1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân biệt giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp mới theo luật doanh nghiệp 2020

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 16,16 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Phân biệt giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp mới theo luật doanh nghiệp 2020 Phân biệt giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp mới theo luật doanh nghiệp 2020

Trang 1

PHÂN BIỆT GIỮA HỢP NHẤT VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP MỚI THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Hiện nay, việc các doanh nghiệp thực hiện việc hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp ngày càng nhiều nhưng rất ít doanh nghiệp có thể phân biệt được giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp Theo đó, thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp có sự khác nhau như thế nào?

1 Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm hợp nhất và sáp nhập được định nghĩa như sau:

- Hợp nhất là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công

ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất (Khoản 1, Điều

200, Luật Doanh nghiệp 2020)

Do đó, hợp nhất doanh nghiệp sẽ tạo nên một doanh nghiệp mới vững mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự, Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực với nhau sẽ tạo ra sức cạnh tranh không hề nhỏ trên thị trường Tuy nhiên, khi hợp nhất thì doanh nghiệp cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình doanh nghiệp có sự thay đổi

- Sáp nhập là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập ( Khoản 1, Điều 201, Luật Doanh nghiệp 2020)

Việc thực hiện sáp nhập giữa các doanh nghiệp đã tạo nên các doanh nghiệp lớn có quy mô và sức cạnh tranh hơn, từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển

Có thể thấy, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là hai hình thức tổ chức lại doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn nhất Vì vậy, mà trong mục 2 dưới đây

sẽ so sánh cụ thể giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

2 So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp.

Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp có những điểm giống nhau như sau:

- Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

- Đều chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất, sáp nhập

- Công ty hợp nhất hoặc sáp nhập được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập

Tuy nhiên, bản chất của hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp có những điểm hoàn toàn khác nhau được nêu cụ thể qua bảng sau đây:

Trang 2

Hợp nhất doanh nghiệp

Khái niệm: Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020, hợp

nhất là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

Hình thức: Các doanh nghiệp mang tài sản, quyền và nghĩa vụ gộp

chung lại thành một doanh nghiệp mới

Bản chất: Góp chung tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích để thành lập

công ty mới

Hậu quả pháp lý: Hợp nhất doanh nghiệp tạo ra một doanh nghiệp mới,

đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất

Quyền quyết định: Công ty bị hợp nhất có quyền quyết định theo tỷ lệ

vốn góp trong doanh nghiệp mới hợp nhất theo thỏa thuận của các bên khi đàm phán

Trách nhiệm pháp lý: Doanh nghiệp hợp nhất hưởng các quyền lợi hợp

pháp và phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp

bị hợp nhất

Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp được hợp nhất phải đăng ký

doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Sáp nhập doanh nghiệp

Khái niệm: Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, sáp

nhập là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công

ty bị sáp nhập

Hình thức: Các doanh nghiệp bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và

nghĩa vụ chuyển sang doanh nghiệp được sáp nhập

Bản chất: Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp

sang cho công ty nhận sáp nhập

Hậu quả pháp lý: Sáp nhập doanh nghiệp giữ nguyên sự tồn tại của

doanh nghiệp được sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp

bị sáp nhập làm tăng tài sản, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp.⇒ làm tăng tài sản, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp

Quyền quyết định: Chỉ doanh nghiệp nhận sáp nhập có quyền quyết

định trong doanh nghiệp sau khi hợp nhất, quyền biểu quyết, quyết định

có thể được quy định lại theo thỏa thuận của các bên, tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn nắm quyền chủ đạo

Trang 3

Trách nhiệm pháp lý: Doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản,

quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty được sáp nhập

Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp được sáp nhập phải tiến hành

đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Có thể thấy, qua bảng phân tích hai hình thức tổ chức lại doanh nghiệp ở trên là sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có sự khác biệt hoàn toàn rõ ràng, chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần nắm vững bản chất của hai hình thức tổ chức này để có phương án tổ chức lại doanh nghiệp một cách phù hợp và đúng với quy quy định của pháp luật

3 Thủ tục hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Đầu tiên, là thủ tục hợp nhất doanh nghiệp bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Các doanh nghiệp bị hợp nhất chuẩn bị hồ sơ hợp đồng hợp

nhất

- Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất

- Cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

+ Hợp đồng hợp nhất

+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công

ty bị hợp nhất

- Doanh nghiệp mới nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày các công ty hợp nhất được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ( Khoản 1, Điều 61, Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các

công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này

- Gửi hợp đồng hợp nhất và thông báo cho chủ nợ và thông báo cho

người lao động trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi hợp đồng được thông qua

Trang 4

Tiếp theo, là thủ tục sáp nhập doanh nghiệp bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo

Điều lệ công ty nhận sáp nhập

- Về hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ

sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty

bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập

- Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Hợp đồng sáp nhập

+ Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập

+ Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập

+ Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả Bản sao hợp

lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền như thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu

+ Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các

công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập

- Gửi hợp đồng sáp nhập tới các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi hợp đồng được thông qua

Bước 3: Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký, thông báo thay đổi nội

dung đăng ký doanh nghiệp tương ứng với các thông tin bị thay đổi do nhận sáp nhập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty mới đặt trụ sở để thực hiện thủ tục

Lưu ý: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp hợp nhất, sáp nhập

chấm dứt tồn tại thì công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập

- Công ty bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

với cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty nhận sáp nhập giữ nguyên mã

số thuế và chỉ tiến hành thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế trong trường hợp việc sáp nhập làm thay đổi thông tin đăng ký thuế (Khoản 3, Điều 20, Thông tư 105/2020/TT-BTC)

Trang 5

- Trường hợp hợp nhất, sáp nhập mà theo đó công ty nhận hợp nhất, sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác Riêng đối với hợp nhất doanh nghiệp, cấm các trường hợp hợp nhất

mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w