Ở những vùng nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bởi vì ngay từ khi bắt đầu được tiếp xúc với môn học Tiếng Anh từ những năm cấp 1, cấp 2, các bạn học sinh không được giảng dạy một cách
Trang 1
TRUONG DAI HOC NGOAI NGU’
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TRONG VIẸC HỌC KỸ NĂNG NGHE NÓI TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THPT VIẸT YÊN SỐ 1
Ho tén SV: 1 Pham Thu Trang _ 20041637
2 Nguyễn Thi Phuong _20041627
3 Tran Thi Thu Trang _20040969
Môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Giang
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Trang 2
MUC LUC
lo oi c8
2 MUC Gich NEHIEN 0s 0n
K90 0ì is
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ‹-< + ca< cececcesereee
4.1 Đối tượng nghiên CỨU -. 5 s55 ss se tre,
4.2 Khách thể nghiên cỨU - 5-5 c2 HH tac
10 Nội dung nghiên CỨU cu HS S3 Tư
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẠN
10.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 10.1.1 Sơ lược tình hình giảng dạy Tiếng Anh 10.1.2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến vấn đề bàn luận 10.2, Khái niệm công cụ
10.2.1 Một số khái niệm cơ sở 10.2.2 Nguyên nhân của những khó khăn trong việc học nghe và nói tiếng Anh của học sinh
CHƯƠNG 2:
10.3 Mô tả về nghiên cứu thực tiễn
10.3.1 Giới thiệu về phương pháp và công cụ nghiên cứu
10.3.2: Mô tả mẫu nghiên cứu
10.3.3: Giới thiệu về phương pháp và công cụ nghiên cứu thực tiễn
11 Tài liệu tham khảo
12 Phụ lục: Bảng hỏi
1, Lý do chọn đề tài
22
Trang 3Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu của Giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Trong đó, ngoại ngữ - môn Tiếng Anh, là một trong những ngôn ngữ
có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá
trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước Hiện nay, Tiếng Anh là
một trong các môn học chính trong chương trình học bậc phổ thông và đã trở thành môn thi bắt buộc tại kỳ thỉ THPTQG Tuy nhiên, so với các bạn
học sinh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, có điều kiện
tốt hơn để phát triển kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh, thì ngược lại, các bạn
học sinh ở vùng nông thôn lại không có nhiều cơ hội tốt để tiếp cận với hai
kỹ năng này Qua khảo sát của chúng tôi được thực hiện tại trường THPT Việt Yên số 1 huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, hầu hết các bạn học sinh déu
than rằng đó là môn học không yêu thích của các bạn ấy hiện nay Ở
những vùng nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bởi vì ngay từ khi bắt đầu được tiếp xúc với môn học Tiếng Anh từ những năm cấp 1, cấp 2, các bạn học sinh không được giảng dạy một cách bài bản về các kỹ năng như nghe
và nói Do đó, khi học lên đến cấp 3, phải đối diện với một khối lượng kiến thức từ vựng và ngữ pháp quá lớn, chúng tôi không quá ngạc nhiên khi
nghe những chia sẻ về sự bất ngờ và những áp lực tâm lý đến từ các bạn học sinh
Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa hiểu được một phần nào đó tâm lý sợ sệt, chán nản, không có hứng thú của học sinh đối với môn học Thay vào
đó, vì để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm lớp 12 đạt được kết
quả tốt nhất, họ lại đặt quá nhiều kỳ vọng lên người học, mà đâu biết rằng điều mà học sinh cần nhất bây giờ đó chính là cái gốc Tiếng Anh, là sự đơn giản nhất sau đó mới nâng cao dần dần Vòng lặp của sự không tiếp thu
được cứ diễn ra theo từng ngày, từ đó tâm lý uể oải, chán chường mỗi khi
đến tiết Tiếng Anh của các bạn học sinh lại tăng lên Khi các tuần học dần qua đi, số lượng kiến thức nhiều lên theo từng ngày thì cảm giác bất lực
của học sinh đối với môn Tiếng Anh lại càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh đến từng giấc ngủ Chính vì vậy, số lượng học sinh gặp khó khăn trong việc học môn Tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói ngày càng gia tăng ở các vùng nông thôn, đặc biệt là huyện
Việt Yên - tỉnh Bắc Giang
Trang 42, Muc dich nghién ctru
Nghiên cứu thực trạng và những khó khăn trong việc học kỹ năng nghe -
nói môn Tiếng Anh của các bạn học sinh trường THPT Việt Yên số 1; đồng
thời khảo sát mong muốn của học sinh trong việc giải quyết những khó
khăn đó của bản thân; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hỗ giải
quyết khó khăn cho hoc sinh
3, Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung phân tích vào 3 nhiệm vụ chính: Học sinh đang gặp phải
những khó khăn như thế nào trong quá trình học 2 kỹ năng nghe và nói
Tiếng Anh? Tại sao những khó khăn đó lại khiến quá trình học tập của sinh
viên trở nên khó khăn hơn? Làm thế nào để giúp các bạn học sinh có hứng
thú và học tốt 2 kỹ năng nghe và nói môn Tiếng Anh hơn?
4, Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn trong việc học kỹ năng nghe và nói môn Tiếng anh của các bạn
học sinh trường THPT Việt Yên số 1
4.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành trên 200 học sinh bao gồm cả ba khối 10, 11 và 12 của
trường THPT Việt Yên Số 1 huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
5, Giả thuyết khoa học
Đa số các bạn học sinh trường THPT Việt Yên số 1 đều có khó khăn trong
việc học ngoại ngữ, cụ thể là kỹ năng nghe và nói môn Tiếng Anh, những
khó khăn này ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình học tập của học sinh Khó
khăn của học sinh xuất phát tử nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là
nguyên nhân khách quan Nếu đề xuất được các biện pháp hỗ trợ phù hợp
cho học sinh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập và hoạt động của
học sinh trong cuộc sống
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
ó.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận khó khăn trong việc học kỹ năng nghe nói tiếng Anh
ó.2 Nghiên cứu thực trạng và khó khăn học nghe nói tiếng Anh của học sinh trường THPT Việt Yên số 1
ó.3 Thực trạng mong muốn của học sinh trong việc giải quyết những khó khăn khi học nghe nói tiếng Anh
22
Trang 56.4 Đề xuất những biện pháp cải thiện, hỗ trợ học sinh
7, Phạm vỉ nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung khảo sát khó khăn học tiếng anh của học sinh trong kỹ
năng:
nghe, nói
- Giới hạn khách thể: Nghiên cứu trên 200 khách thể là học sinh lớp 10, 11,
12 thuộc trường THPT Việt Yên số 1
8, Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- _ Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phuong phap diéu tra bảng hỏi
9, Dự kiến cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được trình
bày trong 2 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẠN
Chương 2: Thực trạng khó khăn trong việc học nghe nói tiếng anh mà học
sinh trường THPT Việt Yên số 1 gặp phải
10, Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1
10.1, Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
10 1.1 Sơ lược tình hình giảng dạy Tiếng Anh
Ngày nay, khi thế giới đang ngày càng phát triển, công nghệ 4.0 ra đời, tạo điều kiện thúc đẩy xã hội đi lên, từ đó trình độ ngoại ngữ của mỗi
người cũng đòi hỏi phải ngày một nâng cao để tương xứng với yêu cầu của
xã hội, của từng doanh nghiệp hay là của từng cá nhân Việt Nam là một
quốc gia đang trên đà phát triển, hội nhập ra thế giới, vì vậy Tiếng Anh
được coi là một trong những công cụ giao tiếp chính Chính vì vậy, việc
giảng dạy Tiếng Anh hết sức được chú trọng Thông qua Luật Giáo dục
được Nhà nước phê duyệt, Bộ Giáo dục đã đưa chương trình giảng dạy
Tiếng Anh ngay từ cấp Tiểu học Việc học giảng dạy trong nhiều năm qua
đã đem lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên việc dạy và học ngoại ngữ vẫn tồn tại
5
Trang 6những khó khăn hạn chế Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc
nâng cao khả năng tiếp thu Tiếng Anh của học sinh như : bồi dưỡng nâng
cao trình độ giáo viên, thay đổi sách giáo khoa, phương pháp luyện nghe
qua những bài hát, Tuy nhiên,việc giảng dạy Tiếng Anh ở nông thôn
nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến những khó khăn
trong việc học Tiếng Anh kém hiệu quả của học sinh Chính vì điều đó, mà
những nghiên cứu về việc khó khăn trong học tập của học sinh được tiến
hành để chỉ rõ những khuyết điểm Từ đó giúp cho các em có thể có
những cách thức học tập Tiếng Anh một cách hiệu quả, bài bản hơn theo
từng kĩ năng
10.1.2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến vấn đề bàn luận
Để nghiên cứu một cách sâu sắc về việc học nghe nói Tiếng Anh của học sinh THPT ở nông thôn thì thực sự vẫn chưa có nhiều nghiên cứu bàn về
vấn đề này Nếu có những nhận định hay nghiên cứu, có lẽ còn khá ít chủ
đề liên quan bao hàm được cả hai kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh ở nông
thôn Khi nghiên cứu về những khó khăn tồn tại trong việc học và tiếp cận
Tiếng Anh của học sinh THPT, những nhà nghiên cứu, tác giả thường đi
theo ba hướng cơ bản: nghiên cứu về khó khăn trong quá trình đọc hiểu
Tiếng Anh; khó khăn về kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh và khó khăn về kỹ
năng viết Tiếng Anh của học sinh
Ngày nay, khi ngôn ngữ của con người càng phát triển theo hướng đi lên, trở thành công cụ để kiếm ra của cải vật chất thì yếu tố giao tiếp trong
khi làm việc hay học tập là điều được chú trọng và đặt lên hàng đầu Chính
vì vậy ngay từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế trường THPT, các em học
sinh đã phải rèn luyện và trau dồi kỹ năng nghe (Listening) và nói
(Speaking) - có thể nói chung lại theo nguyên tắc 2 trong 1 là kỹ năng giao
tiếp trong Tiếng Anh- để phục vụ cho những môn học, thậm chí là cho
quãng đường đại học sau này Tuy nhiên không một thành công nào là
không tồn tại những khó khăn, những vấn đề cản trở , chính vì thế tìm hiểu
và phân tích, chỉ ra những khó khăn trong việc giao tiếp Tiếng Anh là một
trong những đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
1O 1.2 1: Các nghiên cứu về khó khăn trong kỹ năng nghe của học sinh
THPT trong và ngoài nước
22
Trang 7Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ Nó thực sự đòi hỏi ở người học cần phải có một trình độ chuyên môn
nhất định, khả năng nhanh nhạy tiếp nhận thông tin và vốn từ vựng phong
phú Một vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng
a/ Nghiên cứu trong nước Một nghiên cứu được thực hiện tại một trường Trung học ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam (2020) nhằm tìm ra những vấn đề nghe hiểu tiếng
Anh theo nhận thức của học sinh và giáo viên của các em Đây là một
nghiên cứu với sự tham gia của 3ó8 học sinh lớp 11 trả lời bảng câu hỏi và
8 giáo viên EFL( English as a Foreign Language) Sau đó, sử dụng những
thống kê mô tả và phân tích nội dung tương ứng để đi sâu vào nghiên cứu
những dữ liệu định lượng, định tính được đưa ra Trong việc học và dạy
EFL, kỹ năng nghe được cho là thách thức lớn nhất trong bốn kỹ năng ngôn
ngữ vĩ mô Nhiều trở ngại, khó khăn, vấn đề khác nhau đã được xác định
Cả giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu đều chỉ ra các vấn đề về nghe
hiểu tiếng Anh liên quan đến nhận thức, phân tích cú pháp và sử dụng
Đặc biệt, các học sinh gặp phải các vấn đề, khó khăn về ngữ âm( tốc độ
nói) và từ vựng , các vấn đề ngữ nghĩa và cú pháp, và các vấn đề về diễn
đạt(từ hàm ý, nghĩa chưa rõ, ) (Tran,Thao Quoc; Duong, Tham My,
2020)
Năm 2013, tác giả Trịnh Thanh Huyền khóa QH.2009 với sự hướng dẫn của giảng viên Lục Đình Quang với luận án tiến sĩ “Phong cách học và sự
ảnh hưởng của phong cách học đến sự phát triển kỹ năng nghe của học
sinh lớp 11” Đây là nghiên cứu được thực hiện trên 195 học sinh khối 11
của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ULIS, VNU, Hà Nội Nghiên cứu chỉ ra
5 yếu tố khó khăn điển hình mà học sinh gặp phải trong quá trình nghe
hiểu là: yếu tố tâm lý, yếu tố từ vựng hạn chế, cách nói của người nói, bài
nghe dài và cấu trúc ngữ pháp khó trong bài nghe Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng đề cập đến phong cách học tập của học sinh là yếu tố quyết định
việc nghe hiểu Đó là điểm nổi bật, khác biệt hơn hẵn một số nghiên cứu
khác khi nói về những yếu tố khó khăn với việc nghe hiểu Từ đó tác giả
đưa ra, đề xuất những biện pháp, cách thức để giúp học sinh có thể khắc
phục khó khăn và có thể cải thiện tốt hơn việc nghe của mình
b/ Nghiên cứu nước ngoài:
Trang 8Theo Miller (2014), nghe được coi là kỹ năng ngôn ngữ khó nhất và cần
nhiều thời gian đầu tư hơn, đặc biệt là ở Việt Nam Đây được coi là nghiên
cứu chỉ ra đặc điểm của việc học kỹ năng nghe nói chung và ở Việt Nam
nói riêng Nghiên cứu này sẽ là nền tảng để mở ra hướng đi mới cho
những nghiên cứu khác liên quan đến kỹ năng nghe hiểu của học sỉnh
Nghiên cứu của UnderWood( 1989) được trích dẫn trong bài báo trên
^ tt tạp chí của Nobuko Osada với tựa đề “Nghiên cứu khả năng nghe hiểu:
Đánh giá ngắn gọn về 30 năm qua” (2004), tác giả nêu lên một số khó
khăn trong việc nghe hiểu “ tốc độ của người nói, vốn từ vựng hạn chế,
thiếu hiểu biết về ngữ cảnh, thiếu tập trung, thói quen học tập” Đây thực
sự là một nghiên cứu khá chỉ tiết, làm rõ và đưa ra những khó khăn của
người học ngôn ngữ trong việc nghe hiểu Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn
chưa đi hết được vào từng ngóc ngách trong khó khăn của việc học nghe
Tiếng Anh, đặc biệt là đối tượng học sinh Chính vì vậy, nghiên cứu về khó
khăn của học sinh THPT trong kỹ năng nghe hiểu là hướng đi mới nên
được đưa vào nghiên cứu nhiều hơn
10 1.2.2.Hướng nghiên cứu về khó khăn trong kỹ năng nói của học sinh
THPT
Kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là trong tiếng Anh dùng để bộc lộ những suy nghĩ, nhận thức của mình đã tích lũy
được để nói chuyện với người khác , làm cho họ hiểu Có khá nhiều nghiên
cứu phân tích và đi sâu vào nghiên cứu về kỹ năng nói như nghiên cứu về
giải pháp cải thiện, yếu tố tác động, hay các tình huống giao tiếp, Một
trong số đó liên quan đến việc phân tích khó khăn trong việc thực hành kỹ
năng nói tiếng Anh của học sinh một cách đầy đủ và chỉ tiết
a/ Nghiên cứu trong nước Theo một nghiên cứu về những khó khăn trong việc học nói và nhân tố ảnh hưởng được thực hiện trên 280 học sinh khối 11, trường THPT Tây
Ninh, Việt Nam vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ những số liệu thống
kê đã chỉ ra những khó khăn một cách cụ thể, chỉ tiết Theo đó, những khó
khăn, vấn đề ảnh hưởng đến việc học kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh
hay gặp phải phần lớn là các vấn đề về ngôn ngữ, độ chính xác, sự trôi
chảy Không chỉ vậy tác giả cũng làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến khó
khăn của học sinh khối 11 của trường Những yếu tố chủ quan từ phía học
22
Trang 9sinh và yếu tố khách quan tử môi trường học tập tác động vào cũng được
nêu rõ và phân tích qua từng số liệu nghiên cứu thực tiễn
Cũng có một số nghiên cứu khác như nghiên cứu trên đi vào phân tích yếu tố, khó khăn tác động đến kỹ năng nghe của học sinh, tuy nhiên đến
nay vẫn chưa có khảo sát nghiên cứu nào được thực hiện cùng 1 một mục
đích chung về cả hai kỹ năng nghe và nói cùng một lúc của học sinh THPT
tại nông thôn
b¿/ Nghiên cứu ở nước ngoài Một nghiên cứu của nhóm các tác giả tại đại học Islam Indragiri (2020)
đã nêu ra một số trở ngại trong việc luyện nói, học nói của học sinh như
khó phát âm, lúng túng khi sắp xếp từ, sợ mắc lỗi và nhiều yếu tố khác
gây ra tình trạng kỹ năng nói kém của học sinh Nghién cứu này cũng là một bước đệm đánh dấu những nhân tố chính cho những nghiên cứu
khác phát triển và đổi mới hướng đi trong tương lai
Trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả tại đại học Jambi (2015)
cũng chỉ ra một vài khó khăn mới về những tác động, nỗi lo lắng của học
sinh khi đối mặt với kỹ năng nói Cũng có những khó khăn về mặt kỹ năng của bản thân học sinh, tuy nhiên nghiên cứu này nêu ra được rằng ảnh hưởng của văn hóa địa phương nói cách khác là tiếng địa phương và gánh nặng tâm lý của học sinh được cho là những yếu tế then chốt
Có thể thấy những nghiên cứu của những tác giả trên tại các nước trên thế giới cũng có những điểm khá tương đồng với những nghiên cứu của
về việc học tiếng Anh tại Việt Nam Tuy nhiên, những nghiên cứu đi sâu vào toàn bộ khối học sinh của từng trường ở những vùng như nông thôn thì chưa thực sự nhiều
10.2, Khái niệm công cụ
10.2.1 Một số khái niệm cơ sở
10.2.1.1 Khái niệm khó khăn
Theo từ điển tiếng Việt, khó khăn có nghĩa là những điều khó, những điều
gây trở ngại lên mọi hoạt động
Trong từ điển Tiếng Anh, khó khăn được biết là “Difficulty” hoac “hard”
dùng để chỉ sự khó khăn, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực khắc phục
Trang 10Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu khó khăn là những trở ngại, những
điều cản trở chúng ta trong cuộc sống
Mọi vật, mọi sự kiện trong cuộc sống đều có ý nghĩa của nó Mọi thứ đều
có 2 mặt: thuận lợi và khó khăn Những khó khăn trong cuộc sống hay
trong học tập tồn tại song song, cản trở mọi cá nhân Những khó khăn này
làm ảnh hưởng đến công việc, khiến chúng ta mắc sai lầm, nhận định sai
về công việc từ đó đi sai hướng Và có thể làm mất những cơ hội tuyệt vời
của chúng ta
Những khó khăn được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là
những yếu tố tiêu cực yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Yếu tố chủ
quan là yếu tố được hình thành từ chính chủ thể bản thân con người như
từ ý thức, hành vi, lời nói, hoạt động, Yếu tố khách quan là những yếu tố
tác động từ môi trường bên ngoài gây nên như môi trường, xã hội, thời
tiết
10.2 1.2 Khó khăn liên quan đến kĩ năng nghe và nói
Việc học Tiếng Anh hay học bất cứ ngôn ngữ mới nào trên thế giới cũng
đều được phân chia ra thành những kỹ năng cơ bản để người học cũng
như người thực hành vận dụng cũng có thể tiếp thu, cải thiện từng phần
nhỏ một, chứ không phải là dồn nén lại thành một phần lớn gây trở ngại
cho việc học tập Vậy nên trong nghiên cứu lần này, việc đi sâu vào nghiên
cứu việc học Tiếng Anh của học sinh THPT ở nông thôn được chia thành 2
phần chính : kỹ năng nghe và kỹ năng nói
a/ Kho khăn liên quan đến kỹ năng nghe
Theo Bozorgnia (2012), nghe hiểu là kênh chính để học một ngôn
ngữ Đó là một kĩ năng gây khó khăn cho người học với quá trình
diễn ra ngầm của nó
Có thể thấy rằng kỹ năng nghe cực kì quan trọng và cần thiết, nó tạo cho chúng ta rất nhiều cơ hội và là cầu nối để đưa chúng ta hội nhập với thế giới Tuy nhiên, tiện ích là vậy nhưng kĩ năng nghe cũng gây không ít khó khăn cho người học
Trong việc nghiên cứu những khó khăn liên quan đến kỹ năng nghe Tiếng Anh của học sinh THPT, nghiên cứu muốn đi sâu để phân tích cũng như tìm ra những cản trở ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em học sinh Khó khăn trong việc học nghe của học sinh là
22
Trang 11những cản trở, vấn đề khúc mắc gặp phải làm ảnh hưởng đến kết quả học tập
b⁄ Khó khăn liên quan đến kỹ năng nói Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí “ Hành trình nghiên cứu quốc tế trong giáo dục Tiếng Anh” ( 2017), các tác giả cho rằng nói là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển và nâng cao như một phương tiện giao tiếp hiệu quả Cũng theo nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người học ngôn ngữ cảm thấy khó khăn khi diễn đạt lời nói của mình
Chính vì vậy, những khó khăn liên quan đến kỹ năng nói của học sinh, đặc biệt là học sinh bậc THPT cũng đáng được quan tâm Vì việc tìm ra những nguyên nhân, những khúc mắc để giúp các em vững bước hơn trong việc học Tiếng Anh là điều rất cần thiết
10.2.2 Nguyên nhân của những khó khăn trong việc học nghe và nói
tiếng Anh của học sinh
10.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Theo như nghiên cứu của nhóm, mặt chủ quan là do các bạn có tâm
lý sợ sệt, ngại giao tiếp trong các tiết nói trên lớp Các bạn tự tỉ do phát âm chưa chuẩn, tiếng địa phương ảnh hưởng nhiều đến ngữ điệu hay không biết cách lên trọng âm, nhấn nhá trong câu nói
Ngoài ra, tâm lý tập trung học lý thuyết để phục vụ thi THPTQG khiến học sinh không coi trọng việc học kỹ năng nghe nói
10.2.2.2 Nguyên nhân khách quan
Do chương trình học trên lớp tương đối nặng, khi các bạn phải học trải dài 12 môn học Ngoài ra, với mục đích đạt kết quả cao trong kỳ thi THPTQG nhà trường và giáo viên thường định hướng học sinh tập trung vào việc ôn tập lý thuyết trên lớp nên việc luyện nghe nói tiếng Anh trên lớp còn hạn chế Đối với học sinh vùng nông thôn, các bạn không có nhiều cơ hội được giao lưu với người bản địa như các thành phố lớn Các trung tâm chất lượng còn hạn chế
CHƯƠNG 2
10.3, Mô tả về nghiên cứu thực tiễn
10.3 1: Giới thiệu về phương pháp và công cụ nghiên cứu
11