1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng tới chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

45 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC PHẢN KINH TẾ ĐÓI NGOẠI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TÓ ÁNH HƯỚNG TỚI CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH CHỮ VIÊT TAT DANH SACH BANG, BIEU, HINH VE

PHAN MO DAU

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2.3 Khoảng trồng nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

1.1.5 Nguyên nhân tạo ra hoạt động chuyến giao

10 11 12

Trang 3

1.1.6 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài .-.s s sc-sccsecse 13 1.1.7 Chuyễn giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài -e-s «- 14 1.1.8 Vai trò của chuyền giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 16

1.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 17

1.2.3 Bài học cho Việt Nam 18 1.3 Các nhân tổ tác động đến chuyền giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp

1.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI 18 1.3.1.1 Khả năng làm chủ công nghệ của bên tiếp nhận công nghệ 18 1.3.1.2 Mức độ lan tỏa công nghệ 19 1.3.2 Các nhân tổ tác động đến chuyền giao công nghệ qua các dự án EDI 19 1.3.2.1 Các thể chế, chính sách của Đảng và Nhà nước . -s-sccsccsecsecse 19 1.3.2.2 Môi trường chuyền giao 21 1.3.2.3 Yếu tố về nguồn nhân lực 24

CHUONG 2: THUC TRANG CHUYEN GIAO CONG NGHE QUA CAC DU AN

2.1 Thực trạng về hoạt động chuyền giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI vào

2.2 Đánh giá chung 29

2.2.1.1 Ban hành nhiều văn bản pháp luật về CGCN 30

2.2.1.2 Chuyển giao kết quả nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu vào thực tiễn 31 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 32

2.2.2.1 Hạn chế 32

2.2.2.2 Nguyên nhân 34

Trang 4

CHUONG 3: DINH HUONG PHAT TRIEN NHAM CAI THIEN HOAT DONG CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM VÀ

KHUYÉN NGHỊ MỘT SÓ GIẢI

3.1 Định hướng phát triển thu hút FDI vào Việt Nam

3.2 Định hướng phát triển chính sách thu hút CGCN tại Việt Nam

3.3 Khuyến nghị một số giải pháp KÉT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

36 36 36 37 40 41

Trang 5

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TAT

CGCN Chuyén giao céng nghé

DTNN Dau tu nude ngoai

- Ủy ban kinh tê và xã hội khu

" vue Chau A - Thai Binh Duong

Pacific

EU The European Union Lién minh Chau Au

Agreement Lién minh Chau Au — Viét Nam FDI Foreign Direct Investment Đâu tư trực tiếp nước ngoải KH&CN Khoa học và Công nghệ

R&D Research and Development Nghién ctru va phat trién TNCs Transnational corporation Các công ty xuyên quốc gia

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

WHO World Health Organization T6 chuc Y té Thé gidi

Trang 6

STT Tên bảng biểu, hình vẽ Trang

Hình 1.1 | Môi trường chuyền giao công nghệ 21 Bang 1.2 | Cac nhom chi tiéu cua bén tiép nhan céng nghé 22423

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số các hợp đồng được phê duyệt vận hành công

Hình 2.1 » _ ep cone P » 26 nghệ chuyên giao trong giai đoạn 2007 — 2014

Xếp hạng các quốc gia về CGCN qua các dự án FDI trong khu vực

Trang 7

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là một trong những nguồn vốn vô cùng thu hút và hấp dẫn đối với các quốc gia trên thể giới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là Việt Nam, nguồn vốn này góp phần không nhỏ vào quá trình đôi mới,

nâng cao trình độ công nghệ và toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập

toàn cầu

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cần đôi mới, nâng cao, cải tiễn công nghệ ngày cảng tăng Tuy nhiên, với các thành tựu khoa học hiện đại ngày nay thì chu trình sống của công nghệ đã bị rút ngắn, vì vậy những người ổi sau muốn có công nghệ tân tiền, tiên bộ để thường sử dụng hình thức chuyên giao công nghệ để gia tăng phát trién san xuất, kinh doanh trong nước Hơn hết, không có một quốc gia nào trên thế giới có đủ tất cả mọi nguồn lực, tài nguyên để tự tạo ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách phù hợp đề làm kinh tế Bên cạnh đó, sự phát triên không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới về lĩnh vực công nghệ, nhiều nước không có khả năng tự tạo ra công nghệ cho mình cũng là một trong những lý do lớn nhất mà các quốc gia trên thê giới cần cân nhắc tới việc mua và chuyên giao công nghệ

Cụ thê, Việt Nam - một nước có xuất phát điểm không cao về lĩnh vực khoa học công nghệ và đang trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế, việc có thể nhận công nghệ từ các nước phát trién hon, tận dụng, tiếp cận được những công nghệ tiên tiễn đề phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước là điều cân thiết Vì vậy, có thê nói rằng, chuyên giao công nghệ thông qua các dự án FDI là một trong những phương án tốt nhất đôi với Việt

Nam ở thời điểm phát triển nền kinh tế hiện tại

2 Tổng quan

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tác phâm “Chuyên giao công nghệ ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2004, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội) của tác giả Phan Xuân Dũng đã nêu ra thực trang và vai trò của CGCN qua FDI, tuy nhiên tác giả không đi sâu vào nghiên cứu về CGCN

Trang 8

qua dự án FDI mà chỉ đề cập đến vai trò của CGCN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước

Luận án Tiền sĩ “Thực trạng và giải pháp hoạt động xúc tiền chuyên giao công nghệ

ở Việt Nam” (2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Bách Khoa Hà Nột) của nghiên

cứu sinh Nguyễn Vân Anh, trong luận án, tác giả đã đánh giá thực trạng các hoạt động xúc tiễn CGCN ở Việt Nam như hình thức hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và kết quả đạt được từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến CGCN ở Việt Nam nhằm hỗ trợ cho quá trình đôi mới công nghệ tại các doanh nghiệp và thúc đây quá trình thương mại hoá kết quả nghiên cứu tại các viện, trường ở Việt Nam Tuy nhiên tác giả không tiếp cận tới vấn đề CGCN qua các dự án đầu tư FDI mà chủ yêu phân tích,

đánh giá các nhân tô ảnh hưởng tới lĩnh vực CGCN

Luận án Tiến sĩ “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay” của Tiên sĩ Nguyễn Quỳnh Thơ được thực hiện vào năm 2017 đã đóng góp thêm vào cơ sở lý thuyết hiện nay về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chính sách FDI và ngưỡng FDL

Trên cơ sở kế thừa từ những công trình nghiên cứu đi trước, bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhân tô ảnh hưởng tới hoạt động CGCN qua các dự án FDI tại Việt Nam

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

“Technology transfers, foreign investment and productivity spillovers” (2015, European Economics Review) của nhóm nghiên cứu Carol Newman, John Rand, Theodore Talbot va Finn Tarp Bai viét nay kham pha m6i quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khả năng CGCN và năng suất của các doanh nghiệp nội địa của nước sở tại Ngoài việc xác định tác động lan tỏa năng suất theo chiều đọc gián tiếp từ FDI, bài nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả của sự gia tăng năng suất liên quan đến mối liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài và doanh nghiệp trong nước dọc theo chuỗi cung ứng.

Trang 9

Céng trinh nghién ctu “Technological Independence - The Asian Experence” của United Nations University, Nhật Bán về các chính sách công nghệ của các quốc gia trong

khu vực Châu Á

Nhìn chung, các công trình đã công bồ trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách phát triển công nghệ các nước nhằm mục đích tăng trưởng, trong đó đưa ra các mô hình thành công trong chính sách công nghệ Tuy nhiên, những nghiên cửu này đặt trong bối cảnh từng giai đoạn phát triển của từng nước, do vậy thực trạng hoạt động CGCN

qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bổi cảnh hội nhập và toàn cầu hoá chưa được

đê cập một cách day du va rõ ràng 2.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng tuy chủ đề CGCN qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là một vấn đề mới, nhưng vẫn có những khoảng trắng nghiên cứu để các thế hệ sau tiếp tục đào sâu nghiên cứu

Thứ nhất, ở Việt Nam hiện chưa có công trình nào xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu,

nhân tố đánh giá hiệu quả CGCN qua FDI, có rất các nghiên cứu tiếp cận hệ thống chính

sách FDI nhiều cấp độ

Thứ hai, các nghiên cứu về ngưỡng FDI còn rất hạn chế, chưa được khai thác nhiều

ở cả nghiên cứu nước ngoài và trong nước Ở một số nghiên cứu trong nước, FDI được

khẳng định có cả tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế xã hội và không nên thu hút FDI bằng moi gia

Thứ ba, số liệu của các nghiên cứu không còn mới, thiểu tính cập nhật trong thời điểm nền kinh tế hiện tại, khi mà nguồn vốn FDI đang dẫn eo hẹp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc xác định các nhân tô tác động đến chuyên giao công nghệ trong các

dự án FDI tại Việt Nam, đề tài muốn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động chuyên giao công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam

5

Trang 10

Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn về sự ảnh hưởng của các nhân tô đến

hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam

- Nêu ra các thực trạng hiện tại của hoạt động chuyên giao công nghệ, từ đó thấy

được thành công đạt được, sự hạn chế còn tồn tại, đưa ra nguyên nhân để cải thiện

- Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nhân tổ tác động đến chuyên giao công nghệ trong

các dự án FDI tại Việt Nam

- Khao sat thực trạng ánh hưởng của các nhân tô về chuyên giao công nghệ trong

các dự án FDI tại Việt Nam

- Đánh giá các nhân tô tác động đến chuyên giao công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam

- Đề xuất định hướng phát triển và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung vào hệ thông các nhân tố có tác động và ánh hưởng đến hoạt động chuyền giao công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

- Về thời gian: thời gian từ năm 2010-2020

- Về nội dung: Bài nghiên cứu sẽ khái quát thực trạng của hoạt động chuyển giao

công nghệ trong các dự án tại Việt Nam Phân tích ảnh hưởng của các nhân tô tác động trực

tiếp và gián tiếp, có ánh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc chuyên giao công nghệ trong

các dự án FDI tại Việt Nam Căn cứ vào những kết quả đã đạt được, bài nghiên cửu sẽ đưa 6

Trang 11

ra các kiến nghị định hướng và giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động chuyên giao

công nghệ trong các dự án FDI tại Việt Nam 5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận chung phô biến đối với các bài nghiên cứu khoa học, dựa vào quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở để phân tích, nhận xét, đánh giá hoạt động chuyên giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tông hợp cơ sở lý luận, hệ thông hóa, khái quát hóa tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu

có liên quan tới đề tài Dựa vào số liệu thứ cấp của các doanh nghiệp FDI trên các lĩnh vực

đầu tư, trình độ công nghệ, thực trạng chuyên giao, từ đó phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được

6 Đóng góp của đề tài 6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Bài nghiên cứu đưa ra những vấn đề lý luận cơ bán về lĩnh vực chuyên giao công nghệ, về chuyên giao công nghệ trong các dự án FDI, về đặc điểm, hình thức và vai trò của chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI trong bôi cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa

của Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thực trạng và các yếu tô ảnh hưởng đến việc CGCN qua các dự án FDI vào Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, gây nhiều ảnh hưởng đến việc thu hút CGCN cua Viét Nam thong qua cac dy an FDL

6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu này sẽ chí ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động CGCN qua các dự án FDI vào Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam có thê điều chỉnh các yếu tô và quan tâm hơn đến việc tìm ra hướng làm giảm thiêu các tác động tiêu cực, đồng thời tận dụng và phát huy các yếu tổ tích cực dé nâng cao hiệu quả của hoạt động CGCN qua các dự án FDI vào Việt Nam.

Trang 12

7 Kết cầu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu được chia thành 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hoạt động chuyên giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chương 2: Thực trạng chuyền giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam

Chương 3: Định hướng phát triển nhằm cải thiện hoạt động chuyên giao công nghệ qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và khuyến nghị một số giải pháp

Trang 13

CHUONG 1: CO SO LY LUAN, CO SO THUC TIEN VE HOAT DONG CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Theo Điều 2, Khoản 2, Luật CGCN năm 2017 và Điều 3, Khoản 2, Luật Khoa học

và công nghệ năm 2013: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng đề biến đôi nguồn lực thành sản phẩm.”

Theo từ điển kỹ thuật Liên xô: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công,

chế tạo, làm thay đối trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm

sử dụng trong quá trình sản xuất dé tao ra sản phâm hoàn chính.”

Theo Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP): “công

nghệ là kiến thức có hệ thông về quy trình và kỹ thuật dùng đề chế biến vật liệu và thông

tin Công nghệ bao gôm kiến thức, kỹ năng Thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.”

Bài nghiên cứu này sử dụng khái niệm công nghệ theo Luật CGCN năm 2017 vì đây

là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất nói về khái niệm của công nghệ và CGCN

1.1.2 Khái niệm về chuyền giao công nghệ

Có rất nhiều cách khác nhau đề định nghĩa chuyển giao công nghệ Theo quan niệm của nhiều quốc gia và tô chức quốc tế: CGCN là chuyên giao và nhận công nghệ từ các nước khác qua biên giới, có nghĩa là công nghệ được chuyền và nhận thông qua con đường thương mại quốc tế, qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc qua chuyền và nhận gián

tiếp như qua con đường học tập, hội thảo khoa học hay tình báo kinh tẾ,

Tuy nhiên, theo Điều 2, Khoản 7, Luật CGCN năm 2017 thì chuyên giao công nghệ được định nghĩa như sau: “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyền giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyên chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ "Đôi tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc

9

Trang 14

toàn bộ công nghệ, theo Điều 4, Khoản I, Luật CGCN năm 2017 bao gồm: “Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ: Phương án, quy trình công nghệ: giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu, Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tai

các điểm a, b và c khoản này.”

Chuyên giao công nghệ được coi như là một tất yêu khách quan và là một quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới Cùng với sự phát triên mạnh mẽ của khoa học, hoạt động CGCN ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn

1.1.3 Các cấp độ và phạm vi chuyền giao công nghệ a Các cấp độ chuyền giao công nghệ

- Trao kiến thức: Việc CGCN chỉ dừng lại ở mức độ nước tiếp nhận được truyền đạt,

hướng dẫn, huấn luyện, tư vẫn các kiến thức về công nghệ từ các nước chuyền giao - Chỉa khóa trao tay: Nước chuyên giao chỉ cam kết CGCN sử dụng được cho bên

tiếp nhận, có nghĩa là công nghệ chỉ vận hành được khi có mặt bên chuyền giao

- San pham trao tay: Nuéc chuyén giao cam két véi bén tiép nhan CGCN vận hành được và đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất sẽ được áp dụng công nghệ đó, cấp độ này

ít van dé rủi ro cho bên nhận hơn cấp độ chia khóa trao tay

- Thị trường trao tay: Nước chuyển giao cam kết với nước tiếp nhận CGCN vận hành được, đảm bảo sản phẩm hàng hóa được sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ đó và đồng

thời đảm bảo có thị trường tiêu thụ sản phẩm đó

b Phạm vi chuyền giao công nghệ

- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ

- Được chuyến giao lại hoặc không được chuyên giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba

- Lĩnh vực sử dụng công nghệ chuyên giao

- Quyền được cải tiễn công nghệ, quyền được nhận thông tin cai tiễn công nghệ - Độc quyên hoặc không không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyên giao tạo ra

- Phạm vi lãnh thô được tiêu thụ sản phẩm do công nghệ được chuyền giao tạo ra

10

Trang 15

1.1.4 Các hình thức chuyền giao

Hoạt động CGCN tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại đã trở nên đa đạng và phong

phú và có thê chuyên giao theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

CGCN trực tiếp thông qua mua máy móc, thiết bị để được chuyển giao quy trình sản xuất hay CGCN gián tiếp qua liên kết ngang, liên kết xuôi, liên kết ngược Tùy theo quy

mô và mục đích của doanh nghiệp tiếp nhận sẽ có sự lựa chọn cách thức chuyển giao khác

nhau

Về quy mô, đôi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc CGCN chủ yêu đến từ mua thiết bị kèm theo công nghệ Còn đổi với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có thê mua thiết bị, mua công nghệ, thuê lao động có kỹ năng tới để dễ dàng, thông thạo hơn trong việc sử dụng và cải biển công nghệ

Về loại hình, các doanh nghiệp có 100% vốn FDI có xu hướng CGCN từ nhà cung

cấp với mức độ lớn hơn so với các loại hình khác

Cụ thê, ở Việt Nam có hai hình thức chuyển giao công nghệ như sau: a Chuyén giao công nghệ trực tiếp

Hoạt động CGCN trực tiếp là hoạt động chuyến giao máy móc, thiết bị kèm theo (1) bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; (2) phương án, quy trình công nghệ, giai pháp, thông

số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; (3) giải pháp

hợp lý hóa sản xuất, đôi mới công nghệ: (4) máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định

b Chuyén giao công nghệ gián tiếp

Hoạt động CGCN gián tiếp thường đến từ sự hợp tác giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay khách hàng quốc tế, từ đó, các doanh nghiệp trong nước khuyến khích CGCN - còn được gọi là lan tỏa công nghệ Lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp có von FDI đối với doanh nghiệp trong nước có thê theo 4 kênh cơ bản như: (1) tác động do tương tác đầu ra — đầu vào giữa doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong

nước, xuất hiện nhờ liên kết xuôi - CGCN từ nhà cung cấp nhờ liên kết ngược - CGCN từ

khách hàng: (2) tác động nhờ phô biến và CGCN giữa doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; (3) tác động nhờ học hỏi, vận dụng các phương pháp quản ly

11

Trang 16

hiệu quả dẫn đến tăng năng lực cạnh tranh; và (4) tác động nhờ nâng cao trình độ lao động trong quá trình được đảo tạo và học hỏi kiến thức, kỹ năng từ doanh nghiệp FDI

Liên kết xuôi là sự tương tác giữa các doanh nghiệp Việt nam với các nhà cung cấp đầu vào, hàng hóa trung gian nước ngoài Nhờ việc mua đầu vào từ doanh nghiệp nước

ngoài có trình độ công nghệ tiên tiến và các dịch vụ đi kèm hoặc các hình thức hỗ trợ khác,

các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được chuyển giao kiến thức, quy trình công nghệ Đối với liên kết ngược, chủ yếu được các nước đang phát triển quan tâm và có chính sách thu hút

vốn FDI thuận lợi Nhờ liên kết ngược, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được chuyển giao các

quy trình công nghệ mới để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cho khách hàng

Dù thực hiện bằng bất kỳ kênh CGCN nào, Việt Nam luôn kỳ vọng luồng công nghệ

mới đi song song với dòng vốn phát triển của đầu tu FDI 1.1.5 Nguyên nhân tạo ra hoạt động chuyền giao

Không có bắt kỳ quốc gia nào trên thể giới có đủ mọi nguồn lực, tài nguyên đề phát triển tất cả các công nghệ cần thiết một cách hợp lý, do đó nhiều nước muốn có một công nghệ thường cân nhắc giữa việc làm ra nó và phương thức chuyên giao

Sự phát triển công nghệ không đồng đều ở các quốc gia trên thế giới (85% các sáng chế công nghệ nằm trong tay 5 nước: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức), nhiều nước không có khả năng tạo ra công nghệ mà mình cần nên buộc phải tiếp nhận chuyên giao đề đáp ứng phục vụ các nhu cầu cấp thiết

Xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tự do, tạo thuận lợi cho cả bên

chuyền giao và bên tiếp nhận công nghệ Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm xảy ra ở nhiều quốc gia nên làm cho công nghệ di chuyên đến các quốc gia khác nhau

Các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các

công nghệ, khiến nhu cầu đối mới công nghệ tăng cao Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, vòng đời của công nghệ rất ngắn, những người đi sau trong các lĩnh vực công nghệ này muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường thông qua chuyền giao thay vì bắt đầu từ nghiên cửu và triển khai.

Trang 17

Muốn sản phâm của mình cạnh tranh được trên thị trường thông thường sản phẩm thắng trên thị trường là sản phâm hàm chứa chất xám cao Muôn vậy không có con đường nào khác là luôn đối mới công nghệ Đôi mới từng phân, từng công đoạn hay đôi mới toàn bộ tuỳ theo chiến lược sản phẩm và năng lực công nghệ Nhưng đôi mới công nghệ không

thê không chú ý tới CGCN- đổi mới công nghệ là nhu cầu của CGCN

1.1.6 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, hoạt động đầu tư trở thành một nhân tố không thể thiếu cho sản xuất, cho việc gia tăng nguôn lực cho nền kinh tế Nhiều nhà

kinh tế học đã đưa ra những quan niệm khác nhau khi nhìn nhận vấn đề đầu tư, nhưng trước hết đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiễn hành các hoạt động nào

đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó Nguồn lực đó có thê là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ Những kết quá đó có thê là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất, tài sản trí tuệ

Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: "Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư đề thực hiện hoạt động kinh doanh”

Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phô thông là việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào

công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội Đó là sự hy sinh các nguồn lực ở

hiện tại (có thể là tài sản, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ) để tiến hành

các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai

lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Các kết quả đạt được có thể là

sự tăng thêm các tải sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín Có nhiều cách phân loại đầu tư, các cách phân loại đầu tư này tùy thuộc vào phương diện, tiêu thức chúng ta xem xét Dưới góc độ quan hệ quản lý của chủ đầu tư, ta có thê

chia đầu tư thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn có quyền kiêm soát, tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty.

Trang 18

Dự án là một thuật ngữ dùng để chỉ việc đầu tư tại một địa điểm nhất định Dự án

đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư của công ty

1.1.7 Chuyễn giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động chuyền giao công nghệ từ nước chuyên giao sang nước tiếp nhận, nó được thực hiện bằng cách chuyên giao những công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào, sau đó tiễn hành nghiên

cứu, cải tiên và phát triển công nghệ đó đề phù hợp với môi trường và điều kiện kinh tế -

xã hội của nước tiếp nhận Ở đây, các doanh nghiệp FDI sẽ là sợi dây liên kết, kết nổi, cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước với các nước chuyên giao Từ đó, doanh nghiệp trong nước có thê dễ dàng có cơ hội nghiên cứu và phát triển thông qua việc học hỏi, chế tạo, thiết kế và tiếp thu nguồn công nghệ gốc, sau đó

cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế và biến chúng thành công nghệ của mình

Có một hoạt động chuyên giao thường thấy đó chính là chuyên giao công nghệ được thực hiện từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Đây chính là nguồn lực luôn được các nước đang phát triển như Việt Nam chú trọng quan tâm với nhiều chính sách ưu đãi khi thu

hut FDI Đồng thời, có một thuận lợi khác đó là TNCs thường đầu tư thành lập các trung tâm R&D tại các nước tiếp nhận FDI, mà phần lớn hoạt động của R&D này nhằm cải biến

công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của các nước sở tại Song song với thuận lợi đó thì TNCs cũng có hạn chế về mặt chuyển giao các công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chỉ nhánh của họ ở nước ngoài vì lo ngại vấn đề mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước, cải biên công nghệ của các doanh nghiệp trong nước

1.1.8 Vai trò của chuyền giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài a Nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất

Từ việc thu hút được nhiều công nghệ mới, tân tiến, Việt Nam không chỉ sản xuất

được các sản phâm đa dạng, phong phú cả về chủng loại sô lượng mà còn nâng cao, cải thiện đáng kê về chất lượng Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua các dự

án FDI đã hạn chế tôi đa việc nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực về: sản xuất 14

Trang 19

nguyên vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử, đồ gia dụng, phương tiện giao thông, Các

doanh nghiệp FDI góp phần khuyến khích, giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận, học hỏi nhũng

công nghệ mới, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước một cách rõ rệt qua từng năm Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiễn với trình độ hiện đại của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường Đồng thời, trong thời gian qua, hau hết các doanh nghiệp trong nước đã đối mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế

Hai ngành kinh tế dầu khí và truyền thông nhờ vào chuyên giao công nghệ và R&D

gắn với FDI mới có thể phát triển với tốc độ nhanh, bắt kịp tiến trình thế giới Cụ thể, Tập

đoàn Dâu khí Việt Nam (PVN) không chỉ làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại, phức tạp

trong việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta mà còn có khả năng về nguồn nhân lực tham gia vào một số liên doanh nước ngoài

b Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước

Do sức ép của thị trường ngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp trong nước đã cô gắng đổi mới công nghệ bằng việc mua

nhập các thiết bị và công nghệ tiên tiễn, phục vụ cho nhụ cầu sản xuất làm kinh tế của các

doanh nghiệp Qua đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã sản xuất được các sản phẩm

có chất lượng tốt, bao bì đẹp mắt, phục vụ cuộc sông nhu cầu của con người

c Tạo nhiều mối quan hệ liên kết giữa nhà cung cấp và nước tiếp nhận

Các hoạt động khoa học công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp FDI là sợi dây

liên kết giúp mối quan hệ của nhà cung cấp công nghệ với nước tiếp nhận công nghệ trở nên khăng khít hơn Tại các doanh nghiệp FDI, nước tiếp nhận công nghệ chuyền giao sẽ có cơ hội học hỏi, tiếp thu các công nghệ mới, từ đó nghiên cứu, cải biển để ứng dụng công nghệ đó vào điều kiện kinh tế trong nước phù hợp Nhờ đó, sẽ gián tiếp tăng cường năng lực nghiên cứu, khả năng cải tiễn công nghệ, phát triển công nghệ (R&D) của nước địa phương.

Trang 20

1.2 Kinh nghiệm về chuyền giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước khác

1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong hơn 30 năm cải cách mở cửa giao thương, Trung Quốc đã có rất nhiều chiến lược chuyển giao công nghệ từ nước ngoài Ở thời kỳ đầu, do Trung Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nhưng bị các nước Tây Âu thực hiện chính sách cắm xuất nhập khẩu nên chủ yếu Trung Quốc chỉ có thê nhập toàn bộ máy móc, thiết bị từ Liên Xô Những công nghệ được đưa vào chỉ đủ để đáp ứng các quy trình chế tạo, sản xuất đơn lẻ, sau đó, mối quan hệ của Liên Xô và Trung Quốc trở nên xấu đi, Liên Xô ngừng cung cấp thiết bị công nghệ cho Trung Quốc Vì thế, Trung Quốc buộc phải thay đối chiến lược CGCN sang tự lực phát triển Trung Quốc tô chức lại và chuyên môn hóa năng lực khoa học công nghệ trong nước và đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản xuất bom nguyên tử, thủy lôi và vệ tinh vũ trụ

Tới năm 1963, Trung Quốc bắt đầu nhập khâu thêm thiết bị từ Nhật Bản và các nước

Tây Âu, công nghệ được đưa vào lúc đó là công nghệ luyện kim, hóa dầu, công nghiệp hóa học, đệt và cơ khí với quy mô không lớn nhưng đều là những thiết bị tiên tiễn giúp nâng cao năng lực sản xuất và tích lũy công nghệ của Trung Quốc vào thời điểm đó

Từ năm 1972, Trung Quốc được chấp nhận tham gia vào tô chức của Liên hợp quốc và có mỗi quan hệ tốt với Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu Đây cũng là thời điểm Trung Quốc tiễn hành cuộc du nhập công nghệ lần thứ hai, những công nghệ đưa vào đều là những công nghệ mới, thiết bị cỡ lớn mang tính chất áp dụng nhanh, quy mô lớn

Bước vào thập kỉ 90, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc có xu hướng tăng nhanh, tạo thêm nhiều thuận lợi trong việc nhập khẩu, chuyển giao công nghệ nên những doanh nghiệp lớn buôn bán công nghệ trên thé gidi nh AT&T, Matsushita, déu da thanh lập những cơ sở R&D tại Trung Quốc và có khả năng đáp ứng nhu cầu về khoa học công

nghệ

Và nỗi bật nhất là sự kiện tàu “Thần Châu 7” đưa 3 người hoạt động ngoài không

gian của Trung Quốc đã chứng minh cho thế giới thấy thực lực kinh tế, năng lực làm chủ công nghệ và khoa học của Trung Quốc Có thể khăng định rằng việc du nhập công nghệ từ nước ngoài đã tạo ra sự phát triển nghiên cứu và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất

16

Trang 21

của Trung Quốc trong 30 năm qua Kết quả này cũng đã thúc đây một số các lĩnh vực khoa học cùng các ngành công nghiệp liên quan tiếp tục phát triển Nhờ những chính sách hợp lý về nhập khâu công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ và truyền thống sáng tạo, tự cường của người Trung Quốc nên ngày nay kim ngạch xuất khâu công nghệ của Trung Quốc tăng rất nhanh: năm 1989 là 880 triệu USD; nam 1991 la 1,28 ty USD; nam 1993 là 2,17 tỷ USD; nam 2006 dat 28,1451 ty USD

1.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia được hưởng lợi rất lớn từ chuyên giao công nghệ từ nước ngoài Từ năm 1960 đến năm 1970, các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc nhận được “gói” công nghệ hoàn thiện từ các nước phát triển, tiếp nhận chuyên giao để phát triển sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn Ở thời kỳ đầu, chủ yếu là sao chép công nghệ, phân tích, nghiên cứu các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó, nhờ có thu hút nguồn

nhân lực có trình độ chuyên môn cao nên đã cải thiện được đáng kể các vấn đề tồn đọng

trong nước Tuy nhiên, khi đã làm chủ được công nghệ sao chép thì phần lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phái vẫn đề về giá nhân công từ nước ngoài, điều này khiến cho Hàn Quốc phải chịu sự phụ thuộc vào chuyên giao công nghệ dưới hình thức cấp phép từ nước ngoài hoặc nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Những năm 80 của thế ký 20, FDI của

Han Quốc tăng từ 218 triệu USD lên 1,76 tỷ USD, trong cùng thời kỳ, cấp phép từ nước

ngoài tăng hơn 72 lần (từ 16,3 triệu USD lên 1,18 tỷ USD) Bên cạnh chuyền giao công nghệ dưới hình thức cấp phép từ nước ngoài, các doanh nghiệp tiếp nhận chuyên giao công nghệ cũng tăng cường đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu, phát triển R&D để tăng lợi thế trong việc đàm phán chuyên giao và hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ từ nước ngoài Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp của nó tiếp nhận các thiết bị và công nghệ mới nhất và khuyến khích thuê các chuyên gia nước ngoài từ Nhật Bản đề giải quyết các vấn đề

kỹ thuật Từ năm 1998 đến nay, chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm khuyến

khích, thúc đây việc nghiên cứu cơ bản trong nước, các nhà khoa học nói riêng và ngành khoa học nói chung được quan tâm đặc biệt và trở thành nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triên công nghệ mới ở Hàn Quoc.

Trang 22

Với xuất phát điểm là một trong những nước nghèo nhất Châu Á sau chiến tranh với Triều Tiên, nay Hàn Quốc đã vượt khó, vươn mình trở thành cường quốc công nghệ hàng

đầu thế giới nhờ những biện pháp và chính sách can thiệp hợp lý của Chính phủ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được Chính phủ kiêm soát chặt chẽ, chỉ được sử dụng ở một số lĩnh vực cần thiết Chính phủ can thiệp vào những hợp đồng công nghệ chính để tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong nước Việc nhập khâu công nghệ được thúc đây bằng cách giảm thuế, ví dụ như các chỉ phí chuyên giao quyền sáng chế và các chỉ phí chuyên giao công nghệ được giám thuế, các chuyên viên, kỹ sư nước ngoài được miễn thuế thu nhập, Hơn nữa, Chính phủ còn hỗ trợ cung cấp các khoản vay dài hạn với lãi suất

thấp và ưu đãi thuê đề tiễn hành các dự án này Những nỗ lực thúc đây xuất khâu của Chính

phủ đã đóng góp to lớn cho việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài 1.2.3 Bài học cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm chiến lược, chính sách, chủ trương CGCN của Đảng, Chính phủ và Nhà nước của các nước trên thế giới cho thấy giai đoạn đầu hầu hết các quốc gia đều lấy nhập khâu công nghệ từ nước ngoài là kênh chính đề tiếp cận, tận dụng những công nghệ đã có sẵn phục vụ cho nhu cầu đổi mới, sau đó bắt đầu đi sâu, phân tích, nghiên cứu và cải biến công nghệ Tuy nhiên, giai đoạn đầu dài hay ngắn còn phụ thuộc vào điều kiện, tiềm lực và tài nguyên của mỗi quốc gia Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia có những chính sách hữu hiệu để rút ngắn thời gian nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài sang tự chủ công nghệ của mình Đây chính là những kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam cần học hỏi, tiếp thu trong quá trình phát triển, hội nhập của mình

1.3 Các nhân tổ tác động đến chuyền giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyền giao công nghệ qua các dự án FDI 1.3.1.1 Khả năng làm chủ công nghệ của bên tiếp nhận công nghệ

Một trong những tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả chuyên giao công nghệ đó là đánh giá khá năng làm chủ công nghệ của bên tiếp nhận công nghệ Trong hợp

đồng thỏa thuận giữa bên giao và bên nhận luôn có phần nội dung để xác định thời hạn

18

Ngày đăng: 08/08/2024, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w