1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Đau Thần Kinh Tọa Do Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Bài Thuốc Thân Thống Trục Ứ Thang Kết Hợp Với Thủy Châm (Full Text).Pdf

99 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Đau Thần Kinh Tọa Do Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Bài Thuốc Thân Thống Trục Ứ Thang Kết Hợp Với Thủy Châm
Tác giả Hồ Phi Đông
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Y Dược
Thể loại Luận án chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2016
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (8)
    • 1.1. Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh tọa (8)
    • 1.2. Đĩa đệm thắt lưng - đĩa gian đốt sống (0)
    • 1.3. Cơ chế bệnh sinh của đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm (10)
    • 1.4. Phân loại thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (11)
    • 1.5. Lâm sàng, cận lân sàng đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm (12)
    • 1.6. Điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm theo y học hiện đại (16)
    • 1.7. Đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền (18)
    • 1.8. Phương pháp thủy châm (22)
    • 1.9. Một số nghiên cứu về điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (26)
    • 1.10. Tổng quan về thuốc nghiên cứu (29)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
    • 2.3. Phương pháp đánh giá (42)
    • 2.4. Xử lý số liệu (48)
    • 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu (48)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu (50)
    • 3.2. Đánh giá kết quả điều trị (54)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (66)
    • 4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu (66)
    • 4.2. Đánh giá kết quả điều trị (71)
  • KẾT LUẬN (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (91)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thần kinh tọa là một chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, theo Trần Ngọc Ân và cộng sự (2001) thống kê tại khoa Cơ - Xương - Khớp của Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991 đến 2000, đau thần kinh tọa chiếm 11,42% số bệnh nhân điều trị nội trú [33]. Nguyên nhân chính gây bệnh là thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL). Nghiên cứu dịch tễ tại một số vùng ở miền Bắc Việt Nam cho thấy có 0,7% dân số đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [33]. Bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, thường ở độ tuổi 30-60 [26], [58]. Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập, hiệu suất lao động của người bệnh và xã hội [69]. Tại Mỹ, các bệnh lý đau vùng thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là lý do thứ 2 khiến bệnh nhân đi khám, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ 5 và đứng thứ 3 trong số các bệnh phải giải phẫu [32]. Ngày nay, nhờ có phương tiện chẩn đoán như chụp X quang, điện cơ đồ, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…và các thuốc chống viêm giảm đau tác dụng mạnh, những tiến bộ về kỹ thuật phẫu thuật đĩa đệm và phục hồi chức năng…sự hiểu biết và điều trị bệnh đau thần kinh tọa ngày càng hiệu quả hơn [14], [16], [26]. Về điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác nhau: can thiệp tối thiểu và phẫu thuật điều trị [10], [32], điều trị nội khoa bảo tồn được đề cập đến từ lâu, nhưng phương pháp này có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh [32], [66]. Theo quan điểm của y học cổ truyền (YHCT), đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm được miêu tả trong phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh: yêu 2 thống, yêu cước thống, tọa cốt phong … Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để điều trị như: châm cứu, điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang sắc uống [28]. Bài thuốc cổ phương "Thân thống trục ứ thang" của tác giả Vương Thanh Nhậm xuất xứ từ kho sách cổ "Y lâm cải thác" được sử dụng lâu đời, mang lại hiệu quả cao trong điều trị “chứng tý”. Ngày nay đã có một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc đối với bệnh lý đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, được ứng dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu phối hợp bài thuốc với thủy châm. Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An chúng tôi đã tiến hành điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc trên kết hợp thuốc thủy châm bước đầu cho thấy kết quả điều trị tốt. Để nâng cao hiệu quả điều trị, nhằm tận dụng các ưu thế điều trị kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại, chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp với thủy châm" với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp thủy châm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, đánh giá trước và sau điều trị

Chọn mẫu thuận tiện, gồm 40 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú có các tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh, tiến hành tư vấn, cam kết nghiên cứu, thu thập số liệu, đồng thời làm các xét nghiệm để chọn bệnh

- Bệnh án khám điều trị của bệnh nhân

- Hệ thống máy sắc thuốc dây chuyền Hàn Quốc Electric Herb Extra For Medicine - Model: Handle Knnp - B1130 - 2402

- Bơm tiêm nhựa vô trùng: Loại 5ml

- Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu

- Thước dây đo tầm vận động cột sống thắt lưng

- Thước đo độ đau VAS của hãng Astra-Zeneca

Bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc “ Thân thống trục ứ thang” kết hợp với thủy châm

- Bài thuốc “Thân thống trục ứ thang”: Thuốc được sắc cô bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc,1 thang sắc đóng làm 02 túi (thể tích mỗi túi là 145ml), ngày uống 2 lần, mỗi lần một túi, uống sau bữa ăn 1 giờ Thời gian dùng thuốc 28 ngày

Công thức huyệt điều trị:

+ Bệnh nhân đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân theo đường đi của kinh bàng quang, thủy châm bên đau theo công thức huyệt:

Giáp tích L1 - L5 Đại trường du (UB 25)

Thận du (UB 23) Trật biên (UB 54)

Thừa phù (UB 36) Côn lôn (UB 60) Ân môn (UB 37) Huyết hải (Sp 10)

Thừa sơn (UB 57) Cách du (UB 17)

+ Bệnh nhân đau từ thắt lưng xuống mông và chân theo đường đi kinh đởm, thủy châm theo công thức huyệt:

Giáp tích L1 - L5 Huyết hải (SP 10)

Thận du (UB 23) Đại trường du (UB 25)

Hoàn khiêu (GB 30) Dương lăng tuyền (GB 34)

Phong thị (GB 31) Túc tam lý (ST.36)

Huyền chung (GB 39) Cách du (UB 17)

- Liều dùng: TROVITFOR H5000 5ml / 01 ống, mỗi lần thủy châm 01 ống

- Liệu trình: Thủy châm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần thủy châm vào 02 huyệt (chia 02 huyệt thành một nhóm) theo công thức huyệt trên và thay đổi lần lượt các nhóm huyệt ở mỗi lần thủy châm Thời gian điều trị x 28 lần (28 ngày)

+ Thử test thuốc trước khi thủy châm

Giải thích cho bệnh nhân biết quy trình thủy châm, cần nói rõ với người bệnh về phương pháp làm, để bệnh nhân an tâm, không lo sợ

Tư thế bệnh nhân nằm sấp

Lấy thuốc vào bơm tiêm

Sát trùng cục bộ, huyệt vị

+ Kỹ thuật thủy châm: Khi chọc kim vào huyệt vị, khi kim đã xuyên qua da đến dưới da không được thay đổi hướng của kim nữa, với một tốc độ hết sức chậm từ từ ấn kim vào sâu hơn (không được ngoáy mũi kim hoặc vê kim như châm thường) Khi kim tiêm đã vào tới vị trí gây cho bệnh nhân cảm giác tê thì không ấn sâu kim nữa Trước khi bơm thuốc phải hút xem có máu không, nếu có máu phải nhẹ nhàng nâng đầu kim hướng sang phía khác hoặc rút kim lên một chút và bắt đầu bơm thuốc Bệnh nhân có cảm giác hơi căng và tức ở cục bộ chỗ thủy châm Lượng thuốc đưa vào mỗi huyệt vị là 2,5ml Sát trùng cục bộ huyệt vị sau khi thủy châm.

Phương pháp đánh giá

2.3.1 Thời gian theo dõi đánh giá

Mỗi bệnh nhân được đánh giá ba lần:

 Lần 1 (D0) : Trước khi điều trị

 Lần 2 (D 14 ) : Vào ngày thứ 14 của nghiên cứu

 Lần 3 (D 28 ) : Vào ngày thứ 28 của nghiên cứu

2.3.2 Các chỉ tiêu quan sát

Mục tiêu Các chỉ số Thời điểm Công cụ thu thập số liệu

1 Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi D0 Khám ghi nhận triệu chứng trên bệnh nhân

Hoàn cảnh khởi phát bệnh

Triệu chứng lúc khởi phát

D0 Đặc điểm tổn thương trên MRI CSTL

Mức độ thoát vị D0 Phim MRI CSTL

Mục tiêu Các chỉ số Thời điểm

Công cụ thu thập số liệu

2 Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp với thủy châm

Hiệu quả điều trị trên các chỉ tiêu lâm sàng

Mức độ đau D0, D14, D28 Phiếu đánh giá Độ giãn CSTL D 0 , D 14 , D 28 Mức độ chèn ép rễ thần kinh hông to

Tầm vận động CSTL D0, D14, D28 Điểm chức năng SHHN

Hiệu quả điều trị chung

Phiếu đánh giá Theo dõi tác dụng không mong muốn

Trên lâm sàng D 0 - D 28 Công thức máu D0, D28 Xét nghiệm máu Men gan AST, ALT D0, D28 Xét nghiệm máu Chức năng thận:

Cách đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:

 Tình trạng đau của thắt lƣng và thần kinh hông to: Đau là sự đánh giá chủ quan của bệnh nhân qua thang điểm VAS [43]

Hình 2.1 Thước đo độ đau VAS [43]

Mức độ đau của bệnh nhân: mức độ đau được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng Astra- Zeneca

Các bước tiến hành: yêu cầu người bênh chú ý nhìn thước, nhân viên y tế giải thích: đầu phía trái bắt đầu từ số 0 có hình người cười là không đau, đầu phải kết thúc bằng số 10 có hình người khóc là đau chưa từng có, người bệnh sẽ đánh giá cảm giác đau của mình tương ứng với các số nằm trên thước Sau đó đề nghị bệnh nhân tập trung, để bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình bằng cách chỉ vào các số trong khoảng từ 0 đến 10 Nhân viên y tế đọc và ghi lại kết quả vào hồ sơ

Mức 0 điểm : Không đau Mức 1  3 điểm : Đau nhẹ

Mức 47điểm : Đau vừa Trên 7 điểm : Đau nặng Đánh giá kết quả điều trị:

Không đau = 4 điểm Đau nhẹ = 3 điểm Đau vừa = 2 điểm Đau nặng = 1 điểm

 Đo độ giãn CSTL (NP Schober) [10], [11], [32]

Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở một góc 60 0 , đánh dấu ở bờ trên đốt sống S 1 đo lên trên 10cm và đánh dấu ở đó, cho bệnh nhân cúi tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu, ở người bình thường khoảng cách đó là 14/10cm  15/10cm

Khá (3 điểm) :  13,5/10cm (3cm 0,05

3.1.1.5 Đặc điểm bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi phát bệnh

Bảng 3.3: Hoàn cảnh khởi phát bệnh

Hoàn cảnh khởi phát Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % p

Lao động quá sức, vận động sai tư thế 27 67,5

- Đa số bệnh nhân xuất hiện ĐTKT sau lao động quá sức, vận động sai tư thế (67,5%), 20% bệnh nhân khởi phát bệnh tự nhiên và chỉ có 5% là khởi phát bệnh sau chấn thương

- Phân bố bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi phát bệnh khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,01

3.1.1.6 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo đau theo đường kinh YHCT

Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân đau theo đường kinh Đường kinh Số lượng n = 40 Tỷ lệ % p

Có 35% bệnh nhân đau theo đường kinh bàng quang, 30% bệnh nhân đau theo đường kinh đởm, 35 % đau theo cả 2 đường kinh Phân bố bệnh nhân đau theo đường kinh khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.2 Đặc điểm tổn thương đĩa đệm trên phim MRI CSTL bệnh nhân nghiên cứu

3.1.2.1 Vị trí đĩa đệm thoát vị

Bảng 3.5: Vị trí đĩa đệm thoát vị

Vị trí thoát vị Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % p

Tổng 40 100,0 Đa số bệnh nhân nghiên cứu có vị trí TVĐĐ ở khoang liên đốt đa tầng chiếm 60%, 35% bệnh nhân có TVĐĐ ở khoang liên đốt L4 - L5 Vị trí thoát vị đĩa đệm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01

3.1.2.2 Mức độ thoát vị đĩa đệm

Bảng 3.6: Mức độ thoát vị đĩa đệm

Mức độ TVĐĐ Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % p

Tổng 40 100,0 Đa số bệnh nhân nghiên cứu có TVĐĐ ở các mức độ (80,0), 20% bệnh nhân có phồng đĩa đệm Mức độ thoát vị đĩa đệm khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Đánh giá kết quả điều trị

3.2.1 Hiệu quả điều trị qua cải thiện các chỉ số theo dõi trên lâm sàng

3.2.1.1 Sự cải thiện tình trạng đau

Bảng 3.7: Mức độ đau tại thời điểm D 0 và D 14

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

Không đau (0 điểm) 0 0,0 0 0 Đau nhẹ (1 - 3 điểm) 0 0,0 8 20,0 Đau vừa (4 - 7 điểm) 30 75,0 26 65,0 Đau nặng (> 7 điểm) 10 25,0 6 15,0

- Tại thời điểm D 0 đa số bệnh nhân ở mức đau vừa (75,0%) và đau nặng (25,0%) Sau 14 ngày điều trị, có 20,0% bệnh nhân về mức đau nhẹ; số bệnh nhân đau vừa là 65,0%; còn 6 bệnh nhân (15,0%) ở mức đau nặng

- Điểm VAS trung bình ở ngày thứ 14 giảm từ 6,87 ± 1,02 xuống còn 4,68 ± 1,66 Sự khác biệt so với thời điểm trước nghiên cứu với p < 0,01

Bảng 3.8: Mức độ đau tại thời điểm D 0 và D 28

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

Không đau (0 điểm) 0 0,0 9 22,5 Đau nhẹ (1 - 3 điểm) 0 0,0 20 50,0 Đau vừa (4 - 7 điểm) 30 75,0 11 27,5 Đau nặng (> 7 điểm) 10 25,0 0 0,0

- Sau 28 ngày điều trị, các bệnh nhân có mức độ đau giảm về mức không đau (22,5%), đau nhẹ (50,0%), đau vừa (27,5%),

- Điểm VAS trung bình giảm từ 6,87 ± 1,02 xuống còn 2,33 ± 1,67 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,01)

3.2.1.2 Cải thiện chèn ép rễ qua góc đo theo nghiệm pháp Lasègue

Bảng 3.9: Góc đo theo nghiệm pháp Lasegue tại các thời điểm

Thời điểm Góc đo theo Lasègue

- Tại thời điểm D 0 , các bệnh nhân đều có tình trạng chèn ép rễ (góc đo qua nghiệm pháp Lasegue tối thiểu là 30 0 , tối đa 70 0 ) với góc đo trung bình đạt được là 51,38 0  10,56 0

- Sau 14 ngày điều trị, tình trạng chèn ép rễ có cải thiện với góc đo trung bình đạt được là 56,70 0  9,07 0 , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,05)

- Sau 28 ngày điều trị, tình trạng chèn ép rễ cải thiện rõ rệt với góc đo trung bình đạt được là 77,62 0  6,30 0 ,sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,01)

3.2.1.3 Cải thiện vận động CSTL qua độ giãn CSTL (NP Schober)

Bảng 3.10: Độ giãn CSTL tại thời điểm D 0 và D 14

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

- Tại thời điểm D0 đa số bệnh nhân có giảm độ giãn CSTL, với 97,5% bệnh nhân có độ giãn CSTL ở mức kém và trung bình

- Sau 14 ngày điều trị, độ giãn CSTL trung bình tăng từ 12,17 ± 0,79cm lên 12,52 ± 0,85cm nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p> 0,05)

Bảng 3.11: Độ giãn CSTL tại thời điểm D 0 và D 28

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

- Sau 28 ngày điều trị, 32,5% bệnh nhân ở mức tốt và khá, 35,0% bệnh nhân ở mức độ trung bình, còn 32,5% ở mức độ kém

- Độ giãn CSTL trung bình tại thời điểm sau 28 ngày điều trị từ 12,99 ± 0,72cm tăng lên 12,99 ± 0,72 cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p < 0,01)

3.2.1.4 Cải thiện vận động CSTL qua cải thiện khoảng cách tay đất

Bảng 3.12: Khoảng cách tay đất tại thời điểm D 0 và D 14

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

- Thời điểm D 0 đa số bệnh nhân đều có khoảng cách tay đất ở mức kém (75%), trung bình (22,5%), Khoảng cách tay đất trung bình là 11,61 ± 6,28cm

- Sau 14 ngày điều trị, đa số bệnh nhân đã đạt mức khá (22,5%) và trung bình (30%), chỉ còn 45% bệnh nhân ở mức kém, với khoảng cách tay đất trung bình là 9,08 ± 6,06cm Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p > 0,05)

Bảng 3.13: Khoảng cách tay đất tại thời điểm D 0 và D 28

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

- Sau 28 ngày điều trị khoảng cách tay đất của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt với đa số bệnh nhân đạt mức tốt và khá (77,5%)

- Khoảng cách tay đất trung bình giảm từ 11,61 ± 6,28 xuống còn 3,41 ± 3,41cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê(p < 0,01)

3.2.1.5 Cải thiện tầm vận động động tác gấp, duỗi CSTL

* Cải thiện tầm vận động động tác gấp CSTL

Bảng 3.14: Biên độ động tác gấp CSTL trung bình tại các thời điểm

Thời điểm Biên độ gấp CSTL

- Sau 14 ngày điều trị, biên độ động tác gấp CSTL mức trung bình từ 42,43 0  9,48 0 đến 46,15 0  9,15 0 , sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với D0 (p > 0,05)

- Sau 28 ngày điều trị, biên độ động tác gấp CSTL tăng rõ rệt, đạt mức trung bình là 64,10 0  7,44 0 (p < 0,01)

* Cải thiện tầm vận động động tác duỗi CSTL

Bảng 3.15: Biên độ động tác duỗi CSTL trung bình tại các thời điểm

Thời điểm Biên độ duỗi CSTL

- Sau 14 ngày điều trị, biên độ động tác duỗi CSTL trung bình từ 16,58 0

 2,89 0 tăng lên 17,55 0  2,66, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với

- Sau 28 ngày điều trị, biên độ động tác duỗi CSTL đã tăng rõ rệt, đạt mức trung bình 23,22 0  2,24 0 , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với D0 (p < 0,01)

3.2.1.6 Sự cải thiện về các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày theo bộ câu hỏi OLBPDQ

Bảng 3.16: Mức độ chức năng sinh hoạt hằng ngày tại thời điểm D 0 và D 14

- Tại thời điểm D0 mức độ chức năng sinh hoạt trung bình và kém chiếm 92,5%; mức độ khá và tốt chiếm 7,5%, với chức năng SHHN trung bình là 11,75 ± 3,36 điểm

- Tại thời điểm D14, mức độ khá và tốt tăng lên 27,5%, với điểm chức năng SHHN trung bình từ 11,75 ± 3,36 xuống 10,43 ± 3,28 điểm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với D0 (p > 0,05)

Bảng 3.17: Mức độ chức năng sinh hoạt hằng ngày tại thời điểm D 0 và D 28

Thời điểm Chức năng SHHN

Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ %

Thời điểm D28, mức độ khá và tốt chiếm 82,5%, chỉ còn 5% bệnh nhân ở mức độ kém, với chức năng SHHN trung bình đạt 4,77 ± 3,02 điểm Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với D 0 (p < 0,01)

3.2.1.7 Kết quả điều trị chung

Bảng 3.18: Kết quả điều trị chung sau 28 ngày điều trị

Kết quả chung Số lƣợng n = 40 Tỷ lệ % p

Sau 28 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt là 52,5%, kết quả khá là 32,5%, 12,5% ở mức trung bình và có 1 trường hợp đạt kết quả kém

Bảng 3.19: Kết quả điều trị theo đường kinh đau Đường kinh

Kinh bàng quang + kinh đởm (3)

- Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt và khá ở nhóm bệnh nhân đau theo kinh bàng quang là 92,9%; nhóm bệnh nhân đau theo kinh đởm là 91,7%; nhóm bệnh nhân đau cả hai đường kinh là 71,4%

- Có 01 bệnh nhân đạt kết quả kém (7,1%) ở nhóm bệnh nhân đau theo cả 2 đường kinh

- Kết quả điều trị ở các nhóm bệnh nhân đau theo đau theo 1 đường kinh khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhóm bệnh nhân đau theo 1 đường kinh so với 2 đường kinh khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Bảng 3.20: Kết quả điều trị theo phân bố nhóm tuổi

- Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt và khá ở nhóm 20-29, 30-39 là 100%; nhóm 40-49 là 92,9%; nhóm 50-59 là 90%; nhóm > 60 tuổi là 55,6%

- Có 01 trường hợp kết quả kém ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi (11,1%)

- Kết quả điều trị theo phân bố nhóm tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê với p 0,05 Bạch cầu (x 10 9 tế bào/L) 40 7,05  1,20 40 7,27  0,78 > 0,05 Tiểu cầu (x 10 9 tế bào/L) 40 275,95  48,84 40 281,13  40,59 > 0,05

Tại thời điểm D0 và D28 số lượng HC, BC, TC trung bình trong máu ngoại vi của bệnh nhân nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

Bảng 3.23: Nồng độ AST, ALT huyết tương trung bình tại D 0 và D 28

D 0 D 28 p n X  SD n X  SD AST (UI/L) 40 28,65  7,72 40 30,43  5,71 > 0,05 ALT (UI/L) 40 32,75  5,67 40 33,21  4,70 > 0,05

Tại thời điểm D0 và D28, nồng độ AST, ALT huyết tương trung bình của bệnh nhân nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

Bảng 3.24: Nồng độ ure, creatinin huyết tương trung bình tại D 0 và D 28

D 0 D 28 p n X  SD n X  SD Ure (mmol/L) 40 5,62  1,39 40 6,13  1,31 > 0,05 Creatinin (mcmol/L) 40 87,88  9,39 40 87,25  8,21 > 0,05

Tại thời điểm D 0 và D 28, nồng độ ure, creatinin huyết tương trung bình của bệnh nhân nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

Bảng 3.25: Sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm nước tiểu tại D 0 và D 28

Tại thời điểm D0 và D28, các chỉ số nước tiểu trên bệnh nhân nghiên cứu đều có giá trị bình thường.

BÀN LUẬN

Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

4.1.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi

Tuổi là một trong các yếu tố liên quan đến bệnh lý đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm Ở người trẻ đang độ tuổi lao động, thoát vị đĩa đệm thường gặp cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân ) gây đau thắt lưng hông cấp tính Ở người lớn tuổi, thoái hoá đĩa đệm là nguyên nhân hay gặp gây đau thắt lưng hông mạn tính và tái phát [26]

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,37  13,63 tuổi, bệnh nhân trẻ nhất là 26 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất l à 82 tuổi Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), lứa tuổi từ 40 - 60 chiếm tỉ lệ cao nhất (60%) Đây là lứa tuổi đĩa đệm bắt đầu có sự thoái hóa, lúc này chỉ một gắng sức nhẹ cũng có thể gây TVĐĐ gây chèn ép rễ thần kinh, vì vậy đau thần kinh tọa do thoát vị địa đĩa đệm thường gặp ở lứa tuổi 40 - 60 hơn các lứa tuổi khác Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Thảo (2015) cho thấy tỉ lệ đau thần kinh tọa gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 40 - 60 (71,32%) [47], tác giả Nguyễn Thị Hoa (2011) cho thấy tỷ lệ gặp cao nhất ở lứa tuổi 30-59 (82,2%) [25] Đặc biệt lứa tuổi 40 - 60 là độ tuổi lao động vì vậy, khi bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc, đòi hỏi điều trị kéo dài vì vậy cần có phương pháp điều trị ít tác dụng không mong muốn, hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân

4.1.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới

Mặc dù bệnh lý thoát vị đĩa đệm có liên quan đến các lao động nặng và nam giới có xu hướng tham gia các lao động nặng nhiều hơn nữ giới [26], tuy nhiên các nghiên cứu về đau thần kinh tọa cho thấy tỉ lệ mắc ở nam và nữ là tương đương nhau Theo R Prasad (89,4%), phân bố tỷ lệ nam/nữ = 1,05 Các tác giả trong và ngoài nước công bố tỷ lệ này cao hơn (Vũ Hùng Liên 2/1, R

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam (47,5%), tương đương với tỉ lệ bệnh nhân nữ (52,5%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), phân bố tỉ lệ nam/nữ là 0,92 Điều này có thể là do các bệnh nhân nữ thường có xu hướng muốn dùng các phương pháp điều trị bằng YHCT, và có thể kiên trì điều trị hơn bệnh nhân nam vì vậy số bệnh nhân nữ trong nghiên cứu nhiều hơn số bệnh nhân nam Sự khác biệt này cũng có nét tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Bích Thảo (2015) với tỷ lệ nam/nữ là 1,05/1 [47]; tác giả Nguyễn Thị Hoa tiến hành trên 6614 người từ 18 tuổi trở lên ở quận Đống Đa, huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Kim Bảng - Hà Nam từ tháng 5/2009 đến 10/2010 cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1/2,83 [25]

4.1.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân

Tính chất nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng có liên quan đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm Bệnh nhân làm các công việc lao động nặng nhọc thường xuyên vận động cột sống thắt lưng như bê, vác hoặc các công việc thường xuyên gây ra các vi chấn thương ở đĩa đệm như lái xe đường dài, vận động viên thường có nguy cơ TVĐĐ nhiều hơn các bệnh nhân làm các công việc lao động nhẹ như nhân viên văn phòng, giáo viên…[26]

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy trong nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động nhẹ là 52,5%, thuộc nhóm lao động nặng là 47,5% (p>0,05)

Kết quả này thấp hơn trong nghiên cứu của Trần Thị Bích Thảo (2015) cho thấy bệnh nhân thường có nghề lao động thể chất nặng (72,6%) [47], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2011) gặp 63,04% thoát vị đĩa đệm gặp ở nhóm lao động nặng Điều này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp chọn mẫu được tiến hành ngẫu nhiên, không tập trung vào một nhóm nghề nghiệp cụ thể Mặt khác, với nhóm nhân viên văn phòng, tuy được coi là lao động nhẹ nhưng thường có thời gian ngồi một chỗ lâu, ít vận động, tư thế ngồi chưa phù hợp với sinh lý, bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi chủ yếu từ 40

- 60 tuổi, đây là độ tuổi đĩa đệm đã thoái hóa, chỉ cần một vận động sai tư thế, dù là nhẹ cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm

Như vậy, đối với các bệnh nhân tuổi trung niên nói riêng, cũng như người khỏe mạnh tuổi trung niên nói chung, việc cung cấp thông tin về nguy cơ cũng như cách phòng tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bệnh phòng tránh được các tổn thương do thoát vị đĩa đệm

4.1.1.4 Đặc điểm bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh là một trong các yếu tố quan trọng trong quyết định phương pháp điều trị cũng như tiên lượng ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm Bệnh nhân có thời gian đau dưới 6 tháng, chưa chèn ép rễ nhiều, được chỉ định điều trị nội khoa [50] Trong nghiên cứu này sử dụng phác đồ điều trị dùng thuốc sắc kết hợp với thủy châm vì vậy chọn lựa các bệnh nhân chưa có chỉ định điều trị ngoại khoa

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 3 tháng trở xuống (60%), 25% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ trên 3 tháng

- 6 tháng, chỉ có 15% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 6 tháng, phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ở các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Trong nghiên cứu này có 15% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 6 tháng vẫn tham gia nghiên cứu vì các bệnh nhân này không đau nhiều, chưa có biểu hiện teo cơ và tuổi cao (> 75 tuổi)

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Thảo (2015) cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trên 6 tháng chiếm tới 85% [47]; Kết quả này khác biệt rõ rệt với kết quả của chúng tôi, điều này có thể do nơi tiến hành nghiên cứu của Trần Thị Bích Thảo là bệnh viện tuyến cuối (Bệnh viện 103), những bệnh nhân ở nơi khác điều trị không hiệu quả mới chuyển về Bệnh viện 103 điều trị Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở bệnh viện có đăng ký bảo hiểm y tế ban đầu, khi bệnh nhân thấy khó chịu đã đi khám sớm, do vậy phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh có sự khác biệt

4.1.1.5 Đặc điểm bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi phát bệnh

Thoái hoá đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản bên trong, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài, và sự phối hợp của 2 yếu tố đó là nguồn gốc phát sinh TVĐĐ [2], [26] Hoàn cảnh khởi phát đau thần kinh tọa do TVĐĐ thường liên quan đến các vận động quá sức, vận động sai tư thế

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong nghiên cứu này đa số bệnh nhân xuất hiện ĐTKT sau lao động quá sức, vận động sai tư thế (67,5%), 20% bệnh nhân khởi phát bệnh tự nhiên và chỉ có 5% là khởi phát bệnh sau chấn thương, (p 0,05

Đánh giá kết quả điều trị

4.2.1 Hiệu quả điều trị qua cải thiện các chỉ số theo dõi trên lâm sàng

4.2.1.1 Sự cải thiện tình trạng đau Đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép là biểu hiện lâm sàng đặc trưng của đau thần kinh tọa do TVĐĐ và có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh lý này Nghiên cứu này sử dụng thang điểm đánh giá mức độ đau VAS (Visual Analog Scale), đây là thang điểm được sử dụng trong đánh giá mức độ đau ở người lớn với công cụ là thước đo VAS

Trong nghiên cứu này lựa chọn vào nghiên cứu là các bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ Kết quả bảng 3.7 và bảng 3.8 cho thấy tại thời điểm

D0 đa số bệnh nhân ở mức đau vừa (75,0%) và đau nặng (25,0%) với điểm VAS trung bình là 6,87 ± 1,02 Sau 14 ngày điều trị, có 20,0% bệnh nhân về mức đau nhẹ; số bệnh nhân đau vừa là 65,0%; còn 6 bệnh nhân (15,0%) ở mức đau nặng, điểm VAS trung bình ở ngày thứ 14 là 4,68 ± 1,66, khác biệt so với thời điểm trước nghiên cứu với p < 0,01; sau 28 ngày điều trị, các bệnh nhân có mức độ đau giảm về mức không đau (22,5%), đau nhẹ (50,0%), đau vừa (27,5%), với điểm VAS trung bình là 2,33 ± 1,67, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p < 0,01) Kết quả này cho thấy, với mức độ giảm đau, các bệnh nhân đã đáp ứng tốt với phác đồ điều trị bằng bài thuốc

“Thân thống trục ứng thang” kết hợp với thủy châm Trivitfor H5000 sau 14 ngày và hiệu quả tăng dần khi điều trị đến ngày thứ 28 Kết quả của chúng tôi tương đương với nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013) nghiên cứu “Tác dụng giảm đau bằng châm cứu kết hợp thủy châm methylcoban trên bệnh nhân đau thần kinh tọa” với điểm VAS trung bình ở nhóm châm cứu kết hợp với thủy châm tại thời điểm D 0 là 6,63± 1,13 - thời điểm D28 là 2,07±0,98 [20]; Trong nghiên cứu “Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp thủy châm” của tác giả Lại Đoàn Hạnh (2008) tác giả đã kết luận: phương pháp thủy châm có hiệu quả điều trị tốt hơn, thời gian điều trị ngắn hơn, tỷ lệ tốt và khá cao hơn so với phương pháp châm cứu đơn thuần Từ những kết quả trên có thể đưa ra nhận định, kết hợp nhiều phương pháp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với đơn liệu pháp [24]

Tác dụng giảm đau này là do tác dụng kết hợp của bài thuốc Thân thống trục ứ thang và tác dụng giảm đau của thủy châm Theo YHCT thành phần bài thuốc Thân thống trục ứ thang gồm có các vị thuốc Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ; Ngũ linh chi, Địa long khứ ứ, thông lạc; Xuyên khung, Một dược hoạt huyết, giảm đau; Khương hoạt, Tần giao trừ phong thấp toàn thân; Hương phụ lý khí, chỉ thống; Ngưu tất cường tráng gân xương; Cam thảo điều hòa các vị thuốc Các vị phối hợp có tác dụng tuyên thông khí huyết đối với các chứng đau lâu ngày, tà vào lạc mạch Bài thuốc này phù hợp với điều trị với các chứng đau do huyết ứ nói chung trong đó đau thần kinh tọa do TVĐĐ cũng được quy về chứng huyết ứ trong YHCT Theo tác dụng dược lý thành phần bài thuốc có các vị như Một dược, Ngưu tất, Tần giao, Hương phụ, Đương quy có tác dụng kháng viêm, làm dịu các cơn co [21], [36], mà nguyên nhân đau của thoát vị đĩa đệm là viêm vô khuẩn, do vậy, tác dụng kháng viêm của các vị thuốc trong bài cũng góp phần làm tăng tác dụng giảm đau Mặt khác kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm cũng cho thấy bài thuốc Thân thống trục ứ thang có tác dụng chống viêm, giảm đau vì vậy phù hợp với tác dụng giảm đau trên lâm sàng [21] Trivirfor H5000 với thành phần: vitamin B1 50 mg, vitamin B6

250 mg, vitamin B12 5 mg có tác dụng giảm đau và phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên, được chỉ định rộng rãi trong các trường hợp như: viêm dây thần kinh, viêm đa thần kinh, viêm đa thần kinh do rượu mạn tính, viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu do thuốc hay độc chất Khi tiêm thuốc vào các huyệt theo phác đồ, ngoài tác dụng của các vitamin như trên, còn được tăng cường tác dụng của phương pháp châm dùng thuốc theo cơ chế tại chỗ, thần kinh và thể dịch [29] Do vậy, tác dụng phối hợp của Trivirfor H5000, phương pháp thủy châm và tác dụng của thuốc uống Thân thống trục ứ thang đã tăng cường hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân

4.2.1.2 Cải thiện chèn ép rễ qua góc đo theo nghiệm pháp Lasègue

Hội chứng rễ thần kinh tọa: gồm dấu hiệu kích thích rễ như điểm đau cạnh cột sống, dấu hiệu “chuông bấm” và tổn thương chức năng rễ thần kinh như giảm vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng…có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị đau thần kinh tọa do TVĐĐ

Kết quả bảng 3.9 cho thấy: tại thời điểm D 0 , các bệnh nhân đều có tình trạng chèn ép rễ với góc đo trung bình đạt được là 51,38 0  10,56 0 ; sau 14 ngày điều trị, mức độ chèn ép rễ có cải thiện với góc đo trung bình đạt được là 56,70 0  9,07 0 , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,05); sau 28 ngày điều trị, mức độ chèn ép rễ cải thiện rõ rệt với góc đo trung bình đạt được là 77,62 0  6,30 0 , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p < 0,01) Ở cuối liệu trình điều trị, kết quả của chúng tôi có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thành Xuân (2015) nghiên cứu đánh giá “Tác dụng cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng của điện trường châm kết hợp bài thuốc thân thống trục ứ thang” với góc đo trung bình tại thời điểm D 0 : 35,8±6,6; D15: 72,3±5,5 [51] Tuy nghiên cứu của tác giả Lê Thành Xuân chỉ đánh giá trong 15 ngày và tại thời điểm D0 các bệnh nhân có góc đo thấp hơn chúng tôi, nhưng đối tượng nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 20-60 tuổi, khác với nghiên cứu của chúng tôi với độ tuổi chủ yếu là 30-60 và tới 22,5% bệnh nhân có độ tuổi trên 60

4.2.1.3 Cải thiện vận động CSTL qua độ giãn CSTL (NP Schober)

Hội chứng cột sống thắt lưng bao gồm các biểu hiện đau, hạn chế vận động cột sống thắt lưng, độ giãn CSTL giảm là một hội chứng lâm sàng quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá đau thần kinh tọa do TVĐĐ Ở bệnh nhân TVĐĐ cột sống thắt lưng sẽ có tình trạng giảm biên độ vận động các động tác của CSTL, trong đó có động tác cúi, nguyên nhân là do độ giãn CSTL giảm Khi tình trạng đau và mức độ chèn ép rễ giảm thì độ giãn CSTL sẽ được cải thiện

Kết quả bảng 3.10 và 3.11 cho thấy: tại thời điểm D 0 ,đa số bệnh nhân có giảm độ giãn CSTL, với 97,5% bệnh nhân có độ giãn CSTL ở mức kém và trung bình, với độ giãn CSTL trung bình là 12,17 ± 0,79cm; sau 14 ngày điều trị, 22,5% bệnh nhân ở mức trung bình và khá, có 60% bệnh nhân vẫn ở mức kém, với độ giãn CSTL trung bình là 12,52 ± 0,85cm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p> 0,05); sau 28 ngày điều trị, 32,5% bệnh nhân ở mức tốt và khá, 35,0% bệnh nhân ở mức độ trung bình, còn 32,5% ở mức độ kém Độ giãn CSTL trung bình tại thời điểm sau 28 ngày điều trị là 12,99 ± 0,72cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0

(p < 0,01) Như vậy, sau 14 ngày điều trị, độ giãn CSTL đã có cải thiện nhưng mức độ cải thiện còn ít (p > 0,05), tuy nhiên đến ngày thứ 28 độ giãn CSTL đã có cải thiện rõ rệt (p < 0,01) Kết quả này là do bài thuốc uống Thân thống trục ứ thang kết hợp với thủy châm Trivitfor H5000 có tác dụng giảm đau, giảm viêm, vì vậy cải thiện được vận động của CSTL, từ đó, độ giãn CSTL cũng được cải thiện Kết quả nghiên cứu còn có 32,5% trường hợp ở mức kém, có lẽ do cơ cấu tuổi của bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi cao, cột sống đã thoái hóa, tính đàn hồi cột sống giảm, tình trạng thoái hóa đĩa đệm nặng, các đĩa đệm mất tính đàn hồi, kết hợp với tình trạng ban đầu vào viện bệnh nhân có mức độ tổn thương nặng, thoát vị đa tầng do đó độ giãn cột sống thắt lưng cải thiện còn chưa được cao Một số nghiên cứu của các tác giả khác như Đinh Đăng Tuệ (2013) nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu- phục hồi chức năng kết hợp xoa bóp bấm huyệt” trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thần kinh tọa do TVĐĐ đến khám và điều trị nội trú tại Trung tâm Phục hồi chức năng - bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2013- tháng 10/2013, với bệnh nhân có độ tuổi dưới 50 chiếm tới 60%, tỷ lệ thoát vị đa tầng chỉ chiếm 25% nên với chỉ tiêu độ giãn CSTL đã cải thiện khá tốt ở ngày thứ 30 với tỷ lệ tốt và khá lên tới 96,7% [43]

4.2.1.4 Cải thiện vận động CSTL qua cải thiện khoảng cách tay - đất Đo khoảng cách tay - đất cũng là một trong các chỉ số quan trọng trong đánh giá khả năng vận động CSTL Ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ có hội chứng cột sống biểu hiện là giảm độ giãn CSTL và giảm biên độ các động tác của CSTL, trong đó có động tác cúi do vậy khoảng cách tay - đất cũng giảm Khi tình trạng đau và biên độ vận động CSTL được cải thiện thì khoảng cách tay - đất cũng tăng lên, vì vậy chỉ số này được sử dụng là một trong các chỉ số để theo dõi hiệu quả điều trị

Kết quả bảng 3.12 và 3.13 cho thấy: tại thời điểm D0 đa số bệnh nhân đều có khoảng cách tay đất ở mức kém (75%) và trung bình (22,5%), với khoảng cách tay đất trung bình là 11,61 ± 6,28cm; sau 14 ngày điều trị, đa số bệnh nhân đã đạt mức khá (22,5%) và trung bình (30%), chỉ còn 45% bệnh nhân ở mức kém, với khoảng cách tay đất trung bình là 9,08 ± 6,06cm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D 0 (p > 0,05); Sau 28 ngày điều trị khoảng cách tay đất của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt với đa số bệnh nhân đạt mức tốt và khá (77,5%), với khoảng cách tay đất trung bình là 3,41 ±

3,41cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với D0 (p < 0,01) Còn 12,5% bệnh nhân khoảng cách tay đất còn ở loại kém (>6cm)

Kết quả này cho thấy, vận động CSTL ở các bệnh nhân nghiên cứu đã có sự cải thiện rõ rệt so với trước điều trị Kết quả của chúng tôi có thấp hơn tác giả Đinh Đăng Tuệ (2013), với tỷ lệ cải thiện khoảng cách tay đất đạt loại tốt và khá ở ngày thứ 30 chiếm tới 90% [43] Tuy nhiên, cũng như chỉ tiêu độ giãn CSTL, khoảng cách tay đất cũng ảnh hưởng bởi sự đàn hồi của đĩa đệm, mức độ thoát vị Nghiên cứu của chúng tôi với cơ cấu bệnh nhân tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài, mức độ thoát vị nặng, thoát vị đa tầng chiếm tỷ lệ cao nên mức độ cải thiện vận động cột sống như vậy cũng là kết quả đáng khích lệ

4.2.1.5 Cải thiện tầm vận động động tác gấp, duỗi CSTL Ở bệnh nhân TVĐĐ cột sống thắt lưng sẽ có tình trạng giảm biên độ vận động các động tác của CSTL Trong nghiên cứu này bên cạnh đánh giá sự cải thiện vận động CSTL qua theo dõi các chỉ số của độ giãn CSTL và nghiệm pháp tay - đất thì biên độ vận động của động tác gấp, duỗi CSTL cũng là 2 chỉ số đánh giá quan trọng

* Cải thiện tầm vận động động tác gấp CSTL

Kết quả bảng 3.14 cho thấy: tại thời điểm D 0 , biên độ động tác gấp CSTL trung bình của bệnh nhân là 42,43 0  9,48 0 ; sau 14 ngày điều trị, biên độ động tác gấp CSTL đã có sự cải thiện, đạt mức trung bình là 46,15 0 

9,15 0 , tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với D0 (p > 0,05); sau

28 ngày điều trị, biên độ động tác gấp CSTL tăng rõ rệt, đạt mức trung bình là

64,10 0  7,44 0 , khác biệt có ý nghĩa thống kê so với D0 (p < 0,01)

* Cải thiện tầm vận động động tác duỗi CSTL

Ngày đăng: 05/08/2024, 18:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Ngọc Ân (2002), “Đau vùng thắt lưng”, Bệnh thấp khớp, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 344-364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau vùng thắt lưng”, "Bệnh thấp khớp
Tác giả: Trần Ngọc Ân
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2002
3. Bộ môn Phục hồi chức năng - Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Bài giảng Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 62-66,79-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng
Tác giả: Bộ môn Phục hồi chức năng - Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
4. Bộ môn Y học cổ truyền - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2008), "Đau thần kinh tọa", Bài giảng Y học cổ truyền - Đối tượng Bác sỹ đa khoa, Thái Nguyên, tr. 100-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau thần kinh tọa
Tác giả: Bộ môn Y học cổ truyền - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Năm: 2008
5. Bộ Y tế (1999), “Thủy châm”, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập I, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 538-539 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủy châm”, "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập I
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1999
6. Bộ Y tế (2009), "Điều trị đau dây thần kinh hông", Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền, Hà Nội, tr. 185-187 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị đau dây thần kinh hông
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
7. Bộ Y tế (2014), "Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa", Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng, Hà Nội, tr. 218-224 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2014
8. Huỳnh Hồng Châu (2011), "Đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng", Y học TP Hồ Chí Minh, 15(2), tr. 218-322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Tác giả: Huỳnh Hồng Châu
Năm: 2011
9. Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Quốc Bình (2010), "Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm bằng điện châm kết hợp kéo giãn cột sống", Tạp chí Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, 28, tr. 13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm bằng điện châm kết hợp kéo giãn cột sống
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Quốc Bình
Năm: 2010
10. Nguyễn Văn Chương (2004), "Hội chứng thắt lưng hông", Thực hành lâm sàng thần kinh học. Tập II: Triệu chứng học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 218-223 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chứng thắt lưng hông
Tác giả: Nguyễn Văn Chương
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
11. Nguyễn Văn Chương (2004), "Khám hội chứng thắt lưng hông", Thực hành lâm sàng thần kinh học. Tập I: Khám lâm sàng hệ thần kinh, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 147-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám hội chứng thắt lưng hông
Tác giả: Nguyễn Văn Chương
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
12. Nguyễn Văn Chương (2009), "Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp giảm áp đĩa đệm qua da bằng Laser", Tạp chí Y dược học quân sự, 4(34), tr. 43-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp giảm áp đĩa đệm qua da bằng Laser
Tác giả: Nguyễn Văn Chương
Năm: 2009
13. Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu (2010), "Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu", Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2, tr. 94-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu
Tác giả: Nguyễn Văn Chương, Phan Thanh Hiếu
Năm: 2010
14. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Văn Tuấn và cs (2015), "Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bộ môn - Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện 103 - Học viện Quân y: số liệu thu thập trong 10 năm gần đây (2004-2013) với 4.718 bệnh nhân", Tạp chí Y Dược học Quân sự, 3, tr. 5-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bộ môn - Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện 103 - Học viện Quân y: số liệu thu thập trong 10 năm gần đây (2004-2013) với 4.718 bệnh nhân
Tác giả: Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Văn Tuấn và cs
Năm: 2015
15. Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thị Phương Huyền (2011), "Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học &amp; Công nghệ, 89(01), tr. 54-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thị Phương Huyền
Năm: 2011
16. Nguyễn Văn Đăng (2007), “Đau dây thần kinh hông”, Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 308-330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau dây thần kinh hông”, "Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp
Tác giả: Nguyễn Văn Đăng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2007
17. Frank H. Netter (1999), Alast giải phẫu người (Nguyễn Quang Quyền dịch), Nxb Y học, tr. 538 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alast giải phẫu người
Tác giả: Frank H. Netter
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1999
18. Phạm Thị Hoài Giang (2014), Đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh cộng hưởng từ và thang điểm Oswestry, Quebec ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh cộng hưởng từ và thang điểm Oswestry, Quebec ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Tác giả: Phạm Thị Hoài Giang
Năm: 2014
19. Hà Hồng Hà, Phạm Văn Minh (2010), "Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng phục hồi chức năng và áo nẹp mềm", Tạp chí Nghiên cứu y học, 1(66), tr. 75-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng phục hồi chức năng và áo nẹp mềm
Tác giả: Hà Hồng Hà, Phạm Văn Minh
Năm: 2010
20. Nguyễn Thị Thu Hà, Lại Thanh Hiền (2013), "Tác dụng giảm đau bằng châm cứu kết hợp thủy châm methylcobal trên bệnh nhân đau thần kinh tọa", Tạp chí Nghiên cứu y học, 81(1), tr. 85-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng giảm đau bằng châm cứu kết hợp thủy châm methylcobal trên bệnh nhân đau thần kinh tọa
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Lại Thanh Hiền
Năm: 2013
21. Trần Thái Hà (2012), Nghiên cứu bài thuốc "thân thống trục ứ thang" trên thực nghiệm và tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thân thống trục ứ thang
Tác giả: Trần Thái Hà
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w