Từ trong những bức tranh lụa tinh tế đến từ các làngnghề truyền thống, đến những món ăn, món nước mà thường ngày, đâu đâu những giá trị vănhóa trong vật chất cũng được hiện lên trong lối
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
a&b KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Giảng viên : TS.Lê Thị Vân
Sinh viên thực hiện: Võ Nguyễn Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Vũ Hồng Nhung
Lê Võ Hoàng Phúc Nguyễn Lan Phương Nguyễn Tấn Quang Nguyễn Văn Quang
Lê Nguyệt Quế
Đỗ Nguyễn Như Quỳnh Nguyễn Thị Phương Quỳnh
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2023
KIẾN TRÚC - DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 4
I Sơ lược 4
1 Giá trị văn hoá là gì? 4
2 Văn hoá vật thể là gì? 4
II Khái quát về các kiến trúc-di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Việt Nam 4
1 Chùa Một Cột 4
2 Thánh địa Mỹ Sơn 6
3 Thành nhà Hồ 7
4 Địa đạo Củ Chi 9
5 Phố cổ Hội An 10
6 Cố đô Huế 11
C LỜI KẾT 14
THAM KHẢO 15
Chùa Một Cột 15
Thánh địa Mỹ Sơn 15
Thành nhà Hồ 15
Địa đạo Củ Chi 15
Phố cổ Hội An 15
Cố đô Huế 15
Trang 3A MỞ ĐẦU
Văn hóa được xem là cái hồn, cái cốt của một dân tộc, một quốc gia Trong suốt tiến trình phát triển hơn 4000 năm lịch sử với nhiều thăng trầm, dân tộc Việt Nam đã đem đến một nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc, phong phú và độc đáo, được lưu truyền và bảo tồn cho đến thời điểm hiện tại Trong đó, những giá trị tốt đẹp đó của dân tộc ta được văn hóa vật chất thể hiện rõ hơn cả Những nét văn hóa vật chất của Việt Nam không chỉ hiện hữu ở khắp cuộc sống của mỗi người dân đất Việt Từ trong những bức tranh lụa tinh tế đến từ các làng nghề truyền thống, đến những món ăn, món nước mà thường ngày, đâu đâu những giá trị văn hóa trong vật chất cũng được hiện lên trong lối sống thường nhật của con người Việt Nam Đặc biệt, những công trình kiến trúc, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh là một khía cạnh, phạm trù điển hình và tiêu biểu nhất khi nhắc đến giá trị văn hóa của dân tộc Cũng chính vì
lý do này, nhóm em mới lựa chọn “Công trình kiến trúc, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong nền văn hóa Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận lần này
Trang 4B NỘI DUNG
I Sơ lược
1 Giá trị văn hoá là gì?
Một thành phần quan trọng có khả năng tác động đến mô hình kinh tế của một quốc gia hay một cộng đồng - giá trị văn hoá Giá trị văn hoá là một mô hình, hình thức của giá trị
có chỗ đứng trong xã hội Giá trị văn hoá gắn liền với những hoạt động sống của con người,
do con người cùng thời gian tạo nên trong quá trình sinh sống và hình thành lịch sử Cùng tồn tại, cùng duy trì, cùng phát triển và có liên quan mật thiết đến con người
2 Văn hoá vật thể là gì?
Sự sáng tạo, những tư duy không ngừng đổi mới, để có thể phát triển đất nước và làm đậm đà bản sắc dân tộc Năng lực sáng tạo của con người không bao giờ được dừng lại, nó được thể hiện và đúc kết trong các sản phẩm vật chất mang những kiến thức về tín ngưỡng, giá trị, tư tưởng hay một số đặc trưng văn hoá riêng biệt của từng vùng miền, từng dân tộc Dựa vào những đặc trưng hình thái tồn tại, văn hoá vật chất chứa nhiều khía cạnh và các lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật (nghệ thuật biểu diễn, thêu, may vá, các tác phẩm văn chương, hội hoạ nổi tiếng, ); trang phục (trang phục truyền thống của từng vùng miền, trang phục đặc trưng của quốc gia, ); ẩm thực (các món ăn đặc sắc được chế biến đa dạng) Đi đôi với việc củng cố và đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà, các di tích lịch sử cùng những danh lam thắng cảnh đã chứng minh được tầm quan trọng và vai trò của mình khi là điểm tựa vững chắc, là nguồn động lực đem đến lợi ích kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển ngành du lịch Việt Nam trong hội nhập: kiến trúc (gồm các đền đài, lăng tẩm, nhà thờ, chùa chiền, tổng thể các công trình kiến trúc đặc biệt đô thị hay nhiều địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu, đặc sắc của một quốc gia, ); di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh (những di sản văn hoá mang đậm dấu ấn lịch sử, các cảnh quang thiên nhiên nổi tiếng hay đa dạng những địa điểm gắn liền với nhiều
sự kiện quan trọng của lịch sử, anh hùng dân tộc,…)
II Khái quát về các kiến trúc-di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Việt Nam
Theo đó, văn hoá vật chất bao gồm cả di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể Nơi lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống của cha ông, làm bước đệm để thế hệ con cháu mai sau dễ dàng tái tạo mà không mất đi bản sắc dân tộc vốn có Ngoài di sản văn hoá phi vật thể, các di sản văn hoá vật thể là tổng hợp các sản phẩm về vật chất mang giá trị lịch sử -khoa học Những khu di tích, các danh lam nổi tiếng là nền tảng, là sức sống, là kết nối trong cách thể hiện sự giàu có của một quốc gia trong văn hoá nhân loại Văn hoá vật chất góp phần tạo nên nhiều địa điểm tham quan, du lịch đặc sắc cho nước nhà như: Phố cổ Hội An,
Cố đô Huế, Địa đạo Củ Chi, Chùa Một Cột
3 Chùa Một Cột
Trang 5Ngoài cái tên Chùa Một Cột thì ban đầu ngôi
chùa có cái tên là Liên Hoa Đài (tức đài hoa sen) Bởi
vì kiến trúc của ngôi chùa giống một đóa sen khổng lồ
nằm ở giữa hồ vô cùng thơ mộng Và còn những cái
tên khác như: “Diên Hựu Tự”, ”Chùa Mật” Tên gọi
chùa Một Cột được dùng phổ biến hơn là do người dân
đặt theo cách gọi đơn giản và dễ nhớ, chỉ ra đặc điểm
nổi bật của chùa là một cột trụ duy nhất chống đỡ điện
thờ
Vào thời Lý ở thế kỉ XI, chùa Một Cột còn
mang tên là Liên Hoa Đài Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Quan Thế
Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen, Phật Bà đã mời vua đi cùng Khi tỉnh giấc, nhà vua liền nói với các bầy tôi của mình và hòa thượng Thiền Tuệ, người đã khuyên ông nên xây dựng một ngôi chùa giống như trong giấc mơ Chùa Một Cột có phong cách kiến trúc độc đáo, có một cột đứng giữa hồ Sau khi xây dựng chùa, vua đã được vợ là Hoàng hậu Ẩn Dung sinh cho một người con trai là Lý Nhân Tông, người sau này trở thành vị vua vĩ đại của nước Đại Việt Chùa Một Cột còn được coi là biểu tượng của sự may mắn, phú quý và thịnh vượng Chùa Một Cột còn là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam và được công nhận
là ngôi chùa độc đáo nhất châu Á Chùa Một Cột là một biểu tượng của lịch sử và văn hóa Việt Nam Chùa đã trải qua nhiều biến cố trong suốt hơn 1000 năm tồn tại, như bị cháy, bị phá hủy, bị lũ lụt, bị động đất, bị chiếm đóng và bị cải tạo Chùa cũng đã được tu sửa và khôi phục nhiều lần, lần gần đây nhất là vào năm 1954, sau khi bị quân Pháp đánh bom và làm đổ
cột gỗ Ngày nay, chùa Một Cột là một di tích lịch
sử quốc gia, một địa điểm du lịch hấp dẫn và một nơi thờ cúng linh thiêng
Chùa Một Cột có một kiến trúc độc đáo và đẹp mắt Chùa được xây dựng trên một cột gỗ cao
4 mét và có đường kính 1,2 mét Cột gỗ này được đặt trên một đế gạch hình vuông có các họa tiết hoa văn Trên cột gỗ là một ngôi nhà nhỏ có mái lợp ngói và có bốn cửa sổ hướng về bốn phương Trong ngôi nhà là một bức tượng Phật Quan Âm bằng gỗ, cao 1,2 mét và được sơn vàng Ngôi nhà và cột gỗ được bao quanh bởi một hồ nhân tạo hình chữ nhật, có chiều dài 20 mét và chiều rộng 10 mét Hồ nước có nhiều loài hoa sen và cây xanh, tạo nên một không gian thanh bình và thiền định
Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của Việt Nam Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1962 và là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 Chùa cũng là biểu tượng của Hà Nội và của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam Chùa Một Cột thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, như lễ Phật đản, lễ Vu Lan và lễ hội chùa Một Cột Chùa Một Cột cũng là nơi gắn
H#nh 1Top H#nh Ảnh Chùa Một Cột Ở Hà Nội Xưa
Và Nay Đẹp Nhất (anvientv.com.vn
Trang 6bó với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng, như vua Lý Thái Tông, vua Lê Thánh Tông, vua Lê Hiển Tông, Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Linh
4 Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là công trình được vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva Người sử dụng nơi đây không chỉ để hành lễ mà còn giúp các vương triều tiếp cận các Thánh thần, ngoài ra Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa của triều đại Champa, là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu Cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX các học giả người Pháp đã căn cứ vào địa danh mỗi vùng và theo quy ước đơn vị hành chính để đặt tên.Khu di tích Mỹ Sơn được đặt theo tên địa danh hành chính nơi đây, thuộc địa bàn thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Du Xuyên Khu di tích Mỹ Sơn với tên gọi này tồn tại từ khi phát hiện và cho đến ngày nay được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về Champa, trở thành tên gọi chính thức trong các văn bản nhà nước, được
sử dụng cả trong và ngoài nước
Được biết Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ IV và kết thúc vào cuối thế kỉ XIII Sau hai thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền và
di tích còn tồn tại đến ngày nay Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ về cả kiến trúc và văn hóa được thể hiện rõ ở các tấm bia lẫn từng vách đá.Tuy nhiên do một phần tác động của chiến tranh và ảnh hưởng của thời gian nên nơi đây đã dần bị phá hủy một số phần Nhưng hiện nay, những di tích còn lại được xem là điểm thu hút khách du lịch và là một trong những địa điểm quan trọng giữ gìn di sản văn hóa của Việt Nam.Từ công trình nghiên cứu của H Parmentier, người ta được
Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N Và phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm
Các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của nhiều kiểu dáng khác nhau, từ kiểu
cổ đại đến kiểu Mỹ Sơn E1, kiểu Hòa Lai, kiểu Đồng Dương, kiểu Mỹ Sơn A1, kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định Từ nghệ thuật, kiến trúc qua bố cục đền tháp ta thấy được chúng mang ảnh hưởng lớn theo phong cách Ấn Độ Với khu Thánh địa gồm khá nhiều cụm tháp và
bố cục của mỗi cụm tháp đều là có một tháp chính ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ xung quanh Kalan thường thờ Linga hoặc linh tượng Shiva Mặt trước của mỗi cụm tháp là có một tháp cổng tiếp đến là tiền đình Và bên cạnh thì có một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc gồm 1 hoặc 2 phòng gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế và thức ăn cúng chư thần Các tháp thì đều có hình chóp là biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh nơi cư ngụ của các vị thần Hindu
Trang 7Vào ngày 29/4/1979 Bộ Văn hóa
-Thông tin đã ra Quyết định công nhận
Mỹ Sơn là một “Di tích kiến trúc nghệ
thuật” Năm 1898, một người Pháp tên là
M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ
Sơn nằm trong một thung lũng hẹp, giữa
những khu rừng rậm rạp Nơi đây được
biết là một quần thể với hơn 70 ngôi đền
tháp mang rất nhiều phong cách kiến
trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai
đoạn lịch sử của vương quốc Champa Và khu di tích Mỹ Sơn này đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999
5 Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ hay còn biết đến với những tên gọi khác như: Thành Tây Đô, Thành An Tôn, Thành Tây Kinh, hoặc Thành Tây Giai là kinh đô của nước Đại Ngu thời điểm trước
Đây là một di sản văn hóa thế giới nằm trong địa phận của tỉnh Thanh Hóa ở Việt Nam, từng là kinh đô của nước Việt Nam trong thời
kỳ từ năm 1398 đến 1407 được xây dựng theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly, thành nhà Hồ được xây dựng bằng cách kết hợp độc đáo giữa kiến trúc, cảnh quan văn hoá và thiên nhiên một cách hữu tình
Với kiến trúc độc đáo, đây là tòa thành kiên cố bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị lịch sử văn hoá lâu đời và độc đáo nhất còn hiếm hoi tồn tại ở khu vực Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn giữ được nét đặc trưng của mình trên thế giới Tuy chỉ được xây vỏn vẹn trong 3 (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) bằng cách lấy các khối đá lớn, có kích thước lớn và nặng hàng tấn, được đục đẽo một cách tỉ mỉ, cẩn thận và xếp đan xen vào nhau theo hình múi bưởi để chống lại các rung chấn lớn như động đất Điều đặc biệt là giữa các khối đá này không sử dụng bất kỳ chất kết dính nào, và dù
đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này đã vững chãi nổi bậc với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây vượt qua sự tàn phá khốc liệt của thời gian
Năm 1397, theo sử liệu, trước nguy cơ mất nước khi bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến “đầu rơi máu đổ” không biết điểm dừng
Với vai trò là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa vào những nguyên tắc cơ bản về phong thuỷ, địa thế, tiền án hậu chẩm đều có sông
Trang 8núi bao bọc xung quanh Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan tươi đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo ra nhiều lợi thế về mặt quân sự Phía Bắc sừng sững dãy núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông không thế không nhắc đến Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi chảy tới Thành Nhà Hồ được xây dựng với kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành Ngày nay, bên cạnh phần di tích ta có thể thấy bằng mắt thường, tiến hành khảo cổ tổng thể di tích Đàn tế Nam Giao và khai quật diện tích hàng chục nghìn mét vuông khác, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn di vật và nhiều mảng kiến trúc thể hiện sự giao thoa, tiếp biến, kết hợp kiến trúc các thời Trần, Hồ và Lê sơ như sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá, Giếng Vua… Đó là những lớp trầm tích văn hóa, thể hiện sự tiếp nối giai đoạn lịch sử
Thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới đều 800m và chu vi phía trên là 3,5 km Thành phía ngoài được xây bằng đá, phía bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở cửa theo bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây Tường thành đá bên ngoài được xây bằng những khối đá nặng trung bình từ 10-16 tấn, có khối nặng đến tận 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép theo hình chữ công tạo nên sự liên kết kiên cố tránh những rung chấn nặng nề Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn bởi các cuộc chiến tranh hoặc điều kiện tự nhiên và thậm chí có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích tường thành chỗ còn lại vẫn khá dày khoảng
từ 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20m Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá tản, riêng cửa Nam là cửa chính nên có ba cổng ra vào trịnh trọng, dài hơn 34m, cao trên 10m Hào bao quanh thành tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10-20m
và La thành bảo vệ vòng ngoài Ngoài ra còn nhiều công trình kiến trúc khác, trong đó phải
kể đến đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá có quy mô khá lớn
và hoành tráng Hiện các kiến trúc cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ phận bằng gạch, gỗ dần bị hủy hoại, sụp đổ và tòa thành cũng không tránh khỏi có phần bị sạt lở, nhưng gần như tổng thể công trình kiến trúc bằng đá vẫn tồn tại
Trải qua hơn 6 thế kỉ tồn tại cùng với bao biến cố của lịch sử, vào ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ được Uỷ ban Di sản Thế giới đưa quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá) Sau 6 năm trình đệ hồ sơ, vào kỳ họp thứ 35 của Uỷ ban Di sản Thế giới tại Paris, Cộng hoà Pháp Vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới và xếp hạng 62 của di tích quốc gia đặc biệt Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc độc đáo
và còn là một biểu tượng cho lịch sử thăng trầm và văn hóa của Việt Nam Thành được xây dựng khi dân tộc đang trong thời kỳ đầy biến động và căng thẳng không ngừng leo thang Thành nhà Hồ thể hiện sự kết nối giữa các nền văn hoá truyền thống của Việt Nam cùng với các nước Đông Á và Đông Nam Á Thành Nhà Hồ là nơi ghi dấu ấn quan trọng trong việc quyết định cách tân nước ta của vương triều nhà Hồ và góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy các trào lưu tư tưởng mới trong khu vực
6 Địa đạo Củ Chi
Trang 9Đây được xem là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam ta “Địa đạo” là gồm những đoạn ngắn, nhỏ, bề ngang chỉ đủ để một người chui qua Đây được xem là một căn hầm bí mật được ẩn náu sâu dưới lòng đất, Vào những năm 1946 – 1948,
nó được tạo ra để các cán bộ chiến sĩ di chuyển, tránh khỏi tầm ngắm của quân địch Có lẽ vì thế mà cái tên “Địa đạo Củ Chi” ra đời và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nước nhà Thế nhưng “mật thất” này lại có một nhược điểm lớn đó là khi bị địch phát hiện, ta sẽ dễ bị chúng khống chế, vây bắt
và tiêu diệt quân đoàn Thế nên, phòng hờ trường hợp bất trắc sẽ xảy đến, ta đã kéo dài căn hầm, đồng thời tạo ra nhiều lối thoát hiểm trồi trên mặt đất để thoát thân, di chuyển đến nơi an toàn Địa đạo Củ Chi tọa lạc tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện
Củ Chi cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70km theo hướng Tây Bắc Địa đạo được dựng lên ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh và đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia Vào năm
1948 ở Củ Chi, 2 xã có địa đạo sớm nhất đó là Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An nhằm mục đích cất giấu tư liệu bí mật, là mật thất cư trú của các cán bộ chiến sĩ khiến bọn thực dân không ngờ tới nên cấu trúc địa đạo khi ấy khá đơn giản Tiếp nối sự thành công ở 2 xã trên,
“đường hầm bí mật” ấy đã lan rộng ra các xã lân cận, được gia cố kỹ càng hơn, được nghiên
cứu và suy tính rất kỹ lưỡng khi đưa vào cuộc kháng chiến chống Mỹ Từ giữa năm 1961,
Mỹ đã tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt” với thủ đoạn: “dùng người Việt Nam, đánh người Việt Nam” Đây được xem là thủ đoạn tàn bạo nhất, dã man nhất của đế quốc Mỹ khi
để nhân dân ta tự tàn sát lẫn nhau Khi ấy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định đã đưa
ra quyết định chọn địa bàn Củ Chi là địa bàn hoạt động, phát huy tối đa lợi thế địa hình nơi đây, cũng tăng sức chiến đấu và giảm bớt thiệt hại về quân số của ta Đây cũng là một bước
đi đúng đắn khiến Mỹ - Diệm không thể ngờ tới, đối với người Mỹ đây chẳng khác nào 1 phiên bản có thực của địa ngục
Hệ thống địa đạo 3 tầng được quân - dân
yêu nước đào bằng những dụng cụ hết sức thô sơ
như cuốc, xẻng,… Mỗi tổ đào có từ 3-4
người,người cào đất, người hốt đất, người kéo
những xô đất đấy lên, người mang những xô đất
đấy đi giấu sau các bụi cây hoặc đổ xuống sông
Khi các tổ đào đã thông được địa đạo với nha,
giếng đào được đặt 1 cây tre rỗng ruột làm lỗ thông
hơi Giếng đào được lấp đi, được ngụy trang thành
các tổ mối, tổ kiến…
Trong giai đoạn chiến tranh, các đường hầm địa đạo là nơi cư trú an toàn cho nhân dân, cho người lính, điều này giúp ta bảo toàn được nhiều sinh mạng cũng như là lực lượng
Tổng thống Argentina - Cristina
Fernández de Kirchner tham quan Địa
Đạo Củ Chi
Trang 10Trong lòng địa đạo, có các khu dự trữ lương thực, thực phẩm, cũng có khu cất chứa các vũ khí như bom, đạn Cũng có khu vực y tế để đảm bảo sức khỏe, bệnh viện dã chiến cho nhân dân, các bếp ăn không có khói hay còn gọi là bếp Hoàng Cầm cũng được dựng lên
Không những thế còn có cả phòng học, khu
cư trú của trẻ em, phụ nữ và người già Nói chính xác hơn đây chính là một thành phố thu nhỏ được nhân dân ta dựng lên trong lòng đất Đây cũng chính là cái gai trong mắt
kẻ thù, đã không biết bao lần quân địch dùng thủ đoạn tàn ác để tấn công với mục đích phá tan địa đạo Chúng dùng những thủ đoạn ác nghiệt như: bơm nước và lòng địa đạo với mong muốn dìm chết dân ta, hay dùng chó săn để tìm kiếm những lỗ thông hơi và đường
ra vào địa đạo để phun hơi ngạt vào các miệng hầm, dùng đến cả những pháo binh hạng nặng……
Trung bình, mỗi năm có khoảng 330 trận càn quét, số lượng bom đạn mà Mỹ xả xuống nơi đây khoảng 500.000 tấn Ngoài ra còn có các loại chất độc được chúng rải xuống vùng đất này Người Mỹ đã “hành hạ” Củ Chi và nhân dân nơi đây nhiều năm trời nhưng những trận mưa bom, bão đạn không đem lại kết quả như chúng mong muốn, địa đạo Củ Chi vẫn là một thứ gì đó khiến dân Mỹ phải xanh mặt mỗi khi nhắc lại Dựa vào lợi thế nắm rõ địa hình trong lòng đường hầm, quân dân Củ Chi vẫn kiên cường bám trụ, đánh địch bằng 3 mũi giáp công: quân sự - chính trị - binh vận Kết hợp với lối đánh áp sát với những chiến thuật bắn tỉa , phục kích, tập kích đã vô hiệu hóa được nhiều loại vũ khí và làm thất bại âm mưu của kẻ thù Mỗi nơi trên vùng đất Củ Chi đều có riêng lịch sử của mình và không thể không kể đến những chiến công mà quân dân du kích đã chiến đấu và chiến thắng giặc
7 Phố cổ Hội An
Nhắc đến phố cổ Việt Nam,
người ta không thể nào không nhắc
đến con phố cổ Hội An lâu đời gây
thương nhớ cho thực khách trong và
ngoài nước Tọa lạc tại hạ lưu sông
Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách
trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng
30km về phía Nam Phố cổ này được
chia thành 9 phường riêng biệt Phía
Đông giáp với biển Đông, phía Tây
giáp thị xã Điện Bàn, phía Nam giáp
Khu bếp ăn không có khói – hay còn gọi là bếp Hoàng Cầm trong
lòng địa đạo