1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập chuyên đề thực trạng giao tiếp giáo viên mầm non đối với trẻ

15 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng giao tiếp giáo viên mầm non đối với trẻ
Tác giả Lữ Thị Trúc Mai
Trường học Trường Trung Cấp Bến Thành
Chuyên ngành Giao tiếp giáo viên mầm non
Thể loại Báo cáo thực tập chuyên đề
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Đặc biệt, đối với nghề dạy học, giao tiếp vừa có vai trò uqna trọng trong việc hình thành nhân cách của một người giáo viên, mà còn là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sư phạm, làth

Trang 1

SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH

- -BÁO CÁO THỰC TẬP

CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP GIÁO VIÊN MẦM NON

ĐỐI VỚI TRẺ

Sinh viên thực hiện : Lữ Thị Trúc Mai

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, Năm 2024

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Mầm non Măng Non III, các cô đã truyền kinh nghiệm, kiến thức cho tôi để tôi mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn Và tôi xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu Trường đã tạo điều kiện cho tôi, hướng dẫn cho tôi vừa làm vừa thực tập, giúp cho tôi có những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào tương lai vững vàng hơn.

Người thực hiện

Trang 3

PHỤ LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU trang 1

1 Lý do chọn đề tài: trang

II PHẦN NỘI DUNG: trang

1 Sơ lược Đặc điểm tổng quan về trường: trang

2 Thực trạng: trang

3.1 Thuận lợi: trang

3.2 Khó Khăn: trang

3.3 Biện pháp, hướng khắc phục : trang

III TỔNG KẾT trang

1 Bài học kinh nghiệm trang

2 Kết luận, Kiến Nghị trang

Trang 4

I Phần mở đầu :

1 Lý do chọn đề tài:

Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong đời sống con người, là điều kiện tồn tại của con người Nhờ vào giao tiếp cong người mới có thể mở rộng các mối quan hệ xã hội, học tập và làm việc Giao tiếp cũng là một phần quan trọng trong quá trình hình thành tính cách, nhân cách

và nghề nghiệp của mỗi con người

Đặc biệt, đối với nghề dạy học, giao tiếp vừa có vai trò uqna trọng trong việc hình thành nhân cách của một người giáo viên, mà còn là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của một người giáo viên Việc giao tiếp với người học nói chung và giao tiếp với trẻ mầm non nói riêng là con đường giúp giáo viên truyền đạt những kiến thức đến cho học sinh Đối với trẻ mầm non, thầy cô giáo chính là tấm gương, là chuẩn mực để trẻ bắt chước, noi theo Mọi phẩm chất nhân cách của đứa trẻ chỉ được hình thành trong giao tiếp với người xung quanh, chính trong quá trình giao tiếp trẻ lĩnh hội được những yêu cầu, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội về các cách ứng xử cho phù hợp với các mối quan hệ

xã hội, biết tự đánh giá mình và đánh giá người khác, cũng như biết tự rèn luyện những phẩm chất của nhân cách để được mọi người chấp nhận

Thực tế đã cho thấy rằng trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non dù người học có được những trang bị những kiến thức về kỹ năng giao tiếp rất đầy đủ, đa dạng, phong phú nhưng khi bước vào nghề họ vẫn gặp rất nhiều khó khan và ít vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn Thậm chí hiện nay, vẫn còn có những giáo viên còn có cách đối xử với học sinh rất phản giáo dục hoặc một số giáo viên mầm non mới bước vào nghề đã phải chuyển nghề khác vì không giao tiếp được với trẻ một cách hiệu quả… Điều này sẽ ảnh

Trang 5

hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý và nhân

cách của trẻ sau này Hiện nay, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu

ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu

về kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ ở các trường mầm non còn chưa nhiều mặc dù đây là một vấn đề đáng quan tâm và nghiên cứu Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn chủ đề cho bài thu hoạch của mình là:

“Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng giao

tiếp với trẻ mầm non”

II Nội dung

1 Sơ lược đặc điểm tổng quan về Trường:

Trường được thành lập theo quyết định số 285/QĐ-UB của UBND Quận 10 ngày 27/1/1987 Tọa lạc tại địa chỉ 253 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh Đáp ứng theo nhu cầu phát triển của ngành học, Trường Mầm Non Măng Non III là đơn vị luôn

đi đầu trong việc thực hiện hiệu quả chương trình Giáo Dục Mầm Non Trong nhiều năm qua trường đã không ngừng vượt khó, tích cực thực hiến tốt nhiệm vu Giáo Dục và Chăm Sóc trẻ Đã định hướng đúng đắn tập hợp đội ngũ đoàn kết nhất trí từ Ban Giám Hiệu đến toàn thể Hội đồng nhà trường hăng say hoàn thành nhiệm vụ vì lòng yêu nghề mến trẻ, chăm sóc, giáo dục các châu đạt hiệu quả cao

* Thành tích cao nhất đạt được của đơn vị:

- Huân chương Lao động hạng III (2002 - 2006)

- Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ (1995 - 1998)

- Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999 -2000, 2002 - 2003)

Trang 6

- Lá cờ đầu ngành học Mầm Non Thành phố năm học 2000 – 2001

2 Ảnh hưởng củ kỹ năng giao tiếp của giáo viên đối với trẻ mầm non

Trẻ mẫu giáo là những trẻ thuộc độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi Ở độ tuổi này, tuy ngôn ngữ nói

đã phát triển và trở thành phương tiện giao tiếp của đạo nhưng vẫn còn một số hạn chế, trẻ có thể học nói, học hành vi, học ứng xử bằng cách bắt chước theo những người mà trẻ tiếp xúc thường xuyên, đó là ba mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè và đặc biệt là giáo viên mầm non, kiểu tư duy trực quan và hành động vẫn đang chiếm ưu thế Đây cũng là một điểm đặc biệt của học sinh ở lứa tuổi mầm non, nhưng cũng là thử thách lớn của người làm nghề dạy học Nếu như giáo viên không trnag bị cho mình kĩ năng giao tiếp tốt, không nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ thì sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc đạt mục tiêu giáo dục trong quá trình hoạt động sư phạm Nếu giáo viên không thấu hiểu, am hiểu tâm lý của trẻ thì có thể sẽ có những hành vi, thái độ sai lệch, không đúng chuẩn mực Giao tiếp chính là chìa khóa cho mối quan hệ giữa cô và trò, từ đó giáo viên có thể điều chỉnh phong cách giảng dạy của mình sao cho phù hợp để truyền tải kiến thức của mình một cách tốt nhất Kỹ năng giao tiếp sư phạm là một yếu tố quan trọng, giúp giáo viên đạt được mục tiêu giáo dục một cách dễ dàng, tuy nhiên, nếu như thiếu kỹ năng này, quá trình tương tác với trẻ sẽ trở nên gặp khó khăn

3 Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non đối với trẻ hiện nay

Hiện nay, qua quan sát cũn như qua tham khảo các tài liệu báo chí, vẫn còn rất nhiều giáo viên mầm non chưa thực sự tốt trong kỹ năng giao tiếp sư phạm đối với trẻ mầm non Việc giao tiếp đối với trẻ còn nặng nề, căng thẳng, thiếu hòa khí Điều đó cho thấy được, hiện nay cáo giáo viên chưa được đầu tư để trau dồi, mài dũa kỹ năng giao tiếp này Chúng ta có thể thấy được nhiều nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng này:

Trang 7

- Giáo viên mầm non không chỉ có mỗi việc giáo dục và chăm sóc trẻ mà họ còn có khối lượng công việc khổng lồ sau giờ dạy học : viết báo cáo cho nhà trường, cho phụ huynh học sinh, tham gia các hoạt động từ phía Đoàn, khiến cho giáo viên không có thời gian chất lượng để nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng mệt mỏi và căng thẳng

- Ảnh hưởng của việc “ cơm áo gạo tiền”, có thể nói nghề giáo viên đặc biệc ở lứa mầm non ,giáo viên không chỉ cần rất nhiều năng lượng mà còn phải suy nghĩ liên tục để thấu hiểu tâm tư của trẻ Tuy nhiên, ở một số nơi mức lương và chế độ đãi ngộ cho cán bộ giáo viên chưa xứng đáng với năng lực mà họ đã bỏ ra Từ đó dẫn đến giáo viên chỉ chú trọng giá trị vật chất, ít đề cao giá trị tinh thần

- Ảnh hưởng từ đặc điểm thế hệ: thế hệ ngày nay, không chỉ giáo viên mà còn các ngành nghề khác đều có thể nghiện hoặc bị cuốn vào các theiét bị điện tử thông minh trong một thời gian ngắn, họ muốn nghỉ ngơi bằng cách sử dụng thời gian đề lướt điện thoại, máy tính Vì thế, khi trẻ cần sự tương tác của giáo viên, giáo viên chỉ hời hợt trả lời cho qua, hoặc trả lời một cách thiếu quan sát, tương tác với trẻ

3.1 Thực trạng tại trường Mầm non Măng non III

A – Cơ sở vật chất

Hiện trường có 12 phòng học và các phòng chức năng Mỗi phòng đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và đảm bảo yêu cầu nuôi dạy trẻ đạt hiệu quả cao Không chỉ chú trọng đến chất lượng chương trình học, nhà trường còn tổ chức chuyên mục “Hòm thư đóng góp” Đây là kênh nhận phản hồi và góp ý từ phía phụ huynh về sự phát triển hay những cảm nhận của phụ huynh

về môi trường mà con em đang theo học Hòm thư cũng lắng nghe cảm nhận của bé, lắng nghe bé

có cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi ở trường hay không, liệu bé muốn tham gia các hoạt động vui chơi tập thể hay không, cụ thể là những hoạt động nào, Từ những phản hồi và góp ý đó, nhà trường không ngừng nỗ lực cải thiện để mang lại những trải nghiệm tốt hơn Hiện tại, nhà trường

Trang 8

đang cung cấp một số tiện ích khác như: cho bé ăn sáng, trông vào thứ 7 và đón muộn, Những tiện ích này được đông đảo ba mẹ đánh giá cao và sử dụng rất nhiều bởi tính thiết thực Chưa kể, thực đơn các bữa ăn cũng được thiết kế một cách khoa học, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé Nhờ đó, sức khỏe của bé được đảm bảo theo đúng lộ trình phát triển của mỗi giai đoạn, cho con

em được thoải mái trong từng chu kỳ lớn lên của mình

B – Chương trình giáo dục:

Đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành học, Trường mầm non Măng Non III là đơn vị

luôn đi đầu trong việc thực hiện hiệu quả chương trình Giáo Dục Mầm Non Giáo án được nhà trường xây dựng theo các khối lớp để có những bài học chất lượng, đồng thời phù hợp với độ tuổi của bé Trường ưu tiên xây dựng môi trường học tập vui vẻ và tích cực, kết hợp giáo dục năng khiếu, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ

C – Đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đạo đức, lối sống lành mạnh, yêu thương trẻ thơ, tận tụy, công bằng và đầy trách nhiệm Tất cả đều có trình độ đạt chuẩn và tay nghề cao,

có năng lực chuyên môn và phương pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển mỗi ngày của trẻ Hội đồng sư phạm nhà trường luôn có thái độ đúng mực, chân thành, hợp tác và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của phụ huynh, tất cả vì sự phát triển của trẻ

D – Môi trường giáo dục:

Trường đã áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến như dạy học theo dự án, STEAM, giúp kích hoạt não bộ và cân bằng tư duy cho các bé Việc tổ chức các hoạt động được các cô đầu

Trang 9

tư và đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng môi trường, xây dựng các góc chơi mang tính mở, vừa tầm với trẻ, các góc chơi luôn thay đổi, kích thích trẻ tư duy và hào hứng tham gia các hoạt động bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ luôn được nhà trường chú trọng, các hoạt động được tổ chức và hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm giúp các bé hình thành tính

tự lập ngay từ thuở nhỏ

Các thông điệp hạnh phúc luôn được bố trí khắp các khu vực ngoài sân trường và trên các nhóm lớp, với góc thiên nhiên xanh cùng những thông điệp yêu thương lan tỏa sự hạnh phúc trước cửa lớp nhằm tuyên truyền rộng rãi đến phụ huynh cùng chung tay xây dựng môi trường hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm

Trang 10

Các hoạt động ngoài trời đa dạng và hướng đến sự gắn kết với thiên nhiên, dưới ánh nắng sân trường các hoạt động được tổ chức rất vui tươi và đầy hào hứng những lớp học không tường được tổ chức ở ngoài sân trường hay những buổi dã ngoại, picnic, học tập, trãi nghiệm ở môi

trường ngoài lớp học luôn được nhà trường quan tâm nhằm giúp trẻ hòa mình với thiên nhiên, tạo không gian học tập đầy sắc màu và mới lạ cho trẻ hoạt động Đặc biệt nhà trường luôn chú trọng các mảng khuôn viên xanh với các cây xanh, sân cỏ, vườn hoa, vườn rau, cây ăn trái, …tạo cảm giác mát mẻ, thân thiện và cũng là nơi mà các công dân nhí đến để chăm sóc cây xanh, được tự

do khám phá và trải nghiệm mỗi ngày

Ảnh: Cô giáo và học sinh đang trải nghiệm đồ chơi xếp hình

Trang 11

Ảnh: Cô và các bé trải nghiệm hoạt động dã ngoại

4 Giải pháp để khắc phục thực trạng:

4.1 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Các trò chơi chung và những hoạt động như đóng kịch ( theo các câu chuyện kể ) và chơi các trò chơi sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nênthường xuyên dẫn trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em

Tôn trọng học sinh, kể cả những khi học sinh có vi phạm, lỗi lầm Khích lệ, biểu dương các em một cách kịp thời Khen ngợi những ưu điểm, sở trường của các em để các em phát huy, bên cạnh đó cũng không quên chỉ ra những thiếu sót của học sinh để các em khắc phục Tin tưởng vào sự hướng thiện của các em Ngay cả khi các em mắc sai lầm, cũng phải tìm ra những ưu

Trang 12

điểm, những mặt tích cực chứ không nên phê phán nặng nề Đó chính là chỗ dựa, là nguồn khích

lệ cho học sinh có động lực phát triển

Đặt mình vào vị trí của học sinh, vào hoàn cảnh của các em để rút ngắn khoảng cách, tạo

sự gần gũi, chân thành, cảm thông giúp dễ thấu hiểu Thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thấy với học trò Dùng lòng nhân ái, đức vị tha giáo dục, cảm hóa học trò

sẽ luôn đạt hiệu quả cao

Góp ý với học sinh về những thiếu sót cụ thể, việc làm cụ thể, với một thái độ chân thành

và giàu yêu thương Tuyệt đối không đưa ra những nhận xét chung chung có tính chất “chụp mũ”

và xúc phạm học sinh

*Phát triển kĩ năng giao tiếp cho giáo viên mầm non qua ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp của giáo viên mà ở đó, năng lực biểu cảm qua nét mặt góp phần rất lớn vào hiệu quả của quá trình giao tiếp Thực tế cho thấy, giáo viên có nét mặt dịu hiền, cởi mở thường mang lại bầu không khí vui tươi, tạo tâm lý tốt và cảm giác an toàn cho các bé Ngược lại, nếu giáo viên tỏ ra kém vui, nghiêm khắc và căng thẳng với học sinh thì bầu không khí sẽ trở nên nặng nề, tạo sự xa cách cho trẻ, khiến trẻ không dám gần gũi và thân thiện

Còn một yếu tố cũng đặc biệt quan trọng trong kĩ năng giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non

đó chính là sự tiếp xúc thân thể một cách đúng mực Thường xuyên nói những lời nói nhẹ nhàng,

dỗ dành trẻ, cúi người hoặc ngồi cuống để trẻ thêm gần gũi, nhìn vào mắt trẻ và biết lắng nghe trong khi nói chuyện,…sẽ vừa tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy với trò, vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được yêu thương, quan tâm của trẻ Ngược lại, những hành vi mang tính xúc phạm hay làm tổn thương cơ thể trẻ như đánh, nhéo, cào cấu vào chân tay, vào người trẻ,…thực sự không mang lại hiệu quả trong giao tiếp mà càng làm trẻ cảm thấy sợ hãi và bị ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời

Ảnh minh họa

Trang 13

đây là những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo ra hình ảnh không tốt cho một người giáo viên làm công tác giảng dạy mầm non Do đó, giáo viên cần có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, phù hợp với nhu cầu về nhân cách và mang đến hiệu quả giáo dục cao

4.2 Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên mầm non

- Thường xuyên trò chuyện, quan tâm trẻ Thay đổi giọng điệu, lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung giao tiếp

- Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên người khác và tự xưng tên trong quá trình giao tiếp

- Làm mẫu các hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ làm theo như tập nói lời cảm ơn, tạm biệt, tập trả lời khi được gọi tên, tập nói lời đồng ý hoặc không đồng ý,…

- Dạy trẻ cách phát âm các từ mới và mở rộng câu

- Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ bằng việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ làm phương tiện, bao gồm phương tiện ngôn ngữ (lời nói) và phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi chơi,…)

- Tập cho trẻ kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong khi giao tiếp và kiên nhẫn đợi trẻ trả lời, chẳng hạn như: Ở đâu? Con gì? Cái gì? Làm gì? Ai đây?,…

Ngày đăng: 05/08/2024, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w