1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tranh chấp thương mại tiểu luận môn luật thương mại

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh Chấp Thương Mại
Tác giả Nguyễn Hữu Long
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Các hình thức tranh chấp thương mạiCăn cứ điều 317, Luật Thương mại 2005 thì có 3 hình thức giảiquyết tranh chấp thương mại là:1 Thương lượng giữa các bên.2 Hoà giải giữa các bên do một

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

NGUYỄN HỮU LONG

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC



1 Tranh chấp thương mại là gì 4

1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại 4

1.2 Các hình thức tranh chấp thương mại 4

2 Nội dung các hình thức tranh chấp thương mại 4

2.1 Hình thức thương lượng giữa các bên: 4

2.1.1 Hình thức giải quyêt tranh chấp thương mại bằng thương lượng là gì? 4

2.1.2 Đặc điểm của hình thức thương lượng 5

2.1.3 Ưu và nhược điểm của hình thức thương lượng 5

2.2 Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải: 5

2.2.1 Hình thức hòa giải là gì? 5

2.2.2 Đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hòa giải 5

2.2.3 Ưu và nhược điểm 6

2.3 Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 7

2.3.1 Hình thức trọng tài thương mại là gì? 7

2.3.2 Trọng tài vụ việc 8

2.3.3 Trọng tài quy chế 8

2.3.4 Ưu và nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 9 2.4 Hình thức tranh chấp thương mại bằng tòa án 10

2.4.1 Hình thức tranh chấp bằng tòa án là gì? 10

2.4.2 Đặc điểm tranh chấp thương mại bằng tòa án 11

2.4.3 Ưu và nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án 11

2.5 Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp 12

3 Kết luận 13

Danh mục tài liệu tham khảo 14



Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động thương mại đang diễn ra đa dạng, không chỉ đa dạng về số lượng và còn đa dạng về các loại giao dịch và sự phức tạp của các giao dịch Khi các bên thực hiện giao kết thì đều mong muốn đạt mục tiêu mang về lợi ích cho mình trên

cơ sở các bên cùng đồng thuận, tuy nhiên vì một số lý do nào

đó trong quá trình giao dịch các bên có thể xảy ra tranh chấp Tranh chấp này có thể xảy ra từ lúc đang thực hiện giao dịch, hoặc giai đoạn nghiệm thu, hoặc giai đoạn thu tiền Mặc dù, các bên đều không mong muốn nhưng khi đã xảy ra các bên phải đủ hiểu biết về tranh chấp thương mại để mang về lợi ích tối đa và tối thiểu rủi ro cho mình khi tranh chấp xảy ra Như vậy bài viết này mục đích sẽ giới thiệu qua các hình thức tranh chấp thương mại, và phân tích sâu về hình thức tranh chấp thương mại thông qua tố tụng Thông qua đó người đọc

có thể nhận định và chọn được phương thức khi xảy ra tranh chấp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình nhằm tối

ưu quyền lợi nhất

Trang 4

1 Tranh chấp thương mại là gì

1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.1

Như vậy tranh chấp thương mại là tranh chấp giữa các bên trong hoạt động thương mại nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại

1.2 Các hình thức tranh chấp thương mại

Căn cứ điều 317, Luật Thương mại 2005 thì có 3 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại là:

1) Thương lượng giữa các bên

2) Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

3) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án

1

Trang 5

2 Nội dung các hình thức tranh chấp thương mại 2.1 Hình thức thương lượng giữa các bên:

bằng thương lượng là gì?

Trên tinh thần thỏa thuận giữa các bên với nhau Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận Đây là hình thức không có bên đứng ra giải quyết

và không ràng buộc quy định về trình tự và thủ tục giải quyết, các bên tự thỏa thuận miễn pháp luật không cấm

Phương án hòa giải này tiết kiệm thời gian và chi phí khi các bên nhanh chóng đi đến thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận, không trả bất kỳ khoản chi phí nào cho các bên liên quan Đảm bảo được tính bí mật của quá trình đàm phán Đối với hình thức này các bên phải trên tinh thần hợp tác và các thỏa thuận chế tài đều rõ ràng để dễ đàm phán ra kết luận

Nhưng ở đó, khi các tranh chấp xảy ra các bên có thể sẽ không đủ kiên nhẫn để cùng làm việc với nhau khi đã xung đột Do không thực hiện theo thủ tục và trình tự của pháp luật nên bản thỏa thuận cũng không đủ tính tuân thủ khi các bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận,

Trang 6

2.2 Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải:

hòa giải thương mại là ”phương thức giải quyết tranh

chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”

thương mại hòa giải

 Nguyên tắc về hòa giải theo điều 4, nghị định 22/2017/NĐ-CP:

- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác

- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba

 Điều kiện tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải Theo điều 6, nghị định 22/2017/NĐ-CP, các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá

Trang 7

trình giải quyết tranh chấp để thực hiện hòa giải thì các bên phải thỏa thuận phương án hòa giải

 Ưu điểm

- Do không hạn chế điều kiện về thời gian lựa chọn thủ tục hòa giải nên các bên có thể chủ động đàm phán hình thức hòa giải nếu trong trường hợp hai bên không thương lượng được

- Các tự định đoạt trong việc hòa giải: Có quyền lựa chọn hòa giải viên, sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp giữa hai bên, không bị gò bó về mặt thời gian như thủ tục tố tụng tại tòa

- Thủ tục hòa giải mang tính thân thiện: Với sự giúp đỡ của hòa giải viên được hai bên lựa chọn thì đàm phán giữa hai bên sẽ dễ đi đến đồng thuận một phương án

mà cả hai đều cảm thấy có thể dễ giải quyết được

- Thủ tục hòa giải thực hiện dựa trên nhiều yếu tố hơn không chỉ dựa vào pháp luật mà còn dựa vào điều kiện khi tranh chấp xảy ra Nên không bị gò bó về các điều kiện trao đổi giữa hai bên

- Hòa giải tiến hành nhanh và chi phí thấp: Do tính chất tôn trọng quyền tự định giữa các bên nên các bên sẽ không kéo dài quá lâu nhằm tránh ảnh hưởng quá trình kinh doanh giữa các bên Chi phí cả quá trình thấp nhờ vào thời gian hòa giải nhanh và chi phí phải nộp cho hòa giải viên hoàn toàn là sự thỏa thuận tự nguyện

 Nhược điểm

Trang 8

- Nhược điểm lớn của phương án này là hòa giải viên không có quyền đưa ra quyết định ràng buộc hay áp vấn đề nào liên quan đến các bên tranh chấp 2

- Thỏa thuận hòa giải không có mang tính chất bắt buộc như phương án trọng tài thương mại và tòa án Trong quá trình hòa giải mỗi bên có quyền hủy bỏ hòa giải ở bất kỳ thời điểm nào Nên thủ tục hòa giải khi tranh chấp chỉ xảy ra khi các bên đủ uy tín và tin tưởng nhau

- Kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhất trí giữa hai bên Nếu các bên không thống nhất được bất

kỳ nào về thời gian, địa điểm, cách thức và các điều kiện giải quyết tranh chấp thì hòa giải không được tiến hành

 Do hạn chế quyền của hòa giải viên nên sẽ bị hạn chế trong trong việc thực hiện kết quả hòa giải Nếu các bên không thực hiện thi hành thỏa thuận hòa giải thì Hòa giải viên không có đủ quyền theo pháp luật để có chế tài liên quan đến thi hành thỏa thuận

 https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx? ItemID=1905&l=Nghiencuutraodoi

2.3 Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

 Căn cứ điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010 : 3 ”Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do

2 Trích hỗ trợ pháp lý: https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1905&l=Nghiencuutraodoi

3

Trang 9

các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”

 Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết có tính chất tài phán phi chính phủ và có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, Chỉ giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của trọng tài

- Thứ hai, chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là trọng tài vên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tà gồm một Trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều trọng tài viên

- Thứ ba, Giải quyết tranh chấp đảm bảo sự kết hợp hai yếu tố: Thỏa thuận và phán quyết

- Thứ tư, là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bảo mật cao

- Thứ năm, trọng tài thương mại đưa ra phán quyết chung thẩm, không kháng cáo và kháng nghị

 Trọng tài thương mại có hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế

Trọng tài vụ việc trình tự và thủ tục do các bên thỏa thuân, với các đặc điểm như sau:

- Thứ nhất, chỉ phát sinh khi có tranh chấp và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp

- Thức hai, không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách Trọng tài viên Trọng tài viên được chỉ định có thể có tên hoặc không có tên trong danh sách của Trung tâm Trọng tài

Trang 10

- Thứ ba, không có quy tắc tố tụng riêng, các bên thỏa thuận xây dựng quy tắc tố tụng

Khác với trọng tài vụ việc thì trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài Trọng tài quy chế với các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài, là một tổ chức phi chính phủ, không thuộc hệ thống nhà nước

- Thứ hai, Các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân

- Thứ ba, tổ chưc và quản lý ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ

- Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng

- Thức năm, hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài được tiến hành bỡi các Trọng tài viên

2.3.4 Ưu và nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

 Ưu điểm

- Giảm thời gian tranh chấp: Các thủ tục trọng tài thương mại thường sẽ nhanh chóng được thực hiện

- Không kháng cáo và kháng nghị: Quyết định của trọng tài thương mại là quyết định chung thẩm nên không có kháng cáo và kháng nghị Điều này cũng là một ưu điểm của trọng tài khi giảm thiểu được thời gian tranh chấp cũng như các bên phải suy xét cẩn thận trong quá trình giải quyết tranh chấp

Trang 11

- Bảo mật thông tin: So với hình thức tòa án thì trọng tài thương mại được bảo mật thông tin hơn, đảm bảo được các phán quyết chỉ lưu hành nội bộ và các bên được biết, nhằm hạn chế thông tin xấu đến công chúng, ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của doanh nghiệp

- Không giới hạn phạm vi lãnh thổ: Điều này có nghĩa các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào

để thực hiện giải quyết tranh chấp

- Được sự lựa chọn người làm trọng tài viên: Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên nên chọn các trọng tài viên

có trình độ và uy tín cao dễ dàng trong việc giải quyết tranh chấp

 Nhược điểm

- Chi phí cao: Trong các hình thức giải quyết tranh chấp thì đây có lẽ là hình thức tốn kém chi phí nhất

- Tính cưỡng chế trong thi hành án thấp: Đối với phán quyết trọng tài thì các bên phải có tính chất hợp tác để thi hành

- Không có biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản tranh chấp: Do hạn chế về mặt quyền hạn nên trọng tài không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Phải có sự đồng thuận chọn phương thức giải quyết Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận giải quyết bằng hình thức trọng tài thì mới được áp dụng

https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx? ItemID=1911&l=Nghiencuutraodoi

Trang 12

2.4 Hình thức tranh chấp thương mại bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án khi các bên chọn tòa án là

cơ quan tài phán để giải quyết các tranh chấp, là phương thức giải quyết mang yếu tố quyền lực của nhà nước thông qua hệ thống tư pháp Trình tự thủ tục của giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án tuân thủ theo bộ luật tố tụng dân sự 4

Phương thức này được quy định rõ các nguyên tắc của Bộ luật tố tụng dân sự và đây là hình thức duy nhất kết quả bản án có hiệu lực thì bắt buộc các bên phải thực thi và

có đi kèm các biện pháp cưỡng chế thi hành

- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

4

Trang 13

- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử.

2.4.3 Ưu và nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án

 Ưu điểm:

- Hình thưc giải quyết mang yếu tố quyền lực nhà nước nên sẽ có tính cưỡng chế cao Thủ tục và trình tự tố tụng chặt ché và đảm bảo hiệu lực thi hành của các quyết định, đồng thời sẽ cưỡng chế nếu các bên không chấp hành án

- Công khai: Tòa án áp dụng nguyên tắc công khai khi xét

xử nên có tác dụng răng đe, trấn áp đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Mọi người sẽ nhận diện được kết quả bản án để có các cơ chế phòng ngừa cho mình khi các trường hợp tương tự xảy ra

- Tòa án có quyền lực và cơ chế điều tra tốt hơn so với trọng tài viên, tòa án cũng có thể cưỡng chế và triệu tập bên thứ ba, người liên quan để giải quyết tranh chấp

- Chi phí hành chính khi giải quyết tranh chấp thấp

 Nhược điểm:

- Thủ tục tố tụng tài tòa tuân thủ theo bộ luật tố tụng nên thiếu linh hoạt và phải đảm bảo đúng và đủ các trình tự, dẫn đến cứng nhắc

- Phán quyết của tòa có thể bị kháng cáo, kháng nghi nên quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài hơn, qua nhiều cấp xét xử ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bên

Trang 14

- Không có tính bảo mật: Nguyên tắc công khai được xem

là nguyên tắc tiến bộ nhưng đôi khi lại gây cản trở với các bên tranh chấp vì làm lộ bí mật cá nhân, doanh nghiệp

- Bị giới hạn phạm vi lãnh thổ áp dụng luật nên đối với tranh chaapscos yếu tố nước ngoài thì phán quyết của tòa án thường khó được công nhận trên quốc tế

2.5 Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.

Khi xảy ra tranh chấp là điều mà các bên tham gia hợp tác đều không mong muốn, nhưng khi tranh chấp xảy ra thì lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào để đảm bảm hiệu quả cho các bên

Từ các đặc điểm, nguyên tắc trình tự và ưu và nhược điểm của các nguyên tắc thì có thể thấy mỗi hình thức đều có một vài ưu điểm và nhược điểm Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh xảy ra tranh chấp để quyết định lựa chọn phương án tranh chấp

Không có sự ràng buộc và bắt buộc chỉ chọn một phương thức giải quyết tranh chấp nên các bên có thể vận dụng cùng lúc các hình thức khi giải quyết tranh chấp Tuy nhiên nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài thương mại mà một trong các bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án từ chối thụ lý vụ án, theo

soạn thảo hợp đồng các bên cân nhắc kỹ cơ quan giải quyết tranh chấp

5

Ngày đăng: 09/08/2024, 20:53

w