Bài viết này xin phân tích những nét chính trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra.. T
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRƯỜNG LUẬT
* * *
BÀI TẬP NHÓM 7
Phân tích và so sánh các quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra và bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra
trong thời gian trường học quản lý
Giáng viên hướng dẫn: TS Đỗ Giang Nam
Thành viên nhóm:
Hoàng Thị Lê Na
Hà Nội, 2022
Trang 2LOI NOI DAU 3
2 Mối quan hệ giữa năng lực chịu trách nhiệm và chủ thê BTTH là người chưa
3 Trách nhiệm của cha mẹ/người giảm hộ trong trường hợp người chưa thành niên
4 Trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên
II Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
III Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 1Š tuôi gây ra trong thời gian trường học quản lý 7
1 Chủ thê gây ra thiệt hại
2 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3 Điểm thay đôi so với BLDS 2005
IV Sự khác biệt giữa hai chế định về bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra và chế định boi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuôi gây ra trong thời
V Thực tiễn áp dụng luật thông qua một số vụ việc điển hình 9
VI Hạn chế trong Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
LỜI NÓI ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là trách nhiệm dân sự đối với thiệt
hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại không có sự thỏa thuận hoặc có
Trang 3sự thoả thuận nhưng sự thoả thuận đó không liên quan đến hậu quả thiệt hại Việc gây
thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thiệt hại là điều không cần bàn cãi, trong số
đó có cả những thiệt hại do người chưa thành niên gây Ta
Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm bồi thường của người chưa thành niên là vẫn
đề không đơn giản do những đặc điểm pháp lý đặc thù của đôi tượng này
Bài viết này xin phân tích những nét chính trong quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa
thành niên gây ra
L Cơ sở pháp lý
1 Khái niệm năng lực chịu trách nhiệm
Một nguyên tắc của pháp luật dân sự đó là một chủ thể khi thực hiện hành vi xâm
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) đối với những tốn thất do mình gây ra cho người chịu thiệt hại Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi xâm hại không có khả năng nhận thức nhất định về
Trang 4hành vi do mình thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm BTTH Kha nang nhan thirc
về hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được khoa học pháp lý luật
dân sự gọi là: “Năng lực chịu trách nhiệm BTTH” Như vậy, “năng lực chịu trách nhiệm”
như một điều kiện cầu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và thông thường, nghĩa
vụ chứng minh sẽ thuộc về bị đơn Nói cách khác, khi bị đơn chứng minh mình không có
năng lực chịu trách nhiệm thì không thê cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối
với bị đơn, cho dù tồn tại đầy đủ điều kiện cầu thành trách nhiệm BTTH như hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả giữa
hành vị và thiệt hại
2 Mối quan hệ giữa năng lực chịu trách nhiệm và chủ thể BTTH là người chưa thành niên
Tham khảo quy định trong pháp luật dân sự Nhật Bản và pháp luật dân sự Đức ta thay rang ca hai nền tài phán trên đều quy định rõ mối quan hệ giữa năng lực chịu trách nhiệm của người chưa thành niên đối với tốn thất do mình gây ra cho người khác, chỉ công nhận người chưa thành niên BTTH ngoài hợp đồng trong trường hợp người chưa
thành niên có năng lực chịu trách nhiệm
3 Trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên có năng lực chịu trách nhiệm
Mặc dù pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức đều ghi nhận trong trường hợp người
chưa thành niên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm thực hiện hành vĩ xâm hại quyền và
lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì chủ thê chịu trách nhiệm BTTH là bản thân chủ thé chưa thành niên đó Tuy nhiên, không thê phủ nhận việc tồn tại nghĩa vụ giảm sát, giáo
dục của cha mẹ đổi với con chưa thành niên Do đó, chịu thiệt hai cũng có thé dong thoi
yêu cầu cha, mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên BTTH đối với tốn that do người chưa thành niên có năng lực chịu trách nhiệm gây ra
Tuy nhiên, một khi trách nhiệm BTTH của cha mẹ/người giám hộ được đặt ra thì
căn cứ pháp lý cho trách nhiệm đó là gì?
Trong thực tế xét xử các vụ án dân sự tại Nhật Bản thì căn cứ pháp lý cho trách
nhiệm BTTH của cha mẹ/người giám hộ đó nhất thiết phải tổn tại điều kiện “quan hệ nhân quả” giữa hành vị vị phạm nghĩa vụ giám sát, giáo dục của cha mẹ với thiệt hại do hành vi của con gây ra Bản chất pháp lý về trách nhiệm BTTH của cha mẹ trong trường
hợp này được hiểu là trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha me trong việc
chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên (trách nhiệm tự nhân - self liability), chứ không phải là trách nhiệm thay thế (vicarious liability), gánh chịu của cha mẹ đối với hành vi vi
Trang 5phạm của con chưa thành niên
Pháp luật dân sự Đức có một cách tiếp cận khác khi bàn đến trách nhiệm BTTH
của cha mẹ/người giảm hộ trong trường hợp người chưa thành niên có năng lực chịu
trách nhiệm không phân biệt người thực hiện hành vi xâm hại quyền và lợi ích của người khác là trẻ thành niên có năng lực chịu trách nhiệm hay không
4 Trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên không có năng lực chịu trách nhiệm
Cả pháp luật dân sự Nhật Bản và Đức đều có chung quan điểm: Trong trường hợp người chưa thành niên không có năng lực chịu trách nhiệm thì người chưa thành niên không phải gánh vác trách nhiệm BTTH Căn cứ pháp lý đó là bảo vệ những người không
có năng lực trí tuệ, nhận thức về trách nhiệm hành vi của bản thân mình
Đối với những trường hợp này, để hiện thực hoá chức năng bù đắp tôn thất của pháp luật BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức đều công nhận, cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên phải gánh chịu trách nhiệm BTTH Căn
cử pháp lý của trách nhiệm đó là việc vì phạm nghĩa vụ giám sát, giáo dục, định hướng
của cha mẹ /người giám hộ đối với trẻ chưa thành niên
Trách nhiệm BTTH đối với con chưa thành niên không có năng lực chịu trách
nhiém la trach nhiém thay thé (vicarious liability) với đặc điểm pháp lý là: thứ nhất, chủ thê thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, và chủ thê gánh chịu trách nhiệm BTTHNHĐ là
hai chủ thê khác nhau (separate entities); thứ hai, giữa hai chủ này có một mỗi quan hệ
đặc biệt như quan hệ đại diện, quan hệ giám hộ, quan hệ thuê lao động
II Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
1 Chủ thể gây ra thiệt hại
Là người chưa thành niên Theo quy định khoản I Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì
người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Nhóm người này chưa phát triển hoàn thiện về thê chất và tỉnh thần, chưa có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên Do đó, theo quy định tại Điều
386 BLDS 2015 cha mẹ hoặc người giám hộ của chủ thé gây ra thiệt hại có trách nhiệm
quản lý đối tượng này phải chịu trách nhiệm bồi thường nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thê bị thiệt hại.
Trang 62 Chủ thể bồi thường thiệt hại
* 'Irách nhiệm của cha mẹ (Khoản 2, Điều 586 BLDS 2015)
Người chưa thành niên chưa đu 15 tuổi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm bằi
thường toàn bộ thiệt hại, trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đu mà con chưa thành niên có tài sản thì lấy phần tài sản của con bôi thường phân còn thiếu
Như vậy, trong quan hệ bồi thường thiệt hại thì cha mẹ của người dưới 15 tuổi có
trách nhiệm bôi thường thiệt hại do người dưới 15 tuôi trực tiếp gây ra vì cha mẹ là người đại diện hợp pháp đương nhiên của con và con đang sống dưới sự quản lý của cha mẹ Người dưới 15 tuôi trực tiếp gây ra thiệt hại không có trách nhiệm phái bôi thường thiệt hại Việc lấy tài sản của con dưới l5 tuôi trực tiếp gây ra để khắc phục cho phần còn thiểu
là nhằm bảo vệ kịp thời quyên và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại theo nguyên tắc bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi trong trường hợp gây thiệt hại phải bôi thường bằng tài sản của mình Tài sản của người chưa thành niên không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phân thiếu bằng tài sản của mình
Như vậy, trong độ tuổi này người chưa thành niên đã có nhận thức được một phần
về hành vi của mình nhưng chưa đầy đủ vì vậy pháp luật quy định như vậy nhằm đảm
bảo họ cần phải cân nhắc và có trách nhiệm đối với hành vi của mình Việc cha mẹ phải bồi thường phần thiếu nếu tài sản của con không đủ thì đây không phải trách nhiệm thay thế bởi người thực hiện hành vi xâm hại là trẻ chưa thành niên đã có đầy đủ năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành v1 của mình gây ra
* Trách nhiệm của người giám hộ (Khoản 3, Điều 586 BLDS 2015):
Người chưa thành niên [ ] mà có người giảm hộ thì người giảm hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ đề bôi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bôi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng mình được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình đề bồi thường
Khác với cha mẹ, do người giám hộ không có mối quan hệ sinh thành với người chưa thành niên mà chỉ chịu sự ràng buộc trong khuôn khô chế độ người giám hộ Vì vậy
khi người giám hộ không đủ tài sản bồi thường thì họ có thể thoát khỏi trách nhiệm bồi
thường khi chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý người chưa thành niên
Trang 7II Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý
Căn cứ pháp lý quy định về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuôi gây ra
trong thời gian trường học quản lý: Khoản I điều 599, chương XX về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS 20 15
1 Chủ thể gây ra thiệt hại
Là người chưa đủ 15 tuổi đang trong thời gian trường học trực tiếp quản lý Người chưa đủ 15 tuôi là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, chưa có nhận thức rõ ràng, thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật, thậm chí không làm chủ và điều khiên được hành vi của bản thân gây nên hậu quả nghiêm trọng cho người khác và xã hội Do đó, những chủ thê
có trách nhiệm quản lý đôi tượng này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại
2 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trong thời gian chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường, thì nhà trường được coi
là chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do người chưa
đủ 15 tuổi gây ra Tuy nhiên, có những thời gian mà nhà trường không trực tiếp quản lý
chủ thê chưa đủ 15 tuổi ví dụ như thời gian trước và sau giờ học Do đó, trong thời gian
không thuộc sự quản lý của trường học mà người chưa đủ 15 tuôi gây thiệt hại thì theo quy định nhà trường sẽ không phải chịu bồi thường Nhà trường cũng không có trách nhiệm BTTH nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý Trong trường hợp nay, cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuéi phải chịu bồi thường
3 Điểm thay doi so voi BLDS 2005
Quy định cũ: “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây
thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra ”
Quy định mới: “Người chưa đu mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bôi thường thiệt hại xảy ra”
Sự thay đối này cơ bản đã khắc phục được một số vướng mắc phát sinh trong thực
tế là thiệt hại xảy ra do người chưa đủ 15 tuôi gây ra trong thời gian học nhưng lại không
phải là học tại tường mà là tại một dia điểm khác do trường tô chức hoặc không phải khi
dang hoc mà khi đang tham gia các hoạt động ngoài giờ học do trường tô chức
Trang 84 Ý nghĩa của việc quy định tại điều 599
Việc quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với chủ thể chưa đủ 15 tuổi khi đang chịu sự quản lý của trường học không chỉ giải quyết vấn đề bồi thường cho bên chịu ảnh hưởng, hơn nữa còn bảo đảm tốt quyền của các chủ thê đặc biệt trong trường hợp trên, đồng thời nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và giáo dục của người đại diện hợp pháp của chủ thê theo pháp luật và trách nhiệm nhà trường trong thời gian trực tiếp quản lý chủ thể đặc biệt trên
IV Sự khác biệt giữa hai chế định về bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra và chế định bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, giữa chế định về bồi thường
thiệt hại do con chưa thành niên gây ra và chế định bồi thường thiệt hại do người chưa đủ
15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý có sự khác nhau, chủ yếu thê hiện qua
hai yếu tô: chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại do người
Bồi thường thiệt hại d On Moons Mngt nd G0 608 C03 Í thưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời h ; Tiêu chi
thành niên gây ra gian trường học quản lý
Chỉ căn cứ vào điều kiện độ tuổi: | Căn cứ vào 2 điều kiện về độ ứuồi
va thời gian gây thiệt hại
Người từ đủ 15 tuổi đến ch ® Độ tuôi: người chưa thành niên
Chủ thê gây đủ 18 tuổi utd non gen enue gây thiệt hại phải ở độ tuôi
e Thời gian gây thiệt hại: người gây thiệt hại trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý
Chủ thể bồi | ® Chủ thể gây thiệt hại dưới 15 | ® Chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt tuổi: cha mẹ phải bồi thường thường thiệt hại là nhà trường
Trang 9
toàn bộ thiệt hại ® Là cha mẹ hoặc người giảm hộ
® Chủ thê gây thiệt hại từ đủ L5
tuổi đến dưới 18 tuổi: người
trực tiếp gây thiệt hại tự chịu
trách nhiệm bồi thường (cha
mẹ dùng tài sản của mình để
bồi thường phần còn thiếu)
được mình không có lỗi trong việc quản lý người chưa thành niên
V Thực tiễn áp dụng luật thông qua một số vụ việc điển hình
1 Vụ án thứ nhất
Sự việc xảy ra ngày 15/01/2016, trong giờ ra chơi, cháu Lê Ngọc T nô đùa cùng cháu Nguyễn Hữu Quốc B Trong khi nô đùa, T đã dùng thước gỗ bị gãy ném vào cháu B
và không may trúng mắt trái của cháu Vũ P A khiến mắt cháu P A tổn thương nặng Sau khi cháu ra bệnh viện gia đình yêu cầu nhà trường cung cấp thẻ học sinh để làm thủ tục bảo hiểm y tế cho cháu, nhà trường không kịp thời cung cấp thẻ đề trình bệnh viện, do đó cháu không được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Hội đồng giám định y khoa kết luận: mat trái của cháu mù sau chắn thương vỡ
nhãn cầu, quyết định tỷ lệ tốn thương cơ thể là 41% Chị H - người đại diện hợp pháp của cháu PA đã làm đơn khởi kiện yêu cầu nhà trường bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm cho cháu PA với các khoán phí điều trị, chỉ phí hợp lý khác, bồi dưỡng sức
khỏe, bồi thường tốn thất tỉnh thần là 1.008.000.000 đồng
Bản án sơ thâm số 01/2017/DS-ST ngày 16/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị H,
buộc nhà trường phải có nghĩa vụ bồi thường cho cháu PA số tiền 109.874.751 đồng Bác yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn bồi thường số tiền 1.008.000.000 đồng
Tòa án nhận định đây là vụ kiện bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
phát sinh từ việc cháu học sinh trong giờ ra chơi đã dùng thước đề chơi đùa không may
gây thương tích cho bạn Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều dưới 15 tuổi, do đó
mẹ cháu PA là người giám hộ đương nhiên và đại diện hợp pháp khởi kiện báo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cháu Đối với châu Lê Ngọc T, lẽ ra cháu T là người gây thiệt hại
Trang 10phải bồi thường, nhưng vì cháu chưa đủ 15 tuổi là người chưa có năng lực bồi thường Cháu gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý, do đó nhà trước phải chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp luật có lỗi do người dưới 15 tuổi thực hiện
2 Vụ án thứ hai
Vu an dân sự giữa nguyên đơn là anh A (sinh nam L983) với bị đơn là ông B (sinh năm 1949) và bà C (sinh năm 1950)
Chiều ngày 10/9/2016 cháu K là con trai anh A chơi ở công nhà ông B Khi đó có cháu H con của anh D (cháu của ông B) va chau E con cua anh F Cac chau choi dua voi chó của cháu D nuôi Bất chợt chó của của D xông tới cắn vào bắp chân cháu K dẫn đến
chau K mắt nhiều máu và phải vào viện khâu vết thương Anh A đã khởi kiện yêu cầu ông
B anh F và anh D bồi thường cho gia đình anh số tiền 10.000.000 đồng
Tại bản án dân sự sơ thâm số 01/2017/DS-ST ngày 26/4/2017 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ nhận định trách nhiệm BTTH ở đây thuộc về anh D và chị F là bố
mẹ của cháu H Anh D vừa là chủ nhà, vừa là người giám hộ cho cháu H nên anh D và chị I phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình anh A
VI Hạn chế trong Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Trong quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra hiện thiếu vắng “khái niệm năng lực chịu trách nhiệm” Do
đó, các quy định liên quan chỉ mới dừng lại ở nội dung quy định về hậu quả pháp lý mà
hoàn toàn không đề cập đến điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH của các chủ thể
x x
Thiéu sot trong quy định về “khái niệm năng lực chịu trách nhiệm” của chủ thé
gây thiệt hại dẫn đến một thiếu sót thứ hai đó là bản chất pháp lý về trách nhiệm của cha
mẹ/người giám hộ trong mỗi tương quan với năng lực chịu trách nhiệm của người chưa thành niên (trách nhiệm tự thân hay trách nhiệm thay thế) không được làm rõ
10