1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi hết môn thực hành nghiệp vụ lữ hành đề tài khảo sát tuyến điểm du lịch hà nội hòa bình hà nội

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội – Hòa Bình – Hà Nội
Tác giả Trần Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn Lê Thị Thu Hiền
Trường học Trường Cao Đẳng Thương Mại Và Du Lịch Hà Nội
Chuyên ngành Thực Hành Nghiệp Vụ Lữ Hành
Thể loại Bài Thi Hết Môn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Du lịch góp phần nâng caodân trí, thúc đẩy sự tiến bộ Xã hội, mở rộng tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫnnhau về Truyền thống, Lịch sử giữa các Quốc gia trên Thế giới, tạo nên sựHoà bình trê

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

KHOA KHÁCH SẠN DU LỊCH

BÀI THI HẾT MÔN THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ LỮ HÀNH

Đề tài: Khảo sát tuyến điểm du lịch

Hà Nội – Hòa Bình – Hà Nội

Giảng viên: Lê Thị Thu Hiền Sinh viên: Trần Thị Kim Oanh

Hà Nội, Ngày 18 tháng 11 năm 2022

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

KHOA KHÁCH SẠN DU LỊCH

BÀI THI HẾT MÔN THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ LỮ HÀNH

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 2

1 Vị trí địa lý 2

2 Các điểm cực của tỉnh Hòa Bình: 2

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3

1 Địa hình: 3

2 Khí hậu: 3

3 Tài nguyên đất: 4

4 Tài nguyên nước: 4

5 Tài nguyên rừng: 5

6 Tài nguyên khoáng sản 6

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ HẠ TẦNG 8

1 Hệ thống giao thông: 8

CHƯƠNG 4: TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 10

1 Thung lũng Mai Châu 10

2 Đồi Thung 10

3 Thác Gò Lào 10

CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA 12

1 Ẩm thực: 12

2 Lễ hội: 12

3 Bản lác Mai Châu: 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Du lịch là một ngành Công nghiệp không khói, một lĩnh vực đã đem lại một nguồn thu không thấp cho nền Kinh tế Quốc dân Nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho đất nước mà nó còn tạo ra nhiều việc làm cho Xã hội là đòn bẩy thúc đẩy các ngành Kinh tế khác cùng phát triển Ta có thể coi ngành Du lịch như một chiếc cầu giao lưu Văn hoá giữa các vùng trong một Quốc gia và các Quốc gia khác trên toàn Thế giới Du lịch góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự tiến bộ Xã hội, mở rộng tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau về Truyền thống, Lịch sử giữa các Quốc gia trên Thế giới, tạo nên sự Hoà bình trên toàn nhân loại

Cùng với sự phát triển đó Du lịch Việt Nam đang hoà mình vào Du lịch Thế giới bởi sự giúp đỡ về cơ sơ vật chất của nhiều Quốc gia có nền Du lịch phát triển, bởi sự đầu tư đúng đắn của Nhà nước cũng như của nhiều Địa phương Hơn nữa ở nước ta tiềm năng Du lịch là rất lớn, vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại nối kết nước ta với các khu vực trên Thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng đó là hàng loạt các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Khu du lịch Tràng An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử khác nhau đã tạo cho Việt Nam những điểm khác biệt thu hút khách Du lịch mọi nơi trên khắp Thế giới

Một trong những điểm đến nổi bật không thể không nhắc đến đó chính

là Hòa Bình Hòa Bình còn được biết đến là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc; hệ thống lễ hội dân gian, phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc Chính nét đa dạng văn hóa đã tạo nên sức hấp dẫn lớn cho phát triển du lịch nhân văn của tỉnh Hòa Bình Hòa Bình là mảnh đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lịch sử văn hoá, đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển Du lịch

Trang 5

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1 Vị trí địa lý

2 Các điểm cực của tỉnh Hòa Bình:

Trang 6

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1 Địa hình:

Tây Bắc – Đông Nam, chia thành hai vùng rõ rệt

nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh núi Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1,373m Độ dốc trung bình từ 30-350m, có nơi dốc trên 400m, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn

Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-250m, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100-200m, đi lại thuận lợi

2 Khí hậu:

nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12 Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm:

ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24°C, cao nhất 38-39°C vào tháng

6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm)

lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-16°C, thấp nhất 5°C vào tháng 1 và tháng 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2°C, lượng mưa từ 100-200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm)

Trang 7

+ Khí hậu Hòa Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp

3 Tài nguyên đất:

250.000 ha, chiếm 54,4% diện tích, đất nông nghiệp trên 57.000 ha, chiếm 14% diện tích Đất chưa sử dụng trên 93.000 ha Với những tiềm năng đó, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản Hoà Bình có các loại khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn và vừa, có thể khai thác để phát triển công nghiệp và vật liệu xây dựng như đá granit,

đá vôi, than đá, sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng

Tài nguyên đất của tỉnh gồm 3 nhóm chính:

4 Tài nguyên nước:

Hoà Bình có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Hoà Bình có lượng mưa bình quân lớn (1.500 -2.500) và tập trung vào mùa mưa (85 - 90%), thừa nước vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) Hoà Bình có diện tích mặt nước tương đối lớn; mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đều, đặc biệt có sông Đà lớn nhất bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc,

ra còn phải kể đến một số sông khác như:

Trang 8

+ Sông Bôi: bắt nguồn từ Kỳ Sơn, chảy qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy

ra Nho Quan - Ninh Bình; có chiều dài 125km với diện tích lưu vực là

+ Sông Bưởi: dài 55km

+ Sông Lãng: dài 30km

+ Sông Bùi: dài 32km

Hoà Bình nằm trong khu vực của ba hệ thống sông chính: Sông Đà, sông Mã và sông Đáy với khoảng 400 con sông, suối lớn nhỏ chảy trên địa bàn toàn tỉnh Trong đó có khoảng 5 sông có lưu lượng dòng chảy

trọng chủ yếu

5 Tài nguyên rừng:

+ Năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là 251.315 ha, chiếm 54,7% diện tích tự nhiên; trong đó đất rừng tự nhiên 151.949 ha, đất rừng trồng 98.250 ha Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng; cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi Ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các

dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn

gia, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh Hoá), Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Vườn quốc gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), Vườn Quốc gia Ba Vì (chung với Hà Nội) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hoà Bình Đây là các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch

Trang 9

6 Tài nguyên khoáng sản

Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi…Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2

rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản… Ngoài ra, than đá có

6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số

mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng Sét phân bố ở vùng thấp,

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hoà Bình có thể chia thành các nhóm như sau:

quan trọng nhất trong nhóm nhiên liệu của tỉnh, là loại khoáng sản được phát hiện và khai thác sớm nhất ở tỉnh và được nghiên cứu chi tiết nhất Trong phạm vi tỉnh Hoà Bình đã phát hiện được 4 mỏ than quy

mô nhỏ là Đồi Hoa, Làng Vọ, Suối Hoa, Bảo Hiệu và 3 điểm than Nhân Đạo, Mường La, Đoàn Kết Tài nguyên khoáng sản than đá toàn tỉnh dự báo ước tính khoảng 15 triệu tấn Than đá nằm trong trầm tích Triat hệ tầng Suối Bàng

Tranh

Hoà Bình có gần như đầy đủ các loại khoáng sản kim loại từ kim loại thường, kim loại quý hiếm, kim loại phóng xạ Ngoài ra, còn có quặng thiếc và các loại khoáng sản khác như vàng, đồng, chì, kẽm - đa kim, vonfram, antimen…Phần lớn các mỏ kim loại được phân bổ và tập trung theo cấu trúc địa tầng chủ yếu ở các huyện

Trang 10

+ Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nguyên liệu hoá và tự dung, Hoà Bình

đã phát hiện 3 mỏ pirit là các mỏ Làng Củ, Vọ Cỏ, Mường Chù và 22 điểm quặng pirit phân bố rộng rãi trong phạm vi của tỉnh Barit phân bố trong đá phun trào hệ tầng Cẩm Thuỷ Fluorit phân bố trong đá vôi của

hệ tầng Đồng Giao Đá vôi: trong tỉnh Hoà Bình đá vôi rất phong phú

có mặt trong nhiều phân vị địa tầng khác nhau

Trang 11

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ HẠ TẦNG

1 Hệ thống giao thông:

Đường bô:

+ Quốc lộ 6 đi qua các huyện Lương Sơn thành phố Hòa Bình, ,

tỉnh tây bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40 km;

+ Quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng

+ Quốc lộ 12B nối thẳng quốc lộ 6 (ở Mãn Đức - Tân Lạc) đi qua các

ngắn nhất từ tây bắc xuyên ra Biển Đông;

+ Quốc lộ 21A có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32, trước cửa

+ Quốc lộ 21C có điểm đầu là ngã ba giao cắt với Đường vành đai 3 (Hà

+ Quốc lộ 37C nối từ Hưng Thi (Lạc Thủy) qua Nho Quan Gia ,

Viễn (Ninh Bình) tới Ý Yên Nam Định ( )

+ Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, giao với quốc lộ

xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thủy

xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội

Trang 12

Đường thủy:

Hệ thống sông ngòi thủy văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân

chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km² chảy qua các huyện Mai Châu, Đà

sông Đà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu

bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thủy thuận lợi, có hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài

55 km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài

32 km; sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thủy, dài

30 km

Trang 13

CHƯƠNG 4: TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

1 Thung lũng Mai Châu

Thung lũng Mai Châu được ví như một bức tranh đẹp với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc Thung lũng là địa bàn cư trú lâu đời của người Thái với các bản nằm giữa những cánh đồng lúa xanh mướt Đó là các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọng Thung lũng Mai Châu còn có các thắng cảnh đẹp như hang Mỏ Luông, hang Chiều, hang Piềng Kẻm và nhiều

di chỉ khảo cổ học như hang Láng, hang Khấu Phục Đến thung lũng Mai Châu, du khách có dịp tham gia các tour trải nghiệm văn hóa cùng đồng bào Thái, các tuyến du lịch xanh hay trải nghiệm các dịch vụ nghỉ dưỡng từ bình dân đến cao cấp

2 Đồi Thung

Đồi Thung thuộc xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn), nằm ở độ cao 1.073m

so với mực nước biển, cách trung tâm huyện lỵ 20km Phong cảnh đồi Thung với núi non trập trùng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường Nơi đây mang đặc trưng khí hậu của vùng cao nguyên, thiên nhiên yên bình cùng môi trường sinh thái trong lành nên cảnh vật bốn mùa xanh tươi, mang nhiều tiềm năng để trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng

3 Thác Gò Lào

Thác Gò Lào (hay thác Gò Mu) là thác nước đẹp nằm ở xã Sơn Thủy (huyện Mai Châu), cách trung tâm thị trấn Mai Châu khoảng 15km và gần với hồ Hòa Bình Thác có độ cao khoảng 30m, đổ từ đỉnh núi xuống, nhìn từ xa như một dải lụa trắng uốn lượn giữa núi non trùng điệp Vào mùa mưa, nước lớn, thác tung bọt trắng xóa khắp các khe núi Vào mùa khô, dòng nước nhỏ hơn nhưng vẫn không làm mất đi vẻ hùng vĩ của thiên nhiên Dưới chân thác là một hồ nước trong vắt như

Trang 14

một bể bơi thiên nhiên mang lại cho du khách sự sảng khoái vào mùa

hè nóng nực Đây là một trong những điểm du lịch thiên nhiên sinh thái thu hút khách du lịch khi đến Hòa Bình

Trang 15

CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA

1 Ẩm thực:

Hòa Bình là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, vùng Bắc Trung Bộ Là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nên đặc sản, ẩm thực của tỉnh rất phong phú: cơm lam Hòa Bình, cam Cao Phong, lợn mán thui luộc, chè san tuyết Pà Cò, rượu Đù Địn, bánh uôi, mận Hang Kia, gà đồi Hương Nhượng, khoai sọ Phúc Sạn, rau rừng đồ, quýt đường Ôn Châu, rượu cần Mường, tiết canh Hòa Bình, ong rừng xáo măng Mai Châu, su su Lũng Vân, rau sắn nấu chua, rượu cần, hạt dổi Lạc Sơn, cá nướng sông Đà, sâu Lạc Sơn, canh loóng chuối, mía tím Hòa Bình, quất hồng bì Kỳ Sơn, dê núi, bánh dày Hang Kia, chả rau đáu, hạt dổi Chí Đạo, khoai lang Ba Khan, măng đắng Hòa Bình, mật ong Tự Do, lợn rừng xiên nướng bản Lác, canh rau đắng Lạc Sơn, bí đao Kim Bôi, chả cuốn lá bưởi, rượu Mai Hạ, nậm pịa Mai Châu, nhãn Sơn Thủy, quả lặc lè, vịt bầu Bến, cá ngần sông Đà, mật ong Lạc Sỹ, quýt Nam Sơn, thịt trâu lá lồm, dưa bở Mỵ Hòa, thịt lợn muối chua, rau sắng, gà chạy bộ Thung Nai, ốc núi Hòa Bình, củ dong Cao Sơn, xôi nếp nương Mai Châu, gà ri Lạc Thủy, tỏi tía Thành Sơn,

gà nấu măng chua hạt dổi, bưởi đỏ Tân Lạc

2 Lễ hội:

+ Hội xên bản, xên mường: Hàng năm vào mùa xuân khi hoa ban nở trắng khắp núi đồi và nghe thấy tiếng sấm nơi đầu nguồn sông Đà thì cũng là lúc người dân huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Hội xên bản mường là hội cầu mùa, cầu phúc họ gửi gắm vào đó những ước vọng về cuộc sống yên bình ấm no trong bản Lễ hội cũng là dịp trai gái vui chơi tìm hiểu nhau trong tiếng đàn, tiếng hát

+ Hội cầu mưa (dân tộc Thái): hàng năm vào khoảng tháng Ba, tháng Tư

âm lịch thời tiết hanh khô chuẩn bị bước sang mùa hè thì người Thái tổ chức lễ hội cầu mưa

Trang 16

+ Lễ cầu mát: Đây là tục lệ của cư dân Mường vùng Hòa Bình Vào buổi

lễ thầy mo cầu khấn bốn vị: Trời, Đất, Nước, Lửa phù hộ cho dân bản luôn được mát mẻ Lễ cũng được tổ chức sau khi một gia đình nào có hỏa hoạn

+ Lễ cầu phúc bản mường: Lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng người Thái ở Mai Châu, mục đích cầu thần phù hộ dân bản và cúng rửa lá lúa, xua đuổi thần Trùng Vào ngày lễ hội, các miếu thờ thổ công, thổ địa ở các bản được sửa sang sạch sẽ, bờ ruộng nương cũng được tu sửa, be cao để đón nước

+ Lễ cơm mới: có trong cộng đồng người Mường Bi ở Hòa Bình Dịp lễ hội các gia đình soạn cỗ mừng vụ thu hoạch, cúng vía lúa, cúng ông bà cha mẹ tỏ lòng thành kính

+ Lễ khẩn chiêm: đây là lễ cúng cầu lúa mùa của người Dao ở Hòa Bình được tổ chức vào đầu tiết lập hạ Đây là lễ cầu đất trời, tổ tiên phù hộ cho một năm làm ăn tốt lành

+ Hội xéc bùa: hay còn gọi là hội cồng chiêng của dân tộc Mường vùng Hòa Bình Xéc bùa là xách cồng chiêng đi hát của các phường bùa Phường bùa gồm những người biết hát và đánh cồng chiêng, đọc theo lối ứng khẩu

3 Bản lác Mai Châu:

Cách Hà Nội khoảng 140km, bản Lác (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) là bản làng cổ có tuổi đời hơn 700 năm hiện vẫn giữ được nét nguyên sơ cùng nếp sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc Thái Nơi đây là điểm đến lý tưởng đối với những du khách yêu thích sự bình yên, tĩnh lặng để cùng hòa mình vào không gian khoáng đạt, xanh mướt của núi rừng và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao

Ngày đăng: 08/08/2024, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w