Nội dung của nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”Nguyên tắc “chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” quy định ở Điều 27 Bộluật TTHS năm 2015 gồm 2 Khoản có n
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN TƯ PHÁP HÌNH SỰ
0-0 NỘI DUNG, Ý NGHĨA, SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC “CHẾ ĐỘ XÉT XỬ SƠ THẨM, PHÚC THẨM ĐƯỢC BẢO ĐẢM” TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
NGUYÊN TẮC NÀY
Tiểu luận kết thúc học phần: Luật Tố tụng Hình sự
Giảng viên: TS Mai Thanh Hiếu – TS Nguyễn Hải Ninh
STT: 61
Họ và tên sinh viên: Lê Minh Ngọc
Mã sinh viên: 19063121
Lớp học phần: CRL2006 LKD 1 (Sáng t5 tiết 4-5)
Đề số: 01
Hà Nội – 2022
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 2
1 Nội dung của nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” 3
2 Ý nghĩa của nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” 4
3 Sự thể hiện của nguyên tắc trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 5
3.1 Sự thể hiện của nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 5
3.2 Sự thể hiện của nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 8
4 Hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc 10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án, trong đó có nhiều chủ thể, nhiều bước khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Quá trình giải quyết vụ án hình sự được tiến hành bởi hàng loạt các hoạt động của các cơ quan hoặc cá nhân và tuỳ theo đặc điểm phảt triển ở mỗi quốc gia hoạt động này được phân chia thành những giai đoạn khác nhau Nhìn chung thì quy trình này gồm có 4 bước (bước thứ nhất là tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm; bước thứ hai
là điều tra làm rõ tình tiết vụ án; bước thứ ba là xét xử vụ án; bước cuối cùng là thi hành bản án, quyết định của Toà án), thông thường được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo, tố giác tội phạm đến khi bản án, quyết định của Toà án
có hiệu lực pháp luật Trong 4 bước này, thì bước thứ 3 – xét xử vụ án có thể coi là bước giữ vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự bởi hoạt động xét xử
vụ án hình sự có thể dẫn tới hậu quả pháp lý cho người bị buộc tội, cũng như người khác có liên quan Do đó, giai đoạn xét xử cần được đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc, quy định chặt chẽ của pháp luật nhằm đưa ra được bản án, quyết định đúng nhất, khách quan nhất
Những nguyên tắc của Luật TTHS là phương châm, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong TTHS Theo quy định tại chương II, BLTTHS 2015, có 27 nguyên tắc cơ bản, trong đó có nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo” được quy định tại Điều 27 Đây là nguyên tắc chung của luật tố tụng không riêng gì luật tố tụng dân sự Việc đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cho thấy sự công bằng của pháp luật và nguyên tắc này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tố tụng Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này nên em đã lựa chọn đề tài “Nội dung, ý nghĩa, sự thể hiện của nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam và việc hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc này” làm tiểu luận kết thúc học phần
Trang 41 Nội dung của nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” Nguyên tắc “chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” quy định ở Điều 27 Bộ luật TTHS năm 2015 gồm 2 Khoản có nội dung chủ yếu sau đây:
Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét
xử theo thủ tục phúc thẩm Kháng cáo là quyền của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác; Kháng nghị là quyền của Viện kiểm sát cùng cấp
và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp 1
Tất cả các bản án và quyết định của tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo theo quy định Nói cách khác, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải trường hợp nào cũng phải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm; chỉ những bản án, quyết định sơ thẩm
bị kháng cáo, kháng nghị mới được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm
Với lý do đó, điều luật sử dụng thuật ngữ “có thể” để quy định bản án, quyết định của tòa án bị kháng cáo, kháng nghị Từ “có thể” đã chỉ ra:
i) Bản án, quyết định sơ thẩm khách quan, công minh, đúng tội, đúng pháp luật sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị nên không có căn cứ, không cần xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm
ii) Những bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị nếu chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị thấy không khách quan, mâu thuẫn với diễn biến thực tế của vụ án, không công bằng, Việc kháng cáo, kháng nghị sẽ được xem xét, xét xử theo quy trình phúc thẩm Do kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm dựa trên đánh giá chủ quan về chủ thể của kháng cáo, kháng nghị nên kháng cáo, kháng nghị có thể được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ hoặc một phần kháng cáo hoặc bác bỏ kháng cáo, kháng nghị
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì phải được xét xử theo thủ tục phúc thẩm Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật trong thời hạn quy định của BLTTHS năm 2015 2
Bản án quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phải được đưa ra xét xử phúc thẩm Cụ thể, Điều 339 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định hậu quả của việc
1 Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, Khoa Luật, ĐHQGHN tr103
Trang 5kháng cáo, kháng nghị như sau: Những phần của bản án quyết định của tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thì hành, trừ trường hợp quy định tại Điều
363 của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn
bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 Tòa án cấp
sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Đối với bản án và quyết định của Tòa án sơ thẩm hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà không có kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật Điều 343 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị Theo đó: “Bản án, quyết định và những phần của bản
án, quyết định sơ thẩm của tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của BLTTHS 2015 được xem xét theo lại trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Việc kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc về Viện kiểm sát, Toà án Người phạm tội không có quyền kháng cáo đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật Bản chất giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật khi có những căn cứ do luật TTHS quy định Vì vậy, về tính chất giám đốc thẩm, tái thẩm khác hoàn toàn với tính chất phúc thẩm nên các quyết định của Hội đồng phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm cũng khác nhau.3
2 Ý nghĩa của nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”
Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bảo đảm sự công bằng, khách quan cho vụ
án và còn đảm bảo quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng
Trang 6 Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm chính là hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, nhằm bảo đảm tính khách quan nhất cho một phán quyết nhân danh công lý của Tòa án
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán Với khả năng các phán quyết của họ có thể bị xem xét lại, thậm chí bị huỷ, bị sửa sẽ giúp Thẩm phán thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, tập trung đầu tư thời gian nghiên cứu vụ án một cách
kỹ lưỡng để đưa ra phán quyết chính xác
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
3 Sự thể hiện của nguyên tắc trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được thể hiện cụ thể qua các quy định xét xử sơ thẩm như thẩm quyền xét xử sơ thẩm, giới hạn của việc xét xử sơ thẩm, quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm; những quy định xét xử phúc thẩm như những quy định về kháng cáo, kháng nghị, phạm vi xét xử phúc thẩm…
3.1 Sự thể hiện của nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm:
a Thẩm quyền xét xử theo vụ việc
- Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện và Toà án quân sự khu vực
Khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tàn án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực Theo đó, TAND cấp huyện và TAQS cấp khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng Có thể nói rằng, thẩm quyền xét xử của cấp Toà án này là những tội phạm mà có mức hình phạt từ 15 năm tù trở xuống
Ở trong khoản luật này cũng quy định rằng TAND cấp huyện và TAQS cấp khu vực không có thẩm quyền xét xử các tội an ninh quốc gia, các tội chống phá hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án Quân sự cấp quân khu Theo Khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015, TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (những tội phạm
Trang 7mà BLH 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù) Ngoài ra, điều luật cũng quy định thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu đối với vụ án hình sự có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến vụ án ở nước ngoài và những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAQS cấp khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp
b Thẩm quyền theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo lãnh thổ được quy định tại Điều 269 Luật TTHS 2015 như sau:
Điều 269 Thẩm quyền theo lãnh thổ
“1 Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2 Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.”
Theo quy định này thì thẩm quyền xét xử của Toà án theo lãnh thổ là nơi tội phạm được thực hiện, tuỳ vào trường hợp cụ thể thì nơi xét xử cũng có thể thay đổi, không nhất thiết là nơi tội phạm thực hiện
Ngoài ra Điều 270, Điều 271 BLTTHS 2015 cũng quy định một số yêu cầu về thẩm
quyền theo lãnh thổ Theo đó, “Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.” (Điều 270 BLTTHS 2015), “Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.” (Điều 271
BLTTHS 2015)
Trang 8c Thẩm quyền theo đối tượng
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Toà án nhân dân và Toà án quân sự dựa trên căn cứ là đối tượng phạm tội (đặc điểm thân nhân của người bị cáo buộc phạm tội)
- Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là quân nhân khi thực hiện bất kỳ tội phạm được quy định trong BLHS
- Những vụ án liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại quân đội do người không phải quân nhân thực hiện
- Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả các tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật
- Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân và Toà án quân sự, Điều 273 BLTTHS năm 2015 quy định khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân thì thẩm quyền xét
xử được thực hiện
+ Trường hợp có thể tách vụ thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;
+ Trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án
- Toà gia đình và người chưa thành niên xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới
18 tuổi hoặc người bị hại dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác
Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm
Điều 298 BLTTHS 2015 quy định:
“1 Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy
tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2 Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát
đã truy tố.
3 Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.”
Trang 9Khoản 1 Điều 298 đã quy định giới hạn xét xử sơ thẩm của Tòa án về đối tượng và về hành vi được đưa ra xét xử Chỉ những bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố mới bị Tòa án đưa ra xét xử Theo quy định này, Toà án chỉ được xét xử với những hành vi phạm tội ở những tội danh mà Viện kiểm sát truy
tố, Toà án không được xét xử người và những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố Khoản 2 Điều 298 quy định 3 nội dung chính Thứ nhất, Toà án có thể xét xử bị cáo theo điều khoản khác cùng điều luật, tức là khi xét xử Toà không nhất thiết phải xét xử đúng khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố mà có thể xét ở khoản khác nặng hơn hoặc nhẹ hơn Viện kiểm sát đã truy tố Thứ hai, Toà có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố khi mà thấy hành vi bị Viện kiểm sát truy tố chưa phù hợp Thứ ba, Toà án có thể trả hồ sơ khi thấy hành vi cần được xét
xử nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố
Quyền hạn của hội đồng sơ thẩm
BLTTHS 2015 không quy định về quyền hạn của hội đồng sơ thẩm song trên thực tế, HĐXX sơ thẩm phải phân tích, đánh giá toàn bộ vụ án trong bản án hình sự sơ thẩm, căn cứ vào những vấn đề đã được tranh tụng tại phiên toà, làm rõ những chứng cứ xác định có tội hoặc chứng cứ chứng minh vô tội, đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, các tình tiết tăng nặn, giảm nhẹ TNHS của bị cáo, xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị cáo và những người liên quan, hướng xử lý vật chứ để đưa ra quyết định cuối cùng của bản án 4
3.2 Sự thể hiện của nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm
Theo Điều 344 BLTTHS 2015, Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là toà án cấp trên của toà án cấp sơ thẩm Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, toà án cấp trên trực tiếp xét xiwr lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định
sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lựuc pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị
Có thể nói rằng, thẩm quyền xét xử của toà án cấp sơ thẩm chính là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử của toà án cấp phúc thẩm
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Trang 10Điều 345 BLTTHS 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.” Quy định này cho thấy, về nguyên tắc thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ
có thể xem xét phần nội dung kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, Toà án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét các phần khác đã có hiệu lực pháp luật của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị nếu thấy cần thiết
Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm
Khác với xét xử cấp sơ thẩm, BLTTHS 2015 quy định quyền hạn của Hội đồng cấp phúc thẩm tại Điều 355 Theo đó, HĐXX cấp phúc thẩm có quyền:
“1 Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
2 Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.”
Các điều 356, Điều 357, Điều 358, Điều 359 quy định rõ hơn về từng quyền của HĐXX cấp phúc thẩm Ngoài ra, tại Điều 361 BLTTHS 2015 còn quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo Theo đó, HĐXX cấp phúc thẩm có các quyền sau:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của TA cấp
sơ thẩm HĐXX phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị
và giữ nguyên quyết định của toà án cấp sơ thẩm khi xét thấy bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật
- Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm HĐXX phúc thẩm quyết định sửa quyết định cỉa Toà án cấp sơ thẩm khi xét thấy quyết định này không có căn cứ, không đúng pháp luật nhưng không cần thiết phải huỷ bỏ nó
- Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp
sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án
- Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định