa Việt Nam và Vương quốc Anh từ EVFTA, với lộ trình cắt giảm/xóa thuế tiếp

tục được duy trì Cụ thể:

Trang 30

Đối với việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Vương quốc Anh, Vương

quốc Anh tương đối kế thừa các cam kết trong EVFTA Sau 06 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Vương quốc Anh, Việt Nam kế thừa toàn bộ các cam kết từ EVFTA Việt Nam cam kết sẽ loại bỏ thuế quan ngay khi UKVFTA

có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu) Sau 06 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ Anh sẽ được

Việt Nam loại bỏ thuế nhập khẩu Sau 9 năm, mức loại bỏ thuế quan dự kiến là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu)

Đối với hạn ngạch thuế quan (TRQ) mà EU đã cam kết dành cho Việt Nam

với mức thuế 0%, Vương quốc Anh sẽ dựa trên dữ liệu thống kê về thương mại song phương thực tế giữa Việt Nam và Anh từ năm 2014 đến 2016 để cung cấp lượng TRQ cho Việt Nam Ngoài ra, Vương quốc Anh cam kết sẽ xem xét tăng lượng TRQ đối với gạo từ Việt Nam sau 3 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực Như vậy, các cam kết thương mại hàng hóa của Vương quốc Anh đã được kế thừa hoàn toàn và mang lại lợi ích bổ sung về lượng TRQ cho 14 mặt hàng được hưởng ưu đãi Điều này đặc biệt quan trọng khi Vương quốc Anh là một trong những thị trường nhập

khẩu tiềm năng cho các mặt hàng như gạo, tinh bột sắn và surimi Các nội dung khác liên quan đến thương mại hàng hóa cũng được hai bên thống nhất kế thừa đầy đủ từ EVFTA

Trang 31

31

hơn nữa Cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam được thiết lập sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành

Khi Hiệp định có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ tiếp tục bảo vệ 39 chỉ dẫn địa

lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý này liên quan chủ yếu đến các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao, chẳng hạn như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, và nhiều sản phẩm khác Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam xây dựng và thể hiện thương hiệu của mình trên thị trường Vương quốc Anh

Bên cạnh đó, mặc dù Vương quốc Anh không còn là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), các chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, bao gồm Rượu Scotch, Cá hồi Scotland nuôi, cũng như hai chỉ dẫn địa lý xuyên quốc gia "Sữa bailey Ireland" và "Rượu Whiskey Ireland/Uisce Beatha Eireannach" vẫn sẽ được bảo vệ

tại Việt Nam dưới tác động của UKVFTA

 Mua sẵm chính phủ

Việt Nam và Vương quốc Anh đã đồng thuận kế thừa các cam kết từ EVFTA,

với điều chỉnh liên quan đến nghĩa vụ công bố thông báo tóm tắt mời thầu bằng tiếng Anh trên cổng thông tin điện tử Theo đó, Vương quốc Anh cũng cam kết cung cấp

hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ này Tuy nhiên, nghĩa vụ này chỉ

áp dụng đối với Việt Nam sau khi hệ thống tự động dịch và công bố thông báo tóm

tắt bằng tiếng Anh được thiết lập và hoạt động tại Việt Nam nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật

và tài chính từ Liên minh châu Âu Bên cạnh đó, lộ trình thực hiện các cam kết của

Việt Nam sẽ tiếp tục được kế thừa từ EVFTA

 Quy tắc xuất xứ

Ngoài việc thừa kế hầu hết cam kết trong Nghị định thư 1 về xuất xứ hàng hóa

và quản lý hành chính, hai bên đã cam kết mở rộng cơ chế cộng gộp xuất xứ, cho phép hàng hóa của cả hai bên sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên

Trang 32

của Liên minh châu Âu (cũng như Công quốc Andorra và Cộng hòa San Marino) để sản xuất sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang đối tác

Đối với Việt Nam, mặc dù cơ chế này tạm thời chưa mang lại nhiều lợi ích cho hàng xuất khẩu, nhưng trong dài hạn, nó sẽ giúp tạo ra các chuỗi cung ứng giữa hai bên và với Liên minh châu Âu Bên cạnh đó, do việc thực thi cơ chế cộng gộp

mở rộng chưa từng có tiền lệ, phức tạp và cần được xem xét kỹ trong quá trình thực thi, hai bên đã đồng ý xây dựng cơ chế rà soát cộng gộp, với kế hoạch rà soát sẽ được

thực hiện vào năm thứ 3 sau khi Hiệp định có hiệu lực, nhằm xác định các quy trình

cần thiết để áp dụng cơ chế cộng gộp mở rộng Trong trường hợp không thống nhất

về quy trình, mỗi bên sẽ có quyền áp dụng quy trình cộng gộp theo quy định nội địa

1.2.3 Những cam kết thương mại c甃ऀa Viêt Nam và Anh trong ngành hàng

điện tử

Nội dung thuộc quy phạm của UKVFTA về cơ bản sẽ tương tự như EVFTA

chỉ thay đổi một số nội dung đối với một số ngành cụ thể Đối với ngành điện tử không được đề cập tới sự thay đổi đối với EVFTA

Trong Hiệp đinh EVFTA, nội dung chính về cam kết thuế đối với hàng điện

tử về cơ bản được chia làm các nhóm sau:

- Nhóm A: thuế cơ sở 0-4%, xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực

- Nhóm B3, B5: thuế cơ sở 9-14%, xóa bỏ thuế nhập khẩu dần đều trong vòng

4, 6 năm

Trang 33

33

B ảng 1.1: Biểu thuế của Việt Nam một số hàng h漃Āa ngành điện tử nh漃Ām A

m ục

1

Máy tính điện tử có thể hoạt động

không cần nguồn điện ngoài và

máy ghi, tái tạo và hiển thị dữ

liệu, loại bỏ túi có chức năng tính

toán

2

Máy tính nhỏ cầm tay bao gồm

máy tính mini và sổ ghi chép điện

lực vào ngày 26 tháng 6 năm 2012)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA đã đóng góp vào việc tăng lượng nhập khẩu linh phụ kiện điện tử từ 10-15% Đồng thời, EVFTA cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước

Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các quy chuẩn và quy định

kỹ thuật mà Liên minh châu Âu (EU) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo

vệ các lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, và an ninh Những biện pháp này tuân theo các nguyên tắc của Hiệp định TBT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Trang 34

Một số rào cản kỹ thuật thường được EU áp dụng bao gồm yêu cầu về nhãn sản phẩm, yêu cầu đăng ký cho người nhập khẩu, yêu cầu về ủy quyền, quy định về đóng gói, yêu cầu kiểm tra, các loại chứng chỉ chất lượng sản phẩm, hạn chế một số hợp chất trong sản phẩm, và cấm nhập khẩu

Đới với ngành hàng điện tử Việt Nam, EU yêu cầu một số tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

Nhãn năng lượng: Tại Châu Âu, việc đánh dấu năng lượng đã được thiết lập

từ năm 1992 với mục tiêu khuyến khích các sản phẩm và dịch vụ quan tâm đến bảo

vệ môi trường Các sản phẩm sử dụng năng lượng như thiết bị gia đình hoặc nguồn cung cấp điện được yêu cầu phải có nhãn năng lượng cụ thể khi được đưa ra thị trường EU, hiển thị thông tin về lượng năng lượng tiêu thụ của sản phẩm đó Nhãn năng lượng là một tập hợp các hạng A đến G đánh giá việc sử dụng năng lượng hiệu

quả, trong đó hạng A đại diện cho hiệu quả nhất và hạng G đại diện cho kém hiệu

quả nhất Để cập nhật các tiến bộ về hiệu suất năng lượng, Liên minh Châu Âu đã thêm các hạng A+, A++ và A+++ vào nhãn năng lượng Mỗi hạng nhãn năng lượng này cung cấp đánh giá hiệu suất năng lượng riêng cho từng loại sản phẩm như tủ

lạnh, máy sấy, máy giặt, máy rửa bát Đối với các sản phẩm linh kiện, nhà sản xuất

cuối cùng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm được dán nhãn chính xác Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật hoặc cung cấp tài liệu kỹ thuật để giải thích thông tin trên nhãn năng lượng cho người mua hàng

Thi ết kế sinh thái/EcoDesign: Tháng 7/2005, Liên minh Châu Âu (EU) ban

hành Chỉ thị về Sản phẩm Sử dụng Năng lượng (EuP) Chỉ thị này nhằm giảm việc tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện tử thông qua việc tối ưu hóa hiệu suất sử

dụng năng lượng Đồng thời, nó cũng hướng đến việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên

và giảm thiểu lượng phát thải ra môi trường của các thiết bị điện tử thông qua việc

áp dụng Thiết kế Sinh thái (Eco Design) Hoạt động này liên quan đến việc sử dụng

và tiết kiệm năng lượng của sản phẩm cũng như tác động của chúng đến môi trường

Trang 35

35

Thiết kế Sinh thái đại diện cho sự phát triển cần thiết, đang tìm kiếm các giải pháp

sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng Eco Design được coi là một giải pháp tối ưu để đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững trong tương lai Trong một sản phẩm, Thiết kế Sinh thái được thể hiện qua những yếu tố như hiệu suất (giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm nhiên liệu, gia tăng tuổi thọ); khả năng tái chế; việc giảm kích thước và đơn giản hóa thiết kế; dễ dàng tháo rời

CE Marking: Các sản phẩm điện tử được sử dụng trên thị trường Liên minh Châu Âu (EU) cần phải được dán nhãn CE trước khi được đưa ra thị trường, nhằm đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và môi trường của

EU Đối với các sản phẩm linh kiện điện tử, việc dán nhãn CE không bắt buộc theo

mặt pháp lý, tuy nhiên, các nhà mua (như các công ty sản xuất lắp ráp) sẽ yêu cầu nhà cung cấp linh kiện tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo rằng sản phẩm

cuối cùng sẽ tuân thủ và đáp ứng yêu cầu để được dán nhãn CE Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cũng có thể tự nguyện đăng ký dán nhãn CE như một cách để

khẳng định chất lượng sản phẩm của họ

Việc quan trọng nhất để đảm bảo việc dán nhãn CE cho thiết bị điện tử là tuân

thủ các chỉ thị về Điện áp Thấp (Low Voltage Directive - LVD); Tương Thích Điện

Tử (Electromagnetic Compatibility - EMC); Thiết Kế Sinh Thái (hiệu suất năng lượng); và RoHS Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm (ví dụ như thiết bị

y tế), các chỉ thị khác cũng có thể được áp dụng Ngoài nhãn CE, các yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm cụ thể cũng được áp dụng cho các thiết bị điện tử như máy bay, xe động cơ Những yêu cầu kỹ thuật này là các yêu cầu thiết yếu liên quan đến tính toàn vẹn của sản phẩm (như cấu trúc vật liệu, động cơ đẩy, hệ thống thiết bị), hoạt động của sản phẩm và cơ cấu tổ chức

Hóa ch ất: Trong thị trường EU, có các quy định nghiêm ngặt về hàm lượng

hóa chất trong sản phẩm công nghiệp Hầu hết các sản phẩm công nghiệp phải tuân

Trang 36

thủ quy định về hàm lượng hóa chất REACH Quy định này giới hạn việc sử dụng các hóa chất trong quá trình sản xuất cũng như trong sản phẩm Mặc dù các quy định này không áp dụng trực tiếp đối với hoạt động sản xuất bên ngoài EU, nhưng khách hàng tại EU có thể yêu cầu các doanh nghiệp không sử dụng một số loại hóa chất Điều này đặt ra yêu cầu cao về việc sử dụng các loại hóa chất thân thiện với môi

trường khi muốn tiếp cận thị trường EU

Đối với sản phẩm điện tử, EU áp dụng quy định RoHS để kiểm soát nồng độ hóa chất độc hại Quy định này cấm sử dụng 6 loại chất độc hại nhất định Chính sách Eco-Label của EU là một yêu cầu cao nhất từ phía khách hàng, tượng trưng cho

sản phẩm thân thiện với môi trường Các nhà sản xuất có thể tự nguyện đăng ký nhãn Eco-Label nếu sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường

Trang 37

37

CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Lý thuy ết về phương pháp chỉ sĀ thương mại

2.1.1 Ch ỉ sĀ so sánh RCA

Các lý thuyết thương mại của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối, David Ricardo

về lợi thế tương đối, cùng mô hình Heckscher-Ohlin đã giải thích lợi ích của việc tập trung nguồn lực quốc gia vào việc sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh, nhằm tăng cường phúc lợi cho nền kinh tế Tuy nhiên, hạn chế của các lý thuyết này là chưa đề cập cách đo lường lợi thế so sánh của một quốc gia ở các mặt hàng trong

mối quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế Sử dụng các lý thuyết thương mại để

đo lường lợi thế so sánh của các quốc gia sẽ phức tạp do yếu tố đầu vào phức tạp và chi phí sản xuất Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (Revealed Comparative Advantage: RCA) xuất phát từ nghiên cứu của Balassa (1965) được tính dựa trên các lý thuyết lợi thế so sánh và dữ liệu thống kê lịch sử về sản phẩm trao đổi giữa các quốc gia

Theo đó, một quốc gia bộc lộ lợi thế so sánh của mình trong một sản phẩm cụ

thể nếu tỷ trọng sản phẩm đó trong kim ngạch xuất khẩu của quốc gia vượt qua tỷ

trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới Mặc dù chỉ số RCA đã được

sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu đánh giá lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương

mại của một nền kinh tế, nhưng nó vẫn có nhiều hạn chế Chỉ số RCA chỉ đo lường

lợi thế của hàng hóa trong nội bộ nền kinh tế và không thể so sánh trực tiếp lợi thế

giữa các hàng hóa của các quốc gia Ngoài ra, vì dựa trên dữ liệu xuất khẩu quá khứ, chỉ số RCA chỉ phản ánh hiện trạng lợi thế so sánh trong nội bộ nền kinh tế mà không

thể dự báo hoặc hướng dẫn chính sách

Chỉ số RCA được tính theo công thức:

Ngày đăng: 11/08/2024, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN