1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài những tác động của các tôn giáo lớn đến sự phát triển đời sống tinh thần của dân tộc việt nam

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đồng thời,Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách tự do về các tín ngưỡng, tôn giáo phù hợpđể tập hợp, phát huy vai trò của các đồng bào có đạo trong xây dựng và phát triển đất nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6

1.Quan niệm của chủ nghĩa ML về tôn giáo: 6

1.1.Khái niệm của tôn giáo: 6

1.2.Bản chất của tôn giáo: 7

1.3.Nguồn gốc của tôn giáo: 9

1.4.Tính chất của tôn giáo: 11

2.Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 12

CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG,NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 16

1.Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay: 16

1.1.Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta: 16

1.2.Quá trình hình thành các tôn giáo lớn ở Việt Nam: 16

1.3.Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam: 27

1.4.Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay: 30

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM: 34

1.Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam: 34

2.Những tác động của tôn giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần, chính trị, xã hội của dân tộc Việt Nam: 36

2.1Tác động tích cực: 36

2.2Tác động tiêu cực: 41

3.Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: 42

4.Liên hệ tính tất yếu phải xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam qua tư tưởng Hồ Chí Minh và trên thế giới: 45

4.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo: 45

4.2.Sự vận dụng của Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13: 47

PHẦN KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là nước với đặc điểm là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống và đứng thứ bavề độ đa dạng tôn giáo; vì vậy tôn giáo đang là một trong những vấn đề quan trọng mà từtrước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt Đồng thời,Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách tự do về các tín ngưỡng, tôn giáo phù hợpđể tập hợp, phát huy vai trò của các đồng bào có đạo trong xây dựng và phát triển đất nước.Chính vì đặc điểm này, vấn đề tôn giáo cũng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo Người đã coi đoàn kết tôngiáo là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc.Người từng nói: “ Toàn thể đồng bào ta đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữgìn non sông, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do.” Ngày nay xung đột sắc tộc vàxung đột tôn giáo đang là những điểm nóng của thế giới hiện đại Nhiều quốc gia đã lâmvào khủng hoảng chính trị - xã hội triền miên, dẫn đến đất nước không thể phát triển được;đồng thời vẫn chưa thoát khỏi tình trạng này vì đã không làm tốt công tác tôn giáo Đó làbài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo Bên cạnh đó,điểm nổi bật của hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước là: tôn trọng bảo đảm quyền tựdo tôn giáo tín ngưỡng; đồng thời nhận thức về vai trò của tôn giáo cũng có sự phát triển, từnhìn nhận vấn đề đạo đức, văn hoá các tôn giáo cũng như giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức,văn hoá của các tôn giáo và coi tôn giáo là nguồn lực trong việc phát triển đất nước.

Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành vấn đề thiết yếu vàcần thiết đối với con người Trong quá trình hình thành, các nhận thức về tín ngưỡng khácnhau đã phát triển, từ đó dẫn đến việc hình thành nhiều tôn giáo khác nhau Nhưng nhìnchung, các tôn giáo đều hướng con người đến với cuộc sống tốt đẹp hơn, có trách nhiệm vớibản thân cũng như những người xung quanh Tuy nhiên, vẫn có một phần nhỏ những tín đồnhận thức sai lầm về tôn giáo, từ đó tôn giáo bị lợi dụng trở thành công cụ của những phần

tử cực đoan Nhìn thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm em đã chọn đề tài “ Vấnđề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, không chỉ tìm hiểu công tác tôn

giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới mà còn có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và nhất là về mặtthực tiễn.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1.Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu với mục đích là để hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và cách mạng của Việt Nam trong thế kỷ XX Bên cạnh đó, nêu rõ được sự thay đổi và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam đồng thời đánh giá những chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kì và những ảnh hưởng của chúng đến thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trang 5

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Việc nghiên cứu về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nhóm chúng em có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu về những khái niệm tôn giáo và các nguyên tắc để giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nghiên cứu về tôn giáo, quá trình hình thành các tôn giáo lớn ở Việt Nam và các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

- Nghiên cứu về quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc Việt Nam; những tác động tích cực và tiêu cực của tôn giáo đối với dân tộc, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và nhậnthức của nhân dân về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

3.2.Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: trong đất nước Việt Nam.

- Thời gian: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:

Về phương pháp luận, tiểu luận được thể hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn giáonói riêng

Về phương pháp nghiên cứu, tiểu luận dựa trên một số phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong hầu hết các chương để giải quyết vấn đề mà mỗi chương nêu ra.

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng chủ yếu trong chương III của tiểu luận nhằm tổng hợp, đánh giá một cách khách quan về tình hình thực tiễncủa tôn giáo Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong chương II để dễ dàng đưa ra nhận xét về những đặc điểm thay đổi của vấn đề tôn giáo cũng như các giáo lý, giáo điều, chính sách nhằm đề ra những giải pháp thiết thực.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

- Ý nghĩa phương lý luận, làm sâu sắc hơn về những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

trong những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này Từ đó có những nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.

- Ý nghĩa thực tiễn, hiểu được bản chất, nguồn gốc và các vấn đề của tôn giáo Biết

được nguyên nhân tồn tại và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình

Trang 6

xây dựng chủ nghĩa xã hội Nắm vững và biết vận dụng nhiều quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình học tập.

6 Cơ cấu của tiểu luận:

Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3 chươngnhư sau:

Chương I: Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Chương II: Tôn giáo ở Viêt Nam và chính sách tôn giáo của Chương III: Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI1 Quan niệm của chủ nghĩa ML về tôn giáo:

1.1 Khái niệm của tôn giáo:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua Tôn giáo là một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần và những lễ nghi để thể hiện sự sùng bái ấy Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan1 Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí, những sức mạnh của thế gian đã trở thành sức mạnh siêu thế gian Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được che chở, an ủi – dù đó chỉ là chỗ dựa “ hư ảo”

Ph.Ănghen cho rằng “… tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”2 Ở một cách tiếp cận khác thì tôn giáo là thực thể thực thể xã hội tức lànhững tôn giáo cụ thể như công giáo, tin lành, phật giáo với các tiêu chí cơ bản sau:

Có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ

Có hệ thống giáo thuyết như giáo lý, giáo dục, lễ nghi phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, lễ nghi của tôn giáo

Có hệ thống cơ sở thờ tự, có tổ chức nhân sự quản lý điều hành viên đạo, có hệ thống tín đồđông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và được tôn giáo đó thừa nhận.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó ko phải ko có những yếu tố tích cực Vấn đề đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào dẫn đến sự phản ánh “ hoang đường”, “hư ảo” của tôn giáo? Tại sao con người lại có nhu cầu tôn giáo và đặt niềm tin lớn lao vào tôn giáo như vậy? C.Mác và Ph.Ănghen đã luận giải rằng sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế - xã hội Trong lịch sử tiến hoá của mình, con người trước hết có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của mình Do trình độ và khả năng cải tạo tự nhiên còn thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, tự ti, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên Đó là cơ sở cho sự nảy sinh các hiện tượng thờ cúng Bên cạnh đó, những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người gây ra đối với nhau

1 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Hà Nội, 2021, tr.214

2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.437

Trang 8

cũng tạo cho họ sự sợ hãi, lo lắng Đó cũng là nguyên nhân khiến người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo

1.2 Bản chất của tôn giáo:

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định; là một hình thái ý thức xã hội do con người tạo ra, nó phản ánh cách giải quyếtmối quan hệ giữa con người với cái siêu nhiên, cái hiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiêng liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giá là hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội

Theo C.Mác: “ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim… tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hoá, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng: “ Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hoá do con người sáng tạo ra.” Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ Nhưng sáng tạo ra tôn giáo con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng “ sản xuất vật chất các quan hệ kinh tế xét đến cùng nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội trong đó có tôn giáo Do đó mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những điều kiện sống nhất định trong xã hội vàthay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế.

Về phương diện thế giới quan: các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt vớithế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan, nhưng những người cộng sản với lập trường mắt xích không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Ngược lại luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân Trong những điều kiện cụ thể của xã hội thì những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực, xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo.

Tôn giáo và tín ngưỡng ko có sự đồng nhất nhưng bên cạnh đó nó có sự giao thoa và có mốiquan hệ chặt chẽ nhất định Ranh giới để phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng chỉ mang tính tương đối

Trang 9

Tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn của tôn giáo, là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộcũng như cách thức thể hiện niềm tin của con người thông qua những lễ nghi gắn với phongtục tập quán, truyền thống Bên cạnh đó, niềm tin của con người không có một hệ thống triếtlý nhân sinh hoàn chỉnh như một tôn giáo trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tínhthần thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ Tín ngưỡng có nhiều loại hìnhkhác nhau: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc,… 3

Còn tôn giáo thường được hiểu là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm giáo lý thể hiện rõ sự sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.Tôn giáo bao gồm: niềm tin tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, cơ sở thờ tự, bộ máy tổ chức chặt chẽ Bên cạnh đó tôn giáo lớn mang tính quốc tế tức là nó có mặt ở tất cả các nước trên thế giới.

Mê tín dị đoan là tin một cách mê muội viễn vông không dựa trên một cơ sở khoa học nào dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, trái với các giá trị văn hoá, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng4 Và từ việc có những hành vi đó nógây ra sự tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng Bên cạnh đó hiện tượng mê tín dị đoan luôn tìm cách len lỏi vào các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo Xét về mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, của đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín dị đoan lấymục đích kiếm tiền là chính Người làm việc trong lĩnh vực này chỉ làm việc với người khách của mình khi họ được trả một số tiền nhất định thì họ mới thực hiện

Hoạt động tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo từ trước đến nay luôn được Nhà nước tatông trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và được đảm bảo đểcác tôn giáo bình đẳng trước pháp luật Còn hoạt động mê tín, dị đoan bị bài trừ bằng nhiềubiện pháp như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phát huy và bảo tồncác giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục; xử phạt…

1.3 Nguồn gốc của tôn giáo:

Theo quan điểm của chủ nghĩa ML tôn giáo ra đời bắt nguồn từ 3 nguồn gốc sau:

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được nên con người đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí5 Và khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng có áp bức bất công do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bất công tội ác,… Cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu

3 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.216

4 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.216

5 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.216

Trang 10

nhiên ngoài trần thế và vì thế mà tôn giáo xuất hiện Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể nào đó, sự xuất hiện của tôn giáo là để phục vụ cho những yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể Điều này thể hiện rõ nét ở một số tôn giáo, khi những yêu cầu, mục đích kinh tế - xã hộibị “ tôn giáo hoá” qua những nội dung giáo lý, cách thức hành lễ, tu trì Với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được đảm bảo, con người có điều kiện hơn trong quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh Đây cũng là nguyên nhân cho sự nảy sinh, phát triển nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng và xuất hiện những loại hình tôn giáo mới Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,… tất cả họ quy về số phận và định mệnh Từ đó, họ đã thần thánh hoá một sốngười thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo

Nguồn gốc nhận thức:

Các nhà duy vật trước C.Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo Còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế -xã hội của tôn giáo Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa học nguồn gốc đó

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều kiện khoa học chưa giải thích được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính của các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh nhưng do trình độ dân trí thấp chưa nhận thức được đầy đủ thì đây vẫn là điều kiện, mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh6.

Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người Khimà con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, có thể kháiquát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng càng khái quát hoá, trừu tượng hoáđến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện thực Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào ảo tượng, thần thánh hoá đối tượng Phải đến một trình độ nhận thức nhất định, khi con người đạt đến khả năng tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá, con người mới có khả năng sáng tạo ra tôn giáo

6 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.217

Trang 11

Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh

Nguồn gốc tâm lý

Chính sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay trong những lúc ốm đau bệnh tật, ngay cả những cái may rủi bất ngờ xảy ra hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn như ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh,… Cho nên con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo thậm chí cả những cái tình cảm tích cực như là tình yêu hay là lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo vd: thờ các anh hùng dân tộc,…7Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo” V.I.Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản…, sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong…, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào C.Mác đã nói “tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội không có tinh thần”.

1.4 Tính chất của tôn giáo:

a Tính lịch sử của tôn giáo:

Con người sáng tạo ra tôn giáo Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trùlịch sử Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người mà tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, là sản phẩm của con người, nghĩa là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị, xã hội.Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó Thời đại thay đổi thì tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo Và trong quá trình vận động của các tôn giáo thì chính các điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liền chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn

7 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.217

Trang 12

b Tính quần chúng của tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc quốc gia, châu lục, tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đông đảo Bên cạnh đó, tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động (tức gần ¾ dân số thế giới) Tôn giáo ngoài việc hướng con người vào niềm tin hạnh phúc, hư ảo của thế giới bên kia song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người lao động về một thế giới tự do, bình đẳng, bác ái Mặc khác, tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện của tôn giáo cũng rất được đề cao Chính vì thế, tôn giáo được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội đặc biệt là quần chúng lao động tin theo.

c Tính chính trị của tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi xã hội chưa có giai cấp thì tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân, thế giới xung quanh Tôn giáo chưa mang tính chính trị, tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt, đối kháng về lợi ích giai cấp Trước hết do tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, nó phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc nên tôn giáo mang tính chính trị Mặt khác, khi các giai cấp bốc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội thì tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ 8Vì thế, cần nhận thức rõ ràng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn như cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bịcác thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần; Song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ

Biến đổi tôn giáo ở Việt Nam có tác động lớn đến phong tục, tập quán truyền thống trên cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực Một mặt góp phần phục hồi nhiều phong tục, tập quántruyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần thay đổi lối sống, hành vi của một bộ phận ngườidân, mặt khác cũng làm hồi sinh nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, làm biến dạng, phai mờ mộtsố phong tục, tập quán truyền thống Những tác động này đã và đang đẳ ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới

2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

8 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.218

Trang 13

Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và ko tín ngưỡng của nhân dân.

Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêngnào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc về quyền tự do tư tưởng của nhân dân Quyền này nói lên rằng “ việc theo đạo, đổi đạo hay theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo là quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe doạ bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm quyền tự do tư tưởng của họ” Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhân dân là một nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩatôn trọng và bảo hộ

“ Mỗi người phải được hoàn toàn toàn tự do theo tôn giáo nào mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được tự do là người vô thần” 9 Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều được bình đẳng trước pháp luật Bên cạnh đó, tôn giáo một mặt phản ánh sự bất lực và bế tắc của quần chúng nhân dân lao động, nhưng mặt khác tôn giáo cũng chứa đựng những giá trị phù hợp với chuẩn mực, đạo lý của xã hội Vì vậy, tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân là cơ sở để đoàn kết các lực lượng quần chúng có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng tôn giáo, giúp các tôn giáo phát huy tính tích cực của mình thể hiện trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực, lạc hậu Đồng thời làm giảm dần đi đến xoá bỏ những đức tin mù quáng, những hành vi mê tín lỗi thời, những luật lệ tôn giáo khắt khe, vi phạm quyền con người, trái với xu thế phát triển chung của nhân loại và đất nước Đặc biệt, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân như: ngăn cản những ngườicó tôn giáo thực hiện các nghĩa vụ công dân, phân biệt đối xử với công dân có tín ngưỡng tôn giáo, đấu tranh chống lại các luận điệu vu cáo, các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa,.…trong khi khẳng định tôn trọng tự do tín ngưỡng,tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc nhất quán thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng đã nhấn mạnh “ nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, đội lốt tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc” Dù một người có theo tôn giáo hay không theo tôn giáo thì họ vẫn là một công dân của đất nước Dù họ có ở vị trí nào đi chăng nữa, chức sắc như thế nào, tín đồ của tôn giáo nào thì cũng bình đẳng như nhau Là một công dân trong đất nước thì buộc họ phải tuân thủ nghiêmpháp luật ngược lại khi họ đã vi phạm pháp luật thì tất cả đều phải bị xử lý theo pháp luật.

Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

9 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcova, 1978, tr.7

Trang 14

Tôn giáo phản ánh khát vọng của con người về một xã hội tốt đẹp, nhưng với hệ thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế sự vươn lên của con người trong cuộc đấu tranh thực tiễn một thế giới tốt đẹp, mang lại hạnh phúc thực sự cho loài người Vì vậy giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tôn giáo là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội Do đó, nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào việc giải quyết những phần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà ko chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo Chủ nghĩa ML chỉ ra rằng muốn thay đổi ý thức xã hội trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội Muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người thì phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực thực sự công bằng ko có áp bức bất công, nghèo đói, thất học nói cách khác là phải xây dựng một ‘thiên đường trên mặt đất” cũng như những cái tệ nạn nảy sinh trong xã hội Tuy nhiên, đó là một quá trình lâu dài và ko thể thựchiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới Khi đã xây dựng một xã hội như vậy, xây dựng một xã hội như vậy thì những cái niềm tin vào thế giới bên kia, niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên sẽ ngày càng giảm dần bởi vì họ đã tìm thấy được những hạnh phúc ngay trong thế giới hiện thực này

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo, thực chất là phân biệt tính chấtkhác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo Mặt tư tưởng nó biểu hiện sự khác nhau về niềm tin ở mức độ tin tưởng giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người ko theo tôn giáo cũng như những người có tínngưỡng tôn giáo khác nhau phản ánh mâu thuẫn ko mang tính đối kháng Còn mặt chính trị nó phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ đồng thời phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp và mâu thuẫn giữa những cái thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động Khi phân biệt hai mặt như vậy thì chúng ta mới có những biện pháp, giải pháp, chính sách sao cho phù hợp với từng loại mâu thuẫn này Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình quản lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

Hiện nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “ diễn biến chiến lược hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước xã hội chủ nghĩa Do đó phải nêu cao tinh thần cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối với những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng phải khách quan,chính xác, tránh nôn nóng, vội vàng, chủ quan, định kiến Tức là ứng xử với tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo nó liên quan đến tâm tư tình cảm, niềm tin thì cần phải hết sức tế nhị

Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo:

Trang 15

Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội Trong giải quyết vấn đề tôn giáo cần quán triệt nguyên tắc này bởi vì mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, vị trí, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau Nó du nhập vào những nước khác cũng khác nhau Mức độ ảnh hưởng tới đời sống chính trị, kinh tế xã hội ởtừng thời điểm cũng khác nhau Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sửcụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử tốt với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể Do đó, điều quan trọng là Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng ấy vào từng thời điểm để đưa ra những chính sách và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan sao cho phù hợp

Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó luôn luôn mới mẻ Bởi vì, tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng có nhiều sự biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là về hình thức Ở Việt Nam tôn giáo là một vấn đề luôn được cập nhật thường xuyên bởi tôn giáo là sự phản ánh, sự biến đổi của đất nước, xã hội, nó còn phản ánh trình độ nhận thức của con người Việt Nam Tôn giáo, tín ngưỡng là hoạt động thường xuyên, liên tục củangười dân Việt Nam, nó có tầm quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Vì thế, các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo chủnghĩa Mác – Lênin đã khắc hoạ rõ ràng tầm quan trọng của tôn giáo Song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ Nhân dân và tín đồ Việt Nam cần xác định rõ rệt những hành động lợi dụng tôn giáonày

Trang 16

CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG,NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay:

1.1.Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta:

Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có 6 tôn giáo lớn ( Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài và Hoà Hảo ) với khoảng 20 triệu tín đồ Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào các tôn giáo đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và các giáo sĩ cũng đã xuất sắc nhận thức đúngchính sách, luật pháp của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời”

Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo biểu hiện rõ ràng hơn trước Số người tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ… được xây cất, tu sửa lại Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo khác nhau, tất nhiên cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tâm linh của quần chúng, mặt khác cũng nói lên điều đáng quan ngại vì trong đó không chỉ có sự sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, mà còn biểu hiện lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt độngmê tín dị đoan

1.2 Quá trình hình thành các tôn giáo lớn ở Việt Nam:

1 Phật giáo:

Lịch sử Phật giáo ở Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ bắt bắt buộc:

Đây là giai đạon mà Phật giáo du nhập và bước đầu đi vào đười sống của dân tộc Việt dần trở thành nhân tố góp phần làm nên bản sắc văn hoá VN.

Trong giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X sau công nguyên, nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp để bảo vệ di sản truyền thống dân tộc, nhân dân ta đã biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá ngoại nhập phù hợp với đặc tính, tâm hồn người Việt Nam để làm phong phú thêm nền văn hoá truyền thống Phật giáo truyền vào Việt Nam, được nhân dân tiếp nhận một cách nhanh chóng, nó ngày càng phổ biến, phát triển mạnh mẽ và tạo dựng được chỗ đứng trong lòng nhân dân, đồng thời cũng tiếp thêm sức mạnh cho dân ta đấu tranh, góp phần bảo vệ nền văn hoá cổ truyền.

Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỉ III đầu thế kỷ II TCN, theo hai con đường chủ yếu:

Theo đường bộ, từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc theo “ con đường tơ lụa “ rồi từ đây sang Việt Nam

Trang 17

Theo đường biển, các nhà sư theo các thuyền buôn sang truyền đạo ở nước ta Trong các chuyến viễn dương này, họ thường thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thuỷ thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà truyền bá đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á

Đến thế kỷ II Sau công nguyên, trung tâm Phật giáo đời Hán là Luy Lâu trên đất Giao Chỉ được hình thành sớm nhất và cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất Đến cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, có nhiều nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam truyền đạo Đầu thế kỷ III, bắt đầu xuấthiện những nhà sư sinh ra và tu ở Việt Nam Từ thế kỷ VI – X Phật giáo Việt Nam còn tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc Đặc điểm của Phật giáo ở giai đoạn này gồm:

Phật giáo Việt Nam giai đoạn này đã chuyển từ ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ sangảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc.

Phật giáo Việt Nam phát triển theo khuynh hướng thiền

Phần lớn người Việt Nam đều mù chữ nên họ không đi vào kinh điển Phật giáo, do đó mà Phật giáo Đại thừa phát triển và chiếm ưu thế.

Phật giáo khi được truyền vào Việt Nam được tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ, hoà mình vào các tín ngưỡng này với tư thế là một luồng văn hoá ngoại lai, có xu hướng bản địa hoá ngày càng rõ rệt.

Phật giáo bước đầu đã có sự hỗn dung với Nho giáo và Đạo giáo

Phật giáo đã tích cực đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu trnah chống xâm lăng và đồng hoá.

Ở giai đoạn đầu công nguyên đến thời kỳ Bắc thuộc ( thế kỷ X SCN ), Phật giáo đã thâm nhập vào trong tâm hồn, suy nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và trở thành một phần bảnsắc dân tộc Theo dòng chảy lịch sử, Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung vẫn sẽ đồng hành cùng con người trong quá trình tồn tại và phát triển Trong đó, Phật giáo giúp con người không quên cội nguồn: dùng từ, bi, hỷ, xả để đối xử với nhau Dù cho xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, Phật giáo vẫn sẽ gắn bó bền chặt với nền văn hoá, với con người Việt Nam.

Giai đoạn thứ hai: Phật giáo thời Đinh – Lê – Lý – Trần ( thế kỷ X – đến thế kỷ XV ).Đây là giai đoạn cực thịnh

a Phật giáo triều đại nhà Lê ( từ 980 đến 1009 cai trị 29 năm ):

Theo dòng lịch sử thì Phật giáo có mặt rất sớm, vào khoảng những năm đầu kỷ nguyên Tây lịch Suốt thời gian tồn tại, ảnh hưởng sâu rộng và thâm nhập vào mọi tầng lớp dân chúng Hầu như dân tộc Việt Nam gắn liền với Phật giáo Việt Nam Đến thời vua Lê Đại Hành lên ngôi, cho dù việc chính trị trong nước có thay đổi, nhưng Phật giáo vẫn phát triển mạnh Năm 963, vua Đại Hành sai sứ đi thông hiếu với nhà Tống, đã thỉnh 2 bộ kinh về truyền bá trong nước, đó là Cửu Kinh và Đại Tạng Kinh

Trang 18

b Phật giáo triều nhà Lý ( từ 1010 đến 1225 cai trị 215 năm ):

Vua Lý Thái Tổ là một Phật Tử thuần thánh, người đặt nên nề món phát triển đạo Phật, xâychùa tạc tượng, đúc chuông, truyền bá chánh pháp cho con cháu đời đời noi theo Bên cạnh đó, vua Lý Thái Tổ đã đem học thuật và tư tưởng Phật Giáo vận dụng vào việc cai trị đất nước Vì vậy, Phật giáo thười này trở thành Quốc giáo.

Sự hưng thịnh của đạo Phật vào thời Lý biểu hiện rõ nhất ở việc tổ chức tăng đoàn Không chỉ có lượng phật tử đông đảo từ vua đến hầu hết quần chúng nhân dân đều theo đạo Phật mà tăng đoàn còn có nguồn ruộng đất và tài sản riêng rất lớn Bên cạnh đó, một loạt nhà sư được ban Quốc sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ,… Vai chủ chủ yếu của các Quốc sư thời Lý lúc bấy giờ là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý đạo Phật, ngoài ra khi cần, các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề liên qua đến chính trị, ngoại gia, quân sự, văn hoá,…Do đó, suốt triều đại nhà Lý hơn 2 thế kỷ, Phật giáo hoà nhập trọng vẹn trong đời sống của toàn dân.

c Phật giáo triều đại nhà Trần ( từ 1225 đến 1400 cai trị 175 năm ):

Trong lịch sử dân tộc, triều Trần được đánh giá là vương triều phát triển rực rỡ nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam Đây là thời kỳ Phật giáo Thiền Tông được coi là Quốc giáo, trở thành bệ đỡ tư tưởng của các vua Trần trong đường lối lãnh đạo đất nước Bên cạnh đó, đây cũng là thời kỳ Phật giáo hoà nhập sâu đậm với nền văn hoá dân tộc, có ảnh hưởng sâu rộng đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, hành pháp, lập pháp và nếp sống của các tầng lớp vua quan triều đình

Phật giáo dưới triều Trần kế thừa tinh hoá của Phật giáo thời Lý và trước đó, được trọng dụng, tôn vinh và có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội Đây là thời kỳ vẻ vang và phát triển rất mạnh Tăng đoàn mạnh đến nỗi triều đình phải tổ chức các khoa thi đểloại bớt

Tư tưởng Phật giáo trong thời đại này gồm:

Tư tưởng dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: dòng thiền này vẫn tiếp tục phát triển.Tư tưởng dòng Thiền Vô Ngôn Thông: kéo dài ba triều đại Đinh, Lê, Lý, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa.

Tư tưởng Thiền phái Thảo Đường.Tư tưởng phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam thông qua bốn triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã ăn sâu vào cội rễ dân tộc, xuyên qua các ảnh hưởng của Phật giáo đối với tất cả các vấn đề của dân tộc

Thời kỳ thứ ba: Phật giáo thời Lê Sơ đến thời Tây Sơn ( đây là thời kỳ suy thoái của Phật giáo )

Trang 19

Phật giáo trong triều đại lúc bầy giờ bị quyền thần thao túng, vua lớn lên thì trở nên tàn ác, bạo loạn khiến nhà nước loạn lach Vì thế, Phật giáo cũng không hứng khởi lên được Lúc bấy giờ, Nho giáo làm chủ văn hoá tư tưởng, Phật giáo không được triều đình quan tâm đến thời đại này Những người tìm đến Phật giáo thời này đa số là những người lận đận đường lận đận đường công danh, chán nản cuộc đời nên không hiểu được giáo lý của Phật Bởi thế,trong thời này gọi là “ Thời đại Phật giáo suy đồi”

Thời Hậu Lê, Nho giáo đã chiếm địa vị nồng cốt trong văn học, Phật giáo bị đẩy ra khỏi hệ tư tưởng của vua quan để thay thế hệ tư tưởng Tống Nho, đạo Phật đã suy thoái lại ngày càng suy thoái hơn Bởi vậy, triều Hậu Lê xem như là một triều đại mà Phật giáo suy đồi nhất trong các triều đại kể từ khi đất nước Đại Việt giành lại chủ quyền dân tộc từ tay đế quốc Trung Hoa đến thế kỷ 15 – 16

Từ thời nhà Nguyễn đến nay: giai đoạn phục hưng

Sau thời gian bị suy thoái dưới thời Hậu Lê, đến thời chúa Trịnh, Phật giáo bắt đầu phục hưng Từ năm 1533, Phật giáo hồi sinh bởi công lao của các Thiền sư Ở đàng ngoài, chúa Nguyễn Hoàng thấy đạo Phật có thể làm nơi nương tựa tinh thần cho công trình lập quốc của họ, cho nên khi mới vào trấn thủ đất Thuận Hoá, ông đã liên tiếp cho xây dựng các chùa.

Thời kỳ triều Nguyễn Gia Long:

Sau khi dẹp được nhà Tây Sơn, triều đình Nguyễn Gia Long thực hiện đúng bản chất của một chế độ Tống Nho thời Hậu Lê Do chính sách của Nguyễn Ánh, sợ ảnh hưởng của tôn giáo có hại cho chính trị, nên Phật giáo không được ưu ái.

Tuy có một số chùa được sắc tứ và trùng tư nhưng là những ngôi chùa mà trong thời gian bôn tẩu Nguyễn Ánh đã từng cư trú, hoặc chuẩn bị để đánh bại Quang Trung, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích gây phúc đức cho dòng họ

Hiện nay, Phật giáo Việt Nam có quá trình phát triển mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới đất nước, góp phần tạo nên nền văn hoá hiện đại đầm đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên, trong sự biến đổi của nó, Phật giáo đã một phần nào đó đánh mất bản thân của mình, khi mà xuất hiện nhiều dạng biến tướng, các trường phái tự phát hình thành Sự lạm dụng tôn giáo đặc biệt là Phật giáo hiện nay là tiêu cực hoá của tôn giáo, khi mà nó đã phát triển cực thịnh và trở nên phổ biến trên khắp mọi phương diện từ giáo pháp, giáo lý đã dễ dàng và mạnh mẽ đưa vào đời sống văn hoá xã hội

2 Công giáo ( Thiên chúa giáo ):

Giai đoạn thứ nhất: từ ngày đầu đầu truyền giáo đến năm 1884

Đạo Công giáo xem việc truyền đạo là sứ mệnh thiêng liêng và thường trực Ở Việt Nam, từnhững thập niên đầu của thế kỷ XVI đã có các giáo sĩ phương Tây đến để truyền giáo Giới

Trang 20

nghiên cứu lịch sử đạo Công giáo đã thống nhất lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam.

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, các giáo sỹ Công giáo người Châu Âu đã bắt đầu đến Hội An (Đàng trong) để giảng đạo cho người Việt và người Nhật buôn bán ở đây Lúc đầu việc truyền giáo ở Đàng trong diễn ra khá thuận lợi, một mặt vì người Đàng trong rất hòa nhã, cởi mở; mặt khác trong giai đoạn này Chúa Nguyễn đang muốn thúc đẩy mối quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha Năm 1615, ngôi nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng ở Đàng trong… Những năm sau đó, số người theo đạo Công giáo đã ngày càng nhiều hơn10 Năm 1664, Hội Thừa sai Paris chính thức ra đời và được giáo hoàng A- Lếc- Xăng- Đrơ VIIgiao truyền đạo ở 03 khu vực, trong đó khu vực thứ nhất có Đàng ngoài, Lào và Nam TrungQuốc; khu vực thứ hai ở Đàng Trong, Campuchia và khu vực thứ ba ở một số tỉnh Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ

Sau một thời gian tiếp tục được truyền bá và phát triển, cơ cấu tổ chức của đạo Công giáo ở Việt Nam có nhiều sự biến đổi quan trọng trong việc phân chia địa phận quản lý.

Như vậy, nhìn lại giai đoạn này cho thấy thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Càng về sau, vai trò của các giáo sĩ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha càng lu mờ, trong khi đó vai trò của các giáo sĩ người Pháp ngày càng thể hiện rõ hơn.

Giai đoạn thứ hai: từ năm 1884 đến 1954

Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay; năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mớiđược thành lập Đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân11.

Giai đoạn từ 1945 đến nay:

10 “Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo công giáo ở Việt Nam”,

11 “Khái quát về lịch sử truyền giáo và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam”,

https://trithuc.itrithuc.vn/articles/khai-quat-ve-lich-su-471.html , truy cập ngày 19/02/2024

Trang 21

Trong thời gian này các thừa sai bắt đầu quan tâm hơn đến việc truyền giáo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số bởi vì trước đây, công cuộc truyền giáo đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn chỉ mới diễn ra ở vùng Tây Bắc và Tây nguyên.

Trong giai đoạn này, cùng với sự tăng trưởng về số người theo đạo thì Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng trưởng thành về mặt tổ chức Năm 1933, sau đúng 400 năm đạo Công giáo truyền vào Việt Nam, lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican phong chức Giám mục cho một ngườimang quốc tịch Việt Nam đó là ông Nguyễn Bá Tòng

Quá trình hình thành và phát triển đạo Công giáo ở nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố Từ một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với Việt Nam, đến nay là một trong những tôn giáocó số tín đồ lớn thứ hai trong các tôn giáo có mặt tại Việt Nam Bên cạnh đó, Công giáo đã có rất nhiều hoạt động ảnh hưởng trong đời sống văn hoá xã hội ở Việt Nam

3 Tin lành

So với các tôn giáo khác từ bên ngoài du nhập vào, đạo Tin lành đến nước ta muộn hơn (khoảng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX); quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam gắn với hệ phái Tin lành Truyền giáo CMA (tiền thân sáng lập ra Tổng liênhội Hội thánh Tin lành Việt Nam).

Giai đoạn trước khi thiết lập tổ chức

Vào năm 1884, những mục sư đầu tiên là người Pháp đã đến Việt Nam để truyền giáo, nhàthờ Tin lành đầu tiên đã được xây dựng và hình thành một Hội thánh cho các tín hữu Tinlành Châu Âu sinh sống tại Việt Nam Cũng trong năm 1884, đã có thêm 2 Hội thánh khácđược thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn (1902) Tuy nhiên, sự truyền bá Tin lành đến ngườiViệt Nam không được chú trọng vì các mục sư người Pháp chỉ tập trung cho tín đồ là ngườiPháp mà ít quan tâm đến việc rao truyền Tin lành cho người bản xứ.

Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance - CMA) hyvọng Tin lành sẽ xâm nhập được vào Việt Nam, tuy nhiên lại không có hiệu quả vì nhà chứctrách Pháp kiểm soát thật gắt gao biên giới phía Bắc Kết quả, dân chúng Việt Nam chưa thểtiếp cận được với Tin lành.

Giai đoạn thành lập về tổ chức

Vào mùa xuân năm 1911, R.A.Jaffray cùng hai nhà truyền giáo khác đã trao đổi về nhu cầutruyền giáo tại Việt Nam, Hội Truyền giáo cơ sở của Thánh Thơ Công Hội tại Đà Nẵngđược chuyển lại, đánh dấu việc thành lập chi hội đầu tiên ở Việt Nam Trong khoảng cuốinăm 1911, ông Holster cũng cố gắng phổ biến một số đoạn Kinh thánh ra tiếng Việt Mộtvài nhà thờ đã được mở ở Hội An, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Trang 22

Mặc dù được hình thành trong sự khó khăn, nhưng Tin lành tại Việt Nam đã đặt được nềnmóng cơ bản ban đầu Hội thánh đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng - chiếc nôi của Hộithánh Tin lành Việt Nam Vượt qua những khó khǎn buổi ban đầu, Tin lành lần lượt đượctruyền bá rộng rãi ở miền Bắc cũng như trong miền Nam.

Giai đoạn củng cố và phát triển

Giai đoạn từ năm 1915 đến năm 1918, đây là thời gian Hội thánh gặp khó khǎn sau khi đãđược hình thành, nhà thờ mới mở tại Hội An bị đóng cửa, hai nhà truyền giáo tại vị bị trụcxuất.

Giai đoạn 1918 đến 1921: sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, hoạt độngtruyền giáo của Hội Truyền giáo Phuớc âm Liên hiệp tại Viêt Nam được dễ dàng hơn Vàonăm 1918, một chương trình dạy Kinh thánh nhằm huấn luyện cho người tín đồ Việt Nam,để họ sẵn sàng bước vào "công trường" thuộc linh đang rộng mở trước mắt đã được thựchiện.

Giai đoạn 1922 đến 1927: năm 1922 hội nghị tại Đà Nẵng, Hội Truyền giáo đã đề ra chươngtrình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành Việt Nam vì nhiều Hội thánh địa phương ở cả 3miền Việt Nam đã được hình thành và bắt đầu lớn mạnh.

Giai đoạn 1927 đến 1941: sau 16 năm hình thành, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tạiĐông Dương đã thành lập ra tổ chức riêng cho người Việt Nam là Hội thánh Tin lành ViệtNam Đông Pháp Vào tháng 3/1927, Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được triệu tập tạiĐà Nẵng Đại Hội đồng này quy tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã đượcthành lập trên toàn cõi Đông Dương, trở thành Đại hội hành chính của Hội thánh và quyếtđịnh thành lập tổ chức riêng.

Giai đoạn 1942 đến 1954: là giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động, các hoạt độngcủa Tin lành bị hạn chế bởi chính sách của chính quyền đô hộ Nhật, Pháp và hoàn cảnh xãhội.

Giai đoạn 1954 – 1975: sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước Việt Nam tạm thời chia cắtlàm 2 miền và Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng bị phân chia ra 2 tổ chức là Hội thánh Tinlành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động độc lậpcho đến hiện nay.

Hội thánh tin lành Việt Nam (miền Bắc) do phần lớn tín đồ và chức sắc di cư vào miền Namnên các hoạt động có phần chậm hơn lại.Trong khi đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền

Trang 23

Nam) với sự giúp đỡ của chính quyền miền Nam và các tổ chức bên ngoài đã có sự pháttriển mạnh mẽ.

Giai đoạn sau 1975: hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hoạt động hầu như cầmchừng, không phát triển thêm về số lượng tín đồ nhiều chức sắc do tuổi cao nên bộ máy tổchức có lúc lâm vào khủng hoảng vì không có người kế cận Nhiều khó khăn xuất hiện trongcác hoạt động về đào tạo bổ nhiệm, in ấn, đối ngoại Tuy Hội thánh Tin lành Việt Nam(miền Nam) chưa được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức nhưng những sinh hoạt chủ yếuvẫn được thực hiện ở nhà thờ.

4 Hồi giáo

Hồi giáo ra đời vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630 Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáotrở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến VịnhBa Tư Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIVđến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùngĐông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã có ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhântừ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh ngườiChămpa Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo,tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hộiChămpa Vì vậy, ở Vương quốc Chăm cổ vào khoảng trước năm 1470, Hồi giáo chưa phảilà tôn giáo chính thống của người Chăm.

Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia,Indonesia, Campuchia và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó Nhiều người Chămbỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo Những người Chăm khi tiếp thuđược tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình Từ đó, Hồi giáo cóchỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hòa giữađạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bànitại Nam Trung bộ Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là TruơngMinh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại, phải rút chạy về vùng thượngnguồn sông Tiền, mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo Từ đóhình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thông của người Chăm - đạo Islam.

Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn – Gia Định mở rộng giaolưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nambộ Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indoinesia, Ấn Độ theo Hồi giáo Ngoàira, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phậnngười Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo, là những thương nhân làm nghề buôn bán tơlụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dânngoại lai theo Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh cho tới ngày nay.

Trang 24

5 Cao Đài

Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam có xu hướnggiảm xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Su, Minh Lý, MinhĐường, Minh Tân, Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo đồngnguyên Cùng lúc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển mạnh tại NamBộ.

Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài Nhóm thứ nhất do ôngNgô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chủa, phật đường theo truyền thống cơ bút thuộc nhómNgũ chi Minh đạo Nhóm thứ hai gồm các vị: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm CôngTắc (nhóm Cao - Phạm) tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây Năm1926, hai nhóm cơ bút nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêuđược thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.

Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã thống nhất ký tên vàotờ khai đạo gửi chính quyền Pháp Ngày 19/11/1926, những chức sắc đầu tiên của đạo CaoĐài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài.

Do một số bất đồng trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đãtách ra và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới Tuy bị chia rẽ thành nhiều tổchức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát triển rộngkhắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội đươngthời.

Từ 1931 đến 1934, mâu thuẫn giữa một số chức sắc Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài ngàycàng nặng nề, tình hình nội bộ Giáo hội mất đoàn kết ngày càng tăng, một số chức sắc caocấp bất đồng với Toà thánh đã tự hoạt động theo ý riêng, tiến hành lập nhiều đàn cơ để lôikéo tín đồ.

Giai đoạn từ 1935 đến 1975, đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng xảy ra tìnhtrạng phân chia thành nhiều chi phái, đã có lúc lên đến hơn 30 phái Cao Đài khác nhau Sốlượng tín đồ đạo Cao đài cũng phát triển nhanhchóng đến hơn 2 triệu người, tập trung chủyếu ở Nam bộ và một vài tỉnh ở miền Trung, miền Bắc.

Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm 1975 Trong cáctổ chức Cao Đài, có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo đúng chân truyền của đạo Cao Đàivà tồn tại đến nay Vì vậy, nội bộ chức sắc xuất hiện tư tưởng ly khai.

Sau năm 1975, các phái Cao đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ Các Hội thánhCao Đài xây dựng tổ chức hành chính đạo theo hai cấp: cấp Trung ương là Hội thánh, cấpcơ sở là Họ đạo Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 09 Hội thánh Cao đài có đông chứcsắc, tín đồ tổ chức Đại hội thông qua Hiến chương, chương trình hành đạo, xây dựng tổ

Trang 25

chức giáo hội 2 cấp, hoạt động theo 3 Hội: Thượng hội, Hội thánh, Hội Nhơn sanh và xácđịnh đường hướng hành đạo “Nước vinh, Đạo sáng”.

6 Hoà Hảo:

Làng Hòa Hảo là một địa danh được hình thành từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nằmgần biên giới Việt Nam - Campuchia, thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, ngày nay thuộcthị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Từ xa xưa, nơi đây cùng với vùng núi ThấtSơn hợp thành "Châu Đốc Tân Cương" được coi là nơi biên viễn xa xôi hiểm trở của miềnTây Nam Bộ.

Giai đoạn từ ngày thành lập đạo (1939) đến trước năm 1975

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo Hoà Hảo Đâylà thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Hoà Hảo: giáo lý tiếp tục được hoàn chỉnh; nghilễ tôn giáo được hình thành và ồn định, đặc biệt là việc phát triển số lượng tín đồ.

Từ năm 1947, Phật giáo Hoà Hảo chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ phát triển có tổchức hành chính Năm 1964, Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo nhiệm kỳ l do ông Lương TrọngTường là Hội trưởng chính thức hoạt động Sau 25 năm, từ khi ra đời, đây là mốc mở đầucho thời kỳ có tổ chức hành chính đạo.

Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 5/1999

Giữa năm 1975, đại diện Tổ đình là bà Huỳnh Thị Kim Biên và ông Huỳnh Văn Quốc rathông cáo giải tán Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hoà Hảo Kể từ thời điểm đó, tổ chứchành chính đạo không còn Tuy nhiên, Phật giáo Hoà Hảo vẫn tồn tại thông qua hoạt độngtôn giáo của từng cá nhân trong cộng đồng tín đồ Phât giáo Hoà Hảo.

Trong môi trường xã hội của chế độ mới, sự đạo của Phật giáo Hoà Hảo vẫn duy trì bìnhthường Về đức tin, trong ý thức đông đảo tín đồ vẫn tồn tại biểu trưng của Phật giáo HoàHảo Đối với các tín đồ, ông Huỳnh Phú Sổ trở thành Đức Phật hóa kiếp, là Phật sống và làcội nguồn của đức tin vì những việc làm và lời lẽ "siêu phàm" Ngoài ra, nhu cầu tôn giáocủa tín đồ không suy giảm, họ tuân thủ giáo lý nguyên thuỷ và có biểu hiện thế tục hóatrong đời sống đạo.

Giai đoạn từ tháng 5/1999 đến 2021 (Giai đoạn từ khi được nhà nướccông nhận tổ chứcđến nay)

Ngày 11/6/1999, Ban Tôn giáo của Chính phủ ban hành Quyết định số 21/QĐ/TGCP vềviệc công nhận tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Phật giáo Hoà Hao (nay là Ban Trịsự Trung ương giáo hội PGHH) Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớnvừa thể hiện tính đúng đắn về chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa Đảng và Nhà nước ta, vừa tạo luồng sinh khí mới đối với đời sống tinh thần, tâm linhcủa toàn thể tín đồ.

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w