VI DANH MỤC HÌNH CÁC HÌNH VẼ Danh mục hình các hình vẽ Ll Kinh té tuyén tinh va kinh té tuan hoan 12 Tỷ lệ tái chế chất thải bao bì theo vật liệu của 28 nước EU 13 Mô hình Kinh tế t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
7 _
CÔNG TRÌNH THAM DỰ GIẢI THƯƠNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” CẤP TRƯỜNG NĂM
2020-2021 Tên công trình: KINH TẾ TUẦN HOÀN - KINH NGHIỆM QUỐC TẺ
VÀ ĐÈ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIÊN TẠI VIỆT NAM
Mã số:
Nhóm sinh viên thực hiện:
Vién: Kinh té va Quan ly
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Bích Ngọc
Hà Nội, tháng 05/2021
Trang 2KINH TE TUAN HOAN - KINH NGHIEM QUOC TE
VA DE XUAT CHINH SACH PHAT TRIEN TAI VIET NAM
Nhom sinh vién thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Bích Ngọc
Nghiên cứu góp phân làm rõ hơn về tình hình tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt, 6 nhiễm môi trường càng trở nên trằm trọng Bên cạnh đó, có thêm kiến thức về kinh tế tuần
hoàn giúp ta làm rõ khái niệm kinh tế tuần hoàn, phân biệt kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần
hoàn, thay duoc két quả mà mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại hiệu quả cả về kinh tế và xã
hội, có tác động tích cực đến môi trường xung quanh Hướng nghiên cứu là nghiên cứu lý
luận và các bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trên thê giới như Đức, Hà Lan, Pháp,
Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Australia, về xây
dựng chính sách phát triên kinh tế tuần hoàn, so sánh và nghiên cứu điểm khác nhau giữa các
nước Đồng thời, tìm hiểu về thực trạng, cách thức thu gom và xử lý rác thải ở nước ta, nhất
là chất thải rắn sinh hoạt Đánh giá các chính sách, mô hình kinh tế trước đây ở Việt Nam Nêu ra nguyên nhân ô nhiễm rác tại Việt Nam, hạn chế về các chính sách trước đây, thách thức của Việt Nam ở thời điểm hiện tại và đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp với sự phát triên của Việt Nam Phân tích sự đồng tình với các gợi ý chính sách của các giảng viên và sinh viên khoa Môi trường tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Từ đó, đưa
ra kết luận chung về hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Mục tiêu là hướng đến
nên kinh tế xanh phát triển bền vững
Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, tái chế, chất thải, chính sách
Trang 3LOI CAM ON
Đề thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu rất may mắn khi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thay/cé, các cô/chủ, anh/chị, các ban sinh viên Bài nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các
tô chức nghiên cứu và tổ chức chính trị
Đầu tiên nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trần Thị Bích Ngọc
đã hết lòng hướng dẫn tận tình và đồng hành xuyên suốt cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài, đảm bảo đề tài được hoàn thành đúng tiễn độ, và đặc biệt đã chia sẻ rất nhiều kiến
thức mới, bễ ích đê xây dựng thành quả như ngày hôm nay
Sau đó, xin cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình, đoàn kết, tỉnh thần đồng đội của nhóm, cùng vượt qua những khỏ khăn trong quá trình thực hiện nghiên cửu này đề đi đến đích cuối
cùng
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 41 Tính cấp thiết của nghiên cứu S TT HH Hye 1
2 Mục tiêu và nhiém vu mghién ctu ccc ccc ccccccectesesessussntsesenseeen 2
3 Đối tượng nghiên cứu - TT HH HH TH na nh Hàn re 2
4 Phạm vi nghiên cứu - (022111211221 221111211 Ẹ11111111251 111 H1 kk 2k ra 2
5 Phương pháp nghiên cứu L0 2c 1c 1n TH HH HH nà 3
6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu -L c2 ST HH HH re 3
1 Tổng quan nghiên cứu - - ST Ha HH na nai 3
8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ST n2 HH He re 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 5 1.1 Lich sir phat trién kinh tế tuần hoàn 1 TT nh nh Hy 5 1.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển Kinh tế tuần hoàn Õ 1.2.1 Liên Minh Châu Âu (EU) c5 2 SH HH nha 7
122 Cộng hòa Liên bang Đức LG nh ng nh ngà nen ke kh 10
1.2.3 Vuong quéc Ha Lat ccccccccccceseeecetetstsesesesestssisesesesetetssseneees 12
1.2.6 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ¿2c 1S 1 2211212121111 182 nà 19 1.2.7 Vuong Quéc Nhật Bản L0 2112111 nh nà nhờ cha 21 1.2.8 Cộng hòa Nhân dan Trung Hoa TL HH HH nh ky 22
1.2.9 Đại Hàn Dân Quốc L2 c n nn HT HH HH Huệ 24 12.10 Đài Loan nh TT Hình kg ng nh th 26 1.2.11 Cộng hòa Singapore Lcc 119 nh Ha he 27 1.2.12 Australia (Úc) c c2 n2 HT HH HH nà nai 29
1.3 Tổng kết về các kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các chính sách phát triển
Trang 511 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ RÁC THÁI TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT
2.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoại 34 2.1.1 Nguồn phát sinh các nguồn phát sinh chat thai ran sinh hoạt 34 2.1.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt c2 E v2 re 34
2.2 Rác thải tại đô thị 2222222251222 2 222g re 34
2.4 _ Thực trạng về thu gom và xử lý rác thai tai WN cece eeeeeeeeeees 37
2.42 Vận chuyỂn cọc HT HH HH nh no Hi cớ 38
2443 Thực trạng về thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam cc¿ 39 2.5 _ Các hạn chế đặt ra về rác thải đối với môi trường tại VN hiện nay 4I CHUONG 3: TONG QUAN VE PHAT TRIEN KINH TE TUAN HOAN TAI VIET
3.1 Các chính sách KTTH của Viét Nam 00.000.c0ccccccccccscccsesceessenesesess 42 3.2 Các mô hình KTTH của Việt Nam 5L c2 ESnnE HH nha 44 3.3 Những hạn chế trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay 44 CHUONG 4: ĐÈ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIÊN KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO
VIỆT NAM 222022220 2220222022212 2 2112222112222 21212 2211112 45
4.I Thách thức L 2n nh HH nh kh Hs Hy 45 4.2 Một số định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam 45
4.3 Phân tích sự đồng tình của sinh viên khoa môi trường ở các trường Đại học
trên địa bàn Thành phố Hà Nội về các giải pháp nêu trên 47 43.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứửu 2c nh He 47
432 Thang đo dùng trong nghiên CửuU G2 nh ng nhà 48 43.3 Phương pháp phân tích ĐH» Sn» ST TH ng ng nh hen 48
4.3.4 Kết quả phân tích c2 c2 nh nh na nàn xe 49 4.4 Kế(luận 0.22 nh HH na na HH anh nh no nai 50 KET LUAN ooo cccccccccccsececcsecseseveseesesevesnsvsevesensssetesentusevisentsietesensictisestsiesisestsetietteseieeseenee 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2 222221221122 2212121222222 212g sze 52
Trang 6Mua xanh (Green Public Procurement
Cơ Môi Liên furanoate
mo cua nha san sinh i san dan (Gross National Product
i i ¡ khí
Y tê Canada
tin Kinh tự Giáo Hàn Kinh Cradle to Cradle Sản nam thai sinh thai môi
hải
N
N Nghị định — Chính
¡nh — Thủ Phát Bảo vệ môi
Vv
Vv
tu i i ion Direct Investment Electronic
Trang 7Danh muc cac bang
Ll Chính sách giảm lượng CÓ; trong giao thông
12 4 lộ trình và 50 biện pháp của Pháp trong KTTH
13 Sự phát triên KTTH tại Nhật Bản qua 3 giai đoạn
14 Co cau trién khai cla KTTH 6 Trung Quéc
15 So sánh các phương pháp xử lý chất thải thực phẩm
16 Kinh nghiệm thực hiện mô hình KTTH của các nước điện hình
17 Bảng so sánh kinh nghiệm thực hiện giữa các nước
21 Các loại chất thải rắn đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
22 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị (theo vùng,
Trang 8VI DANH MỤC HÌNH CÁC HÌNH VẼ
Danh mục hình các hình vẽ
Ll Kinh té tuyén tinh va kinh té tuan hoan
12 Tỷ lệ tái chế chất thải bao bì theo vật liệu của 28 nước EU
13 Mô hình Kinh tế tuần hoàn của Đức
14 Mô hình Kinh tê tuần hoàn của Hà Lan
15 Mô hình kinh tế tuần hoàn của Mỹ
16 Mô hình kinh tế tuân hoàn của Nhật Bản
17 Mô hình Kinh tê tuần hoàn tại Trung Quốc
18 Quy trình của hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa theo khối lượng
l RFID
L9 Lộ trình Kê hoạch tổng thê về không chật thải của Singapore
1.10 Mô hình Kinh tế tuần hoàn của Singapore
1.11 Mô hình Kinh tế tuân hoàn của Úc
21 Biêu đồ So sánh tỷ lệ chat thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị
` giữa các vùng
22 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (theo vùng, 2019)
23 Tỷ lệ thu gom chất thải răn sinh hoạt tại khu vực nông thôn (theo vung,
21 Quy trình thu gom chất thải điên hình
22 Quy trinh che bien compost tu chat thai ran sinh hoat
2.3 Quy trình đốt dé thu hôi năng lượng điện hình
24 Quy trình khí hóa
31 Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách Nhà nước liên quan tới Kinh tế tuần hoàn
Trang 9
LOI MO DAU
1 Tinh cấp thiết của nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua giúp chất lượng cuộc sống của con người được nang | cao, nhung cũng đồng thời làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tốn hại đến môi trường Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), lượng tài nguyên mà con người khai thác vào năm 2017 đã tăng gấp 3,4
lần so với 50 năm trước [I] Bên cạnh đó, lượng rac thải trên thế giới ngày càng nhiều hơn
Với khối lượng rác thu gom được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tân mỗi năm, thế giới có lượng rác ngang bằng sản lượng ngũ cốc (khoảng 2 ty tan) và sắt thép (1 tỉ tân), đó là kết luận
từ các chuyên viên của Viện nguyên vật liệu Cyclope [2] Theo dữ liệu thống kê từ 30 nước,
có 1,2 tỉ tân rác tập trung từ các vùng đô thị, từ 1,I-1,§ tỉ tân rác thải công nghiệp không nguy
hại và 150 triệu tân rác nguy hại Mỹ và châu Âu là nơi có lượng rác đô thị xả ra nhiều nhất với hơn 200 triệu tân rác cho mỗi khu vực, kế đó là Trung Quốc véi hon 170 triéu tan Rac công nghiệp ở Mỹ chiém khoang 275 triệu tân Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thé gidi
(2018), tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên toàn cầu vào khoảng 2 ty tan (năm 2016), trong đó nhiều nhất là ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương với 468 triệu tấn (xấp xỉ 23%) và thấp nhất là Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tan (xap xi 6%) [3] Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình toàn cầu
khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 4,54 kg/người/ngày Ước tính tông khối lượng các loại chất thải rắn có thê vào khoảng 7-10
tỷ tấn/năm 2016 Dự báo chất thải rắn đô thị sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn năm 2030 và 3,4 tỷ tấn
năm 2050, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất ở các khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông [4]
Với lượng rác thải ngày càng nhiều, với tốc độ tăng 10%/ năm, riêng chất thải đô thị
là 10-16%/năm [5] Năm 2016, lượng chất thải rắn của đô thị tại Việt Nam là 11,6 triệu tân
(trung bình 0,33kg/người/ngày) Con số này dự đoán sẽ tăng gấp đôi, ở mức khoảng 22 triệu tân vào năm 2050 [6] Đặc biệt, mặc dù chỉ đứng thứ 15 về dân số nhưng lượng rác thải nhựa
thải ra biên đứng thứ 4 trên toàn thế giới, với hơn 1,83 triệu tấn/ năm [7] Những vấn đề trên
đã gây áp lực rất lớn lên nền kinh tế đang phát triên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi mô hình
phát triển
Trong bối cảnh đó Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) duoc col la cach tét nhat dé phá vỡ những ràng buộc bấy lâu nay của ràng buộc phát triên kinh té va van dé tiêu cực đến môi trường Cụ thể, mô hình Kinh tế tuần hoàn được hiểu là hệ thống kinh tế có tính tái tạo
và khôi phục thông qua việc thay đối hàng hoá, dịch vụ từ khâu thiết kế, sản xuất và tiêu
dùng Qua đó, kéo đài tuôi thọ của nguyên vật liệu, năng lượng trong chuỗi giá trị trong suốt vòng đời sản phẩm, giảm thiêu các tác động tiêu cực tới môi trường Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia, đồng thời
góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biên đối khí hậu Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa
một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cầu trúc lại và sử dụng lại, do đó, góp
phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu héi chat thai cho đầu vào sản xuất, giảm chỉ phí sản xuất
cho doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích cho môi trường, nên kinh tế, cho doanh nghiệp và cộng đồng xã hội giúp thúc đây kinh tế, giảm khai thác tài nguyên và giảm lượng rác thải ra môi trường Chính vì vậy kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng chuyên đổi tất yêu, vốn
Trang 10phát triên đất nước giai đoạn 2021 - 2030 “khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bên vững tài nguyen; lấu bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm nưục tiếu hàng dau; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo dam chất lượng môi trường sống, bảo vệ äa dạng sinh học và hệ sinh thải; xây dựng nên kinh tế xanh, kinh tế
tuân hoàn, thân thiện với môi trường ” Đồng thời cũng đưa ra mục tiêu cụ thê về môi trường đến năm 2025 “24 /£ /bw gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đâm tiểu
chuẩn, quy chuẩn đạt 90%, tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thông
xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 924”
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Kinh tế tuần hoàn- kinh nghiệm quốc
té và đề xuất chính sách phát triển tại Việt Nant”, dựa vào nghiên cứu các mô hình kinh tế tuần hoản trên thế giới, cũng như thực trạng nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra những giải
pháp phù hợp cho việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam Do kiến thức còn
hạn chế nên bài nghiên cứu không thê tránh khỏi thiếu sót, chủng em rất hy vọng nhận được
sự góp ý từ thầy (cô) Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cửu lý luận và các bài học kinh nghiệm của các nước
trên thế giới về xây dựng chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn Đồng thời tìm hiểu về thực
trạng rác thải ở Việt Nam, nhật là chât thải răn sinh hoạt Đánh giá các chính sách, mô hình kinh tê trước đây ở Việt Nam Từ đó đưa ra các gợi ý đề xây dựng chính sách này cho Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
-_ Lâm rõ khái niệm kinh tế tuần hoàn, phân biệt kinh tế tuyến tinh và kinh tế tuần hoàn;
- _ Tổng hợp các chính sách cơ bản về phát triên kinh tê tuần hoàn tại một số nước phát
triển;
- Tong quan về thực trạng rác thai ran và rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay;
- Tổng hợp các chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam;
- Để xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển kinh tế tuần hoàn
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tải là lý luận chung về kinh tế tuần hoàn, các chính sách
cơ bản về phát triển kinh tế tuần hoàn tại một số nước phát triển và tổng quan về phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay
Trang 11Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các chính sách của các nước xây đựng trong giai đoạn từ năm 1970 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp cơ bản nhự: Phương pháp nghiên cứu tại bản đề tìm kiếm các tài liệu về chính sách phát triển kinh tế tuần hoản của các nước phát triển
nhằm tìm kiểm các gợi ý chính sách cho Việt Nam; phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích
thực chứng cũng là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cửu này
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiên hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng giảng viên, sinh viên khoa Môi trường có sự hiểu biết về KTTH đê thu thập thông tin Công cụ xử lý số liệu: Xử lý số liệu dựa trên phần mềm thống ké SPSS phiên bản
20.0
6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu góp phân làm rõ hơn về tình hình tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường càng trở nên trằm trọng Bên cạnh đó, có thêm kiến thức về kinh tế tuần
hoàn giúp ta thấy được kết quả mà mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại hiệu quả cả về kinh tế
và xã hội, có tác động tích cực đến môi trường xung quanh Nghiên cứu lý luận và các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng chính sách phát triển kinh tê tuần hoàn Đông thời, tìm hiểu về thực trạng rác thải ở nước ta, nhất là chất thải rắn sinh hoạt Đánh giá các chính sách, mô hình kinh tẾ trước đây ở Việt Nam Từ đó, đưa ra các đề xuất về chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Mục tiêu là hướng đến nền kinh tế phát
triển bền vững
7 Tổng quan nghiên cứu
Đề tài như thế này chưa được nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian gần đây do Việt Nam vẫn là nước đang phát triển với nền công nghiệp có trình độ công nghệ chủ yếu là thấp
và lạc hậu Nhận thức về phát triển kinh tế bền vững với môi trường, trong đó có kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những năm gân đây với các tài liệu như:
-_ Những kết quả bước đầu của sáng kiến kinh tế tuần hoàn ngành Công Thương (Đánh giá 10 năm thực hiện mô hình sản xuất sạch công nghiệp) (2021);
-_ Kinh tế tuần hoàn - Hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam(2020);
- _ Hướng đến Kinh tế bền vững (01/2021);
-_ Giải pháp thúc đây phát triển nền kinh tê tuần hoàn tại Việt Nam (2020);
Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới đang và đã thực hiện thành công các giải pháp về Kinh tế tuần hoàn này như thể nảo, so sánh và nghiên cửu điểm
khác nhau giữa các nước Đưa ra các số liệu về rác thải đô thị và nông thôn, những nguyên
nhân dẫn đến sự ô nhiễm rác thải tại Việt Nam, tổng quan về phát triển Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Từ các kinh nghiệm của các nước trên thê giới và những nguyên nhân ô nhiễm rác
Trang 12trường tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết câu của đề tải tiêu luận gồm 4 chương:
- _ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kinh tế tuần hoàn
-_ Chương 2: Thực trạng về rác thải tại đô thị và nông thôn Việt Nam
- _ Chương 3: Tổng quan về phát triển kinh tế tuần hoàn tại việt nam
-_ Chương 4: Đề xuất chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam
Trang 13CHUONG 1: CO SO LY THUYET VE KINH TE TUAN HOAN
1.1 Lịch sử phát triển kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn không còn là một khái niệm mới, khái niệm KTTH đã xuất hiện
trong nông nghiệp vào thế kỉ 18 Boulding (1966) so sánh trái đất như tải vũ trụ trong không gian và đưa ra kết luận một hệ thống kinh tế tuần hoàn là bắt buộc để duy tri sw tổn tại bền vững của con người trên Trái đất [§] Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất là báo cáo của Stahel và Ready (1976), trong lĩnh vực chế tạo ô tô và xây dựng với ý tưởng cốt lõi là việc kéo đài vòng đời của sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và sức lao động của ngành này [9] Từ đó, họ lập luận rằng, một nền kinh tế về vòng sản phẩm hoàn toàn khép kín, ưu tiên tái sử dụng, ưu tên sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn sản xuất hàng hóa mới sẽ có tác động tích cực trong tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên môi trường Đây là một quan điểm mới mang tính đột phá ở thời điểm đó Những năm sau, khái niệm KTTH tiếp tục được trải qua nhiều bước thay đối để phát triển toàn diện nhiều hơn Tới gần đây, đã có
114 cách hiểu về KTTH được đưa ra Trong đó các cách hiểu đơn giản như KTTH là giảm
phát thải, đến những khái niệm phức tạp hơn 3R hay 4R
Nguyên liệu thô
Tiêu dùng
Chất thải
Kinh tế tuyến tính Kinh tế tuần hoàn
Hình 1.1: Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn
(Nguôn: Ellen MacArthur Foundation)[10]
và (Báo cáo chính phu Ha Lan) [11]
Đến nay, được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm KTTH do tổ chức Ellen MacArthur Foundation trình bảy tại hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012: “K77 là một hệ
thống có tính cải tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thé khái niệm “kết thúc vòng đời) của vật liệu bằng khải niệm khôi phục, chuyên dịch theo hướng
sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tốn hại đến việc tái sử dụng và giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và các mô hình kinh doanh trong phạm vì của nó ”.|10]
Trang 14Cùng thời điểm đó, tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) năm
2017 (Circular Economy, 2017) cho rằng “KTTH là một cách để tạo ra giá trị và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng, nó hoạt động bằng cách kéo đài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiền thiết kế và bảo dưỡng, chuyên chất thải từ cuỗi chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiễu lần chứ không chỉ một lan’ [12]
Tổng kết các khái niệm KTTH hiện đại, “7he Cữecular Economy and A new sustainability paradigm” cua Gelssdoerfer và cộng sự đã đưa ra một cách nhìn cụ thể về
KTTH, do 1a “mor hé thong mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, phát thai, hao hut
năng lượng được giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng Điều này có thể đạt được thông qua các thiết kế có tính dai hạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tải sử dụng, tải sản xuất, làm mới và tái chế”.[13] Khái niệm này rất gần gũi với quan niệm KTTH là 9R của chính phủ Hà Lan [14]
Như vậy, nêu xem xét từ góc nhìn tông thê xã hội, KTTH là một hệ thống kinh tế có
tinh cải tạo và khôi phục, thông qua việc thay đôi cách mà hàng hóa, địch vụ được thiết kế, sản xuất và tiêu dùng
Từ đó, kéo dài tuổi thọ của vật liệu, chuyên chất thải từ điểm cuối của vòng sản xuất hay tiêu dùng trở lại điểm ban đầu, giảm thiêu các tác động tiêu cực tới môi trường Theo đó,
KTTH không là một mô hình đồng nhất cho nền kinh tế mà nó là nhiều mô hình khác nhau
được xây dựng theo cùng một triết lý, đỏ là triết lý Tái tạo (Regeneration) và Khôi phục (Restoration) KTTH cé 3 nguyén tac cơ bản, gồm:
- Bao tén va phat trién tải nguyên thiên nhiên thông qua việc kiêm soát, nhằm sử dụng các tài nguyên và tái tạo hệ thống tự nhiên, đặc biệt đây mạnh sử dụng năng lượng tái
1.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển Kinh tế tuần hoàn
Trên thực tế, các chính sách liên quan đến KTTH đã xuất hiện ở trước đó rất lâu ở các quốc gia, với nhiều cách tiếp cận khác nhau Ngay tại châu Âu, Hà Lan đã có bước đi đầu về tiên vào năm 1970 với “thang Lansink”, ưu tiên ngăn ngừa và hạn chế sinh chất thải, thúc đây
sử dụng và tái chế, sau đó là việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt trước khi áp dụng biện
pháp cuối cùng là chôn lấp [15] Tại Đức là luật về Quản lý chất thải và chu trình khép kín
(Closed Substance Cycle and Waste Management Act) nam 1996 [16, 17] Tai chau My la Hoa Ky voi cach tiép cận dựa vào thị trường đối với rác thải vào năm 1677 [I8] Tại châu A, Nhật Bản khởi xướng với Luật cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The
Basic Law for Establishing a Recycling — Based Society) từ năm 2002 [19] Nam 2009, Trung Quốc có Luật xúc tiên Kinh té tuan hoan (Cicrular Economy Promotion Law) [20].
Trang 15cộng sự (2018) đã rút ra và đưa ra kết luận rằng về mặt chính sách, hiện nay có hai cách tiếp
nhất định Tiêu biểu của cách tiệp cận này là tại Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản và Canada Tuy nhiên, cách thức áp dụng của mỗi nước không hoàn toàn giống nhau
b Tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu (Group of seetors, products, materials and substances)
Cách tiếp cận thực hiện KTTH nảy không giới hạn ở phạm vi một không gian hay
một hệ thống kinh tế nhất định mả tập trung theo nhỏm ngành, sản phẩm hoặc nguyên vật liệu Để ngắn gọn, có thể gọi đây là cách tiếp cận theo vật liệu Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đồng tình với cách tiếp cận này khi khẳng định đây là “mẫu số chung lớn nhất” của tất
cả các ngành và không gian địa lý [22] Theo đó, làm ưu tiên thực hiện KTTH Tiêu biểu cách
tiếp cận này là Khối liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore
Tuy nhiên hai cách tiếp cận nảy trên thực tế không hoàn toàn được phân biệt rõ ràng với nhau Đơn giản nhự một khu công nghiệp được tạo ra có thê nhằm tới việc tuần hoàn một
hoặc một vài vật liệu nhất định Vì thế, ở rất nhiều nước, chúng ta có thê thấy hai cách tiếp
cận này được sử dụng kết hợp với nhau, tùy vào đặc điệm của từng quốc gia
1.2.1 Lién Minh Chau Au (EU)
1.2.1.1 Chính sách của Liên Minh Châu Âu (EU)
Kế hoạch hành động KTTH của châu Âu đã chỉ rõ cần thực hiện KTTH qua 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản pham, gồm:
fi) Sản xuất (production), trong đó cần chú ý đến khâu thiết kế (redesign)
- Ủy ban sẽ bao gồm hướng dẫn về thực hành quản lý chất thải tốt nhật và hiệu quả tài
nguyên trong các lĩnh vực công nghiệp trong các tải liệu tham khảo về Kỹ thuật tốt nhất hiện
có (BREES) và sẽ ban hành hướng dẫn và thúc đây các thực hành tốt nhật về chất thải khai
thác;
- Uy ban dang dé xuất (trong các đề xuất luật sửa đôi về chất thải) làm rõ các quy tac
về các sản pham phu dé tao điều kiện thuận lợi cho cộng sinh công nghiệp và g1úp tạo ra một sân chơi bình đẳng trên toàn EU;
- Ủy ban sẽ thúc đây khả năng sửa chữa, khả năng nâng cấp, độ bền và khả năng tái chế của sản phâm bằng cách phát triển các yêu cầu sản phẩm liên quan đến nền kinh tế tuần
hoàn trong công việc tương lai của mình theo Chỉ thị thiết kế sinh thái, nếu thích hợp và có
tính đến các đặc điểm cụ thể của các nhóm sản pham khác nhau Kế hoạch làm việc của Ecodesign cho giai đoạn 2015-2017 sẽ trình bảy chỉ tiết về cách thức thực hiện điều này Ủy ban cũng sẽ sớm đề xuất các yêu cầu về Thiết kế sinh thái đối với man hình điện tử;
- Các đề xuất luật sửa đôi về chất thải tạo ra động lực kinh tế dé thiết kế sản phẩm tốt
hơn thông qua các quy định về trách nhiệm mở rộng của người sản xuất;
Trang 16hơn về các mảng công việc khác nhau của chính sách sản phẩm của mình trong đóng góp của
họ vào nền kinh tế tuần hoàn
i) Tiéu ding (Consumption):
- Ủy ban sẽ đặc biệt xem xét các yêu cầu tương ứng về độ bên và sự sẵn có của thông tin sửa chữa và phụ tùng thay thê trong công việc của mình trên Thiết kê sinh thái, cũng nhự thông tin về độ bền trong các biện pháp Dán nhãn Năng lượng trong tương lai;
- Trong các đề xuất về chất thải được sửa đối, Ủy ban đề xuất các quy tắc mới sẽ khuyến khích các hoạt động tái sử dụng:
- Ủy ban sẽ làm việc hướng tới việc thực thi tốt hơn các bảo đảm đối với các sản phẩm hữu hình, kiểm tra các lựa chọn có thê có đề cải tiên và giải quyết các tuyên bố sai về màu xanh lá cây;
- Ủy ban sẽ chuẩn bị một chương trình thử nghiệm độc lập theo Horizon 2020 để giúp xác định các vẫn đề liên quan đến sự lỗi thời theo kế hoạch có thê xảy ra Công việc này sẽ có
sự tham gia của các bên liên quan nếu thích hợp;
- Ủy ban sẽ hành động về Mua sắm công xanh (GPP), bằng cách nhân mạnh các khía cạnh kinh tế vòng tròn trong các tiêu chí mới hoặc sửa đổi, hỗ trợ việc tiếp thu GPP cao hon,
va di dau trong viéc mua sam của chính mình và trong tài trợ của EU
(iti) Quản lý chất thdi (Waste Management):
Cùng với kế hoạch hành động này, Ủy ban đang thông qua các đề xuất lập pháp sửa đổi về chất thải bao gồm cụ thê:
- Các mục tiêu tái chế dài hạn đối với chất thải đô thị và chất thải đóng gói, và giảm chôn lấp;
- _ Các điều khoản để thúc đây việc sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế:
- Yéu cầu chung đối với các chương trình trách nhiệm của người sản xuất mở rộng;
-_ Đơn giản hóa và hài hòa các định nghĩa và phương pháp tính toán và sẽ đây mạnh hợp tác với các Quốc gia Thành viên để cải thiện việc quan ly chat thải trên thực địa, bao gôm cả việc tránh tình trạng thừa khả năng xử lý chất thai ton dong
Ủy ban sẽ hỗ trợ các Quốc gia thành viên và các khu vực để đảm bảo rằng các khoản đầu tư của Chính sách liên kết trong lĩnh vực chất thải gop phan hỗ trợ các mục tiêu của luật chất thải của EU và được hướng dẫn bởi hệ thống phân cấp chất thải của EU
(iv) Bién chat thai thanh tai nguyén (Secondary Raw Materials):
- Ủy ban sẽ khởi động công việc phat trién các tiêu chuan chat lượng cho các nguyên liệu thô thử cấp ở những nơi chúng cân thiết (đặc biệt đối với nhựa), và đang đề xuất các cải tiễn đối với các quy tắc về 'cuối cùng của chất thải;
- Uy ban sẽ đề xuất một quy định sửa đổi của EU về phân bón, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận phân bón hữu cơ và chất thải trên thị trường đơn lẻ và đo đó hỗ trợ vai trò của chất đỉnh dưỡng sinh học trong nên kinh tế tuần hoản;
- Uy ban sẽ thực hiện một loạt các hành động dé tạo điều kiện cho việc tái sử dụng nước; điều nảy sẽ bao gồm một đề xuất lập pháp về các yêu câu tối thiêu đối với nước tái sử
Trang 179
- Uy ban sé phat trién phân tích và đề xuất các tùy chọn về giao diện giữa hóa chất, sản phẩm và luật pháp về chất thải, bao gồm cách giảm sự hiện diện và cải thiện việc theo dõi các hóa chat can quan tam trong sản phẩm;
- Ủy ban sẽ phat trién hon nữa Hệ thống Thông tin Nguyên liệu thô mới ra mắt gần đây
và hỗ trợ nghiên cứu trên toàn EU về đòng nguyên liệu thô
Kế hoạch hành động này xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện KTTH, đó là nhựa, chất thải thực phẩm, các nguyên liệu quan trọng, xây dựng và phá dỡ, nhiên liệu sinh khối, nhiên liệu sinh học
1.2.1.2 Kết quả đạt được
- Rac thai bao bi 6 EU, được tính theo trọng lượng, được tạo thành từ giây va bia cứng
(40%), thủy tỉnh (20%), nhựa (19%), gỗ (15%) va kim loại (6%), theo dữ liệu của
Eurostat Năm 2013, 65% bao bì được tái chế ở EU-28, mặc dù tái chế theo vật liệu cụ thể tỷ
lệ thay đổi rất nhiều: 85% cho bao bì giấy và bìa cứng; 74% đối với kim loạibao bì; 73% đối
với bao bì thủy tinh; 36% đối với bao bì bằng gỗ và 37% đối với nhựa bao bi[23]
Hình 1.2: Tỷ lệ tái chế chất thải bao bì theo vật liệu của 28 nước EU
(Nguon: Eurostat, 2016) [24]
- Rac thải đô thị bình quân đầu người ở EU giảm từ 523 kg / người năm 2007 xuống
474 kg / người vào năm 2014, một phần là do suy thoái kinh tế
-_ Tỷ lệ rác thải đô thị được tái chế hoặc làm phân trộn ở EU-28 tang tu 31% năm 2004 lên 44% năm 2014 Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA), xu hướngtrong thập kỷ qua cũng bao gồm sự chuyên hướng khỏi việc chôn lấp và giảm 56% giá trị ròng phát thải khí nhà
kính từ quản lý chất thải đô thị từ năm 2001 đếnNăm 2010
-_ Đối với bao bì, tỷ lệ tái chế cho tất cả các vật liệu đóng gói trong EU 15 tăng từ
55,6% năm 2004 lên 67,8% năm 2013.
Trang 181.2.2.1 Chính sách của Cộng hòa Liên bang Đức
Cách thực hiện KTTH của quốc gia này được đánh giá là “từ trên xuống — top down” Theo đó, nước Đức đã sớm ban hành Luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín từ năm
1996, với ý tưởng cốt lõi là tuần hoàn vật liệu Họ ý thức được rằng nền kinh tế công nghiệp
nặng của Đức luôn cần rất nhiều vật liệu đầu vào, do đó việc tuần hoàn vật liệu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên, đồng thời đảm bảo phát triển bên vững lâu dài của cả nền kinh tế
Vì vậy, Luật cung cấp các khuôn khổ để thực hiện quản lý chất thải tương thích với môi trường cũng như khả năng đồng hóa chất thải Từ đó, nước Đức tiếp cận thực hiện KTTH ở cấp toàn quốc gia, thúc đây nhiều mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dung, t ái chế và đốt rác thải de san xuat dién va nhiét Tham chí, nêu chỉ riêng về chính sách tái chế, nước Đức đã có luật về đóng gói từ năm 1991, yêu cầu các nhà sản xuất tái chế tất cả vật liệu đóng gói mà họ bán Đề đáp lại, ngành công nghiệp Đức đã phát triển hệ thống vật liệu có thé tái chế cùng với hệ thống thu gom chất thải thông thường Hệ thống được tài trợ, được vận hành bởi Hệ thống Duales Deutschland, có nhiệm vụ giúp cải thiện tý lệ tái chế từ mức hiện tại là 62% rác
thải đô thị
Hình 1.3: Mô hình Kinh tế tuần hoàn của Đức
(Nguon: Olabode Emmanuel Ogunmakinde, 2019) [25]
Ngoai ra, nude Đức còn phát triển các chính sách năng lượng, công nghiệp và môi
trường rất cụ thê ở cấp quốc gia và đóng vai trò rất mạnh mẽ trong lĩnh vực nảy ở cấp độ châu Âu bằng cách quy định tiêu chuẩn cho các phương tiện giao thông và đánh thuế nhiên liệu, năng lượng phát triển năng lương sinh học, như:
s - Chính sách giảm lượng CÔ; trong giao thông:
Trang 19II Bảng 1.1: Chính sách giảm lượng CO; trong giao thông
Don vi: Triệu tấn
Giảm CO; ước tính
Đo lường Loại dụng cụ đến năm 2020 so với
năm 2005* Chiến lược CO› cho ô tô Quy định, hiệu quả -6
Mở rộng sử dụng nhiên liệu sinh Quy định, nhiên liệu -10,5
Chuyên đôi động cơ thuê trước vs ở " ;
ba xe đối với cơ sở CO; Tài chính, hiệu quả 3
Ghi nhãn CO; cho Ô tô và xe tải Thông tỉn, hiệu quả -4
(Nguôn: Cơ quan Môi trường Liên bang (UBA), Lah, O (2016)) [26]
s - Đánh thuế nguyên liệu
Xăng và giá dầu điesel tăng 3,07 xu một lít và năm (tổng cộng tăng 15,34 xu mỗi lít tính đến năm 2003) từ năm 1999 đến năm 2003 Điều nảy nhằm mục đích nội bộ hóa một
phần chỉ phí bên ngoài và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải Đên năm 2012, thuê năng lượng đôi với giao thông vận tải nhiên liệu là 65,45 cent / lít xăng, 47,04 cent / lít dau diesel va 18 cent / keCNG hoac LNG (BMF, 2012)
Trang 2012
Ô tô chở khách phải đạt được mức trung binh mic phat thai 130g CO./km vào năm
2015 và mức thắt chặt 95g CO; / km vào năm 2020 Kê từ yêu cầu đòi hỏi lượng carbon trung bình của đội xe, các nhà sản xuất có thê có một số phương tiện phát thải cao hơn trong đội xe
vì các phương tiện thải ra ít carbon hơn làm mất cân bằng trung bình Với tỷ lệ ô tô hạng nặng tương đối cao ở Đức, giới hạn của châu Âu dự kiến sẽ dẫn đến mức phat thai CO, trung
bình là 143g COz;/ km vào năm 2015 và 105g CO› / km vào năm 2020 đối với tật cả các ô tô
mới đăng ký tại Đức Ngoài những cắt giảm này, sẽ đạt được thông qua cải tiên động cơ, cắt giảm 10g CO;/ km dự kiên từ việc thực hiện các biện pháp không liên quan đến động cơ
1.2.2.2 Kết quả đạt được
Hiệu quả từ các nguồn lực và Chiến lược và Chính sách Kinh tế Thông tư điễn hình như:
- Unmicore da va dang ching minh rang việc tái chế hiệu quả là một cách có lợi nhuận
và bền vững mô hình kinh doanh, cung cấp các cơ hội đầu tư, đối mới và việc làm Gần với 50% nhu cầu cung cấp kim loại của Umicore đến từ việc tái chế trong nhà Điều này cũng giảm đáng kê lượng khí thải CO2
-_ Môi trường Suez đã thành lập 278 trung tâm phân loại, 99 giàn ủ và 85 cơ sở thu héi
chất thải điện tử, sản xuất 12 triệu tân nguyên liệu thô thứ cấp vật liệu, déng thời loại bỏ 2,8 triệu tân khí thải CO2
- Nhà máy của Renault ở Choisy-le-Roi, gần Paris, tái sản xuất động cơ ô tô, hộp số, bơm phun và các thành phần khác đề bán lại Nhà máy của các hoạt động tái sản xuất sử dụng
ít năng lượng hơn 80% và ít nước hơn gần 90% so với các sản phẩm sản xuất mới tương đương, với tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao Renault thiết kế lại các thành phần nhất định để lam cho ching dé dang hon dé tháo rời và sử dụng lại
- Mạng lưới Cộng sinh Công nghiệp Châu Âu, được thành lập vào năm 2013, tập hợp lại các tô chức chịu trách nhiệm về tối đa 10 chương trình cộng sinh công nghiệp đã được
thành lập (tham gia tập thê với hơn 20.000 công ty trên khắp Châu Âu)
1.2.3 Vương quốc Hà Lan
1.2.3.1 Chính sách của Vương quốc Hà Lan
Ngoài “thang Lansink” từ những năm 1970, quy định thứ tự ưu tiên trong quản lý chất
thải Năm 2013, chính phủ Hà Lan thực hiện hàng loạt chương trình và dự án nhằm biên nước
này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của châu Âu Đặc biệt, chương trình “Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào những năm 2050” đưa ra những tầm nhìn, định hướng lệ trình và các mục tiêu rất cụ thể ở quốc gia này Theo đó, 5 lĩnh vực được ưu tiên là:
® - Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm;
® Nhựa;
e Chế tạo (tập trung vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại);
s - Xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây dựng và phát triển thị trường :
s® Tiêu dùng.
Trang 21Hình 1.4: Mô hình Kinh tế tuần hoàn của Hà Lan
(Nguôn: Joris Sunattis, 2020) [27]
Tuy nhiên, khác với Đức, cách thực hiện này được đánh giá là “từ dưới lên — bottom up” Tại quốc gia này, KTTH được gẫn với góc nhìn của các doanh nghiệp, các địa phương đề cao đổi mới trong sử dụng vật liệu, thay đổi các mô hình kinh doanh, xuất phát từ chính lợi ich và những sáng kiến của các doanh nghiệp, địa phương Theo đó, Hà Lan đã trở thành nước đi đầu việc thực hiện chuyên đôi KTTH
1.2.3.2 Kết quả đạt được
se - Sinh khối & Thực phẩm
InStock 14 mét trong những chuỗi nhà hàng đầu tiên ở Hà Lan chuyên hướng chất thải thừa của nhà sản xuất và siêu thị vào thực đơn của họ Nó thực hiện điều này bằng cách hợp tác với hơn 160 cửa hàng tạp hóa ở Hà Lan, tạo ra giá trị từ rác thải thực phẩm Đến nay, InStock đã tiết kiệm được hơn 400.000 kg rác thải thực
phẩm Gần đây, Hà Lan cũng đã triển khai lực lượng đặc nhiệm ““Liên minh chống
lãng phí thực phẩm” trị giá 8 triệu USD cho các chuỗi giá trị thực phâm bên vững
hơn, nhằm giảm một nửa lãng phí thực phẩm vào năm 2030;
Sinh khối có thê là một chất tạo giao tử cho ngành công nghiệp hóa chất Hà Lan, nhà sản xuất hóa chất xanh hàng đầu EU; với hơn 20% sản lượng hóa chất của họ dựa trên nguyên liệu sinh học tái tạo Nhà sản xuất hóa chất Hà Lan Corbion là nhà sản xuất nguyên liệu tái tạo tiên phong có nguồn gốc từ vi sinh vat dé san xuất polyethylene furanoate (PEF);
Trong sản xuất, DyeCoo đã phát triển một quy trình đệt nhuộm mới giúp loại bỏ
Trang 22sử dụng, tái chế và giảm thiêu chất thải Nền tảng mạnh mẽ của Madaster đã được
sử dụng cho Park 20 | 20, công viên kinh doanh siêu bền vững của Amsterdam Công viên 20 | 20 chạy bằng 100% năng lượng tái tạo và mọi yêu tố của công viên
đã được thiết kế để tái sử dụng và tái chế Ví dụ, tất cả các cấu trúc nội thất, mặt tiền tòa nhà và lối đi bằng gạch đã được có định bằng các mối nối và bu lông chử không phải bằng keo hoặc xi măng, dẫn đến việc đễ dàng tháo rời đề sử dụng lại -
đơn giản nhưng mạnh mẽ
Hàng tiêu dùng và nhựa
Gã khống lỗ Anh-Hà Lan Unilever đã tự khăng định mình là nhà lãnh đạo trong nên kinh tế vòng tròn khi triển khai vô số khuôn khô thiết kế sản phâm nhự “Ít
nhựa hơn Nhựa tốt hơn Không có nhựa” Mục tiêu chính của họ là giảm nhựa
trong các sản phẩm và thực hiện nhựa tái sinh & tái chế Những mục tiêu này có thê được liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực sinh khối, thực phâm và sản xuất;
Một ví dụ điển hình về nhựa là Plastic Whale, một phong trào hướng tới người
dân Amsterdam và Rotterdam nhằm thu gom nhựa và sử dụng nó như một nguyên liệu thô tái chế để sản xuất đỗ nội thất và tàu thuyên;
Đối với các thiết bị cơ bản, Philips đang triển khai mô hình kinh doanh sản phâm
dưới dang dich vu (PaaS) Ví dụ: sáng kiến “Pay-per-Lux” của họ cài đặt dén LED cho khách hàng như một dịch vụ, trong khi Philips giữ quyền sở hữu để theo dõi hiệu suất, bảo trì và nâng cấp Nhìn chung, điều nảy làm giảm chỉ phí năng lượng
và tăng cường thiết kế thiết bị theo mô-đun đề để tháo rời và kiêm soát 1.2.4 Cộng hòa Pháp
1.2.4.1 Chính sách của Cộng hòa Pháp
Lộ trình được cầu trúc như một kế hoạch gồm 4 lộ trình và 50 biện pháp được thiết kế
dé cai tiên phương pháp sản xuất, nâng cao hành vi tiêu dùng, thúc đây tái chế chất thải và đảm bảo sự tham gia rộng rãi nhất có thê của các bên liên quan
Bảng 3.2: 4 lộ trình và 50 biện phap cua Phap trong KTTH
1 Sử dụng nhiều nguyên liệu phụ trong sản phẩm
2 Hỗ trợ đầu tư hiệu quả
3 Đến năm 2020, hỗ trợ 2.000 công ty tự nguyện thông qua
Cơ chê ADEME (Cơ quan Quản lý Năng lượng và Môi
trường Pháp)
Trang 2315
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiến thẳng mọi lúc mọi nơi” Khởi động Chương trình Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) để bảo mật đầu tư từ các lĩnh vực tái chế công nghiệp và lĩnh vực của các nhà sản xuất sản phẩm
tái chế
Quản lý tài nguyên bền vững hơn
Từ năm 2019, điều chính các kỹ năng chuyên môn đề sản xuất tốt hơn ở cập quốc gia cấp độ trong các khu vực Thực hiện dán nhãn môi trường tự nguyện cho các sản phâm và dịch vụ trong năm lĩnh vực thí điêm và mở rộng
kê hoạch tự nguyện này cho các lĩnh vực khác vào năm
2018
Lộ trình hành vi tiêu dùng
8 Tăng cường phạm vi dịch vụ được cung cấp bởi các bên tham gia vào việc tái sử dụng, sửa chữa và tính kinh tế của chức năng (hệ thống sản phẩm - dịch vụ) Tăng cường nghĩa vụ của nhà sản xuất và nhà phân phối
về cung cấp thông tin về sự sẵn có của các phụ tùng thay thế cho sản phẩm điện tử và đỗ nội thất
Đơn giản thanh toán từ ngày 1/1/2020 đối với các sản phẩm điện - điện tử
Tăng cường thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm pháp lý của sự phù hợp và kéo đài thời gian của tiêu dùng tại cấp
độ châu Âu
Triển khai việc thực hiện các tiêu chí điều chế sinh thái cho tất cả EPR các kế hoạch và biên điều chế sinh thái trở thành một công cụ đề khuyên khích thay đổi hành vi Cải thiện thông tin người tiêu dùng
Đây mạnh cuộc chiên chống lãng phí thực phẩm Đến năm 2019, thúc đây các nguyên tắc chính của cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm cho ngành dét may
Tăng cường khuyến khích trẻ không nên loại bỏ sản
Mở rộng phạm vi của chương trình “đóng gói” EPR đến chuyên nghiệp đóng gói và nhằm mục đích tăng tỷ lệ chai
và lon được thu thập trong lĩnh vực quán cà phê, khách sạn và nhà hàng
Đơn giản hóa quy trình phân loại cho công dân và hai hòa màu sắc của container trên khắp nước Pháp
Cải thiện thiết bị tượng hình được gọi là "Triman” bằng
cách đơn giản hóa định nghĩa
Trang 24so việc xử lý chất thải
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ưu đãi về giá đối với việc thụ gom chất thải
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai phân loại chất
thải sinh học tại nguồn băng cách hội đông, băng cách nởi lỏng các hạn chế
Tái chế tất cả chất thải sinh học chất lượng cao và hỗ trợ
ngành nông nghiệp đề thúc đây nền kinh tế tuần hoàn
Thực hiện lệnh cấm sử dụng nhựa dé vé, mở rộng hộp dung polystyrene va microbeads bang nhựa ở cấp độ Châu Âu
Đến năm 2020, áp đặt việc lắp đặt các bộ lọc thu hồi hạt nhựa tại các trang web nơi chúng được sản xuất hoặc sử
Giáo dục các tác nhân liên quan đến việc tạo ra các
có để bao gồm 'phí giành cho người gây ô nhiễm” nguyên tắc cho sản phẩm mới
Phát triên các Chương trình EPR nhất định để cải thiện
hoạt động
Đến năm 2019, nghiên cứu triên khai cơ chế tài chính để
thúc đây sự phục hồi của điện thoại di động cũ Cung cấp cho nhà sản xuất nhiều quyền tự do hon dé thực hiện trách nhiệm của họ trong Đề án của Chương trình EPR
Rà soát hoạt động quản lý chất thải tòa nhà bằng cách lập thu thập hiệu quả hơn
Đến tháng 5 năm 2019, tiễn hành đánh giá sâu về quy
định hiện hành khuôn khổ cho việc "đánh giá chất thải trước khi phá dỡ"
Đến năm 2020, phát triển các hướng dẫn kỹ thuật cho phép công nhận hiệu suất của vật liệu tái sử dụng Điều chỉnh các quy định về chất thải để thúc đây nền
kinh tế tuần hoàn
Tạo điều kiện đê chấm dứt tình trang lãng phí
Từ năm 2019, xem xét các quy tắc về chôn lập và đốt rác
cho hoạt động kinh doanh và tô chức lãng phí
Trang 2540 Chống buôn bán bất hợp pháp các loại xe đời cũ
Sự tham gia của cộng đồng
41 Thực hiện các nỗ lực truyền thông chưa từng có để huy
động công dân và các doanh nghiệp
42 Nâng cao nhận thức và giáo dục
4 Triển khai và duy trì hành động trong khu vực về nền
kinh tê vòng tròn
Sử dụng mua sắm công và "hành chính mẫu mực” làm
don bay dé trién khai nền kinh tế tuần hoàn
Hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn thông qua nguồn vốn
chuyên dụng
Tăng cường hiệp lực giữa các công ty (công nghiệp và
lãnh thé sinh thái - EIT - cộng sinh công nghiệp)
Huy động cộng đồng khoa học và kỹ thuật với phương
pháp tiếp cận đa ngành
Tăng cường quản trị và chỉ đạo quốc gia bằng cách phát
48 triên Hội đồng chất thải quốc gia thành Hội đồng kinh tế
tuần hoàn quốc gia
Tích hợp các van đề đặc biệt của các vùng lãnh thé hai
ngoal
Tiếp tục hành động của Pháp để hỗ trợ nền kinh tế tuần
hoàn trên Quy mô Châu Âu và quốc tế
Từ đó, các doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ, tiêu biêu là việc ra đời Thung lũng tái
chế dệt may tại phía Bắc nước Pháp hướng tới thu hồi 50% vải thải và tái chế 959% số vải đó
vào năm 2019 Nhà máy sản xuất của Renault tại Choisy-le-Roi phía nam Paris cũng thực hiện tái sản xuất các thiết bị tự động, tuần hoàn vật liệu và không còn chất thải chôn lập
Từ năm 2017, Chính phủ nước Pháp bắt đầu xây dựng lộ trình KTTH, với mục tiêu
đến năm 2030 sẽ giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tiêu dùng của Pháp:
s - Giảm tiêu thụ tài nguyên 30% vào năm 2030 (so với GNP của Pháp năm 2010);
Trang 2618
se - Giảm 50% số lượng chat thải không nguy hiểm được chôn lấp vào năm 2025 (so với
GNP của Pháp năm 2010);
e Tiến tới tỷ lệ tái chế nhựa 100% vào năm 2025;
s - Giảm phát thải khí nhà kính khoảng tám triệu tấn mỗi năm thông qua việc tăng cường tái chế nhựa;
® Tạo ra tới 300.000 việc làm mới, bao gồm cả trong các hoạt động kinh doanh mới 1.2.5 Canada
1.2.5.1 Chính sách của Canada
Hội đồng không chất thải quốc gia (The National Zero Waste Council) được thành lập năm 2013, đo sáng kiến của thành phố Vancover và Liên đoàn các thành phố Canada Mục đích của Hội đồng này là tập hợp các nhà lãnh đạo của thành phố, các đoanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ đề thúc đây ngăn chặn phát thải và thúc đây dịch chuyên nền KTTH Canada Năm 2018, từ những nguyên tắc và định hướng mà Hội đồng đề ra, Chiến lược quốc gia về Không Chất thải nhựa đã được đưa ra bởi Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada (ECCC) và Bộ Y tế Canada (HC) nhằm thu hỗi tất cả nhựa trong nên kinh tế, tránh thải ra môi trường bằng cách thực hiện KTTH Hội đồng đã và đang hỗ trợ nâng cao cuộc sống, đem tới sự bền vững cho môi trường và thịnh vượng cho nền kinh tế, giảm tải việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng bằng những kế hoạch hành động cụ thể nhằm ngăn chặn sự
phát thải
Canada là nước đi đầu, tiên phong trên thế giới với sáng kiên về ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại đương Đề thực hiện sáng kiến này, Canada đã thông qua Chiến lược loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa trên phạm vị toàn lãnh thổ Chiến lược loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa toàn Canada xác định 10 nội dung ưu tiên gồm thiết kế sản phẩm, nhựa dùng một lần, hệ thống thu gom, năng lực tai ché, nhận thức của người tiêu dùng, các hoạt động thủy sản, nghiên cứu và giám sát, làm sạch và hành động toàn câu Các bước tiếp theo là phối hợp giữa các bên liên quan ở cấp liên bang với chính quyền cấp bang và vùng lãnh thổ để xác định giải pháp và thống nhất hành động cụ thể, gọi là kế hoạch hành động Sau đó là việc thực hiện quy định, cam kết tự nguyện của doanh nghiệp, giáo duc và dau tu
Nguyên tắc hướng dẫn được Hội đồng đề ra trong việc triển khai KTTH ở Canada như sau:
- Cam két hợp tác làm việc với các đối tác kinh doanh, chính phủ và cộng đồng đề phát triển các giải pháp mới;
- _ Áp dụng khuôn khổ ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, đặt các thành phố và doanh
nghiệp Canada nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu trong bối cảnh một nền kinh tế hạn chế về tài nguyên;
- _ Phù hợp với các sáng kiên toàn cầu và quốc tế;
-_ Thúc đây lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến việc bảo tổn tài nguyên;
- _ Xem xét hậu quả ở cấp độ quốc gia và toàn cầu cùng với các tác động lâu đài; Ngoài ra, hai định hướng chiến lược cũng được Hội đồng đề ra cho việc triển khai
KTTH đỏ là:
-_ Thay đổi thiết kế: Thay đối thiết kế sản phẩm và bao bì để giảm mức độ sử dụng vật
Trang 27mới đưa ra một hệ thống tích hợp bao gồm ba lĩnh vực hoạt động: phòng ngừa, thu hồi dọn
đẹp và phục hồi gia tri
Hé théng nay sé duge hé tro bang cach cho phép cac hoat déng, bao gdm nang cao nhận thức và giáo dục, nghiên cứu và đôi mới, các quy định và công cụ dựa trên thị trường Thiết kế các sản phẩm nhựa sẽ trở thành một trong những hành động ưu tiên góp phần vào mục tiêu chung là các sản phẩm nhựa tái chế và tái chế 100% Canada cũng có kế hoạch giảm lượng nhựa thải điện tử xuất khâu sang các nước khác với mục đích tái chế nhiều hơn trong
- _ Kế từ năm 2018, Canada da dau tư thêm 3 triệu đô la đê vận động các hành động nâng cao nhận thức của người dân Canada và cải thiện sự hiểu biết, giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm và rác thải nhựa ở Canada ;
- Vào ngày 13 tháng l1 năm 2020, Chính phủ Canada đã công bố hơn 2,2 triệu đô la
tài trợ cho 16 dự án nghiên cứu dựa trên khoa học để tìm hiểu thêm về tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường tự nhiên và sức khỏe của chúng ta;
- Vào ngày 7 tháng 10 năm 2020 , Chính phủ Canada đã công bố tài trợ gần 2 triệu đô
la thông qua Sáng kiến không chất thải nhựa cho 14 sáng kiến giảm ô nhiễm nhựa do Canada
lãnh đạo
1.2.6 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
1.2.6.1 Chính sách của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Rất nhiều mô hình được hình thành trên cơ sở tiếp cận dựa vào thị trường Cách tiếp cận dựa vào thị trường (Market — Based Approaches — MBAs), là ngoài nhà nước, các chủ thé thị trường khác nhau như doanh nghiệp và tổ chức tư cách pháp nhân được tự đo tham gia kinh doanh và cung cấp các hành hỏa và dịch vụ (kê cả hàng hóa và dịch vụ về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, ứng phó với biển đổi khí hậu) theo quy luật cung — cầu thị trường Đặc biệt, cách tiếp cận thị trường khuyên khích các hành vi thông qua các tín hiệu thị trường hơn là hướng dẫn, chỉ thị của Nhà nước Chính sách của Hoa Kỳ thiên về khuyến khích các sáng kiến tuần hoàn và nhân rộng các điễn hình tuần hoàn tốt
Các phương pháp Mỹ đưa ra:
- Chuyén sang năng lượng tái tạo và vật liệu; thu hỗi, giữ lại và tái tạo sức khỏe của hệ sinh thái; và trả lại các tài nguyên sinh vật đã phục hỗi cho sinh quyền
- _ Tối đa hóa việc sử dụng các sản phẩm thông qua chia sẻ của sản phẩm tu nhân hoặc chia sẻ công khai các nhóm sản phẩm; tái sử dụng chúng trong suốt vòng đời kỹ thuật
Trang 28phân hủy ky khí và chiết xuất các chất hóa sinh từ chất thải hữu cơ
- Cung cap tiện ich Ao — sách hoặc âm nhạc, mua sắm trực tuyến, nhỏm xe tự hành và
tử Như vậy, một thị trường với người mua là các hộ gia đình và người bán là các công ty cung cấp dịch vụ đã được hình thành Kết quả là môi trường được bảo vệ, gia tăng việc làm,
Nhà nước không mất chỉ phí xử lý rác thải điện tử và rác thải tuần hoàn xử lý Việc các thị
trường tương tự như vậy liên tục được hình thành đã khiến việc thu gom và xử lý rác thải trở thành một lĩnh vực sôi nỗi và lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư Mỹ, từ đó xuất hiện các tỷ phú nỗi tiếng nhự Wayne Huizenga của Công ty Quản lý chất thải (Waste Management) và Maria Rios của công tý chat thai quéc gia (Nation Waste) Bén cạnh đó, một số thành phố của
Hoa Kỳ cũng xây dựng và ban hành chiến lược “Zero waste” với mục tiêu không còn chất thải ra ngoài môi trường vào năm 2030.
Trang 2921 Hình 1.5: Mô hình kinh tế tuần hoàn của Mỹ
(Nguon: Circular Economy System Diagram, Ellen MacArthur Foundation) [28]
1.2.7 Vương Quốc Nhật Bản
12.71 Chính sách của Vương Quốc Nhật Bản
Nhật Bản có thê coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp độ quốc gia Kế từ năm
1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện KTTH bằng việc xây dựng các quy trình pháp lý nhằm đưa
nước này trở thành một “xã hội dựa trên tái chế” Việc thực hiện KTTH về cơ bản được chia thành ba giai đoạn Ba giai đoạn có thê được coi là giai đoạn phát trién chính của lộ trình như
Bảng 1.3: Sự phát triển KTTH tại Nhật Bản qua 3 giai đoạn Giai đoạn đầu Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 (Mãi trường) (Phat trién) (Hoan chinh)
Chinh sach dam Điều chỉnh cơ câu công
- Trách nhiệm và sự
Hồ trợ giáo dục - tham chip Tich hop nén kinh té vong
- Người tiêu dùng trả trước phí: đối với thiết bị điện tử, chỉ phí vận chuyên và thu hồi được thanh toán tại thời điềm mua hảng, có nghĩa là khách hàng không có bất kỳ khuyến
khích nảo để tham gia khi một sản phẩm sắp hết thời hạn sử dụng Các hình phạt đối với hành
vi giật ruỗi cũng rất nghiêm khắc
- Co sé ha tang tái chế thuộc sở hữu đồng sở hữu: luật yêu cầu các nhà sản xuất phải điều hành các nhà máy tháo rời, đảm bảo họ được hưởng lợi trực tiếp từ việc thu hồi vật liệu
và bộ phận Do đó, các công ty đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng tái chẽ Và bởi vì họ sở hữu
cả cơ sở sản xuất và phục hồi, các công ty cử các nhà thiết kê sản phâm đến các nhà máy tháo roi dé trai nghiém sw that vọng khi tháo rời một san phẩm được thiết kế kém Một số công ty thậm chí còn đưa các nguyên mẫu qua quá trình tháo rời để đảm bảo chúng đễ khôi phục
Trang 3022
Hình 1.6: Mô hình kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản
(Nguén: Olabode Emmanuel Ogunmakinde, 2019)[30]
1.2.7.2 Kết quả đạt được
Nhật Bản đã nhanh chóng đạt được tý lệ tái chế cao hàng đầu thế giới Trong năm
2007, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản xử lý bằng chôn lấp, so với 48% của Vương quốc
Anh vào 2008 Từ năm 2010, tỷ lệ tái chế đối với kim loại đã là 98% [15] Luật Tái chế thiết
bị của Nhật Bản đảm bảo rằng trên 50% các sản phẩm điện tử được tái chế, so với những con
số 30% - 40% & chau Au [15,16] Quan trong hon a la khoang 74% - 89% vật liệu chứa
trong thiét bi nay đã được thu hồi quay trở lại nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chỉ phí và giảm phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên [17] 1.2.8 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
1.2.8.1 Chính sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc qua nhiều thập kỷ qua đã được đồng hành với sự suy giảm đáng kê của tự nhiên tài nguyên, sự suy thoái của chính hệ sinh thái và môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm với các tác động tiêu cực đến sức khỏe con nguoi matChính phủ Trung Quốc thông qua phương pháp tiếp cận Kinh tế Thông tư (CE) (đôi khi còn được dịch là “tái chế nên kinh tế ”), trong đó CE có thê được dịch như một nền kinh tế tối
đa hóa chiến lược giảm / tái sử dụng / tái chế (được gọi là cách tiếp cận 3R) để giảm đầu vào tài nguyên và ô nhiễm thải ra trên một đơn vị sản xuất CE là trở thành một thành phần cốt lõi của nó chiến lược phát triên bền vững Trung Quốc là một trường hợp tương đối đặc biệt, khi
thực hiện KTTH ở cả 3 cấp độ:
Trang 31Bảng 1.4: Cơ cấu triển khai của KTTH ở Trung Quốc
Vi mô (Doanh nghiệp)
Thiết kế sinh thái
Sản xuất sạch hơn
Mua hàng và
MMeso (Liên doanh
nghiệp) Thiết kế thân thiện
với mội trường Khu công nghiệp
sinh thái
Môi trường công viên thân thiện Chợ buôn bán phê liệu
Vĩ mô (Tỉnh, Vùng, Tiêu bang và Thành phô)
Thiết kế thân thiện
VỚI mội trường
Thành phố sinh thái
Đô thị sinh thái Tỉnh sinh thái
Dịch vụ cho thuê Cộng sinh công
nghiệp Cộng sinh đô thị
Olabode Emmanuel Ogunmakinde, 2019) [30]
Hinh 1.7: Mé hinh Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc
(Nguon: Olabode Emmanuel Ogunmakinde, 2019) [30]
- G cap độ Vi mé: Sự gia tăng của các công ty thu gom rác và phân hủy nhự một mạng lưới công nghiệp sinh thái đã mang lại lợi ích trong các chiến lược cấp vĩ mô, vì
họ có thê thu lợi nhuận từ việc biến chất thải thành chất hữu cơ, nhựa, kim loại và các vật liệu khác có thê tái sử dụng Người dân đã thấy sự gia tăng lựa chọn thực phẩm
Trang 3224
khuyến khích sử dụng Việc sản xuất các sản phâm độc hại gây ô nhiễm đã dần bị
chính phủ loại bỏ, chẳng hạn như chlorofluorocarbons (CFCs) từ tủ lạnh
- Ở cấp độ Meso: Các nhà quản lý khu công nghiệp có thê đạt được các mục tiêu mong muốn về giảm thiêu chất thải với hiệu quả sử dụng tài nguyên tối đa, thông qua việc giảm lượng năng lượng và ô nhiễm được sử dụng trong quá trình phân phối sản phẩm Điều này đạt được thông qua quản lý chuỗi cung ứng xanh hiệu quả và tái chế hoặc thiết kế lại vật liệu đóng gói
- 6 cap độ vi mô: Các sáng kiến sản xuất sạch hơn đã được thực hiện ở 24 tỉnh bao gdm các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như dược phẩm, luyện kim, giao thông vận tải, hóa chất, chế tạo máy và dệt may Đề thúc đây sản xuất sạch hơn, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng nhiều thê chế khác nhau đề hỗ trợ các sáng kiến cap vi
mô, bao gồm bốn trung tâm sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực công nghiệp, mười một trung tâm sản xuất sạch hơn ở cấp địa phương và một trung tâm sản xuất sạch hơn quốc gia Các trung tâm này đã đào tạo hàng nghìn người, tại đây đã cung cấp hơn
350 chương trình đào tạo dé dạy các cá nhân về sản xuất sạch hơn
1.2.9 Dai Han Dân Quốc
1.2.9.1 Chính sách của Đại Hàn Dân Quốc
Hàn Quốc bắt đầu thực hiện KTTH theo cách tiếp cận tập trung vào việc xử lý, tái chế rác thải Điều nảy khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ tái chế cao thứ hai trong các
quốc gia OECD (Tế chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) năm 2013 [33] Bộ môi trường Hàn
Quốc (2017) đã tuyên bố ban hành các nguyên tắc tuần hoàn tài nguyên tử đầu năm 2018 thực hiện KTTH Theo đỏ, Luật tuần hoàn tài nguyên bao gồm các điều như “nhận diện tài nguyên tuần hoàn”, “quản lý hiệu suất tuần hoàn tải nguyên”, “đánh giá tính khả dụng của chu kỳ tuần hoàn”, “phí xử lý chất thải” Ngoài ra, Bộ luật này cũng bao gồm các chính sách
để giảm lượng chất thải trong tất cả các quy trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ cho đến xử lý sản phâm và thúc đây tái chế
Luật Kiểm soát chất thải của Chính quyên trung ương (1986) va Luat vé khuyen khich tiét kiém va tai ché tai nguyện (1992) quy định mức phạt tối đa ma các chính quyền địa phương được phép áp dụng đối với việc không đáp ứng các yêu cầu về đỗ bỏ rác thải Xe tải thu gom rác thải từ chối thu gom những túi rác có chứa rác có thê tái chế và rác thực phẩm; những người thu gom rác đôi khi mở các túi này đề kiểm tra tại chỗ và dán nhãn cảnh báo ghi
rõ sự cần thiết phải phân loại rác thải Phần thưởng cho việc báo cáo các hoạt động xả rác bất hợp pháp có thê lên tới 10-20% mức tiền phạt áp cho các hoạt động bất hợp pháp Chính quyền địa phương được lựa chọn một trong ba cách hoạt động sau đề áp phí xả rác thải thực phẩm:
- Tui dung rác trả trước: tác thải thực phẩm được đỗ bỏ bằng cách sử dụng các túi rác trả trước được thiết kế riêng và có mẫu sắc đặc trưng đề thu gom rác tại các điểm thu gom chất thải tập trung (hoặc trước cửa nhà biệt thự nằm riêng);
- _ Những con Chíp hoặc Nhãn trả trước: Cư đân vứt rác thực phẩm vào các thùng chứa tiêu
chuẩn đã gan một con chip hoặc nhãn dán trả trước có thể được mua tại các chợ bán
buôn địa phương Khi người thu gom rác lấy hết rác ra khỏi thùng chứa, họ loại bỏ các
chip hoặc nhãn dán đề cho phép tái sử dụng thùng chứa rác thải thực phâm Tuy nhiên, những thùng chứa không có các chip hoặc nhãn dán trả trước sẽ không được những