Như vậy, trong quá trình phát triển nợ nước ngoài đối với các quốc gia đều vai trò quan trọng khi phải huy động mọi nguồn lực tài chính đề hỗ trợ đầu tư tăng trưởng kinh tế do tỷ lệ tiết
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
KHOA KINH TE VA KINH DOANH QUOC TE
BAI TAP LON
DE TAI
TAC DONG CUA NO NUGC NGOAI DEN PHAT TRIEN
BEN VUNG VIET NAM
GIANG VIEN HUONG DAN: PGS TS NGUYEN THI KIM CHI
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ HÀ PHƯƠNG
MÃ SÓ SINH VIÊN: 20050919 TÊN HỌC PHẢN: QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
Trang 2a ợ nướ ủ 9 y tra qua vi cé da luén tam huyé
Trang 3DANH MỤC HÌNH 1v
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của của đề tài 5
7 Két cau bài nghiên cứu 5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 6 1.1.1 Tông quan các công trình nghiên cứu về mục tiêu phát triển bền vững 6 1.1.2 Tông quan các công trình nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài 7 1.1.3 Tông quan các công trình nghiên cứu về nợ nước ngoải với mục tiêu phát triên bên vững 10 1.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước và khoảng trồng nghiên cứu ll
1.2.2 Khoảng trồng nghiên cứu 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ
Trang 42.1.2 Phân loại nợ nước ngoài 14
2.1.3 Các chỉ số đo lường của nợ nước ngoài 18
2.2.3 Mục tiêu phát triển bền vững 26 2.3 Mỗi quan hệ giữa nợ nước ngoài và phát triển bền vững 27 2.4 Kinh nghiệm vay nợ nước ngoài của Malaysia và bài học cho Việt Nam 29 2.4.1 Kinh nghiệm vay nợ nước ngoài của Malaysia 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG NỢ NƯỚC NGOÀI ĐÈN PHÁT
3.1 Thực trạng nợ nước ngoài và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 33
3.1.2 Thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam 42 3.2 Tác động của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững của Việt Nam 43
33
3.3.3 Các thách thức của nợ nước ngoài Việt Nam cần vượt qua nhằm tiến đến 53
sự phát triển bền vững 33
CHƯƠNG 4: MOT SỐ GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN LY NO
NUGOC NGOAI NHAM HUONG DEN MUC TIEU PHAT TRIEN BEN VUNG 57
Trang 6DANH MUC CHU VIET TAT
ô ứ ởợ ê
ê
Ê ớ
600 9 Chương trình Phát é Ợ
Trang 7Quy hop tac phat trién kinh té
Co quan Phat trié 6 6
Co quan phat trié
Trang 8
DANH MUC BANG BIEU
Bang 2.1: Nguéng no an toan theo DSF (%)
Bang 3.1: Chu no song phuong va da phuong cua Viét Nam
Bang 3.3: Phat hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam
Báng 3.4: Hệ số ICOR của Việt Nam
Bảng 3.5: Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 20 L5 — 20 19
21
35
37 4I 39
Trang 9Hình 2.1: Đường cong Laffer về nợ 28 Hinh 3.1: No nudc ngoai va GDP Viét Nam giai doan 1986 - 2016 (ty USD) 34
Hình 3.3: Tỷ lệ vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong tông đầu tư phát triển, đầu tư từ ngân sách nhà nước vả trong GDP giai đoạn 20L — 2015 và 20 16 — 2019 (Đơn vị: %) 36
2016 - 2020 (Đơn vị: % nghìn tỷ đồng) 38
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế — hội đổi với mỗi một quốc gia thì nguồn vốn vay nợ luôn đóng vai trò quan trọng, thị trường vôn ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho hoạt động vay nợ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn, từ đó góp phần gia tăng nợ nước ngoài trong quá trình phát triển bền vững Nợ nước ngoài đóng vai trò quan trong trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), các công trình trọng điểm quốc gia, phát triển các vùng kinh tế, tạo tiền đề quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây mạnh huy động nguồn lực trong nước, thông qua hỗ trợ quốc
tế cho các nước đang phát triển, dé cải thiện khả năng sản xuất trong nước đề thu thuê và
các khoản thu nhập khác
Theo thống kê của IDS (2021), nợ nước ngoài đạt mức 8 nghìn tỷ USD vào cuối năm
2019, với tốc độ tích lũy nợ tương tự như năm 2018 Tổng nợ nước ngoài của 120 quốc gia
có thu nhập thấp và trung bình đã tăng 5,4% trong năm 2019 lên 8,1 nghìn tỷ USD, tỷ lệ ích lũy gần như tương đương với năm 2018, nhưng gần bằng một nửa mức tăng 10,5% của
dự trữ nợ nước ngoài được ghi nhận vào năm 2017 Các khoản vay tăng thêm tập trung vào các khoán vay dài hạn, trong đó nợ nước ngoài dài hạn là thành phần tăng nhanh nhất, tăng 7% lên 6 nghìn tỷ USD, tương đương 73% tổng nợ nước ngoài Các kho dự trữ nợ ngắn hạn tăng nhẹ 1,5% lên 2,2 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019 Tuy nhiên, theo World Bank (2021), ty lệ nợ nước ngoài trên GNI trung bình là 26% vào cuối năm 2019 và có xu hướng giảm, chỉ cao hơn một chút so với mức trung bình năm 2018 là 25% Như vậy, trong quá trình phát triển nợ nước ngoài đối với các quốc gia đều vai trò quan trọng khi phải huy động mọi nguồn lực tài chính đề hỗ trợ đầu tư tăng trưởng kinh tế do tỷ lệ tiết kiệm thấp mà nhu cầu đầu tư cao, đồng thời giúp các nước đang phát triển trong việc giành được khoản nợ dài hạn một cách bền vững thông qua các chính sách phối hợp nhằm tăng cường vay nợ, giảm nợ và cơ câu lại nợ cho phù hợp và giải quyết các khoản nợ nước ngoài của các quốc
Trang 11Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và nguồn vốn để đầu tư phát triên đất nước là một trong những vẫn đề mà Việt Nam gặp phái Nguồn lực tài chính Việt Nam sử dụng là vay nước ngoài đề phát triển với mục tiêu cơ bản xóa đói, giảm nghèo, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình
Về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và riển bền vững, với một bên là vay nợ nước ngoài đề phát triển bền vững, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài dôi dào, công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoát nghèo, tăng thu nhập cho người dân Một số nhà kinh tế ủng hộ việc vay nợ nước ngoài vì cho rang dé lam tang chỉ tiêu và tạo ra cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao mà không phải giảm tiêu dùng trong nước thì việc vay nợ nước ngoài trong một thời kì nhất định sẽ làm tăng nguồn lực khả dụng cho nền kinh tế và giúp cho nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyền sang phát triển bền vững với chính nguồn vốn bồ sung từ bên ngoài này Tuy nhiên, khi gia tăng vay nước ngoài để đầu tư thì việc sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong tương lai mang lại nhiều rủi ro cho các nước đi vay Vì trong quá trình phát triển khi các quốc gia vay mượn nhiều từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự tích tụ các khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảm đầu tư, giảm phúc lợi xã hội
Mặt khác, nếu nợ nước ngoài không được phân bô hiệu quả sẽ không tạo ra được
nguồn tiền để trả nợ, từ đó sẽ xuất hiện nhiều mặt bắt lợi Bên cạnh đó, khi nền kinh tế rơi
vào tình trạng lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ suy giảm so với ngoại tệ vay nợ dẫn đến quy
mô nợ và gánh nặng trả nợ ngày càng lớn, có thê làm giảm tăng trưởng do nợ nước ngoài gan liền với các yếu tô lam phat, chi phí sử dụng nợ, tỷ giá Do vậy, việc nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đến sự phát triển bền vững là yêu cầu hết sức cấp thiết, góp phần đáp ứng nhu câu lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát việc vay nợ, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các khoản nợ và cân đối tài chính quốc gia để đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn
Trang 12Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu lựa chọn đề tài “Tác động của nợ nước
ngoài đến phát triển bền vững của Việt Nam” để phân tích, đánh giá, làm cơ sở đưa ra các kiến nghị chính sách, giải pháp phù hợp nhằm quản lý nợ nước ngoài có hiệu qua
2, Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu HgÌHÊH Cửu
Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững của
Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu hệ thông các vấn đề lý luận nợ nước ngoài, phát triển bền vững
và mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và phát trién bền vững
Thứ hai ên cứu tác động và mức độ tác động của nợ nước ngoài đến phát triển
bền vững kinh tế, thể chế pháp lý và xã hội của Việt Nam
Thứ ba, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài
dé phát triển bền vững Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình diễn biến nợ nước ngoài và phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn
— 2020 như thế nào và mức độ vay nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn này?
Nợ nước ngoài có ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Việt Nam hay không? Giải pháp nào để giảm thiểu và ngăn chặn những tác động tiêu cực của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững của Việt Nam?
„ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững của Việt Nam
4.2 Phạm vỉ HgÌHÊH cứu
Trên địa bàn Việt Nam
Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình theo cách phân loại của Ngân hàng
Trang 135 Phương pháp nghiên cứ
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong bài nghiên cứu, tác gia đã tiến hành thu thập thông tin và dữ liệu, số liệu thứ
cấp về thực trạng nợ nước ngoài và phát triển bền vững tại Việt Nam từ nhiều nguồn uy tin khác nhau, gồm:
Thứ nhất, các bài báo, tạp chí và các bài nghiên cứu trước đây liên quan đến thực trạng nợ nước ngoài; thực trạng phát triển bền vững tại Việt Nam
Thứ hai, từ các cơ quan có liên quan: Bộ Tài chính, Cơ sở dữ liệu của Tổng Cục Thông
Kê Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cơ sở đữ liệu của Ngân
hàng thê giới (World Bank), Statista
Phương pháp phân tích dữ liệu
Tac gia đã sử dụng các kỹ thuật thống kê, mô tá, phân tích tổng hợp và so sánh trên
cơ sở dữ liệu thứ cấp như sau:
tông hợp: Kỹ thuật này thường được thực hiện theo một quy trình là phân tích vấn đề trước, từ đó sẽ tông hợp lại những điểm chung và đưa ra kết luận Theo đó, tác
gia tiễn hành tìm hiểu cụ thé, chỉ tiết về các bài nghiên cứu trước đây, các lý luận liên quan
đến nợ nước ngoài và phát triển bền vững tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá có tính thuyết phục cao về tác động của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững của Việt Nam Thống kê: Thông kê sô liệu là tập hợp các số liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm tổng hợp, phân tích, so sánh để tìm ra quy luật khách quan trong sự vận động của đối tượng nghiên cứu Phương pháp đòi hỏi chính xác tôi đa và sự ti mi dé tập hợp các
số liệu liên quan đến thực trạng nợ nước ngoài tại Việt Nam Các số liệu thu thập cần phải
đên từ các cơ quan chức năng có thâm quyên, tô chức uy tín hoặc sô liệu có nguôn gôc rõ
Trang 14Ngoài việc sử dụng các kỹ thuật nêu trên tác giả còn sử dụng kết hợp các bảng biểu,
sơ đồ, đô thị, để minh họa rõ nét hơn các nội dung nghiên cứu
Đóng góp của của đề tài
Thứ nhất, kết quả của bài nghiên cứu làm rõ thêm các lý thuyết về nợ nước ngoài phát triển bền vững cũng như làm rõ mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và phát triển bền vững
Thứ hai bài nghiên cứu phân tích thực trạng và tác động của nợ nước ngoài đến phát
triên bền vững của Việt Nam Từ đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững cũng như những rủi ro, thách thức của nợ nước ngoài ảnh hưởng đến phát triên bền vững của Việt Nam
Thứ ba, thông qua việc phân tích thực trạng và tác động của nợ nước ngoài đến phát triển bền vững của Việt Nam, bài nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị cụ thê và có hệ thống về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài nhằm hướng đến mục tiêu phát triên bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới
Kết cầu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục báng biêu và hình ánh, bài nghiên cứu được
cầu trúc thành 04 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ nước ngoài phát triển bền vững Chương 3: Thực trạng và tác động của nợ nước ngoài đến sự phát triển bền vững của
Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài nhằm hướng đên mục tiêu phát triên bên vững
Trang 151.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Tác giả tiễn hành tổng quan dựa trên việc tìm kiếm các từ khóa như: nợ nước ngoài, tác động của nợ nước ngoài, phát triển bền vững
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về mục tiêu phát triển bền vững
Bài nghiên cứu “
” của Leal Filho (2017) và cộng sự đã trình bày sơ lược về quá trình dẫn đến thỏa thuận về các SDG của ién Hop Quốc
một số khía cạnh sinh thái do áp lực liên tục của các hoạt động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên Hơn nữa, một nhóm các nhụ cầu nghiên cửu được đề xuất cũng dựa
trên các xu hướng nghiên cứu cập nhật thảo luận về mức độ cấp thiết của một số biện pháp
và giải thích lý do tại sao các SDG của Liên Hợp Quốc cần được ưu tiên hơn trong các nỗ lực nghiên cứu phát triển bền vững quốc tế và xem xét một số khía cạnh sinh thái do áp lực liên tục của các hoạt động của con người đổi với tài nguyên thiên nhiên Hơn nữa, đề xuất nghiên cứu dựa trên các xu hướng nghiên cứu cập nhật, thảo luận về mức độ cấp thiết của một số biện pháp và giải thích lý do tại sao các SDG của iên Hợp Quốc cần được ưu tiên hơn trong các nỗ lực nghiên cứu phát triên bền vững quốc tế và xem xét một số khía
cạnh sinh thái do áp lực liên tục của các hoạt động của con người đôi với tài nguyên thiên
Hartmut (1999) với “
” đã xác định các bộ chỉ số cho phát triển bền vững ở nhiều cấp độ: toàn cầu,
quốc gia, tiểu bang hoặc khu vực và thành phố Sử dụng chuỗi thời gian của Viện Worldwatch từ năm 1950 đến năm 2000 đề chứng minh cách các phép đo chỉ số có thê được chuyền thành đánh giá chính thức về mức độ hài lòng cơ bản của người định hướng,
do đó khả năng tồn tại và tính bền vững của hệ thống cũng như các kết quả có thê được trình bày dưới dạng đồ họa dưới dạng sao định hướng Kết quả cho thấy một số xu hướng
Trang 16đáng lo ngại Phương pháp dựa trên định hướng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và áp dụng các chỉ số phát triển bền vững trong các lĩnh vực khác nhau
Trong trong bải nghiên cứu *
” của O°Rourke (2004) đã nhân mạnh vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững và bảo vệ môi trường Trong nỗ lực cân bằng giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, nghiên cứu tập trung vào các vẫn dé phát sinh về quản lý môi
trường với việc thực hiện khảo sát 6 nhà máy và cộng đồng ở hai tỉnh Đồng Nai và Phú
Thọ Theo tác giả, các chính quyền địa phương đôi khi sẽ đáp ứng với khiếu nại của công chúng và điều tiết ô nhiễm công nghiệp và xung đột trong công tác quản lý môi trường của chính phủ Trong các trường hợp này, tác giả đưa ra luận điểm để cải thiện việc giám sát, thực thi và mở rộng nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường thì yếu tố áp lực của cộng đồng sẽ thực hiện công bằng trong các cuộc xung đột môi trường, thúc đây chính quyền địa phương phản ứng với sự cô ô nhiễm cụ thể, gây sức ép với cơ quan môi trường
Về hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững đã được nhân mạnh trong công trình nghiên cứu “Quán lý môi trường cho sự phát triển bên vững” của Lưu Đức Hải và cộng sự (2000) Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa và đã
tông quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh
thái của Villen (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công
nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã
hội, môi trường của WHB
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài
Bài nghiên cửu
Stavros A Zenios va céng su (2002) tập trung vào tác động của nợ nước ngoài đổi với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên Tô chức Cơ quan Phát triển Kinh tế (OECD)
của
Trang 17«£
, ° của Samson (2002) đã phân tích rộng rãi vấn đề nợ nước ngoài của châu Phi liên quan đến Nigeria và Morocco Các chỉ sô thông kê cho thấy sự nghiêm trọng và có tác động tiêu cực đến đầu tư, đồng thời cho thấy rằng chỉ tiêu tài khóa, cần cân thanh toán và lãi suất toàn cầu là những yêu tô quan trọng giải thích sự tích tụ nợ nước ngoài ở hai nước Mặc dù giữa hai quốc gia có các vấn đề, xu hướng khác biệt về đặc điểm, nhưng cả hai đều thuộc cùng một nhóm các quốc gia mắc nợ cao Do đó, họ cân bắt tay vào một chương trình
tư nhân hóa nhanh chóng nhằm giảm chỉ tiêu tài khóa, một chương trình xúc tiễn xuất khâu
bền vững đề cải thiện cán cân thanh toán, cũng như nên tái cầu trúc và phát triển thị trường vốn của mình đề giảm thiêu tác động của lãi suất toàn cầu [ME và WB cũng có thể hỗ trợ bằng cách sửa đôi Chương trình xóa nợ quốc tế (Sáng kiến HIPC) đề phù hợp với cả hai quốc gia
“The impact of external debt on public investment and econ
— 2007)” Kibui và Polly (2009) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1970
~ 2007 và mô hình tăng trưởng dạng rút gọn được bồ sung với các biến nợ để xem xét tác động của nợ nước ngoài đôi với đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Kenya Kết quả thực nghiệm của phân tích dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1970 — 2007 chỉ ra rằng tỷ lệ dịch vụ nợ quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng GDP ở Kenya, và các chỉ sô nợ chính đã ở trên mức tới hạn kế từ năm 1982 Đầu tư công có mỗi quan hệ tiêu cực với cả tỷ
lệ nợ nước ngoài được biêu thị bằng tý lệ phần trăm GDP và tỷ lệ dịch vụ nợ Kết quá chỉ
ra rang VIỆC giảm nợ có thê đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự phục hồi đầu tư và
tăng trưởng kinh tế ở Kenya Chính phủ Kenya cũng nên bắt tay vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tích cực, tập trung vào các chính sách nâng cao tăng trưởng để tăng thu nhập
từ xuất khâu, tạo môi trường ôn định cho các khoản đầu tư và thực hiện các biện pháp giúp
tăng cường niêm tin cua nha dau tu vào các khoản đầu tư tại địa phương
Trang 18Mục tiêu của bài nghiên cứu của Tony Addison và cộng sự (2018) là khám phá tác động của nợ nước ngoài đối với phát triển của các quốc gia đang phát triển Tác gia tập trung vào việc đánh giá lại quan điểm truyền thông
về quan hệ nợ_ phát triển và đề xuất các khía cạnh mới trong việc nghiên cứu vấn đề này Bài nghiên cứu “74c động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Xuân Trường (2018) đã nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2000 —
2013 đã cho thấy sự tồn tại mối quan hệ phi tuyên giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế và tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp định
lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS Đối với biến nợ nước ngoải, nợ nước ngoai
tăng 1% sẽ làm GDP tang 0.99% Dong thoi, độ mở nên kinh tế cũng tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ tăng 1% làm GDP tăng 0.01% và các biến số về tỷ giá
cũng như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, với việc xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượng VECM và kết quá đã cho thấy mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng GDP và các biến độc lập cũng như ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho Việt Nam là 21.5%/quý, tương ứng khoáng 86% GDP/năm Kết quả nghiên cứu về ngưỡng nợ này cũng tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Arcand và cộng sự (2015) với ngưỡng nợ là 110% GDP và Kumar và Woo (2010) với ngưỡng nợ là 90% GDP Với nghiên cứu “Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á” của Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) đã nghiên cứu mỗi quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại 10 quốc gia trong khu vực Đông
Nam A giai đoạn 2006 — 2014 bằng mô hình FEM, REM và GMM Mô hình nghiên cứu
với các biến tăng trưởng GDP thực, nợ nước ngoài trên GDP và bình phương nợ nước ngoài trên GDP, nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu, tong đầu tư trên GDP, cân đối ngân sách trên GDP, chỉ số thương mại và độ mở nên kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đều có ý nghĩa thông kê trừ hai biến chỉ số thương mại và độ mở nền kinh tế Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến với ngưỡng
nợ là 50.76% GDP
Trang 191.1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về nợ nước ngoài với mục tiêu phát triển bên vững
Nghiên cứu
Gbadebo Oladosu va Olufemi Saibu (2018) tập trung vao vai tro cua nợ nước ngoai trong việc dat được phát triển bền vững tại khu vực châu Phi ngầm Sahara Các tác giả nhân mạnh
tầm quan trọng của việc quản lý nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả để đảm báo rằng các
quốc gia trong khu vực này có thể phát triển một cách bền vững và đáp ứng được các thách
thức kinh tế và xã hội Bài nghiên cửu sử dụng dữ liệu và số liệu về nợ nước ngoài vả các
chỉ số phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia châu Phi ngầm Sahara dé phan tich tác động của nợ đối với phát triển Họ tập trung vào một số quốc gia tiêu biểu trong khu vực
và tiên hành các phân tích sâu về môi quan hệ giữa nợ và các chỉ sô phát triển Nghiên cứu này kết luận rằng nợ nước ngoài có thê cung cấp cơ hội phát triển và đầu tư, nhưng cũng
có thê mang lại những rủi ro và tác động tiêu cực đối với các quốc gia châu Phi ngầm Sahara Tùy thuộc vào cách sử dụng nợ và việc quản lý nợ, nó có thê tăng cường hoặc giảm bớt khá năng của một quốc gia đạt được phát triển bền vững Các tác giả cũng đề xuất một
số chính sách và biện pháp để quản lý nợ và đảm bảo phát triển bền vững Điều này bao gồm việc tăng cường khả năng quản lý tài chính của các quốc gia, tăng cường minh bạch
và trách nhiệm trong việc vay nợ, đánh giá rủi ro và tiềm năng phát triển của các dự án
được tài trợ bởi nợ nước ngoài
Với bài nghiên cứu “The Effects of External Debt Management on Sustainable Economic Growth and Development: Lessons from Nigeria” cua Adepoju, Adenike
cua
nle Sheu and Obayelu, Abiodun Elijah (2007) da xem xét vai trò của thực tiễn quản lý nợ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững và phân tích với trường hợp Nigeria Các phân tích dữ liệu thu thập được với thông kê mô tả cho thấy rằng khá năng tiếp cận nguôn tài chính bên ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát trién kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Nợ là một nguồn lực quan trọng cần thiết dé hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững Nhưng một khoản nợ nước ngoài không lồ mà không có khả năng giải quyết như trường hợp của Nigeria trước năm 2000 đã tạo thành một trở ngại lớn
Trang 2011
đối với sự hồi sinh của nền kinh tế đã sụp đồ cũng như xóa đói giảm nghèo Nguồn lực nước ngoài cần thiết đê kích thích đầu tư, tăng trưởng và việc làm đã bị cản trở Không có bảo hiểm tín dụng, các nhà nhập khâu Nigeria được yêu cầu cung cấp 100% tiền mặt cho
tất cả các đơn đặt hàng và do đó, điều này khiến họ gặp bất lợi trong cạnh tranh so với các đối tác ở nơi khác Việc bất ky quốc gia mắc nợ nào không thực hiện nghĩa vụ nợ củ
sẽ dẫn đến rủi ro thoái thác khiến nước đó không thể nhận được các khoản vay moi vi rat it
hoặc không có niềm tin vào khá năng trả nợ Nó cũng sẽ làm suy yếu nỗ lực đề có được khoản giảm nợ đáng kê trong trung hạn với sự gia tăng đáng kê tiền lãi, các khoản nợ và các khoản phạt khác Điều này sau đó sẽ làm suy giảm nền kinh tế cả trong dài hạn và ngắn
hạn Các biện pháp thanh toán nợ tốt nhất phải được thực hiện theo từng thời điểm để đáp ứng với những thay đôi của nền kinh tế và chính thể
cua Yung Chul Park va Jong Wha Lee (2016) tập trung vào vai trò của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc Các tác giả xem xét sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của các quốc gia này và đánh giá tác động của nợ nước ngoài trong việc thúc đây hoặc hạn chế phát triển bền vững Đề làm điều này, tác giả sử dụng các dữ liệu và số liệu kinh tế liên quan đến nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc trong suốt quá trình phát triên của họ Bài nghiên cứu cũng so sánh kết quả này với một số quốc gia trong khu vực khác để có cái nhìn tông quan hơn về tác động của nợ nước ngoài Kết quá của nghiên cứu cho thấy rằng nợ nước ngoài đã đóng một
trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bán và Hàn Quốc Các quốc gia này
đã sử dụng nợ nước ngoài một cách thông minh đề thúc đây đầu tư và phát triển cơ sở hạ tang, giúp nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
cứu cũng nhân mạnh về nguy cơ và rủi ro khi sử dụng nợ nước ngoài Nếu không quản lý
nợ một cách cân thận, các quốc gia có thê đối mặt với gánh nặng nợ quá lớn và khó khăn
trong việc trả nợ, dẫn đến khả năng chịu tác động tiêu cực đối với sự phát triển bền vững
1.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu
Trang 211.2.1 Các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Thứ nhất, khái niệm về nợ nước ngoài và phát triển bền vững đã được làm rõ, và được định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau song tất cả đều khái quát chung được những nét cơ bản Đồng thời các nghiên cứu cũng đưa ra được nội dụng cụ thê về các đặc điểm của nợ nước ngoài và phát triển bền vững
Thứ hai, các đề tài cũng nêu lên được thực trạng và tác động của nợ nước ngoài đến
phát triên bền vững
Thứ ba, bên cạnh đó các tác giả cũng đưa ra được các giải pháp mang tính thực tiễn cao trong việc quản lý nợ nước ngoài Nói chung mỗi đề tài có cách đánh giá, nhìn nhận và
giải quyết vẫn đề khác nhau tại thời điểm nghiên cứu Tuy nhiên, các đề tài đều gắn kết
giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề một cách khoa học
1.2.2 Khoảng trồng nghiên cứu
Thứ nhất, do chưa có sự giông nhau về mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu nên một số bài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Ngoài ra,
có nhiều bài nghiên cứu còn chưa đặt trong bối cánh toàn cầu hóa hiện nay nên chưa đem
lại tính thực tiễn, toàn diện Thêm vào đó, chủ yếu các bài chưa phân tích được các bài học
từ các nước đi trước trong mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và phát triển bền vững, từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm đáng giá cho Việt Nam
Thứ hai, đa sô các tác giả đều phân tích các tác động, chính sách về tăng trưởng kinh
tế với các biến sô như GDP, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP (EXD), độ mở của nền kinh
tế (OPE), cung tiền (M2) Rất ít bài nghiên cứu di sâu vào phân tích và mở rộng ra các khía cạnh phát triển bền vững, trong khi đây là một trong những mục tiêu mang tính ôn định và phát triển của một quốc gia trên thị trường toàn cầu
Trang 2213
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VẺ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ
PHAT TRIEN BEN VUNG
2.1 Cơ sở lý luận về nợ nước ngoài
2.1.1 Khải HIỆM HỢ HHỚC Hgoài
Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tô chức khác được vay nước ngoài theo phương
thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền té quéc té (IMF), Ngan hang tai thiết quốc
tế (BIS), Tô chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa nợ nước ngoài một cách bao quát hơn như sau: “7ổng vay nợ nước ngoài là khối lượng nghĩa vụ nợ vào một thời điểm nào đó đã được giải ngân và chưa hoàn trả, được ghi nhận bằng hợp đồng giữa người cư trú về việc hoàn trả các khoản gốc cùng với lãi hoặc không lãi, hoặc về việc hoàn trả các khoản lãi cùng với gốc hoặc không cùng với các khoản gốc `
Nợ nước ngoài của một quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó thực hiện một cam kết để có đồng vốn vay đồng thời kèm theo đó là nghĩa vụ trả nợ Trong đó, cam kết là
nghĩa vụ chắc chắn cho vay, báo lãnh hoặc bảo đảm một khoản tiền cụ thể theo các điều khoản và điều kiện tài chính cụ thể Nghĩa vụ trả nợ đề cập tới việc hoàn trả cả gốc, lãi và các khoản phí Khoản trả nợ thực tế là tong sô tiền phải thanh toán để thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ nợ, bao gồm cả góc, lãi và các khoán phí đến hạn thanh toán Nghĩa vụ nợ trả theo lịch là toàn bộ các khoản thanh toán bao gồm thanh toán góc, lãi và phí phải trả tại từng thời điểm trong thời gian trả nợ
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 134/2005/NĐ CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ xác định: “nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công
và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân” Theo đó, định nghĩa về vay nước ngoài được phát biêu như sau: “4y nước ngoài là các khoản vay ngăn hạn (có thời hạn vay đền một năm),
Trang 23trung và đài hạn (có thời hạn vay trên một năm), có hoặc không phải trả lãi, do Nhà nước, Chính phú Việt Nam và các tô chức tài chính quốc tế, Chính phú các nước, các tô chức và
cá nhân là người không cư trú (sau đây gọi tắt là người cho vay nước ngoài) ”
Như vậy xét về bản chất của nợ nước ngoài, không có sự khác biệt đáng kế nào trong các định nghĩa về nợ nước ngoài của Việt Nam hay của các tô chức Quốc tế Tuy nhiên, định nghĩa về nợ của Quốc tế rõ rang hơn, di vào bản chất hơn Khái niệm nợ nước ngoài
về cơ bản mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản quốc gia
2.1.2 Phin loi HỢ HHỚC Hgoài
2.1.2.1 Phân loại nợ nước ngoài theo chủ thé di vay
s* Nợ công và nợ tự nhân được Chính phủ bảo lãnh
Nợ công được định nghĩa là “các nghĩa vụ nợ của khu vực công” và bao gồm nợ của
khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh
Khu vực công bao gồm các loại thê chế sau:
(1) Chính phủ trung ương và các bộ, ban ngành;
(2) Các cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phó;
(3) Các ngân hàng trung ương;
(4) Các thê chế tự quản, trong đó ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ phê duyệt
hoặc đạt trên một nửa số thành viên của Hội đồng quản trị là các đại diện của Chính phủ
hoặc trong trường hợp phá sản, nhà nước sẽ phái chịu trách nhiệm về khoán nợ của thê chế
đó Bất kỳ một đơn vị thể chế trong nước nào khi không đáp ứng được một trong ba điều
kiện nêu trên thì sẽ được phân loại là khu vực tư nhân
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh được xác định là các khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà nghĩa vụ trả nợ được bảo lãnh theo căn cứ trên hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trủ tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó
s* Nợ tư nhân
Trang 2415
Nợ tư nhân bao gồm khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà không được khu
vực công trong cùng một nền kinh tế bảo lãnh theo hợp đồng Về bản chất đây là các khoản
nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả
Trong thực tẾ, có những khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được một thể chế
thuộc khu vực công cư trú trong cùng nền kinh tế bảo lãnh một phần theo hợp đồng Đối
với những khoản nợ như vậy thì giá trị hiện tại của các khoản thanh toán được bảo lãnh
được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyên bảo l
những khoản thanh toán không được bảo lãnh được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu
vực tư nhân không được bảo lãnh Chang hạn, phát sinh một khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa lĩnh vực cả sản xuất và thương mại, chỉ được Ngân
hàng Nhà nước bảo lãnh các khoản vay liên quan đến vay để sản xuất thì giá trị của các
khoản vay sản xuất sẽ được cộng vảo nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh, trong khi giá trị các khoản vay nhằm mục đích thương mại sẽ thuộc loại nợ nước
ngoài của khu vực tư nhân không được công quyên bảo lãnh
2.1.2.2 Phân loại nợ nước ngoài theo thời hạn vay
s* Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn góc theo hợp đông hoặc đã gia hạn kéo dài trên l năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng Nợ dài hạn là loại nợ cần được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia với lượng vốn vay lớn cộng với việc tiềm ẩn rủi ro nhất định trong thời gian vay kéo dài Các tô chức tài chính quốc tế thường xuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của tất cả các quốc gia một cách có hệ thông, từ các số liệu phân tích trên
có thê đánh giá tình hình vay nợ của một quốc gia Hàng năm và hàng quý, Ngân hàng Thế giới yêu cầu nước vay nợ phải nộp bản Báo cáo bên nợ (DRS), trong đó bao gồm báo cáo
về tất cả các khoản nợ dài hạn phải trả bằng đồng tiền của nước bên nợ và bằng hàng hóa dịch vụ
¢ No ngan hạn
Trang 25Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ 1 nam trở xuống Thông thường, nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kế trong tông nợ nước ngoài nói chung của một quốc gia Vi thời gian đáo hạn ngắn, khôi lượng thường không đáng kê, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn Tuy nhiên, thời
gian vay ngắn cũng là một điểm hạn chế của nợ ngắn hạn khi khoản nợ không được trả
đúng hạn sẽ gây mất ôn định cho hệ thống ngân hàng Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tông nợ đang có xu hướng tăng, cần phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thê gây bất ôn nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia
2.1.2.3 Phân loại nợ nước ngoài theo loại hình vay
%% Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Theo định nghĩa của Tô chức OECD, vay hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn gọi ODA) bao gồm các chuyền khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (từ các tô chức quốc tế cho các Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tong gia trị chuyên khoản là cho không, không phải hoàn trả
Hỗ trợ phát triển chính thức có thê bao gồm: các khoản cho không (bao gồm cá hỗ trợ
về kỹ thuật); các khoản cho vay ưu đãi với lãi suất thấp; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng của nước cung cấp hàng hóa và tiền bồi thường Các khoản ODA không bao gồm viện trợ về quân sự giữa các Chính phủ và chuyên khoản của các tô chức phi Chính phủ Theo quy ước, luông vốn ODA bao gồm các đóng góp của các cơ quan chính phủ tài trợ ở tất cả các cấp cho các nước đang phát triển (ODA song phương giữa Chính phủ với Chính phủ) và của các t6 chức đa phương cho các Chính phủ Việc nhận ODA của một quốc gia bao gồm việc giải ngân từ các nhà tài trợ song phương và các tô chức đa phương
Việc cho vay bởi các tô chức tín dụng xuất khẩu với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu
không được tính vào nguồn ODA
Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức: Đây là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn Lãi suất của hỗ trợ phát triển
chính thức thường thấp hơn hắn so với nợ thương mại Thời hạn cho vay của hỗ trợ phát
Trang 2617
trién chính thức dài (có thể lên tới 10, 15 hoặc 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triên thường hướng tới nguồn vốn này để thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tẾ xã hội
Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức rất rõ rệt, tuy nhiên, việc vay nợ hỗ
trợ phát triển chính thức đôi khi kèm theo điều kiện ràng buộc khiến cho cái giá phải trả
tăng lên đáng kế Chẳng hạn, khi được cam kết cho vay thì một điều kiện thường hay được
đi kèm theo bắt buộc là nước Vay nợ bắt buộc phải mua hàng hóa và dịch vụ từ nước cho
vay với giá thương mại hoặc có khi là đắt hơn giá thị trường Với việc phải mua hàng hóa, dịch vụ của bên cho vay mà không được thỏa thuận về chất lượng, giá cả hàng hóa như vậy
thường làm giảm khoảng 25% giá trị của khoản hỗ trợ và thời gian gần đây loại hình viện
trợ này có xu hướng giảm dần do cả nước cho vay và nước đi vay đều nhận thấy những bất
hợp ly và hiệu quả không cao của nó Tuy nhiên, hiện tại tí lệ hỗ trợ có điều kiện nay van
còn tương đối lớn
Bên cạnh những điều kiện ưu đãi của hỗ trợ phát triển chính thức là điểm hạn chế khi
nước đi vay các khoản vay này sẽ kéo theo nghĩa vụ trả nợ bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi suất,
từ đó tiềm ấn rủi ro Việc vay nợ theo con đường hỗ trợ phát triển chính thức, do vậy, vẫn
cần được cân nhắc trên cơ sở so sánh giữa hiệu quá của vốn vay và cái giá phải trả trong tương lai và không thiêu những trường hợp nước đi vay phải từ chối hỗ trợ phat triển chính thức khi thấy việc đồng ý vay là không mang lại lợi ích cho phát triển đất nước
** Vay thương mại
Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và
thường thay đổi theo sự thay đối của lãi suất thị trường do bị chỉ nhối bởi các xấu tô t
thị trường Chính vì vậy vay thương mại thường có cá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Đối tượng vay thương mại thường là các doanh nghiệp Tuy nhiên việc vay thương mại của
Chính phủ cũng phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chỉ nên quyết định va
còn cách nào khác và khi vay phải xem xét phương án vay tối ưu Các phân tích về đánh
giá tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam được tiễn hành chủ yếu theo cách phân loại nợ
Trang 27nước ngoài theo loại hình vay ODA và vay thương mại, phù hợp với tác động đến nền kinh
tế từ các khoản vay theo các hình thức trên
2.1.2.4 Phản loại nợ theo chủ thê cho vay
Phân loại theo chủ thê cho vay: nợ đa phương và nợ song phương Nợ đa phương đến chủ yếu từ các tô chức quốc tế như các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC
và liên chính phủ Trong khi đó, nợ song phương đến từ chính phủ một nước như các nước
thuộc OECD và các nước khác hoặc đến từ một tô chức quốc tế nhân danh một chính phủ
duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
2.1.3 Các chỉ số đo lường của nợ nước ngoài
WB va IMF đưa ra các tiêu chí dựa trên cơ sở nghĩa vụ và khối lượng nợ đánh giá năng lực trả nợ của các quốc gia Trong đó, nghĩa vụ nợ phản ánh các khoản nợ góc và lãi chỉ trả hàng kỳ của các quốc gia, thông thường và được tính theo năm, còn khối lượng nợ phản ánh gánh nặng nợ có tính đến các khoản thanh toán nợ trong tương lai Nợ nước ngoài khong chi liên quan đến thực trạng phát triển của quốc gia hay khả năng trả nợ mà còn liên quan đến khả năng thu hút các nguồn lực tài chính từ bên ngoài nhằm phục vụ cho các mục
tiêu vĩ mô của nhà nước Để xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoai đối với an
quốc gia thì các chỉ số đánh giá nợ nước ngoài đã được xây dựng thành hệ thống Như vậy, các chỉ tiêu đánh giá chung về nợ nước ngoài, cụ thê là đánh giá về mức
độ nợ, qua đó ngầm cho biết khả năng trả nợ của mỗi quốc gia trong trung và dài hạn Các
chỉ tiêu nợ nước ngoài được xem xét cụ thể như sau:
e _ Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tông kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ:
Tổng nợ nước ngoài
.100%
1 — Tung NA SG Ấn TL
Kim ngạch xuất khẩu
Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phương tiện, phản ánh khả năng trả
nợ bằng ngoại tệ của quốc gia Tuy nhiên, nguồn thu xuất khẩu rất dễ biến động từ năm n sang năm khác và cần có những phương án khác để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết
Trang 2819
phải tăng xuất khẩu như hạn chế nhập khẩu hay giảm dự trữ ngoại hồi quốc gia Theo WB
và IMEF, ngưỡng an toàn của chỉ tiêu này là trên 150%
e Tỷ lệ nợ nước ngoài trên th: ngân sách nhà nước
Tổng nợ nước ngoài
Chí số này đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lay từ nguồn thu ngân sách nhà nước Tỷ lệ này cảng cao thể hiện áp lực trả nợ từ nguồn thu ngân sách của chính phủ càng lớn Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là
25% Tuy nhiên, chỉ tiêu này phải đáp ứng hai điều kiện: (¡) tỷ lệ xuất khẩu/GDP phải lớn
hoac bang 30%; (ii) ty 16 thu ngân sách nhà nước/GDP phải lớn hơn 15% thì mới được sử dụng
e _ Tỷ lệ giữa tông nợ nước ngoài trên GDP:
Chí số này cho biết khả năng trả nợ (gốc và lãi) của một quốc gia đối với các khoản vay nước ngoài Có thể thấy rằng, nợ của chính phủ giảm tương đối so với khả năng của chính phủ trong việc tạo nguồn thu từ thuế khi chỉ số này giảm dẫn và ngược lại Tuy nhiê chỉ số này chưa phản ánh được những rủi ro trong ngắn hạn mà các quốc gia phải đương đầu như sự mất cân đối về kì hạn giữa tài sản nợ và tài sản có hay sự thay đổi đột ngột của các dòng vốn, đặc biệt là sự dịch chuyên dòng vốn ra bên ngoài quốc gia đó Theo WB, chi tiêu này trên 50% được xem là không bền vững và vượt quá giới hạn cho phép
e Ty lệ nghĩa vụ nợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ:
Nghĩa vụ nợ
.ˆc Kim ngạch xuất khấu ——— , 100%
Tỷ lệ này cho biết nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khâu của quốc gia đáp ứng được bao nhiêu phần trăm chi phí nợ vay nước ngoài, hệ sô này cảng nhỏ cảng an toàn Theo WB và IME, chỉ tiêu này trên 15% là vượt ngưỡng an toàn Tuy nhiên, chỉ số này khi
sử dụng đánh giá năng lực trả nợ nước ngoài của các quôc g1a đi vay có hạn chê do sự phụ
Trang 29thuộc của nguôn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia còn đến từ hoạt động đâu tư ra nước ngoài, tín dụng quôc tê
e Tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên thu ngân sách
Nghĩa vụ nợ nước ngoài 100
——————_-—-.100⁄%
Thu ngân sách nhà nước
Chi số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của nước đi vay trong ngăn hạn Các quốc gia đi vay sẽ có khá năng tiền mặt thuận lợi nếu như tốc độ tăng thu ngân sách
cao hơn tốc độ tăng của nợ nước ngoài và ngược lại Theo WB, IMEF thì chỉ số nảy trên
18% là vượt ngưỡng an toản
Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu đánh giá cơ câu nợ nước ngoài là cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ Thông thường khi tỷ trọng
nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao thì sẽ gặp rủi ro cao Các chỉ tiêu đánh giá cơ cầu gồm:
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên tông nợ nước ngoài: Phản ánh khá năng trả nợ của một nước bằng dự trữ ngoại hồi của mình, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt do đáp ứng khả năng
thanh toán tức thời của các khoản nợ nước ngoài
Tỷ lệ nợ ngắn bạn trên tông nợ: Phán ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn
Tỷ lệ nợ ưu đãi trên tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng
nhẹ
Tỷ lệ nợ đa phương trên tổng nợ: Phán ánh tình hình nợ nước ngoài của một số nước thay đối theo chiều hướng tốt vì các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ
trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận
2.1.4 Tiêu chỉ dúnh giá mức độ Hợ Hước ngoài
Thang 4 nam 2005, IMF va WB đưa ra khung phân tích nợ bền vững (Debt
DSA) nhằm giúp đánh giá tính bền vững nợ của một quốc gia và những rủi ro tài khóa đi kèm Khung phân tích này cũng được định kỳ xem xét lại Mục tiêu của khung phân tích bền vững nợ nhằm hướng đến 3 yếu tô sau:
Trang 3021
àng Thế giới và IMF đã cùng nhau đưa ra khuôn khô bền vững về nợ cho các nước thu nhập thấp (DSE_ Debt Sustainability Framework) vào năm 2005 dé dam bao đặc điểm này được tính toán đầy đủ trong DSA DSF phân tích cả nợ nước ngoài và nợ khu vực
y đối với các quốc gia có thu nhập thấp khác nhau đáng kể trong tỷ lệ lãi suất
và thời gian trả nợ, khung phân tích tập trung vào hiện giá của nghĩa vụ nợ Nó có thể so sánh qua thời gian và qua các quốc gia Những quốc gia có thu nhập thấp với chính sách yếu kém có xu hướng đối mặt với khó khăn hoàn trả ở mức nợ thấp hơn là những quốc gia
có chính sách vững mạnh DSF chia các quốc gia thành 3 nhóm chính sách (mạnh, trung bình và yếu) và có khuôn khô đánh giá như sau:
Bảng 2.1: Ngưỡng nợ an toàn theo DSE (3%
xem là chính sách trung bình và cao hơn hoặc bằng 3.75 được xem là có chính sách tốt Với
mỗi nhóm quốc gia thì sẽ áp dụng tiêu chí đưa ra ngưỡng an toàn nợ của WB và IMF trong
Trang 31Tác động về xã hội, chính trị, an - trật tự, quốc phòng Khi nợ nước ngoải vượt mức hợp lý, nền kinh tế không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ thì sẽ bị ràng buộc bằng
cam kết đã ký trước khi vay nợ Từ đó có thể ảnh hưởng đến tat cả các vấn đề khác về chính
trị xã hội
Tác động nợ nước ngoài còn ở bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tô chức chuyên di
đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư
Nợ nước ngoài có thể làm sụp đỗ cả một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng
tham nhũng và vô trách nhiệm là phô biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu những
giải pháp xử lý mềm dẻo khôn ngoan với nợ (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi cơ cầu và điều kiện nợ, xin xóa nợ từng phân ) Do vậy sự chủ động và tỉnh táo không
chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự án đầu tư cụ thể, được luận chứng kinh tế kỹ
thuật đầy đủ và chấp nhận sự kiêm tra, giám sát của chủ nợ đề tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá
trình vay nợ nước ngoài
2.2 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
Trang 3223
2.2.1 Khải niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (TUCN) trong bản “Chiến lược bảo tồn thé
giới” năm 1980, đồng thời đã đưa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” Như vậy, thuật ngữ phát triển
bền vững được đề cập với nội dung hẹp, nó nhân mạnh tính bền vững của sự phát triển về
mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật
Năm 1987, đề làm rõ hơn khái niệm trên, Ủy ban Thê giới về Môi trường và Phát triển
(WCED) của LHQ định nghĩa “phát triển bền vững” là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Nói cách khác, trong quá trình phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, công bằng xã hội và môi trường được bảo vệ, giữ gìn Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế — xã hội, các tô chức xã hội, nhà cầm quyền phải cùng
nhau thực hiện đạt được mục đích dung hòa cả 3 lĩnh vực chính là kinh tế — xã hội —
trường Phát triển bền vững là mô hình chuyên đổi nhằm tôi ưu các lợi ích kinh tế và xã hội
trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng, lợi ích trong tương lai (Goodian và Tại Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững được thê hiện trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thé
hệ hiện tại mà không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường”
2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bên vững
%* Phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển nhanh chóng, an toàn, chất lượng cao và
ôn định lâu đài, đòi hỏi phải phát triển một hệ thông kinh tế trong đó tạo điều kiện thuận
lợi cho các cơ hội được tiệp xúc, xử lý tài nguyên thiên nhiên va quyên sử dụng tài nguyên
Trang 33thiên nhiên được chia sẻ bình đăng trong các hoạt động Nội dung cốt lõi của phát triển kinh
tế bền vững bao gồm giảm dần mức tiêu thụ năng lượng và các tài nguy
công nghệ, công nghệ tiết kiệm năng lượng và thay đổi lối sống Những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng không gây hại đến đa dạng sinh học hoặc môi trường; tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, mức sông, dịch vụ y tế và giáo dục; Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối;
công nghệ sạch và sinh thái công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng năng lượng)
Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:
(¡) Chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng kinh tế: Quy mô sản lượng quốc gia GDP, GNP; thu nhập bình quân đầu người PCI; tốc độ tăng trưởng về sản lượng, thu nhập bình quân đầu người
Một nền kinh tế được coi là bền vững đòi hỏi tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao Các nước phát triển có thu nhập cao cần duy trì tốc độ tăng trưởng Mặt khác, đối với các nước đang phát triển cần phải tăng trưởng GDP khoảng 5%/năm trong điều kiện hiện nay đề có dấu hiệu phát triển kinh tế bền vững
(ii) Chi tiêu phản ánh thay đôi cơ cấu kinh tế
Cơ cầu GDP theo các ngành kinh tế: Tỷ trọng giá trị đóng góp của các ngành trong GDP Tăng trưởng có thê đạt được bền vững chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp
Cơ cấu lao động: Tý trọng lao động đóng góp của các ngành trong tông lao động đan làm việc của nền kinh tế Xu hướng: Tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp giảm dân, các tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ tăng lên
Cơ cầu hoạt động ngoại thương Tỷ trọng giá trị xuất khâu hay nhập khâu so với GDP
Xu hướng tỷ trọng này ngảy cảng tăng
Cơ cầu vàng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của dân số thành thị so với dân số tự nhiên
Xu hướng Tốc độ tăng trưởng của dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số tự
Trang 3425
(ii) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
s% Phát triển bền vững về xã hội
Bên vững xã hội là bảo đảm cho đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các
tầng lớp xã hội, bình đẳng giới; chênh lệch giàu nghèo không quá lớn và có xu hướng th
hẹp; chênh lệch mức sống giữa các vùng không lớn Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
e Tuôi thọ: sử dụng tuôi thọ trung bình của dân cư và chỉ số tudi tho (LI) dé đánh giá
e_ Chỉ tiêu về giáo dục: dựa vào tỷ lệ người lớn biết chữ, tý lệ dan s6 di hoc pho
đúng độ tuôi, chí số giáo dục (ET)
e© Hệ số bình đăng thu nhập: dựa vào tông sản phẩm quốc dân tính trên đầu người
(GDP/người) và chỉ số thu nhập (TT)
e_ Chí số phát triển con người (HDI): phán ánh toàn điện mức hưởng thụ của dân cư đối với ảnh hưởng tăng trưởng và phát triển kinh tế về cả 3 khía cạnh: thu nhập, sức khỏe và giáo dục Tiêu chuẩn định giá của LHQ: Nhóm quốc gia có HDI thấp (HDI
< 0.5); Nhóm quốc gia có HDI trung bình (0.5 < HDI <0.8); Nhóm quốc gia có HDI
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số HDI là tiêu chí cao nhất dé phát triển
ồm: thu nhân hình quân đầu người giáo dục trình độ dân trí tuôi thọ, sức khỏe,
mức hưởng thụ văn hóa, văn minh của con người Phát triển bền vững về xã hội chú trọng
sự công bằng xã hội, do đó cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con
người, đồng thời tất cả mọi người đều có cơ hội, bình đăng phát triển tiềm năng của bản thân và có điều kiện sống tốt Xu hướng các chỉ tiêu trên ngày càng được nâng cao gắn với quá trình phát triển theo thời gian
Phát triển bền vững về mặt xã hội bao gồm một số nội dung chính như phát triển nông
thôn nhằm giảm áp lực di cư vào đô thị; Giảm tác động tiêu cực của mỗi trường đối với quá
trình đô thị hóa; Ôn định dân số; Bảo vệ sự đa đạng văn hóa; Nâng cao trình độ học vấn,
Trang 35xóa mù chữ; Bình đăng giới, tính đến nhu cầu và lợi ích của các giới; Tăng cường sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định
%% Phát triển bền vững về môi trường
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đều
có tác động đến môi trường Bên cạnh những lợi ích mà các quá trình này đem lại thì nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến điều kiện tự nhiên và các vẫn đề về môi trường Tính bền vững về môi trường, khi các yêu tô tự nhiên này được sử dụng, là chất lượng của môi trường sông của con người, như đảm bảo độ trong sạch của không khí, nước, đất, khu vực địa lý, cảnh quan Chất lượng của các yếu tô trên phải được đảm bao một cách phù hợp và được coi trọng Theo các Tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế thì các yêu tố đó sẽ được
thường xuyên được đánh giá và kiểm định:
e_ Mức độ ô nhiễm môi trường < tiêu chuẩn quy định
e _ Lượng sử dụng tài nguyên < lượng khôi phục, tái tạo
Nhằm bảo tồn mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên ở một giới hạn nhất định cho
phép môi trường, việc phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta phải duy trì sự
cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên với mục đích phục vụ lợi ích của con, cũng như tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống không chỉ
với con người mà còn các sinh vật sông trên trái đất
Phát triển môi trường bền vững bao gồm các nội dung cơ bản sau: sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Kiểm soát và giảm phát thai khí nhà kính; Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Phát triển không vượt quá ngưỡng
chịu của hệ sinh thái; Báo vệ cần thận các hệ sinh thái nhạy cảm; Giảm thiểu rác thải, khắc
phục ô nhiễm (nước, khí, đất, thực pham ), cai thién va phuc hồi môi trường các khu vực
bị ô nhiễm
2.2.3 Mục tiêu phát triển bên vững
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), còn được gọi là Các Mục tiêu Toàn câu, là một mục tiêu chung nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tỉnh và đám bảo rằng tất cả
Trang 3627
mọi người đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc (LHQ) Các Mục tiêu Phát triển Bền vững là sự tiếp nổi của Các Mục tiêu Phát trién Thiên niên kỷ (MDGs) (UNDP, 2018) Cac SDG dựa trên sáu chủ
đề bao gồm: nhân phẩm, con người, hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng (Liên Hợp Quốc, 2015) SDG toàn diện hơn so với MDG và bao gồm 17 mục tiêu, được
xác định bởi 169 mục tiêu cụ thê và 232 chỉ tiêu Những mục tiêu này vượt ra tam phát triển
xã hội, bao gồm cả các mục tiêu đối với biến đôi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, đổi mới,
tiêu thụ bền vững, hòa bình, công bằng Mỗi mục tiêu được kết nối với nhau và thành công trong một mục tiêu thường sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác
cạnh đó, năm 2003, Việt Nam đã bản địa hóa các MDG thông qua việc thực hiện
Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS) Nó phù hợp với MDG trong
bối cảnh quốc gia dé hình thành các Mục tiêu Phát triển Việt Nam (VDG)
Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự
2030 tại Quyết định số 622/QÐ TTg, ngày 10/5/2017 Kế hoạch hành động quốc gia đưa
ra 17SDGs với 115 mục tiêu cụ thể trên cơ sở quốc gia hóa các SDGs toàn cầu để phù hợp
với điều kiện và bối cảnh phát triển của Việt Nam Kế hoạch hành động quốc gia nhấn
mạnh vai trò của tất cả các bên liên quan từ các bộ, ngành, địa phương đến các tô chức chính trị xã hội, các tô chức, cá nhân trong nước và quốc tế trong việc tham gia, đóng góp
vào việc thực hiện các SDGs của Việt Nam đến năm 2030 Trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện các SDGs liên tục tăng trong giai đoạn 2016
Trong đó, năm 2020, Việt Nam được đánh giá đứng thứ 49/166 nước về chỉ số SDGs, tăng
5 bậc so với xếp hạng năm
2.3 Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và phát triển bền vững
Bên cạnh nguồn nhân lực, công nghệ thì vốn cũng là nguồn lực đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia Đối với các nước đang phát triển có thu nhập, tiết kiệm thấp nên việc vay vốn từ nước ngoài để đầu tư phát triển là điều tat yéu (Clements
và cộng sự, 2003) Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm đến