Quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vừa mang tính thời sự khi mà đây là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Họ và tên SV: Đặng Thảo Chi Lớp tín chỉ: 223_16
Mã SV: 11236720
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NỘI DUNG 2
Phần 1: Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.2.1 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công 4
1.2.2 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 4
Phần 2: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam 5
2.1 Tác động tích cực 5
2.2 Tác động tiêu cực 8
Phần 3: Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam và biện pháp ngắn gọn 10
3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam 10
3.1.1 Nhận thức sâu sắc về cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại 10
3.1.2 Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phù hợp 11
3.1.3 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực 12
3.1.4 Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật 12
3.1.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế 12
3.1.6 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam 13
3.2 Biện pháp ngắn gọn 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong công cuộc toàn cầu hóa, hiện đại hóa; quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế là một trong những giai đoạn thiết yếu của công cuộc đó Hầu hết các quốc gia đều rất coi trọng quá trình này, đặc biệt là Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập, kể từ năm
1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế Quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vừa mang tính thời sự khi mà đây là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh
tế thế giới; vừa mang tính khoa học bởi nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đối với Việt Nam
Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn nội
dung “Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.” Ở bài báo cáo này, chúng em muốn làm
sáng tỏ phần nào những khái niệm, nội dung, tác động và những phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc đến Việt Nam Ngoài các phương pháp luận mà nhóm đã sử dụng để định hướng nghiên cứu, nhóm chúng em còn
sử dụng các phương pháp cụ thể như thu thập thông tin, số liệu trên các trang báo mạng, báo cáo, thống kê, nghiên cứu khoa học,… và trao đổi cùng với các thành viên trong nhóm sau khi xem các tin tức trên các nền tảng kĩ thuật số nhưng phải đặc biệt chú trọng phương pháp phân tích thông tin, số liệu kết hợp với so sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê, và tổng kết thực tiễn để đưa ra dẫn chứng xác thực Từ đó, góp phần làm hiểu sâu và
rõ hơn các tình hình xuất phát từ thực tế của vấn đề này để đưa ra các quan điểm, liên hệ với bản thân và đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề này
Trang 4NỘI DUNG Phần 1: Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
Qua khái niệm có thể hiểu đơn giản: Việc hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó tham gia vào quá trình thiết lập các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài hoặc tham gia vào các tổ chức kinh tế
Ví dụ về hội nhập kinh tế quốc tế: Cho đến nay Việt Nam có quan hệ kinh
tế với hơn 221 thị trường nước ngoài (Theo Wikipedia) như Trung Quốc, Mỹ, Hơn nữa,Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn kinh tế quốc tế như APEC (1998), ASEAN (1995), WTO (2007),
1.1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.2.1 Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều
phương diện: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Nhưng toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất vừa là cơ sở cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa trong các lĩnh vực khác
Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Tuy nhiên xét về bản chất kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế là sự dịch chuyển tự do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ, gồm: hàng hóa, vốn, công nghệ, lao động từ nước này sang nước khác trong phạm vi toàn cầu thông qua cam kết về mở cửa thị trường
Trang 5về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư theo các hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA), hiệp định tự do khu vực (RTA) và rộng hơn là quy mô trên toàn cầu là tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Việt Nam chính là một ví dụ điển hình cho toàn cầu hóa kinh tế bởihiện nay, Nơi này là một trong những điểm đến hàng đầu của các công ty đa quốc gia để rót vốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Unilever (Anh, Hà Lan) chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, Samsung (Hàn Quốc) trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, Honda (Nhật Bản) chuyên sản xuất xe máy và xe hơi,…
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan vì:
Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối quan hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu Mọi quốc gia đều không muốn nằm ngoài xu hướng này
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu, do đó nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước sẽ không thể đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,…
Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa đối với hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Namchúng ta đang phải chịu áp lực cạnh tranh tương đối lớn về giá cả và chất lượng hàng hóa
do các rào cản kỹ thuật, luật cấm, luật chơi mà các nước phát triển đặt ra Khi nền kinh tế thị trường ngày càng rộng mở, hàng hóa nước ngoài sẽ có cơ hội xâm nhập vào nước ta nhiều hơn Biểu hiện rõ nét nhất có thể nhìn thấy là mặt hàng nông sản gạo của Việt Namđang phải cạnh tranh quyết liệt về giá cả so với gạo của Thái Lan
1.1.2.2 Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Trang 6Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như: vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm để phát triển kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước đang phát triển và kém phát triển có thể đi tắt, đón đầu, thu hẹp khoảng cách vớicác nước tiên tiến Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Việc chủ nghĩa tư bản phát triển trên phạm vi toàn thế giới cũng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế.
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phảibằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ kinh tế thích hợp
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh
tế có năng lực xuất thực…là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công
1.2.2 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế thế giới hoặc khu vực
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên
Trang 7minh thuế quan (CU), thị trường chung (hay thị trường duy nhất), liên minh kinh tế - tiền tệ…
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh
tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc
tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
Phần 2: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
2.1 Tác động tích cực
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương
mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng triệt để các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy tăng
trưởng nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao Tại Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trong những năm qua
Ví dụ như công ty TH True Milk đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khẳng định vị thế thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam trên thị trường quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khảnăng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế Tại Việt nam, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong những năm gần đây Năm 2023, Việt Nam thu hút được 31,15 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,2% so với năm 2022
Ví dụ điển hình là khu công nghiệp VSIP (Bình Dương) đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động và góp phần biến BìnhDương trở thành một trong những nơi có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước
Trang 8Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm
lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại
và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ để thay đổi, nâng cao chất lượng của nền kinh tế Ví dụ như gần đây vào ngày 30/1/2024, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tiếp đón
và làm việc với GS Khưu Dũng, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thanh Hoa,Trung Quốc cùng đoàn công tác Hai bên trao đổi và Việt Nam mong nuốn nhận được sự hợp tác của Đại học Thanh Hoa trong việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và thiết kế vi mạch
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước
tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệsản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranhquốc tế Ví dụ tại Việt Nam, trước sự cạnh tranh gay gắt đến từ các tập đoàn công nghệnước ngoài như Global CyberSoft, ASUS,…; tập đoàn FPT đã luôn cố gắng cải thiệnchất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ,… để trở thành một trong những công ty côngnghệ hàng đầu Việt Nam, phủ khắp 63 tỉnh thành và hiện diện 46 chi nhánh, văn phòngtại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, các cá
nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã vàchất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài,
từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước Ví dụ, nhờ quá trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, người dân được tiếp cận với hàng điện tử của NhậtBản hay những sản phẩm nội thất, gia dụng Trung Quốc thông minh và giá cả phải chănghơn rất nhiều so với hàng hóa nội địa Từ đó người dân có lựa chọn tiêu dùng tốt hơnphục vụ sinh hoạt đời sống
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm
bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến
Trang 9lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước Ví dụ trên thếgiới, định hướng xanh và phát triển bền vững là một xu hướng thổi làn gió mới vòa nềnkinh tế Việt Nam Bình Dương là điểm đến hàng đầu của các tập đoàn đa quốc gia, vì vậyBình Dương đã được phát triển khu công nghiệp Becamex VSIP được xây dựng theo môhình khu công nghiệp sinh thái, với hệ thống xử lý nước thải hiện đại và nhiều mảngxanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để
tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa,văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội Ví dụnhư ẩm thực Việt Nam, sự du nhập của các nền văn hóa khác qua giao thương quốc tế đãgóp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực Việt Nam Đặc biệt phở, bánh mì, bánh mìkẹp thịt, đều là những món ăn du nhập từ Pháp và Trung Quốc, nhưng đã được ViệtNam biến tấu và trở thành những món ăn mang đậm bản sắc riêng
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo
động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh hơn Để thích ứngvới yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tiến hành cải cách thể chế trên nhiềulĩnh vực, bao gồm: cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách giáodục, v.v Ví dụ, Việt Nam đã ban hành nhiều luật mới để tạo môi trường kinh doanhthuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, như Luật Doanh nghiệp 2020, LuậtĐầu tư 2020,…
Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong
trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các các tổ chứcchính trị, kinh tế toàn cầu Ví dụ như việc tham gia APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tếChâu Á – Thái Bình Dương), Việt Nam đã và đang khẳng định được vai trò của mìnhtrong quá trình hợp tác với các thành viên APEC thông qua việc đưa ra các sáng kiến mớithuộc ba trụ cột chính của APEC về tự do hoá thương mại, đầu tư; thuận lợi hoá thươngmại và hợp tác kinh tế kỹ thuật
Trang 10Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn
định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khảnăng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quantâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.Minh chứng rõ ràng nhất đó là sự tham gia của Việt Nam vào tổ chức ASEAN ASEANvừa giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài; vừa là cầu nối để Việt Nam tiếp cận cácthị trường tiềm năng trong và ngoài khu vực
2.2 Tác động tiêu cực
Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanhnghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế xã hội Ví dụ: Ngành thép Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do giá thép thế giới giảm mạnh và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu thép giá rẻ như Trung Quốc, Hàn Quốc
Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động không lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế Ví dụ: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới Tuy nhiên, giá lúa gạo Việt Nam phụ thuộc nhiều vào giá lúa gạo trên thị trường thế giới Do đó, khi giá lúa gạo thế giới giảm, giá lúa gạo trong nước cũng giảm theo, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Ví dụ tại Việt Nam, khu vực Đông Nma
bộ thường cso tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các khu vực khác; thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức sống cao hơn các tỉnh, thành phố khác; và các doanh nghiệp lớn thường hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập kinh tế quốc tế