NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Đối với mô hình trường học mới TH, vừa chú trọng đến tính trải nghiệm của HS qua các bài học, vừa chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp HS có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn ở ngoài lớp học. Hơn nữa, từ năm 2008 đến nay, căn cứ chỉ thị số 40/CT BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; để thực hiện tốt phong trào này đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các mặt giáo dục trong nhà trường theo 5 nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực mà điều cần quan tâm là việc nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh mà từ trước đến nay chúng ta còn xem nhẹ.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ.
Một số khái niệm
HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
2.2.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
HĐTN tạo cơ hội cho HS huy động tổng hợp kiến thức; kĩ năng các môn học và lĩnh vực khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội tham gia tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện và tự khẳng định bản thân, nhóm và các bạn dưới sự hướng dẫn , tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của học sinh
Thời lượng triển khai chương trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo quy định tại Công văn Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 tiểu mục 1.3 Mục 1 được triển khai thực hiện từ năm học 2020 – 2021 như sau:
Theo quy định hoạt động trải nghiệm ở tiểu học được quy định là 105 tiết/ năm học, bao gồm:
35 tiết sinh hoạt dưới cờ (quy mô trường, nhóm lớn)
35 tiết sinh hoạt lớp (quy mô lớp học, nhóm lớn)
35 tiết sinh hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (nhóm lớp học, quy mô lớp học)
Thời gian dành cho nội dung giáo dục của địa phương thuộc tổng thời lượng thực hiện chương trình trải nghiệm Chương trình hoạt động trải nghiệm tích hợp trong
4 loại hình sinh hoạt chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo các chủ đề, Hoạt động câu lạc bộ
Theo quy định khuyến khích tổ chức các chương trình trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục đủ điều kiện Tuy nhiên các cơ sở giáo dục cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh Ngoài các nội dung của chương trình hoạt động trải nghiệm đã quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục câu lạc bộ tự chọn, hoạt động giáo dục ngoài nhà trường thực hiện ngoài giờ lên lớp tuân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học cần căn cứ vào quy mô và nội dung của phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các môn học chuyên biệt (mỹ thuật, âm nhạc, thể chất), tổng phụ trách, Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, các nhà tài trợ, hội cha mẹ học sinh, phụ huynh… Đối với các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học nên yêuBan đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức, khuyến khích cha mẹ học sinh hỗ trợ và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm, phối hợp với nhà trường.
Sự phát triển nhân cách của trẻ tiểu học
Khi mới bước vào môi trường học tập cấp tiểu học, trẻ nhút nhát, rụt rè, hoặc có em rất mạnh dạn, chủ động Nhưng sau vài năm, nét tính cách riêng của trẻ dần hình thành ổn định và phát triển thành nhân cách
Sự hình thành nhân cách của trẻ tiểu học mang đặc điểm:
Hồn nhiên và chính thể: Trẻ bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng
Tính tiềm ẩn: nhân cách của trẻ tiểu học lúc này chưa được bộc lộ rõ rệt, cần có tác động để bộc lộ và phát triển
Tính cách đang hình thành: Quá trình này đòi hỏi khoảng thời gian lâu dài, phát triển cùng sự phát triển về thể chất và nhận thức…
Trẻ tiểu học như hạt giống mọc trên đất lành Nếu hiểu được tâm lý của trẻ, chăm bón đúng tính cách, con sẽ hình thành nhân sinh quan tích cực, nhân cách tốt đẹp, trở thành người con ngoan trò giỏi.
Tìm hiểu về nhân cách và giáo dục
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của họ Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau thành một hệ thống, cấu trúc nhất định Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người.
Có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với bản sắc của bất cứ một người nào khác Một trong những thuộc tính đó, thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm,những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá Hay có thể nói nhân cách của con người là cách cư xử và phẩm chất của mỗi cá nhân - điều tạo nên giá trị của một con người trong xã hội.
Quan điểm của triết học về nhân cách
Mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người C.Mác từng nói, con người là một thực thể sinh học - xã hội Trong quá trình phát triển của mình, con người bỏ xa giới động vật trong sự tiến hóa tuy nhiên không có nghĩa là con người lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người Trong hầu hết trường hợp thì nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, như ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, quy phạm đạo đức, sẽ không bao giờ hình thành được.
- Có quan điểm cho rằng tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, thì không thể bị thay đổi do điều kiện xã hội Theo đó sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền; Lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các gen di truyền quy định
- Cũng có quan điểm cho rằng các hành vi của con người đều là do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên; đồng thời, trường phái này đã phủ nhận mối liên hệ khách quan giữa hành vi con người những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản xuất con người với tự nhiên;
- Đối với hai quan điểm cực đoan đó thì triết học Mácxít cho rằng hai quan điểm trên không phải đối lập nhau mà thống nhất với nhau Con người là một cơ thể hữu sinh có trình độ tổ chức sinh học cao nhất và do vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội là rất phức tạp, sâu sắc Thực tế cho thấy những quy luật sinh học chi phối mặt sinh học, còn quá trình con người gia nhập xã hội sẽ quyết định mặt xã hội trong con người.
Như những đứa trẻ sinh ra từ cùng một trứng Những đứa trẻ này giống nhau về mặt di truyền Có nghĩa là trong quá trình phát triển, chúng có thể mắc một số bệnh giống nhau như bệnh về nội tiết , về mắt Nhưng nếu được nuôi dưỡng trong những môi trường xã hội khác nhau thì những đứa trẻ này cũng có sự phát triển khác nhau) Như vậy có thể thấy con người có sự tác động của cả yếu tố sinh học và yếu tố xã hội
Từ cơ sở trên triết học Mácxít cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài - những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong - tính tích cực của chính cá nhân Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sự - cụ thể mà cá nhân đó sống ( có thể là các tập đoàn xã hội, kiểu loại cộng đồng dân tộc, tập thể
Có thể nói sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen và ngược lại khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp Ngoài ra họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài Theo đó quá trình này luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện của nhân cách.
2.5.1.1.1 Đặc điểm của nhân cách
- Tính ổn định của nhân cách
Có một câu nói ví dụ về đặc tính này là " giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời" hay là " mưa dầm thấm lâu" Nhân các được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ nó tạo thành một cấu trú tương đối ổn định và khó thay đổi Nhờ đó đặc điểm này mà ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu ( dựng lại hiện trường,đối tượng phạm tội tiếp theo)
- TÍnh cách mạng tính thống nhất
Mặc dù nhân cách có thể bao gồm nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ Nhưng những thuộc tính riêng lẻ đó đều liên quan và không tách rời với nhau tạo nên bản sắc riêng biệt.
Từ bản sắc riêng tạo ra cá tính đặt biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân cách của người đó.
2.5.1.1.2 Tính giao tiếp của nhân cách
Giao tiếp được coi là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Đồng thời cũng giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận trong các mối quan hệ xã hội Qua giao tiếp, con người đóng góp giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác và cho xã hội.
2.5.1.1.3 Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của nhiều mối quan hệ xã hội Điều đó có nghĩa là nó mang tính tích cực Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ có công cụ, nhờ lao động mà con người đã biến đổi sáng tạo ra các đối tượng phù hợp với nhu cầu của bản thân Bên cạnh đó con người tích cực tìm kiếm những cách thức,các phương thức thỏa mãn các nhu cầu là một quá trình tích cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã hội quy định.
Các loại HĐTN chủ yếu
- Hoạt động giáo dục chủ đề
- Hoạt động câu lạc bộ
- Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề thường xuyên
Hình thức tổ chức
- Hình thức có tính khám phá (thực địa- thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi, …)
- Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hoá, ….)
- Hình thức có tính cống hiến (thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo,
- Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá (dự án nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm, sở thích,…)
Thực trạng vấn đề
Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du hành không biết mệt mỏi Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức và hiểu biết phong phú và trở thành một con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và nhân cách con người thì chúng ta cần không ngừng cố gắng vươn lên, thành quả của mọi nỗ lực là những trải nghiệm đáng quý nhất Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước đặc biết là đối với các em học sinh Mỗi học sinh bằng hoạt động trải nghiệm của mình vừa là người tham gia, đồng thời là người thiết kế, tổ chức hoạt động cho chính mình Thông qua những hoạt động trải nghiệm ở tiểu học này trẻ tự khám phá, điều chỉnh bản thân, cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt, học tập làm việc có trách nhiệm theo kế hoạch Bên cạnh đó các em cũng bước đầu xác định được sở trường, năng lực và chuẩn bị năng lực cơ bản của người lao động trong tương lai, trở thành công dân có trách nhiệm. Vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học là các hoạt động giáo dục bắt buộc tương tự các môn học khác ở bậc tiểu học Hoạt động trải nghiệm là con đường để học sinh hình thành năng lực, phẩm chất dựa trên sự huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau Hoạt động trải nghiệm ở bậc tiểu học là trải nghiệm thực tiễn đời sống trong gia đình, nhà trường, xã hội, tham gia các hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng Quan điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học xuất phát từ quan điểm cho rằng dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động đồng thời với quá trình học sinh được trải nghiệm những điều đã được học trong trường Trong đó, việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho trẻ em là việc rất cần thiết và quan trọng đây là chìa khoá vàng khai mở ra kho tàng nhân cách và đạo đức cho trẻ em Trẻ em được giáo dục tốt sẽ trở thành một con người tốt với những giá trị cao quý. Đó là vấn đề mà gia đình nào hay bất cứ ai cũng luôn mong muốn ở một đứa trẻ vì nó không chỉ là niềm tự hào của mỗi gia đình mà còn là sự thành công của giáo dục Các hoạt động vui chơi ở con trẻ giúp chúng dần hình thành nhân cách và cách thể hiện cảm xúc thông qua các trò chơi Do đó, trong công tác giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các HĐTN chính là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất.
Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học theo 4 loại hình
triển nhân cách của học sinh tiểu học theo 4 loại hình :
“Sinh hoạt dưới cờ” là một hoạt động giáo dục bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, thuộc 1 trong 4 loại hình hoạt động trải nghiệm (ở bậc THCS và THPT còn là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, khác với sinh hoạt đầu tuần Từ năm 2018 trở về trước, vào ngày thứ hai hàng tuần, sau lễ chào cờ, phần sinh hoạt đầu tuần thường gồm các bước: Nhận xét mọi mặt hoạt động của nhà trường trong tuần trước; phổ biến công việc trong tuần mới; tổ chức các hoạt động hay chuyên đề của nhà trường, của Đội hoặc sinh hoạt văn nghệ vui chơi,…
Từ năm học 2019-2020, thực hiện chương trình GDPT 2018, tiết sinh hoạt sau lễ chào cờ có tên gọi là sinh hoạt dưới cờ Theo đó, sinh hoạt dưới cờ là một dạng hoạt động trải nghiệm - hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018 được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 Thời lượng của buổi sinh hoạt dưới cờ từ 20-40 phút,được tổ chức tại sân trường ngay dưới cột cờ Đây là 1 trong 4 loại hình, nhằm mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho học sinh thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em trình bày quan điểm về các vấn đề có liên quan đến các em Cũng thông qua các hình thức hoạt động sáng tạo để tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp học sinh bộc lộ năng khiếu, tích cực và mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể; từ đó tránh xa tệ nạn xã hội; đáp ứng yêu cầu giáo dục,bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật Qua đánh giá thực tế của các nhà trường, tiết sinh hoạt dưới cờ đã thiết thực hơn, mang tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” nên tạo sự hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia, từng bước đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học theo chương trình GDPT 2018 Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh Trên cơ sở đó, các trường đã triển khai thực hiện đổi mới tiết Sinh hoạt dưới cờ một cách chủ động, linh hoạt và đã mang lại nhiều cảm xúc, ý nghĩa tạo ra sân chơi bổ ích, đối thoại giữa học sinh và nhà trường Mỗi tiết Sinh hoạt dưới cờ, sau nghi lễ chào cờ trang nghiêm, Liên đội nhà trường cùng với lớp được phân công thực hiện chủ điểm tuần lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống theo chủ đề, chủ điểm Bằng những hình thức tổ chức linh hoạt các hoạt động như văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… Với những câu hỏi kiến thức mọi lĩnh vực, nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa, nhẹ nhàng được tryền tải đến các em Các em được đóng góp hay bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thể hiện hiểu biết của mình Mỗi tuần 1 tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai, nội dung được đổi mới linh hoạt và sáng tạo với sự tham gia của học sinh vào nhiều nội dung hoạt động, giúp các em được bộc lộ nhiều năng khiếu tiềm ẩn, rèn luyện nhiều kỹ năng mềm thiết yếu như: tổ chức hoạt động, làm việc nhóm, , tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức ngoài không gian lớp học mang đến không khí thoải mái, sôi nổi mở đầu tuần học mới Các nội dung trong tiết sinh hoạt rất đa dạng: hoạt động hướng vào bản thân (khám phá bản thân, rèn luyện bản thân), hoạt động hướng đến xã hội (chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường, cộng đồng), hoạt động hướng đến tự nhiên (tìm hiểu, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường), hoạt động hướng nghiệp (tìm hiểu nghề nghiệp…), nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, Tổng phụ trách Đội cụ thể hóa thành các chủ đề trải nghiệm Mỗi chủ đề trải nghiệm thực hiện trong 3-4 tuần Theo đó, sẽ xác định các hoạt động chung được tổ chức trong tiết sinh hoạt dưới cờ đối với học sinh toàn trường, các hoạt động riêng được tổ chức đối với từng khối, từng lớp Không chỉ Tổng phụ trách Đội mà giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn cũng tham gia Có những hoạt động, GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh cùng tổ chức Có những hoạt động chung nhà trường đã mời các lực lượng ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức như nghe kể chuyện về Bộ đội Cụ Hồ do Hội Cựu chiến binh tổ chức Nội dung của các tiết sinh hoạt dưới cờ được nhà trường xây dựng theo chủ đề, chủ điểm từng tháng, từng tuần, chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật phù hợp, giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống
“tôn sư trọng đạo”, lòng biết ơn gia đình , các hoạt động còn hướng đến nội dung tuyên truyền, giáo dục về giá trị ngày tết cổ truyền, truyền thống văn hóa Buổi sinh hoạt diễn ra hấp dẫn, nhẹ nhàng, dần trở thành một “sân chơi bổ ích”, mang lại nhiều hứng thú cho học sinh, giáo dục đạo đức, rèn các kỹ năng cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện qua việc khơi dậy sự năng động, sức sáng tạo của học sinh, góp phần lan tỏa những thông điệp giáo dục có ý nghĩa Việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt dưới cờ không chỉ phát huy ý nghĩa giáo dục, mà còn tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập, lĩnh hội kiến thức không gò ép; là sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em đến trường khởi đầu tuần học mới với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, hy vọng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Tiết sinh hoạt dưới cờ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, củng cố, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống, tạo cho học sinh thêm gắn bó với trường lớp, thầy cô giáo, bạn bè, tạo tâm thế, động lực giúp các em hào hứng bước vào tuần học mới.
2.9.1.2 Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề thường xuyên
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện từ năm học 2020 – 2021 Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp
Theo quy định trên thì chương trình Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học bao gồm những nội dung sau:
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp
+ Hoạt động giáo dục theo chủ đề gồm 35 tiết: Ở loại hình này, Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ chủ động thiết kế hoạt động dựa theo gợi ý của sách học sinh và sách giáo viên, tiến hành thực hiện trên lớp
+ Hoạt động Sinh hoạt lớp gồm 35 tiết: Giáo viên chủ nhiệm chủ động đưa nội dung Hoạt động trải nghiệm vào nội dung sinh hoạt lớp, sao cho nhuần nhuyễn, phù hợp với công việc tổng kết tuần của lớp Thông thường, sinh hoạt lớp sẽ bao gồm hoạt động tổng kết tuần; hoạt động phản hồi, chia sẻ những trải nghiệm từ tiết trước và một số hoạt động nhóm (quy mô nhóm, tổ, lớp)
+ Hoạt đông (Loại hình) hoạt động theo chủ đề theo các Câu lạc bộ học sinh gồm 35 tiết: Với quy mô lớp học, nhóm lớp học, được tiến hành linh hoạt tuỳ theo điều kiện mỗi trường và là hoạt động ngoài giờ, vì thế tùy từng địa phương dạy hoặc không dạy
- Với các nội dung nêu trên tôi sẽ áp dụng cho học sinh Tóm tắt nội dung sách bằng sơ đồ logic, hay học đến chủ đề nào tôi tóm tắt tên các bài trong Chủ đề đó để cho học sinh nhìn vào có thể dễ hiểu nhất Một khi các em đã hiểu các nội dung chính, các hoạt động chủ yếu của bộ môn, các tiết trong chủ đề thì việc các em hứng thú học tập cũng như hiểu nội dung từng hoạt động trong môn học một cách khắc sâu hơn
Với mỗi chủ đề, người GV sẽ thiết kế các hoạt động phù hợp cho các em tham gia Qua các hoạt động GV sẽ dần dần giáo dục và phát triển nhân cách cho các em Đây là quá trình hoạt động phối hợp tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực Góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại Với đặc điểm tâm lý các em thích được hoạt động, thích được tìm hiểu cái mới , thông qua các hoạt động để các em tự hoàn thiện mình, tạo nên mối quan hệ trọng bạn bè, biết yêu quý bạn bè, từ đó thấy được tình yêu thương của mình đối với mọi người xung quanh Tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, , phát động phong trào ủng hộ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường tạo nên tấm long từ thiện cho các em Mỗi đợt phát động như vậy, GV sẽ kết hợp với Nhà trường và nhất là Đội để kịp thời khen thưởng, động viên tinh thần cho các em
Bậc tiểu học là giai đoạn đầu của chương trình giáo dục phổ thông, có thể nói học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học, là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá, đến với tri thức Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển Giai đoạn học sinh học ở bậc tiểu học, nhất là giai đoạn lớp một, với mỗi học sinh là hết sức quan trọng Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.
Học sinh tiểu học rất ngây thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô giáo_ đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm Những năm gần đây, khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học hai buổi/ ngày thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè.Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, mà lại chưa có kinh nghiệm sống nên các em rất dễ tiếp thu các tốt, cái xấu (không chọn lọc) nếu không có định hướng của thầy cô Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.
Học sinh tiểu học cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm sống, việc hình thành đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, ở nhà trẻ, ở các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em Nếu trong quãng thời gian đó các em không may gặp phải “người thợ vẽ” tồi, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm (hình tượng hóa người thầy) thì suốt đời “trang nhân cách” trong các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục chu đáo_ hình thành trong mỗi con người các em những nhân cách tích cực, phù hợp thì điều chúng ta không ngờ sẽ đến và chính chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, là một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một, bản thân luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương của học sinh về cách ăn nói mẫu mực, cư xử đúng mực, nghiêm túc nhưng phải thân thiện, thực sự có lòng yêu thương, thông cảm với các em, là chỗ dựa vững chắc nhất mỗi khi các em đến trường, vào lớp học của mình.