1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận ngữ dụng học tìm hiểu ý nghĩa chiếu vật của các từ xưng hô trong tiếng việt

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ý nghĩa chiếu vật của các từ xưng hô trong tiếng Việt
Tác giả Dương Hồng Anh
Người hướng dẫn TS. Dương Tuyết Hạnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Dụng Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Green đưa rakhái niệm về chiếu vật như sau: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ cái cáchnhờ chúng mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn ngữ với hy vọng rằngbiểu thức đó sẽ giúp ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: NGỮ DỤNG HỌC GIẢNG VIÊN: TS DƯƠNG TUYẾT HẠNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS.Dương Tuyết Hạnh, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt quá trình họctập học phần Ngữ Dụng Học Em chân thành cảm ơn Trường Đại học Giáo Dục– Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đưa bộ môn Ngữ Dụng Học vào chương trìnhđào tạo Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nềntảng cho quá trình nghiên cứu bài tiểu luận mà còn là hành trang quý báu để embước vào đời một cách vững chắc và tự tin Cuối cùng em kính chúc quý thầy,

cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Sinh viên

Dương Hồng Anh

Trang 3

BÀI LÀM Câu 1 Tìm hiểu ý nghĩa chiếu vật của các từ xưng hô trong tiếng Việt (Lưu

ý tính địa Phương, cách sử dụng)

1.1 Khái niệm

1.1.1 Chiếu vật

Nếu Ngữ dụng học là phân ngành trẻ tuổi nhất của Ngôn ngữ học thì Chiếu

vật là vấn đề đầu tiên được Ngữ dụng học đề cập tới Georgia M Green đưa ra

khái niệm về chiếu vật như sau: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ cái cách nhờ chúng mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn ngữ với hy vọng rằng biểu thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một cách đúng đắn cái thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta đang nói đến” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu).

Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của các tín hiệu) trongdiễn ngôn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một ngữ cảnh nhấtđịnh Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa các ngữ cảnh với diễnngôn Giá trị đúng sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu vật của các từ tạo nêncâu và sự chiếu vật của cả câu Như đã biết, các nhà logic học chú ý đến việcxác định tính đúng sai của các mệnh đề logic được diễn đạt bằng ngôn ngữ.Chẳng hạn, khi nói “Con mèo màu xanh” Các nhà logic không thể kết luận nộidung của câu nói trên đúng hay sai nếu không xác định được chúng qui chiếuvới sự vật nào đang được nói tới trong hiện thực Tuy vậy, mệnh đề “Con mèomàu xanh” sẽ sai nếu “mèo” qui chiếu với các sinh vật được gọi là “mèo”,nhưng sẽ đúng nếu qui chiếu với các đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ em.Tương tự, câu nói “Tôi là vợ của Napoleon Bonarparte” chỉ có thể kết luận làđúng hay sai tùy theo sự qui chiếu đại từ “tôi” Bằng hành vi chiếu vật người nóiđưa sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn của mình bằng từ ngữ,bằng câu

Kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để chiếu vật được gọi là biểu thứcchiếu vật Sự vật tương ứng với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật(nghĩa sở chỉ) của biểu thức đó

1.1.2 Xưng

Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác, biểu thị tính chất mối quan

hệ giữa mình với người ấy

1.1.3 Hô

1

Trang 4

Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệgiữa mình với người ấy

Như vậy, xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau

để biểu thị tính chất của mối quan hệ Xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất.Một người xưng thuộc ngôi nhất số ít Từ hai người trở lên là ngôi nhất số nhiều.Các phương tiện nhân xưng thứ nhất là sự tự quy chiếu của người nói Tương tự,

hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai Các phương tiện nhân xưng thứ hai là sự quichiếu đến người nghe

Hành động xưng hô chỉ diễn ra trong cuộc thoại và một người có thể (vàthường) thực hiện cả hai hành động: Xưng (tự quy chiếu đến mình) và hô (quychiếu đến người đối thoại) Như vậy, chức năng của xưng hô là chỉ thị người nói,người nghe trong một cuộc hội thoại

1.2 Ý nghĩa chiếu vật của các từ xưng hô trong tiếng Việt

Phạm trù xưng hô bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tựđưa mình (quy chiếu) vào diễn ngôn và đưa người giao tiếp với mình vào diễnngôn

1.2.1 Các đại từ nhân xưng

“Tôi”, “chúng tôi” tương đối trung tính và ít dùng trong hoàn cảnh xưng hôthân mật Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, để tạo tính khách quan cho bàiviết, tác giả công trình thường xưng “tôi”, “chúng tôi” Đinh Trọng Lạc chorằng: “Đại từ nhân xưng “tôi” “chúng tôi” không có sự hô ứng ở ngôi hai vàngôi ba và phải thay bằng các từ xưng hô: ông, bà, anh, chị,… Đôi khi tronghoàn cảnh giao tiếp, ở một ngữ cảnh nhất định, việc dùng đại từ nhân xưng “tôi”

để xưng còn mang tính nghiêm túc Chẳng hạn, trong hội nghị, đại biểu có thểxưng “tôi” gọi “đồng chí” Hoặc xưng “tôi” trong hoàn cảnh giao tiếp nhất địnhcũng có thể thể hiện sự khẳng định của “cái tôi” cá nhân Chẳng hạn, “Tôi nóivậy đó, nghe hay không tuỳ mấy người”

“Tao” có đại từ hô ứng: “mày”, “mi” (ngôi hai), “hắn”, “nó” (ngôi ba).Trong giao tiếp, việc sử dụng cặp từ hô ứng “tao – mày, mi”; “tao – nó”; “tao –hắn” mang hai sắc thái: hoặc thân mật, suồng sã, hoặc tỏ vẻ coi thường, khinhmiệt Hình thức xưng hô trong giao tiếp trước kia có phần thay đổi so với nghithức giao tiếp hiện nay Chẳng hạn, trước Cách mạng tháng Tám, “mày, tao, mi,tớ” là các đại từ xưng hô mang sắc thái không lịch sự, suồng sã, chỉ hạng ngườithấp kém trong xã hội mới dùng đến, hoặc người ở địa vị xã hội cao như “địachủ” gọi “đầy tớ” của mình Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh tính chấtvừa nêu, việc sử dụng những cặp từ xưng hô trên trong những ngữ cảnh cụ thể,

Trang 5

tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp còn mang sắc thái thân mật và thường đượcgiới trẻ dùng để hô gọi nhau.

Ví dụ 1: Trong tác phẩm “Tắt đèn” (1937) của nhà văn Ngô Tất Tố Đoạn đốithoại giữa bà Nghị với chị Dậu: “Bà Nghị hỏi Dậu: Thế nào, mày nghĩ tao nói cóphải không?”

Ví dụ 2: Trong cuộc thoại giữa hai người bạn thân : “Tao nhớ mày lắm đó! Tuầnnày mày có về quê không?”

Nếu như cặp đại từ “tao – mày” ở ví dụ 1 thể hiện thái độ miệt thị, coithường của kẻ ở địa vị xã hội cao – Nghị Quế đối với người dân đen – chị Dậu,thì ở ví dụ 2 việc dùng đại từ “tao – mày” biểu thị mối quan hệ thân mật giữa hainhân vật tham gia giao tiếp Mặt khác, cũng cần nói thêm rằng việc sử dụng cặpđại từ “tao – mày” với sắc thái thân mật phải gắn liền với hoàn cảnh giao tiếpnhất định thì sắc thái thân mật mới được nổi trội

Chẳng hạn, cũng hai người bạn ấy nhưng trong một ngữ cảnh khác, và trướcđây họ sử dụng cặp từ xưng hô khác như “tớ -cậu” mà chuyển sang sử dụng cặpđại từ “tao – mày” thì có thể mối quan hệ bạn bè giữa họ diễn tiến theo chiều

âm, tức cặp đại từ “tao – mày” trong hoàn cảnh này lại mang sắc thái xấu Đại từ nhân xưng “hắn” dùng để chỉ người, “nó” chỉ người, vật được nóiđến Đại từ nhân xưng ngôi ba trong tiếng Việt thường thực hiện chức năng “nộichiếu” – tức là qui chiếu trong văn bản khi dùng để chỉ người “Nó” có thể dùngvới sắc thái thân mật hoặc khinh miệt, suồng sã Chẳng hạn, “Nó đau lòng lắm,các ông các bà ơi” (Nguyễn Kim Thản, 1997: 280)

Trong khẩu ngữ, hiện tượng “nó” làm thành phần đồng ngữ của danh từ làhiện tượng rất phổ biến Ví dụ: Tình cảnh tôi nó bó buộc lắm!

Riêng đối với đại từ nhân xưng “hắn” khi sử dụng thường mang sắc tháikhông thân mật, có phần miệt thị Trong tiếng địa phương Bắc Trung bộ, “hắn”

có thể chỉ số nhiều Ví dụ: “Ba thằng Pháp vào làng tôi Hắn bị du kích ta bắtrồi” (Nguyễn Kim Thản, 1997: 281)

“Thị”, “y” là từ mượn của tiếng Hán, vốn nghĩa là họ vì “thị” thường là tênđệm của phụ nữ nên “thị” được chuyển nghĩa thành đại từ ngôi thứ ba, chuyênchỉ phụ nữ Trước Cách mạng tháng Tám, “thị” được dùng để chỉ người phụ nữthường với thái độ không kính trọng Ngày nay, khi vai trò của phụ nữ đượcnhìn nhận và đề cao trong gia đình cũng như ngoài xã hội thì việc sử dụng đại từnhân xưng “thị” không còn nữa

3

Trang 6

Còn đại từ nhân xưng “y” được dùng để chỉ ngôi thứ ba với thái độ bìnhthường “Y” có thể dùng để chỉ cả nam lẫn nữ Trong các tác phẩm văn học hiệnđại, có lẽ chỉ có quyến “Sống mòn” của Nam Cao dùng nhiều đại từ “y” nhất “Hắn”, “y” tuy là những từ đồng nghĩa với “nó” nhưng có một phạm vi sửdụng hẹp hơn nhiều, vì “hắn” “y” chỉ dùng trỏ người mà thôi.

Đại từ “ta” “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe “Chúng ta” luônluôn được xác định là số nhiều, còn “ta” có thể số ít hoặc số nhiều Trong cadao, “ta” dùng như một cá thể trong sự hô ứng “ta – mình

Ví dụ: “Mình với ta tuy hai mà một

Ta với mình tuy một mà hai” (Ca dao)

Bên cạnh đó, “ta” cũng được dùng để đại diện một tập thể, hoặc đặt mình ở

vị thế bề trên nói với bề dưới: “Nay ta bảo thật các người” (Trần Quốc Tuấn) Ngày nay, trong quan hệ bạn bè, khi giao tiếp giới trẻ cũng sử dụng đại từ

“ta” để xưng thể hiện sự thân mật gần gũi mà không có ý tỏ thái độ ngạo mạn

Ví dụ: “Chiều nay, ta lại nhà trọ nhỏ nhé!”

“Họ” ngôi thứ ba số nhiều dùng cho người lớn và tỏ thái độ bình thường,không đến nỗi khinh bỉ như “chúng”, “chúng nó” “Chúng”, “chúng nó” dùngcho trẻ con hoặc khi người nói tự đặt mình ở cương vị cao hơn và tỏ vẻ coithường hoặc miệt thị Chẳng hạn: “Chúng nó là một lũ ô hợp”

“Mình” là danh từ không phải chỉ họ hàng huyết tộc được dùng như một đại

từ “Mình” có thể là đại từ nhân xưng trỏ ngôi thứ nhất, số ít (như tôi) trongkhẩu ngữ và trong thể nhật ký Có khi “mình” được dùng để xưng hô giữa vợ vàchồng Lúc này “mình” được dùng ở ngôi hai

Ví dụ: “Mình nghĩ sao điều anh nói?”

Như vậy, “mình” được dùng ở các ngôi và có thể được dùng như từ phảnthân hoặc một hiện tượng phân thân Chẳng hạn, trong “Truyện Kiều”củaNguyễn Du có câu: “Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Như đã biết, trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực mạnh mẽ của mối quan hệliên cá nhân Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả giao tiếp thì người tham gia giaotiếp phải lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho đạt được mục đích giao tiếp.Bên cạnh đó, việc lựa chọn các phương tiện trong xưng hô không chỉ thể hiệnnét đẹp văn hoá trong ứng xử của người Việt, mà việc lựa chọn từ xưng hô saocho đúng mực, hợp chuẩn còn thể hiện tính lịch sự, chuẩn mực trong xưng hô

Trang 7

Điểm đặc biệt trong tiếng Việt là các đại từ nhân xưng thường mang sắc tháibiểu cảm, ít mang sắc thái trung tính như tiếng Pháp, tiếng Anh,…Do vậy, tronggiao tiếp thay vì sử dụng các đại từ nhân xưng, người Việt có xu hướng sử dụngcác danh từ, danh ngữ dùng làm phương tiện xưng hô Bởi vì, việc sử dụng cácdanh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện tính lịch sự tronggiao tiếp mà còn phù hợp với nguyên tắc “xưng hô nâng bậc” hay “xưng khiêm

hô tôn” của người Việt Xưng hô đúng mực là cách thức xưng hô nhằm tạo ratình thân hữu, rút ngắn khoảng cách giữa người nói với người nghe Chính vì lẽ

đó, trong xưng hô hàng ngày, thay vì sử dụng các nhân xưng từ đích thực, ngườiViệt thường sử dụng các lớp từ khác để xưng hô trong giao tiếp

1.2.2 Dùng danh từ thân tộc để hô gọi

Dựa trên sự phân biệt về giới tính, danh từ thân tộc được dùng trong xưng hô cóthể gồm ba nhóm nhỏ sau:

– Những từ trỏ thuần nam giới như: Anh, cha, bố, thầy, chú cậu, dượng, ông,dùng cho cả ba ngôi số ít Có thể dùng ở số nhiều theo cấu tạo:

Chúng + ông / anh

Các + những từ còn lại

Ví dụ: Chư ông đi gặt hẳn? (Quái dị, Nam Cao) Hay: Các anh cứ tự nhiên!– Những từ trỏ thuần nữ giới, dùng cho cả ba ngôi số ít: Chị, mẹ, u, má, đẻ,thím, dì, cô, mợ, bà Cấu tạo số nhiều thêm từ “các” (trừ “đẻ” không cấu tạo sốnhiều)

– Nhóm những từ không biểu thị giới tính như: Em, con, cháu, bé, cưng, nhóc,bác, cụ, cố, tổ Số ít dùng cho cả ba ngôi Số nhiều cấu tạo bằng cách ghép yếutố:

Chúng + cháu / em / con

Các + tất cả các từ trên

Danh từ thân tộc dùng để xưng hô được sử dụng trong hai phạm vi: Phạm vi giađình và phạm vi xã hội Một trong những phong cách giao tiếp ngôn ngữ củangười Việt là giữ gìn tôn ti trật tự trong giao tiếp Do vậy, trong phạm vi giađình, các danh từ thân tộc có sự phân biệt về vai vế, tuổi tác, lớn – nhỏ giữa cácthành viên thuộc cùng một thế hệ Ngoài ra, danh từ thân tộc được sử dụng trongphạm vi gia đình cũng thể hiện sự phân biệt về giới tính, gia hệ, quan hệ hônnhân cũng như các mức độ tình cảm

5

Trang 8

Quan hệ bên nội có các từ: Bác, chú, cô,…trong mối tương quan bên ngoại:Cậu, dì,…Dựa trên sự phân biệt về quan hệ hôn nhân, danh từ thân tộc có cáccặp từ tương ứng như: “Cậu – mợ, dì – dượng, chú – thiếm, cha – mẹ, cô –dượng, cô – chú” Trong đó các cặp từ “cậu – mợ”, “dì – dượng’, “chú –thiếm”, “cô – dượng” không những thể hiện quan hệ hôn nhân mà còn thể hiệnmối quan hệ “nội – ngoại” trong gia đình.

Bên cạnh đó, các danh từ thân tộc khi sử dụng cũng thể hiện những sắc thái tìnhcảm của các thành viên trong gia đình Chẳng hạn, trong quan hệ vợ chồng, cặp

từ xưng hô cơ bản thường được sử dụng là “anh – em” Tuy nhiên, tùy theo tìnhcảm, tâm trạng trong một hoàn cảnh cụ thể mà xưng hô giữa vợ và chồng có thểthay đổi “tôi – cô” hoặc “tao – mày” Thậm chí, trong tình trạng căng thẳng, mốiquan hệ vợ chồng diễn tiến theo chiều âm, vợ chồng đôi khi cũng sử dụng nhữngdanh ngữ mang sắc thái “khiếm nhã” để gọi nhau: Con kia, thằng kia,…Danh từ thân tộc được dùng trong xưng hô giữa các thành viên trong gia đìnhngười Việt rất đa dạng và phong phú Tùy theo tuổi tác, địa vị của các thành viêntrong gia đình mà khi giao tiếp người Việt sẽ có cách lựa chọn các danh từ thântộc cho thích hợp Chẳng hạn, xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình ngườiViệt cũng rất phong phú Việc lựa chọn các từ ngữ trong xưng hô giữa anh, chị,

em trong gia đình còn phụ thuộc vào nhận thức, lứa tuổi, không gian sống (thànhthị hay nông thôn), giới tính, quan hệ vai anh, chị và em trong gia đình ngườiViệt qui định (cùng thế hệ, có thứ bậc) cũng như sự quan tâm giáo dục của giađình từ bé, từ đó giúp các thành viên xưng gọi hợp với một chuẩn mực ngônngữ, văn hóa xã hội mà mọi người chấp nhận (Bùi Minh Yến, 1993)

Nhìn chung, trong phạm vi gia đình, các danh từ thân tộc đều có các cặp từ xưng

hô tương ứng Việc phá vỡ sự tương ứng trong xưng hô mang giá trị ngữ nghĩa,ngữ dụng nhất định

Chẳng hạn trong truyện ngắn “Con mèo” của Nam Cao, vợ chồng anh cu cãinhau, lúc đầu chị cu nói: “Trời ơi là trời!…Mày phá tao thế à? Từ sáng đến giờ,tao ngồi trầy trầy trên khung cửi, mới được chừng một đồng hào, mà mày phátao một lúc một cái nêu, bốn năm cái bát…”

Khi sự giận dữ dâng cao, anh chồng lúc này chẳng còn là cái thá gì với vợ cả:

“Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà xem nào! Mày không đánh chết bàđược thì…”

Ngoài xã hội, việc sử dụng các danh từ thân tộc cũng rất đa dạng và phong phú.Nếu như trong phạm vi gia tộc, các danh từ thân tộc được dùng với ý nghĩa

Trang 9

chính xác của chúng để xưng và để hô, thì trong giao tiếp xã hội, các danh từthân tộc này có sự chuyển biến rất mạnh mẽ.

Ví dụ: Chị khẽ gọi: Con1 vào đây mẹ1 bảo

Anh bộ độ nói với bà Năm: “Mẹ2 để con2 gánh nước cho”

Xét ví dụ trên ta thấy : “Con1” chỉ chức năng xưng hô trong phạm vi thân tộc,đặt trong mối quan hệ giữa mẹ và con “Con2” được dùng để xưng hô giữanhững người bên ngoài phạm vi thân tộc

Trong khẩu ngữ để tạo ngôi nhân xưng thứ ba có thể kết hợp danh từ thân tộcvới từ “ta” ở phía sau Chẳng hạn như: “Ông ta, bà ta, bác ta, cậu ta,…” Mặtkhác, “ta” cũng có thể kết hợp với đại từ “hắn” để nhấn mạnh “hắn ta” “Ta” kếthợp với danh từ chung “người” thành đại từ phiếm chỉ “người ta” tức chỉ ngườinào đó không xác định Từ phiếm chỉ “người ta” khi dùng để xưng hô trongtrường hợp cụ thể cũng có thể không qui chiếu với một người nào xác định.Cách xưng hô bằng từ phiếm chỉ dẫn tới tình trạng người nói không chịu tráchnhiệm điều mình nói Bên cạnh đó, “người ta” cũng được dùng để xưng hoặc hôkhi nói dỗi hoặc thể hiện sự kín đáo, e dè của người con gái trong tình yêu

Ví dụ: Anh chẳng hiểu người ta gì cả

– Người ta nói giận chứ có giận anh đâu!

Trong sự kết hợp giữa danh từ thân tộc với từ “ta” cần chú ý về sắc thái của từđược tạo ra Bởi vì “ta” kết hợp với danh từ thân tộc chỉ dùng cho người cùnglứa tuổi và thường mang sắc thái không kính trọng Còn với danh từ thân tộc

“thím, mợ, dượng, cậu” thì chúng được sử dụng để xưng hô trong gia đình vàgiao tiếp xã hội (dù không thật phổ biến) Trong đó, “thím, mợ, dượng” là những

từ được gọi dựa trên quan hệ hôn nhân “Cậu, mợ” được dùng để gọi vợ chồngnhà quyền thế trước cách mạng hoặc biểu thị quan hệ hôn nhân xét theo quan hệnội – ngoại, trong mối tương quan với bên nội Thực tế trong xưng hô giao tiếp

xã hội ngày nay, khi đã gọi người chồng bằng “chú” hoặc “cậu” thì người ta có

xu hướng gọi người “vợ” bằng “cô” thay cho “thím”, “mợ” Bởi vì xưng hô giaotiếp ngoài xã hội trong trường hợp này không cần phải tương ứng

Còn từ thân tộc “cha”, “má” (ba, má) khi được dùng trong giao tiếp xã hội, sắcthái ý nghĩa có sự biến đổi mạnh theo hai hướng trái ngược sỗ sàng hoặc kínhtrọng Ngày nay, một bộ phận giới trẻ có xu hướng gọi bạn cùng lứa tuổi bằng từthân tộc “ba”, “má”, dù trong trường hợp nào thì cách xưng hô này vẫn mangsắc thái thô tục

Ví dụ: Thôi đi ba, ba biết gì mà nói!

7

Trang 10

Má Phương cho mượn cây viết coi!

Tuy nhiên, trong xưng hô ngoài xã hội, ở một hoàn cảnh giao tiếp nhất định thì

từ thân tộc “mẹ” lại mang sắc thái kính trọng

Ví dụ: Tạm biệt mẹ chúng con lên đường (Đây là câu nói của anh bộ đội nói vớingười phụ nữ lớn tuổi mang sắc thái kính trọng)

Có thể nói, trong phạm vi giao tiếp xã hội, các từ thân tộc như: “Ông, bà, cụ,anh, chị, em, chú, bác” được sử dụng thông dụng nhất Như đã nói, việc sử dụngcác danh từ thân tộc trong phạm vi giao tiếp xã hội ở một ngữ cảnh nhất định thìcác danh từ thân tộc này cũng có sự biến đổi nhiều về nghĩa

Ví dụ: Bạn nữ gọi nhau bằng “ông” mất đi ý nghĩa tuổi tác, giới tính, tình cảm.Ngoài ra, sự kết hợp của các cặp danh từ thân tộc tương ứng cũng tạo ra danh từđẳng lập dùng trong xưng hô chỉ ngôi nhân xưng số nhiều Ví dụ: Anh em đanglàm gì vậy?

Trong tiếng Việt, xưng hô bằng các danh từ thân tộc là một trong những tác nhânquan trọng để vun đắp, duy trì mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật giao tiếpdựa trên quan hệ huyết thống Đồng thời thể hiện sự ràng buộc về mặt tình cảm– nét đẹp “trọng tình” trong nguyên tắc ứng xử của người Việt Mặt khác, việcdùng các danh từ thân tộc trong giao tiếp xã hội còn thể hiện “chiến lược giaotiếp” của người Việt Khi thực hiện chiến lược giao tiếp, nhân vật giao tiếp luôn

có sự điều chỉnh, lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với ngữ cảnh, đối tượnggiao tiếp,…nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất

Có thể nói, khi ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp trong vô số lĩnh vực củađời sống thì lĩnh vực mua bán là đa dạng và tinh tế nhất Trong lĩnh vực này,cách xưng hô của người nói (người bán) nhằm thu hẹp khoảng cách với đốitượng giao tiếp (người mua) cũng thể hiện sự tinh tế của người nói qua việc lựachọn ngôn ngữ sao cho thực hiện được mục đích giao tiếp, tức là bán được nhiềuhàng

Theo thống kê của Mai Thị Kiều Phương, khoảng 80 % các câu hỏi mua bán sửdụng các danh từ thân tộc để làm từ xưng hô Trong mua bán, người bán nhiềulần thay đổi từ xưng hô tùy theo đối tượng giao tiếp để thực hiện “chiến lượcmua bán” (Mai Thị Kiều Phương, 2004: 19 – 21)

Nhìn chung, các đại từ nhân xưng thường mang sắc thái biểu cảm không kínhtrọng Do vậy, trong giao tiếp gia đình cũng như ngoài xã hội, người Việt sẽ sửdụng các danh từ thân tộc dùng để xưng hô như nhiều nhà Việt ngữ đã nhận

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w