1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thỏa thuận ngăn cản kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
Tác giả Cao Ngọc Ngân, Lê Thị Thúy Ngân, Hồ Thị Phương Ngọc, Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài Tập
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 39,78 KB

Nội dung

Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanhnghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm tạonên các rào cản ngăn trở việc gia nhập thị trường bằng các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

-NHÓM 04 NHÓM LỚP BL2102

THỎA THUẬN NGĂN CẢN, KÌM HÃM, KHÔNG CHO DOANH NGHIỆP

KHÁC THAM GIA THỊ TRƯỜNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ tên MSSV Ngày sinh Mức độ làm

việc nhóm

Cao Ngọc Ngân 2154070190 09/09/2003 100%

Lê Thị Thúy Ngân 2154073008 21/03/2003 100%

Hồ Thị Phương Ngọc 2154060391 14/10/2003 100%

Trang 2

Khái quát chung

Đây là một hành vi cụ thể về việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm tạo nên các rào cản ngăn trở việc gia nhập thị trường bằng cách gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, làm giảm tính hấp dẫn của thị trường

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, cấu thành pháp lý của thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác gia nhập thị trường bao gồm các yếu tố sau

1.1 Chủ thể của hành vi

Thứ nhất, chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, là những cá nhân, doanh

nghiệp tham gia vào thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường Với thỏa thuận này, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đã thực hiện những hành vi nhất định để cảnh báo đến các doanh nghiệp tiềm năng rằng nếu gia nhập thị trường, họ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình kinh doanh Nói cách khác, bằng hành vi của mình, các doanh nghiệp tham gia đã làm giảm tính hấp dẫn của thị trường mà họ có ý định ngăn cản việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm năng

Thứ hai, chủ thể bị ngăn cản, kìm hãm là các doanh nghiệp đang có nhu cầu gia

nhập thị trường nhưng không tham gia thỏa thuận Các doanh nghiệp bị ngăn cản có thể là những tổ chức, cá nhân kinh doanh đang hoạt động ở thị trường khác, nhưng đang có nhu cầu đầu tư hoặc chuyển hướng kinh doanh, hoặc có thể là những nhà đầu

tư tiềm năng đang có nhu cầu đầu tư vốn vào thị trường nhưng bị ngăn cản

1.2 Biểu hiện và tác động của hành vi

Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đã thống nhất thực hiện một trong các hành

vi sau:

Thứ nhất, thống nhất đồng loạt tẩy chay, không giao dịch với doanh nghiệp không

tham gia thỏa thuận Hành vi này gây tác động cản trở cạnh tranh trên thị trường khi không chỉ cô lập để tạo ra những áp lực tâm lý mà còn gây ra những khó khăn cho

1

Trang 3

doanh nghiệp bị ngăn cản trong việc phân phối, mua bán sản phẩm, và khả năng tiếp cận nguồn thông tin của thị trường, nguồn nguyên liệu…

Thứ hai, thống nhất yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán

hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận Hành

vi này được thực hiện bằng cách thông qua các cam kết của nhà phân phối, của đại lý không mua, bán sản phẩm của doanh nghiệp đó, hoặc bằng các chiến lược đầu tư, chiến lược chiết khấu có điều kiện… Nếu thỏa thuận này được thực hiện, các doanh nghiệp tiềm năng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu hoặc trong việc tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm Với hành vi này, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận mong muốn phong tỏa mạng lưới phân phối, tiêu thụ hoặc nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ của họ, không cho doanh nghiệp tiềm năng khai thác khi tham gia thị trường, vừa làm giảm sự cạnh tranh vừa cản trở cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường

Cuối cùng, thống nhất mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp

không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan Hình thức của thỏa thuận này có thể là các doanh nghiệp thống nhất tăng giá mua hàng hóa, dịch vụ hoặc giảm giá bán hàng hóa dịch vụ đến mức doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận nhận thấy rằng chiến lược gia nhập thị trường liên quan không khả thi vì không có lợi nhuận Tác động của hành vi này chủ yếu làm sai lệch về giá trên thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí chấp nhận không có lợi nhuận nhằm làm cho thị trường liên quan không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận

2 Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường

Như đã được trình bày ở phần 1, thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường là một trong những thỏa thuận được xem là thỏa thuận gây nên việc hạn chế cạnh tranh, ảnh hưởng đến thị trường, và các chủ thể liên quan Theo đó, dù thỏa thuận mang tới ảnh hưởng ít hay nhiều, các bên đạt được mục đích của thỏa thuận hay không, thì khi đã gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh sẽ đều được xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.1

1 Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018

Trang 4

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, thì thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường được hiểu là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận Nghĩa là những doanh nghiệp nào không tham gia vào thỏa thuận đồng thời là bên thứ ba bị “tẩy chay” trong hợp đồng, thì sẽ không thể thực hiện các giao dịch với những doanh nghiệp là các bên trong thỏa thuận, thậm chí là họ không thể tham gia vào thị trường nếu những doanh nghiệp đó là những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn Thông thường, những doanh nghiệp bị “tẩy chay” sẽ là những doanh nghiệp mới và tiềm năng, làm cho các doanh nghiệp khác đang tham gia cảm thấy bị đe dọa khi doanh nghiệp đó gia nhập vào thị trường

Song đó, thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường, ngoài thỏa thuận kể trên, thì còn được thể hiện ở việc các doanh nghiệp thỏa

thuận cùng nhau “yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng

hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận” (1), hoặc

thỏa thuận cùng nhau “mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp

không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan” (2)

2.1 Thỏa thuận yêu cầu, kêu gọi khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận

Đối với thỏa thuận cùng nhau yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận được thể hiện qua tình huống sau:

Trên thị trường bia hiện nay, doanh nghiệp M và doanh nghiệp N là hai doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động đúng theo quy định của pháp luật Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, thì doanh nghiệp M và doanh nghiệp N đã thỏa thuận là hai bên sẽ yêu cầu, kêu gọi khách hàng của mình, là các đại lý bán lẻ trong khu vực X, không nhập bán bia của doanh nghiệp E, nhằm hạn chế khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp E, thì những đại lý bán lẻ đó sẽ nhận được mức giá ưu đãi.

Thứ nhất, có thể thấy trong thỏa thuận trên, thì các chủ thể tham gia vào thỏa thuận

sẽ bao gồm doanh nghiệp M và doanh nghiệp N Khách hàng, chủ thể bị yêu cầu không mua, bán hàng hóa trong thỏa thuận này sẽ là các đại lý bán lẻ trong khu vực X Theo đó, doanh nghiệp M và doanh nghiệp N đã yêu, kêu gọi các đại lý bán lẻ này

3

Trang 5

không mua, bán bia của doanh nghiệp E, cho nên chủ thể bị ảnh hưởng, “tẩy chay”, và

bị hạn chế tham gia vào thị trường bia sẽ là doanh nghiệp E

Thứ hai, thỏa thuận này được thể hiện ở hành vi doanh nghiệp M và doanh nghiệp

N đã thực hiện một thỏa thuận đó là yêu cầu, kêu gọi khách hàng của mình, là các đại

lý bán lẻ trong khu vực X không mua, bán bia của doanh nghiệp E Hành vi này đã cho thấy, cả hai doanh nghiệp M và doanh nghiệp N đã thỏa thuận nhằm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp E, hạn chế khả năng doanh nghiệp E gia nhập vào thị trường trong khu vực X Khác với thỏa thuận nhằm loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên trong thỏa thuận được quy định tại khoản 6 Điều

11 Luật Cạnh tranh 2018, thì thỏa thuận này chỉ dừng lại ở việc nhằm hạn chế, cản trở khả năng hoạt động, mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp khác trên thị trường, có phạm vi tác động nhỏ và ít nguy hại hơn, mà không phải là hoàn toàn loại bỏ, “trừ khử” chúng khỏi thị trường

Thứ ba, khi thỏa thuận này được thực hiện, doanh nghiệp E sẽ phải đối mặt với khả

năng không thể phân phối các sản phẩm của mình tại các đại lý kể trên, không thể mở rộng kinh doanh trong khu vực X Từ đó dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp E sẽ không thể tham gia hoàn toàn vào thị trường, dù doanh nghiệp E là một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn Điều này làm cho khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bị hạn chế, không thể hiện được ý nghĩa của việc cạnh tranh đó là động lực để thúc đẩy

sự phát triển Đồng thời, khi các đại lý từ chối nhập hàng của doanh nghiệp E, khiến cho khách hàng chỉ có thể lựa chọn bia của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B, do

đó không thể hiện được ý nghĩa của việc cạnh tranh đó là khách hàng có quyền lựa chọn Như vậy, đây được xác định là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, có tác động vừa làm giảm, vừa làm cản trở cạnh tranh trên thị trường

2.2 Thỏa thuận mua, bán hàng hóa với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan

Thỏa thuận cùng nhau mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan Mức giả đủ ở đây

có thể được hiểu là mức giá thấp vừa đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận cảm thấy không thể có được lợi nhuận từ mức giá chung đó, không thể cạnh tranh trên thị trường liên quan Theo đó, thị trường liên quan được hiểu là thị trường của những

Trang 6

hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận Như vậy, trong thị trường liên quan, khi các sản phẩm có thể thay thế cho nhau cùng thỏa thuận hạ xuống mức giá thấp, tuy không

lỗ, nhưng lại không đạt được lợi nhuận khiến cho các doanh nghiệp mới không thể cạnh trạnh, hay gia nhập thị trường, thì được xem là hành vi hạn chế cạnh tranh Điều này sẽ được thể hiện qua tình huống sau:

Doanh nghiệp A, doanh nghiệp B, và doanh nghiệp C là ba doanh nghiệp bán sữa trên thị trường X doanh nghiệp A có giá bán là 150.000 đồng/thùng, doanh nghiệp B

là 200.000 đồng/thùng, doanh nghiệp C là 250.000 đông/thùng, đây là ba doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường Hiện nay, doanh nghiệp D là doanh nghiệp mới mong muốn tham gia vào thị trường trên Tùy nhiên khi nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của doanh nghiệp D, có thể đe dọa đến vị thế của mình, cho nên ba doanh nghiệp A, B, và C đã thỏa thuận bán sữa với mức giá 100.000 đồng/ thùng

Với mức giá này, doanh nghiệp D thấy rằng bản thân không thể cạnh tranh với giá

mà ba doanh nghiệp A, B, và C đã thỏa thuận, cho nên doanh nghiệp D đã không thể gia nhập vào thị trường bán sữa Sau khi doanh nghiệp D rời khỏi thị trường, cả ba doanh nghiệp A, B, và C đều bắt đầu tăng giá trở lại, lần lượt là 200.000 đồng/thùng, 250.000 đồng/thùng, và 300.000 đông/thùng.

Thứ nhất, tương tự như ở hành vi thỏa thuận cùng nhau yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ

khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận, thì cả ba doanh nghiệp A, doanh nghiệp B, và doanh nghiệp C đều là ba chủ thể trong thỏa thuận cùng nhau mua, bán hàng hóa, dịch

vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp D không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan Như vậy, doanh nghiệp D sẽ là chủ thể bị tác động, “tẩy chay” không thể gia nhập vào thị trường

Thứ hai, thỏa thuận này được thể hiện ở hành vi cả ba doanh nghiệp là doanh

nghiệp A, doanh nghiệp B, và doanh nghiệp C đều đã thỏa thuận cùng nhau hạ mức giá bán sữa xuống còn 100.000 đồng/thùng Đây được xem là một mức giá sàn tối thiểu, vừa đủ để doanh nghiệp không bị lỗ, nhưng cũng không mang lại lợi nhuận Điều này đã khiến cho doanh nghiệp D, là doanh nghiệp mới trên thị trường cảm thấy

5

Trang 7

không thể cạnh tranh, không thể gia nhập thị trường liên quan này Bởi lẽ các doanh nghiệp A, B, và C đã gia nhập thị trường từ lâu, trong khi đó doanh nghiệp D chỉ là doanh nghiệp mới, không có đủ độ nhận diện hay thương hiệu Do đó nếu cùng bán một mức giá với ba doanh nghiệp trên, thì sẽ không thể đảm bảo được doanh số bán hàng, cũng như không thể cạnh tranh trên thị trường

Thứ ba, việc cả ba doanh nghiệp A, B, và C đã cùng thỏa thuận hạ mức giá bán

xuống còn 100.000 đồng/thùng, sau khi doanh nghiệp D, là doanh nghiệp mới, quyết định rút khỏi thị trường thì cả ba doanh nghiệp này bắt đầu tăng giá trở lại Hành vi này đã khiến cho doanh nghiệp D nhầm lẫn với giá cả thị trường thực tế của A, B, và

C, làm sai lệch các thông số giá cả, khiến cho doanh nghiệp D phải xem xét lại khả năng thu lợi nhuận và lựa chọn rút ra khỏi thị trường sữa Như vậy, doanh nghiệp A,

B, và C đã thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, không thể đạt được ý nghĩa của cạnh tranh đó là động lực để thúc đẩy sự phát triển, khi mà đã làm cho D rời khỏi thị trường thay vì tự nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ của mình để cạnh tranh với D, đồng thời cũng làm hạn chế sự lựa chọn của khách hàng khi không còn sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới Như vậy, trong tình huống này, doanh nghiệp A, B, và C đã làm hạn chế cạnh tranh, áp đặt giá với mức giá vừa đủ để ngăn cản doanh nghiệp D tham gia vào thị trường Cả ba doanh nghiệp A, B, và C không chỉ

vi phạm khi thực hiện thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường, mà còn vi phạm thỏa thuận ấn định giá Đây được xác định là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, có tác động làm sai lệch cạnh tranh trên thị

trường.

3 Xử lý hành vi

Hầu hết các vụ việc vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ được Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý Việc này chủ yếu dựa trên các thông tin tự phát hiện, khiếu nại của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc được sự trợ giúp từ một số cơ quan truyền thông Do đó, trong hai tình huống tại mục 2, phần nhiều còn phải dựa vào doanh nghiệp E và doanh nghiệp D phát hiện và gửi các khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để được giải quyết, xử lý

Cả hai hành vi thỏa thuận cùng nhau “yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận” (1), hoặc thỏa

Trang 8

thuận cùng nhau “mua, bán hàng hóa với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan” (2) ở hai tình huống đã được nêu đều là hành vi hạn chế cạnh tranh theo khoản 5 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 Đồng thời, các hành vi này còn được xác định là hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, khoản 2 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, thuộc trường hợp cấm tuyệt đối, không kể doanh nghiệp thực hiện hành vi có cùng thị trường liên quan hay không Mặt khác cũng không cần phải đánh giá tác động và khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của những thỏa thuận này, các thỏa thuận này cũng không thuộc trường hợp được miễn trừ Tức là khi thực hiện các hành vi thỏa thuận trên thì các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ bị xử lý vi phạm ngay lập tức mà không cần phải xét đến yếu tố thị trường, hay đánh giá khả năng tác động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018, thì các hành vi vi phạm

về hạn chế cạnh tranh bị cấm có thể bị xử phạt hành chính, bao gồm phạt cảnh cáo, và phạt tiền Đồng thời, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, thậm chí có thể bị xử phạt hình sự Do đó, đối với những tình huống kể trên, những chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ bị xử lý vi phạm như sau:

Đầu tiên, đối với trách nhiệm hành chính, hình thức xử phạt chính là phạt tiền Căn

cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP thì “Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận là các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền

kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp” Căn cứ khoản 1 Điều

7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định “Mức xử phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thoả thuận”

Vậy ở cả hai tình huống mà nhóm đặt ra, đều thuộc thị trường liên quan và có chủ thể thực hiện thỏa thuận bị xử phạt là doanh nghiệp, cho nên các doanh nghiệp M, N,

A, và B sẽ bị phạt xử phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên

7

Trang 9

quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó, khoản 4 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP Do đây là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối, cho nên cũng sẽ không cần phải xét đến yếu tố thị trường liên quan, hay khả năng tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi

Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nếu hành vi

có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, hoặc nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều

5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP và sẽ được áp dụng chung khi xử phạt tiền đối với tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

Về hình thức xử phạt bổ sung, các doanh nghiệp thực hiện hành vi thoả thuận hạn

chế cạnh tranh bị cấm đều có thể bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung bằng việc tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, khoản 2 Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Thêm vào đó, doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ngoài các xử phạt trên, thì còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh, khoản 3 Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Cuối cùng, đối với trách nhiệm hình sự, căn cứ khoản 4 Điều 6 và khoản 4 Điều 7

Nghị định 75/2019/NĐ-CP còn quy định rõ mối quan hệ giữa hình thức xử lý các hành

vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Nghị định này với quy định tương ứng tại

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 Theo đó nếu trong quá trình xử phạt hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường, mà phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự

Trang 10

năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến

cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

9

Ngày đăng: 07/08/2024, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w