1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực rcep

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP)
Tác giả Dương Hoàng Sang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trần Ngọc Anh Khoa, Nguyễn Thị Hải Lan, Phan Nguyễn Ngọc, Dương Thị Thuý Nguyên, Phan Ngọc Anh Thy, Châu Trà My, Châu Nhã Thuỳ Như, Kim Vũ Thiện, Nguyễn My Na, Nguyễn Yến Chi
Người hướng dẫn ThS Huỳnh Đăng Khoa
Trường học Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Nhà nước về Hải quan
Thể loại Tiểu luận môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH RCEP (5)
    • 1.1. Khái niệm RCEP (5)
    • 1.2. Bối cảnh và mục đích ký kết (5)
    • 1.3. Sơ lược các nội dung chính của RCEP (6)
  • CHƯƠNG 2. TÓM LƯỢC CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA RCEP (8)
    • 2.1. Nội dung chính (8)
      • 2.1.1. Các cam kết về tiêu chí xuất xứ RCEP (8)
      • 2.1.2. Các quy tắc xuất xứ của RCEP (10)
    • 2.2. Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (14)
      • 2.2.1. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (14)
      • 2.2.2. Sự khác biệt của C/O trong RCEP với các C/O ở hiệp định khác (18)
    • 2.3. Những vấn đề cần lưu ý trong quy tắc xuất xứ RCEP (21)
      • 2.3.1. Vấn đề về nguyên liệu (21)
      • 2.3.2. Vấn đề về phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ (23)
      • 2.3.3. Vấn đề về vận chuyển (24)
  • CHƯƠNG 3. SO SÁNH RCEP VỚI HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CPTPP (26)
    • 3.1. So sánh v i Hi ớ ệp định đố i tác toàn di n và Hi ệ ệp định thương ạ ự m i t do Liên minh châu u- Việ t Nam (EVFTA) (26)
      • 3.1.1. Điểm tương đồng (26)
      • 3.1.2. Những điểm khác biệt chính giữa hiệp định RCEP và EVFTA (26)
      • 3.1.3. Lý giải sự khác biệt (30)
      • 3.1.4. Áp lực cho cơ quan Hải quan (31)
      • 3.1.5. Hiệp định thế hệ cũ mang tư tưởng mới (32)
    • 3.2. So sánh với Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến triển xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (33)
      • 3.2.1. Điểm tương đồng giữa RCEP và CPTPP (33)
      • 3.2.2. Điểm khác biệt giữa RCEP và CPTPP (35)
    • 3.3. Đề xuất cho Việt Nam (38)
      • 3.3.1. Về mặt kinh tế (38)
      • 3.3.2. Về mặt hải quan (39)
  • KẾT LUẬN (41)
  • PHỤ LỤC (6)

Nội dung

TÓM LƯỢC CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA RCEP 2.1.Nội dung chính2.1.1.Các cam kết về tiêu chí xuất xứ RCEPĐể được hưởng ưu đãi thuế quan theo RCEP, hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu vực RCEP đượ

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH RCEP

Khái niệm RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – viết tắt là RCEP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) ký giữa 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 05 nước đối tác bên ngoài ASEAN, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand (những thành viên có Hiệp định thương mại tự do độc lập với ASEAN) Hiệp định RCEP chính thức được khởi động đàm phán vào tháng 11 2012 tại Phnôm Pênh, - Campuchia bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 21.Việc đàm phán Hiệp định bắt đầu từ tháng 5/2013 (khi đó còn có cả Ấn Độ) và cơ bản hoàn tất vào cuối năm

2019 (vào giai đoạn cuối, Ấn Độ tuyên bố rút khỏi RCEP) Hiệp định được ký kết trực tuyến ngày 15/11/2020 nhân Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội

Về phạm vi, RCEP được nhận diện là một FTA thế hệ mới, với cam kết về cả các vấn đề thương mại truyền thống (như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) và các vấn đề mới (như mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhỏ và vừa…) Tuy nhiên, RCEP không bao gồm các cam kết về doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường hay phát triển bền vững

Về nội dung, các cam kết RCEP trong một số khía cạnh/lĩnh vực có mức tự do hóa cao hơn so với các FTA đã có giữa ASEAN và từng đối tác bên ngoài (còn gọi là FTA ASEAN+).Mặc dù vậy, so với các FTA thế hệ mới, mức độ mở cửa thị trường và tiêu chuẩn cam kết quy tắc trong RCEP cơ bản bằng hoặc thấp hơn Văn kiện Hiệp định RCEP sẽ gồm 20 Chương và các Phụ lục (là bao gồm các Biểu/Danh mục cam kết của từng nước thành viên về thuế quan, dịch vụ, đầu tư, di chuyển thể nhân).

Bối cảnh và mục đích ký kết

Trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc và đại dịch - COVID-19 đối với nền kinh tế khu vực cũng như là tình hình an ninh bất ổn ở Đông Á và cạnh tranh nước lớn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đã buộc AS- EAN phải có những lựa chọn để bảo đảm lợi ích của mình.Trong bối cảnh đó, RCEP trở thành lựa chọn hợp lý nhất để ASEAN duy trì vị thế trung tâm của mình như một

3 điểm tựa cân bằng giữa các nước lớn, bởi các bên tham gia đàm phán RCEP cũng công nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực mới nổi Mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu Theo đó, Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thị trường và việc làm cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực Hiệp định RCEP sẽ song hành và hỗ trợ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bao hàm và dựa trên các quy tắc.Việc ký kết và thực thi Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác, cơ hội việc làm và thu nhập cho khu vực kinh tế với quy mô 2,2 tỷ dân (khoảng 30% dân số thế giới) và GDP trên 26 nghìn tỷ USD (30% GDP toàn cầu).

Sơ lược các nội dung chính của RCEP

Hiệp định RCEP bao gồm 20 Chương và các Phụ lục Dưới đây là một số nội dung chương cơ bản của Hiệp định như sau:

Chương 1: Các Điều khoản Ban đầu và Định nghĩa Chung

Chương 2: Thương mại hàng hóa

Chương 3: Quy tắc xuất xứ (ROO)

Chương 4: Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại (CPTF)

Chương 5: Các biện pháp vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)

Chương 6: Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp (STRACAP)

Chương 7: Phòng vệ thương mại

Chương 8: Thương mại Dịch vụ

Phụ lục về Dịch vụ Tài chính

Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông

Phụ lục về Dịch vụ Chuyên nghiệp

Chương 9: Di chuyển tạm thời về thể nhân(MNP)

Chương 11: Sở hữu trí tuệ

Chương 12: Thương mại điện tử

Chương 14: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Chương 15: Hợp tác kinh tế và kỹ thuật

Chương 17: Các ngoại lệ và các điều khoản chung Chương 18: Các điều khoản về thể chế

Chương 19: Giải quyết tranh chấp

Chương 20: Các điều khoản cuối cùng

TÓM LƯỢC CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA RCEP

Nội dung chính

2.1.1 Các cam kết về tiêu chí xuất xứ RCEP Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo RCEP, hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu vực RCEP được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng được một trong 3 tiêu chí sau: (1) hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên Hiệp định, (2) hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên Hiệp định chỉ sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định, (3) hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên Hiệp định sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ quy định tại Danh mục Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng

2.1.1.1 Tiêu chí “xuất xứ thuần túy” (WO - Wholly Obtained)

Trong RCEP, tiêu chí xuất xứ thuần túy được áp dụng chủ yếu cho hàng hóa nông sản (động vật, cá sống, rau củ, ngũ cốc, ) và một số chế phẩm công nghiệp Theo đó, hàng hóa được xem là có xuất xứ thuần túy khi:

- Là thực vật được trồng và thu hoạch, là động vật sống khi được sinh ra và nuôi dưỡng, là sản phẩm động vật khi được nuôi dưỡng, là các sản phẩm thu được từ săn bắn, hái lượm, khai thác, đánh bắt, chế biến trên tàu, sản phẩm là phế thải, phế liệu từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, tại một nước thành viên

- Là sản phẩm được sản xuất toàn bộ từ các sản phẩm nêu trên tại một nước thành viên

Bảng 2.1 Một số sản phẩm áp dụng tiêu chí WO trong hiệp định RCEP

Phân loại hàng hoá Sản phẩm

Nhóm 0407 (trừ HS 040790) Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, bảo quản hoặc đã làm chín Nhóm 0701 đến 0709 Khoai tây, cà chua, hành tỏi, xà lách, cà rốt, củ c dưa chuột rau đậu tươi hoặc ướp lạnh

Phân nhóm 090210 và 09022 Chè xanh

Phân nhóm 090411 Hạt tiêu chưa xay hoặc chưa nghiền

Phân nhóm 170113 Đường mía thô

Thuộc các Chương khác nhau Dầu thải, phế thải dược phẩm, hoá chất, giấy loạ phế liệu kim loại, pin đã qua sử dụng

Nguồn: Tổng hợp của VCCI từ Phụ lục 3A Chương 3 Văn kiện RCEP Đối với hàng hóa là cây trồng và sản phẩm từ cây trồng, tiêu chí WO của RCEP không yêu cầu hạt giống phải có xuất xứ tại nước xuất khẩu, mà chỉ cần được trồng và thu hoạch tại nước xuất khẩu Tuy nhiên, đối với các hàng hóa là động vật sống thì con giống phải có xuất xứ tại nước xuất khẩu

Ngoài ra, tiêu chí xuất xứ WO trong RCEP là WO một bên, nên trong trường - hợp sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu có xuất xứ thuần túy nhưng “thuần túy” từ bất kỳ một nước thành viên nào khác mà không phải nước xuất khẩu thì cũng không được xem là xuất xứ thuần túy theo RCEP

2.1.1.2 Hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ 1 hay nhiều nước thành viên

Tiêu chí này thường được gọi là PE (Produced Exclusively), giống như quy tắc xuất xứ PE trong các hiệp định thương mại khác, PE trong RCEP được xác định là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu từ một hay hoặc nhiều nước thành viên

2.1.1.3 Hàng hoá không có xuất xứ nhưng được quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng

Tại mục PSR của RCEP, ngoài các tiêu quen thuộc được sử phổ biến trong các FTA tiêu chí Hàm lượng giá vực (RVC), Chuyển đổi số hàng (CTC) cấp Chuyển đổi Chương (CC), Chuyển Nhóm (CTH) và Chuyển đổi Phân nhóm (CTSH), còn có thêm tiêu chí mới Quy tắc phản ứng học Chemical Chương 38.- Ngoài ra, để được là xuất thì hàng hóa cần phải đáp ứng thêm các quy định khác về xuất xứ của RCEP như Công đoạn gia công, chế biến đơn giản; Nguyên liệu, đóng gói và bao bì; Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ; Vận chuyển trực tiếp;…

Riêng với một số phẩm thuộc điện dụng ưu đãi thuế quan khác biệt nằm trong danh mục đáp ứng “Quy tắc xuất xứ bổ sung” thì ngoài việc phải đáp ứng các Quy tắc xuất xứ được quy định tại PSR, cần thỏa mãn thêm điều kiện về Quy tắc xuất xứ bổ sung đó Quy tắc xuất xứ bổ sung được quy định giống nhau giữa các nước có cam kết ưu đãi thuế quan khác biệt Cụ thể, quy tắc này yêu cầu hàm lượng giá trị của nước xuất khẩu (giá trị nguyên liệu, nhân công, lợi nhuận….) phải chiếm từ 20% trở lên trong tổng giá trị của hàng hóa (Xem thêm Phụ lục 1)

2.1.2 Các quy tắc xuất xứ của RCEP

2.1.2.1 Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR) của RCEP

+ Quy tắc PSR’s: danh mục sản phẩm cụ thể với từng tiêu chí xuất xứ cụ thể tương ứng

+ Quy tắc này yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đáp ứng tỷ lệ

+ Phần trăm giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu để sản xuất ra hàng hóa cụ thể nằm trong danh mục

- Cấu trúc: PSR bao gồm:

+ Danh mục các mặt hàng áp dụng PSR: được quy định tại Phụ lục 3D của Hiệp định RCEP Danh mục này bao gồm hơn 6.000 mặt hàng được phân loại theo mã HS (Hệ thống hài hòa)

+ Tiêu chí xác định xuất xứ cho từng mặt hàng: Có hai tiêu chí chính để xác định xuất xứ theo PSR:

 Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC): Yêu cầu sản phẩm phải trải qua quá trình gia công, chế biến dẫn đến sự thay đổi mã HS từ nguyên liệu ban đầu sang thành phẩm

 Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): Yêu cầu tỷ lệ giá trị nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên RCEP trong giá trị FOB (Free On Board) của sản phẩm phải đạt mức tối thiểu nhất định

+ Phương thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)

 Phương thức tính RVC: Hàm lượng giá trị khu vực RVC trong hiệp định thương mại RCEP được tính bằng hai cách trực tiếp và gián tiếp

Một số lưu ý đối với cách tính RVC:

(i) Trị giá nguyên liệu KHÔNG có xuất xứ là: Đối với nguyên liệu nhập khẩu: là giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu; Đối với nguyên liệu mua trong nước: là giá có thể xác định được đầu tiên đã thanh toán hoặc sẽ thanh toán

(ii) Các nguyên liệu không xác định được xuất xứ sẽ được xem là nguyên liệu không có xuất xứ

(iii) Đối với cách tính gián tiếp, một số chi phí có thể được trừ đi khỏi trị giá nguyên liệu không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ như: Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất

2.1.2.2 Quy tắc cộng gộp xuất xứ

Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

2.2.1 Giấy chứng nhận xuất xứ C/O

C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó C/O là một chứng từ quan trọng phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có một mẫu chung được thống nhất bởi các nước thành viên; có số tham chiếu cụ thể; được thể hiện bằng tiếng Anh; có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu Chữ ký và con dấu có thể bằng tay hoặc bằng điện tử

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O gồm 2 loại chính:

C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này, như: ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),

C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể từ một nước nào đó

Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế C/O hợp lệ sẽ giúp nhà nhập khẩu nhận được những lợi ích quan trọng như:

- Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá

- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…

2.2.1.4 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi mẫu RCEP

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O

Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân

Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:

- Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;

- Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể chứng từ cần bổ sung);

- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);

- Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

- Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản

1 Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP(nếu cần thiết).

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O

Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân

Về cách thức thực hiện:

- Internet (thương nhân khai điện tử cho hồ sơ đề nghị cấp C/O)

- Trực tiếp tại trụ sở Tổ chức cấp C/O;

Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương-

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương thành phố Hải Phòng, các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Hải quan

2.2.1.5 Cách thức kê khai C/O mẫu RCEP

C/O mẫu RCEP được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy Trong đó được kê khai cụ thể các nội dung như sau: a) Ô trên cùng bên phải “Certificate No.” ghi số tham chiếu của C/O gồm 13 ký tự (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi), gồm 5 nhóm:

 Nhóm 1: Tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 2 ký tự là “VN”

 Nhóm 2: Tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu

 Nhóm 3: Năm cấp C/O gồm 2 ký tự

 Nhóm 4: Mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O gồm 2 ký tự

 Nhóm 5: Số thứ tự của C/O gồm 5 ký tự b) Ô số 1 (Goods Consigned from) : ghi tên nhà xuất khẩu, địa chỉ và tên nước

(Việt Nam). c) Ô số 2 (Goods Consigned to): ghi tên nhà nhập khẩu, địa chỉ và tên nước nhập khẩu. d) Ô số 3 (Producer’s name, address and country): ghi tên nhà sản xuất, địa chỉ và tên nước sản xuất (nếu biết).

 Trường hợp có nhiều nhà sản xuất, ghi “SEE BOX 8” và liệt kê danh sách nhà sản xuất tại Ô số 8 cho từng sản phẩm

 Trường hợp nhà sản xuất muốn bảo mật thông tin, ghi

“CONFIDENTIAL” Tuy nhiên, thông tin của nhà sản xuất phải được cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

 Trường hợp không biết thông tin nhà sản xuất, ghi “NOT AVAILABLE” e) Ô số 4 (Means of transport and route): ghi ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải, tên cảng bốc dỡ hàng (nếu biết). f) Ô số 5: dành cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu. g) Ô số 6 (Item Number): ghi số thứ tự các mặt hàng. h) Ô số 7 (Marks and numbers on packages): ghi ký hiệu, số kiện hàng (số thứ tự trên bao bì). i) Ô số 8 (Number and kind of packages; and description of goods): ghi số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa.

14 j) Ô số 9 (HS Code of the goods - 6 digit-level): ghi mã HS ở cấp độ 6 số. k)Ô số 10 (Origin Conferring Criterion): ghi tiêu chí xuất xứ hàng hóa. l) Ô số 11 (RCEP Country of Origin): ghi tên nước xuất xứ.

Trường hợp không xác định được nước xuất xứ RCEP, căn cứ thông tin của nhà xuất khẩu/nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, ghi tên nước xuất xứ tại Ô số 11 theo một trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: là nước thành viên mà nước nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao nhất trong số các nước thành viên RCEP có đóng góp nguyên liệu có xuất xứ đề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thì ghi tên nước thành viên đó kèm theo dấu * (Ví dụ: Australia *)

- Trường hợp 2: là nước thành viên mà nước nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao nhất trong số các nước thành viên RCEP thì ghi tên nước thành viên đó kèm theo dấu ** m) Ô số 12 (Quantity - Gross weight or other measurement, and value - FOB where RVC is applied): ghi trọng lượng cả bì hoặc đơn vị đo lường khác và chỉ trị giá FOB của hàng hóa trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC. n) Ô số 13 (Invoice number(s) and date of invoice(s)): ghi số và ngày phát hành hóa đơn thương mại. o)Ô số 14 (Remarks): ghi chú trong các trường hợp sau:

Trường hợp cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 22 Thông tư số

05/2022/TT-BCT, ghi số tham chiếu, ngày phát hành của chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu, nước phát hành, nước xuất xứ RCEP của nước xuất khẩu ban đầu Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu là chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ban đầu

Những vấn đề cần lưu ý trong quy tắc xuất xứ RCEP

2.3.1 Vấn đề về nguyên liệu

2.3.1.1 Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất

Theo Điều 3.12 của Hiệp định RCEP, trong trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ nhưng được sử dụng trong quá trình sản xuất tiếp theo và đáp ứng quy định tại Chương 3 Quy tắc xuất xứ của Hiệp định thì nguyên liệu đó được coi là có xuất xứ khi xác định xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất tiếp theo bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất từ nhà sản xuất đó hay không.

Ví dụ, giả sử quốc gia A và quốc gia B là hai bên tham gia Hiệp định RCEP Quốc gia A sản xuất một loại máy móc, trong đó một số thành phần quan trọng được nhập khẩu từ quốc gia B Nguyên liệu này không có xuất xứ khi nhập khẩu từ quốc gia B Tuy nhiên, khi quốc gia A sản xuất máy móc và đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ trong Chương 3 của Hiệp định RCEP, thì máy móc này được coi là có xuất xứ từ quốc gia A Điều này có nghĩa là, mặc dù nguyên liệu không có xuất xứ, nhưng nếu quá trình sản xuất và thành phẩm cuối cùng đáp ứng các quy định về xuất xứ trong Hiệp định RCEP, thì sản phẩm cuối cùng sẽ được xem xét là có xuất xứ từ quốc gia thực hiện quá trình sản xuất đó

2.3.1.2 Nguyên liệu đóng gói và bao bì

Tương tự như các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia, theo Hiệp định RCEP (Điều 3.8 Chương 3), xuất xứ nguyên liệu đóng gói bao bì của hàng hóa có thể bị xem xét hoặc không xem xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa đó, tùy mục đích sử dụng của nguyên liệu đóng gói, bao bì Cụ thể:

- Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để vận chuyển, không cần xét đến nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác định xuất xứ của hàng hóa được đóng gói

- Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa:

+ Không cần xét đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa nếu:

 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Khoản a, Điều 3.2 Hàng hóa có xuất xứ;

 Hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước thành viên, theo quy định tại Khoản b, Điều 3.2 Hàng hóa có xuất xứ;

 Hàng hóa áp dụng theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc công đoạn sản xuất, chế biến đặc biệt theo quy định tại Phụ lục 3A Quy tắc cụ thể mặt hàng

+ Trường hợp hàng hóa tính theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC), trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để bán lẻ phải được tính vào RVC của hàng hóa để xác định hàng hóa có xuất xứ hay không Chẳng hạn, quốc gia A và quốc gia B là hai quốc gia thành viên của Hiệp định RCEP với quy định về hàm lượng giá trị khu vực là 40% Quốc gia A sản xuất một sản phẩm với nguyên liệu được sử dụng đến từ cả hai nước Nguyên liệu đóng gói và bao bì được sử dụng để bán lẻ được nhập khẩu từ quốc gia B Nếu giá trị của nguyên liệu đóng gói và bao bì cộng với giá trị của nguyên liệu từ quốc gia B dùng cho quá trình sản xuất có RVC đạt mức lớn hơn hoặc bằng 40%, sản phẩm cuối cùng sẽ được xem là có xuất xứ Ngược lại, nếu giá trị nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng góp vào có RVC ở mức dưới 40%, thì sản phẩm có thể xem là không có xuất xứ

Như vậy, Hiệp định RCEP không chỉ tập trung vào xuất xứ của sản phẩm cuối cùng mà còn quan tâm đến xuất xứ và quản lý nguyên liệu đóng gói và bao bì, với mục tiêu tạo điều kiện công bằng, hỗ trợ môi trường và khuyến khích tích hợp sản xuất trong khu vực

2.3.2 Vấn đề về phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ

Dựa theo Điều 3.9 quy định về việc xác định xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ đi kèm với hàng hóa Cụ thể:

- Trường hợp không tính đến phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ: Với các điều kiện: Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn/thông tin đi kèm không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa; Số lượng và giá trị của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu phù hợp với thông lệ đối với hàng hóa Nhằm mục đích: Không tính đến phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ khi xác định xem tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc công đoạn sản xuất, gia công, chế biến đặc biệt hay không

+ Máy tính xách tay được xuất khẩu từ Việt Nam có đi kèm với chuột và cáp sạc. + Nếu chuột và cáp sạc không được lập hóa đơn riêng và số lượng, giá trị của chúng phù hợp với thông lệ đối với máy tính xách tay, thì chúng sẽ không được tính vào xuất xứ của máy tính xách tay.

- Trường hợp tính đến phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ: Với các điều kiện: Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn/thông tin đi kèm không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa; Số lượng và giá trị của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu phù hợp với thông lệ đối với hàng hóa Nhằm mục đích: Tính toán giá trị xuất xứ hoặc không xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

Từ điều 3.9, có thể rút ra một số lưu ý cho doanh nghiệp như sau:

+ Quy tắc xuất xứ đối với phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ có thể thay đổi tùy theo từng Hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc quy định của từng quốc gia. + Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng quy tắc xuất xứ áp dụng cho từng thị trường để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan.

Như vậy có thể nói rằng, quy tắc xuất xứ đối với phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ có thể phức tạp và thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể Do đó doanh nghiệp cần nắm chắc hướng dẫn cụ thể về quy tắc xuất xứ áp dụng cho sản phẩm của mình Hiểu rõ Điều 3.9 về phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ giúp doanh nghiệp xác định

21 chính xác xuất xứ của hàng hóa, từ đó thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu một cách hiệu quả và tuân thủ quy định.

Máy móc, thiết bị, xe cộ… thường có các phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn đi kèm để hỗ trợ cho quá trình vận hành hoặc bảo trì Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (RCEP) quy định hai trường hợp về việc xem xét xuất xứ của phụ tùng, phụ kiện đi kèm:

- Trường hợp 1: Xác định xuất xứ theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC): PHẢI xem xét xuất xứ của phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn Lý do: Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) là tỷ lệ phần trăm giá trị của hàng hóa được tạo ra trong khu vực RCEP Do đó, xuất xứ của phụ tùng, phụ kiện ảnh hưởng đến tỷ lệ RVC của hàng hóa.

SO SÁNH RCEP VỚI HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CPTPP

So sánh v i Hi ớ ệp định đố i tác toàn di n và Hi ệ ệp định thương ạ ự m i t do Liên minh châu u- Việ t Nam (EVFTA)

Mục tiêu thương mại tự do: Cả RCEP và EVFTA đều hướng tới việc tạo ra môi trường thương mại tự do giữa các bên tham gia.

Quy tắc xuất xứ: RCEP, và EVFTA đều nhằm xác định nguồn gốc của hàng hóa và quyền hưởng các lợi ích thuế quan ưu đãi trong khu vực thương mại tự do Thuế quan: Cả hai hiệp định đều cam kết giảm hoặc loại bỏ thuế quan và các rào cản thương mại giữa các nền kinh tế tham gia

Hợp tác kinh tế và đầu tư: Cả hai hiệp định đều thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư giữa các bên tham gia

Bảo vệ môi trường và quyền lao động: Cả RCEP và EVFTA đều chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và quyền lao động, đặt ra các tiêu chuẩn và cam kết cụ thể trong lĩnh vực này

3.1.2 Những điểm khác biệt chính giữa hiệp định RCEP và EVFTA

3.1.2.1 Phạm vi và thành viên

Hiện nay, hiệp định RCEP đang có hiệu lực đối với 15 quốc gia thành viên, tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á và Thái Bình Dương, với trung tâm xoay quanh ASEAN, bao gồm 10 thành viên là các nước ASEAN, cùng 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand Đối với hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đây là một FTA thế hệ mới được ký kết giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay

EVFTA và RCEP đều đại diện cho những cơ hội lớn trong quá trình tích hợp kinh tế toàn cầu của Việt Nam, nhưng từng hiệp định mang đến những đặc điểm và

24 ưu tiên riêng biệt, phản ánh sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình đàm phán và thực hiện

Hiệp định RCEP tập trung vào các thị trường châu Á và Thái Bình Dương, bao gồm cả các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc Hiện tại, đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới với quy mô thị trường 2,3 tỷ người (chiếm 30% dân số thế giới) Thị trường này chiếm 29% GDP và 25% thương mại toàn cầu, có tác động tạo ra kết nối cung ứng lớn trong khu vực và thúc đẩy động lực đổi mới cho thương mại nội vùng và tăng cường chuỗi giá trị giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; đồng thời dự báo sẽ mang lại lợi ích cho các nước Malaysia, Thái Lan và Việt Nam Đây sẽ là sự bổ sung đáng kể về mặt thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, bên cạnh các thị trường được mở ra từ việc ký kết các Hiệp định CPTPP và EVFTA Một điểm sáng nữa về quy mô của Hiệp định này chính là theo nhiều dự báo thì các thị trường trong khuôn kh Hổ iệp định s sẽ ớm đạ ngưỡng thu nhập để ùt b ng n tiêu dổ ùng nên có nhiều tiềm năng trong tương lai Đối với Hiệp định EVFTA, Hiệp định này có liên quan chủ yếu đến thị trường EU, với 28 quốc gia thành viên Xét riêng phạm vi cam kết, EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Thị trường EU gồm 27 quốc gia, dân số 450 triệu người chiếm khoảng 5% dân số thế giới, GDP hằng năm đạt khoảng 16.000 tỷ USD cho thấy sự rộng lớn và sức hấp dẫn với Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng tốc xuất khẩu qua thị trường này

Hiệp định RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN, cụ thể là tạo ra một khuôn khổ để thuận lợi hóa thương mại và tạo không gian kết nối sản xuất chung trong toàn khu vực, là mắt xích quan trọng để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu RCEP được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước tham gia, đặc biệt là phù hợp với cả một số nước ASEAN vẫn còn là nước kém phát triển Do vậy, mặc dù như đã đề cập, RCEP có

25 không gian kinh tế rộng hơn, dân số lớn hơn nhưng đồng thời cũng có nhiều linh hoạt cho các nước tham gia hơn Đối với riêng Việt Nam, hiệp định RCEP cung cấp thêm lựa chọn cho việc tận dụng các cơ hội và ưu đãi từ cam kết trong các hiệp định mà Việt Nam đã ký trước đây với các nền kinh tế lớn Ví dụ như việc sử dụng mẫu C/O theo mỗi FTA một cách phù hợp, nhằm có được mức ưu đãi thuế quan cao nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Đối với EVFTA, đây là một hiệp định mang vai trò mở cửa thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam và EU gia tăng và mở rộng các hoạt động giao thương sang thị trường của nhau Khi được thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: “EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU; đồng thời, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” Không chỉ cắt giảm thuế quan, đây là Hiệp định rất toàn diện, trải rộng từ hàng hóa, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ Chính vì vậy, EVFTA không chỉ tạo điều kiện nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị mới Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định

Trong khi EVFTA xoay quanh mối quan hệ giữa Việt Nam và Châu u, tìm cách đạt được một FTA với tiêu chuẩn cao và tiếp cận thị trường toàn diện; thì các cuộc đàm phán Hiệp định RCEP do ASEAN thúc đẩy về mặt thể chế để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các nền kinh tế đối tác lớn hơn Sự khác biệt về bản chất của RCEP và các FTA khác đã ảnh hưởng đến chiều sâu của lộ trình tự do hóa thuế quan

Ví dụ, theo biểu cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, Việt Nam và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Cụ thể tỷ lệ xóa bỏ thuế quan Việt Nam dành cho

ASEAN ở mức 90,3%, Australia và New Zealand 89,6%, Nhật Bản và Hàn Quốc 86,7% và Trung Quốc là 85,5% Đối với EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực,

EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của

Có thể thấy, điểm khác biệt chính giữa việc giảm thuế giữa RCEP và EVFTA chính là đối với RCEP, mức độ giảm thuế có thể thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia và ngành hàng cụ thể, đối với EVFTA, cam kết giảm thuế diễn ra theo từng giai đoạn và theo các lịch trình cụ thể

Bên cạnh đó, EVFTA và RCEP cũng khác nhau ở những ngành hàng được hưởng ưu đãi về thuế xuất Đối với hiệp định RCEP, một số mặt hàng được các nước xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực được kể đến như viễn thông, công nghệ thông tin, trang thiết bị cơ khí, máy móc, dụng cụ phụ tùng, hóa chất… và các sản phẩm của ngành nông nghiệp RCEP cũng tạo điều kiện rất lớn, chưa kể các tác động gián tiếp, đến những lĩnh vực phục vụ người tiêu dùng và có tiềm năng đem lại cơ hội kinh doanh như du lịch, giáo dục, giải trí, y tế, bán lẻ… Về nông nghiệp, thủy sản là ngành thế mạnh, được dành nhiều sự chú trọng Đối với việc cắt giảm thuế quan được quy định trong Hiệp định EVFTA, các sản phẩm xuất khẩu chính giữa hai bên sẽ được chú trọng, theo các chuyên gia thì các ngành nông sản (gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, ), thủy sản, dệt may, da giày - túi xách của Việt Nam sẽ là những ngành hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA vì được cắt giảm thuế tới gần 90%

Cả 2 Hiệp định đều định nghĩa hàng hóa có xuất xứ theo 2 trường hợp và đều có quy định cụ thể từng mặt hàng Điểm khác biệt quan trọng về Quy tắc xuất xứ của 2 Hiệp định này chính là việc quy tắc cụ thể mặt hàng của RCEP có 3 tiêu chí là RVC, CTC và CR Trong khi EVFTA có các quy tắc CTC, VL và quy trình sản xuất cụ thể Bên cạnh đó, khi tính VL trong EVFTA thì giá xuất xưởng được áp dụng, còn theo RCEP thì dùng giá FOB

3.1.3 Lý giải sự khác biệt

Giữa Hiệp định EVFTA và Hiệp định RCEP tồn tại nhiều điểm khác biệt như trên đến từ nhiều lý do Đầu tiên phải kể đến các yếu tố đặc thù như quy mô của thị trường và yếu tố địa chính trị Như đã đề cập, hiệp định RCEP đang có hiệu lực - đối với 15 quốc gia thành viên, tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á và Thái Bình Dương Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới với quy mô thị trường 2,3 tỷ người (chiếm 30% dân số thế giới) Thị trường này chiếm 29% GDP và 25% thương mại toàn cầu Chỉ tính riêng thị trường của Trung Quốc cũng đã bao gồm những con số lớn như dân số hơn 1.4 tỷ người và GDP là 17.520 tỷ USD Những số liệu này vượt xa so với quy mô thị trường của Hiệp định EVFTA với các bên chính là Việt Nam và Thị trường chung Châu u EU với 27 quốc gia, dân số 450 triệu người chiếm khoảng 5% dân số thế giới, GDP hằng năm đạt khoảng 16.000 tỷ USD Mặc dù EU bao gồm 27 quốc gia thành viên, nhiều hơn so với số thành viên quy tụ trong Hiệp định RCEP, tuy nhiên EU là một thực thể chính trị, kinh tế và quân sự với nhiều điểm thống nhất về chính sách, thị trường và thương mại, vì vậy

EU được xem xét với góc độ một thị trường chung Với quy mô lớn hơn, nhiều bên tham gia hơn, Hiệp định RCEP khác biệt nhiều so với EVFTA

So sánh với Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến triển xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

3.2.1 Điểm tương đồng giữa RCEP và CPTPP

Cả hai hiệp định đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên

Mục tiêu chung là tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn, thống nhất, giúp gia tăng kim ngạch thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia tham gia

Cả hai hiệp định đều bao gồm các quy định về thuế quan, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động và môi trường

Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của RCEP rộng hơn CPTPP, bao gồm thêm các lĩnh vực như thương mại điện tử, kinh tế số, doanh nghiệp nhà nước, v.v 3.2.1.3 Quy tắc xuất xứ

Cả hai hiệp định đều áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định hàng hóa nào được hưởng ưu đãi thuế quan

Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ của RCEP được cho là đơn giản và linh hoạt hơn so với CPTPP, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu

Cả hai hiệp định đều được dự đoán sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia thành viên

Cụ thể với RCEP, dự đoán hiệp định này sẽ tăng GDP của khu vực lên thêm

229 tỷ USD vào năm 2030 và Việt Nam được dự đoán sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP, với GDP tăng thêm 2,27% vào năm 2030 theo số liệu của tạp chí Kinh tế và Dự báo RCEP còn giúp cắt giảm thuế quan cho hơn 90% hàng hóa, thúc đẩy thương mại nội khối và xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài, giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự đoán sẽ tăng thêm 12,9% vào năm 2030 Về lĩnh vực đầu tư RCEP sẽ tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Việt Nam có thể thu hút thêm 10,4 tỷ USD FDI vào năm 2030 nhờ tham gia hiệp định Ngoài ra, RCEP còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia thành viên nhờ việc cải thiện môi trường kinh doanh, giúp các quốc gia thành viên đang phát triển như Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra lượng việc làm lớn cho khu vực

Về CPTPP, cũng tương tự RCEP, sẽ giúp tăng GDP khu vực và theo dự đoán của Bộ tài chính là ở mức 147 tỷ USD vào năm 2030 và Việt Nam được dự đoán sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP, với GDP tăng thêm 1,8% vào năm 2030

RCEP được dự đoán sẽ có tác động kinh tế lớn hơn CPTPP do quy mô thị trường rộng lớn hơn CPTPP cũng giúp cắt giảm thuế quan cho hơn 90% hàng hóa, thúc đẩy thương mại nội khối và xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài, đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự đoán sẽ tăng thêm 11% vào năm 2030 CPTPP sẽ tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Việt Nam có thể thu hút thêm 4,4 tỷ USD FDI vào năm 2030 nhờ CPTPP Tương tự RCEP, CPTPP cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước thành viên và tạo ra lượng việc làm lớn cho các quốc gia khu vực

Tuy nhiên RCEP được dự đoán sẽ có tác động kinh tế lớn hơn CPTPP do quy mô thị trường rộng lớn hơn

3.2.1.5 Vai trò của Việt Nam

Việt Nam là thành viên sáng lập, đóng vai trò tích cực và cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong cả hai Hiệp định và là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP và CPTPP

Việc tham gia vào hai hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư, tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao vị thế quốc tế

Cụ thể, Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia trong RCEP và CPTPP, có môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, thu hút nhiều FDI từ các quốc gia thành viên và sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung và năng động

Ngoài ra, Việt Nam còn đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, dịch vụ, lao động, môi trường; giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên từ đó nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam

3.2.2 Điểm khác biệt giữa RCEP và CPTPP

3.2.2.1 Thành viên, phạm vi và quy mô

Hiệp định RCEP được ký kết bởi 10 nước ASEAN (ngoại trừ Đông Timor) và 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc Sau 18 tháng có hiệu lực sẽ xem xét đơn xin gia nhập của các nước khác

Hiệp định CPTPP ban đầu bao gồm 11 thành viên Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru và Việt Nam Năm 2023, Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của hiệp định

Xét về phạm vi địa lý, các thành viên của RCEP đều thuộc khối Châu Á và gần gũi về địa lý, gồm Đông Nam Á, Đông Á và Nam Thái Bình Dương Còn phạm vi của CPTPP rộng hơn, các thành viên đến từ nhiều khu vực khác như Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu u

Các quốc gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với quy mô dân số 2,3 tỷ người CPTPP chỉ chiếm 13,5% GDP toàn cầu và quy mô dân số 500 triệu người

Mục tiêu chính của RCEP là tạo thuận lợi hóa thương mại thông qua thống nhất và hiện đại hóa thủ tục hải quan, kết nối sản xuất giữa các quốc gia thành viên RCEP chủ yếu tập trung vào các quy định liên quan đến thương mại hàng hóa Mục tiêu chính của CPTPP là cam kết về mở cửa thị trường và giảm thuế quan về 0 CPTPP không chỉ tác động về thương mại hàng hóa mà còn quy định sâu về dịch vụ, đầu tư và lao động…Ngoài ra, CPTPP có điều khoản mở cửa riêng cho các ngành gỗ và dệt may

Đề xuất cho Việt Nam

Một số đề xuất sau nhằm giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ Hiệp định RCEP để thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường cạnh tranh trong khu vực và thế giới:

Thứ nhất, để tận dụng một trong những lợi thế lớn từ RCEP về hài hoà quy tắc xuất xứ thêm vào đó sự cộng hưởng với 15 FTA khác mà Việt Nam đang có thì chúng ta nên đảm bảo vào môi trường kinh doanh ổn định, hài hòa trình độ lao động với mức lương và lợi thế lớn về vị trí địa lý Từ đó có thể hấp dẫn thêm vốn FDI từ các quốc gia thành viên RCEP Điều này có thể giúp cải thiện công nghệ, quản lý và sản xuất tại Việt Nam

Thứ hai, phần lớn nguyên liệu thô phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam được nhập từ các nước tham gia RCEP Nguồn cung, nguồn trung gian của phần lớn sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam và đầu ra của một số sản phẩm cũng ở khu vực này Vậy nên, Việt Nam cần phải phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh chuỗi cung ứng nằm trong cùng một khu vực và có một bộ xuất xứ hoàn chỉnh thì đó chính là lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn Việc này giúp tăng cường tính liên kết của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới

Thứ ba, là thành viên của RCEP, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn, ở cả trong nước lẫn tại các thị trường xuất khẩu Do đó để chống lại các sức ép cạnh tranh từ các quốc gia khác, Việt Nam cần thúc đẩy việc chuyển đổi sang sản xuất ứng dụng công nghệ cao Điều này có thể có được nhờ vào việc chia sẻ công nghệ và kỹ thuật với các quốc gia thành viên RCEP, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và sáng tạo Nhờ đó giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế

Cuối cùng, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi với vai trò là địa bàn sản xuất thay thế khi các doanh nghiệp áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1 Tuy nhiên, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc cũng sẽ có thể tiếp cận dễ dàng đổ bộ thị trường Việt Nam hơn Để đối phó với vấn đề này, các doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào nâng cao chất lượng và nâng cấp công nghệ Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền nên tăng cường quản lý thị

36 trường để ngăn chặn các sản phẩm giả mạo và hàng giả từ Trung Quốc Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tăng cường uy tín của các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế

Về mặt hải quan, sau khi ký kết RCEP, Hải quan Việt Nam cũng đối mặt với những cơ hội và thách thức nhất định, những đề xuất dưới đây nhằm giúp Việt Nam nắm bắt các cơ hội và đối mặt với các thách thức trong quản lý hải quan

Thứ nhất, các công tác hải quan cần được nâng cao năng lực và hiệu suất hoạt động để đối phó với lưu lượng hàng hóa tăng lên do tăng trưởng thương mại sau khi ký kết RCEP Trong đó, bao gồm cải tiến quy trình thông quan, tăng cường công nghệ thông tin để tăng cường giám sát biên giới và tăng cường đào tạo cho nhân viên hải quan

Thứ hai, cơ quan hải quan cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong khu vực và trên toàn cầu để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên về quản lý hải quan Qua đó, giúp cải thiện khả năng phát hiện và ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và các hoạt động tội phạm khác

Thứ ba, về việc điều chỉnh quy định và chính sách Các cấp có thẩm quyền cần điều chỉnh và cập nhật quy định và chính sách về hải quan để phản ánh các yêu cầu mới từ RCEP, bao gồm việc giảm thuế quan, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc xử lý tranh chấp thương mại và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để hài hòa, phù hợp với các quốc gia tham gia hiệp định

Thứ tư, tăng cường hợp tác với các cơ quan liên quan: Quản lý hải quan cần tăng cường hợp tác với các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, cảnh sát biên giới, cơ quan quản lý vận tải và các tổ chức phi chính phủ khác để đảm bảo sự liên kết và hiệu quả trong việc quản lý biên giới và thương mại quốc tế

Thứ năm, tăng cường trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp Quản lý hải quan cần tăng cường hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để giúp họ hiểu và tuân thủ các quy định hải quan mới sau khi RCEP có hiệu lực Từ đó, đảm bảo việc tuân thủ đúng những quy định thông qua nắm rõ những cập nhật, thay đổi, khác biệt trong các hiệp định

Thứ sáu, chuẩn bị cho các tiêu chuẩn quốc tế Việt Nam cần chuẩn bị cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hải quan, bao gồm tiêu chuẩn về an ninh hàng không và hàng hải, kiểm soát xuất xứ và kiểm dịch thực vật và động vật Qua đó, có thể đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường uy tín, chất lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam so với quốc tế

Cuối cùng, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin liên lạc Quản lý hải quan cần xây dựng và duy trì một hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả để trao đổi thông tin và hỗ trợ hải quan giữa các quốc gia thành viên RCEP và với các đối tác khác Kết quả, thúc đẩy hiệu quả tổng thể trong việc quản lí hải quan, thông tin cung cấp chính xác, nhanh chóng, kịp thời

Ngày đăng: 07/08/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w