Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản trong giai đoạn này.. Người tham gia sáng lập
Trang 1TIỂU LUẬN
SỰ SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI
THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: POLI200417 – LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Họ và tên: Đoàn Hoàng Phát
Mã số sinh viên: 4501751193 Lớp Học Phần: POLI200447 Giảng viên hướng dẫn: Tô Thị Hạnh Nhân
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2021
Trang 21.1 Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 1
1.2 Sự sáng tạo trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 3
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 9
2.1.Ý nghĩa lịch sử 9
2.2.Ý nghĩa của viê ̣c tự học và học suốt đời, nuôi dưỡng trong mình ý chí quyết tâm theo đuổi mục tiêu, tính nhẫn nại và kiên trì không ngừng 10
2.3.Bài học về chính kiến và chí hướng riêng, đă ̣c biê ̣t và đô ̣t phá 11
2.4.Ý nghĩa của viê ̣c liên hê ̣ những hiểu biết, năng lực bản thân với những giá trị nhân loại, với những giá trị tốt đẹp cốt lõi của dân tô ̣c 11
Trang 31 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
1.1 Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Trước ngày 5-6-1911, Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và của dân tô ̣c, hình thành nên tư tưởng yêu nước và tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh sinh ra trong mô ̣t gia đình khoa bảng, chịu ảnh hưởng lớn lao từ tinh thần yêu nước thương dân, nhân cách và lòng nhân hâ ̣u sâu sắc của gia đình Người được theo học các vị túc nho và tiếp xúc với nhiều loại sách báo tiến bô ̣ ở các trường lớp tại Vinh, hiểu rõ tình cảnh nước nhà và người dân bị giặc ngoại xâm đô
hộ, Hồ Chí Minh đã sớm nuôi dưỡng trong mình tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ trong hành động
Người đã có những suy ngẫm sâu sắc về Tổ quốc và thời cuô ̣c Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối cách mạng nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, v.v nhưng Người sáng suốt phê phán, không tán thành, không đi theo các phương pháp, khuynh hướng cứu nước của các vị đó Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu những gì ẩn giấu sau sức mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh nghiệm cách mạng trên thế giới Ngày 5-6-1911, Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân
Trong quá trình Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản được hình thành từng bước; đó là quá trình sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới
Người xác định đúng bản chất, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình cảnh nhân dân các nước thuộc địa Từ năm 1911 đến năm 1917, Hồ Chí Minh từ Pháp đã đến nhiều nước trên thế giới Qua đó, Người hình thành một nhận thức mới: Nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn
Trang 4của nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động
Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân
tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản trong giai đoạn này Người tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản
Cuối 1920 đến đầu năm 1930, mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc từng bước được cụ thể hóa, hình thành những
nô ̣i dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Viê ̣t Nam, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động
lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
Tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ và nhất là từ kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh vạch rõ cách mạng Việt Nam phải có Đảng cộng sản với chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt để lãnh đạo Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các văn kiện do Người khởi thảo (vào đầu năm 1930) Các văn kiện này là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí
Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và
sáng tạo đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX sang đầu năm 1930
Thời kỳ đầu 1930 đến đầu năm 1941 là giai đoạn vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Viê ̣t Nam đúng đắn, sáng tạo Do không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương, nên những tư tưởng mới
mẻ, đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên chẳng
Trang 5những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị họ phê phán, bị coi là "hữu khuynh", "dân tộc chủ nghĩa" Trong quãng thời gian từ năm 1934 đến năm 1938, Hồ Chí Minh vẫn còn bị hiểu lầm về một số hoạt động thực tế và quan điểm cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định, trở thành thành yếu tố chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941 Trải qua sóng gió, thử thách, những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân biến thành các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1.2 Sự sáng tạo trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Trước hết là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam Trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản như: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào chống sưu thuế của nông dân ở Trung kỳ, phong trào đánh Pháp như vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế… Các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến Giai cấp phong kiến, có vai trò tiến bộ nhất định trong lịch sử đã trở thành giai cấp phản động, bán nước, tay sai cho đế quốc Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu với lực lượng kinh tế phụ thuộc và khuynh hướng chính trị cải lương, không có
Trang 6khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập tự
do Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng không thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước
Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam? đến lúc này vẫn chưa có lời giải
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí
sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời là tự
ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu
người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến (1) Thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nói lên một sự thật lịch sử là: không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp tư sản, tiểu tư sản Các đường lối và phương pháp này đều không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới, đó là một nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ Mặt khác tình hình thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy chủ
Trang 7nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã xác lập được sự thống trị trên phạm vi thế giới Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành xâu xé, vừa hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ
bé Cùng với những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân Đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vô cùng cực khổ, trong đó có nhân dân Việt Nam dưới xiềng xích của chế độ thực dân Pháp Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bắt đầu phát triển và có xu hướng lan rộng Sự sáng tạo
cần nói thêm ở đây của Hồ Chí Minh thể hiê ̣n ở năng lực kết hợp “duy lý hoá” và
“giải duy lý hoá” khi hoạch định và thực thi tư tưởng - lý luận Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh vừa có tính sáng tạo theo triết lý phương Tây, vừa không xa rời với tâm lý, tình cảm, tập quán văn hoá của con người Viê ̣t Nam, được mọi người đón nhận bằng sự chân thành và sẵn sàng dấn thân” (2)
Hai là, phẩm chất và trí tuệ của Nguyễn Tất Thành cùng với vào cuộc sống thực tiễn, bằng lao động để mở mang nhận thức tìm ra chân lý.
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước Từ lúc tuổi còn nhỏ, Người sớm được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông, hấp thụ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, Hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây Chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, Người càng yêu nước, thương dân sâu sắc và hun đúc những hoài bão lớn lao Vốn có tư chất thông minh, tinh thần ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Người bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” và thôi thúc bởi ý định tìm hiểu “cái gì ẩn giấu sau những từ đẹp đẽ đó ở chính nước sinh ra khẩu hiệu đó” Những tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, thành tựu văn minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và các nước châu
Âu khác, đã thúc đẩy Người muốn đến tận nơi tìm hiểu Đó chính là
Trang 8những lý do Nguyễn Tất Thành quyết định chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước năm 1911
Đối với Nguyễn Tất Thành, đây không phải là quyết định giản đơn, tình cờ, mà là kết quả tổng hợp của một quá trình phân tích, lý giải khoa học những nhân tố thuận
- nghịch của bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, để lựa chọn đúng hướng đi và xác định con đường cứu nước thành công
Hành trang ban đầu của Nguyễn Tất Thành khi ra nước ngoài là tri thức về văn hóa phương Đông và phương Tây, lòng yêu nước nhiệt thành, tiếp thu có chọn lọc con đường cứu nước của các nhà yêu nước lớp trước và một dự định rõ rệt, lớn lao, đó là “xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”, đó là dự định đi tìm con đường cứu nước, cứu dân Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà Rồng của Thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp Người làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động (phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh…) Gần mười năm, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Tất Thành đã có nhận thức quan trọng là: Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao đô ̣ng của con người Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến Nhưng cách mạng xong rồi dân chúng vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm
cách mạng Từ đó, Người đi đến kết luận: “chúng ta đổ xương máu để làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này” (3).Nguyễn Tất Thành đã tìm ra
những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị
Điều đó đã giúp Người có một nhận thức quan trọng: Nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị; cùng
Trang 9nhau thực hiện nguyện vọng chung là độc lập, tự do Như vậy, sự sáng tạo của Người còn được biểu hiê ̣n ở triết lý hành đô ̣ng, ở kiểm chứng mọi lý thuyết trong thực tiễn và bằng thực tiễn, hiê ̣n thân nhân sinh bằng dấn thân
Người luôn sống hoà mình cùng nhân dân lao động và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, Người say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động Năm 1917, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong phong trào của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp Ngày
18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam Tám yêu cầu không được chấp nhận, nhưng đã vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, đồng thời cũng đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một nhận thức tỉnh táo là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân mình Từ thực tế ấy, Người kết luận:
“Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” (4)
Thứ ba là, tham gia hoạt động chính trị, tiếp cận các trường phái cách mạng, các luồng tư tưởng; khảo nghiệm thực tiễn để chọn con đường cứu nước đúng
và khoa học: Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiê ̣n ở viê ̣c không thoả mãn với
những nguyên lý có sẵn, mà trên cơ sở phương pháp luâ ̣n chủ nghĩa Mác - Lênin đã bổ sung, phát triển những giá trị mới, làm cho hê ̣ tư tưởng - lý luâ ̣n luôn được đổi mới, cách mạng hoá
Ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lúc đó Nguyễn Ái Quốc chưa có một ý niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin Người đã nói với nhà báo
Liên Xô Ôxip Manđenxtam: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe
ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi, người da trắng nào
Trang 10cũng là người Pháp Người Pháp đã nói thế Trong những trường học cho người bản