1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm lược quá trình hình thành và phát triển của tòa án nhân dân quận 10

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân Quận 10
Tác giả Tên Sinh Viên Thực Tập
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo kiến tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 69,21 KB

Nội dung

Tòa án nhân dân Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức xét xử đạt kết quả các loại vụ án khác, các tranh chấp trong nhân dân như: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, l

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA LUẬT

TÊN SINH VIÊN THỰC TẬP BÁO CÁO KIẾN TẬP

NGÀNH LUẬT

ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

……….

……… ………

Trang 2

Chương 1: Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân Quận 10:

1.1 Thông tin chung về Tòa án nhân dân Quận 10:

Cơ quan/ đơn vị kiến tập : Tòa án nhân dân Quận 10

Địa chỉ: 27 Thành Thái, phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

1.2 Quá trình hình thành và phát triển:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã

ra đời

Ngay từ những ngày đầu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ tuyệt đối của cách mạng vô sản là hủy bỏ hoàn toàn bộ máy nhà nước và nền tư pháp cũ Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược đó, ngày 13/9/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 33C thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam

Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ Đồng thời, thành lập Tòa án quân

sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận - huyện, sau hơn 40 năm Tòa án nhân dân thành phố không ngừng phát triển Hiện nay Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và 21 Tòa án nhân dân quận - huyện và Thành phố Thủ Đức Trong đó, tại Tòa án

Trang 3

nhân dân Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh có 02 Tòa chuyên trách là Tòa Hình sự và Tòa Dân sự

Trong công tác tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân Quận 10 không ngừng củng cố bộ máy bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm xây dựng người cán bộ làm công tác pháp luật phải "vừa hồng vừa chuyên" Đến nay, lực lượng thẩm phán, thư ký toàn ngành đều đạt trình độ cử nhân luật, có nhiều đồng chí đã học xong cao học luật Đội ngũ thẩm phán toàn ngành đều kinh qua lớp chính trị cao cấp, có một số thẩm phán học xong cử nhân chính trị hoặc cử nhân chuyên ngành

Hiện nay, tại Tòa án nhân dân Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo có 05 người, gồm 01 Chánh án, 02 Phó Chánh án, 01 Chánh văn phòng và 01 Phó Chánh văn phòng; các tòa chuyên trách, bộ phận đều bố trí đủ cán bộ lãnh đạo Biên chế của Tòa gồm có 18 Thẩm phán, 10 Thư ký, 01 Văn thư lưu trữ, 01 Kế toán

Tòa án nhân dân Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức xét xử đạt kết quả các loại vụ án khác, các tranh chấp trong nhân dân như: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính,

Thông qua các phiên tòa, đã tích cực tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và sự bình yên của nhân dân

Sở dĩ Tòa án nhân dân Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành tích đáng khích lệ như đã nêu trên trước hết là sự lãnh đạo của Đảng các cấp, của ngành; sự quan tâm của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và đào tạo đội ngũ cán bộ Tòa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán làm công tác xét xử nói riêng; sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử của các ngành trong khối nội chính như: Công an, Viện kiểm sát, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Sở, ngành, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng

Trang 4

Để giữ vững những thành quả mà các đồng chí lãnh đạo ngành đã dày công xây dựng Trong thời gian tới Tòa án nhân dân Quận 10 tiếp tục phấn đấu xây dựng ngành ngày càng vững mạnh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà Đảng và Nhà nước đã giao cho

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân Quận 10:

Tòa án nhân dân quận 10 là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp

Chức năng, nhiệm vụ của toà án được thể hiện rõ đó là:

- Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Chức năng: xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình

tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội,

áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa

vụ về tài sản, quyền nhân thân

Quyền hạn:

- Tòa án nhân dân quận 10 có quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính

và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng

- Toàn án có quyền xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật

- Toà án có quyền ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự

- Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính

- Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án

Tòa án nhân dân quận 10 có quyền khi thực hiện xét xử vụ án hình sự:

Trang 5

- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

- Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

- Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

- Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

- Bên cạnh đó, toà án nhân dân quận 10 còn có quyền thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật

Tòa án nhân dân quận 10 thực hiện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Điều 227; Tội giết người…

- Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

- Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bên cạnh đó Tòa án nhân dân quận 10 giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp,

vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài như Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, Tranh chấp về lao động…

- Ngoài ra Tòa án nhân dân quận 10, thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính như Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó…

1.4 Kết quả hoạt động của đơn vị:

Tính đến 6 tháng đầu năm 2024 thì Tòa án nhân dân Quận 10 đã ra 49 Bản án, Quyết định trong đó: Hình sự:23 ,Dân sự: 14 , Hôn nhân gia đình: 4 , Kinh doanh thương mại: 3 , Lao động: 1 , Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính: 4 So với cùng kỳ năm 2023, thì số Bản án, Quyết định tăng lên không đáng kể

Chương 2: Tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị.

2.1 Tổ chức hoạt động của đơn vị:

Biên chế được giao của Tòa án nhân dân Quận 10 là 31 người, hiện tại đơn vị có

26 người, trong đó: 02 Thẩm phán trung cấp (02 Phó Chánh án), 14 Thẩm phán sơ cấp,

08 Thư ký và 02 biên chế khác (kế toán và nhân viên lưu trữ); ngoài ra còn có 05 hợp đồng theo Nghị định 111 (02 bảo vệ, 02 nhân viên tạp vụ và 01 lái xe)

Trang 6

Lãnh đạo hiện nay của Tòa án Nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

Họ và tên Chức vụ

Ông Nguyễn Tấn Chinh Phó Chánh án phụ trách điều hành quảnlý

Bà Lê Thanh Huyền Phó Chánh án

Ông Đặng Văn Quyết Chánh Tòa Hình sự

Bà Trần Thanh Nhàn Chánh Tòa Dân sự

Bà Nguyễn Phương Lan Chánh Văn phòng

Bà Phạm Hà Thiên Tâm Phó Chánh văn phòng

Bà Lê Như Nhiên Phó Chánh Tòa Dân sự

Ông Lê Nhất Dũng Phó Chánh Tòa Hình sự

Hiện nay, Tòa án nhân dân Quận 10 có 2 Tòa chuyên trách: Tòa Hình sự và Tòa Dân sự Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Tòa án nhân dân Quận 10 được quy định

cụ thể tại Điều 2 Luật Tổ chức Toà án năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

của Tòa án nhân dân là: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy

đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội,

áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa

vụ về tài sản, quyền nhân thân Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành”

Từ đó, Tòa án nhân dân Quận 10 đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt công tác xét xử, chú trọng việc kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ

lý luận, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán, để nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, giảm

tỷ lệ số vụ án bị huỷ, sửa; trong xét xử án hình sự tránh xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; các vụ án trọng điểm được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh; chấm dứt tình trạng để đơn thư khiếu kiện kéo dài; lợi ích của Nhà nước, quyền lợi công dân được bảo đảm tạo được sự tin yêu từ quần chúng nhân dân

2.2 Nhận xét chung về Tòa án nhân dân Quận 10:

Tòa án nhân dân Quận 10 đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xét xử, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức Tòa án được đánh giá cao về chất lượng xét xử, thái độ phục vụ và sự hài lòng của người dân Nhiều cán bộ, công chức của Tòa án đã được nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước

Hiện nay, Tòa án nhân dân Quận 10 đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm

vụ, góp phần xây dựng hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Trang 7

Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện nay Tòa án nhân dân Quận 10 còn một số bất cập về trang thiết bị cơ sở vật chất Một số cơ sở vật chất trong tòa gặp tình trạng không hoạt động

Chương 3: Mô tả công việc của một nhân viên hành nghề tư pháp.

3.1 Lý do lựa chọn vị trí mô tả:

Lý do em chọn thực tập tại Tòa án Nhân dân Quận 10 là do tính chất phù hợp với chuyên ngành mà em đang theo học Là sinh viên ngành Luật, em nhận thấy rằng việc được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc tại tòa án sẽ mang lại cho em những kinh nghiệm thực tiễn quý báu mà không thể có được chỉ từ việc học lý thuyết trên giảng đường

Tại Tòa án Nhân dân Quận 10, em được học hỏi và tìm hiểu các quy trình, thủ tục giải quyết các vụ việc, từ đó có cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về cách thức hoạt động của hệ thống pháp luật Việc được tham gia vào quá trình thụ lý, xét xử các vụ án sẽ giúp

em hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và quy định pháp luật, cũng như cách áp dụng chúng trong thực tiễn

3.2 Mô tả công việc hàng ngày và một số nhận xét:

Các công việc em được người hướng dẫn thực tập giao tại Tòa án nhân dân Quận

10 chủ yếu là về quy trình xếp hồ sơ, đánh bút lục hồ sơ hoặc là về thủ tục giao biên bản, thông báo thụ lý, thông báo phiên họp và nhiều văn bản khác

Các công việc cơ bản khi em bắt đầu thực tập tại Tòa án là em được giao việc nghiên cứu hồ sơ, xếp hồ sơ và đánh bút lục, theo đó:

- Đối với việc xếp hồ sơ: em được thư ký hướng dẫn làm theo trình tự nhất định theo tờ hướng dẫn của Tòa án, Trong tờ giấy này chia từng phần của hồ sơ thành từng tập khác nhau để thuận tiện cho quá trình tố tụng như tập hòa giải, đối thoại tại tòa, tập nguyên đơn, tập bị đơn, tập những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, tập thu thập chứng

cứ, tập tố tụng… Từ đó, em và các bạn thực tập sinh khác có thể dễ dàng phân loại các phần của hồ sơ một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn

- Đối với việc nghiên cứu hồ sơ: Sau những ngày đầu em sắp xếp hồ sơ, em có cơ hội được đọc và tìm hiểu những vụ án, vụ việc dân sự hay hình sự thông qua các hồ sơ tại Tòa án Từ đó em được học thêm nhiều kiến thức và nhận thấy rằng được rằng trong thực

tế thì một hồ sơ vụ án bao gồm nhiều tài liệu phức tạp so với những gì mà em được học trên giảng đường

- Đối với việc đánh bút lục và ghi mục lục: Sau khi đã sắp xếp hồ sơ theo trình tự, em thực hiện việc đóng và đánh bút lục Sau đó, em hỗ trợ chị thư ký đánh máy mục lục, in

ra và dán vào hồ sơ Việc này giúp em học được sự cẩn thận và tỉ mỉ khi kiểm tra hồ sơ

để đánh bút lục

Sau khi làm một vài công việc kể trên, em còn được giao thêm việc đem văn bản, tài liệu liên quan đến vụ án, vụ việc để photo và đóng dấu ở văn phòng Việc này cũng cần sự cẩn thận vì đôi khi sẽ đóng dấu thiếu trang hoặc in không đủ số tờ nên em thường kiểm tra lại các tài liệu này trước khi mang lên cho chị Thư ký hoặc Thẩm phán

Gần hết kỳ kiến tập, bản thân em đã gần như quen thuộc với rất nhiều quy trình thủ tục trước và sau khi Tòa thụ lý đơn khởi kiện cho đến lúc ra Quyết định, Bản án Em

Trang 8

thấy việc kiến tập ở toà án Quận 10 là rất bổ ích, môi trường thân thiện, hòa đồng Các anh chị trong Tòa đã giúp đỡ em rất nhiều, luôn luôn hổ trợ và giải đáp thắc mắc khi em gặp khó khăn và vướng mắt trong suốt quá trình kiến tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

Trang 9

–– ——

-PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trí Trọng

Ngày sinh19/01/2003 MSSV: 31211027409 Lớp: LQ001 Khóa: K47

Đơn vị kiến tập: Tòa án nhân dân Quận 10

Địa chỉ: 27 Thành Thái, phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Họ tên và chức danh của người hướng dẫn kiến tập: Thư ký Trà Thị Thúy Diễm

Thời gian kiến tập: Từ 8/4/2024 đến 10/6/2024

tập đánh giá

A Tinh thần và thái độ kiến tập

1 Ý thức kỷ luật, tuân thủ giờ giấc cũng như sự phân công của đơn vị 10

2 Tác phong nghiêm túc, chuyên nghiệp, luôn cầu thị 10

3 Biết quan sát, học hỏi và có tinh thần đóng góp vào hoạt động của đơn vị 10

B Hiểu biết về đơn vị kiến tập (Nội dung chương 1 báo cáo)

4 Quan sát và mô tả đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 5

5 Mô tả được chức năng và lĩnh vực hoạt động của đơn vị 5

6 Có những nhận xét, đóng góp hữu ích cho đơn vị 5

C Quan sát và mô tả tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị (Nội dung

chương 2 báo cáo)

7 Mô tả được quy trình hoạt động/ xử lý vụ việc của đơn vị 5

8 Mô tả và phân tích được bộ máy tổ chức quản lý của đơn vị, mối quan hệ

giữa các phòng ban.

5

9 Mô tả được mô hình tổ chức hoạt động của nghề nghiệp kiến tập (luật sư,

thẩm phán, chuyên viên pháp lý tùy đặc điểm của đơn vị kiến tập.

5

D Mô tả công việc của một người hành nghề luật (Nội dung chương 3

báo cáo)

10 Phân tích được đầy đủ các yêu cầu của một chức danh hành nghề luật:

điều kiện bằng cấp, kinh nghiệm, các phẩm chất cá nhân cần phải có.

5

11 Mô tả công việc và quy trình xử lý các công việc của chức danh được mô

tả

5

12 Biết giao tiếp và phụ giúp các công việc của đơn vị kiến tập 5

13 Biết cùng tham gia vào việc giải quyết các công việc cụ thể của chức

danh được mô tả.

5

E Chất lượng của bài báo cáo

14 Hình thức tốt, văn phong tốt, tuân thủ thời hạn 10

15 Nội dung phản ánh đầy đủ các yêu cầu của kiến tập 10

Tổng cộng 100

Các ý kiến khác của người hướng dẫn và đơn vị kiến tập (đối với sinh viên kiến tập hoặc đối với cơ sở đào tạo, nếu có):

………

………

TP HCM, ngày…… tháng … năm 201

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP Người trực tiếp hướng dẫn kiến tập

(Chức danh, họ tên, chữ ký và đóng dấu) (Họ tên, chữ ký)

Ngày đăng: 06/08/2024, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w