1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc trưng văn hóa của việt nam và trung quốc thể hiện qua thành ngữ

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc trưng văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua thành ngữ
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Do đó, người học nếu muốnsử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn xác thì họ cần hiểu và dùng đúng các thànhngữ trong những tình huống cụ thể.Và thông qua thế so sánh đối chiếu với quốc gia khác,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THỂ HIỆN QUA THÀNH NGỮ

Hà Nội, 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I Lý do chọn đề tài 4

II Mục đích của đề tài 4

NỘI DUNG 5

I Cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan 5

1 Quan niệm thành ngữ 5

1.1 Khái niệm thành ngữ 5

1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt 5

1.1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Trung 5

1.2 Nội hàm văn hóa thành ngữ 6

2 Đặc trưng văn hóa và cội nguồn văn hóa 6

2.1 Vấn đề xác định đặc trưng văn hóa 6

2.2 Về cội nguồn văn hóa dân tộc 7

II Đặc trưng văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua thành ngữ 8

1 Thành ngữ trong tiếng Việt 8

1.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Việt 8

1.2 Thành ngữ góp phần tạo nên sự đặc trưng văn hóa của Việt Nam 9

2 Thành ngữ trong tiếng Trung Quốc 11

2.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Trung Quốc 11

2.2 Thành ngữ góp phần tạo nên sự đặc trưng văn hóa của Trung Quốc 13 3 So sánh và lí giải 13

3.1 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt 13

3.1.1 Sự tương đồng giữa thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt 13

3.1.2 Sự khác biệt giữa thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt 15

3.2 Lý giải sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt 15

3.2.1 Nguyên nhân có sự tương đồng về thành ngữ 15

3.2.2 Nguyên nhân có sự khác biệt về thành ngữ 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển và trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước, vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm sâu sắc Tùy theo góc nhìn, văn hoá và bản sắc văn hoá của dân tộc được nghiên cứu trong mối quan hệ liên ngành khác nhau, trong đó có mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loài người Trong rất nhiều tình huống giao tiếp, để biểu đạt có chiều sâu và giàu hình ảnh hơn thì người giao tiếp sẽ dùng thành ngữ Như chúng ta đã biết, thành ngữ là một bộ phận quan trọng của mỗi ngôn ngữ Do đó, người học nếu muốn

sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn xác thì họ cần hiểu và dùng đúng các thành ngữ trong những tình huống cụ thể

Và thông qua thế so sánh đối chiếu với quốc gia khác, ta mới nhận ra được nét đặc trưng riêng biệt và những điểm tương đồng giữa các cộng đồng thông qua ngôn ngữ

Do vậy việc đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn ngữ để chỉ ra đặc trưng văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay là một vấn đề cần thiết

và mang nhiều ý nghĩa Qua đó mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, tâm lý, văn hóa dân tộc sẽ được nhìn nhận một cách có căn cứ Vì vậy nhóm em lựa chọn đề tài “Đặc trưng văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua thành ngữ”

II Mục đích của đề tài:

Nhóm em thực hiện đề tài “Đặc trưng văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua thành ngữ” với mục đích chính là tìm ra nét đặc trưng về văn hóa của các quốc gia thông qua việc so sánh thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Trung Để đạt được mục đích đó, nhóm em đặ ra các mục tiêu cụ thể:

- Tập hợp các thành ngữ, cách sử dụng thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Trung

- Tìm hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dựa trên cứ liệu là thành ngữ

- Tìm ra nét đặc trưng và cái phổ quát chung trong tiếng Việt và tiếng Trung

Trang 4

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan:

1 Quan niệm thành ngữ:

1.1 Khái niệm thành ngữ:

1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt:

Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói của người Việt Chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều quan niệm về thành ngữ tiếng Việt được các nhà nghiên cứu trình bày trong các công trình nghiên cứu cũng như trong tạp chí ngôn ngữ Về cơ bản, các quan niệm đều có cùng nội dung giống nhau cụ thể là nêu rõ đặc điểm của thành ngữ là những cụm từ cố định, có thể dẫn ra một số quan niệm như sau:

Tác giả Hoàng Phê trong quyển “Từ điển tiếng Việt” đã quan niệm về thành ngữ: “Là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, mà nghĩa thường không được giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa các từ tạo nên nó” (2002, tr 915) Trong khi đó, tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1985) lại cho rằng “thành ngữ là các ngữ cố định thực sự”, “là các cụm từ (có ý nghĩa và cấu tạo là cụm từ) đã cố định hoá có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc,

có tính xã hội như từ”

Các quan niệm về thành ngữ của các tác giả nêu trên mặc dù có đôi chỗ chưa thống nhất nhưng là những ý kiến quý báu để nhận diện thành ngữ Những quan niệm đó đều làm sáng tỏ đặc điểm của thành ngữ Về cấu trúc, thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu ổn định, chặt chẽ, bất biến không thể tách rời nhau, thường có vần điệu và là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng tiếng Việt Về ngữ nghĩa, mỗi thành ngữ có một ý nghĩa nhất định, hoàn chỉnh, dùng để gọi tên

sự vật, trạng thái, tính chất, hành động

1.1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Trung:

Thành ngữ ( 成 语 , chéngyǔ) là một loại cụm từ hoặc câu thành phần của ngôn ngữ Trung Quốc, thường được sử dụng để mô tả ý nghĩa hoặc diễn đạt một tình huống cụ thể Thành ngữ không chỉ là ngôn ngữ thông thường mà còn là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, phản ánh tri thức, tâm huyết, và trải nghiệm lâu dài của người Trung Quốc Người Trung Quốc lại quan niệm về thành ngữ như sau:

Tác giả 陆 尔 奎 (Lục Nhĩ Khuê) và 方 毅 等 (Phương Nghị Đẳng) trong quyển “辞源” (Từ Nguyên) đã quan niệm: “Thành ngữ là cổ ngữ, phàm những

gì lưu hành trong xã hội, dẫn đến biểu thị ý nghĩa của nó đều là thành ngữ” (1915, tr 653)

Trang 5

Cụ thể hơn, theo tác giả吕叔湘 (Lã Thúc Tương) và丁声树 (Đinh Thanh Thụ) trong quyển “现代汉语词典” (Từ điển Hán ngữ hiện đại) đã định nghĩa thành ngữ là: “Thành ngữ là những tổ từ hay đoản cú cố định, hình thức ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc, mà được mọi người lâu nay quen dùng Thành ngữ tiếng Hán phần lớn là bốn âm tiết và thường có nguồn gốc xuất xứ” (2005, tr 236) 1.2 Nội hàm văn hóa thành ngữ:

Thành ngữ không chỉ là một phần của ngôn ngữ mà còn là một phản ánh của văn hóa Bên cạnh ý nghĩa ngôn ngữ và hình ảnh mô tả, thành ngữ thường chứa đựng nội dung văn hóa sâu sắc

Qua thành ngữ tiếng Việt, ta hiểu thêm về nét văn hóa của đời sống nông nghiệp đặc thù, mọi mặt trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người Việt đều mang dấu ấn nông nghiệp rất rõ rệt

Thông qua thành ngữ, ta thấy được bản lĩnh và ý chí kiên cường của con người Việt Nam trong đấu tranh và xây dựng Tổ quốc: “ bền gan vững chí, nếm mật nằm gai, ”

Nghiên cứu ngôn ngữ không thể không nghiên cứu văn hóa Bởi vì ngôn ngữ

là di sản lịch sử chung của một tập thể xã hội, là sản phẩm tập quán xã hội được ước định mà thành Thành ngữ thể hiện đầy đủ trí tuệ và giá trị cốt lõi mà dân tộc Trung Hoa đã tích lũy qua hàng nghìn năm lịch sử Như Lỗ Tấn đã từng nói:

phần lớn đều là tinh hoa phản ánh hiện thực, góp nhặt nó lại, tất nhiên sẽ khiến những con chữ thêm phần sinh động) Tình yêu Tổ quốc được thể hiện qua thành ngữ ““爱国如家” (yêu nước như nhà) Hay thái độ dũng cảm, sẵn sàng đứng lên trong lúc khó khăn, thử thách trong câu thành ngữ “见义勇为” (gặp khó phải dũng cảm tiến lên) Đồng thời, thông qua thành ngữ, người dân Trung Quốc cũng thể hiện quan niệm, theo đuổi lý tưởng, ước mơ, con người ta phải chịu đựng những khó khăn, thử thách: “舟车劳顿”

2 Đặc trưng văn hóa và cội nguồn văn hóa:

2.1 Vấn đề xác định đặc trưng văn hóa:

Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng có văn hoá Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là đặc trưng văn hoá

Trang 6

Khi xác định, đánh giá đặc trưng văn hoá của một cộng đồng hay một dân tộc nào đó, có người đưa ra thang độ cao thấp (chẳng hạn, E.B Taylor), có người đưa ra tiêu chí khác biệt (F Boas) Trong đó, ý kiến xác định văn hoá là

sự khác biệt dễ tạo sự đồng thuận hơn Nói chung, sự khác biệt tạo ra đặc trưng; nói riêng ở phạm trù văn hoá, đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc trước hết được minh định dựa trên sự khác biệt giữa văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác Chẳng hạn, đặc trưng văn hoá Mỹ là coi trọng nguyên tắc, văn hoá ấn Độ

là tính khoan dung, văn hoá Trung Hoa là trọng tôn ty, văn hoá Việt Nam là trọng tình nghĩa…

Đặc trưng văn hóa là những đặc điểm nổi bật về một hay một số mặt nào đó của một dân tộc hoặc một cộng đồng Những nét trội này làm nền tảng cho các giá trị văn hóa cơ bản và bền vững Tóm lại, đặc trưng văn hóa của một dân tộc

là những giá trị tiêu biểu về vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc đó đã phát triển và tích lũy trong lịch sử, chúng có tính bền vững, có ý nghĩa lâu dài và giá trị khu biệt Có như thế, đặc trưng văn hóa mới tạo thành bản sắc văn hóa 2.2 Về cội nguồn văn hóa dân tộc:

Nguồn gốc và sự phát triển của văn hóa dân tộc là một quá trình phức tạp, đa chiều, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhận thức rằng mỗi dân tộc đều

có những đặc điểm văn hóa riêng biệt và không có lời giải thích thống nhất nào

áp dụng cho tất cả các dân tộc Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận vấn đề từ một

số quan điểm chung

Nguồn gốc của văn hóa dân tộc có thể bắt nguồn từ sự phát triển ban đầu của

xã hội loài người Lúc đầu, sự phát triển của xã hội loài người dựa trên các hình thức sinh tồn kinh tế nguyên thủy như săn bắn, hái lượm và trồng trọt Trong giai đoạn đầu này, con người hình thành lối sống, giá trị và phong tục truyền thống cụ thể dựa trên điều kiện địa lý và môi trường Những yếu tố này dần dần hình thành và phát triển, và theo thời gian phát triển thành một nền văn hóa dân tộc đặc sắc

Các sự kiện lịch sử có vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn hóa dân tộc Các sự kiện lịch sử có thể dẫn đến trao đổi, hội nhập và biến đổi văn hóa, đồng thời cũng có thể truyền cảm hứng cho niềm tự hào dân tộc và chủ nghĩa bảo thủ văn hóa

Bên cạnh đó, môi trường địa lý có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển văn hóa dân tộc Điều kiện địa lý có thể ảnh hưởng tới lối sống, hoạt động kinh tế và các hình thức tổ chức xã hội của con người,ví dụ như điều kiện

Trang 7

môi trường tự nhiên của phương Tây và phương Đông khác nhau nên đã tạo thành hai nền văn hóa với những đặc trưng khác nhau:

Phương Tây: khí hậu lạnh, khô có vùng đồng cỏ thích hợp chăn nuôi -tạo nên lối sống du cư - có tâm lý coi thường, có tham vọng chinh phục tự nhiên

- lối tư duy thiên về phân tích - trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam;

có tính nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân - có tính độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng… => Văn hoá trọng động (gốc du mục)

- Phương Đông: khí hậu nóng, ẩm - có nhiều đồng bằng - thích hợp nghề trồng trọt tạo nên lối sống định cư có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên -lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân chủ, trọng cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà…

=> Văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp)

Các nhân tố về kinh tế và xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa dân tộc Hoạt động kinh tế có tác động sâu sắc đến tổ chức xã hội, hệ thống phân cấp và giá trị xã hội Còn yếu tố xã hội là cốt lõi của sự phát triển văn hóa dân tộc Cơ cấu tổ chức xã hội, các giá trị xã hội, hệ thống xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và kế thừa văn hóa dân tộc Các thể chế xã hội và hệ thống tín ngưỡng như gia đình, giáo dục, hôn nhân, tôn giáo, đạo đức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa dân tộc

Bên cạnh đó, môi trường địa lý có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển văn hóa dân tộc Điều kiện địa lý có thể ảnh hưởng tới lối sống, hoạt động kinh tế và các hình thức tổ chức xã hội của con người Điều kiện tự nhiên của một số nơi như khí hậu, địa hình, tài nguyên, v.v sẽ hình thành nên những đặc điểm văn hóa độc đáo, ví dụ như điều kiện môi trường tự nhiên của phương Tây và phương Đông khác nhau nên đã tạo thành hai nền văn hóa với những đặc trưng khác nhau

II Đặc trưng văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua thành ngữ:

1 Thành ngữ trong tiếng Việt:

1.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Việt:

Dựa vào hình thức, thành ngữ được phân chia thành hai loại: Thành ngữ có kết cấu chủ vị hay kết cấu liên hợp chủ vị (ví dụ: mèo mù vớ cá rán, nhà tan cửa nát ) và thành ngữ có kết cấu là một cụm từ (ví dụ: tay búp măng, chạy long tóc gáy )

Dựa vào cơ chế cấu tạo, nhóm tác giả Mai Ngọc trừ chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại là thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ Cũng dựa vào cơ chế cấu tạo nhưng Nguyễn Thiện Giáp lại chia thành ngữ thành hai loại lớn, đó là thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết

Trang 8

Tuy nhiên, bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo

và cấu trúc, các nhà ngôn ngữ học còn có phân loại chúng theo âm tiết Căn cứ theo “Thành ngữ tiếng Việt”, chúng ta có bảng thống kê và phân loại số lượng

âm tiết của các thành ngữ:

5 7 âm tiết 44 1,24 Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

lưng

mặt đi đào

Thích Ca ngoài đường

Ta có thể thấy, số lượng âm tiết trong thành ngữ tiếng Việt thường có cấu tạo 4 âm tiết, 6 âm tiết chiếm phần lớn, bởi lẽ người Việt rất ưa lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hòa về âm điệu

1.2 Thành ngữ góp phần tạo nên sự đặc trưng văn hóa của Việt Nam: Nét văn hoá của đời sống nông nghiệp đặc thù:

Trước kia, sản xuất nông nghiệp ở nước ta là nền sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, công cụ lao động thô sơ, phương thức canh tác lạc hậu Trong công việc làm đất, cấy trồng, thu hoạch, người Việt dùng sức người và sức kéo của gia súc (trâu, bò, ngựa) là chủ yếu cho nên họ thường phải lao động vất vả Các thành ngữ như

“chân lấm tay bùn, đầu đội vai mang, cổ cày vai bừa, cháy mặt lấm lưng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đầu tắt mặt tối, đầu tro mặt muội ” đã phản ánh một cách chân thực nỗi nhọc nhằn của người nông dân khi làm ra hạt thóc, củ khoai Thế nhưng dường như quanh năm suốt tháng, họ vẫn phải sống chung với đói nghèo Ước mơ về sự no đủ trong cái ăn, cái mặc của người nông dân luôn luôn là một nỗi niềm đau đáu Các thành ngữ như “nghèo lõ đít, vắt mũi chẳng

đủ đút miệng, giựt gấu vá vai ” đã giúp cho chúng ta thấy rõ điều này Cũng vì

Trang 9

thế, cái đói và miếng ăn đã để lại nhiều dấu ấn trong vốn từ vựng nói chung và thành ngữ nói riêng của tiếng Việt

Đặc biệt là cây lúa đã trở thành hình ảnh thực vật gần gũi nhất, quen thuộc nhất và cũng quan trọng nhất với người Việt chúng ta Trong thành ngữ nói chung thì hình ảnh cây lúa có tần số xuất hiện nhiều và có tính phổ quát rộng nhất Người Việt chúng ta đã có cách tri nhận rất sâu sắc và tỉ mỉ về cây lúa thông qua các từ thuộc trường nghĩa chỉ lúa trong thành ngữ như: “mỏng như lá lúa, câm như thóc, chuyện nở như gạo rang, dở hơi như cám hấp, chữ như trấu trát, lằng nhằng như cưa rơm, chết như ngả rạ, cơm tẻ là mẹ ruột, ngán như cơm nếp nát, méo miệng đòi ăn xôi vò, tháo dạ đổ vạ cho chè, má bánh đúc, vú bánh giầy ”

Nét văn hoá trong lời ăn tiếng nói:

Cách đối nhân xử thế thông qua lời ăn tiếng nói được người Việt Nam chúng

ta rất coi trọng Nó là biểu hiện của văn hoá và tư cách con người Trong giao tiếp, người Việt Nam luôn luôn có xu hướng giữ hoà khí, tránh sự cãi cọ hay to tiếng Bao giờ họ cũng cân nhắc đắn đo trước khi nói Sự thận trọng đó được biểu hiện thông qua các thành ngữ như “giữ mồm giữ miệng, có mồm thì cắp có nắp thì đậy” Trong lúc nói năng, thái độ chân thành, niềm nở, thân thiện, tươi cười bao giờ cũng được đánh giá cao Chẳng hạn “tay bắt mặt mừng, thơm tay hay miệng, mau mồm mau miệng” Khi nói năng, cho dù ai đó còn có chút cục cằn, thô vụng thì vẫn dễ được thông cảm và lượng thứ như “khẩu xà tâm phật, bụng ngay miệng thẳng”, còn những kẻ bề ngoài nói năng tử tế, ngọt ngào nhưng trong lòng lại nham hiểm, thâm độc thì luôn bị phê phán như trong các thành ngữ “miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, miệng nam mô bụng một bồ dao găm, khẩu phật tâm xà ”

Nét văn hóa trong tính cách con người Việt Nam:

Có một điều dễ nhận thấy về đặc điểm tính cách của người Việt Nam được nói đến trong thành ngữ là tồn tại cả những tính cách tốt, tích cực và những tính cách xấu, tiêu cực Nét tính cách xấu, tiêu cực trong một bộ phận người Việt Nam có thể kể đến là sự lật lọng tráo trở như “mặt tam mặt tứ, trở mặt như trở bàn tay, miệng nam mô bụng bồ dao găm ”; sự nham hiểm, thâm độc trong cách xử thế như “đâm dao sau lưng, gắp lửa bỏ tay người, độc có lông trong bụng, ném đá giấu tay, ngậm máu phun người ”; sự toan tính, cầu lợi cho riêng mình như “ngậm miệng ăn tiền”; sự hung hăng, lì lợm như “đầu trâu mặt ngựa, mặt trơ trán bóng, mày chai mặt đá ” Một nét đẹp nữa không thể không nhắc tới trong tính cách Việt Nam là sự cần kiệm trong sinh hoạt Thành ngữ “thắt lưng buộc bụng, nhịn miệng đãi khách” đã cho chúng ta thấy một cách hành xử

Trang 10

đẹp của người Việt trong những lúc khó khăn thiếu thốn Các thành ngữ cũng góp phần phản ánh đặc điểm trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương Tự thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người dân đất việt, họ luôn coi quê hương là nơi “chôn rau cắt rốn”, là mảnh đất thiêng liêng, là cội rễ chở che và nâng bước cho mỗi con người trên dòng đời bôn ba trăm ngả

2 Thành ngữ trong tiếng Trung Quốc:

2.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Trung Quốc:

Thành ngữ trong tiếng Trung thường được tạo thành bởi 4 âm tiết Dựa vào

“汉语 语词成 典” (Từ điển Thành ngữ tiếng Hán) với kết quả thống kê âm tiết trong thành ngữ tiếng Hán như sau:

ngậm ớt)

quên)

thay đổi hẳn)

đến nhau)

nhân lại thiệt quân)

cùng hưởng, có họa cùng chịu)

cao một trượng hai, sờ không

thấy đầu)

trung không gắng sức, già nua luống buồn thương)

只许州官放火,不许百姓点灯 (chi cho quan châu đốt lửa, không cho dân chúng thắp đèn)

Ngày đăng: 09/08/2024, 21:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w