Đồng thời, với mục tiêu chính là hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến đó là: thời hạn vay dài trên 30
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI- KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-
BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
ĐỀ TÀI: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA ở Việt Nam sau khi trở thành nước có thu nhập trung bình và khả năng
tốt nghiệp nguồn vốn ODA
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trần Quang Minh
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Trang 22
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 1
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái niệm nguồn vốn ODA và tốt nghiệp ODA 3
1.1.1 Khái niệm ODA 3 1.1.2 Khái niệm Tốt nghiệp ODA 4 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 5
2.1 Thực trạng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 5
2.2 Các nhà tài trợ ODA chính của Việt Nam 6
2.2.1 Các nhà tài trợ ODA song phương: 6
Trang 32.3.2 Hạn chế 14
CHƯƠNG III: NHỮNG NH N TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC
CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH 15
3.1 Những thay đổi về vốn ODA sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình 15
3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút ODA 18
3.2.1 Những nhân tố từ phía nhà tài trợ 18 3.2.2 Những nhân tố từ phía Việt Nam 18 CHƯƠNG IV: KHẢ NĂNG TỐT NGHIỆP NGUỒN VỐN ODA CỦA VIỆT NAM 20
4.1 Tính khả thi của “Tốt nghiệp ODA” 20
4.2 Định hướng các giải pháp ODA tại Việt Nam 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 41993 – 2020, nguồn vốn ODA đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo đời sống văn hóa xã hội, giáo dục, -
y tế của đất nước ta Tuy nhiên, sau khi Việt Nam chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, thì nguồn vốn ODA chắc chắn sẽ không còn dồi dào như trước nữa
Và việc cắt giảm ODA chắc chắn sẽ tạo nên những áp lực không nhỏ cho ngân sách nhà nước và công cuộc phát triển, nhưng cũng không phải là không mang đến những ảnh hưởng tích cực khác
Do đó, việc tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút cũng như tốt nghiệp ODA của Việt Nam là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là sau khi Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA ở
Việt Nam sau khi trở thành nước có thu nhập trung bình và khả năng tốt nghiệp nguồn vốn ODA" để nghiên cứu thực trạng, từ đó xác định những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn ODA cũng như khả năng tốt nghiệp nguồn vốn này
2 Câu h i nghiên c u ỏ ứ
- Tình hình thực tế nguồn vốn ODA của Việt Nam sau khi trở thành nước
có thu nhập trung bình như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thu hút ODA của Việt Nam khi trở thành nước có thu nhập trung bình?
- Khả năng tốt nghiệp nguồn vốn ODA của Việt Nam?
Trang 53 M c tiêu và nhi m v nghiên c u ụ ệ ụ ứ
Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về nguồn vốn ODA nói chung, tập trung nghiên cứu thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút cũng như tốt nghiệp nguồn vốn ODA của Việt Nam Đồng thời đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên c u ứ
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA
4.2 Ph m vi nghiên c u ạ ứ
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay
- Về không gian: Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích hệ thống, suy luận logic…để làm sáng tỏ và cụ thể hóa nội dung nghiên cứu, đồng thời tiếp thu có phê phán và chọn lọc những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đề tài còn sử dụng một số bảng, biểu,
sơ đồ để minh hoạ
Về dữ liệu, bài viết đã thu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tạp chí thương mại, các nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông của tổ chức trong nước và quốc tế
6 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được trình bày bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tình hình thực tế nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Chương 3: Những nhân tố tác động đến khả năng thu hút nguồn vốn ODA sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình
Chương 4: Khả năng tốt nghiệp nguồn vốn ODA của Việt Nam
Trang 6ODA, viết tắt của Official Development Assistance, là một thuật ngữ kinh
tế mang nghĩa là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Khái niệm ODA được OECD định nghĩa như là “dòng tiền tới những quốc gia và lãnh thổ thuộc danh sách nhận ODA của DAC và các tổ chức đa phương” Đây là nguồn vốn viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại hay tín dụng ưu đãi (cho vay với lãi suất thấp) của các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho các nước đang phát triển
Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, nguồn vốn hợp tác phát triển chính thức ODA ra đời nhằm mục đích giúp đỡ các nước chậm phát triển và có thu nhập thấp giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cần thiết để phát triển kinh tế Bên cạnh việc cho vay các khoản vay ưu đãi, bên viện trợ cũng sẽ thực hiện cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ cho nước nhận viện trợ Tuy nhiên, để nguồn vốn này hoạt động đúng mục đích và hiệu quả nhất, ODA có một số các quy định, quy ước chung là: ODA chỉ dành cho các nước chậm phát triển và đang phát triển với mục tiêu phát triển Trong đó, bao gồm điều kiện cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, quốc gia được ưu tiên nhận ODA phải là nước có GDP bình quân đầu người thấp hoặc trung bình thấp
+ Thứ hai, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các các quốc gia phải nhất quán với các chính sách và định hướng, ưu tiên trong mối quan hệ giữa nước tài trợ và nước nhận ODA
Chính bởi ODA là một hình thức hợp tác khác giữa chính phủ các nước phát triển, tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển nên các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp, chỉ dao động từ một vài
Trang 7phần trăm, nếu là ngân hàng thế giới thì khoản vay 0% một năm Đồng thời, với mục tiêu chính là hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến đó là: thời hạn vay dài trên 30 năm gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, thời gian ân hạn tương đối dài,…
Tuy nhiên, các khoản vay ODA cũng thường có những chính sách, quy định ràng buộc khác nhau với nước tiếp nhận Điều này xảy đến là do mong muốn
về tăng cao sức ảnh hưởng về chính trị, cũng như có một số lợi ích về mặt kinh
tế của các nước viện trợ khi cho vay ODA Bởi vậy mà những khoản ODA bao giờ cũng có những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý
Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật phải được thực hiện bằng đồng Yên Nhật; ít nhất 22% viện trợ của các nước thuộc Uỷ ban Phát triển OECD (DAC) phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ;
Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% vốn viện trợ phải được sử dụng để mua hàng hóa dịch vụ của nước tài trợ và ở Canada tỷ lệ này lên tới 65%
1.1.2 Khái ni m T t nghi p ODA ệ ố ệ
“Tốt nghiệp ODA” là Thuật ngữ được bắt đầu được đưa ra vào năm 2010 tuy nhiên nó lại được sử dụng rộng rãi cho đến cuối năm 2014 đầu 2015 Thuật ngữ này ám chỉ đến việc Việt Nam, sau khi trở thành nước có thu nhập trung bình, sẽ không còn thuộc nhóm các nước chậm phát triển được ưu tiên nhận vốn ODA nữa Điều này đồng nghĩa với việc đã đến lúc Việt Nam phải đối diện với
sự sụt giảm các nguồn vay ưu đãi, tăng các khoản vay thương mại, với vốn vay kém ưu đãi, viện trợ không hoàn lại giảm hẳn
Đồng thời, “tốt nghiệp ODA” cũng thể hiện việc đất nước đang ngày càng
ít bị phụ thuộc hơn vào các khoản vay hỗ trợ phát triển ODA, nguồn vốn quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực nhưng đồng thời cũng mang theo những mặt tiêu cực của nó
Trang 85
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA NGUỒN VỐN ODA TẠI
VIỆT NAM 2.1 Thực trạng ngu n vồ ốn ODA t i Việt Nam ạ
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993 và cho đến nay nay vẫn luôn là động lực quan trọng trong thức đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
Trong giai đoạn 1993 2015, tổng nguồn vốn ODA cam kết đạt khoảnghơn 85 tỷ USD, vốn ký kết đạt hơn 72 tỷ USD và vốn giải ngân hơn 53 tỷ USD Dòng vốn này đã chảy vào Việt Nam theo 3 hình thức là vốn ODA không hoàn lại, chiếm xấp xỉ 10 12% tổng số vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn vay kém ưu -đãi, chiếm khoảng 80% tổng số vốn ODA và ODA hỗn hợp chiếm 8 10% Tiếp -
-đó, trong các năm từ 2016 đến 2020, lượng huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 12,553 tỷ USD, trong đó vốn vay là 12,04 tỷ USD gồm 9,169 tỷ USD vay ODA, 2,871 tỷ USD vay ưu đãi và khoản viện trợ không hoàn lại là 513 triệu USD
Cũng trong quãng thời gian này, tỷ trọng ODA cho nhóm Các dịch vụ và
cơ sở hạ tầng kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất với giá trị gần 15,77 tỷ USD (chiếm 47,6% tổng số vốn ODA giải ngân cho cả giai đoạn); tiếp đến là nhóm Các dịch
vụ và cơ sở hạ tầng xã hội (9,3 tỷ USD, chiếm 28,11% Nhóm Đa ngành, đa lĩnh vực xếp vị trí thứ ba với 3,89 tỷ USD (11,76%); xếp thứ tư là nhóm ngành sản xuất với 2,67 tỷ USD (8%) ODA đã hỗ trợ xây dựng và phát triển một số ngành
và lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam như Giao thông - vận tải và kho bãi; năng lượng (chính sách năng lượng, năng lượng tái tạo, chính sách phân phối năng lượng); cấp nước và vệ sinh; giáo dục; các lĩnh vực đa ngành; bảo vệ môi trường; nông lâm ngư nghiệp; Chính phủ và xã hội dân sự; y tế; hỗ trợ ngân sách; Dịch
vụ tài chính và ngân hàng; công nghiệp, khai khoáng và xây dựng…
Tính chung cả giai đoạn 1993 2020, thông qua 20 Hội nghị Nhóm các - nhà tài trợ cho Việt Nam và 7 Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên đến 78,2 tỷ USD Bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại đạt tới 11,647 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng số vốn và các khoản vay ưu đãi với 66,553 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn cam kết Hiện nay, Việt Nam đang là nước tiếp nhận
Trang 9nguồn vốn ODA nhiều nhất trong khối các nước ASEAN, với tỷ trọng ODA/GDP khoảng 3% GDP trong những năm 2000 2010 và khoảng 2% GDP năm 2011- -
2019, cao hơn nhiều so với chưa đến 1% GDP ở các nước ASEAN khác
2.2 Các nhà tài tr ODA chính c a Vi t Nam ợ ủ ệ
Sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế từ năm 1993, Việt Nam đã huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ 28 nhà tài trợ song phương
và 31 nhà tài trợ đa phương Trong đó, đứng đầu trong các quốc gia và tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) với số vốn cam kết chiếm 7 80% tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà các nhà 0-tài trợ dành cho Việt Nam Các dòng vốn ODA của này được huy động từ 6 ngân hàng chính gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)
- Nhật Bản
Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Bộ GTVT triển khai 52 dự án với số vốn là 10.801 triệu USD Đến nay, 43 dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác,
9 dự án khác đang được triển khai.Tính lũy kế đến năm 2015, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ Yên, chiếm trên 40% tổng nguồn vốn ODA của Việt Nam Các chương trình viện trợ của Nhật Bản nhằm vào 5 lĩnh vực chính là:
+ Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế;
+ Xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; + Phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; + Phát triển giáo dục đào tạo và y tế;
+ Bảo vệ môi trường
Trang 107
Năm 2015, nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam đợt 1 tài khóa 2015 có trị giá 95,167 tỷ yên Số vốn này được dành triển khai 4 dự án, trong đó có 3 dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội gồm:-
+ Dự án xây dựng đường bộ Cao tốc Bắc Nam (đoạn Đà Nẵng - - Quảng Ngãi) trị giá 30 tỷ yên;
+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện) bao gồm phần hạ tầng cảng trị giá 32,287 tỷ yên
và phần cầu, đường trị giá 22,88 tỷ yên,
+ Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ VI (10
tỷ yên)
Trong đợt 2, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ ODA trị giá 172
tỷ yên, nâng tổng mức ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam trong năm
2015 lên mức 267 tỷ Yên Số tiền này được sử dụng tài trợ cho 3 dự án
là Dự án đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 01 (Bến Thành Suối Tiên), - Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, Dự án cải tạo môi trường nước TP.Hồ Chí Minh Thông qua khoản các ODA này, Nhật Bản muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo điều kiện để Việt Nam tăng - cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế Các dự án
do Nhật Bản tài trợ đều là các dự án quan trọng, có quy mô lớn, tiêu chuẩn
kỹ thuật phức tạp, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, khi đưa vào khai thác sử dụng đã đảm bảo yêu cầu về chất lượng và phát huy hiệu quả Năm 2016, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký với Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 166,124 triệu Yên Nhật Như vậy, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam cho 3 dự án: Dự án xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên (III) (90.175 triệu Yên); Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Điện Thái Bình và đường dây truyền tải điện (IV) (54.982 triệu Yên); Dự án Cải tạo Môi trường Nước
Tp HCM – Giai đoạn 2 (III) (20.967 triệu Yên) Năm 2017, tổng giá trị vốn vay ODA cam kết đối với các dự án mới là khoảng 61,8 tỷ yên (12.515
Trang 11tỷ đồng) cho ba dự án; tổng giá trị vốn vay đã giải ngân là 51,2 tỷ yên, trong đó giá trị ròng (net) là 18,3 tỷ yên Có năm dự án vốn vay ODA mới
đã được ký kết với tổng giá trị vốn vay hơn 82,8 tỷ yên (tương đương 16.768 tỷ đồng); tổng giá trị khoản vay đã giải ngân là 119,2 tỷ yên Về viện trợ không hoàn lại, đã có một dự án mới được ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị 1,8 tỷ yên Năm 2018, do ảnh hưởng của chính sách hạn chế và quản lý nợ công, và do chậm trễ về thủ tục hành chính v.v… nên trong tài khóa vừa qua đã không có dự án vốn vay ODA mới nào được cam kết, mặc dù các dự án này đều là những dự án trọng điểm mà phía Việt Nam đã đề xuất và phía Nhật Bản đã chấp thuận hỗ trợ JICA tiếp tục triển khai vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam với việc đặt trọng tâm vào 3 vấn đề: thúc đẩy các dự án đang thực hiện, tái khởi động các dự án bị đình trệ như Dự án Đường sắt nội đô Hà Nội số 1 và 2, triển khai các dự án đã được hai bên thông qua Năm 2019, Việt Nam tiếp tục không có dự án vốn vay ODA mới nào với Nhật Bản, JICA tiếp tục triển khai vốn ODA tại Việt Nam với số vốn khoảng 37,5 tỷ yên với 28 dự án đang triển khai, viện trợ không hoàn lại: 6 dự án đang triển khai (trong đó
có 3 dự án mới) Năm 2020, có 28 dự án vốn vay ODA đang triển khai tại Việt Nam, 2 hiệp định vốn vay được ký kết JICA vẫn tiếp tục triển khai các dự án xây dựng thuộc nguồn vốn ODA
- Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng là đối tác cung cấp ODA lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc Viện trợ cho Việt Nam chiếm 20% tổng số viện trợ của Hàn Quốc cho các nước, trong đó 90% là vốn vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại Hàn Quốc đã hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) cho giai đoạn 2012-2015; tháng 11/2017, hai bên đã ký Hiệp định tín dụng khung Việt Nam Hàn Quốc giai đoạn 2016
- 2020 với số vốn 1,5 tỷ USD Trong giai đoạn 2016-2020, một số lĩnh vực được ưu tiên: phát triển nông thôn, y tế, hạ tầng (giao thông, đô thị, cấp thoát nước), ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, năng
Trang 129
lượng, quản lý nhà nước Năm 2016, tổng ngân sách viện trợ của KOICA dành cho Việt Nam là 31,5 triệu USD, trong đó 22,4 triệu USD dành cho
24 dự án đang được triển khai Ngày 08/11/2017, chính phủ Hàn Quốc đã
ký kết Hiệp định khung với Việt Nam cho các khoản tín dụng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) lên đến 1,5 tỷ USD vốn ODA cho giai đoạn 2016 - 2020 Bộ GTVT phối hợp với EDCF thực hiện 5 dự
án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020 với tổng vốn vay 428,86 triệu USD bao gồm: Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn – Nhơn Trạch, giai đoạn 1, Vành đai 3 – TP HCM; Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ (gồm hai Giai đoạn 1, 2); Cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét; Cải tạo khu gian Hòa Duyệt – Thanh Luyện tuyến đường sắt Thống Nhất ODA Hàn Quốc có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đường
-bộ ở Việt Nam Hai bên tiếp tục chuẩn bị và thực hiện các dự án xây dựng cầu, đường, đường sắt, đường vành đai, hỗ trợ kỹ thuật…
- Thụy Điển
Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam, bắt đầu từ năm 1969 Chính Phủ Thuỵ Sĩ cam kết hỗ trợ Việt Nam 90 triệu CHF (tương đương 92 triệu USD) giai đoạn 2017-2020, vốn ODA không hoàn lại để thực hiện các dự án hợp tác ưu tiên của hai nước, tập trung vào 3 lĩnh vực chính: hỗ trợ thúc đẩy thể chế và chính sách kinh tế; hỗ trợ xây dựng khu vực kinh tế tư nhân cạnh tranh và hiệu quả;
hỗ trợ phát triển đô thị bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu Chiến lược hợp tác phát triển của SECO với Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực như: quản lý tài chính công, tăng cường ngành tài chính, tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy các tiêu chuẩn môi trường và xã hội bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch, các điều kiện khung để phát triển thương mại bền vững, môi trường kinh doanh lành mạnh, quy hoạch đô thị hợp nhất cũng như tiếp cận các dịch vụ công đáng tin cậy
Trang 132.2.2 Các nhà tài tr ợ đa phương:
Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait
- Ngân hàng thế giới WB
Từ khi nối lại quan hệ hợp tác với WB (năm 1993) đến năm 2020,
WB đã tài trợ cho Việt Nam khoảng 25 tỷ USD (gồm cả vốn vay và viện trợ không hoàn lại) Đến tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới (World Bank)
sẽ tuyên bố chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam và phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% 3,5% Các dự án sử dụng vốn vay của -
WB giai đoạn 2017 2018 tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán… ODA
-ưu đãi từ IDA bắt đầu giảm mạnh sau mức cao nhất mọi thời đại là 1,38
tỷ đô la vào năm 2014, giảm xuống còn 915 triệu đô la trong 2015, 756 triệu USD năm 2016, 313 triệu USD năm 2017 và 0 USD năm 2018 Cho rằng Việt Nam đã tốt nghiệp từ IDA vào ngày 1 tháng 7 năm 2017, lần cuối cùng Chính phủ nhận được vốn ưu đãi từ IDA là trong nửa đầu năm
2017 IDA tiếp tục cung cấp các khoản vay cho Việt Nam trên cơ sở chuyển tiếp, nhưng những các khoản vay được cung cấp tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế không ưu đãi (IBRD) điều khoả
- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Từ năm 1966 đến hết 2019, ADB đã cung cấp hỗ trợ tổng cộng 17,3 tỷ USD cho Việt Nam Tổng giá trị giải ngân lũy kế các khoản vay
và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là 11,7 tỷ USD, được tài trợ từ
Trang 14Dự án Cơ sở hạ tầng cơ bản cho Tăng trưởng toàn diện các tỉnh Đông Bắc (BIIG1)( 15000 triệu USD); Dự án Cơ sở hạ tầng cơ bản cho tăng trưởng toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (BIIC 2) (9700 triệu USD); Chương trình Phát triển các đô thị loại 2 (Các đô thị xanh) (1200 triệu USD) Năm 2018, hai bên đã tiến hành đàm phán
và phê duyệt tài trợ đối với 7/8 chương trình/dự án vay được xác định trong danh mục đàm phán năm 2018 với tổng trị giá tài trợ là 676,96 triệu USD để tận dụng hết nguồn ADF còn lại trong năm 2018 trước khi tốt nghiệp ADF từ tháng 1/1/2019, bao gồm: Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh chịu ảnh hưởng hạn hán; Chương trình kỹ năng
và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế chuyên sâu Tiểu chương trình 1; Dự
-án Trung tâm chăm sóc y tế cơ sở; Dự -án Cơ sở hạ tầng du lịch GMS lần
2 cho tăng trưởng toàn diện; Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; Chương trình Phát triển nguồn nhân lực y tế lần 2; Chương trình Phát triển lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính và Tài chính toàn diện Đến năm 2019 ADB sẽ cắt nguồn vốn ADF dành cho Việt Nam và chuyển sang viện trợ nguồn vốn OCR, nguồn vốn vay thông thường, sát với vốn vay trên thị trường Ví dụ như Dự án Đường cao tốc GMS Bến Lức - Long Thành với tổng giá trị Khoản vay ADB lần II cho Dự án là 286 triệu USD
từ nguồn vốn vay thông thường (OCR) do Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ Dự án Thời gian thực hiện Dự án
từ năm 2016 đến 2019 Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng toàn diện thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số với tổng vốn vay OCR
là 141 triệu USD do Ủy ban dân tộc làm cơ quan chủ quản theo dự kiến ban đầu thuộc Danh mục chương trình, dự án năm 2019 đã được