Do đó Người không lựa chọn con đường cứu nướccủa họ và tự quyết định con đường nên đi.Thứ hai, cách mạng vô sản là không triệt để: Người đã có những nhận thức hết sức đúng đắn: Người đá
Trang 1ta, “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vôsản”, bởi vì:
Thứ nhất, đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, con đường cứu nước của Việt Nam đi vào giai
đoạn bế tắc, việc cứu nước như trong đêm tối không có đường ra Những con đường cứu nước màNgười biết đến từ rất sớm đều bị thất bại do nó có nhiều hạn chế, sai lầm lớn: con đường cứu nướctheo ý thức hệ phong kiến đã thất bại Năm 1897, ngọn lửa Hương Sơn tắt, phong trào Cần Vươngthất bại chấm dứt thời kỳ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu mang đậm tư tưởng Nhogiáo Đến thế kỷ XX, cầm vũ khí đánh Pháp tương đối quy mô chỉ còn có Hoàng Hoa Thám ở YênThế Mà Hoàng Hoa Thám thì không thể đề ra cho mình một phương lược nào mới, nếu thắng lợicũng lại thực hiện tư tưởng “khôi phục Đại Nam y cựu” mang nặng cốt cách phong kiến Trong khilịch sử đã vượt qua mức ấy rồi, yêu cầu chính trị bắt đầu rộng hơn, nước Việt Nam độc lập trở lạikhông thể là một nước quân chủ chuyên chế nữa Thất bại của phong trào này đầu thế kỷ XX chứng
tỏ sự phá sản của chủ nghĩa trung quân, sự thất bại hoàn toàn của nó trước các nhiệm vụ lịch sử
Con đường cứu nước của những sĩ phu yêu nước tiến bộ cũng lần lượt thất bại Ngọn cờ tiên phongđược “Duy tân hội” phất lên đó là vào đầu thế kỷ XX với tư tưởng: phải duy tân, không duy tân thìkhông quang phục được Và chỉ có một con đường duy tân sang Nhật học hỏi (Đông du) cũng chính
là đi cầu viện Điều này không khác nào là “đuổi hùm cửa trước rước sói” cửa sau Kết quả là PhanBội Châu nhận ra rằng: “đồng văn đồng chủng” không bằng “đồng bệnh”, tư tưởng chủng tộc lùibước trước tư tưởng dân tộc Trái ngược với đường lối của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủtrương cách mạng theo đường lối ôn hoà Tư tưởng cốt lõi là “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, dựa vào Pháp mà
đi lên Song dù có bạo động hay bất bạo động, dù theo đường lối của Phan Bội Châu hay Phan ChâuTrinh thì kết quả cuối cùng đều bị thực dân Pháp phá hoại, bắt giam những người lãnh tụ hoặc tìmmọi cách ly khai họ ra khỏi phong trào và lợi dụng tư tưởng của họ Con đường của Nguyễn TháiHọc theo hệ ý thức tư sản cũng thể hiện sự bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử dân tộc
Như vậy, dù rất kính trọng các bậc anh hùng tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không bằng lòngvới đường đi nước bước của họ và không muốn đi theo vết mòn lịch sử Người không tán thànhhoàn toàn cách làm của một người nào vì Người thấy rõ những hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản
Trang 2mà họ dựa vào để chống thực dân Pháp đã trở nên lỗi thời, yếu kém hơn rất nhiều so với sự pháttriển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đó Do đó Người không lựa chọn con đường cứu nướccủa họ và tự quyết định con đường nên đi.
Thứ hai, cách mạng vô sản là không triệt để:
Người đã có những nhận thức hết sức đúng đắn: Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác
ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), cáchmạng Pháp (1789)… nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản.Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúcthật sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.(trích dẫn câu nói) “Cáchmệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng làcộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”
Thứ ba, con đường cách mạng chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản
Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Người đã bôn ba khắp năm châu, và bướcđầu có những nhận thức về bạn và thù Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi,chủ nghĩa Mác – Lê nin đã trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời đại mới “ thời đại cáchmạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sángtrong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng Tháng Mườinhư tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay” Thắng lợi của cáchmạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những chính sách tiến bộ của nó thực sự đem lại lợi íchcho đông đảo quần chúng nhân dân Nó chứng tỏ được sự tiến bộ của hình thức cách mạng này
Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cách mạng tháng mười nga 1917 Người rút ra kết luận:
“trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dânchúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”
Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa của Lênin đăng trên báo nhân đạo người tìm thấy trong luận cương của Lênin lời giải đáp
về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam; về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phongtrào cách mạng thế giới… Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin
Tại Đại Hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 2 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhậpquốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặttrong cuộc đời hoạt động cách mạng của người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìmthấy con đường cứu nước đúng đắn: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đườngnào khác con đường cách mạng vô sản”
Nếu như luận cương của Lênin làm cho Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tếIII, lựa chọn con đường cách mạng vô sản thì một loạt những sự kiện chính trị sau đó đã góp phầncủng cố vững chắc thêm niềm tin ấy Đó là việc đọc được điều thứ 8 trong 21 điều kiện kết nạp vàoQuốc tế Cộng sản làm Nguyễn ái Quốc thật sự tâm đắc bởi vì nó khẳng định sự giúp đỡ, tinh thần
Trang 3đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản ở các nước đế quốc đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc:
“Về vấn đề thuộc địa và dân tộc bị áp bức thì các Đảng ở các nước của giai cấp tư sản có thuộc địa
và áp bức các dân tộc khác, phải có một đường lối đặc biệt rõ ràng minh bạch Đảng nào muốn gianhập Quốc tế III đều buộc phải thẳng tay vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của bọn đế quốc nướcmình ở các thuộc địa…”,
Thứ tư, con đường cách mạng vô sản đã có tiền lệ, đã trở thành hiện thực ở nước Nga và để lại
nhiều bài học kinh nghiệm Chính con đường cách mạng vô sản đã đưa đến thắng lợi vang dội củaCách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở nước Nga Lần đầu tiên tronglịch sử cách mạng thế giới, thành quả cách mạng đã đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao độnglên nắm chính quyền Con đường cách mạng ấy không là lý thuyết chung chung mà đã trở thànhhiện thực ở nước Nga rộng lớn thì ai dám chắc nó không có cơ hội thành công ở một nước thuộc địatrong đó có Việt Nam Thực tế lịch sử Việt Nam sau này đã chứng minh sự lựa chọn tin theo Lênin,tin theo Quốc tế III toàn đúng đắn, sáng suốt với biểu hiện là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam,với thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945),
Trên đây chính là lý do tại sao Nguyễn ái Quốc trong quá trình đi tìm đường cứu nước lại chọn conđường cách mạng vô sản Và với nội dung con đường cách mạng vô sản mà Người xây dựng đượctrong thời gian này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt con đường cách mạng Việt Nam saunày Và thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam sau đó đã chứng minh cho sự lựa chọn đúng đắn vàsáng suốt của Người Đây không chỉ là con đường cách mạng Việt Nam mà nó còn rất phù hợp vớicon đường cách mạng giải phóng cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc nói chung Vì vậy, nó đượcphong trào cách mạng một số nước thuộc địa và phụ thuộc học tập và noi theo
Câu 2: Chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu
Mùa xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại, chấm dứtthời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ đấu tranh và giành thắng lợidưới sự lãnh đạo của một chính đảng tiên tiến, gắn kết phong trào cách mạng Việt Nam với phongtrào cách mạng thế giới Đảng ra đời là sự lựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử Thực tiễn quátrình vận động thành lập Đảng đã chứng minh điều đó
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo vàđường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Sự kiện đó chứng tỏ giai cấpcông nhân nước ta đã trưởng thành “đủ sức lãnh đạo cách mạng” Từ đây, giai cấp công nhân ViệtNam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủnghĩa Mác – Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam Với cươnglĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta,
là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập,
Trang 4tiến lên chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thànhmột bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng
hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới
Tính tất yếu lịch sử:
– Về lý luận:
Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh đặt ra yêu cầubức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhânchống chủ nghĩa tư bản Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển vàtrở thành chủ nghĩa Mác -Lênin Chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trongcuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản
Sự ra đời của đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhânchống áp bức, bóc lột
Kể từ khi chủ nghĩa Mác -Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong tràocông nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chứccộng sản ở Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lêninvào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam
– Về thực tiễn:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Sau khi tạm thời dập tắt được các phongtrào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội ViệtNam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc Hình thành giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấpcông nhân Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam Chính sách thống trịcủa thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội Trong đó đặc biệt là sự ra đời của hai giai cấp mới: Công nhân và tư sản Việt Nam.Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ởnhững mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơbản trong xã hội Việt Nam: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược
và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến, trong
đó, mâu thuẫn chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâmlược Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynhhướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ Những phong trào tiêu biểu trong thời kì này là:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896): Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì Ngày1/1/1888, vua Hàm nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục đến năm 1896.+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ năm 1884 Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắngPháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên
Trang 5Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt.
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp củanhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, nhưng đều không thành công
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không
đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam
Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nêu trên, đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo củatầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi Về mặt phươngpháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX có sự phân hóa thànhhai xu hướng Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phụcchủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động; một bộ phận khác lại coi cải cách là giải pháp để tiếntới khôi phục độc lập Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùng biệnpháp bạo lực để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập cho dân tộc Đại biểu cho xuhướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viênlòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dânchủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấutranh vũ trang và cầu viện nước ngoài
Ngoài ra, trong thời kì này ở Việt Nam còn có nhiều phong trào đấu tranh khác như:
Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919); Phong tràochống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hộiđồng thành phố… đòi cải cách tự do, dân chủ…
Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng Lập hiến (năm 1923); ĐảngThanh niên (tháng 3/1926); Đảng Thanh niên cao vọng (năm 1926); Việt Nam nghĩa đoàn (năm1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng; Việt Nam quốc dânĐảng (tháng 12/1927) Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản trên đây đã góp phần thúc đẩyphong trào yêu nước chống Pháp, trong đó nổi bật là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốcdân Đảng
Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôinổi Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kì này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưngtrên các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến, hoặc thiết lập chế độquân chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản Các phong trào đấu tranh diễn
ra với các phương thức và biện pháp khác nhau: bạo động hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lựclượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách, hoặc dựa vào ngoại viện để đánhPháp… nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại
Một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và đã thể hiện vai trò của mình trong
Trang 6cuộc đấu tranh giành độc lập và dân chủ Nhưng các phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế
về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lựclượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản (công nhân và nông dân)nên cuối cùng đã không thành công Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo lập trường quốcgia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém của giai cấp tưsản trong tiến trình cách mạng dân tộc, phản ánh sự bất lực của họ trước những nhiệm vụ do lịch sửdân tộc Việt Nam đặt ra.Mặc dù thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuốithế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có ý nghĩa rất quan trọng Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiêncường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, và chính sự phát triển của phong trào yêunước đã tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm cách mạng
Hồ Chí Minh Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam
Sự thất bại của các phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đãchứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc Cáchmạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo Nhiệm
vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểucho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dântộc, dân chủ đi đến thành công
Qua quá trình sàng lọc, lựa chọn của lịch sử đã khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mà độitiên phong là Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất đủ sức nắm quyền lãnh đạo phong trào cáchmạng tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết địnhmọi thắng lợi Đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất nắm quyền lãnh đạo vẫn là sự kế thừatính tất yếu lựa chọn của lịch sử và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhằm thực hiện thắng lợimục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./
Câu 3: Tại sao nói Cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo là cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính dân tộc tính giai cấp và tính nhân văn?
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện rõ nét và sinhđộng về tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo trong việc vận dụng CNMácLN, truyền thống dân tộc,kinh nghiệm của nước ngoài một cách nhuần nhuyễn vào thực tiễn VN, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp cách mạng đặt ra và được thể hiện ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta,thông qua tại Hội nghị thành lập ĐCSVN (từ ngày 3-7/2/1930)
Ngay từ khi Đảng CSVN mới thành lập, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chỉ raphương hướng cơ bản của cách mạng VN, đặt nền móng cho việc xác định lý luận, đường lối,phương pháp cách mạng và những nguyên tắc chủ yếu để xây dựng chính đảng kiểu mới của giaicấp công nhân VN
Tuy hết sức ngắn gọn, vắn tắt nhưng CLCT đầu tiên của Đảng đã kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm
Trang 7dân tộc và giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và thời đại với những luận điểm sau nổi bật.
Một là, cách mạng VN phải là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến lên xã hội
cộng sản (Thực chất đó là một cuộc cách mạng có 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất đó là cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc, giai đoạn thứ hai là sau khi giành được thắng lợi sẽ chuyển sang làm cáchmạng xã hội chủ nghĩa để tiến tới xã hội cộng sản.)
Hai là, trong cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống
phong kiến (Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành khắng khítkhông tách rời nhau nhưng trong đó nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai (phản đế) phải đặt lên hàngđầu.)
Ba là, xác định lực lượng cách mạng, bao gồm: giai cấp công - nông là gốc, những người yêu nước
trong các giai cấp khác là đồng minh của cách mạng (Đảng phải vận động, thu phục giai cấp mình
để lãnh đạo dân chúng, dựa hẳn vào dân cày nghèo, liên lạc với trung nông Lực lượng cách mạngbao gồm : thứ nhất là giai cấp công - nông là gốc, là động lực của cách mạng, thứ hai là nhữngngười yêu nước trong các giai cấp khác là đồng minh của cách mạng.)
Bốn là, lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của giai cấp là Đảng
Cộng sản Việt Nam
Năm là, về phương pháp cách mạng, Đảng chủ trương phải giành chính quyền bằng bạo lực cách
mạng
Sáu là, cách mạng Việt Nam đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa trên thế giới để
chống chủ nghĩa đế quốc Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Từ những nội dung cơ bản trên, Đảng đã thể hiện trình độ tư duy sâu sắc và sáng tạo: vừa vận dụngđúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, vừa đáp ứng chính xác những yêu cầukhách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Sáng tạo trong vấn đề dân tộc, xác định thái độ với các giai cấp, liên minh giai cấp và đoàn kết toàndân tộc Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, xácđịnh rõ chủ trương "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộngsản" Cuộc cách mạng này đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam đượchoàn toàn độc lập, nhân dân được các quyền dân chủ, tự do, hạnh phúc Đó chính là tư tưởng độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xuyên suốt các chủ trương đường lối cách mạng Việt Nam
từ khi Đảng ta ra đời đến nay Trong tư tưởng lớn đó, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ: xácđịnh độc lập dân tộc là mục tiêu cốt tử, trực tiếp trước mắt, là tiền đề, điều kiện để tiến lên chủ nghĩa
xã hội Giai đoạn đầu của tiến trình cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ quan niệm lực lượng cách mạng ở nước ta là toàn thểnhân dân Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên trong Đảng ta nêu ra tư tưởng cần xâydựng liên minh Công-Nông-Trí dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nòng cốt cho lực lượng cách mạngViệt Nam bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nguyễn Ái Quốc đánh giá đúng tầm quan trọng của nhân tố dân tộc trong cách mạng giải phóng dân
Trang 8tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, nêu ra chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân có thểđoàn kết được, có thể tạo nên sức mạnh đánh đổ đế quốc và phong kiến.
Câu 4: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc (1930-1945)?
Thứ nhất, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm thấy ở chủ
nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, xác định đúng đắn đường lối cáchmạng, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội Trướcnăm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức hơn 80 năm của chủnghĩa thực dân Pháp và hàng trăm năm của chế độ phong kiến thối nát Biết bao cuộc đấu tranhgiành độc lập dân tộc của nhân dân ta đã liên tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu mộtđường lối chính trị đúng đắn soi đường Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ "Cần Vương" của các sĩphu yêu nước lãnh đạo cùng với các cuộc khởi nghĩa nông dân lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nềntảng đã tỏ ra lỗi thời, bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử Các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ củagiai cấp tư sản dân tộc cũng nhanh chóng lộ rõ sự yếu hèn, thất bại trước các nhiệm vụ lịch sử Chỉ
có phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và cáctầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành độngcách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành đượcnhững thắng lợi vẻ vang
Từ một người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đãsớm nhận ra rằng, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin Đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, một họcthuyết cách mạng và khoa học nhất về con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giảiphóng con người Ngay từ những năm đầu thập niên 20, thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có sự lựa chọnđúng đắn khẳng định con đường đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam: "không có con đườngnào khác con đường cách mạng vô sản" Trải qua thực tiễn cuộc sống, hoạt động cách mạng phongphú và tiếp thu chân lý khoa học, Người đã đi đến kết luận chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu đượcnhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnhphúc
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc,
nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắnnhững nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa, nửaphong kiến, chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp đã làm tích tụ nhữngmâu thuẫn gay gắt giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân và bè lũ tay sai Nhữngmâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng con đường cách mạng bạo lực và thực hành cuộc cáchmạng không ngừng, cách mạng “đến nơi” Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định rõ mốiquan hệ khăng khít giữa các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủgắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong Chánh cương vắn tắt, Đảng ta đã xác định rõ "chủ trương làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"; "Đánh đổ đế quốc chủnghĩa Pháp và bọn phong kiến Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"
Trang 9Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt vàthắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Cách mạngTháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mớicủa dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Vận mệnh của Đảng gắn liềnvới vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc Mối liên hệ mật thiếtgiữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đảng đãđoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình Còn các đảng pháicủa các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảngcủa giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường".
Thứ ba, Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương
pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn Trong thực tiễn, Đảngluôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biếtchớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi Hội nghịTrung ương lần thứ tám của Đảng (10/5 - 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấutranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Namđoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân tộc Sau khi phát-xít Đức, Ý bạitrận, phát-xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945), Hồ Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơcách mạng đang đến gần và nhắc nhở các đồng chí Trung ương: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới,
dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độclập"
Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trươnglãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựngvới bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện chobảo vệ Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ
đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo - "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình
là chính", kháng chiến đi đôi với kiến quốc để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công Qua đó,làm chuyển hoá thế trận, thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng bước tiến lêngiành thắng lợi hoàn toàn
Câu 5: Tính chất, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945?
*Tính chất:Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang
tính chất dân chủ mới Nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ViệtNam” “Cách mạng Tháng Tám Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Mục đích của
nó là làm cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đế quốc, làm cho nước Việt Nam thành một nướcđộc lập tự do”
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình, thể hiện:Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, tập trung giải quyếtmâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâmlược và tay sai; đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử và ý chí, nguyện vọng độc lập tự do
Trang 10của quần chúng nhân dân.
Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ trong mặt trận Việt Minh với những
tổ chức quần chúng mang tên “cứu quốc”, động viên đến mức cao nhất mọi lực lượng dân tộc lêntrận địa cách mạng Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là sự vùng dậy của lực lượng toàndân tộc
Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc” theo chủ trương của Đảng, với hình thứccộng hoà dân chủ, chỉ trừ tay sai của đế quốc và những kẻ phản quốc, “còn ai là người dân sống trêngiải đất Việt Nam đều thảy được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụgiữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy”
Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của phe dân chủ chống phát xít “Nó chốnglại phát xít Nhật và bọn tay sai phản động, và nó là một bộ phận của cuộc chiến đấu vĩ đại của cáclực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới chống phát xít xâm lược”
Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân, lực lượng đông đảo nhất trong dân tộc DoCách mạng Tháng Tám, một phần ruộng đất của đế quốc và Việt gian đã bị tịch thu, địa tô đượctuyên bố giảm 25%, một số nợ lưu cữu được xoá bỏ
Cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, xóa bỏchế độ quân chủ phong kiến Các tầng lớp nhân dân được hưởng quyền tự do, dân chủ
Cách mạng Tháng Tám “chưa làm cách mạng ruộng đất, chưa thực hiện khẩu hiệu người cày córuộng”, “chưa xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, chưa xoá bỏ những tàn tích phongkiến và nửa phong kiến để cho công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh quan hệ giữa địa chủ vànông dân nói chung vẫn như cũ Chính vì thế Cách mạng Tháng Tám có tính chất dân chủ, nhưngtính chất đó chưa được đầy đủ và sâu sắc”
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng còn mang đậm tính nhân văn, hoànthành một bước hết sức cơ bản trong sự nghiệp giải phóng con người ở Việt Nam khỏi mọi sự ápbức về mặt dân tộc, sự bóc lột về mặt giai cấp và sự nô dịch về mặt tinh thần
*Ý nghĩa:
Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giaicấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị ápbức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dântộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắmchính quyền toàn quốc”
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần mộtthế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, giải quyết thành công vấn đề cơbản của một cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bước lên địa vị
Trang 11người chủ đất nước, có quyền quyết định vận mệnh của mình Nước Việt Nam từ một nước thuộcđịa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền, vươn lên cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranhcho những mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật trở thành một đảng cầm quyền Từ đây,Đảng và nhân dân Việt Nam có chính quyền nhà nước cách mạng làm công cụ sắc bén phục vụ sựnghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, kỷnguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội
Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lần đầu tiên giành thắng lợi ởmột nước thuộc địa, đã đột phá một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đếquốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không chỉ là chiến công của dân tộc Việt Nam mà còn là làchiến công chung của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh vì độc lập tự do, vì thế nó có sức cổ vũmạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng
và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh Nó chứng tỏ rằng: một cuộc cách mạng giải phóng dântộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa trước khi giaicấp công nhân ở “chính quốc” lên nắm chính quyền
Cách mạng Tháng Tám đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
về cách mạng giải phóng dân tộc
Kinh nghiệm:Cách mạng Tháng Tám thành công để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam nhiều
kinh nghiệm quý báu
Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất Trong cách mạng thuộc địa,phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, còn nhiệm vụ cách mạng ruộng đất cần tạm gáclại, rải ra thực hiện từng bước thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc
Thứ hai, về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi dậy tinh thần dân
tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhấtrộng rãi Việt Minh là một điển hình thành công của Đảng về huy động lực lượng toàn dân tộc lêntrận địa cách mạng, đưa cả dân tộc vùng dậy trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến lên tổng khởinghĩa giành chính quyền Theo cách dùng từ của V.I.Lênin trong tác phẩm Tổng kết một cuộc tranhluận về quyền tự quyết, thì đó chính là một “lò lửa khởi nghĩa dân tộc”
Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của quần chúng, ra
sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũtrang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận ởnhững vùng nông thôn có điều kiện, tiến lên chớp đúng thời cơ, phát động tổng khởi nghĩa ở cả
Trang 12nông thôn và thành thị, giành chính quyền toàn quốc
Thứ tư, về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với lợi ích giai cấp và dân tộc;vận dụng và phát triển lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối chính trị đúngđắn; xây dựng một đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, liên hệ chặt chẽ với quầnchúng và với đội ngũ cán bộ đảng viên kiên cường được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng Chú trọng vai trò lãnh đạo ở cấp chiến lược của Trung ương Đảng, đồng thời phát huy tính chủđộng, sáng tạo của đảng bộ các địa phương
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đưa lịch sử dân tộcsang trang mới, đánh dấu bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình tiến hoá của dân tộc Nước Việt NamDân chủ Cộng hòa từ khi ra đời, dù phải trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnhđạo của Đảng, với tinh thần đoàn kết phấn đấu của toàn dân, luôn được xây dựng và củng cố, vữngbước tiến trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Suốt 15 năm đấu tranh cách mạng1930-1945, Đảng đã lãnh đạo giai cấp và dân tộc hoàn thành mục tiêu giành độc lập, thiết lập nhànước dân chủ nhân dân
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa đã có sự thay đổi, đó là cácnước phát xít bị tiêu diệt, các nước đế quốc đại diện cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ do tham gia vàocuộc chiến tranh hao người tốn của ngay từ đầu (Anh, Pháp) đã bị suy yếu, riêng có nước Mỹ nhân
cơ hội “làm giàu trong chiến tranh” đã trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chi phối hệ thống đế quốcchủ nghĩa trên thế giới
Được sự cổ vũ của Thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại củaHồng Quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở cácnước thuộc địa và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ Sự thay đổi sosánh lực lượng như vậy đã đem lại cho phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóngdân tộc những thuận lợi căn bản Tuy nhiên với bản chất phản động, xâm lược, các nước đế quốc rasức chống phá phong trào cách mạng, tìm mọi cách chiếm lại các thuộc địa đã mất và tranh giànhthuộc địa lẫn nhau Việt Nam là một trong những đối tượng tranh giành của chúng
*Tình hình trong nước:
Trang 13Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đưa nhân dân ta lênlàm chủ đất nước Đảng ta được thành lập và được tôi luyện qua 15 năm lãnh đạo quần chúng đấutranh với thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chứng tỏ Đảng ta hoàn toàn có thể lãnh đạoquần chúng đấu tranh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó với nhiều kẻ thù Theothoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (7.1945),quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tếtrong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật đã kéo vào nước ta với những âmmưu thâm độc Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc với danh nghĩa ĐồngMinh giải giáp quân đội Nhật đã tràn vào đóng quân từ vĩ tuyến 16 đến biên giới Việt - Trung Quântưởng tìm mọi cách phá hoại chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới được thành lập ở nước ta đểđưa tay sai lên nắm chính quyền Để thực hiện âm mưu đó, một mặt chúng tung ra thị trường cácđồng tiền mất giá của chúng, mặt khác chúng đòi đưa người vào trong chính phủ nước Việt NamDân chủ Cộng hòa
Theo gót quân Trung Hoa Dân quốc, các tổ chức phản động như Việt Nam Quốc dân đảng (ViệtQuốc) và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta.Dựa vào quân đội Trung Hoa Dân quốc bọn Việt Quốc, Việt Cách cướp phá chính quyền cách mạng
ở một số nơi như Yên bái, Vĩnh yên, Móng cái và gây rối loạn ở nhiều nơi, cướp của giết người, bắtcóc tống tiền, xuất bản sách báo để tuyên truyền nói xấu cách mạng, gạt các bộ trưởng, đảng viên rakhỏi chính phủ mới
Ở phía Nam theo vĩ tuyến 16, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, hơn một vạn quân đội Anhvào chiếm đóng, ra sức mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai Được sựủng hộ của quân Anh, ngày 2 - 9 - 1945, quân Pháp đã xả súng bắn vào đồng bào ta đang mít tinhmừng ngày độc lập ở Sài Gòn, làm 47 người chết, nhiều người bị thương Ngày 23 - 9 - 1945, quânPháp đã tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai
Thêm vào đó, lúc này trên đất nước ta lúc này còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.Trong đó, có một bộ phận theo lệnh của đế quốc Anh tấn công lực lượng vũ trang của ta, tạo điềukiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Lợi dụng sự chiếm đóng của quân Trung Hoadân quốc - Anh, Pháp - Nhật trên đất nước ta, các thế lực phản động ở trong nước nổi dậy hoạt độngchống phá cách mạng Có thể thấy, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, ở nước ta xuất hiệnđồng thời nhiều kẻ thù hùng mạnh, chúng cấu kết với nhau nhằm thực hiện mưu đồ bóp chết chínhquyền cách mạng non trẻ, lập lại nền thống trị của chúng
Đất nước ta vừa thoát ra khỏi cuộc sống nô lệ, sự thống trị, bóc lột của thực dân Pháp và phát xítNhật vẫn còn để lại hậu quả nặng nề Hậu quả của chính sách vơ vét, bóc lột của Nhật-Pháp cùngvới thiên tai làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta trở nên kiệt quệ Hậu quả nạn đói do Nhật -Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói vẫn chưa được khắc phụcthì nguy cơ nạn đói mới xuất hiện, đe dọa nghiêm trọng đời sống của nhân dân Lũ lụt, hạn hán kéodài làm cho đồng ruộng không cày cấy được Các cơ sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sảnxuất, nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt Ngânsách nhà nước trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là ráchnát Chính quyền Cách mạng chưa nắm được ngân hàng Đông Dương Quân Tưởng tung ra thịtrường các loại tiền mất giá làm cho tình hình tài chính của nước ta càng thêm rối loạn
Di sản nặng nề nhất mà chính quyền thực dân để lại là hậu quả của chính sách cai trị“ngu dân“ của