1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo học phần thực hành nghiệp vụ hướng dẫn và tuyến điểm du lịch

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANGKHOA DU LỊCH

LỚP : 63.QTDL-2

Nha Trang, tháng 5 năm 2023

Trang 2

Mục lục

1 GIỚI THIỆU TOUR DU LỊCH 3

2 THÔNG TIN CÁC DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG 6

2.1 Dịch vụ lưu trú: 6

2.2 Dịch vụ ăn uống: 7

3 THÔNG TIN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN 10

4 ĐÁNH GIÁ CHUYẾN TOUR 29

4.1 Ưu điểm 29

4.2 Nhược điểm 29

5 CẢM NHẬN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN 30

5.1 Trước chuyến đi 30

5.2 Trong chuyến đi 30

5.3 Sau chuyến đi 30

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S từ Bắc vào Nam là một câu chuyện lịch sử dài về mộtđất nước, con người đậm đà bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoàhợp, đoàn kết, thân ái và có nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng Những giá trị quýbáu đó đã khiến cho du lịch Việt Nam hấp dẫn và thu hút vơi du khách trong và ngoàinước Chính vì vậy Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện điều kiện cho sinh viên Khoa Dulịch có cơ hội đi học tập và trải nghiệm chuyến tour “ Hành trình di sản” 8 ngày 7 đêmdọc dải đất miền trung tới điểm đến Hà Nội.

Chương trình có các điểm tham quan nổi tiếng như Tràng An, Động Phong Nha… Chiêmngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, những ngọn núi hay những hang động bí ẩn Bêncạnh đó còn có các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Chùa Thiên Mụ, chùa TrấnQuốc…

Trong suốt chuyến tour tham quan thực tế ngoài việc học hỏi được nhiều kiến thức vềnghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của một môn học trong nhà trường thì tôi còn học hỏi đượcnhiều thứ Đó là kiến thức về các điểm đến, kinh nghiêm làm một người hướng dẫn vànhiều thứ nữa Chương trình có sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch khác nhau như dulịch tâm linh, du lịch tham quan, du lịch sinh thái… Từ đó tôi hiểu hơn về đất nướcmình , con người Việt Nam quê mình Mỗi vùng miền, mỗi điểm đến đều có những nétđặc trưng riêng về phong cảnh đất nước, phong tục tập quán, văn hoá ẩm thực, con người.Tuy nhiên ở đâu cũng đẹp những sự khác biệt đó nó đều tao nên một nét đặc trưng riênglàm cho đất nước hình chữ S này đẹp một vẻ đẹp hoàn chỉnh hấp dẫn, ngất ngây lòngngười Các điểm đến được thiết kế hài hòa đảm bảo các yếu tố tham quan, học hỏi và trảinghiệm

Kết thúc chuyến đi sinh viên đã thu được rất nhiều từ những kiến thức thực tế, văn hoá,lịch sử, địa lý của điểm tham quan đến các kĩ năng quan trọng của những người làm dulịch, những trải nghiệm về dịch vụ du lịch để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn để phát triểntuyến điểm du lịch và định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho bản thân Em xin gửi lời cảmơn tới các thầy cô giáo của Trường Đại học Nha Trang Khoa Du lịch đã mang đến mộtmôn học vô cùng bổ ích và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên khoa Du Lịch có mộtchuyến đi thực tế an toàn, hiệu quả Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tớiThầy Nguyễn Thanh Quảng - một giảng viên tâm huyết với sinh viên, cảm ơn cô vì sựgiúp đỡ tận tình, luôn truyền đạt những kiến thức cần thiết cho chúng em trong suốt thờigian học tập vừa qua Nhờ lớp học của cô, chúng em đã có thể tự trang bị cho mình nhiềukiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiếnthức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này

Trang 4

1 GIỚI THIỆU TOUR DU LỊCH

NGÀY 01: NHA TRANG - PHỐ CỔ HỘI AN (400 KM)

- Sáng: Cholontourist đón sinh viên tại Đại Học Nha Trang lúc 05g00 và khởi hành đi HộiAn.

+ Đến Tuy Hòa, dừng chân tham quan Nhà thờ Mằng Lăng và Gành Đá Đĩa, một kỳ quanthiên nhiên được ban tặng cho vùng đất Phú Yên.

Trưa: Dùng cơm trưa tại Quy Nhơn, sau đó theo đường cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, xe đưa đoàn đến Hội An nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi

Tối: Ăn tối tự do, khám phá “Phố Cổ Hội An” với đường phố không đèn điện, không cótiếng ồn của xe máy chỉ có vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi nhà nhìn ra sông, hay sựtĩnh mịch lặng im của Chùa Cầu và đôi nét cổ kính của Hội quán Phúc Kiến, Nhà cổPhùng Hưng, tản bộ dọc theo Sông Hoài, ngắm cảnh Phố Hội với đèn lồng treo dọc trênhàng hiên ở những con phố nhỏ …Các bạn không khỏi bồi hồi về một đô thị cổ hãy còndấu ấn của thời gian Nghỉ đêm tại Hội An.

NGÀY 02: HỘI AN - VINH (450 KM)

- Sáng: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và khởi hành đi Vinh.

+ Đến Đồng Hới, dùng cơm trưa Sau đó, đến Ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh – Đất thiêng của10 đóa hoa rực rỡ anh hùng, đoàn dâng hương tưởng nhớ và viếng tượng đài của 10 cô gáithanh niên xung phong.

- Chiều: Đến Vinh, nhận phòng khách sạn Dùng cơm tối, tự do khám phá thành phố Vinhvề đêm.

NGÀY 03: VINH - HÀ NỘI (300 KM)

- Sáng: Ăn sáng, trả phòng và khởi hành đi Nam Đàn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng củadòng sông Lam huyền thoại, những cánh cò trắng ở Tràm Bân Hưng Hòa, những làng quêyên bình của vùng đất xứ Nghệ.

+ Đến Làng Sen và Làng Hoàng Trù (Quê nội, quê ngoại của Bác) đoàn như sống lạitrong không gian yên bình với một hình ảnh rất đỗi làng quê Việt Nam với mái nhà trangvách đất, những hàng cau cao vút, những luống rau thẳng tấp…tất cả như gợi nhớ về tuổithơ của Bác.

- Trưa: Dùng cơm trưa tại Thanh Hóa và tiếp tục chuyến đi.

Trang 5

- Chiều: Đến Hà Nội, nhận phòng khách sạn Tự túc ăn tối thăm Khu phố cổ Hà Nội (36phố phường xưa và nay) với những con phố kinh doanh theo đúng tên gọi của mình, vớinhững ngôi nhà cổ vẫn đậm nét truyền thống qua năm tháng Qua chợ Đồng Xuân, lớnnhất Hà Nội, thăm khu nhà cổ lâu đời của thủ đô Hà Nội.

NGÀY 04: HÀ NỘI - NINH BÌNH (100 KM)

- Sáng: Ăn sáng, xe đưa các bạn đến Quảng Trường Ba Đình, làm Lễ Chào Cờ, thămLăng Bác, ngắm nhìn Bác Hồ - người anh hùng vĩ đại của dân tộc, Danh nhân văn hóa thếgiới đang nằm giấc ngủ bình yên Sau đó, lần lượt tham quan Nhà sàn Bác Hồ, Vườn cây,Ao cá, Bảo tang Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột …

+ Tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam với hệthống bia Tiến sĩ được Unesco công nhận là di sản tư liệu thế giới

- Trưa: Ăn trưa với đặc sản bánh tôm Hồ Tây, tham quan Chùa Trấn Quốc - Hồ Tây, đẹplãng mạn giữa lòng thủ đô Hà Nội, chiêm ngưỡng một góc lãng mạn trong tổng thể mộtbức tranh Hà Nội cổ kính.

+ Khởi hành đi Ninh Bình, tham quan Cố đô Hoa Lư – thăm đền vua Đinh, vua Lê, Cácbạn sẽ được sống trong không gian yên bình với nhiều đền chùa cổ kính linh thiêng, đượcnghe giới thiệu về lịch sử và hình thành và phát triển của kinh đô gắn liền với các triềuvua Đinh, Tiền Lê.

- Chiều: Dùng cơm chiều với đặc sản Dê tái chanh, cơm cháy Ninh …Nhận phòng kháchsạn và tự do khám phá ẩm thực Ninh Bình.

NGÀY 05: NINH BÌNH – ĐỒNG HỚI (400KM)

- Sáng: Trả phòng, ăn sáng và khởi hành đến Khu du lịch sinh thái Tràng An, được ví nhưHạ Long trên cạn Các bạn ngồi trên thuyền thưởng ngọn một vùng non nước mây trời,đồng quê hòa quyện Con thuyền êm đềm đưa đoàn như lạc vào chốn bồng lai, ngang quanhững di tích cổ kính, trầm mặc như: Đền Trình, Đền Tứ Trụ, Phủ Khổng hoặc xuyên quanhững hang động kỳ bí: Hang Tối, Hang Sáng, Hang Ba Giọt

+ Khởi hành đi Đồng Hới, đoàn ăn trưa trên đường đi.

- Chiều: Đến Đồng Hới, nhận phòng khách sạn Ăn tối và tự do dạo biển Nhật Lệ, khámphá ẩm thực về đêm.

NGÀY 06: ĐỒNG HỚI - PHONG NHA - HUẾ (200 KM)

Trang 6

- Sáng: Ăn sáng, trả phòng và khởi hành đi tham quan Động Phong Nha - Đệ nhất kỳquan động, được bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với các tiêuchí: Sông ngầm dài nhất, Hồ nước ngầm đẹp nhất, Cửa hang cao và rộng nhất, Hang độngnước dài nhất, Hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, Hang khô rộng và đẹp nhất, Bãicát và đá ngầm đẹp nhất

- Trưa: Dùng cơm trưa, khởi hành về Huế Dừng chân viếng Thành cổ Quảng Trị - bảntráng ca hào hùng 81 ngày đêm.

- Chiều: Đến Huế, nhân phòng Ăn tối, tự do dạo phố và thưởng thức các món ăn xứ Huế:chè hẻm, bún bò O – Rớt, cơm hến…

NGÀY 07: HUẾ - ĐÀ NẴNG (100 KM)

- Sáng: Dùng bữa sáng, đoàn khởi hành đến Kinh Thành Huế - Hoàng cung xưa của 13 vịvua triều Nguyễn, tham quan: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, HiểnLâm Các, Cửu Đỉnh….

+ Tiếp tục viếng Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa được xem là cổ nhất ở Huế và là nơi lưu giữnhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật.

- Trưa: Dùng cơm trưa và khởi hành đi Đà Nẵng tham quan Bán đảo Sơn Trà, viếngChùa Linh Ứng và chiêm bái tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao nhất Việt Nam.

- Tối: Tham dự Đêm Gala Dinner “NTU - HÀNH TRÌNH PHƯƠNG BẮC” hoành trángvà ấn tượng cùng dàn âm thanh ánh sáng sống động do Cholontourist tổ chức Nhữngphần quà hấp dẫn sẽ dành cho những ai may mắn và vui vẻ nhất Tham gia những gameshow vui chơi, giải trí, những vũ điệu hoang dã, ấm áp thắp sáng một niềm tin.

+ Kết thúc Gala, Tự do dạo phố, bách bộ trên đường Bạch Đằng, ngắm cảnh Đà Thành vềđêm, chụp ảnh Cầu quay Sông Hàn, Cầu Tình Yêu, Cầu Rồng phun lửa và nước vào dịpcuối tuần, khám phá Vòng Quay Mặt Trời – Sun Wheel Đà Nẵng lớn nhất Việt Nam.NGÀY 08: ĐÀ NẴNG - NHA TRANG

- Sáng: Trả phòng, ăn sáng và khởi hành về Nha Trang.

+ Đến Quy Nhơn, tham quan Khu du lịch Gềnh Ráng, lên dốc Mộng Cầm viếng mộ HànMặc Tử, chiêm ngưỡng bãi tắm hoàng hậu Tiếp tục tham quan Kỳ Co, nơi được mệnhdanh là thiên đường Maldives của Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình và làn nướctrong xanh, bãi cát trắng xóa Dùng cơm trưa và tiếp tục chuyến đi.

- Chiều: Về đến Nha Trang, kết thúc chuyến đi

Trang 7

2 THÔNG TIN CÁC DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

2.1 Dịch vụ lưu trú:

- Ngày 1 (19/3/2023): Nha Trang - Hội An

+ KHÁCH SẠN SUNSHINE HỘI AN (02 Phan Đình Phùng, Hội An)Liên hệ: 0235.393.789

+ KHÁCH SẠN GREEN APPLE (36 Phan Đình Phùng, Hội An) Liên hệ: 0235.3933.555

- Ngày 2 (20/3/2023): Hội An - Vinh

+ KHÁCH SẠN LAM GIANG (43 Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An)Liên hệ: 0238.868.3838

- Ngày 3 (21/3/2023): Vinh – Hà Nội

+ KHÁCH SẠN A25 HÀ NỘI (19 P Chả Cá, Hàng Đào, Hà Nội)Liên hệ: 024 3266 6633

+ KHÁCH SẠN A25 HÀ NỘI (61 Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, HàNội)

Liên hệ: 024 3828 3539

- Ngày 4 (22/3/2023): Hà Nội – Ninh Bình

+ KHÁCH SẠN BÌNH AN NHIÊN HOTEL (90 Lê Hồng Phong, Đông Thành, NinhBình)

Liên hệ: 0229.368.6688

- Ngày 5 (23/3/2023): Ninh Bình – Đồng Hới

+ KHÁCH SẠN CKC THIÊN ĐƯỜNG (76 Đông Hải, Đồng Mỹ, Đồng Hới, QuảngBình)

Liên hệ: 0232.385.5789

- Ngày 6 (24/3/2023): Đống Hới – Phong Nha – Huế

+ KHÁCH SẠN: AD41 HUẾ (38 Trần Cao Vân – TP Huế)

Trang 8

- Ngày 1 (19/3/2023): Nha Trang - Hội An

+ Ăn sáng: NHÀ HÀNG GIÓ PHÚ HỮU (thôn Phú Hữu, tx.Ninh Hòa, Khánh Hòa) Liên hệ: 0258.362.4025

Thực đơn: Bún chả cá, bánh canh chả cá, nui chả cá và trà đá

+ Ăn trưa: NHÀ HÀNG CƠM NIÊU TÂM NHƯ (thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc,Hoài Nhơn).

Số điện thoại: 0935.335.566

Thực đơn: Thịt luộc, rau xào canh chua, cá bống kho tộ, cá chiên mắm xoài và trái cây,cơm niêu.

+ Ăn tối: (Tự túc)

- Ngày 2 (20/3/2023): Hội An – Vinh

+ Ăn sáng: Buffet tại khách sạn Lam Giang

+ Ăn trưa: NHÀ HÀNG CƠM NIÊU THUẬN LONG (20A, Hoàng Hoa Thám, ĐồngMỹ, Đồng Hới, Quảng Bình)

Liên hệ: 0232.3837.666

Thực đơn: Kim chi, cà pháo, thịt chưng, rau muống luộc chấm trứng, thịt rang cháy cạnh,đậu phụ sốt cà, cá lóc kho xổi Lệ Thủy, canh chua cá, cơm niêu và trái cây, nước suối,khăn lạnh.

+ Ăn tối: NHÀ HÀNG TECCO VINH (72 Lê Lợi, Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An) Liên hệ: 0238 8766.868

Thực đơn: Bê xào lăn, thịt ba chỉ quay, trứng rán, cá hồng chiên sốt tỏi, rau cải xào tỏi,canh cua đồng rau vặt, cơm trắng- cà pháo

Trang 9

- Ngày 3 (21/3/2023): Vinh - Hà Nội + Ăn sáng: Buffet tại khách sạn

+ Ăn trưa: NHÀ HÀNG HOA HỒNG THANH HÓA ( P.Điện Biên, TP.Thanh Hóa) Liên hệ: 0237.3852.088

Thực đơn: Rau muống xào tỏi, bò xào giá đỗ, sườn xào chua ngọt, gà rang lá chanh, tômrang, cơm canh ngao + cà

Trang 10

+ Ăn tối: NHÀ HÀNG KHÔNG GIAN XƯA (98 Minh Mạng, thành phố Huế )Liên hệ: 0234.383.678

Thực đơn: Hến xào xúc bánh tráng, thịt heo kho ruốc sả, tôm thịt rim, cá lóc hoặc bônglau kho tộ, rau muống xào tỏi, canh khổ qua nấu tôm, cơm niêu và trái cây

- Ngày 7 (25/3/2023): Huế - Đà Nẵng+ Ăn sáng: Buffet tại khách sạn

+ Ăn trưa: NHÀ HÀNG GOLDEN STAR (04-06 Phan Liêm, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, ĐàNẵng)

Trang 11

+ Ăn sáng: Buffet tại khách sạn

+ Ăn trưa: NHÀ HÀNG THANH BÌNH QUY NHƠN (06, Lý Thường Kiệt, Lê HồngPhong, TP Quy Nhơn, Bình Định)

Liên hệ: 0256.3822.041

Thực đơn: xu hào xào thịt, thịt luộc (hoặc thịt quay), cá chiên sốt cà, vịt (gà) ram gừng,trứng chiên thịt, canh rau tập tàng nấu tôm+cà pháo – cơm và trái cây

3 THÔNG TIN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN

NGÀY 01: NHA TRANG - PHỐ CỔ HỘI AN

Ghành Đá Đĩa

Giá tham quan:

- Người lớn: 20.000VNĐ/ người- Trẻ em: 10.000VNĐ/người

- Người già từ 80 tuổi trở lên và người dân địa phương: Miễn phí

Thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng35km về phía bắc Với vẻ đẹp tự nhiên, cấu trúc độc đáo, đây được xem là một tuyệt táckỳ vĩ của đá mà tạo hóa ban tặng cho mảnh đất này và trở thành viên ngọc quý của ngànhdu lịch Phú Yên

Những khối đá bazan hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm xếp chồng lên nhau tạohình độc đáo nhờ quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa (huyệnSơn Hòa) Khi dòng nham thạch phun trào từ miệng núi lửa gặp nước lạnh bị đông cứnglại và nứt vỡ, đã hình thành các phiến đá kỳ thú, đẹp lạ lùng, bí ẩn Càng tiến lại gần, dukhách càng ngỡ ngàng khi ngắm nhìn hàng chục nghìn khối đá có hình lục giác, hìnhvuông hoặc hình tròn, lớp này xếp nối lớp kia, liền kề nhau, mỗi dải đá rộng chừng 50mvà dài hơn 200m, nhìn từ trên cao xuống trông rất giống một tổ ong khổng lồ nổi bật giữabờ biển xanh Có những chỗ đá xếp cao và thẳng, có chỗ lại xếp trải dài hoặc nghiêng, rấtngay ngắn Theo dòng thời gian, cùng những đợt sóng dồn từ biển, các cột đá ở đâykhông hề tách rời hay đứt gãy mà cứ bám vào nhau, vờn nhau với biển cả.

Không chỉ cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những khối đá có hình thù độc đáo,ghềnh Đá Đĩa còn khiến du khách ấn tượng bởi những gam màu thay đổi liên tục trongngày theo ánh sáng mặt trời Khi bình minh lên, những khối đá đen tuyền được phủ ánhvàng rực rỡ của tia nắng đầu ngày Còn khi hoàng hôn buông xuống, ráng đỏ của ánh

Trang 12

chiều lại nhuộm hồng các khối đá Bởi thế, mỗi khoảnh khắc ở ghềnh Đá Đĩa sẽ mang lạicho du khách những cung bậc cảm xúc khác nhau Và sẽ thật tuyệt nếu du khách được đặtchân lên từng phiến đá và trải nghiệm cảm giác mát lạnh dưới bàn chân khi từng làn sóngbiển xô vào mỏm đá, tung bọt trắng xóa.

Ghềnh Đá Đĩa được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1998 và đượcUBND tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch Sau khi trở thành bối cảnh chính trong bộphim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, nơi đây ngày càng được nhiều du khách biết đến.

Nhà thờ Mằng Lăng

Nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về phía Bắc và là một trong nhữngnhà thờ lâu đời nhất ở Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung Điểm nổi bật nhất nhàthờ chính là lối kiến trúc Gothic đặc sắc đã có từ cách đây khoảng 1200 năm trước CôngNguyên Nhìn vào Mằng Lăng, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc bởi bề ngoài của nó đậmchất những nhà thờ ở châu Âu mà bạn đã thấy rất nhiều trên TV hay các tranh truyện tạpchí Lối kiến trúc này nổi tiếng trên Thế giới đến mức, có rất nhiều công trình được xâydựng theo lối Gothic này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Cụ thể, lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc hai bên nhà thờ có hai lầu chuông và mộtthập tự giá nằm ở ngay chính giữa Màu xanh xám là màu tổng thể cho nhà thờ, thật sựkhông rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp vớiruộng vườn xung quanh nhà thờ Ngoài ra, trước nhà thờ này còn có một khu hầm be bénhưng lại được xây dựng khá là kì công bởi bên trong hầm còn có rất nhiều chỗ được điêukhắc chạm trổ với nội dung là kể lại câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.

Đến khám phá nhà thờ, nhiều du khách sau khi chiêm ngưỡng những nét kiến trúc Gothiccổ điển đều tò mò tên gọi của nhà thờ Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sựlại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thìcách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối,trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt têncho loài hoa đó là mằng lăng Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này,người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng Đến nay, những cây mằng lăng đãbiến mất nhưng dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trongnhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ.Tồn tại hơn 100 năm nay, nhà thờ Mằng Lằng như một chứng nhân lịch sử nằm trên mảnhđất duyên hải miền Trung bình yên và xinh đẹp Đến Phú Yên, đừng mải miết tìm nhữngtriền đồi cỏ xanh, những bãi biển xanh mướt mà quên mất công trình kiến trúc đặc sắcnày nhé.

Trang 13

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một thành phố du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, nằm ở hạ lưusông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Cách trung tâm thành phố ĐàNẵng khoảng 30 km về phía Nam Ít ai biết được trước khi có tên là Hội An thì đô thị nàycòn có một tên gọi khác khá lạ lùng, đó là Faifo Tên gọi này có thể bắt đầu được sử dụngbởi các thương nhân Bồ Đào Nha từ nửa đầu thế kỷ 16, bước sang thế kỷ 17, 18 thì dầnphổ biến hơn.

Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thể kỷ 16 dưới sự trị vị của nhà Lê Từ năm 1570,Nguyễn Hoàng nắm quyền trấn thủ Quảng Nam và cùng Nguyễn Phúc Nguyên là con traixây dựng thành lũy, lên kế hoạch phát triển kinh tế đàng trong, mở rộng giao thương buônbán với nước ngoài (chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phương Tây) Bắtđầu từ đây, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất nhất khu vực Đông Nam ÁHội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bứctường và cả những con đường Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ HộiAn vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch,hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của ngườidân địa phương Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặchai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài Nhà được làm từ những vật liệu có sứcchịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây Hai bên có tường gạchngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa Mỗi ngôi nhà ở HộiAn đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên Mỗi ngôi nhà đều cóphần sân trời của được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹptổng thể.

Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắnvà đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh vàyên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy đượcmột phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình,giản dị.

Sẽ là thiếu sót nếu du lịch Quảng Nam mà bạn không tới tham quan “biểu tượng của HộiAn” – Chùa Cầu Nơi đây còn có cái tên khác Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đườngNguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú Công trình kiến trúc độc đáo này còn được intrên tờ tiền polyme 20.000đ của nước ta Chùa Cầu cong cong, được làm bằng ván gỗ bắcngang qua con lạch thông ra sông Hoài Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương,quay mặt về phía sông Thu Bồn Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưngchùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam Qua năm tháng thời gian và các lần trùng

Trang 14

tu, chùa Cầu vẫn là một công trình độc đáo, một nét đẹp kiến trúc đậm phong cách Việt.Đây là tài sản vô giá và chính thức được chọn làm biểu tượng của Hội An

Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới Từ đó du lịchHội An đi phố cổ trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghéthăm

NGÀY 02: HỘI AN – VINH

Ngã Ba Đồng Lộc

- Giờ mở cửa tham khảo: 7:00 - 18:00;

- Giá vé tham khảo: Gồm vé tham quan ngã ba Đồng Lộc 10.000 VNĐ/người và vé xeđiện 10.000 VNĐ/người/lượt.

Vị trí ngã ba Đồng Lộc là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 (Hà Tĩnh) Trong nhữngnăm tháng kháng chiến chống Mỹ, mọi con đường chi viện từ Bắc vào Nam đều phải điqua nơi đây Chính vì sự hiểm yếu này mà không quân Mỹ đã liên tục cho máy bay némbom đánh phá Đồng Lộc nhằm mục đích cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân tahướng về miền Nam Vì thế, Đồng Lộc còn được mệnh danh là “tọa độ chết” khi mỗi m2nơi đây đều phải gánh tới 3 quả bom tấn.

Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 (do chị Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng) thuộc Đại đội552 được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa ném bom để thông đường cho xe điqua Nhận nhiệm vụ, các chị đã đến hiện trường gấp rút san lấp, mở đường Đến 16:30,trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc Một quả bom đã rơi trúng 10 cô gái Cảtrận địa lặng đi, rồi vỡ òa bởi tiếng khóc Các cô gái đã hy sinh ở lứa tuổi đẹp nhất cuộcđời.

Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc đã và đang được đầu tư ngàymột khang trang với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng như: Khu mộ 10 nữ thanhniên xung phong, Nhà bia tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc, Sa bàn chiếnđấu, Nhà bảo tàng, Tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng 10 nữ thanh niên xung phong vànhiều công trình văn hóa tâm linh khác Tháng 11 năm 2020 đã hoàn thành xây dựng 1cổng bằng đá vào di tích với tổng kinh phí đầu tư 15 tỉ đồng bằng nguồn xã hội hóa.Khu mộ của 10 cô gái thanh niên xung phong thuộc tiểu đội 4 đã được xây dựng khangtrang từ nhiều năm nay nằm cách tượng đài Chiến thắng Đồng Lộc gần 200m Tượng đàingười thanh niên xung phong giơ tay phất cờ báo hiệu mở đường cho xe băng qua là biểutượng ý chí quật cường, vượt qua gian nguy rà phá bom mìn, mở đường sửa đường thông

Trang 15

tuyến Bắc Nam trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt nhất của những chiến sĩ thanhniên xung phong.

NGÀY 03: VINH - HÀ NỘI

Ngôi nhà 5 gian lợp mái lá vô cùng đơn sơ được dựng trên mảnh đất 2500m2 Đây là ngôinhà của thân sinh Hồ Chí Minh – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng vào năm 1901.Mỗi gian nhà có chức năng riêng: 2 gian ngoài là nơi tiếp khách và đặt bàn thờ, gian thứba là phòng ngủ của chị cả Bác – bà Nguyễn Thị Thanh, còn 2 gian còn lại là chỗ nghỉngơi và sinh hoạt của cả gia đình Kế bên nhà ngang là khu vực dùng để làm bếp nấu ăn.Trong nhà sẽ được bố trí những vật dụng đơn sơ, giản dị như các nhà truyền thống củaViệt Nam như chạn bát, chiếc chõng tre, phản gỗ,…Dù thời gian đã lâu nhưng đến naycác món đồ được xem như kỷ vật, luôn được gìn giữ và bảo tồn Xung quanh nhà Bácđược bao bọc bởi những hàng rào hao râm bụt, phía trước nhà là 2 sân và mảnh vườn nhỏ.Khi đến làng Sen quê Bác khám phá ngôi nhà này, bạn sẽ tưởng tượng được hình ảnh Bácđã sống trong căn nhà đơn sơ dưới lũy tre làng, những trưa hè oi ả chơi đùa bên nhómbạn, khơi dậy nhiều ký ức đẹp.

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km Nơi đây có cụm di tích HoàngTrù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôinhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng ThịLoan - thân sinh Bác Hồ

Trong khu nhà tại làng Hoàng Trù, hàng râm bụt vẫn còn xanh mướt, được cắt tỉa gọngàng như dẫn lối du khách vào tổ ấm đơn sơ của Bác lúc còn bé, là nơi Bác sống trongvòng tay yêu thương của ông bà ngoại, trong từng lời ru dịu dàng của mẹ, là mái nhà ấmáp yêu thương Trên mảnh đất tại làng có hai ngôi nhà chính Ngôi nhà lớn 5 gian là nhàcủa ông bà ngoại Bác, đó là nơi cha mẹ của Bác sinh sống cho đến khi hai người thành vợchồng rồi ra ở riêng Ngôi nhà thứ 2, cách nhà ông bà ngoại Bác không xa ở phía tâychính là nhà của cha mẹ Bác Ngôi nhà này do cụ Hoàng Đường cắt đất cho con rể cũnglà học trò của mình, chính là cụ Nguyễn Sinh Sắc Đó cũng là lý do tại sao Bác được sinh

Trang 16

ra tại quê ngoại chứ không phải quê nội Tại ngôi nhà nhỏ 3 gian mà gia đình Bác sống,vẫn còn đó cánh võng à ơi của mẹ Bác, chiếc khung cửi mà mẹ Bác vẫn ngồi dệt vải đểchồng lo việc bút nghiên, cái tủ gỗ - món quà của ông bà ngoại tặng mẹ Bác khi về nhàchồng… Tất cả đều được giữ gìn nguyên sơ như thuở nào Mỗi vật dụng là mỗi câuchuyện về tấm lòng cao thượng của người cha, tình yêu nhân ái của người mẹ, và lànhững bài học khiến người nghe phải bồi hồi xúc động mỗi khi được nhắc về

Ngoài hai gian nhà chính, phía sau ngôi nhà của ông bà ngoại Bác là nhà thờ tổ của tộcHoàng Xuân, được ông ngoại Bác dựng lên làm nơi thờ cúng tổ tiên của dòng họ bênngoại của Bác Nhà thờ tổ sau này được bà con tại làng xây dựng lại bằng tường gạch máingói trông vững chắc hơn.

Phố cổ HN

Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời Lý – Trần, nằm ởphía Đông của Hoàng thành Thăng Long, kéo dài đến bờ sông Hồng – nay là khu vựcphía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm.

Khi ấy, dân cư từ các làng xung quanh vùng đồng bằng Bắc Bộ tề tựu về khu vực nàysinh sống, hình thành những khu phố nghề đặc trưng, và trở thành nơi giao thương sầmuất nhất kinh thành Đến đời Lê, một số Hoa kiều đến đây lập nghiệp và thành lập nên cáckhu phố Tàu Vào thời Pháp thuộc, người Ấn và người Pháp cũng đến đây buôn bán ChợĐồng Xuân cũng được lập nên từ đây, với hệ thống đường ray xe điện Bờ Hồ - phươngtiện giao thông một thời rất phổ biến ở Hà Nội.

Ngày nay, khu phố này không những là nơi mua bán nhộn nhịp nhất Hà Nội, mà còn làđiểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất nhiều người đến tham quan, nhất là khi tuyến phố đi bộHà Nội được mở ngang qua đây.

Hà Nội có nhiều phố cổ nhưng nơi hay được nhắc đến và tham quan nhiều nhất là khuphố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có tổng diện tích khoảng 100ha, bao gồm 76tuyến phố thuộc 10 phường Đây cũng là nơi được chính quyền sở tại quan tâm bảo tồn,gìn giữ Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được nghề truyền thống như: Hàng Mã, HàngTre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc Một số khác tuy không còn làm nghề truyền thống, nhưngvẫn tập trung bán một loại hàng hóa nhất định, ví dụ như: phố Hàng Quạt bán đồ thờcúng, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên các dịch vụ du lịch.

NGÀY 04: HÀ NỘI - NINH BÌNH

Lăng Bác

Trang 17

Về giá vé: mọi công dân Việt Nam được miễn phí vé vào Lăng Du khách nước ngoàimua vé với giá chỉ 25.000đ/người

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều tên khác là Lăng Bác Hồ, Lăng Bác, Lăng HồChủ Tịch Đây là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và là nơi để nhân dân cả nướccùng du khách quốc tế đến viếng thăm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và danhnhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại.

Lăng bác có địa chỉ tại số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội.Lăng được xây dựng chính tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịchHồ Chí Minh từng đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân ChủCộng Hòa.

Theo di chúc, Bác Hồ muốn được hỏa táng và đặt tro tại 3 miền của tổ quốc sau khiNgười qua đời Nhưng Đảng và nhân dân lúc đó có ý nguyện giữ gìn nguyên vẹn thi hàicủa Người và đặt trong Lăng để đồng bào cả nước có thể đến tưởng niệm Vậy là tháng1/1970, Chính phủ Liên Xô cùng Việt Nam họp bàn kế hoạch thiết kế và kỹ thuật xâydựng Lăng Tháng 2/1972, công trình được xây dựng và ngày 19/5/1975, Lăng Chủ tịchHồ Chí Minh được khánh thành.

Kiến trúc tổng thể của Lăng Bác là một khối vuông kiên cố, gồm 3 lớp Lăng cao 21,6m,rộng 41,2m Kết cấu Lăng được thiết kế đặc biệt để có thể chống lũ lụt, bom đạn và độngđất cường độ 7 richter Bên ngoài Lăng được ốp đá granite xám, xung quanh là nhữnghàng cột bằng đá hoa cương, với dòng chữ CHỦ TỊCH HỒ - CHÍ - MINH bằng đá ngọcmàu đỏ thẫm nổi bật trên đỉnh Lăng.

Trước cửa Lăng luôn có 2 người lính cảnh vệ đứng gác, mỗi giờ đổi ca gác một lần Tiềnsảnh lăng ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nổi bật dòng chữ “Không có gì quý hơn Độclập Tự do” và chữ ký dát vàng của Bác.

Lăng Bác hiện có tất cả 200 bộ cửa được làm từ nhiều loại gỗ quý thu thập từ mọi miềntrên đất nước Chính giữa Lăng là phòng đặt thi hài Bác, được ốp đá cẩm thạch Thi hàiChủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong hòm kính, trên một chiếc giường được đặt trên bệđá và luôn có chiến sĩ cảnh vệ đứng gác.

* Tham quan khu vực trước và sau Lăng Bác- Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình nằm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, là quảng trường lớn nhấtViệt Nam Quảng trường Ba Đình có khuôn viên rộng với nhiều ô cỏ lớn giống như

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN