I.Khái quát về vùng.Vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của miền Bắc nước ta, gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘIKHOA DU LỊCH
BÀI ĐIỀU KIỆN
HỌC PHẦN: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH.
“THUYẾT TRÌNH VỀ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCHTRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.”
Giảng viên: Nguyễn Văn Thắng.
Trang 2Bảng phân công công việc của nhóm 1
- Cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế.
- Địa bàn trọng điểm và các KDL, đô thị du lịch, điểm du lịch quốc gia.
Trang 3I.Khái quát về vùng.
Vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của miền Bắc nước ta, gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn.
Dân số: 11.169,3 nghìn người; mật độ trung bình 117 người/km2.
Ở phía Đông và Đông Nam tiếp giáp vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng du lịch Bắc Trung Bộ; phía Tây tiếp giáp nước bạn Lào; phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc Khoảng cách của vùng đến hai trung tâm du lịch Hà Nội và thành phố Hạ Long – hai đỉnh tam giác phát triển du lịch nói riêng và tam giác phát triển kinh tế nói chung ở miền Bắc là tương đối gần, tạo thuận lợi trong việc giao lưu và kết nối tuyến du lịch của các tỉnh đồng bằng với các quốc gia láng giềng, đặc biệt kết nối với Trung Quốc (tỉnh Vân Nam, Quảng Tây).
Vùng có diện tích lớn, gần bằng 1/3 so với diện tích cả nước và đặc biệt có sự phân hóa khá rõ rệt về mặt tự nhiên cũng như văn hóa Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được phân thành hai tiểu vùng:
Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang.
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ.
Bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trang 4II.Hệ thống giao thông.
II.1 Hệ thống giao thông đường bộ.
Về giao thông đường bộ vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có các quốc lộ kết nối thủ đô Hà Nội với Lào, Trung Quốc và kết nối khu vực phía Đông và Tây của vùng, bao gồm các tuyến đường giao thông chính.
‒ Quốc lộ 1A: Lấy thủ đô Hà Nội làm điểm xuất phát, tuyến đường đi qua địa bàn các
tỉnh/thành phố: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn, kết nối với thành phố Bằng Tường, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn).
‒ Quốc lộ 1B: Từ thành phố Thái Nguyên (tại cầu Gia Bảy) đến thị trấn Đồng Đăng,
Lạng Sơn (tại điểm giao với quốc lộ 1A) đi qua các huyện, thành phố Thái Nguyên cùng các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai và tỉnh Lạng Sơn: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc ‒ Quốc lộ 2: Lấy thủ đô Hà Nội làm điểm xuất phát, qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà
Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Giang, kết nối với thị trấn Thiên Bảo tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) Tuyến di chuyển qua địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc
‒ Quốc lộ 3: Tuyến quốc lộ 3 đi qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Thái Nguyên –
Bắc Kạn – Cao Bằng, kết nối với Thủy Khẩu huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng) Trên tuyến có đèo Mã Phục hấp dẫn khách du lịch (trên địa bạn tỉnh Cao Bằng)
‒ Quốc lộ 6: Tuyến đường nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh tiểu vùng du lịch Tây Bắc.
Chiều dài toàn tuyến của đường khoảng 504 km và đi qua 4 tỉnh và thành phố (Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên) Điểm đầu là đầu cầu sông Nhuệ, quận Hà Đông, Hà Nội (Km0); Điểm cuối là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (đoạn từ Tuần Giáo đi TP Điện Biên là quốc lộ 279 Di chuyển qua những địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc, tuyến quốc lộ 6 mới từ Hà Nội đi Hòa Bình được làm mới thời gian gần đây được đầu tư bài bản, hệ thống trạm dừng nghỉ tương đối hiện đại Kết nối với quốc lộ 279 đi sang tỉnh Phaongsaly, Lào tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên) Kết nối với quốc lộ 12 đi Lai Chấu, sang châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Mà Lù Thang (Lai Châu) Có các con
Trang 5đèo hiểm trở trên các tuyến quốc lộ 6: Thung Khe (Hòa Bình), Pha Đin (Sơn La), các con đèo này cũng là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch.
‒ Cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Là trục xương sống, động lực phát triển của vùng du lịch
Trung du và miền núi phía Bắc, hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, đáp ứng như cầu của du khách Tuyến cao tốc đi qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai, kết nối với Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Lào Cai).
‒ Quốc lộ 70: điểm đầu tại ngã ba Đoan Hùng (Phú Thọ), qua Yên Bái lên Lào Cai là
con đường huyết mạch nối liền Hà Nội tới cửa khẩu quốc tế Lào Cai trước đây khi tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai chưa hình thành Tuyến đường đi qua khu vực địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc.
‒ Quốc lộ 32: di chuyển qua những địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc (đèo Khau Phạ trên
tuyến hiểm trở nhưng cũng rất hấp dẫn khách du lịch) Tuyến đi qua các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu cùng các địa bàn Sơn Tây – Cổ Tiết - Tam Nông – Thu Cúc –Yên Lập – Văn Chấn – Than Uyên – Tam Đường.
‒ Quốc lộ 279: chạy theo tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nối liền các tỉnh biên
giới Được xây dựng vào tháng 2 năm 1979 sau khi Trung Quốc đưa quân xâm lược biên giới phía Bắc Tuyến đường chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong quốc phòng an ninh Tuyến đi qua các tỉnh/thành phố: Hạ Long (Quảng Ninh) – Bắc Giang – Lạng Sơn – Bắc Kạn, Tuyên Quang – Hà Giang – Lào Cai – Lai Châu – Sơn La – Điện Biên, kết nối với tỉnh Phongsaly, Lào tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên).
‒ Quốc lộ 4: hệ thống gồm 6 quốc lộ đánh số từ 4A đến 4G chạy theo tuyến biên giới
Việt Nam – Trung Quốc, nối các tỉnh biên giới phía Bắc Đây là con đường huyết mạch nối các làng bản vùng núi hẻo lánh với khu trung tâm dân cư, cũng là con đường có phong cảnh đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á, gắn liền với các con đèo Ô Quy Hồ, Mã Pí Lèng (đường hạnh phúc), Mẻ Pia.
Đồng Đăng – Na Sầm – Thất Khê – Đông Khê – Cao Bằng.
Trang 6 Quốc lộ 4B (107km) đi qua các tỉnh Lạng Sơn – Quảng Ninh: Lạng Sơn – Lộc Bình – Đình Lập – Cảng Mũi Chùa (Quảng Ninh).
hiểm trở và hấp dẫn khách du lịch), kết nối với quốc lộ 34 đi Cao Bằng: Hà Giang – Yên Minh – Đồng Văn – Mèo Vạc – Quốc lộ 34.
trở và hấp dẫn khách du lịch): Mường Khương – Lào Cai – Sapa – Tam Đường – Pa So.
quốc lộ 4G (90km) đi Sơn La – Sông Mã.
‒ Đường Hồ Chí Minh: tuyến đường huyết mạch xuyên suốt đất nước, chạy song song
với quốc lộ 1A Điểm bắt đầu từ Pác Bó, Cao Bằng qua Bắc Kạn - Tuyên Quang - Phú Thọ nối với Thủ đô Hà Nội – Hòa Bình và các tỉnh Bắc Trung Bộ, đi phía Nam.
‒ Quốc lộ 37: Giống như một vòng cung nối liền 7 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La với nhau, có chiều dài là 470 km đi qua nhiều vùng hẻo lánh với núi non hùng vĩ.
II.2 Hệ thống giao thông đường không.
Do đặc thù bởi địa hình trung du và núi cao, vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có hệ thống hạ tầng đường hàng không kém phát triển nhất cả nước, cả vùng chỉ có duy nhất một sân bay, cảng hàng không Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đang được sử dung, khai thác với mục đích dân dụng - thương mại, du lịch Tuy nhiên, trong quy hoạch dự kiến sẽ có thêm sân bay Nà Sản (Sơn La), sân bay Lai Châu, sân bay Sapa (Lào Cai), sân bay Cao Bằng, trog tương lai sẽ được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Cảng hàng không/sân bay Điện Biên (hay còn gọi là sân bay Mường Thanh) thuộc phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ Do sân bay Điện Biên nằm trong khu vực có địa hình không thuận lợi việc cất hạ cánh nên không thể kéo dài đường băng để khai thác các loại máy bay lớn Việc lắp đèn đêm và hệ thống dẫn đường
Trang 7hiện đại cho đường cất hạ cánh hiện hữu cũng không được thực hiện do vướng về tĩnh không, do đó cảng này cũng chỉ khai thác được ban ngày Vị trí địa lí của sân bay do nằm trong khu vực vùng núi cao, điều kiện thời tiết phức tạp, thường xuyên có mây mù, tầm nhìn hạn chế là những khó khăn của sân bay Điện Biên không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ
II.3 Hạ tầng giao thông đường sắt.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai: xuất phát tại Khu B ga Hà Nội, đường Trần Quý Cáp, lộ trình đi qua các nhà ga: Hà Nội - Long Biên – Đông Anh – Việt Trì - Yên Bái – Bảo Hà – Phố Lu – Lào Cai Thuộc địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn): Xuất phát tại ga Yên Viên (Gia Lâm), lộ trình đi qua các nhà ga Yên Viên – Từ Sơn - Bắc Ninh – Kép – Lạng Sơn – Đồng Đăng.Trở thành tuyến liên vận quốc tế khi kết nối với Bằng Tường, thành phố Nam Ninh – Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Tuyến liên vận quốc tế có khổ đường ray 1435mm.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên – Quán Triều: Xuất phát tại ga Hà Nội di chuyển qua các ga Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên – Đông Anh – Phổ Yên – Lưu Xá – Thái Nguyên – Quán Triều, lộ trình 91km với thời gian hơn 2 tiếng di chuyển
II.4 Hạ tầng giao thông đường thủy.
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi khởi nguồn của những con sông lớn chảy vào lãnh thổ Việt Nam Tiểu vùng Tây Bắc với 2 con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Hồng, xuyên suốt quá trình lịch sử cũng như đi vào thơ ca – văn học Tiểu vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó có các sông lớn là sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng); sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), giao thông đường thủy nội địa chủ yếu vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa.
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km) Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung
Trang 8Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu) Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ Sông Đà chạy qua 3 địa phương được cắt khúc bởi 2 công trinh thủy điện lớn: Thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình Việc đắp đập ngăn sông xây dựng thủy điện đã hình thành những lòng hồ lớn như lòng hồ thủy điện Sơn La và lòng hồ Hòa Bình thuận lợi cho việc phát triển du lịch Do lượng mưa chênh lệch giữa mùa mưa, mùa khô và qui trình tích, xả nước đã tạo nên sự chênh lệch lớn về mức nước hồ ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên ven lòng hồ và ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác du lịch trên hồ Sông Đà nối với sông Hồng đã hình thành một tuyến giao thông đường thủy thuận lợi mà một khi được nghiên cứu khảo sát có thể hình thành tuyến du lịch đường sông hấp dẫn.
Sông Nho Quế là một địa danh nổi tiếng chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu khi đến Hà Giang Con sông này được bắt đầu từ vùng núi Nghiễm Sơn – Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam về với Việt Nam Thực ra con sông này không chỉ chảy ở tỉnh Hà Giang mà còn chảy trên địa phận Cao Bằng Tuy nhiên phần đầu sông chảy từ thôn Séo Lủng xã Lũng Cú đi qua Hẻm Tu Sản lại được xem là đoạn có cảnh sắc ngoạn mục, say đắm lòng người nhất.
Ngoài ra, ở vùng du lịch này còn phát triển loại hình vận chuyển đường thủy tại các cảnh quan hồ tự nhiên cũng như nhân tạo hấp dẫn khách du lịch như: Hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thang Hen, hồ Na Hang…phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền, phà, đò,… mang tính chất cá thể, nhỏ lẻ và tự phát.
III.Cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu
III.1 Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị
Là điểm đầu của Quốc lộ 1 thuộc vùng đất thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam Khu này được Chính phủ Việt Nam thành lập vào tháng 10 năm 2008 trên cơ sở các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, Đồng Đăng cũ có từ cuối những năm 1990 Sau khi được thành lập, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thuộc sự
Trang 9quản lý của chính quyền tỉnh Lạng Sơn mà trực tiếp là Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu được thành lập vào tháng 11 năm 2008.
Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 2010 Không gian của khu kinh tế cửa khẩu này bao trùm 6 xã của huyện Vị Xuyên gồm Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang và 1 xã của thành phố Hà Giang là xã Phương Độ.
III.2 Cửa khẩu Thanh Thủy.
Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22km về phía Tây Bắc, kết hợp với cửa Khẩu Thiên Bảo, huyện Mailipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế trên cơ sở ban đầu là một cửa khẩu Quốc gia.
Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 2010 Không gian của khu kinh tế cửa khẩu này bao trùm 6 xã của huyện Vị Xuyên gồm Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang và 1 xã của thành phố Hà Giang là xã Phương Độ.
III.3 Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai
Là cửa khẩu quốc tế nằm tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới Nậm Thi, tới cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, thuộc huyện Hà Khẩu, châu tự trị Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Cửa khẩu Lào Cai được mở lại vào ngày 18-5-1993 Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là thành tố nòng cốt lập ra Khu kinh tế Cửa khẩu Lào Cai, bao gồm vùng
giao thương phát triển hiệu quả dẫn đến tháng 9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 4/2016/QĐ-TTg về việc mở rộng Khu kinh tế Cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có nhiều lợi thế đặc biệt, là địa phương có cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, nên có cả hệ thống dịch vụ của một thành phố phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - thương mại, xuất
Trang 10nhập khẩu Hơn nữa, với cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Sớm xác định lợi thế của Khu KTCK trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, Lào Cai luôn đặt mục tiêu "Khai thác tốt nhất những lợi thế về cửa khẩu, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương".
III.4 Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng.
Là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là điểm cuối của Quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu quốc tế Thủy Khẩu thuộc huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng, nằm gần ngã ba nơi sông Bắc Vọng đổ vào sông Bằng Sông Bắc Vọng có đoạn dài là biên giới tự nhiên ở phía đông huyện Quảng Hòa Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là thành tố chủ chốt trong việc lập ra khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng Năm 2002, Thủ tướng Việt Nam đã có quyết định cho phép 3 khu vực quanh cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc Giang được hưởng quy chế khu kinh tế cửa khẩu.Ngày 11/03/2014 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg về
Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phát triển trên cơ sở 04 phân vùng Mỗi phân vùng có một trung tâm kinh tế cửa khẩu chính, là những cực phát triển của phân vùng Vùng 1 (Vùng Khu kinh tế cửa khẩu phía Tây Bắc), vùng 2 (Vùng Khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc), vùng 3 (Vùng Khu kinh tế cửa khẩu phía Đông Bắc), Vùng 4 (Vùng Khu kinh tế cửa khẩu phía Đông).
III.5 Cửa khẩu quốc tế Tây Trang.
Là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Ka Hâu xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam Cửa khẩu quốc tế Tây Trang thông thương sang cửa khẩu Pang Hok, còn gọi là cửa khẩu Sop hun ở huyện May tỉnh Phóngaly, CHDCND Lào.
III.6 Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương
Trang 11Là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Chiềng Khương ,xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương thông thương với cửa khẩu Ban Dan (Bản Đán) ở ban Dan muang Et tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), CHDCND Lào Quốc lộ 4G nối từ thành phố Sơn La đến cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương và các xã ở thung lũng sông Mã trong vùng Cửa khẩu gần sát với nơi sông Mã chảy sang Lào.
IV Đặc điểm tài nguyên du lịch.
IV.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Địa hình: Sự đa dạng của địa hình núi và cao nguyên đã tạo nên phong cảnh thiên
nhiên đẹp, có sức hấp dẫn du khách Cao nguyên nằm xen kẽ trong các vùng núi cao (Đồng Văn, Mộc Châu, Bắc Hà, Sơn La) Nhiều nơi đã khác thác với mục đích du lịch từ rất sớm, ngày từ thế kỉ XX như Sapa, Mẫu Sơn… Còn ngày nay, hiển nhiên, các địa phương đang khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên này Địa hình Cácxtơ (Karst): tập trung thành các khối núi, dãy núi và cao nguyên phổ biến ở các vùng đá vôi Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Địa hình Cácxtơ hiểm trở nhưng tạo nhiều cảnh đẹp có ý nghĩa đặc biệt trong du lịch: động Ngườm Ngao, động Nhất Nhị Tam Thanh, cao nguyên đá Đồng Văn,
Thủy văn: mạng lưới sông ngòi khá dày đặc Có nhiều thác, hồ tự nhiên lớn Có một
số suối khoáng nóng, thuận lợi cho việc khai thác loại hình du lịch kết hợp với chữa bệnh Là nơi có nhiều con sông lớn đi qua như là sông Đà, sông Mê Kông, sông Thao, sông Thao hay các con sông khác Đây còn là nơi có nhiều các điểm suối nước nóng hay các suối khoáng được hình thành tự nhiên như suối nước nóng Kim Bôi ở Hòa Bình, Thanh Thủy ở Phú Thọ, Mỹ Lâm ở Tuyên Quang, bản Moòng ở Sơn La.
Khu vực này còn có 5 vườn quốc gia, 49 khu bảo tồn để bảo vệ những loài động thực vật quý hiếm và nhiều những danh lam thắng cảnh như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thách Bản Giốc, thác Bạc.
Trang 12Rừng: Lúc trước, đây là khu vực có nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú, nhưng
do việc khai thác không kế hoạch kèm với bừa bãi khiến cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt Nét đặc trưng nhất của vùng trung du và miền núi Bắc Bô ̣ là những đồi núi chạy dọc theo chiều dài đất nước, trong đó nổi bật là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh là Phanxipang được mệnh danh là “nóc nhà của Đông Dương” có độ cao 3.142m Bên cạnh đó còn có rất nhiều những đỉnh núi khác có độ cao sấp sỉ trên dưới 3.000m Ngoài ra, với địa hình bị chia cắt mạnh Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo nên những đồi núi, thác nước, thung lũng rất đẹp, thơ mộng.
Với hàng chục khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng hồ sông Đà (Sơn La), thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai) , Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái Bên cạnh đó, những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng, những thửa ruộng bậc thang men theo các sườn núi hay những hang động kỳ thú ẩn mình trong lòng núi đá cũng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
IV.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.a Các di sản văn hóa.
Hát xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng
lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng Trên chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển Do nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì, nên Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali -Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa
Trang 13phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO Sự kiện này đã đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp suốt 6 năm qua.
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh
vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam Được UNESCO công nhận vào ngày 13/12/2019 Việc ghi danh Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau Việc ghi danh cũng sẽ thu hút sự chú ý đến các di sản khác trên khắp thế giới, bao gồm các thực hành nghi lễ, nghi lễ mang tính xuất nhập thần và nghi lễ shaman Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ Các lễ Then diễn tả hành trình Thầy Then (Ông Then, Bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) - đây là di sản đầu tiên của Việt Nam
được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng và cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay,Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã khẳng định là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là điểm hội tụ tâm linh của người Việt Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được cộng đồng người Việt gìn giữ, bảo vệ, trao truyền và phát huy trong đời sống đương đại Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc Nên tất cả những người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị
Trang 14vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam Vì vậy, vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự Qua Ngọc Phả Hùng Vương soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) được biết, từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.
Nghệ thuật Xòe Thái (Yên Bái), vào ngày 24/9, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn
phi vật thể đại diện của nhân loại lần này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị văn hóa của Việt Nam, tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trên bản đồ văn hóa phi vật thể của thế giới, đồng thời góp phần quảng bá cho các mục tiêu phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy Đây là thành quả của những nỗ lực và sự phối hợp chặt chẽ trong thời gian qua của cộng đồng, chính quyền các địa phương có di sản với sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia về di sản, sự chỉ đạo tích cực và hiệu quả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và vai trò điều phối của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh tổ chức UNESCO trong việc đề xuất, lựa chọn ý tưởng, hoàn thiện và vận động hồ sơ Xòe là một loại hình vũ đạo của Việt Nam với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống, và công việc Xòe được trình diễn trong các nghi lễ, đám cưới, lễ hội bản Mường truyền thống và các hoạt động của cộng đồng Có ba loại Xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe trình diễn Xòe nghi lễ và Xòe trình diễn được gọi theo tên các đạo cụ sử dụng, như Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt,
Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày
01/10/2009 Ca Trù (hay còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu…) là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước; gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng và
Trang 15triết lý sống của người Việt Ca Trù có 3 lối hát chính là hát cửa đình, hát chơi và hát thi Tham gia biểu diễn Ca trù thường có ít nhất 3 người là đào nương hay ca nương (người hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp), kép (nhạc công đệm đàn đáy cho người hát) và quan viên (người điểm trống chầu) Năm 2009, Ca Trù được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại Tại Phú Thọ, Ca Trù tồn tại song hành với hát Xoan, hát Ghẹo và phát triển mạnh vào thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Hiện Phú Thọ là 1 trong 17 tỉnh, thành phố nằm trong vùng lan tỏa của di sản này Để bảo tồn và phát huy giá trị của Ca Trù sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, Phú Thọ đã thực hiện việc hỗ trợ cho nghệ nhân cao tuổi; tăng cường tổ chức các lớp truyền nghề; đồng thời có cơ chế quản lý, tổ chức và kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ Ca Trù trên địa bàn tỉnh.
b.Các làng nghề truyền thống.
Nhiều dân tộc ở Lào Cai cũng có nghề truyền thống, như nghề đúc lưỡi cày và nấu rượu Ngô ở xã vùng cao Bản Phố (huyện Bắc Hà) của dân tộc H’mong, nghề làm hương truyền thống tại thôn Làng Kim; nghề chạm khắc bạc truyền thống tại thôn Cốc Môi; nghề thêu may thổ cẩm ở các xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả (Sa Pa)
Các dân tộc tỉnh Hà Giang cũng có nhiều nghề truyền thống như: Nghề dệt lanh thổ cẩm Lùng Tám của dân tộc H’mong; làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn (huyện Quang Bình); nghề chế tác khèn Mông (huyện Đồng Văn); nghề rèn, đúc, nghề đan quẩy tấu ở huyện Mèo Vạc.
Đồng bào các dân tộc ở các tỉnh khác trong vùng Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn Cũng có nhiều sản phẩm nghề truyền thống Trong đó, mỗi dân tộc ở mỗi một vùng đều có những sản phẩm thủ công truyền thống riêng, tập trung chủ yếu vào các nghề như gốm sứ, rèn đúc, chạm khắc kim loại, nghề mộc, dệt, thêu, nhuộm, đan lát
c Lễ hội.
Trang 16Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp với trên 20 tộc người cư trú, tạo nên nền văn hóa đa dạng và độc đáo, đó chính là sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy Biểu tượng được thể hiện ở nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’Mông, là âm nhạc với các loại nhạc cụ đơn sơ, những điệu múa xòe…Trong số đó không thể ko nhắc đến những lễ hội, một nét đẹp truyền thống của con người cùng cao mà không nơi đâu có được phải kể đến như lễ hội Hoa Ban của người dân tộc Thái ở Điện Biên, Lễ Hội Hết Chá ( Sơn La), Lễ Hội Cầu Mưa (Hòa Bình)….
V.Địa bàn du lịch trọng điểm và các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, đô thịdu lịch quốc gia.
V.1 Địa bàn du lịch trọng điểm.
Vùng du lịch trung du miền núi phía bắc có 5 địa bàn du lịch trọng điểm:
Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
quốc gia Hoàng Liên.
Bà (Yên Bái).
khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
Mèo Vạc, Mã Pì Lèng, Nà Hang.
Bên cạnh đó còn có các địa điểm du lịch khác mà bạn có thể tham quan khi đi du lịch vùng trung du miền núi phía Bắc:
di tích cách mạng nổi tiếng mà nơi đây còn sở hữu những phong cảnh tuyệt đẹp Các di tích các bạn có thể tham quan như: hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, hang Cốc Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác, suối Nậm, lán Khuổi Nặm… tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ.
Trang 17‒ Thác Bản Giốc tại Cao Bằng là một trong 10 ngọn thác kỳ vĩ nhất thế giới và là thác lớn nhất Đông Nam Á.
thiên nhiên yên bình, thơ mộng.
Ngoài ra, khu vực này còn có 5 vườn quốc gia, 49 khu bảo tồn để bảo vệ những loài động thực vật quý hiếm.
V.2 Các khu du lịch.
Gồm có 12 khu du lịch quốc gia:
V.3 Điểm du lịch quốc gia.
Trang 18Ngoài ra còn định hướng phát triển một số khu, điểm du lịch quan trọng khác: Xín Mần (Hà Giang), Sìn Hồ (Lai Châu), Nà Hang (Hà Giang, Tuyên Quang), hồ Cấm Sơn (Bắc Giang), hồ Sơn La (Sơn La, Lai Châu)…
VI.Sản phẩm du lịch đặc trưng.
Địa hình và khí hậu độc đáo, thiên nhiên thuần khiết hoang sơ, núi non trùng trùng điệp điệp đã tạo ra những cảnh quan tuyệt đẹp và hệ sinh thái hết sức phong phú cho vùng trung du miền núi phía Bắc Bên cạnh đó là sự đa dạng và hấp dẫn của cuộc sống đầy sắc màu truyền thống của các dân tộc thiểu số Đó chính là những yếu tố tạo nên tính đặc thù cao của du lịch vùng trung du miền núi phía Bắc Chúng ta có thể đưa ra các sản phẩm du lịch nổi bật tại vùng này như sau.
hang động.
VI.1 Du lịch chinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm
Đi bộ, leo núi: Trải nghiệm đi bộ theo các cung đường, thưởng ngoạn cảnh quan, leo
núi dã ngoại là hoạt động có thể tổ chức tại nhiều tỉnh vùng miền núi phía Bắc phục vụ nhóm khách có mục đích vận động, khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thưởng ngoan ̣ khí hậu trong lành và có thể kết hợp lưu trú tại nhà dân.
Lào Cai, nhiều tuyến đi bộ đã được và có thể tổ chức: dọc thung lũng Mường Hoa hay xuống bản Tả Phìn (Sapa); đi bộ theo các tuyến: Bắc Hà - Lầu Thí Ngài - Tả Văn Chư - Hoàng Thu Phố Cốc Ly - Sông Chảy - Trung Đô (Bắc Hà) Các tuyến đi bộ quan trọng khác ở Lào Cai là tuyến Bát Xát: Lào Cai - Tả Phìn - Bát Xát - Mường Hum - Lào Cai; Si Ma Cai - Bắc Hà - Cán Cấu - Sín Chéng - Quan Thần Sán - Tả Van Chư - Bắc Hà Ở Điện Biên, tuyến đi bộ leo núi phù hợp là tuyến Điện Biên Phủ - Mường Chà - Mường Nhé - A Pa Chải - Cột mốc số 0 Ở Sơn La, tuyến từ bản Hồng Ngài - huyện Bắc Yên Ở Cao Bằng các tuyến đi bộ Hang Pắc Bó - suối Lê Nin, thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao Đây là tuyến đường đi bộ được tạp chí SkyScanner đánh giá làmôt ̣ trong 5 điểm đi bô ̣tuyêt ̣vời
Trang 19nhất khu vưc ̣ Đông Nam Á Ngoài ra, tại nhiều điạ phương khác cũng còn nhiều điạ điểm có địa hình và cảnh quan tuyệt đẹp để tổ chức sản phẩm này.
Trải nghiệm, thử thách bản thân (chinh phục các cung đường đèo, đỉnh núi):
Địa hình hiểm trở và đa dạng của vùng miền núi phía Bắc thách thức sức chinh phục của những người khách can đảm, đó là những đỉnh Fansipan, đỉnh Tây Côn Lĩnh, Bạch Mộc Lương Tử , là những đường đèo ngoạn mục như Mã Pì Lèng, đèo Pha đin, đèo Khâu Phạ, đặc biệt, cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu với hệ thống núi đá vôi và những dạng địa hình đầy hiểm trở luôn thu hút những khách du lịch có lòng can đảm, muốn khám phá, trải nghiệm
Đây là sản phẩm du lịch đặc thù quan trọng của vùng miền núi phía Bắc, tuy nhiên khá kén chọn đối tượng khách Khách phải có sức khỏe, có quyết tâm cao, yêu thiên nhiên, muốn khám phá thiên nhiên và thử thách bản thân Các sản phẩm trong nhóm này gồm: trải nghiệm các cung đường (tổchức cho khách thưc ̣ hiên ̣ trải nghiêṃ các cung đường điạhinh̀ kết nối đầy hiểm trởvắt qua các sườn núi giữa phong cảnh hữu tinh̀ bằng ô tô, xe
máy như đường QL 4, đường Tuần Giáo (Điện Biên) qua Lai Châu; các cung đường Hà
Giang, đường QL 6 cũ qua Hòa Bình - Sơn La); trải nghiệm, chinh phục các đường đèo đẹp của Việt Nam (chinh phục những con đường đèo ngoạn mục bằng ô tô hay xe máy qua: đèo Mã Pì Lèng, dốc Chín Khoanh, Cua M (Hà Giang); đèo Pha Đin cũ (Lai Châu); đèo Khâu Phạ (Yên Bái); đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)); chinh phục các đỉnh núi cao (đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La); chinh phục các điểm "cực của Tổ quốc" (cột cờ Lũng Cú, điểm Cột mốc số 0 A Pa Chải, Cột mốc số 92, Lũng Pô - Y Tý, Bát Xát); thể thao mạo hiểm (lượn dù, vượt thác) (tổ chức hoạt động dù lượn ở: Chí Đạo, Lạc Sơn (Hòa Bình); Chiềng Hặc, Yên Châu (Sơn La); Cao Phạ, Mù Căng Chải (Yên Bái); Quý Hồ, Sa Pa (Lào Cai); Mia Xu, Mèo Vạc (Hà Giang); hoạt động bơi thuyền ngược sông Nho Quế, Mèo Vạc (Hà Giang).
VI.2 Du lịch tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số.
Trang 20Vùng miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc giàu bản sắc văn hóa Cuộc sống sinh hoạt, tập tục, truyền thống canh tác, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc của các dân tộc nhiều nơi được gìn giữ nguyên vẹn là sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Tham quan, tìm hiểu bản làng dân tộc thiểu số: Các hoạt động trải nghiệm cuộc sống
cộng đồng các dân tộc thiểu số được tổ chức cả ở các vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên nét đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc có sức hút riêng biệt, có tính đặc thù cao Sản phẩm được tổ chức cho khách tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cùng cuộc sống của cộng đồng, ngủ tại nhà dân, lên nương, làm bếp, dệt vải cùng dân.
Các hoạt động du lịch mang tính chất du lịch cộng đồng, đặc điểm trải nghiệm của mỗi sản phẩm lại khác nhau phụ thuộc vào bản làng và dân tộc cụ thể ở từng địa phương.
Tham gia các phiên chợ, lễ hội vùng cao: tham quan tìm hiểu, tham gia các hoạt động lễ
hội, mua sắm Nhiều địa phương có những hoạt động tiêu biểu mang tính đặc thù cao có
sức hấp dẫn đối với du khách, đó là: Lào Cai (Tết Nhảy của người Dao đỏ, Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Lễ hội xuống đồng của người Giáy, chợ phiên Cốc Ly, chợ Bắc Hà, chợ Cán Cấu Si Ma Cai, đua ngựa Bắc Hà); Hà Giang (chợ tình Khâu Vai, lễ hội cấp sắc của người Dao, Lễ hội tam giác mạch); Yên Bái (Lễ hội lúa chín Mù Căng Chải, Lễ hội cầu mưa của người Thái đen Mường Lò, Lễ hội đền Đông Cuông); Điện Biên (Lễ hội hoa Ban của người Thái, Lễ cúng Bản của người Cống); Lai Châu (Lễ hội cúng Bản của người Cống, Lễ cơm mới của người La Hủ, chợ Dào San, chợ Sìn Hồ); Sơn La (Lễ hội chọi trâu, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội gội đầu của người Thái, Lễ hội Mợi của dân tộc Mường, Tết độc lập tại Mộc Châu (H'Mông)); Hòa Bình (Hội Cầu Phúc, Lễ hội đền Vua Bà, Lễ cơm mới của người Mường, Lễ hội cầu mưa của người Mường, của người Thái)
Thưởng thức các món ẩm thực địa phương: là nội dung quan trọng của sản phẩm du lịch tìm hiểu cuộc sống cộng đồng Du khách có thể kết hợp với việc tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cuộc sống trong bản với thưởng thức các món ẩm thực các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao Bên cạnh đó, các loại sản vật địa phương, đặc sản núi rừng như mật ong, măng…cũng hấp dẫn nhiều du khách Hầu như địa phương nào cũng có nền ẩm thực dân tộc phong phú, trong đó quan trọng nhất là ẩm thực tại các tỉnh: Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La.
Trang 21VI.3 Du lịch sinh thái núi và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
Thưởng ngoạn khí hậu núi cao: Với địa hình núi cao, nhiều khu vực có khí hậu ôn
hòa rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng như Sapa, Mộc Châu, Mẫu Sơn, Phia Đén, Hoàng
quan trọng trong thời gian tới Nhiều khu du lịch đã có sẵn cơ sở vật chật kỹ thuật phù hợp được xây dựng từ thời Pháp nhưng cần được cải tạo, tổ chức tốt các hoạt động để phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp hiện nay như Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Sapa (Lào Cai); Khu du lịch quốc gia Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La); Hoàng Su Phì, Yên Minh (Hà Giang); Phia Đén (Cao Bằng); Sìn Hồ (Lai Châu).
Trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ (núi, sông, thác, ghềnh): Với địa hình hết sức đa
dạng, vùng miền núi Bắc Bộ có có hệ thống hang động, sông, suối, thác nước, hồ lớn như hồ Pá Khoang, hồ sông Đà, hồ Thác Bà, hồ Na Hang, hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể; những thác nước hùng vĩ như thác Bản Giốc, thác Dải Yếm; các hang động quan trọng như hang Pác Bó, động Ngườm Ngao Tham quan, trải nghiệm, đi bộ, đi thuyền, lội suối là những hoạt động hấp dẫn trong nhóm sản phẩm trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ khu vực các tỉnh miền núi Bắc Bộ.
VI.4 Du lịch về nguồn.
Miền núi Bắc Bộ là nơi chứa đưng ̣ những giá trị hào hùng về lịch sử Âm vang Điện Biên nhắc tới chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, sự hiển hách của lịch sử cách mạng gắn với các cuộc kháng chiến khởi nghiã vàtiền khởi nghiã như Pắc Bó, Tân Trào, ATK Định Hóa, Bắc Mê có giá trị đặc biệt hấp dẫn du lịch vàgiáo duc ̣ truyền thống cách mang ̣ Các giátri l ̣ich ̣ sử có thểđươc ̣ khai thác trong các sản phẩm du lich ̣ như:
Tìm hiểu chiến khu Việt Bắc (tham quan, tìm hiểu di tích cách mạng, giáo dục truyền thống cách mạng ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Kim Quan (Tuyên Quang), ATK Bằng Lũng (Bắc Kạn); hang Pắc Bó (Cao Bằng); thăm lại chiến trường xưa (tham quan quần thể khu di tích Điện Biên Phủ - Mường Phăng; thăm Pháo đài Đồng Đăng, Ải Chi Lăng (Lạng Sơn); thăm quan Nhà tù Sơn La); tìm về cuội nguồn (tham quan đền Hùng; tìm hiểu, tham gia Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương).
6.5 Du lịch sinh thái nông nghiệp.
Trang 22Vùng trung du của miền núi Bắc Bộ có nhiều đồi chè trải dài xanh ngát, những trang trại bò sữa trên thảo nguyên có thể cung cấp các giá trị trải nghiệm du lịch sinh thái nông nghiệp vô cùng hấp dẫn Các sản phẩm du lịch tìm hiểu giá trị sinh thái nông nghiệp đặc thù của vùng cao nguyên, trung du miền núi phía Bắc cung cấp cho khách nhiều hoạt động như tham quan, tìm hiểu đơn giản hoặc tham gia trải nghiệm các quy trình vắt sữa, quy trình chế biến và đóng gói các sản phẩm sữa, quy trình hái chè, chế biến chè Những điạ điểm cóthểtổchức sản phẩm du lich ̣ này làkhu vưc ̣ trang trại bò sữa (Mộc Châu - Sơn La); các nông trường chè (Mộc Châu - Sơn La, Thái Nguyên, Phia Đén - Cao Bằng); các trang trại hoa, phong lan (Sapa và Mộc Châu); các trang traịcá hồi (Sapa - Lào Cai, Phia Đén – Cao Bằng); trang trại thuốc Nam (Sìn Hồ Lai Châu); trang traịdươc ̣ liêụ (Quản Bạ -HàGiang).
Khí hậu núi cao cũng tạo cho vùng miền núi Bắc Bộ nhiều giá trị sản vật và cảnh quan nông nghiệp như những mùa hoa đào, hoa mận, hoa tam giác mạch; những vườn cam quýt, vườn hồng, vườn đào, vườn mận; những ruộng bậc thang xếp tầng tầng đẹp như tranh vẽ như Mù Căng Chải, Hoàng Su Phì, Y Tý, Sin Súi Hồvới sự đa dạng, phong phú, sự khác biệt vềphong cảnh trải đều qua các mùa trong năm Sản phẩm đặc thù với lợi thế về khí hậu, địa hình và phương pháp canh tác tạo nên những nét hấp dẫn lớn đối với du khách.
Ngoài ra, có thể phát triển du lịch gắn với một số trang trại hoa phong lan, ươm giống khu vực Mộc Châu (Sơn La) và Sapa (Lào Cai) để làm phong phú hơn sản phẩm trải nghiệm ngắm hoa.
6.6 Du lịch biên giới gắn với khu kinh tế cửa khẩu.
Miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù Hoạt động du lịch gắn liền với tuyến đường tuần tra biên giới, các cột mốc thời gian gần đây thu hút lượng khách du lịch cả trong nước lẫn quốc tế Đặc biệt nhóm khách có độ tuổi trẻ, ưa thích khám phá Bên cạnh đó là hoạt động thương mai gắn với các khu kinh tế cửa khẩu quan trọng như:
Samtay, tỉnh Houaphan, nước bạn Lào.
Trang 23 Cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên) kết nối với cửa khẩu Sop Hun, Phongsaly, nước bạn Lào.
Trung Quốc.
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
VII.Tuyến du lịch chính.
VII.1 Tuyến đường bộ.
a.Tuyến Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn ( quốc lộ 1A )
Lăng → chùa Tam Thanh → thành Nhà Mạc → Hà Nội.
Trang 24 Bắc Giang: làng nghề nổi tiếng (gốm Thổ Hà, mì Chũ, bánh đa Kế, rượu làng Vân….)
dân tộc.
Chùa Vĩnh Nghiêm: Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang, được xây dựng vào đầu triều Lý (1010 - 1225) Ngoài việc thờ Phật, đây còn là nơi có lịch sử đào tạo tăng tài lâu đời nhất của Phật giáo Việt Nam Chùa là nơi tổ chức khắc in và lưu trữ thư tịch Việt Nam qua các triều đại phong kiến, và cũng là nơi tàng lưu một kho tàng di sản văn hóa quý giá bao gồm: hệ thống tượng thờ (trên 100 pho), hệ thống văn bia cổ (8 bia), hệ thống hoành phi câu đối, đồ thờ Đặc biệt là kho mộc bản kinh Phật và những thư tịch khác do các vị thiền sư Thiền phái Trúc Lâm tổ chức khắc vào nhiều giai đoạn khác nhau.
Khu du lịch Suối Mỡ: Tại khu vực Suối Mỡ, các công trình tạo thành một khu liên
hoàn: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng (có từ thời nhà Lê, thế kỷ XV – XVI) Với nhiều loại hình du lịch để du khách có thể lựa chọn như: Tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tắm suối, cắm trại, leo núi, khám phá thiên nhiên hoặc mua sắm, ẩm thực… Du khách có thể lựa chọn điểm du lịch sinh thái tại thác Suối Mỡ; thác Thùm Thùm; vọng Ngắm Trăng; đỉnh Rông Khế; hồ Suối Mỡ hoặc du lịch tâm linh tại đền Suối Mỡ (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng); đền Trần; đền Quan; đền Cô Bé Cây Xanh.
Ải Chi Lăng: Khu di tích Chi Lăng là một khu di tích rộng lớn nhờ bề dày lịch sử đấu
tranh giữ yên bờ cõi nước nhà Khu di tích gồm 52 điểm trải dài dọc thung lũng sông
Trang 25Thương, nằm trên địa bàn hai xã Quang Lang và Chi Lăng, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km Tại đây có các điểm di tích như: Thành Kai Kinh, cầu Quan Âm, núi Tay Ngai là những di tích thuộc thời kỳ chống thực dân Pháp Tại khu vực địa phận Đồng Bành, có các địa danh như: Núi Bàn Cờ, Phố Sặt, Lân Ba Tài, chợ Cung…là hậu cứ của tất cả các trận đánh tại Chi Lăng trong lịch sử Thêm vào đó, còn có các điểm di tích như: Thành Lũy, Lũy Ngõ Thề, Thành Kho, đầm lầy Mã Yên (nơi giết chết tướng giặc Liễu Thăng)…
Chùa Tam Thanh: Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh thuộc địa phận
phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn Theo các nhà nghiên cứu cho rằng di tích này xưa kia là nơi thờ tự của Đạo giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh là ba cung cao nhất được coi là ba tiên cảnh mà ở đó mỗi cung do một vị thần cai quản Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện nay dấu tích của đạo giáo chỉ còn lại cái tên Chùa Tam Thanh còn là một di tích tôn giáo tín ngưỡng Tên gọi chùa Tam Thanh cũng bắt nguồn từ đặc điểm này Đây là một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng.
Thành nhà Mạc: Thành Tuyên Quang (thành nhà Mạc) là một trong số ít những toà
thành cổ còn lại trong cả nước Hiện nay, tuy không còn nguyên vẹn nhưng thành Tuyên Quang vẫn giữ lại được những phần cơ bản của một toà thành quân sự, hành chính của chế độ phong kiến Việt Nam trong lịch sử Ngoài ra, với vị trí của mình, thành cổ Tuyên Quang còn có nhiều ý nghĩa với vùng đất được gọi là "phên dậu của kinh thành Thăng Long", là "bức thành thép của quốc gia" như nhiều sử gia đã nhận xét.
b.Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng ( Quốc lộ 3).
HN.
Trang 26 Khách sạn Bắc Kạn Paradise hotel (Nông Thượng – thành phố Bắc Kạn)
Khu di tích Pác Bó: Khu di tích bao gồm nhiều địa điểm gắn với thời kỳ cách mạng
của Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1941 – 1945 Nổi bật nhất trong khu di tích chính là hang Pác Bó, nơi Bác đã sống và làm việc, mỗi khi du khách lên tham quan khu di tích đều không thể bỏ qua địa điểm này Đây thực chất là một hang động tự nhiên, được hình thành qua quá trình xói mòn tự nhiên lâu năm của các dòng chảy ngầm trên bề mặt núi đá vôi.
Thác Bản giốc: Thác sở hữu vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn, là ngọn thác hùng vĩ mà ai
đã từng một lần chứng kiến, tận mắt chiêm ngưỡng sẽ nhớ mãi những cảm xúc choáng ngợp, ấn tượng khó có thể diễn tả trước vẻ đẹp mà tạo hóa đã vẽ lên Nhìn từ xa, thác tựa như những dải lụa trắng vắt ngang lưng đồi Dưới chân thác Bản Giốc là dòng sông Quây Sơn xanh ngắt, hiền hòa Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng và đẹp nhất nước ta Thác cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện
Hồ Ba Bể: Hồ Ba Bể là thắng cảnh thiên nhiên độc Đáo của tỉnh Bắc Kạn và được
UNESCO xếp vào danh sách hai mươi hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ và phát triển Môi trường sinh thái với vẻ đẹp hoang sơ và những nét văn hoá gắn liền với nhiều sự tích lịch sử huyền thoại cũng là một đặc điểm khiến nơi đây thu hút được một lượng lớn khách du lịch hàng năm.Hồ nằm giữa lòng núi rừng Việt Bắc, kẹp giữa hai cánh cung Ngàn Sơn và Sông Gâm Hồ được thắt khúc bởi 3 hồ là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng nên được gọi là hồ Ba Bể Hồ trải rộng gần 2 km và dài lớn hơn 8 km Những hòn đào lớn nhỏ năm rãi rác trong lòng hồ Mỗi đảo ấy như một “khu rừng nhỏ” bởi ở đó có chim, có
Trang 27cây, đặc biệt là có hoa lan rất đẹp Bao bọc lấy hồ là rừng nguyên sinh, nơi đây chứa đựng những tài nguyên vô cùng quý giá và to lớn về sinh vật học
c Tuyến Hà Nội – Phú Thọ - Tuyên Quang – Hà Giang ( QL2, QL4C ).
Trào → Hà Nội
Đền Hùng: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng Phía đông với các dãy núi non trùng điệp Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các
Trang 28vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì Những di chỉ khảo cổ học đo là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trược công nguyên hàng nghìn năm.
Cột cờ Lũng Cú: Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m
so với mực nước biển Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.Theo ghi chép, cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt Lúc ban đầu, công trình chỉ làm bằng cây sa mộc dựng trên nền đất Sau này, vào năm 1887, khi thực dân Pháp đã thôn tính hoàn toàn nước ta, cột đã được xây dựng lại Từ đó đến nay, công trình đã được nhiều lần trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian và có diện mạo như ngày nay.
Sông Nho Quế: Sông Nho Quế là một phụ lưu của dòng sông Gâm, bắt nguồn từ vùng
núi Nghiễn Sơn – Vân Nam, Trung Quốc rồi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam vào Việt Nam Dòng sông có tổng chiều dài là 192 km, nhưng phần chảy vào Việt Nam chỉ dài 46 km, mà không hoàn toàn chảy qua tỉnh Hà Giang mà còn có 1 phần chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng Phần đầu của dòng sông chảy từ địa phận thôn Séo Lủng đi qua hẻm Tu Sản Đây được biết đến là hẻm vực sâu nhất khu vực Đông Nam Á và là nơi có cấu trúc kiến tạo điạ chất độc đáo nhất tại Việt Nam Hẻm vực này nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc với độ cao 1500 m, sâu từ 700 – 900 m nên nếu đứng từ trên đỉnh Mã Pí Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế bên dưới bạn sẽ thấy được một cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục, nên thơ làm say lòng du khách.
Khu di tích Tân Trào: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gồm các địa
danh nổi tiếng như đình Hồng Thái, lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, cụm di tích ATK Kim Quan Đây là những “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống không thể bỏ qua của du khách khi đến với Tuyên Quang Nhờ vị trí chiến lược quan trọng cùng những điều kiện thuận lợi, trong thời kỳ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm
Trang 291945, Tân Trào được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn là “Thủ đô Khu giải phóng” - nơi diễn ra những sự kiện có ý nghĩa quyết định với vận mệnh của dân tộc
d.Tuyến Tây Bắc: (Quốc lộ 6).
chỉ huy chiến dịch ĐBP → nhà tù Sơn La → thác Dải Yếm → HN
Châu, chợ đêm Mộc Châu, thủy điện Hòa Bình.
Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ: Nằm giữa khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận
xã Mường Phăng, huyện Điện Biên ngày nay, khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nguyên là nơi đặt Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ trong những ngày lịch sử kháng Pháp Chính tại nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Sở chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào lúc 15 giờ ngày 7-5-1954 Được bố trí dọc theo con suối nhỏ chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km², Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là một hệ thống chỉ huy và
Trang 30phòng thủ dã chiến gồm các hầm hào, lán trại liên hoàn được làm bằng những vật liệu đơn sơ như cây, tre, luồng, lá móc, lá gồi có sẵn tại khu rừng Mường Phăng, rất phù hợp với điều kiện tác chiến và làm việc khẩn trương, đồng thời vẫn bảo đảm được tính bí mật và sự an toàn cho bộ chỉ huy chiến dịch.
Đồi A1: Di tích A1 nằm cạnh quốc lộ 279 (đường 7/5) thuộc phường Mường Thanh –
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên A1 thuộc dãy đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm, là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh Cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4h sáng ngày 7/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Ngày nay đến với cứ điểm A1, qua những chứng tích lịch sử còn lại của chiến tranh như: đường hầm, chiếc xe tăng, hố bộc phá… chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ cũng như tinh thần anh dũng, quả cảm của các chiến sỹ để có được sự độc lập, tự do ngày hôm nay.
Bảo tàng lịch sử: Phần trưng bày được bố trí ở tầng nổi của Bảo tàng với gần 1000 tài
liệu, hiện vật (nhiều chất liệu), hình ảnh, bản đồ được đánh giá là một trưng bày hiện đại được sắp xếp theo trình tự thời gian, có sự đan xen với lối trưng bày theo bộ sưu tập hiện vật, đã thực sự đáp ứng được cấu trúc chung và yêu cầu nội dung của chiến thắng Điện Biên Phủ Nội dung trưng bày nhằm tái hiện chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (từ 9 tháng 1945 đến tháng 9 năm 1953); tái hiện diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; tôn vinh sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ và tác động của chiến dịch Điện Biên Phủ đối với thế giới; tái hiện những kì tích lịch sử mà quân và dân ta đã làm được Riêng khu vực trang trọng của bảo tàng đặt ảnh chân dung 26 anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954 Hơn nữa ở tầng 2 của bảo tàng còn có bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và đang được ghi nhận là bức tranh Panorama về chiến tranh lớn nhất trên thế giới.
Trang 31Nhà tù Sơn La: Đến với nhà tù Sơn La, khách du lịch sẽ được chứng kiến hàng trăm
hiện vật, những công cụ tra tấn – những chứng tích sống về tội ác dã man của kẻ thù như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn… Hiện nay, nhà tù vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng Ngoài ra, khách du lịch không khỏi xúc động khi đứng trước cây đào mang tên người chiến sĩ cộng sản kiên trung Tô Hiệu.
Thác Dải Yếm: Thác Dải Yếm là một ngọn thác lớn thuộc xã Mường Sang trên cao
nguyên Mộc Châu Ngọn thác này có khởi nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Châu ở đầu Bản Vặt Con suối uốn lượn, chảy dài suốt 5 km rồi hợp lưu với suối Bó Sập cùng vùng núi đá vôi rồi đổ xuống tạo thành con thác hùng vĩ Với độ cao khoảng 100m, Thác Dải Yếm được chia thành hai phần nằm cách nhau một bãi đất phẳng Trong đó phần trên của thác bao gồm 9 tầng tượng trưng cho "9 bậc tình yêu" trong truyền thuyết, phía dưới thác bao gồm 5 phần Sau khi vượt qua một con đập tràn đẹp mắt, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vỹ, lãng mạn mà Thác Dải Yếm đang khoác lên mình Đặt chân đến Thác Dải Yếm, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt diệu mà còn được lắng nghe những câu chuyện tình yêu gắn liền với thác nước hùng vỹ này.
e.Tuyến Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai ( QL70 & Cao tốc HN-LC).
Hùng → Hà Nội
Trang 32 Gốc Lát quán (Yên Bái).
Fansipan: nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Lào Cai Chiều cao lên tới 3143m,
được coi là đỉnh núi không chỉ cao nhất cả nước mà còn được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương Là một phần của Núi Hoàng Liên Sơn, Fansipan đóng vai trò là đầu nguồn cho các con sông lớn Hồng Hà và sông Đà Fansipan có khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và sở hữu nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp Tại đây, bạn sẽ được khám phá Bảo An Thiền Tự, Vườn tre, Bích Vân Thiền Tự, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm
Bản Cát Cát: Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát là nơi sinh sống của
cộng đồng người H’Mông Bản Cát Cát được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ 19; đến đầu thế kỷ 20, người Pháp phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi đây và chọn làm nơi nghỉ dưỡng Bản Cát Cát là mang vẻ đẹp rất riêng và chưa bao giờ làm người ta thất vọng Từ những vườn hoa đầy sắc màu bao quanh ngôi nhà trình tường cũ, bên cạnh con đường lát đá, cho đến cả những không gian văn hóa bản làng đậm chất Tây Bắc Tất cả như hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động.
Mù Cang Chải: Nhắc đến Mù Cang Chải là người ta nghĩ ngay tới những thửa ruộng
bậc thang trải dài như những nấc thang lên tận trời Kiệt tác hiếm có trong nền văn minh lúa nước Việt Nam lại do chính đôi tay con người sáng tạo ra để thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu và thủy lợi mà thiên ban tặng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.
Đền Hùng: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm
Trang 33giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng Phía đông với các dãy núi non trùng điệp Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì Những di chỉ khảo cổ học đo là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trược công nguyên hàng nghìn năm.
VII.2 Tuyến du lịch quốc tế.
a.Tuyến Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu (Tp Côn Minh, tỉnh Vân Nam, TrungQuốc).
Quốc) → Kim Mã Phường - Bích Kê Phường → núi tuyết Ngọc Long → Rừng đá Thạch Lâm.
Khu thắng cảnh Rừng đá (Thạch Lâm).
Dongchuan, Làng dân tộc Vân Nam.
Trang 34 Nhà hàng nổi Tấn Giang, quán mì Vân Nam
nghề thổ cẩm Lan Rừng, Sun plaza.
(Dounan), phố Nanping.
Bản Cát Cát: Cát Cát là một bản làng của người dân tộc Mông Nơi đây có khá
nhiều nghề thủ công truyền thống: trồng bông, lanh và dệt vải Qua những khung dệt này, người Mông đã tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn: hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh… Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm vải và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm là một trong những nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu đời và đã tạo ra được những sản phẩm khá tinh xảo.
Thành cổ Lệ Giang có tuổi đời hơn 800 năm và được UNESCO công nhận là Di sản
Văn hóa Thế giới Với độ cao 2400m và rộng 3,8km2, giáp núi gần sông nên nơi này từ xưa đến nay đã là nơi tham quan không thể bỏ qua của các du khách nước ngoài Điểm đặc biệt của nơi đây chính là đường xá được trải đá đỏ có chạm khắc hoa văn đẹp mắt nên mùa mưa không sợ lầy lội còn mùa hè không lo bụi bặm Tính đến nay thì thành cổ Lệ Giang có hơn 6200 hộ gia đình với hơn 25 ngàn dân đang sinh sống, chủ yếu là dân tộc Na-xi Đến đây bạn sẽ được chụp hình cùng những cây cầu đá nhỏ xinh có hàng liễu rũ buông dài xuống đất vô cùng nhẹ nhàng, thanh thoát
Kim Mã – Bích Kê Phường:là một di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở trung tâm thành
phố Côn Minh, Kim Mã Bích Kê là nơi đặt 2 chiếc cổng vòm được xây dựng theo phong cách kiến trúc Trung Hoa cổ Nằm ở phía đông của hồ Điền Trì, chiếc cổng vòm này thu hút rất nhiều du khách đến thăm bởi sự kì diệu của 2 chiếc cổng này, vào ngày lễ trung thu của năm Dậu bất kì nào trùng đúng vào tiết thu phân thì cái bóng của hai cổng Kim
Trang 35Mã Bích Kê sẽ hòa vào thành một, hiện tượng kì ảo này chỉ diễn ra 60 năm 1 lần vì vậy nếu đến đúng dịp này, được tận mắt chứng kiến cảnh tượng kì ảo này chắc chắn du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và thích thú trước sự huyền ảo này.Đến thăm Kim Mã- Bích Kê phường du khách cũng có thể chiêm ngưỡng được sự kì ảo của 2 chiếc cổng vòm này Vào buổi chiều ta khi ánh mặt trời đang lặn dần về phía Tây thì cổng vòm Bích Kê Phường sẽ ngả bóng về phía Đông và khi mặt trăng lên cao từ phía Đông thì ánh trăng dịu dàng chiếu xuống Kim Mã Phường rồi ngả bóng về phía Tây đan xen là những ánh đèn đường được thắp sáng khiến cho chiếc cổng vòm trở nên thật lộng lẫy
Núi tuyết Ngọc Long nằm ở thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là một
trong những ngọn núi cao nhất thế giới vớ độ cao trên 5.000m, đỉnh cao nhất của ngọn núi là Phiến Tử Đẩu cao 5.596m ngọn núi được tuyết bao phủ quanh năm Bên kia núi là vực Hổ Khiêu (Hổ Khiêu Hiệp) nổi tiếng - nơi thách thức những nhà leo núi mạo hiểm chinh phục nó Núi Ngọc Long có một ý nghĩa vô cùng linh thiêng đối với người dân Nạp Tây nó là biểu tượng cho sự sống và sức mạnh của người dân nơi đây.
Rừng đá Thạch Lâm: Năm 2004, rừng đá được UNESCO bình chọn là Vườn địa chất
thế giới Nó cũng được Chính phủ công nhận là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia Đi dạo trong khu rừng đặc biệt này, du khách sẽ trầm trồ ngạc nhiên trước những kiệt tác đá tự nhiên Dưới bàn tay tạo hóa nhào nặn, những khối đá sở hữu vô vàn hình thù phức tạp khác nhau Cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây sẽ chinh phục mọi du khách Những khối đá kỳ lạ, dốc đứng sừng sững tạo ra những khung cảnh ngoạn mục Khu rừng này bao gồm ba khu rừng nhỏ hơn Đó là Đại Thạch Lâm, Tiểu Thạch Lâm và Rừng đá Naigu, cả ba khu rừng này được đặc trưng bởi những khối đá khác nhau Đến rừng đá, bạn còn được khám phá thiên nhiên phong phú đa dạng Ở đây có rất nhiều loại rừng khác nhau, bạn còn được khám phá thiên nhiên phong phú đa dạng Ngoài các giá trị du lịch, khu rừng đá này còn có giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc, là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với Côn Minh.
b.Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn – Bằng Trường (Tp Nam Ninh, khu tự trị dân tộcChoang, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc).
Ninh, Trung Quốc ) → Phố ẩm thực Trung Sơn → Khu thắng cảnh Gia Hòa.
Trang 36 Thời gian: 4N3Đ.
cảnh Gia Hòa.
dòng Ung Giang, Phố cổ Dương Mai, Chinh phục núi Lăng.
Mixc mall, trung tâm thương mại Yufeng, cửa hàng tạo hóa Parkson.
Chùa Tam Thanh (hay còn gọi là Thanh Thiền Tự) nằm trong động Tam Thanh thuộc
địa phận phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn Theo các nhà nghiên cứu cho rằng di tích này xưa kia là nơi thờ tự của Đạo giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh là ba cung cao nhất được coi là ba tiên cảnh mà ở đó mỗi cung do một vị thần cai quản Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện nay dấu tích của đạo giáo chỉ còn lại cái tên Chùa Tam Thanh còn là một di tích tôn giáo tín ngưỡng Tên gọi chùa Tam Thanh cũng bắt nguồn từ đặc điểm này Đây là một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng.
Trang 37Công viên Thanh Tú Sơn: Với vị trí địa lý tự nhiên cao nhất trong thành phố, Thanh
Tú Sơn nằm ở vị trí cao hơn 289 m so với mực nước biển, Thanh Sơn Tú với những vách núi dốc đứng, nơi đây đang bảo tồn rất nhiều loại thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, đến với Thanh Tú Sơn du khách có thể bắt gặp những con suối nước trong veo, hướng tầm mắt nhìn ra xa, bạn xẽ thấy đồi núi nhấp nhô, rừng cây um tùm Khu thắng cảnh trước kia là Lâm trường Thanh Sơn Là một trong tám cảnh đẹp Ung Châu thuở xưa, với thế núi hùng vỹ vươn trời xanh, phong cảnh lừng danh “núi không cao mà tú, nước không sâu nhưng thanh” Chính vì vậy, công viên này được đặt tên là Thanh Tú Sơn, một cảnh quan thực vật cận nhiệt đới Nam Á vô cùng độc đáo, được ví như lá phổi xanh của Nam Ninh.
Phố ẩm thực Trung Sơn: Là một con phố bình dân chỉ chỉ dài vài mấy trăm mét,
nhưng khu phố ẩm thực này đã ghi tên vào danh sách những nơi nhất định phải đến ít nhất một lần mỗi khi ghé qua Nam Ninh Nơi đây được coi là nơi kết tinh của ẩm thực Trung Hoa, bởi tại con phố Trung Sơn du khách sẽ tìm thấy tất cả những món ăn đặc trưng của Trung Quốc từ những món ăn truyền thống đến những món ăn đặc trưng của từng vùng miền ở Trung Quốc Bên cạnh đó du khách còn được tìm hiểu về những câu chuyện đằng sau những món ăn đầy tinh tế và tâm huyết của những người đầu bếp tài hoa.
Khu thắng cảnh Gia Hòa:Kể đến cách địa điểm du lịch Nam Ninh không thể thiếu
khu thắng cảnh Gia Hòa Nằm trong khuôn viên Gia Hòa Thành, khu thắng cảnh cấp 4A quốc gia có diện tích 4tr4m2 là một điểm thư giãn lý tưởng Suối nước nóng Gia Hoà Thành là khu nghỉ mát tổng hợp có suối nước nóng cỡ lớn cùng các điểm nghỉ mát thú vị như khu hành lang thương mại bên bờ suối, khu phong cảnh suối nước nóng, vườn cây ăn quả, công viên, khu thể dục thể thao…Suối nước nóng nằm sâu 1300m dưới lòng đất với dòng nước chứa nhiều khoáng sản, đặc biệt là Oxit Silic vừa giúp du khách thư giãn, vừa hỗ trợ chữa bệnh Khuôn viên tổng hợp phong cách từ 6 quốc gia thuộc Châu Âu và Đông Nam Á, vừa thể hiện được nét đặc sắc của các quốc gia nhưng vẫn hòa quyện hài hòa tạo nên nét đẹp của khu danh thắng.
c.Tuyến Hà Nội – Điện Biên – Vân Nam (Trung Quốc).
Trang 38 Sơ đồ tuyến du lịch: Hà Nội → A Pa Chải → Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ → Phố cổ Lệ Giang (Vân Nam, Trung Quốc ) → Thành cổ Đại Lí → Shangri-la.
suối nước nóng U Va.
và núi Cangshan.
A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện
Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc Đây được gọi là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển, hàng năm đón khá nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, chinh phục.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phố
3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Được khởi công xây dựng đầu tháng 10/2012, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình trọng
Trang 39điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2014) Công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc và phần nội dung trưng bày, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, xứng tầm với chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
Phố cổ Lệ Giang: Lệ Giang là một trong những thành phố cổ ở Trung Quốc được
bảo tồn tốt nhất và cũng được công nhận là di sản Thế Giới, với kiến trúc độc đáo và nền văn hóa đa dạng Lạc bước Lệ Giang, bạn sẽ vô tình bị cuốn hút bởi những ngôi nhà cổ có tuổi đời vài trăm năm, những con đường lát đá và một khung cảnh bình yên đến lạ Phố cổ Lệ Giang được xây dựng cách đây hơn 800 năm từ thời nhà Tống, nhà Nguyên và phát triển nhất trong triều đại Minh, Thanh Đến với phố cổ Lệ Giang, bên cạnh những con đường phố cổ, bạn có thể ghé tham quan tháp Wangu, bảo tàng văn hóa Dongba, quảng trường Sifang, dinh thự của Mu, công viên Black Dragon
Thành cổ Đại Lí: Đại Lí là một trong thành cổ nổi tiếng nhất thời phong kiến Trung
Quốc, được xây dựng vào thời nhà Minh Đại Lí không chỉ có cảnh đẹp thơ mộng của vùng núi non hùng vĩ phía Nam Trung Quốc mà nơi này còn là kinh thành phát triển kinh tế, giao thương độc đáo Trong thời nhà Minh, Thanh các vị vua, quan vẫn thường xuyên có các chuyến du hành đến đây để vui chơi và tìm hiểu về cuộc sống của người dân
Shangri-la nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vân Nam và là một vùng đất huyền bí, hùng
vĩ nổi tiếng Shangri-la là nơi giao hòa giữa trời đất và con người, nơi có vườn quốc gia rộng lớn, những ngọn núi tuyết hùng vĩ, những ngôi đền đài đặc trưng của người Tây Tạng Đến Shangri-la du khách đừng quên đến tham quan vườn quốc gia Potatso – Vườn quốc gia đầu tiên của Trung Quốc đại lục, ngắm núi tuyết Meili, tu viện Songzanlin – tu viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất ở Vân Nam…
d.Tuyến Hà Nội – Sơn La – Lào
Trang 40 Lào: Vang Vieng và Luang Prabang.
Động Tham Kong Lo.
Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La Nơi đây giáp ranh hai
huyện Bắc Yên (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái) Tà Xùa Sơn La chỉ có khoảng 450 hộ dân sinh sống và chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông Tà Xùa một trong những thiên đường mây đẹp nhất miền Bắc, cùng với những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi, nơi đây đã và đang hấp dẫn du khách thập phương du lịch trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo mà thiên nhiên ban tặng vùng đất này với các địa điểm chẹkin hot như sống lưng khủng long, mỏm cá heo, rừng nguyên sinh quốc gia Tà Xùa, cây táo mèo cô đơn
Vang Vieng: Tọa lạc trong khu vực núi rừng cách thủ đô Vientiane 150km,Vang
Vieng nổi tiếng là một thị trấn bé nhỏ và bình yên, nơi có khí hậu trong lành mát mẻ rất thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng Nếu muốn tìm hiểu về một chốn mang phong cách du lịch Lào đích thực thì Vang Vieng chính là nơi du khách nên tìm Với lợi thế về địa hình lý tưởng – lưng tựa núi mặt nhìn sông, thị trấn Vang Vieng được biết đến như một vùng quê ẩn chứa trong mình nét hoang sơ và mang nét yên ả thanh bình bên dòng sông Nam Song Ở đây có các hoạt động thể thao rất thú vị: chèo thuyền kayak, đu dây, khinh khí cầu, dù lượn, hoặc bạn có thể nhàn nhã đạp xe dọc sông, tĩnh lặng câu cá hay nằm đọc sách trên những chiếc võng được mắc trên những tán dừa đung đưa, ngắm mặt trời dần buông cuối chân trời để tận hưởng một ngày an nhiên ở đây