1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,38 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trang 1

NHÃN HIỆU LÀ GÌ? VÌ SAO PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng

ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức,

cá nhân sử dụng nhãn hiệu Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết để doanh nghiệp độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình và chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu

1 Nhãn hiệu là gì

Dựa theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Nhãn hiệu còn có 04 loại sau như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng

Theo đó, nhãn hiệu còn là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Vậy, bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ giá trị của hàng hoá, dịch vụ của công ty

2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

+ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

3 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm 06 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

+ 05 Mẫu nhãn hiệu có kích thước 8 x 8cm và danh mục hàng hóa, dịch

vụ mang nhãn hiệu

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu thụ hưởng từ người khác

+ Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện

+ Tài liệu khác (nếu có)

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Trang 2

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn.

Thẩm định hình thức đơn: 01 tháng

Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không và ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hay từ chối chấp nhận đơn

Bước 4: Công bố đơn.

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.

Thẩm định nội dung đơn không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá mức độ khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng

Bước 6: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ

ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp

4 Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu được quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí

sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính bao gồm:

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng

Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng

Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng

5 Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Một số lợi ích của việc các tổ chức, cá nhân khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

+ Đối với doanh nghiệp, việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ hạn chế các thiệt hại do

sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp từ các chủ thể khác

Trang 3

+ Bảo hộ nhãn hiệu sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa mình cần

+ Việc bảo hộ nhãn hiệu tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài

6 Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Sau đây là một số lý do mà tổ chức, cá nhân cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

+ Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh, từ đó

dễ dành cho các hoạt động quảng cáo, lưu thông hàng hóa,

+ Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu bị các cá nhân, tổ chức khác lợi dụng để thực hiện các mục đích kinh doanh

để thu lợi nhuận bất chính

+ Khi tổ chức, cá nhân không còn hoạt động, có thể tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu đã được bảo hộ

+ Dễ dàng nhận diện nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ tránh nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,

cá nhân khác

+ Đối với các nhãn hiệu nổi tiếng khi được bảo hộ khách hàng có xu hướng sẽ lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ đó

Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp cho doanh nghiệp vừa quản

lý tốt được tài sản của doanh nghiệp, chiếm được nhiều lợi thế trên nền thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w