Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, khi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang” cần chú ý đến những nét đặc trưng về vị trí địa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN HIỆU
Trang 3NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU
2 PGS.TS ĐÀO NGỌC CẢNH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn chính xác Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả công bố trong luận án
Nghiên cứu sinh Lê Văn Hiệu
Trang 4ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DL Du lịch
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DLST Du lịch sinh thái
DLSTMV Du lịch sinh thái miệt vườn
GAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GIS Hệ thống
thông tin địa lý (Geographic Information System GTVT Giao thông vận tải
ITTC Hội nghị đào tạo công nghệ thông tin (Trung tâm Chuyển giao công nghệ quốc
tế - International Technology Transfer Center) IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources KBT Khu bảo tồn
TTLL Thông tin liên lạc
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations
Environment Programme) VNAT Tổng cục Du lịch (Vietnam National Administration of Tourism) VQG
Vườn quốc gia
VAC Vườn – Ao – Chuồng
Trang 5VACB Vườn – Ao – Chuồng - Biogas
VACR Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng
WWF Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (Worldwide Fund For Nature
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Danh mục chữ viết tắt ii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN 22 1.1. Du lịch sinh thái 22
1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái 22
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 25
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái 27
1.1.4 Tài nguyên du lịch sinh thái 29
1.2 Du lịch nông nghiệp 33
1.2.1 Khái niệm 33
1.2.1 Đặc điểm của du lịch nông nghiệp 36
1.2.3 Vai trò du lịch nông nghiệp 37
1.3 Du lịch sinh thái miệt vườn 39
1.3.1 Khái quát chung về miệt vườn 39
1.3.2 Du lịch miệt vườn 47
1.3.3 Du lịch sinh thái miệt vườn 48
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái miệt vườn 49
1.4.1 Vị trí và khả năng tiếp cận 49
1.4.2 Tài nguyên DLSTMV 50
1.4.3 Sự tham gia của cộng đồng 51
1.4.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phát triển du lịch 52
1.4.5 Cơ chế chính sách phát triển du lịch 53
1.4.6 Sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch 53
1.4.7 Thị trường khách du lịch 54
Trang 6v
1.5 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển các điểm du lịch sinh thái miệt vườn 55
1.5.1 Xác định tiêu chí đánh giá 55
1.5.2 Xác định trọng số đánh giá 64
1.5.3 Thang đánh giá 68
Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG 71 2.1 Khái quát về tỉnh Tiền Giang 71
2.1.1 Vị trí địa lí 71
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 72
2.1.3 Đặc điểm kinh tế-xã hội 73
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang 75
2.2.1 Vị trí và khả năng tiếp cận 75 2.2.2 Tài nguyên DLSTMV 76 2.2.3 Sự tham gia của cộng đồng 99 2.2.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sinh thái miệt vườn 100 2.2.5 Cơ chế chính sách phát triển du lịch 105 2.2.6 Sự tham gia của doanh nghiệp du lịch 106 2.2.7 Thị trường khách du lịch 106 2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang 107 2.3.1 Khái quát chung về du lịch Tiền Giang 107 2.3.2 Tình hình phát triển DLSTMT Tiền Giang 116 2.3.3 Kết quả khảo sát tình hình phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang 130 2.3.4 Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang .154 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG 156 3.1 Cơ sở xây dựng định hướng 156 3.1.1 Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam 156
vi
Trang 73.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long 157
3.1.3 Chiến lược phát triển du lịch Tiền Giang 158
3.1.4 Phân tích SWOT đối với phát triển DLSTMV Tiền Giang 160
3.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang 163
3.2.1 Định hướng về địa bàn trọng điểm phát triển DLST MV 163
3.2.3 Định hướng về sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch 165
3.2.4 Định hướng thị trường khách du lịch 165
3.3 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang 167
3.3.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch 167 3.3.2 Giải pháp liên kết phát triển DLSTMV 168 3.3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 169 3.3.4 Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch 171 3.3.5 Các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch 173 3.3.6 Các giải pháp khác 175 PHẦN KẾT LUẬN 176 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO 181 PHỤ LỤC PL1 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tiêu chí thế mạnh về tài nguyên DLSTMV 56
Bảng 1.2 Tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận 58
Bảng 1.3 Tiêu chí về thời gian hoạt động DL 59
Bảng 1.4 Tiêu chí về khả năng quản lý 59
Bảng 1.5 Tiêu chí về CSVCKT .60
Bảng 1.6 Tiêu chí về sức chứa 62
Bảng 1.7 Tiêu chí về sự tham gia của cộng đồng địa phương 62
Bảng 1.8 Sự hài lòng của du khách 64
Bảng 1.9 So sánh cặp các tiêu chí 66
Bảng 1.10 Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp 66
Bảng 1.11 Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá DLSTMV 67
Bảng 1.12 Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI 67
Trang 8Bảng 1.13 Thang đánh giá thành phần điểm du lịch sinh thái miệt vườn 68
Bảng 1.14 Xác định tổng hợp và phân hạng điểm du lịch sinh thái miệt vườn 70
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2022 72
Bảng 2.2 Tổng hợp tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái tại miệt vườn tỉnh Tiền Giang 93
Bảng 2.3 Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2022 108
Bảng 2.4 Khách du lịch quốc tế phân theo thị trường 110
Bảng 2.5 Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016 – 2021 111
Bảng 2.6 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phương tiện vận chuyển khách 112 Bảng 2.7 Lao động trong ngành du lịch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2022 113 Bảng 2.8 Đánh giá của khách DL về thái độ, kĩ năng nghiệp vụ nhân viên 114 Bảng 2.9 Số lượng các điểm DLSTMV phân theo địa phương được khảo sát 118 Bảng 2.10 Đánh giá tổng hợp điểm DLSTMV ở Tiền Giang (chưa có trọng số) 120
viii
Bảng 2.11 Đánh giá tổng hợp điểm DLSTMV ở tiền Giang (đã nhân có trọng số) 121 Bảng 2.12 Đánh giá, phân loại điểm DL phân theo địa phương tỉnh 125 Bảng 2.13 Đánh giá
chung của khách DL về các điểm DLSTMV đã tham quan 127 Bảng 2.14 Đặc điểm nguồn khách tham gia DLSTMV tại Tiền Giang 131 Bảng 2.15 Nguồn tiếp nhận thông tin về DLSTMV Tiền Giang 133 Bảng 2.16 Số lần
khách du lịch tham quan trải nghiệm DLSTMV tại Tiền Giang 134 Bảng 2.17 Mục đích đi du lịch của du khách 135 Bảng 2.18 Phương tiện di chuyển của khách du lịch 135 Bảng 2.19 Yếu tố thu hút khách du lịch tại Tiền Giang .136 Bảng 2.20 Các hoạt động trải nghiệm của khách tại Tiền Giang 137 Bảng 2.21 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 139 Bảng 2.22 Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận điểm DLSTMV 140 Bảng 2.23 Đánh giá của khách
du lịch về tiềm năng phát triển DLSTMV 141 Bảng 2.24 Đánh giá của khách du
lịch về sự tham gia phục vụ DLSTMV của người dân địa
Trang 9phương 142 Bảng 2.25 Đánh giá của khách về cơ sở hạ tầng 143 Bảng 2.26 Đánh giá của
khách du lịch về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch 144 Bảng 2.27 Đánh giá của du khách về an ninh trật tự 145 Bảng 2.28 Nguồn thu nhập của người dân 147 Bảng 2.29 Đánh giá của người dân về tiềm năng du lịch 147 Bảng 2.30 Số lượng thành viên trong gia đình tham gia DLSTMV 148 Bảng 2.31 Hoạt động chính của khách tại các điểm DLSTMV 149 Bảng 2.32 Những khó khăn của các hộ làm du lịch 151 Bảng 2.33 Đánh giá của người dân về tác động của hoạt động DLSTMV 152 Bảng 3.1 Ma trận SWOT
phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang 160
ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ tương quan giữa nông nghiệp và du lịch nông nghiệp 35
Hình 1.2 Địa bàn phân bố của miệt vườn ĐBSCL (Scitic, 1997) 40
Hình 1 3 Sơ đồ căn cứ xây dựng khái niệm “Du lịch sinh thái miệt vườn” 49
Hình 2.1.Cơ cấu khách du lịch Tiền Giang giai đoạn 2018-2022 109
Hình 2.2 Đánh giá tổng hợp các điểm DLSTMV loại I 122
Hình 2.3 Đánh giá tổng hợp các điểm DLSTMV loại II 123
Hình 2.4 Đánh giá tổng hợp các điểm DLSTMV loại III 124
Hình 2.5 Biểu đồ điểm đánh giá của khách du lịch về hoạt động DLSTMV 146
Hình 2.6 Biểu đồ tỷ lệ đánh giá chung về DLSTMV Tiền Giang 154
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, trong hai thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã được khai thác và phát triển ngày càng mạnh mẽ Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển
Trang 10nhanh so với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Từ
năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến rất quan trọng cả về lượngkhách du lịch lẫn doanh thu Năm 2019, Việt Nam đón 18.008.591 lượt khách quốc tế,
85 triệu lượt khách nội địa, doanh thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp9,2% vào GDP Tuy nhiên, sau năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tìnhhình phát triển du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, số lượt khách quốc tế năm 2020 là3.7 triệu lượt, 2021 la 3.500 lượt, doanh thu chỉ đạt 180 nghì tỷ đồng Bằng sự nổ lựccủa Nhà Nước, các doanh nghiệp và người dân đã kiểm soát được dịch bệnh và cóchiến lược phát triển du lịch phù hợp Nghị quyết 128 của Chính phủ về "Ban hànhQuy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19",Nghị quyết 11/NQ-CP về phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là Quyết địnhcủa Chính phủ mở cửa toàn diện ngành Du lịch từ ngày 15/3/2022 với nhiều quy địnhthông thoáng đã mở đường cho ngành Du lịch sớm phục hồi và phát triển
Du lịch sinh thái là loại hình có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển dulịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam Qua tổng quan nghiên cứu
có thể thấy được DLST được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau như: xây dựng cơ sở
lý luận, đánh giá tiềm năng, phát triển sản phẩm, cơ chế quản lý Tùy vào đặc thùriêng của từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà hoạt động DLST được triển khai cho phùhợp
Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng là không gian văn hóasông nước, vườn cây ăn trái nên từ lâu nơi đây đã khai thác thế mạnh này trong pháttriển du lịch, tạo nên thương hiệu, định vị rõ một trong những loại hình sản phẩm du
2
lịch đặc trưng của vùng, đó là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Năm 2008, Cần
Thơ đã đăng cai năm du lịch quốc gia với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long” cơ
bản thành công, điều đó càng khẳng định vị thế của loại hình này trong cơ cấu du lịch ởđồng bằng châu thổ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 đã xác định: Sản phẩm đặc trưng của vùng ĐBSCL là du lịch sinh thái,
khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, du lịch MICE (Tổng cục Du lịch, 2012)
Tiền Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm trải dài bên bờ Bắc sông Tiền nênđược thừa hưởng nguồn phù sa màu mỡ cùng với khí hậu hài hòa… từ lâu nơi đây đãhình thành những vườn trái cây trĩu quả xanh tươi rộng lớn và được mệnh danh là
Trang 11“Vương quốc trái cây” Trên c s đó, ơ ở Tiền Giang đã hình thành và phát tri n lo iể ạhình du l ch sinh thái mi t v n đ c s c này Tị ệ ườ ặ ắ uy nhiên, trong những năm qua, dulịch sinh thái miệt vườn ở Tiền Giang vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẵn
có của mình Sự trùng lặp về ý tưởng, manh mún trong công tác tổ chức khiến cho dulịch miệt vườn ở đây chưa thể phát triển hết lợi thế, tiềm năng vốn có của mình Bêncạnh đó, hoạt động du lịch miệt vườn nơi đây cũng còn rất nhiều hạn chế, vướng mắcchưa được tháo gỡ Mặc dù, ngành du lịch Tiền Giang bước đầu đã có những biện phápliên kết phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhưng thật sựtình hình vẫn chưa được cải thiện
Vì vậy, vấn đề khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển loại hình du lịch sinhthái miệt vườn của tỉnh là hết sức cấp thiết Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa
chọn thực hiện đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn
đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV nhằm nâng cao hiệu quả về kinh
tế, xã hội và môi trường
3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lí luận về du lịch sinh thái và DLSTMV để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu
- Thu thập thông tin tư liệu thứ cấp và điều tra dữ liệu sơ cấp làm cơ sở phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLSTMV ở tỉnh Tiền Giang - Trên cơ sở đó xây dựng các định hướng, giải pháp phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang
3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu
sau đây: Đánh giá tiềm năng phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Phân tích hiện trạng phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Xây dựng định hướng và giải pháp
phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang
- Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu DLSTMV tại các miệt
Trang 12vườn tỉnh Tiền Giang, trong đó tập trung vào các địa phương nằm ven sông Tiền – nơitập trung nhiều lợi thế để phát triển DLSTMV như: Mỹ Tho, Cái Bè, Châu Thành, CaiLậy, Chợ Gạo, Tân Phú Đông
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích hiện trạng phát triển du lịch và
DLST miệt Tiền Giang từ nguồn số liệu trong khoảng thời gian 2005 - 2018 Địnhhướng và giải pháp cho DLST miệt vườn Tiền Giang trong tương lai được tính toánđến năm 2030
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên những quan điểm sau:
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí kinh tế xã hội là hệ thống lãnh thổ bao gồmnhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội, ) có mối quan hệ qua lại chặt chẽ vớinhau Do đó, bất kì một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của một thành phần sẽ kéo theo
sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống Đối với đề
4
tài DLST miệt vườn, chúng ta phải đặt nó trong tổng thể hoạt động du lịch, đồng thời quan tâm tới các chỉnh thể hợp thành DLST miệt vườn để thấy được mối quan hệ của các đối tượng, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu, giúp việc giải quyết vấn đề phát triển
du lịch được đồng bộ và đúng đắn
4.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý.Trong thực tế các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hoá trong không gian làmcho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác Chính sự phân hóa lãnh thổ đó đãhình thành nên những điều kiện kinh tế xã hội, những nguồn lực về tự
nhiên và nhân văn mang nét đặc thù riêng cho từng vùng lãnh thổ Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”
Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, khi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang” cần chú ý đến những nét đặc
trưng về vị trí địa lí, tài nguyên du lịch, và các vấn đề kinh tế xã hội khác để có cơ sở
đưa ra hướng phát triển và quy hoạch DLST miệt vườn phù hợp 4.1.3 Quan điểm lịch
sử - viễn cảnh
Các sự vật, hiện tượng mà địa lý nghiên cứu là những hiện tượng có tính lịch sử,
Trang 13tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian Như vậy, quán triệt quan điểmlịch sử khi nghiên cứu đề tài này cần tìm đến nguồn gốc lịch sử của văn hóa bản địa của
cư dân miệt vườn Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu hiểu biết đầy đủ vàsâu sắc hiện tại, thấy được bản chất của sự vật hiện tượng; Mặt khác nó còn giúp chongười nghiên cứu có cái nhìn “động”, tránh xem xét các sự vật hiện tượng một cách
“tĩnh” lại
Song song với quan điểm lịch sử là quan điểm viễn cảnh, Mendeleev đã viết:
“Mọi khoa học đều nhằm hai mục đích: thấy trước và có lợi” Quan điểm viễn cảnh
chính là nhằm vào mục đích “thấy trước” của khoa học Nó đảm bảo tính dự kiến (hay
dự báo) cho tương lai
Quán triệt quan điểm viễn cảnh, trong luận án này cần phải căn cứ vào xu hướng vận động của hoạt động DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang để lập các dự báo
5
có căn cứ khoa học cho tương lai
4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Thực tế cho thấy, trong phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội đều không tách khỏiviệc chúng ta tác động vào các hệ sinh thái Để duy trì sự cân bằng của các hệ sinh thái,đáp ứng tốt cho các mục đích kinh tế của con người chúng ta cần đề cao quan điểm sinhthái và phát triển bền vững Quan điểm này ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm pháttriển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và địnhhướng cho tương lai của nhân loại Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đòi hỏiphải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường Khi tiến hànhnghiên cứu đề tài này đòi hỏi phải luôn quán triệt quan điểm phát triển bền vững Trong
đề tài này, sinh thái và phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm nghiên cứu, vừa
là mục tiêu nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và kết quả mong đợi của đề tài, các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý tùy theo từng nhóm đối tượng và vấn đề nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng cho đề tài này bao gồm:
4.2.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Các nguồn dữ liệu thứ cấp như báo cáo thống kê, bài viết trên báo chí, thông tintrên mạng Internet, bản đồ, hình ảnh,… được thu thập, tổng hợp, hệ thống hóa và
Trang 14phân tích nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu 4.2.2 Phương pháp điều tra xã hội
học
- Điều tra bằng bảng hỏi (Questionnaire)
Đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn cá thể để điều tra dữ liệu sơ cấp đối với các đốitượng chính liên quan đến du lịch STMV là khách du lịch và người dân địa phương
Cỡ mẫu nghiên cứu, theo kinh nghiệm, Hoyle (1995), Gursoy, Dogan (2014) đề nghị
cỡ mẫu cho một nghiên cứu tối thiểu từ 100 đến 200 Dựa trên tình hình thực tế ở địabàn, luận án dự kiến cỡ mẫu cho các đối tượng như sau: Đối với khách du lịch thực
hiện khảo sát 320 mẫu, trong đó khách
6
du lịch nội địa 250 mẫu; khách du lịch quốc tế 70 mẫu Đối với các hộ dân thực hiệnkhảo sát 70 mẫu (40 mẫu là các hộ kinh doanh du lịch, 30 mẫu là người dân địaphương
Sau khi khảo sát, qua sàng lọc số mẫu đủ điều kiện đưa vào xử lý là 305 mẫuđối với khách du lịch (trong đó 235 mẫu khách nội địa và 70 mẫu khách quốc tế) và
65 mẫu hộ dân (35 mẫu hộ kinh doanh và 30 mẫu hộ dân địa phương)
Về tiêu chí chọn mẫu, đối với các hộ dân sẽ áp dụng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng; đối với khách du lịch sẽ áp dụng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện vì dựa vào tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để tiếp cận với đáp viên Từ đó, tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian
Thực hiện điều tra được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1 – Xây dựng phiếu điều tra: Qua tham khảo các nghiên cứu trước đó và
thực tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan; Bước
2 - Điều tra thử: Nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và
nội dung của bảng hỏi Trên cơ sở đó, kết hợp với ý kiến chuyên gia, hệ thống câu hỏi
sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp;
Bước 3 - Lựa chọn địa bàn điều tra: Luận án tập trung điều tra bằng bảng hỏi tại
26 điểm DLSTMV (phụ lục 5), trong đó số mẫu khảo sát tập trung nhiều tại các địa phương phát triển mạnh loại hình DLSTMV như: Tại TP.Mỹ Tho (KDL Cù lao Thái Sơn; KDL Tân Long); huyện Châu Thành (HTX vú sữa Lò Rèn, Vườn trái cây Vĩnh Kim HTX); huyện Cái Bè (KDL sinh thái Cái Bè; Quán ăn Miệt vườn); TX Cai Lậy (Vườn trái cây Chín Thương, Vườn sầu riêng Ngũ Hiệp)
Bước 4 - Chọn thời gian điều tra: Việc điều tra được tập trung tiến hành trong
Trang 15năm 2023 vào các thời điểm khác nhau (tháng 2, tháng 4, tháng 6) Đây là thời điểmchín của nhiều loại trái cây và thời gian có số lượt khách du lịch tham quan nhiều, Việc điều tra qua các mốc thời gian khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng,khách quan về DLSTMV;
Bước 5- Phân tích kết quả điều tra: Từ dữ liệu khảo sát khách du lịch (305 phiếu
– 235 khách nội địa và 70 khách quốc tế) và người dân địa phương (65
Correlation của các biến quan sát
- Phương pháp chuyên gia
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đề tham vấn chuyên gia, lãnh đạo,quản lý địa phương và doanh nghiệp du lịch Số đối tượng phỏng vấn là 20 người(trong đó có 8 người trả lời nội dung AHP) Nội dung trao đổi (KIP checklist) nhằmthu thập những thông tin có ý nghĩa phục vụ đề tài nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một cáchkhoa học các nội dung liên quan đến phát triển DLSTMV ở Tiền Giang Ý kiến của cácchuyên gia tập trung vào việc đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giáDLSTMV Tiền Giang, thông qua AHP nhằm tìm ra mức độ ưu tiên của các tiêu chí
4.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Để nắm thông tin về thực trạng phát triển DLSTMV, tác giả thực 5 chuyến thực
tế tới khu vực diễn ra các hoạt động du lịch này Nội dung khảo sát gồm quan sát, thu thập thông tin, quay phim, chụp hình và phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các nhà quản
lý, nhân viên du lịch và du khách tại các điểm du lịch 4.2.4 Phương pháp thang điểm
tổng hợp
Phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các đối tượng điểm DLSTMV Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá thành phần ở các điểm DL, luận án tổng hợp và phân hạng các điểm DLSTMV theo các cấp
độ khác nhau Cụ thể, phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:
+ Bước 1 – Xác định nguyên tắc lựa chọn điểm DLSTMV, số lượng điểm
Trang 16DLSTMV đánh giá Các điểm được lựa chọn phải thỏa mãn các yêu cầu như: Được
8
phát triển từ tài nguyên DLSTMV điển hình; Các điểm DLSTMV đang được khai thác
và có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Tiền Giang; Số lượng điểm DL đưa vào xácđịnh dựa trên giá trị tài nguyên, hiện trạng phát triển và khả năng khai thác trong trongtương lai; Các điểm DLSTMV được lựa chọn đánh giá đều nằm trong báo cáo, địnhhướng, quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của Tiền Giang;
Bước 2 – Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thành phần Trong luận án đề
xuất 8 tiêu chí đánh giá, bao gồm: (1) Thế mạnh về tài nguyên; (2) Vị trí và khả năngtiếp cận; (3) Thời gian khai thác du lịch; (4) Quản lý du lịch; (5) Dịch vụ du lịch; (6)Sức chứa du lịch; (7) Mức độ tham gia của cộng đồng; (8) Mức độ hài lòng của khách
du lịch;
Bước 3 – Xây dựng hệ số (trọng số) và thang đo cho từng cấp đánh giá Trong
luận án, các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo likert 5 bậc Trên cơ sở kết hợpvới kết quả của phương pháp AHP, luận án xây dựng các trọng số tương ứng cho cáctiêu chí;
Bước 4 – Đánh giá các chỉ tiêu thành phần trên cơ sở kết hợp kết quả điều tra
thực địa Các chỉ tiêu sẽ được nhân với trọng số để có được giá trị tương ứng ở mỗicấp;
Bước 5 – Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thành phần và phân hạng đánh giá Sau
khi thực hiện đánh giá các tiêu chí thành phần, luận án thực hiện tổng hợp và phânhạng các điểm DLSTMV thành 5 hạng
2.4.5 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng với mục đích lượng hóa tác động của các nhân
tố đến việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang.Tác giả sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory FactorAnalysis – EFA) và Hồi quy đa biến (Multiple Linear Regression Analysis -
MLRA) như sau:
- Xác định mẫu và nhóm nhân tố: Về số mẫu cần đảm bảo số lượng về mặt
thống kê, theo Hair và cộng sự (Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng tỷ lệ quan sát/biến
đo lường phải là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát
9
Trang 17Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng cỡ mẫu ít nhất phảibằng 4 hay 5 lần số biến Số biến quan sát trong nghiên cứu là 46, vậy số lượng mẫu tốithiểu cần có là 230, số mẫu thu thập được là 320, hợp lệ là 305, đáp ứng được yêu cầuđặt ra và đảm bảo về mặt ý nghĩa thống kê (Chi tiết tại phụ lục 4)
- Phân tích EFA: Điều kiện để một biến quan sát được giữ lại nếu hệ số tương quan biến
tổng Item – Total Correlation của biến quan sát đó phải lớn hơn 0,3 và Cronbach’sAlpha không nhỏ hơn 0,6 vì Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường làtốt, từ 0,6 đến gần 0,8 là sử dụng được (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008).Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy: hệ số Cronbach’s Alpha chung và
Cronbach’s Alpha của từng thành phần >0.6 (Chi tiết tại phụ lục 4), đáp ứng yêu cầu
phân tích EFA ; KMO = 0,809 <1 và > 0.5, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập
dữ liệu nghiên cứu Giá trị Eigenvalue = 1.00 = 1 (phụ lục 4) Tổng phương sai trích
= 63.609 ≥ 50% (phụ lục 4) cho thấy mô hình EFA là phù hợp và đủ điều kiện thực hiện
MLRA (Gerbing & Anderson, 1988)
- Phân tích hồi quy MLRA: Trên cơ sở thực hiện MLRA, kết quả tác động của
các nhóm nhân tố được thể hiện trong bảng Coefficientsa- giá trị hệ số hồi quy chuẩnhóa (Standardized Coefficients Beta) (phụ lục 4) Các kết quả MLRA nhằm lượng hóatác động của một số nhân tố tác động đến PTDL và liên kết DL dựa trên các hệ số hồiquy
2.4.6 Phương pháp SWOT
Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnhhưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của tổ chức trong mối quan hệ tương tác lẫnnhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của tổ chức
Bảng 1 Mô hình phân tích ma trận SWOT
Trang 18đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức; Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của tổ chức; Liệt kê các điểm yếu bên trong của tổ chức
+ Xây dựng chiến lược:
• Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên
ngoài;
• Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng
những cơ hội bên ngoài;
• Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tránh khỏi hay giảm đi những
ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài;
• Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên
trong và tránh những mối đe dọa của môi trường bên ngoài 4.2.6 Phương pháp bản
đồ và hệ thống thông tin địa lý-GIS
Bản đồ được coi là “alpha và omega” (mở đầu và kết thúc) trong nghiên cứu địa
lí Phương pháp bản đồ được sử dụng vừa là nguồn thông tin đầu vào, vừa là phươngtiện thể hiện kết quả nghiên cứu Để đảm bảo tính trực quan, việc hệ thống hóa các nộidung nghiên cứu bằng bản đồ sẽ đem lại hiệu quả tối ưu Trong luận án tôi sử dụngphần mềm Mapinfo 10.0 để xây dựng một số bản đồ như: Bản đồ hành chính tỉnh TiềnGiang, bản đồ phân bố tài nguyên du lịch sinh thái miệt vườn, bản đồ tuyến điểm dulịch sinh thái miệt vườn, v.v…
5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
5.1 Trên thế giới
❖ Nghiên cứu về lý luận
Du lịch đại trà (mass tourism) không còn chiếm được vị trí hoàng kim như nhữngnăm 60s, 70s và 80s Thay vào đó là những loại hình du lịch mới (alternative tourism)như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mang tính giáo dục, du lịch khoa họcnghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch nông thôn trang trại với nhiều ưu điểm hơn.Những loại hình này vừa đảm bảo: Sự thỏa mãn khách du lịch (khám phá, hưởng thụ,học hỏi); mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương (nâng
11
cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất); khuyến khích các nhà kinh doanh du lịch đầu
Trang 19tư dài hạn (đảm bảo quyền lợi nhà kinh doanh bằng việc sử dụng lao động địa phương);bảo vệ môi trường (thông qua giáo dục, lập quỹ bảo tồn)
Từ sự thay đổi xu hướng du lịch trên nhiều nghiên cứu về các loại hình du lịchthay thế, mà cụ thể là du lịch sinh thái đã được thực hiện, trước hết đó là nghiên cứu vềmặt lý luận, tiêu biểu cho xu hướng tiếp cận này là nghiên cứu của Dernoi (1981),Ceballos-Lascurain, H (1987), Fennell David A (1999), Kreg Lindberg và Donal.E.Hawkins (1999), E.Boo (1990), P.J Devlin, RJ Ryan (1998), Wearing, S.y Neil, J.(1999), Valentine, P S (1993), Puertas Cañaveral, I (2007)… Những tác giả trên đã cónhững nghiên cứu rất sâu sắc từ thực tiễn để đúc kết thành lý luận về du lịch sinh thái Ceballos-Lascurain, H (1987), chỉ ra rằng: Du lịch sinh thái là du lịch đến nhữngkhu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, thamquan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá.Theo E Boo (1990), cho rằng: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong cácvùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêmngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu.Kreg Lindberg và Donal.E Hawkins (1999), nhấn mạnh những đặc điểm và nguyên tắc
cơ bản để thực thi hoạt động du lịch sinh thái trên những địa bàn nhất định Nghiên cứunày phân tích khá sâu sắc mối quan hệ bền vững khi khai thác các hệ sinh thái tự nhiên
và nhân văn Từ đó đúc kết thành những nguyên tắc phục vụ cho quy hoạch và quản lý
du lịch Theo Weaver (2001) nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại trong hầuhết các định nghĩa đó là: Dựa vào thiên nhiên; Có tính bền vững; Có yếu tố về giáo dụchay nhận thức Dowling (2002) đưa thêm 2 yếu tố về du lịch sinh thái: Đem lại lợi íchcho cộng đồng và sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách
Nghiên cứu về lý thuyết du lịch sinh thái ngoài các cá nhân nêu trên thì các tổ chức dulịch quốc tế cũng có những nghiên cứu để đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như:
Hội DLST Hoa Kỳ; Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism
Society – TIES); Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) đã đưa ra
12
quan điểm về du lịch sinh thái như sau: Du lịch sinh thái nên quan tâm tới tự nhiên và văn hóa mà du khách sẽ tới để trải nghiệm; góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên và đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho cộng đồng địa phương, có quy mô nhỏ nhưng đáp ứngđược nhu cầu cao của cả du khách và nhà điều hành tour; giúp du khách có thêm kiến thức và sự tôn trọng, đánh giá cao cho các yếu tố về thiên nhiên, văn hóa, môi trường
và sự phát triển
Trang 20❖ Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLST
Trên cơ sở lí luận nêu trên, đã có nhiều nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịchsinh thái Yi-fong, Chen (2012) đã tìm hiểu tác động về mặt văn hóa xã hội của hoạtđộng du lịch mới được xây dựng tới bảo tồn văn hóa, xã hội và sinh thái Tác giả đã kếtluận rằng các nhóm khác nhau sẽ hưởng lợi hoặc chịu tác động khác nhau từ việc pháttriển DLST Phát triển du lịch ở VQG có thể sẽ làm trầm trọng hóa tính bất bình đẳng
và khác biệt giữa các nhóm trong cộng đồng Do vậy, để xây dựng một dự án du lịchsinh thái dựa vào cộng đồng cần thiết phải có hiểu biết sâu sắc về không chỉ mối quan
hệ giữa cộng đồng địa phương và môi trường mà cả những vấn đề chính trị, kinh tế vàvăn hóa tồn tại giữa các cộng đồng, cũng như giữa cộng đồng và ban quản lý VQG Hill, J.L & Hill, R.A (2011) đã đề xuất một số nguyên tắc chủ yếu nhằm đạtđược thành công trong quá trình phát triển du lịch sinh thái ở khu vực rừng nhiệt đới
Cụ thể, những nguyên tắc đó là nâng cao năng lực cộng đồng thông qua việc tạo điềukiện cho họ tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, trao đổi nhận thức giữa cộngđồng và người điều hành tour du lịch, đồng quản lý tài nguyên rừng, kết hợp đào tạo
và du lịch, giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và hệ sinh thái.Nghiên cứu này nhấn mạnh mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái vàphát triển cộng đồng địa phương
Apostu, T & Gheres, M (2009) đã phân tích thực trạng hoạt động DLST ởRomania và cho thấy những thiếu sót có thể chia thành hai nhóm, thiếu sót trong nội
bộ ngành du lịch và thiếu sót trong việc quản lý các khu rừng đặc dụng Đối với nội bộngành, vấn đề nảy sinh từ sự thất bại trong chương trình quảng bá cho
13
môi trường sinh thái ở tất cả các cấp quản lý, đặc biệt là không có chương trình phổbiến thông tin cho cộng đồng ở những khu vực có tiềm năng lớn về DLST Ở các khurừng đặc dụng, một loạt vấn đề nảy sinh nhưng không bắt nguồn từ việc không thểthực hiện được hình thức du lịch này mà nảy sinh từ thực tế thiếu một cơ chế quản lýhợp lý môi trường tự nhiên có giá trị độc đáo và quan trọng đối với việc duy trì cânbằng sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học
Samdin, Zaiton, Yuhanis A Aziz, Alias Radam and Mohd R Yacob (2013), đã đánh giá được giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman Negara Nghiên cứu cũng đã đưa ra được khung mức bằng lòng chi trả cho dịch vụ du lịch sinh thái ở vườn quốc gia và kết luận rằng du khách bằng lòng chi trả mức phí vào
Trang 21cửa cao hơn so với mức phí hiện hành
Özcan, H., Akbulak, C., Kelkit, A., Tosunoglu, M & Uysal, I (2009) nhận thấy rằng cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp để có thể phát huy tối đa tiềm năng
du lịch sinh thái Các giải pháp đó bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu của du khách, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái tới bảo tồn chim hoang dã, đồng thời đặt
những biển quảng bá thông tin về tính đặc hữu của loài chim trong khu bảo tồn Bên cạnh đó, dù có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhưng khu vực nghiên cứu cũng chịu
sự ảnh hưởng của các hoạt động của người dân sống lân cận như canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và săn bắn Chính vì vậy, những hoạt động nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển du lịch sinh thái cần phải được loại bỏ
Cùng với các nghiên cứu về DLST, du lịch nông nghiệp nói chung, du lịchvườn nói riêng cũng được quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu trên thế giới Vềmặt thuật ngữ du lịch nông nghiệp Sznajder & cs., 2009; Gil Arroyo & cs., 2013;Karampela & cs., 2021 cho rằng là một loạt các hoạt động du lịch liên quan đến nôngnghiệp Hoạt động được thực hiện trong trang trại hoặc môi trường nông nghiệp khác
để nghỉ ngơi, giải trí hoặc mục đích giáo dục Lịch sử phát triển của du lịch nôngnghiệp đã phát triển lâu đời tại các nước phát triển, nhưng sự phát triển ở
dụng hiệu quả tài sản sẵn có và giúp bảo tồn di sản văn hóa và truyền thống (Mcgehee
& cs., 2007; Barbieri, 2013) Ngoài ra, loại hình du lịch này có tiềm năng cải thiệnnăng suất nông nghiệp (Ashley & cs., 2007) cũng như giảm sự di cư từ nông thôn ra
Trang 22thành phố (Tew & Barbieri, 2012), tăng sự tham gia của xã hội (Baum & Weingarten,2004; Roman & cs., 2020), tạo thị trường mới để bán các sản phẩm nông nghiệp, pháttriển kinh tế khu vực, giáo dục khách du lịch về nông nghiệp bền vững và mang lạinhiều nguồn lực kinh tế cho chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương(Hamilpurkar, 2012)
Phát triển du lịch dựa trên hệ sinh thái nông nghiệp trên thế giới có nhiều nghiêncứu mô hình phát triển du lịch nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
Xu hướng du lịch nông nghiệp giúp nông dân chuyển đổi từ mô hình nông nghiệptruyền thống sang mô hình nông nghiệp kết hợp giải trí Theo nghiên cứu của tác giảLee (2005), Đài Loan tập trung phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp bao gồm chănnuôi, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Từ đó phát triển thành du lịch nông nghiệptheo chủ đề, nhằm thúc đẩy du lịch nông nghiệp thành một mô hình sống xanh kiểumẫu, cùng với giải trí nghỉ dưỡng, du lịch hồi phục sức khỏe, giáo dục di sản, bảo tồnvăn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế Hashimoto & Telfer (2010) đã chỉ ra cácsản phẩm du lịch được gắn kết chặt chẽ
15
với quá trình sản xuất nông nghiệp, kết hợp với phong cảnh nông thôn và nước khoángnóng, các tour tiêu biểu như đạp xe băng đồng và hái cà chua vào buổi sáng, du lịchthăm cánh đồng bằng tàu hỏa
Tại huyện Yeongdong của Hàn Quốc, hoạt động du lịch nông nghiệp được liên kếtchặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp Du kháchđặt chương trình tour tại Seoul thông qua công ty du lịch tại đây Công ty du lịch ởSeoul do huyện Yeongdong chỉ định và huyện cũng liên kết với tuyến xe lửa KoRail đểđưa du khách đến địa phương (Ngô Thị Phương Lan & cs., 2020) Tại điểm đến, dukhách tham gia vào du lịch nông nghiệp như tham quan trải nghiệm nơi trồng nho vàlàm rượu vang, thăm quan tại làng trải nghiệm du lịch nông nghiệp do chính các nôngdân vận hành Tại các điểm này đều phục vụ bữa ăn trưa cho du khách hoặc có nhàhàng để du khách đặt ăn Một số điểm đến cũng có nhà hàng để du khách ăn uống khitham quan trải nghiệm Thông qua mô hình trên, các chủ thể
tại địa phương có được lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp Đóchính là phần lợi nhuận được chia sẻ thông qua liên kết với công ty du lịch (Ngô ThịPhương Lan & cs., 2020)
5.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trang 23❖ Nghiên cứu lý luận
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái (DLST) thực sự được sự quan tâm, chú ý từ những năm
90 của thế kỷ 20 với nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Phạm Trung Lương và
ctg (1996), với đề tài NCKH cấp Bộ “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực
tiễn ở Việt Nam” đã trình bày những khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái; Phân tích
mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác; Xác định vị trí của dulịch sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; Đánh giá tiềm năng và hiệntrạng phát triển và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam Cóthể nói đây là nghiên tổng thể về du lịch sinh thái, cung cấp những cơ sở khoa học có độtin cậy cao cho luận án này Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch (2007), với đề tài
“Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” nghiên cứu này đã góp phần xây
dựng hệ thống
16
quy định của ngành du lịch Việt Nam nhằm quản lý và phát triển du lịch có hiệu quảcao về kinh tế - xã hội và môi trường; Đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái ở ViệtNam, làm cơ sở cho đầu tư, phát triển các khu du lịch sinh thái theo định hướng chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xem xét các căn
cứ đầu tiên công nhận các khu du lịch sinh thái, tuy nhiên để có thể
ban hành thành văn bản pháp lý cần tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho các khu du lịch sinh thái cụ thể đến từng loại hình khu du lịch sinh thái theo vị trí địa lý như khu du lịch sinh thái ở vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển cũng như tiêuchuẩn theo từng loại hình tài nguyên du lịch sinh thái
Lê Huy Bá (2006), “Du lịch sinh thái – Ecotourism” đã phân tích sâu về các quyluật tương tác giữa các thành phần môi trường trong một hệ sinh thái, tính đa dạng sinhhọc, diễn thế và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng theo quy luật vận động và phát triểncủa DLST Giới thiệu cơ sở sinh thái môi trường, sinh thái cảnh quan, cái hay, cái đẹp,cái hấp dẫn của một số loại hình sinh thái đặc thù, khai thác nhằm phục vụ cho hướngdẫn DLST và bảo vệ môi trường bền vững mà trước hết là phát triển loại hình DLSTbền vững
Nguyễn Ðình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), trong quyển “Du lịch bền vững” chorằng việc phát triển du lịch bền vững cần hiểu đúng về môi trường tự nhiên và kinh tế
xã hội, thấy được mối quan hệ tác động qua lại giữa các hệ thống để đưa ra giải phápphát triển hợp lý Bản chất của du lịch sinh thái là gắn liền với bảo vệ giá trị tự nhiên,
Trang 24giá trị nhân văn và hướng đến giáo dục ý thức của người tham gia
❖ Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLST
Nguyễn Thị Sơn (2000), tập trung phân tích thực trạng tiềm năng DLST ở VQGCúc Phương, từ đó tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển DLST; ở đây chủ yếu là cácgiải pháp mang tính định tính chứ chưa đề cập đến các phương án cụ thể để khai tháccác tiềm năng này Nguyễn Thị Tú (2006), nghiên cứu điều kiện phát
triển du lịch sinh thái và xu thế phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập Nguyễn Văn Hợp (2007) đã phân tích được thực trạng kinh doanh sản phẩm DLST ở VQG Ba Vì từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm
17
DLST ở đây Tuy nhiên, phương pháp tác giả sử dụng là phương pháp định tính.Nguyễn Văn Mạnh (2005) đã phân tích khía cạnh khai thác tiềm năng du lịch tại cácVQG để phát triển du lịch sinh thái Tác giả đã làm rõ được tiềm năng du lịch tại VQGphù hợp với tính chất và đặc điểm du lịch sinh thái tuy nhiên cụ thể hóa cần khai tháctiềm năng du lịch này như thế nào
Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam”
(được tổ chức vào tháng 9/1999) đã có rất nhiều tham luận được đưa ra về những kinh
nghiệm và thực tế phát triển DLST ở nhiều nơi như: Một số kết quả về đề tài nghiên
cứu cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, kết quả bước đầu nghiên
cứu DLST ở Việt Nam…, các kết quả nghiên cứu tại hội thảo đã là những cơ sở bổ ích
cho phát triển DLST ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được cácnội dung cơ bản của DLST, vai trò của DLST đối với phát triển bền vững và thựctrạng phát triển DLST của Việt Nam (Tổng cục du lịch Việt Nam, 1999)
Nguyễn Đình Hòa (2006) đã phân tích điều kiện và giải pháp phát triển du lịchsinh thái của Việt Nam nhưng trong nghiên cứu này tác giả cũng chưa làm nổi bật
được hoạt động này của Việt Nam Hoàng Hoa Quân, Ngô Hải Dương (2005) Hoạt
động du lịch sinh thái tại Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, các tác giả đã
làm rõ thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam Đức Phan (2004), với
nghiên cứu Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, đã phân tích được xu
hướng phát triển du lịch và đã kết luận trong tương lai du lịch hướng tới thiên nhiên,
du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến trên thế giới và Việt Nam cần đón đầuđược xu hướng này để phát triển ngành dịch vụ du lịch sao cho có hiệu quả
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời gắn với không gian nông
Trang 25thôn thanh bình và nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng Việc khaithác du lịch nông nghiệp/ nông thôn sẽ là một lợi thế lớn và có tiềm năng phát triển rấtcao Cho nên, việc chú trọng đến và đầu tư vào mô hình phát triển du lịch nông nghiệptrên cơ sở các hệ sinh thái nông nghiệp là hết sức cần thiết cho sự
phát triển du lịch, đồng thời góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
18
nâng cao đời sống nông dân, tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Nguyễn Thị Thu Hương (2016) với công trình Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn
Hưng Yên đã tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn của các nước trên thế
giới (Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc) và kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn của các địa phương trong nước (Ngòi Tu, Vũ Linh, Yên Bình, tỉnh Yên Bái; bản Lác, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; cù lao An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), kết hợp với việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông thôn của tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch nông
thôn tại địa phương Đỗ Thị Thùy Trang (2018) với công trình Phát triển du lịch nông
nghiệp thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận
và thực tiễn về phát triển DLNN để vận dụng vào xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt; làm rõ tiềm năng và thực trạng của tài nguyên DLNN tại thành phố Đà Lạt, phân tích về thế mạnh cũng như hạn chế của DLNN tại thành phố Đà Lạt Từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể đẩy mạnh phát
triển DLNN ở thành phố Đà Lạt Đào Hồng Bích (2018) với công trình Giải pháp phát
triển du lịch nông nghiệp ở huyện Mù Cang Chải - Yên Bái đã phân tích tiềm năng, thực
trạng phát triển DLNN ở huyện Mù Cang Chải Thông qua phân tích mục tiêu, định hướng đến năm 2025 về phát triển DLNN ở huyện Mù Cang Chải, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển bền vững
mô hình DLNN tại địa phương Nguyễn Thị Hằng (2022) với công trình Mô hình du
lịch nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp công viên nông nghiệp Long Việt, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã sử dụng cấu trúc của mô hình du lịch gồm 3 hợp phần: hợp
phần tổ chức quản lý, hợp phần sản phẩm và hợp phần triển khai để đối chiếu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của mô hình công viên nông nghiệp Long Việt Từ
đó đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của mô hình này trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đào Ngọc Cảnh (2016) đã đề cập đến các tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long - nơi được coi là "vựa lúa",
Trang 2619
"vựa tôm - cá" và "vựa trái cây" của Việt Nam Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giảipháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bềnvững Trong vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang cũng đã triển khai một số mô hình du lịchnông nghiệp do Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp với Tổ chức Nông dân Hà Lanthực hiện Dự án phát triển du lịch cho các hộ nông dân (2007-2014), đem lại hiệu quảthiết thực cho người dân địa phương Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu về du lịch nôngnghiệp của các tác giả như Trần Thị Tuyết Vân (2015), Thanh Hải (2012), Nguyễn ThịSơn và Nguyễn Phú Thắng (2014), v.v
❖ Nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLSTMV
“Du lịch sinh thái miệt vườn” đã được xác định là một loại hình du lịch đặc thùcủa vùng ĐBSCL Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam (Viện NCPTDL, 2013) đã
nêu hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là “du lịch sinh thái (miệt
vườn, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội” Các địa bàn trọng điểm
du lịch của vùng ĐBSCL: Tiền Giang-Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn
Nhìn chung, thuật ngữ “Miệt vườn” được các nhà nghiên cứu đề cập đến theo cácgóc độ sau:
+ Miệt vườn nhìn từ góc độ văn hóa
Sơn Nam (1970), trong Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và Văn
minh Miệt Vườn, đã cho thấy những nét đặc trưng về các giá trị văn hóa truyền thống
của ĐBSCL, đặc biệt Sơn Nam đã trình bày khá chi tiết về nét văn hóa, văn minh miệtvườn nói riêng và của vùng đất Nam Bộ nói chung
Trần Ngọc Thêm (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa –
văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã miêu tả rất rõ nét văn hóa đặc trưng đểtrên cơ sở đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ
Nguyễn Thanh Long (2008), Miệt vườn sông nước Cửu Long, NXB Lao động,
tác giả chủ yếu sưu tầm nét văn hóa và cảnh quan miệt vườn sông nước Cửu Long quahình ảnh để giới thiệu với mọi người
20
Tổng cục du lịch – Hội thảo du lịch sinh thái các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
– thành phố Long Xuyên, An Giang năm 2006 Các tham luận tóm tắt vấn đề thực trạng,
Trang 27phương hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái – văn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long
+ Du lịch sinh thái miệt vườn
Hội thảo quốc gia về phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch Vườn trái cây
gắn với du lịch miệt vườn, ngày 21/04/2010 tại Tiền Giang Trong buổi hội thảo các
phát biểu tham luận của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu du lịch, nhà kinh doanh dulịch và nhà vườn đánh giá đúng tình hình thực tế của du lịch miệt vườn sông nước CửuLong Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: cơ sở hạtầng yếu kém, hoạt động kinh doanh du lịch còn đơn điệu, đội ngũ nhân viên chưachuyên nghiệp, các hoạt động lưu trú, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đúng mức
Đỗ Thu Nga (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến
tre, đã đề cập về thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và đề xuất một số định
hướng và giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre Phạm Lê
Hồng Nhung (2006), Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn ở
Tiền Giang đã đưa ra những cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp
nhằm phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn ở Tiền Giang Võ Thị Ánh Vân (2013),
Lê Văn Hưng (2013), nghiên cứu về hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn, đưa ranhững nhận xét đánh giá chung về tình hình du lịch và định hướng phát triển du lịchsinh thái bền vững dưới góc độ sinh thái học
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn –sông nước” và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đối với loại hình dulịch “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
Từ thực tiễn nghiên cứu trên cho phép tác giả kế thừa, tiếp thu các kết quả nghiên cứutrước đó để xây dựng cơ sở lý luận du lịch sinh thái miệt vườn, xây dựng tiêu chí đánhgiá tiềm năng, hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nhằm khai thác hợp lí và có
hiệu quả các lợi thế về du lịch STMV của tỉnh và địa phương
21
lân cận, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch ĐBSCL
6 Đóng góp mới của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận về DLST nói chung, DLSTMV nói riêng để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang để
Trang 28làm rõ tiềm năng phát triển loại hình du lịch đặc trưng này tại địa bàn nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái miệt vườn
Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt
vườn tỉnh Tiền Giang
Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh
1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm đã xuất hiện vào cuối những năm 80, đầu 90của thế kỷ XX Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về cụm từ “du lịch sinh thái” Tuynhiên, do các cách hiểu khác nhau nên khó có thể đưa ra một định nghĩa chung, thốngnhất về “du lịch sinh thái”
Năm 1984, Hiệp hội Du lịch sinh thái có đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch trách nhiệm đến những vùng tự nhiên, có hỗ trợ bảo tồn quần thể
tự nhiên và phát triển bền vững cộng đồng” (Cục Kiểm lâm và Tổ chức Phát triển
Quốc tế Tây Ban Nha – FUNDESO, 2004)
Hector Ceballos-Lascurain (1987) định nghĩa:“Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch có liên quan mật thiết với các khu vực tự nhiên chưa bị xâm chiếm và có các mục tiêu về nghiên cứu, chiêm ngưỡng cảnh quan, động thực vật hoang dã cũng như tìm hiểu các khía cạnh văn hóa đang tồn tại (cả trong quá khứ và hiện tại) có trong những vùng tự nhiên đó”
Theo Boo (1991): "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng
có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khả tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng,
Trang 29thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu
Năm 1994, Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) đã đưa ra quan điểm về
du lịch sinh thái như sau:
- Du lịch sinh thái nên quan tâm tới tự nhiên và văn hóa mà du khách sẽ tới để trải nghiệm
- Du lịch sinh thái nên góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên và đem lại lợi ích
về mặt kinh tế cho cộng đồng địa phương
- Du lịch sinh thái hầu như có quy mô nhỏ nhưng đáp ứng được nhu cầu cao
23
của cả du khách và nhà điều hành tour
- Du lịch sinh thái giúp du khách có thêm kiến thức và sự tôn trọng, đánh giá cao cho các yếu tố về thiên nhiên, văn hóa, môi trường và sự phát triển (Sook & May,
- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức
Page và Dowling (2002) đưa thêm 2 yếu tố:
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng
- Sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách
Năm 1999, VNAT đã phối hợp với một sổ Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF,
IUCN tổ chức Hội thảo quốc gia về: "Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch sinh thái
ở Việt Nam" Hội thảo đã đưa ra một định nghĩa về Du lịch sinh thái như sau: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương"
Luật Du lịch Việt Nam (2017) xác định: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch
dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.”
Theo Quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày
27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Du lịch sinh thái
Trang 30là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai”
Có thế thấy quan điểm về du lịch sinh thái được thế hiện ở nhiều dạng khác
24
nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu, của các tổ chức và tùy vàođiều kiện đặc thù của các quốc gia, các khu vực địa lý, hành chính khác nhau Nơi nào
ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn, thì tiêu chí thiên nhiên hoang sơ được
đề cập đến nhiều hơn Có những nơi thì ý thức bảo tồn thiên nhiên cũng như yếu tố tiêuchí giáo dục môi trường, sinh thái, tiêu chí về quản lý bền vững được chú trọng nhiềuhơn
Như vậy, cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở và cho dù cónhững khác biệt nhất định, nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thốngnhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải có những đặc tính cơ bản nhưsau:
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hoá bản địa - Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng Quan điểm trên cóthể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch sinh thái tham khảo, nhằm đánh giá chính xác nguồn tài nguyên du lịch sinh thái của nước
ta, từ đó có thể vạch ra những chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Trên thực tế ở Việt Nam, quan niệm về du lịch sinh thái cũng có những yếu tốchưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm du lịch và các bên liênquan Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng thực chất là phải có đóng góp cho sự phát triểncủa cộng đồng địa phương một cách trực tiếp bằng các lợi ích tài chính trực tiếp nhưviệc làm và tiền lương nhân công, trích nguồn thu tái đầu tư cho phúc lợi xã hội củacộng đồng địa phương, bù đắp cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại chỗ vànhư vậy thì hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa được triển khai theo đúng nghĩacủa nó tại nhiều khu vực Tuy nhiên, có một yếu tố mà tất cả mọi người đều công nhận,
Trang 31đó là chỉ các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên mới được xem như là hoạt động dulịch sinh thái Chính vì yếu tố này nên hoạt động du lịch
25
sinh thái lại có thể phân loại theo tính chất của các tài nguyên đặc trưng nhất nơi nó diễn ra, ví dụ như du lịch sinh thái núi diễn ra tại các vùng núi có độ cao trên 1000 mét,
du lịch sinh thái biển đảo được diễn ra tại các vùng ven biển, hải đảo, …
Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh các hệ sinh thái tự nhiên, các hệ sinh thái nhânvăn như hệ sinh thái nông nghiệp đặc thù (miệt vườn) cũng đang là điểm hấp dẫn dulịch và theo đó ở các phần sau sẽ có các phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh tháitheo từng kiểu tài nguyên du lịch sinh thái đặc trưng như:
- Du lịch sinh thái các VQG&KBT: là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Du lịch sinh thái biển: là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại những nơi có
hệ sinh thái biển đặc thù, đa dạng
- Du lịch sinh thái sông hồ là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại những khuvực có tài nguyên thiên nhiên nổi trội là các hệ sinh thái nước ngọt (hệ sinh thái nướcđứng - hồ và nước chảy - sông, suối) và các sản phẩm du lịch chính có liên quan đến sửdụng mặt nước
- Du lịch sinh thái miệt vườn: là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại nhữngkhu vực có tài nguyên du lịch sinh thái nổi trội là các miệt vườn - hệ sinh thái nôngnghiệp đặc thù
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Trong thực tế, có một số hình thức du lịch có những đặc điểm và màu sắc tương
tự như du lịch sinh thái vì yếu tố tiền đề của những loại hình du lịch này là dựa vàonguồn tài nguyên tự nhiên như Du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch hoang dã,
du lịch nông thôn Thực chất, du lịch sinh thái có những đặc điểm khác biệt nhất định
so với các loại hình du lịch khác Bên cạnh những đặc điểm, tính chất chung của hoạtđộng du lịch như tính đa ngành, đa thành phần, đa mục tiêu, tính liên vùng, liên quốcgia, tính mùa vụ , du lịch sinh thái còn có những đặc tính riêng cơ bản sau (Lê Huy Bá,2016):
- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh thái đều
mang tính thân thiện môi trường cao Ngay từ khâu quy hoạch xây dựng cho
26
Trang 32đến khâu tổ chức hoạt động đều tuân thủ một nguyên tắc không can thiệp thô bạo đếnmôi trường tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường Điều này liênquan đến công nghệ và vật liệu sử dụng trong xây dựng và quản lý hoạt động của dulịch sinh thái
-Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa: Các hoạt động du lịch
sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái, về đa dạng sinh học
và các giá trị văn hóa truyền thống Qua đó, khách du lịch sinh thái có thể nâng cao nhận thức về môi trường và có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và nền văn hóa truyền thống
- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu trình độ quản lý
chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, có kiến thức nghiệp vụchuyên môn cao và kiến thức về môi trường sinh thái bao quát về khu du lịch Tínhchuyên nghiệp được thể hiện trước hết ở trình độ, năng lực của nhà quản lý Yêu cầuđối với nhà quản lý du lịch sinh thái không chỉ giỏi về nghiệp vụ quản trị du lịch, nănglực tổ chức tốt, mà còn am hiểu tốt về hệ sinh thái, về đa dạng sinh học, về văn hóa và
cả nghiệp vụ bảo tồn
- Tính định hướng thị trường: Do đặc tính của mình, du lịch sinh thái có tính
định hướng thị trường rất cao Thường du lịch sinh thái có một phân khúc thị trườngriêng, những người ưa khám phá, tìm hiểu và có trình độ nhất định Do vậy để pháttriển du lịch sinh thái, vấn đề nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến có vai trò đặcbiệt quan trọng Tác giá Phạm Trung Lương đã đúc kết một số đặc điểm của khách dulịch sinh thái như sau:
+ Đó là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên
+ Thích hoạt động ngoài thiên nhiên
+ Thường có thời gian đi du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên
+ Thường không đòi hỏi cao về đồ ăn thức uống hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi
27
- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo những mục tiêu bảo
tồn, giảm thiểu những tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các đoàn khách
du lịch sinh thái thường có quy mô không lớn, thường lập thành nhóm khoảng 15 người
Trang 33và tần suất hoạt động tại các điểm du lịch cũng không dày
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao: Đây là một đặc
điểm mà nhiều loại hình du lịch khác không nhất thiết phải có Bởi vì du lịch sinh tháihướng đến những khu vực thiên nhiên rất nhạy cảm với những tác động, nhất lả tácđộng của con người Do vậy yêu cầu trước tiên là phải có sự tham gia của cộng đồng.Chính những người dân ở các khu vực trên sẽ là người bảo vệ đắc lực nhất cho hệ sinhthái của mình
Với đặc tính trên, du lịch sinh thái được quản lý phát triển sẽ mang lại những lợiích vô cùng thiết thực đối với phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển xã hội mộtcách bền vững nói chung
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt giữa DLSTvới các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác Du khách khi rời khỏi nơi mình đếntham quan sẽ có được sự hiểu biết cao hơn về giá trị của môi trường tự nhiên, về nhữngđặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa Với những hiểu biết đó, thái độ cư xửcủa du khách sẽ thay đổi biểu hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảotồn và phát triển các giá trị tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực (Lê Huy Bá-chủbiên, 2016)
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩnnhững tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên Nếu như đối với những loạihình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái chưa phải là những
ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản,quan trọng cần phải bảo vệ vì:
sự đi xuống của hoạt động DLST
+ Với nguyên tắc này mọi hoạt động sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu
Trang 34tác động đối với môi trường, đồng thời góp phần thu nhập từ hoạt động DLST
sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự pháttriển của hệ sinh thái
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST,bởi vì các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trịmôi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục,sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làmmất đi sự cân bằng vốn có Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST.Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ýnghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Đây vừa là
nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của DLST Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc các công ty lữ hành Ngược lại, DLST dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa
phương
Ngoài ra, DLST luôn luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dânđịa phương như: đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho du khách,cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách… thông qua đó sẽtạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Kết quả là cuộc sống củangười dân sẽ bị ít phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy
lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
29
để phát triển DLST Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đờinay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự, nhữngngười bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn ra hoạtđộng DLST
1.1.4 Tài nguyên du lịch sinh thái
1.1.4.1 Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng
và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình Tài nguyên được phân loại thành tài
Trang 35nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tàinguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam(2017), “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắnvới giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sựtham gia tích cực của cộng đồng địa phương Từ quan niệm trên, việc xác định tàinguyên để phát triển loại hình du lịch này là cần thiết
Theo Lê Huy Bá (2016), "Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST.” Như vậy, tài nguyên DLST là một bộ
phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một
hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
30
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn liền với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST bao gồm các tài nguyên đang khai thác và các tài nguyên chưakhai thác Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào: Khả năngnghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn có còn tiềm ẩn; Yêucầu phát triển các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng củakhách DLST;Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên, đặc biệt ởnhững nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm; Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năngtài nguyên
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, một số loại tài nguyênDLST chủ yếu được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST baogồm: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với
Trang 36nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các khu bảo tồn thiên nhiên, các VQG, các sânchim,…); Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,
…); Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của các
hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thốnggắn với các truyền thuyết của cộng đồng,…
1.1.4.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái
- Tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng và phong phú
Được hình thành trên cơ sở các tài nguyên trong tự nhiên (bản thân tự nhiên rất đadạng và phong phú) nên tài nguyên du lịch sinh thái cũng mang chung đặc điểm này.Trong đó có các hệ sinh thái đặc biệt (vùng đất ngập nước, vùng địa hình Kasrt…) nơitồn tại, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật quý hiếm, thậm chí có nhữngloài tưởng chừng đã tuyệt chủng Do đó, tài nguyên du lịch sinh thái có sức hấp dẫn đặcbiệt đối với khách du lịch
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nhạy cảm với những yếu tố tác động Tài nguyên
du lịch sinh thái rất nhạy cảm đối với những tác động của con người, bất cứ mọi sự tác
động nào của con người cũng làm thay đổi tính chất của tự
31
nhiên và một hợp phần của tự nhiên, hoặc làm mất đi một số loài sinh vật cấu thành nên
hệ sinh thái nào đó sẽ là nguyên nhân làm thay đổi và thậm chí làm biến mất hệ sinh thái đó
- Thời gian khai thác tài nguyên du lịch sinh thái là không đồng nhất Có tài
nguyên du lịch sinh thái khai thác được quanh năm; Có tài nguyên du lịch sinh thái theo mùa vụ, chủ yếu dựa vào các yếu tố khí hậu, mùa di cư, sinh sản của các loài sinh vật,… Ví dụ: đi thăm vườn trái cây
Do đó, để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, các nhà quản lý, tổchức điều hành phải hiểu rõ các tài nguyên du lịch sinh thái để đưa ra những giải pháptốt nhất, hiệu quả nhất
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
Đây là một đặc điểm có tính chất đặc trưng của tài nguyên du lịch sinh thái Vìnếu những tài nguyên này nằm gần các khu dân cư thì chúng sẽ nhanh chóng bị suygiảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa do tác động trực tiếp của người dân (chặtcây, săn bắn…) để phục vụ các nhu cầu cuộc sống của mình Ở Việt Nam các tàinguyên này thường nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia