1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tại sao nguyễn ái quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản làm con đường cứu nước cho dân tộc việt nam

17 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản làm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?
Tác giả Vũ Kỳ Phương, Trần Thị Phương, Đặng Bình Minh, Bùi Trọng Phan, Nguyễn Phú Cường, Kiều Minh Dũng, Đặng Trung Thành, Uông Gia Huy, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Minh Quân
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Giang
Trường học Trường Đại học Công nghệ
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận ngắn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 659,02 KB

Nội dung

Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động của Việt Nam đầu thế kỷ 20, sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc không chỉ là một quyết định mang tính cá nhân mà còn là một bướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN NGẮN

ĐỀ BÀI

1.Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản làm

con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?

2 Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào giải phóng dân

tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

Mã học phần: HIS1001 55

Giảng viên: Nguyễn Thị Giang

Nhóm thực hiện: Nhóm chủ đề 2

Hà Nội, tháng 7 năm 2024

Trang 2

NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tên các thành viên Nhiệm vụ Nguyễn Phú Cường

Nội dung 1 Trần Thị Phương

Nguyễn Minh Quân

Vũ Kỳ Phương

Nội dung 2 Nguyễn Hải Nam

Đặng Trung Thành

Bùi Trọng Phan Tiểu luận Uông Gia Huy Slide ppt Kiều Minh Dũng Thuyết trình ND1 Đặng Bình Minh Thuyết trình ND2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Giang, giảng viên môn Lịch sử Đảng, đã tận tình hướng dẫn và cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận này Sự hỗ trợ và khích lệ của thầy/cô là nguồn động lực lớn để tôi không ngừng nỗ lực học tập và khám phá những vấn đề mới Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn tất cả những ai đã giúp đỡ và đóng góp

ý kiến để bài tiểu luận này được hoàn thiện

Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động của Việt Nam đầu thế kỷ 20, sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc không chỉ là một quyết định mang tính cá nhân mà còn là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nhìn thấy sự cần thiết phải áp dụng tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Marx-Lenin để đấu tranh chống lại ách đô hộ thực dân và đem lại độc lập, tự do cho đất nước Với sự kiên trì, lòng yêu nước nồng nàn và tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Ái Quốc không chỉ góp phần hình thành và phát triển phong trào cách mạng ở Việt Nam mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới Tiểu luận này sẽ đi sâu vào phân tích lý do tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản, cũng như những đóng góp

to lớn của ông đối với phong trào giải phóng dân tộc nói chung và Việt Nam nói riêng

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản là con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam 4

1 Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX 4

2 Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc 5

3 Lý do trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho Việt Nam 6

3.1 Xuất phát từ tình hình cách mạng nước ta lúc đó cũng như yêu cầu của cách mạng 7

3.2 Hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản mà các tiền bối dựa vào đã trở nên lỗi thời, do đó Người không lựa chọn con đường cứu nước của họ mà tự quyết định con đường nên đi 7

3.3 Tính đúng đắn của nó đối với cách mạng của các nước thuộc địa 8

3.4 Con đường cách mạng vô sản đã có tiền lệ 9

4 Kết luận 10

4.1 Con đường cách mạng là con đường đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh dân tộc Việt Nam 10

4.2 Tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình tìm đường cứu nước 10

II Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng 10

1 Với thế giới 10

1.1 Tố cáo, lên án chế độ thực dân 10

1.2 Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, thổi luồng gió mới đến nhân dân các nước thuộc địa, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc 11 1.3 Truyền cảm hứng và mô hình cho các cuộc cách mạng khác 12

2 Với Việt Nam 12

2.1 Xây dựng đường lối cách mạng 12

2.2 Sáng lập ra các tổ chức cách mạng, đặt nền móng cho việc xây dựng Đảng sau này 13

2.3 Kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập 13

LỜI KẾT THÚC 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

I Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản là con

đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam

1 Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Rạng sáng ngày 01/9/1858, tại bán đảo Sơn Trà, hạm đội Pháp - Tây Ban Nha

do tướng Rigault de Genouily chỉ huy đã nổ súng đánh chiếm vịnh Đà Nẵng, mở đầu cho một cuộc viễn chinh của Pháp ở Đông Dương kéo dài gần 80 năm sau đó Từ đây, Việt Nam từ một đất nước tự do, có hàng ngàn năm văn hiến đã trở thành một dân tộc thuộc địa Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nền độc lập và chủ quyền của dân tộc

ta bị xâm phạm, Nhân dân Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị mà còn phải chịu nỗi đau mất nước Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm

Hình 1: Liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước dấy lên mạnh

mẽ khắp nơi Đó là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục do các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp các vùng miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại Sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay:

"Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam"

Những phong trào yêu nước trên lần lượt bị thất bại vì không có đường lối đúng đắn Các nhà lãnh đạo những phong trào ấy đều không phân biệt thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp; chưa nhận rõ được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc Pháp, giành lại độc lập và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày, chưa nhận rõ lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân là nông dân,…

Trang 6

Cách mạng Việt Nam rơi vào tính trạng khủng hoảng một cách sâu sắc về đường lối cứu nước thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo

- Phong trào Cần Vương bị thất bại vì giai cấp địa chủ phong kiến đã thối nát, phần lớn đã đầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm

tệ Cho nên ngọn cờ Cần Vương không thể tập hợp được quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân

- Cuộc khởi nghĩa của nông dân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạobị thất bại vì không có đường lối, chính sách rõ ràng, không tổ chức được quần chúng đông

đả, cách đánh chưa tốt, vũ khí lại thiếu thốn,…

- Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu cải cách, không chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai

- Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp, chẳng khác nào

“đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”

Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa có lời giải

2 Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc

Ngày 5-6-1911, với khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, Người rời bến cảng Nhà Rồng, “muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét

họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”

Với hành trang là lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, ôm ấp khát vọng lớn lao tìm ra con đường cứu nước, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, dưới tên Văn Ba, làm nghề phụ bếp, Người chọn nước Pháp là nơi dừng chân đầu tiên khi sang phương Tây, bởi vì “Nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”,

ở nước đế quốc thống trị dân tộc mình” Trên hành trình bôn ba thế giới, đi qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa và nhất là qua khảo sát các cuộc cách mạng tư sản điển hình là cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ, Người nhận thấy, các cuộc cách mạng đó đều “không đến nơi”, bởi: “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Tại các nước tư bản

ấy, đằng sau các khái niệm “Tự do, bình đẳng, bác ái”, công lý, nhân quyền, khai hóa…, là sự phản bội, lừa bịp của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, là niềm đau khổ tột cùng của nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột

Trang 7

Hình 2: Con tàu Amiral Latouche Tréville – “Nơi bắt đầu”

Qua những năm bôn ba, Nguyễn Tất Thành đã tích lũy vốn sống thực tiễn phong phú và thu nhận tri thức từ nhiều nền văn hóa, góp phần hình thành bản lĩnh của một nhà cách mạng chuyên nghiệp Cuối năm 1917, sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công Người từ Anh trở lại Pháp, nhận thấy đây là một biến cố lớn có sức lôi cuốn kỳ diệu Với nhạy bén chính trị và trải nghiệm trong phong trào công nhân Pháp, Người tham gia ủng hộ nhân dân Nga Xô Viết Cuối năm 1918 và đầu 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đoàn thanh niên xã hội và Đảng xã hội Pháp, tích cực tham gia các hoạt động chính trị Nỗ lực không ngừng đã giúp Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những chiến sĩ cách mạng giàu kinh nghiệm nhất trong phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa đầu thế kỷ XX

Chính những nhận thức sâu sắc đó, đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành quyết định gia nhập Đảng Xã hội Pháp Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, với tên gọi mới Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles (Véc-xây) đòi những quyền dân tộc tự quyết Mặc dù các yêu sách đó không được các nước đế quốc chấp nhận, nhưng đã gây tiếng vang lớn trong dư luận Pháp và những người yêu nước Việt Nam tại Pháp và ở Việt Nam

Tháng 7-1920, trên báo L’Humanité (Nhân Đạo), Nguyễn Ái Quốc đọc được toàn văn tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa của V.I.Lênin và nhận thấy tác phẩm “là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản

3 Lý do trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho Việt Nam

Những năm 20 của thế kỉ XX là những năm rất quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, có thể gọi là những năm bản lề trong lịch sử cận đại Việt Nam gắn chặt với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc Đây là thời kỳ đánh dấu sự tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của Người cho dân tộc Việt Nam và bắt đầu hướng dan tộc Việt Nam đi theo con đường đó – con đường cách mạng vô sản Vậy tại sao Nguyễn

Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản trong quá trình tìm đường cứu nước ?

Trang 8

3.1 Xuất phát từ tình hình cách mạng nước ta lúc đó cũng như yêu cầu của

cách mạng

Là nước thuộc địa nửa phong kiến, chịu ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, đồng thời cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam Mặc dù nền kinh

tế có những chuyển nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, què quặt,

lệ thuộc vào Pháp Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân lao động hết sức khốn khổ Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai lên đến đỉnh điểm

Yêu cầu của cách mạng lúc này là phải giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng, đó là: Nhiệm vụ dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp, giành lại độc lập cho dân tộc Và nhiệm vụ dân chủ nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân Trong hai nhiệm vụ trên, nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất Con đường giải phóng dân tộc phải thực hiện được cả hai nhiệm vụ đó

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam càng thôi thúc Người tìm ra con đường đấu tranh mới Trước sự xâm lược của thực dân pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ Tiêu biểu là phong trào cần vương theo con đường phong kiến, hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo khuynh hướng tư sản Các hoạt động yêu nước diễn ra manh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại Những con đường đó không đáp ứng được yêu cẩu của cuộc cách mạng, yêu cầu cần có con đường giải phóng dân tộc mới

3.2 Hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản mà các tiền bối dựa vào đã trở nên

lỗi thời, do đó Người không lựa chọn con đường cứu nước của họ mà

tự quyết định con đường nên đi

Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, con đường cứu nước của Việt Nam đi vào giai đoạn bế tắc Những con đường cứu nước mà Người biết đến từ rất sớm đều bị thất bại do nó có nhiều hạn chế, sai lầm lớn: con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến đã thất bại

Con đường cứu nước theo hệ ý thức tư sản cũng thể hiện sự bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử Ngọn cờ tiên phong được “Duy tân hội” phất lên đó là vào đầu thế

kỷ XX với tư tưởng: phải duy tân, không duy tân thì không quang phục được Và chỉ

có một con đường duy tân sang Nhật học hỏi (Đông du) cũng chính là đi cầu viện Điều này không khác nào là “đuổi hùm cửa trước rước sói của sau” Kết quả là Phan Bội Châu nhận ra rằng: “đồng văn đồng chủng” không bằng “đồng bệnh”, tư tưởng chủng tộc lùi bước trước tư tưởng dân tộc Trái ngược với đường lối của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương cách mạng theo lối ôn hòa Tư tưởng cốt lõi là “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, dựa vào Pháp mà đi lên Song dù có bạo động hay bất bạo động, dù theo đường lối của Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh thì kết quả cuối cùng đều bị thực dân Pháp phá hoại, bắt giam những người lãnh tụ hoặc tìm mọi cách ly khai họ ra khỏi phong trào và lợi dụng tư tưởng của họ Nhận thức được những sai lầm trong con đường cứu

Trang 9

nước của cả hai khuynh hướng trên, Nguyễn Ái Quốc đá không tham gia phong trào Đông du (1905) khi cụ Phan Bội Châu muốn đưa ông và một số thanh niên sang Nhật

Như vậy, dù rất kính trọng các bậc anh hùng tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không bằng lòng với đường đi nước bước của họ và không muốn đi theo vết mòn lịch

sử Người không tán thành hoàn toàn cách làm của một người nào vì Người thấy rõ những hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản mà họ dựa vào để chống thực dân Pháp đã trở nên lỗi thời, yếu kém so với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đó

Do đó, người không lựa chọn con đường cứu nước của họ và tự quyết định con đường nên đi

3.3 Tính đúng đắn của nó đối với cách mạng của các nước thuộc địa

Đây là con đường cách mạng duy nhất có khả năng giải phóng dân tộc Việt Nam,

là con đường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đầy khó khăn của cách mạng nước ta khi

đó Tính đúng đắn phù hợp của nó được thể hiện rõ nét qua nội dung con đường cách mạng mà Người đã nêu lên trong thời gian hoạt động từ 1920-1927 Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn ái Quốc là việc Người đọc được bản

“Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo Với sự kiện này, lần đầu tiên Nguyễn ái Quốc tìm thấy và đến với con đường cách mạng vô sản Trên đường đi tìm chân lý cho dân tộc Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin từ một phương diện hết sức thực tế: chỉ có chủ nghĩa cộng sản, con đường cách mạng vô sản mới có thể chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc và đồng thời thực hiện được ba cuộc giải phóng vốn là ước mơ từ lâu của nhân loại là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

Nếu như luận cương của nin làm cho Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và Quốc tế III, lựa chọn con đường cách mạng vô sản, thì các sự kiện chính trị sau

đó đã củng cố niềm tin này Đọc điều thứ 8 trong 21 điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tâm đắc vì nó khẳng định sự đoàn kết quốc tế của giai cấp

vô sản đối với các nước thuộc địa Điều này yêu cầu các Đảng phải vạch trần thủ đoạn của đế quốc, ủng hộ phong trào giải phóng ở thuộc địa, và gây thái độ anh em với nhân dân lao động các nước thuộc địa Đại hội Quốc tế Cộng sản và Đại hội các dân tộc phương Đông cũng đã đưa ra khẩu hiệu về mối quan hệ giữa giai cấp vô sản phương Tây và các dân tộc bị áp bức: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" Như vậy, con đường cách mạng vô sản ở các thuộc địa luôn được ủng hộ và giúp sức

Trang 10

Hình 3: Đại hội quốc tế Cộng sản

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tiêu chuẩn cao nhất cho sự lựa chọn và định hướng của Người là kiên quyết đứng về phía học thuyết và tổ chức cách mạng nào thực sự quan tâm đến quyền lợi và cuộc sống của các dân tộc bị áp bức, bênh vực, ủng hộ và chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Tiêu chuẩn hết sức thiết thực đó đối với sự nghiệp giải phóng một nước thuộc địa lại phù hợp với đường lối của cách mạng vô sản - là con đường cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa và cuối cùng người thanh niên yêu nước Việt Nam ấy quyết định chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình đi theo

3.4 Con đường cách mạng vô sản đã có tiền lệ

Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Từ khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7-1920), Hồ Chí Minh đã tìm thấy một con đường cứu nước mới: Con đường cách mạng vô sản Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản”

Thực tiễn thành công của cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy: tính ưu việt của chế độ mới theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười được hiện thực hóa: xóa bỏ tận gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, thực hiện giáo dục, chữa bệnh không phải trả tiền, người già cô đơn được chăm sóc, nuôi dưỡng Sự ra đời

và phát triển của Liên Xô là tấm gương sáng, để nhân dân các nước trên thế giới noi theo giành độc lập dân tộc và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w