1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu dành cho học sinh lớp 6

110 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu dành cho học sinh lớp 6
Tác giả Phan Thị Ngọc Châu
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

3: Triển khai chương trình giáo dục có lồng ghép kiến thức BVMT và ứng phó với BĐKH vào chương trình học của học sinh khối 6 thí điểm tại trường Nguyễn Chí Thanh, quận 12 4: Đánh giá h

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

-o0o -

PHAN THỊ NGỌC CHÂU

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DÀNH CHO HỌC

SINH LỚP 6 ENHANCEMENT OF ENVIRONMENTAL

PROTECTION AND CLIMATE CHANGE

ADAPTATION EDUCATION FOR 6TH GRADE

Trang 2

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

-o0o -

PHAN THỊ NGỌC CHÂU

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DÀNH CHO HỌC

SINH LỚP 6 ENHANCEMENT OF ENVIRONMENTAL

PROTECTION AND CLIMATE CHANGE

ADAPTATION EDUCATION FOR 6TH GRADE

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS PHẠM GIA TRÂN

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS PHAN THU NGA

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp HCM, ngày 9 tháng 7 năm 2019

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 Chủ tịch hội đồng: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ

2 Cán bộ nhận xét 1: TS PHẠM GIA TRÂN

3 Cán bộ nhận xét 2: TS PHAN THU NGA

4 Ủy viên hội đồng: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

Trang 4

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: PHAN THỊ NGỌC CHÂU MSHV: 1770241

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường Mã số: 60850101

I TÊN ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Nhiệm vụ: Khảo sát, đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi về vấn đề BVMT và ứng phó

BĐKH của học sinh khối 6 trên địa bàn Tp HCM Xây dựng sổ tay môn học lồng ghép kiến thức

BVMT và ứng phó với BĐKH vào các môn học cho học sinh khối 6

2 Nội ung nghi n ứu

(1): Đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh khối 6 trên địa bàn Tp HCM về vấn

đề BVMT và ứng phó với BĐKH

(2): Xây dựng chương trình giáo dục có lồng ghép kiến thức BVMT và ứng phó với BĐKH

vào các môn học trong chương trình học khối 6

(3): Triển khai chương trình giáo dục có lồng ghép kiến thức BVMT và ứng phó với BĐKH

vào chương trình học của học sinh khối 6 thí điểm tại trường Nguyễn Chí Thanh, quận 12

(4): Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục có lồng ghép kiến thức BVMT và ứng phó với

BĐKH vào các môn học trong chương trình học khối 6

(5): Điều chỉnh chương trình giáo dục có lồng ghép kiến thức BVMT và ứng phó với BĐKH

vào các môn học trong chương trình học khối 6

(6): Đề xuất kế hoạch triển khai chương trình trên quy mô rộng hơn nhằm nâng cao nhận

thức, thái độ và hành vi của học sinh khối 6 về BVMT và ứng phó BĐKH

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN

TP.HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2019

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN TS LÂM VĂN GIANG

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS VÕ LÊ PHÚ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Xây Dựng Chương Trình Giáo Dục Truyền Thông Bảo Vệ Môi Trường Và Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Dành Cho Học Sinh Lớp 6” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy, cô giáo trường Đại học Bách Khoa Tp HCM để hoàn thành

luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, phòng Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo khoa Môi trường và Tài nguyên đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Cô Phạm Nguyễn Kim Tuyến – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn:

– Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường THCS Nguyễn Chí Thanh, quận 12 – Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, xong có thể còn

có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo

Chân thành cảm ơn!

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn được thực hiện với mục tiêu đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi

về vấn đề BVMT và ứng phó với BĐKH của học sinh khối 6 trên địa bàn Tp HCM Xây dựng chương trình BVMT và ứng phó với BĐKH lồng ghép vào các môn học cho học sinh khối 6 Nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của các em học sinh khối 6 tại Trường THCS Nguyễn Chí Thanh về vấn đề BVMT và ứng phó với BĐKH Đề tài đã tiến hành khảo sát 800 em học sinh khối 6 trên địa bàn Tp HCM tại 10 quận huyện, mỗi quận huyện 2 trường, mỗi trường 40 học sinh Sau đó triển khai chương trình BVMT và ứng phó với BĐKH cho các em học sinh khối 6 tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh, bao gồm 5 tuần cho 9 lớp 6 với 5 chủ đề 5 chủ

đề được truyền thông là: Thời tiết, khí hậu và BĐKH; Nguyên nhân của BĐKH; Tác động của BĐKH; Các hành động để BVMT và ứng phó với BĐKH; Các hoạt động rèn luyện kỹ năng trong BVMT và ứng phó với BĐKH

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay hầu hết các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH Cụ thể có 83,5% học sinh đã từng nghe về BĐKH và cũng đã có những hiểu biết về BĐKH tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và toàn diện Bên cạnh đó, thái độ và hành vi của học sinh về vấn đề này cũng được đánh giá rất tích cực Điều đó cho thấy sự hiểu biết, nhận thức của học sinh về BĐKH ngày càng được nâng cao Ngoài ra qua thu thập ý kiến của giáo viên trong việc giảng dạy và nâng cao nhận thức về môi trường

và BĐKH trong các môn học cho thấy giáo viên tại các trường THCS được khảo sát đều có sự quan tâm và có thái độ tích cực đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh của mình Trong đó vấn đề lồng ghép, thường xuyên nhắc nhở học sinh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa được đa phần thầy cô đề xuất đến

Đó là một tín hiệu tốt, giúp việc tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về BVMT và ứng phó BĐKH cho học sinh ở các trường THCS tại một số địa bàn nói riêng và toàn Tp HCM nói chung được hiệu quả hơn

Trang 7

ABSTRACT The thesis is conducted with the objective of assessing awareness, attitudes and behaviors on environmental protection and climate change response of students

in the 6th grade in the HCM city Developing environmental protection program and responding to climate change integrated into subjects for grade 6 students Raising awareness, attitudes and behaviors of students in grade 6 at Nguyen Chi Thanh Secondary School on environmental protection and responding to climate change The study has surveyed 800 pupils of the 6th grade in the HCM city in 10 districts and 2 schools in each district, each school has 40 students After that, we implemented the environmental protection and climate change response program for students in the 6th grade at Nguyen Chi Thanh secondary school, including 5 weeks for 9 classes 6th grade with 5 topics: 5 communication topics are: Weather, climate and climate change; Causes of climate change; Impact of climate change; Actions for environmental protection and climate change response; Activities of skills training in environmental protection and climate change response

Through the survey results, most students are now aware of the importance of protecting the environment and responding to climate change Specifically, 83.5%

of students have heard about climate change and also have knowledge about climate change but are still incomplete and comprehensive Besides, students' attitudes and behaviors on this issue are also very positive This shows that the understanding and awareness of students about climate change is increasingly high In addition, by collecting teachers' opinions in teaching and raising awareness about environment and climate change in the subjects, these surveyed teachers in all secondary schools have interest and positive attitude and giving the ideas to raise awareness for their students In which, the issue of integration, regularly reminding students and organizing extracurricular activities are proposed by most teachers

That is a good signal, helping to increase education to raise awareness about environmental protection and responding to climate change for students at secondary schools in some areas in particular and the whole HCM city is generally more efficient

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các thông tin, số liệu thống kê, hình ảnh và các thông tin thu thập đều đƣợc trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019

Học viên

PHAN THỊ NGỌC CHÂU

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ii

ABSTRACT iii

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 t u t u 2

1.4.2 đ ều tr , k ảo s t t ực đị 2

1.4.3 t ố kê v sử ý số u 3

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

1.6 KHUNG NGHIÊN CỨU 3

1.7 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.7.1 t số k 5

1.7.2 T c đ củ b ế đ k í ậu 5

1.7.3 Ứ ó vớ b ế đ k í ậu 8

1.7.4 C c c trì â c o ậ t ức c đồ ằ ứ ó vớ b ế đ k í ậu 11

1.7.5 C c ê cứu tro v o ớc 15

1.7.6 T u đị b ê cứu 19

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

2.1 NHẬN THỨC CỦA CÁC EM HỌC SINH KHỐI 6 TẠI TP HCM VỀ VẤN ĐỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH 25

2.1.1 N ậ t ức củ ọc s về BĐKH 25

2.1.2 T đ củ ọc s về BĐKH 29

2.1.3 H v củ ọc s về BĐKH 32

Trang 10

2.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC LỒNG GHÉP KIẾN THỨC BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO CHƯƠNG

TRÌNH HỌC KHỐI 6 33

2.2.1 Ý k ế o v ê về v c tuyê truyề ắc ở t ờ xuyê 34

2.2.2 Ý k ế o v ê về v c ồ é k ế t ức BV T v ứ ó vớ BĐKH v o c c b ọc có ê u c o ọc s ớ 6 35

2.2.3 Ý k ế o v ê về v c ồ é k ế t ức BV T v ứ ó vớ BĐKH v o oạt đ oạ k ó c o ọc s ớ 6 36

2.3 DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRU ỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỚP 6 TẠI TRƯỜNG THCS NGU ỄN CHÍ THANH 37

2.3.1 Xây dự c trì truyề t ô ô tr ờ v ứ ó BĐKH d c o ọc s ớ 6 tạ tr ờ THCS N uyễ C í T uậ 12 38

2.3.2 Tr k ả dạy c trì truyề t ô ô tr ờ v ứ ó BĐKH tạ tr ờ THCS N uyễ C í T uậ 12 47

2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRU ỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG VÀ ƯPBĐKH TẠI TRƯỜNG THCS NGU ỄN CHÍ THANH 54

2.4.1 N ậ t ức củ ọc s k ố 6 tr ờ THCS N uyễ C í T về vấ đề BV T v ứ ó vớ BĐKH 54

2.4.2 T đ củ ọc s k ố 6 tr ờ THCS N uyễ C í T về vấ đề BV T v ứ ó vớ BĐKH 58

2.4.3 H v củ ọc s k ố 6 tr ờ THCS N uyễ C í T về vấ đề BV T v ứ ó vớ BĐKH 59

2.5 THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN 61

2.5.1 T uậ ợ 61

2.5.2 K ó k ă 61

2.6 ĐỀ UẤT PHƯƠNG ÁN DU TRÌ CHƯƠNG TRÌNH TRU ỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG VÀ ƯPBĐKH TẠI TRƯỜNG THCS NGU ỄN CHÍ THANH 62

2.7 DỰNG SỔ TA MÔN HỌC LỒNG GHÉP KIẾN THỨC BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CHO CHƯƠNG TRÌNH HỌC KHỐI 6 62

PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 65

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

ụ ục 1 71

ụ ục 2 77

Trang 11

ụ ục 3 78

ụ ục 4 90

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 1.1 Đặc điểm 20 trường được khảo sát 21

2 Bảng 2.1 Số lượng phiếu khảo sát ý kiến giáo viên 33

3 Bảng 2.2 Nội dung lồng ghép kiến thức BVMT và ứng phó với

BĐKH vào chương trình học của học sinh lớp 6

63

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

2 Hình 1.2 Các quận huyện được khảo sát 19

4 Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về

BĐKH

25

5 Hình 2.2 Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH 26

8 Hình 2.5 Hoạt động bảo vệ môi trường 27

15 Hình 2.12 Các em xung phong trả lời các câu hỏi 48

16 Hình 2.13 Các em phát biểu về khái niệm thời tiết, khí hậu,

BĐKH

49

17 Hình 2.14 Các em chơi trò chơi đi trên ván gỗ và đi xe đạp chậm 49

18 Hình 2.15 Các em thảo luận về nguyên nhân gây BĐKH 50

19 Hình 2.16 Các em học về chủ đề nguyên nhân gây BĐKH tại thư

Trang 15

24 Hình 2.21 Giờ thực hành trồng cây của các em học sinh 54

25 Hình 2.22 Nghe về khái niệm BĐKH của học sinh khối 6 tại

trường THCS Nguyễn Chí Thanh

55

26 Hình 2.23 Nguồn cung cấp thông tin BĐKH của học sinh khối 6

tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh

31 Hình 2.28 Các chương trình truyền thông giáo dục môi trường tại

Tp HCM mà các em khối 6 trường THCS Nguyễn Chí Thanh

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH), trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và hoạt động nhằm đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH

Về mặt xã hội, cần phải biết tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng túi nilon, phát triển xanh, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay

vì sử dụng phương tiện cá nhân để giảm thiểu lượng khí thải ra,… Bên cạnh những biện pháp về mặt tự nhiên và xã hội, ta cũng cần có những biện pháp về mặt giáo dục nhằm nâng cao kiến thức về BĐKH trong cộng đồng và đặc biệt là học sinh để đẩy lùi và giảm nhẹ tác hại của BĐKH

Ở cấp tiểu học các em đã được các thầy cô chỉ dẫn cho phân loại rác, được nhắc nhở bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, các em được học các hoạt động để bảo vệ môi trường nhưng các em không biết ý nghĩa của các việc mình làm Bước vào lớp 6 nhận thức của các em đã cao hơn, các thầy cô dạy các môn khác nhau sẽ có thời gian hơn giáo viên tiểu học Đây là lúc thích hợp để các em biết ý nghĩa của các hành động để BVMT và ứng phó BĐKH Do đó, đề tài “Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH dành cho học sinh khối 6” được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá hiện trạng, nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh lớp 6 về BVMT và ứng phó BĐKH Cùng với việc lấy ý kiến đề xuất của giáo viên về giáo dục môi trường góp phần xây dựng chương trình ứng phó với BĐKH lồng ghép vào các môn học cho học sinh khối 6 và đề xuất các biện pháp giáo dục môi trường thiết thực trong môi trường học đường là rất cần thiết

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi về vấn đề BVMT

và ứng phó với BĐKH của học sinh khối 6 trên địa bàn Tp HCM Xây dựng chương trình BVMT và ứng phó với BĐKH lồng ghép vào các môn học cho học sinh khối 6 Nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của các em học sinh khối 6 tại Trường THCS Nguyễn Chí Thanh về vấn đề BVMT và ứng phó với BĐKH

Trang 17

Đố t ợng nghiên cứu: Chương trình giáo dục có lồng ghép kiến thức BVMT

và ứng phó với BĐKH vào chương trình học khối 6

Phạm vi nghiên cứu: 20 trường THCS trên địa bàn Tp HCM

Để đạt được các nội dung nghiên cứu trên, các công cụ và phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được áp dụng:

1.4.1 Ph ng pháp tổng qu n t i iệu

Phương pháp tổng quan tài liệu: thu thập, tham khảo, chọn lọc và tổng hợp

toàn diện các tài liệu liên quan đến đề tài Tổng quan nghiên cứu là một công cụ hết sức cần thiết với bất kỳ một nghiên cứu nào

Mục đích của thu thập tài liệu là để làm cơ sở lý luận khoa học chứng minh giả thuyết hay các vấn đề nghiên cứu đặt ra

Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin liên quan đến tình hình BVMT - ứng phó BĐKH tại Việt Nam và các nước trên Thế giới, thông tin về các hoạt động truyền thông đã và đang được áp dụng tại Tp HCM (đặc biệt là áp dụng cho THCS)

Phương pháp thu thập số liệu trong đề tài này được sử dụng để tìm kiếm, chọn lọc những thông tin liên quan đến công tác truyền thông bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH hiện nay, thu thập nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến công tác truyền thông BVMT và ứng phó BĐKH Từ đó tổng hợp thông tin, phân tích và tiến hành xử lý số liệu theo mục tiêu của đề tài đặt ra

Tài liệu trong đề tài thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: tạp chí, sách, luận

án, internet,… Tài liệu được ưu tiên theo thứ tự: sách giáo khoa, tạp chí, bài báo, các bài hội thảo, luận văn, luận án và cuối cùng là internet

1.4.2 Ph ng pháp điều tr , khảo sát thự đị

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát 20 trường THCS

trên 10 quận huyện cùng với khảo sát các thầy cô dạy các môn học của khối 6

- Mẫu phiếu khảo sát thứ nhất: Đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ, của các

em học sinh khối 6 trên địa bàn Tp HCM về vấn đề BVMT và ứng phó với BĐKH

Trang 18

- Mẫu phiếu khảo sát thứ 2: Khảo sát xin ý kiến của các thầy cô dạy khối 6 về vấn đề lồng ghép BVMT và ứng phó với BĐKH vào chương trình học của lớp 6 tại 20 trường THCS trên 10 quận huyện của Tp HCM

Bảng hỏi khảo sát học sinh (đính kèm phụ lục) gồm 2 phần:

Phần 1: Gồm các câu hỏi tìm hiểu thông tin học sinh đối với môn học yêu thích, phương pháp học yêu thích, thời gian học,…

Phần 2: Gồm các câu hỏi tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về BVMT và ứng phó BĐKH

Bảng hỏi được soạn với nhiều hình thức khác nhau, có loại câu hỏi một lựa chọn, học sinh lựa chọn một đáp án phù hợp với mình nhất; câu hỏi nhiều lựa chọn, học sinh có thể chọn nhiều đáp án mà họ cảm thấy phù hợp với mình nhất; câu hỏi

mở và thang đo Likert để đánh giá mức độ của sự đồng ý và không đồng ý

Xây dựng kế hoạch điều tra: Khảo sát ngẫu nhiên 40 học sinh khối 6 trên mỗi trường với tổng số phiếu thu được là 800 phiếu, và khảo sát các thầy cô dạy khối 6 tại 20 trường THCS tại Tp HCM mỗi môn học khảo sát 1 thầy cô số phiếu thu được

là 200 phiếu, thời gian khảo sát bắt đầu từ giữa tháng 8 đến hết tháng 9

1.4.3 Ph ng pháp thống k v sử ý số iệu

Phương pháp thống kê và sử lý số liệu: Các thông tin thu thập được thống kê,

lưu giữ Các số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm excel, kết quả số liệu sẽ được biểu diễn thành dạng bảng và biểu đồ

Ý ĩ k o ọc: Đưa kiến thức bảo vệ môi trường ứng phó với BĐKH lồng

ghép vào chương trình học của học sinh khối 6

Ý ĩ t ực tiễn: Thay đổi thái độ, hành vi, nhận thức của các em học sinh

khối 6 tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh về vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH

Đặc điểm của đề tài thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 19

Hình 1.1 Khung nghiên cứu

Xây dựng phiếu khảo sát: Căn cứ trên các thang đo chuẩn, lập bảng câu hỏi

để kháo sát, đánh giá nhận thức và hành vi của học sinh về vấn đề BVMT và ứng phó với BĐKH như thế nào Khảo sát ý kiến của giáo viên về vấn đề lồng ghép kiến thức BVMT ứng phó với BĐKH vào chương trình học của học sinh khối 6 tại các trường THCS ở Tp HCM

Khảo sát: Gồm các bước xây dựng kế hoạch tiến hành điều tra và tiến hành

điều tra

Phân tích số liệu: Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập được toàn

bộ số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó Mục đích là để thống kê số liệu, xử lý thông tin và biểu diễn dưới dạng biểu đồ, đồng thời phân tích ý nghĩa số liệu

Xây dựng h ng trình xây dựng chương trình lồng ghép kiến thức BVMT

và ứng phó với BĐKH vào chương trình học của học sinh khối 6 tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh

Triển kh i h ng trình chương trình được triển khai tại trường THCS

Nguyễn Chí Thanh vào các giờ phụ đạo của nhà trường

Đánh giá kết quả: sau khi triển khai chương trình sẽ đánh giá kết quả lồng

ghép chương trình bằng phiếu khảo sát

Trang 20

1.7.1 Một số khái niệm

Biế đ i khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi về trạng thái của khí hậu có thể được

nhận dạng và xác định (ví dụ bằng phương pháp thống kê) thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hay những dao động về đặc tính của khí hậu; những thay đổi này diễn

ra và kéo dài trong thời gian từ vài thập kỷ hoặc lâu hơn (IPCC, 2007a) BĐKH cũng được hiểu rằng bất kỳ sự thay đổi nào của hệ thống khí hậu theo thời gian do các dao động tự nhiên hoặc do hoạt động của con người gây ra

Ứng phó vớ BĐKH: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm

nhẹ tác nhân gây ra BĐKH (Trần Thục, 2011)

Thích ứng vớ BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với

hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Trần Thục, 2011)

1.7.2 Tá động của biến đổi khí hậu

1.7.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới

 Tác động đối với châu Phi

Hạn hán: tác động đến an ninh lương thực và cuộc sống người dân tại các

nước Châu Phi, hạn hạn có chiều hướng tăng lên trong thế kỷ 21 (IPCC, 2007b) Theo cơ sở dữ liệu sự kiện khẩn cấp, có hơn 100 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn

hán ở Châu Phi

Lũ lụt: lũ lụt gây tàn phá nhà cửa, mùa màng, mất đất còn dẫn đến thương

vong, các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và phơi nhiễm các chất độc hại cho người cũng gia tăng vào mùa mưa bảo Theo trung tâm nghiên cứu của Ủy ban châu Âu, Viện Môi trường và Phát triển bền vững (2010), hàng triệu người tại hơn 20 quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng, khoảng 500 người chết và hơn 1,2 triệu người bị mất

nhà cửa

Tác động đến sức khỏe con người: Châu Phi là nơi dễ tổn thương nhất lục địa

do BĐKH đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe Sự thay đổi nhiệt độ, lượng

mưa làm gia tăng số lượng muỗi mang bệnh dẫn đến dịch bệnh sốt rét (Lê Ngọc

Tuấn, 2017)

 Tác động đối với châu Á

Trang 21

Dân số ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt cũng tăng theo, sự suy giảm nguồn nước ngọt trong mùa khô ở Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và các châu thổ lớn có khả năng tác động tiêu cực đến hơn 1 tỷ người vào năm 2050

Ở Trung Quốc, các trận lũ lụt năm 2010 đã làm gần 4.000 người chết hoặc mất tích, gần 12 triệu người phải sơ tán ảnh hưởng đến 140 triệu người ở 24 tỉnh trên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam (Lê Ngọc Tuấn, 2017)

 Tác động đối với châu Âu

Trong thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình bề mặt châu Âu tăng 0,8 , những năm

1990 là thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trong thế kỷ 21, theo kịch bản A2, nhiệt độ hàng năm ở châu Âu dự kiến tăng 2,5 - 5,5 và 1-4 cho kịch bản B2 Với các kịch bản, Nam Âu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhiệt độ tăng từ 3-7 , Bắc Âu sẽ có nhiệt độ tăng hơn 2 và lên 4 tùy khu vực và tùy thuộc vào kịch bản Xu hướng lượng mưa có nhiều thay đổi với các khu vực trên khắp châu Âu, gia tăng Bắc Âu 10-40% và giảm ở một số vùng ở Nam Âu lên tới 20% lượng mưa trung bình hằng năm

Tại Nga, những đám cháy rừng và than bùn bắt đầu bùng phát vào thời điểm cuối tháng 7/2010, sau hơn một tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán và nắng nóng lên đến mức kỷ lục trong vòng 130 năm trở lại đây (Lê Ngọc Tuấn, 2017)

1.7.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu những tác động nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng, sau Bangladesh và các quốc đảo nhỏ khác Ở Việt Nam trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,50C đến 0,70C trên phạm vi cả nước Nhiệt độ trung bình năm của Tp HCM những năm 1991-2000 cao hơn nhiệt độ trung bình năm những năm 1931-1940 là 0,60C (Bộ TNMT, 2008)

Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những tác động tiêu cực của BĐKH đến đời sống, sinh hoạt cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân Về tự nhiên, BĐKH gây mất đất, khí hậu khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dẫn đến tình trạng trì trệ trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, mất việc làm,… ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội

“Tại Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở khu vực đô thị đều chịu tác động của BĐKH Đặc biệt, do đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị nên khả

Trang 22

năng dễ bị tổn thương về thiệt hại kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng,… sẽ rất lớn” (Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2011)

Nguyên nhân chủ yếu của BĐKH là do sự tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính “Phát thải khí nhà kính là sản phẩm trực tiếp của phát triển kinh tế xã hội và bức tranh phát thải khí nhà kính toàn cầu là chiếu xạ của bức tranh kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn thế giới” (Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2010)

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện tượng sạc lỡ đất diễn ra ngày càng

nghiêm trọng trên diện rộng, các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH là: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau,…Trong 40 năm qua tổng diện tích sạc lỡ lên đến 1886ha Về vấn đề xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề hơn ĐBSH do xâm nhập mặn kết hợp với tình trạng khô hạn kéo dài

đã gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp (Lê Ngọc Tuấn, 2017)

 Tác động của BĐKH đến vùng núi và cao nguyên

Tùy vào vị trí địa lý cũng như đặc điểm địa hình, mỗi vùng miền sẽ chịu tác động khác nhau của BĐKH Ở vùng núi và cao nguyên: mưa lớn, lũ quét gây xóa mòn, sạt lỡ đất được coi là biểu hiện mạnh của BĐKH cùng với lũ lụt gia tăng, hạn hán cũng đã xuất hiện nhiều hơn, một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng hoang mạc hóa và chắc chắn sẽ mạnh lên trong vài thập kỷ tới (Lê Ngọc Tuấn, 2017)

 Theo nghiên cứu của Jeremy Carew-Reid, những tác động khi mực nước biển dâng cao 1m lên Việt Nam, như sau:

- Về địa lý: Vào năm 2100, 14.528 km2 diện tích đất của Việt Nam sẽ bị ngập trong nước vĩnh viễn 39 trong số 64 tỉnh thành và sáu trong tám khu vực kinh tế của Việt Nam sẽ bị tác động 2.057 trong số 10.511 xã của cả nước sẽ bị ngập lụt một phần hay toàn bộ Tỉnh Long An và bờ biển phía Tây Nam tỉnh Kiên Giang sẽ

Trang 23

bị tác động nghiêm trọng nhất xét theo tổng diện tích bị ảnh hưởng 43% diện tích

- Nghèo đói: Dân số nghèo sống ở những vùng có nguy cơ bị ngập lụt do nước biển dâng trong tương lai tăng Khoản 90% những người nghèo bị tác động là người dân sống ở khu vực ĐBSCL

- Đường xá: 9.200 km của hệ thống đường bộ sẽ nằm dưới mực nước 90% hạ tầng đường bộ bị ảnh hưởng là ở ĐBSCL và phần lớn ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh

- Công nghiệp: Mười hai tỉnh thành sẽ có những cơ sở sản xuất bị ngập lụt Đa

số các tỉnh thành có số lượng lớn công ty bị ảnh hưởng là ở khu vực ĐBSCL và vùng Đông Nam bộ Khoảng 500 cơ sở bị tác động ở Tp HCM chiếm 9% tổng số

cơ sở của thành phố ĐBSCL có 19 khu vực đất công nghiệp bị tác động - 13 trong

số đó sẽ bị ngập lụt Tp HCM có 16 khu vực đất công nghiệp bị tác động; và vùng Đông Nam Bộ sẽ có tổng cộng 55 khu vực đất công nghiệp bị ngập lụt

- Định cư: Những tác động của BĐKH lên cộng đồng và nền kinh tế địa phương sẽ là rất lớn 73,1% của toàn bộ khu vực định cư bị ngập lụt ở vùng ĐBSCL

và 13,9% ở miền Đông Nam Bộ, phần lớn sẽ rơi vào Tp HCM khoản 13,3%

- Vùng chứa nước: 82,5% vùng chứa nước bị tác động là vùng đất thấp phía nam, trong đó 71,7% là ở ĐBSCL và 10,8% ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ Ngập lụt

sẽ dẫn đến thay đổi độ mặn, thay đổi điều kiện sống, sản lượng và thành phần chủng loài sinh vật sống ở đó (Jeremy Carew-Reid, 2008)

1.7.3 Ứng phó với biến đổi khí hậu

1.7.3.1 Ứng phó với biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu

 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Một trong những giải pháp làm giảm lượng nhiên liệu hóa thạch là hạn chế đốt than, dầu và khí thiên nhiên Hiện nay dầu là nhiên liệu được sử dụng rộng rãi, còn than thì được sử dụng hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, chủ yếu là để sản xuất

Trang 24

điện năng Tuy nhiên hiện tại chưa có một giải pháp nào có thể thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch cho dù đây là nguồn phát thải khí nhà kính quan trọng, vì thế con người cần phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế càng sớm càng tốt như: nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng lựa chọn khác (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Cải tạo nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%), vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo an, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm phát tán khí thải Ngoài

ra các loại công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng Đường tốt sẽ giảm nhiên liệu cho xe đồng thời giảm các khí độc như N2O,

 Giảm tiêu thụ

Việc tiết kiệm và giảm chi tiêu là một trong những phương án kinh tế nhất, việc tiết kiệm và giảm chi tiêu vừa phù hợp với cuộc sống hằng ngày vừa làm giảm các loại khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Phương án ăn uống thông minh tăng cường rau xanh, hoa quả

Phương pháp ăn uống thông minh và tăng cường rau xanh hoa quả được Y học khuyến cáo rất nhiều, vừa có ích cho sức khỏe bên cạnh đó cũng góp phần bảo vệ môi trường Việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo rất nhiều, giúp hạn chế phát thải khí nhà kính (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Ngăn chặn nạn phá rừng

Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 33 triệu hecta rừng bị tàn phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn cacbon

Trang 25

thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính, vì vậy ngăn chặn việc phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ BĐKH (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Tiết kiệm điện

Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là giảm tiêu thụ điện năng, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn Compact, các loại pin nạp Theo các chuyên gia, mỗi gia đình chỉ cần thay thế một bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn Compact với độ sáng tương đương thì trong một năm sẽ tiết kiệm được từ 60-80% lượng điện năng tiêu thụ (Ngô Trọng Thuận, 2017)

1.7.3.2 Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Nhận thức được các tác động nghiêm trọng có thể do BĐKH gây ra, Việt Nam

là một trong những quốc gia đi đầu trong việc tham gia và thực hiện các hiệp ước quốc tế nhằm giảm thiểu mức độ BĐKH Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH vào tháng 11/1994 và nghị định thư Kyoto vào tháng 9/2002 (Ngô Trọng Thuận, 2017)

Việt Nam là một trong những nước ký thỏa thuận Paris về BĐKH (COP 21)

và đã có nhiều chủ trương chính sách về vấn đề này Chúng ta đã làm đồng bộ 3 hợp phần về đầu tư, chính sách và nâng cao năng lực trong ứng phó với BĐKH (Ngô Trọng Thuận, 2017)

Trong lĩnh vực nông nghiệp

Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH ở tất cả các vùng miền Tiến hành nghiên cứu đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, khả năng chống chịu và thích ứng rộng hơn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Ứng dụng các kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác Đa dạng hóa hoạt động luân canh, xen canh Cải thiện điều kiện hạ tầng tưới tiêu nông nghiệp Thực hiện cảnh báo, dự báo sớm lũ lụt, hạn hán Là những giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Trong lĩnh vực lâm nghiệp

Hạn chế phá rừng, tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ

và phát triển rừng ngập mặn Tổ chức phòng chống cháy rừng có hiệu quả Nâng cao hiệu xuất sử dụng gỗ và hạn chế sử dụng gỗ tấm (Ngô Trọng Thuận, 2017)

Trang 26

 Trong lĩnh vực thủy hải sản

Xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ biển, tiến hành quy hoạch các ngư trường đánh bắt hải sản truyền thống, đặc biệt các ngư trường xa

bờ trong hoàn cảnh BĐKH Tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi trồng, đánh bắt cá nước ngọt và nước lợ, phối hợp các ngành liên quan hoàn thiện kế hoạch quản lý tài nguyên nước ở các thủy vực khác nhau trong hoàn cảnh BĐKH Chăm lo đời sống ngư dân, liên kết khai thác với chế biến hải sản và các dịch vụ khác, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Trong lĩnh vực tài nguyên nước và thuỷ lợi

Tiến hành quy hoạch tổng thể các lưu vực sông trong điều kiện BĐKH nhằm bảo vệ nguồn nước, chống suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, bảo đảm việc cung cấp nước cho con người và các hoạt động kinh tế luôn gia tăng Tu bổ công trình thủy lợi để nâng cao khả năng an toàn và chống lũ hiệu quả, tiêu cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội Sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong điều kiện có thể Thực hiện các biện pháp giữ nước mưa và sử dụng nước mưa Bảo

vệ môi trường nước, giám sát việc xả thải vào nguồn nước, quy hoạch và giám sát việc phát triển trên lưu vực sông, bảo đảm chất lượng nước cấp an toàn cho các hộ

sử dụng (Ngô Trọng Thuận, 2017)

 Trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải

Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực cung ứng năng lượng, sử dụng năng lượng trong công nghiệp, giao thông vận tải và dân sinh Từng bước chuyển đổi năng lượng từ than sang khí đốt trong các nhà máy sản xuất điện Tăng cường

sử dụng các loại năng lượng tái tạo bao gồm phát triển sử dụng năng lượng mặt trời dưới các dạng khác nhau Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và đời sống hằng ngày, thông qua việc sử dụng các thiết bị chiếu sáng và các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp Từng bước chuyển đổi phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng (Ngô Trọng Thuận, 2017)

1.7.4 Cá h ng trình nâng o nhận thức cộng đồng nhằm ứng phó với

biến đổi khí hậu

1.7.4.1 Trên thế giới

 Chiến dịch 350.org:

Trang 27

Chiến dịch 350.org là chiến dịch chống BĐKH có quy mô lớn nhất toàn cầu được khởi xướng từ năm 2007 tại Mỹ Chiến dịch được đặt tên 350, để nhắc đến con số 350ppm (phần triệu) - mức an toàn tối đa cho nồng độ dioxit cacbon CO2trong bầu khí quyển theo tính toán mới nhất của các nhà khoa học Vào thời điểm hiện tại, con số này đang ở mức 393ppm - và những hành động của 350.org trên toàn cầu đều hướng đến mục tiêu cao nhất là đưa lượng CO2 về lại mức 350ppm, để tránh các hậu quả nghiêm trọng của tình trạng BĐKH đang diễn ra khắp nơi Chiến dịch 350.org được triển khai dựa trên những hình thức truyền thông đầy sáng tạo, với những chiến dịch trực tuyến, những hoạt động truyền cảm hứng từ cấp cơ sở, và những ngày hành động toàn cầu được tổ chức bởi đông đảo các tình nguyện viên tại

188 quốc gia Chính nguồn nhân lực này đã góp sức tổ chức hơn 5200 hoạt động ở

181 quốc gia vào ngày 24 tháng 09 năm 2009, mà đài CNN đã bình luận là “Ngày hành động có sức lan tỏa lớn nhất trong lịch sử nhân loại” Bước sang năm 2010, 350.org tiến hành một cuộc tổng động viên mạnh mẽ với quy mô lớn hơn Ngày 10 tháng 10 năm 2010, Ngày hội Hành động Toàn cầu đã có hơn 7200 sự kiện cắt giảm phát thải CO2 tại 188 quốc gia, trong đó có 53 sự kiện tại Việt Nam Hàng ngàn bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, An Giang, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, và nhiều tỉnh thành khác, đã đại diện cho Việt Nam cất tiếng kêu gọi hành động để ứng phó với BĐKH Một số hoạt động có thể kể tới như Ngày hội Bức tranh Tương lai, Ngày đi bộ tại Hội An, Ngày hội Chung tay Bảo vệ môi trường, Chiến dịch 26 độ (kêu gọi các cơ quan và gia đình tăng nhiệt độ máy lạnh lên 260C nhằm giảm phát thải cacbon), chiến dịch Tôi đồng ý (cam kết bảo vệ môi trường), chiến dịch “Ăn chay vì môi trường”, hoạt động Rửa xe Gây quỹ nhằm gây quỹ phát triển bền vững cho một xã tại Lâm Đồng, (Lê Ngọc Tuấn, 2017)

 Giờ Trái đất:

Là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên khuyến cáo hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn và các thiết bi điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hằng năm Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, qua đó làm giảm lượng khí thải CO2 và đánh thức sự chú

ý của mọi người đối với công tác bảo vệ môi trường (Lê Ngọc Tuấn, 2017)

Trang 28

Ngoài ra các tổ chức NGOs trên thế giới cũng đã có nhiều hoạt động đối với trẻ em về hành động thích ứng BĐKH và phòng chống thiên tai Đề tài xin giới thiệu hai cuốn tài liệu tuyên truyền sau đây đã được dịch sang tiếng Việt và đưa vào

sử dụng ở Việt Nam (Sở khoa học công nghệ, 2012)

+ Cuốn tài liệu tập huấn “Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng” được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên tại Thái Lan, là tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của trẻ em trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong trường học và cộng đồng Cuốn tài liệu này nhằm mục đích tăng cường khả năng lãnh đạo của trẻ và thanh niên trong quá trình lập kế hoạch, phân tích và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua việc

tổ chức các khoá tập huấn về các chủ đề sau:

• Khái niệm và định nghĩa liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai

• Lập bản đồ về rủi ro và nguồn lực của cộng đồng

• Chiến dịch truyền thông giáo dục về giảm nhẹ rủi ro thiên tai

+ Cuốn tài liệu hướng dẫn “Trẻ em trong thảm họa – trò chơi và hướng dẫn khuyến khích thanh niên tham gia giảm thiểu rủi ro” do Hội chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế biên soạn Theo hướng dẫn này để tăng cường khả năng ứng phó thảm họa, cần thực hiện các sáng kiến giáo dục cả chính quy, ví dụ như đưa các hoạt động phòng chống thảm họa vào trong giáo trình chính quy, và giáo dục không chính quy, ví dụ như những hoạt động có sự tham gia của mạng lưới thanh niên và tình nguyện viên Đồng thời tài liệu cũng đưa ra các hướng dẫn trò chơi trong hoạt động giáo dục thanh thiếu niên phòng chống thảm họa

Vấn đề BĐKH nói chung và nâng cao nhận thức về BĐKH nói riêng đã được nghiên cứu sâu rộng trong nhiều năm trên thế giới Qua đó, có thể thấy, đa số các dự

án nâng cao nhận thức về BĐKH đều mang tính tổng thể và xuyên suốt Để xây dựng được chương trình/chiến lược tuyên truyền phù hợp, hầu hết các dự án đều phải mất từ một đến vài năm để khảo sát về hiện trạng cũng như nhu cầu nhận thức của đối tượng mục tiêu Từ đó, nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng đã được phát triển phù hợp với đối tượng

1.7.4.2 Tại Việt Nam

Trang 29

Ở Việt Nam, công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng đã được chính phủ Việt Nam quan tâm và triển khai trong nhiều năm qua với phương châm “dân biết, dân bàn, dân thực hiện và dân kiểm tra” Qua hơn 10 năm triển khai

ở Việt Nam, Chương trình quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng được đánh giá cao nên Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng cho 6.000 làng xã thường bị thiên tai trên toàn quốc (Quốc

hội khóa 13, 2013)

 Chiến dịch Hành tinh chuyển động 2011

Là chiến dịch được phát động trên phạm vi cả nước với sự điều hành của Ban Chỉ đạo chung và hơn 2000 tình nguyện viên, nhằm kêu gọi sự giảm sự phụ thuộc của con người vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách đi xe đạp, đi bộ và các hoạt động

ít phát thải Đã có nhiều sự kiện được tổ chức: tập huấn về BĐKH và giúp đỡ các vùng dân cư trực tiếp bị ảnh hưởng tại khu du lịch sinh thái Cần Giờ, Tp HCM (Trương Quang Học, 2011)

 Phong trào hành trình xanh

Phong trào hành trình xanh – Go Green do hãng Toyota Motor Việt Nam phối hợp với Tổng cục Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Giai đoạn đầu của Hành trình xanh kéo dài trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2011 Với 3 mục tiêu đó là: Giáo dục nâng cao nhận thức và từ đó góp phần thay đổi hành vi đối với vấn đề bảo vệ môi trường; Trực tiếp thực hiện và hổ trợ thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các vấn đề môi trường tại Việt Nam; Hổ trợ các cá nhân và tập thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường Câu lạc bộ Hành trình xanh đầu tiên được thành lập vào tháng 8/2008 tại Hà Nội, tháng 4/2009 tại Tp HCM Phong trào ngày càng lan tỏa với nhiều hoạt động phong phú và thiết thực (Trương Quang Học, 2011)

Hiện nay, ở nước ta một số địa phương đã có một số mô hình BVMT dựa vào cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực Đó là các mô hình cam kết BVMT, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT,

vệ sinh môi trường, các phong trào tình nguyện và BVMT trong sản xuất nông nghiệp… Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên…) đóng một vai trò quan trọng Ở các thành phố, thị trấn, thị tứ đã xuất hiện các phong trào tự chủ, tự quản giải quyết các vấn đề môi trường, phổ biến với

Trang 30

các hình thức là các dịch vụ môi trường, hợp tác xả nước sạch, hợp tác xả vệ sinh môi trường đã và đang hoạt động có hiệu quả

 Mô hình điểm khu dân cư tự quản BVMT

Mô hình điểm khu dân cư tự quản BVMT do Ủy ban MTTQ tỉnh được triển khai thực hiện tại xã Sơn Vi (Lâm Thao) và phường Vân Phú (thành phố Việt Trì) nhằm vận động người dân trong khu dân cư giữ gìn vệ sinh môi trường ngay tại chính nơi mình sinh sống, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi BVMT của người dân, để người dân ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân và gia đình, tự nguyện tham gia các nội dung tự quản BVMT ở cộng đồng dân

cư (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2012)

 Ngày đi bộ vì môi trường

Ngày đi bộ vì môi trường là chương trình do tạp chí môi trường và cuộc sống phối hợp với trường Đại Học Công Nghiệp Tp HCM tổ chức, chương trình có sự tham gia của đoàn viên thanh niên bệnh viện Quân Y 175, đại diện Bộ tài nguyên và môi trường, cùng đông đảo các sinh viên tại các trường Đại học tham gia (Quốc Khánh, 2017)

1.7.5 Các nghiên cứu trong v ngo i n ớc

8 người đã từng nghe về BĐKH nhưng không quan tâm và chỉ có2 người dân chưa từng nghe về BĐKH Điều này cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức của người dân về BĐKH (Shapenz, 2007)

Năm 2009, Leiserowitz đã tiến hành nghiên cứu nhận thức và hiểu biết của các nhà khoa học quốc tế đối với vấn đề BĐKH toàn cầu Nhận thức của người dân Hoa

Kỳ về nguy cơ BĐKH đã chi phối tới cách thức phản ứng của họ với chính các mối

Trang 31

nguy hiểm Kết quả nghiên cứu đã giải thích lý do cho sự trì hoãn thực hiện những phản ứng trước BĐKH Nguyên nhân đều xuất phát từ chính sự phân bố không đồng đều về chi phí, lợi ích cũng như khả năng kiểm soát các tác động của BĐKH

Sự thành công hay thất bại của các chính sách ứng phó BĐKH thường chịu ảnh hưởng từ khả năng nhận thức rủi ro của cộng đồng Do đó, hiểu biết về khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trở thành tiền đề đánh giá hiệu quả chính sách trong tương lai (Leiserowitz, 2009)

Năm 2009, đề tài “Các phương tiện truyền thông và BĐKH” được thực hiện bởi Tammy Boyce và Justin Lewis nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc truyền tải thông tin về BĐKH Nghiên cứu xác định sự thay đổi truyền thông của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Úc,… và các nước đang phát triển Các chương xem xét mối quan hệ giữa sự hiểu biết của công chúng và báo chí, tác động của chính các ngành công nghiệp truyền thông đối với BĐKH Nghiên cứu đã đánh giá chi tiết vai trò quan trọng của phương tiện truyền thông trong những vấn đề này (Tammy Boyce và Justin Lewis, 2010)

Nghiên cứu mức độ kỳ vọng trong nhận thức, kiểm tra mức độ ảnh hưởng tới hành vi ủng hộ bảo vệ môi trường của sinh viên Dựa trên kết quả đánh giá thực nghiệm, hai lựa chọn kỳ vọng “xây dựng” và “từ chối” trở thành tiền đề xác định mức độ ủng hộ hoặc hạn chế các hoạt động bảo vệ môi trường (Ojala, 2012) Cũng theo định hướng này, Dijkstra và Goedhart (2012) đã thực hiện nghiên cứu thái độ đối với các môn khoa học trong mối tương quan với các hành vi, thái độ và kiến thức đối với vấn đề bảo vệ môi trường (Dijkstra, 2012) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh tại các lớp lớn hơn thì mức độ sẵn sàng ủng hộ tài chính nhằm bảo vệ môi trường cao hơn Đối với các hành vi môi trường của tác giả Fielding và Head

đã tiến hành xác định cảm nhận của từng cá nhân tác động tới ý định hành động, cũng như khả năng kiểm soát hành vi môi trường đối với từng mức độ nhận thức khác nhau Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các ý định và hành vi có liên quan trực tiếp tới nhận thức về trách nhiệm của cá nhân đối với môi trường của cộng đồng Đồng thời, đối tượng học sinh và sinh viên có mức độ quan tâm và kiến thức về môi trường cao hơn sẽ có ý thức tham gia bảo vệ và ủng hộ các hoạt động môi trường một cách chủ động hơn (Fielding và Head, 2012)

Trang 32

Năm 2016, đại học Yale và đại học George Mason đã thực hiện cuộc khảo sát

về BĐKH cho cộng đồng nước Mỹ, sau đó các thông tin về BĐKH và chính sách giảm nhẹ BĐKH được truyền tải đến cộng đồng Kết quả khảo sát đã nâng cao được nhận thức của người dân về BĐKH Tuy nhiên các thông tin của cuộc khảo sát còn mang nặng tính khoa học hàn lâm và chỉ thực hiện với đối tượng là người lớn (trên 18 tuổi) chứ chưa phổ biến cho học sinh THCS (Anthony Leiserowitz, 2016)/

Dù vai trò của giáo dục trong giải quyết các thách thức của BĐKH được công nhận rộng rãi nhưng lợi ích chiến lược từ hoạt động giáo dục nhằm giảm thiểu và thích ứng các tác động của BĐKH chưa được khai thác đúng mức Bởi giáo dục cung cấp

cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề nổi cộm trong tiến trình phát triển bền vững, nâng cao sự hiểu biết về quan hệ nguyên nhân - hậu quả tới mục tiêu sẵn sàng giải quyết các vấn đề đó Đồng thời, giáo dục cho phép trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ, khuynh hướng ứng xử và tích lũy năng lực ứng phó khi phải đối mặt với các vấn đề đó

1.7.5.2 Tại Việt Nam

Các nghiên cứu về nhận thức, thái độ và hành vi đối với BĐKH được tích hợp trong nhiều chương trình giáo dục về môi trường khác nhau Năm 2009, Nguyễn Đức Vũ đã kết hợp nghiên cứu và giáo dục vấn đề BĐKH trong trường phổ thông

Sự kết hợp này hướng tới hình thành ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể để cải thiện môi trường, ứng phó với BĐKH cho tất cả mọi người, ngay từ khi còn là học sinh phổ thông Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu từ các môn học có liên quan trực tiếp làm tiền đề, hoạt động giáo dục nhận thức của học sinh có thể thực hiện thông qua một số nội dung môn học và hoạt động ngoại khóa có tính thiết thực cao (Nguyễn Đức Vũ, 2009)

Nghiên cứu của nhóm Trương Thị Thanh Tuyền và cộng sự n ă m 20 10

“Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục BĐKH cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh” đã cho thấy trong số 921 học sinh được khảo sát thì khoảng trên 90% số học sinh có nhu cầu tìm hiểu chủ đề BĐKH nhưng không đủ điều kiện thực hiện Các hoạt động giáo dục BĐKH trên lớp, hoạt động giáo dục BĐKH từ gia đình và hoạt động BĐKH từ xã hội ít phổ biến hoặc hiếm khi tuyên truyền về BĐKH Điều này có thể có nhiều nguyên nhân nhưng cái chính vẫn là do phương pháp và hình thức còn nhiều hạn chế, đa số

Trang 33

mang tính rập khuôn, nặng về lí thuyết cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên vẫn chưa được tập huấn đầy đủ về vấn đề BĐKH, hạn chế khả năng tuyên truyền đến học sinh (Trương Thị Thanh Huyền, 2010)

Năm 2012, Hoàng Thị Kim Huyền và cộng sự đã thực hiện “Giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học cấp Trung học phổ thông” trong khuôn khổ của Dự

án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015" Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản về BĐKH, nghiên cứu đã nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động giáo dục phổ thông trong việc ứng phó với các tác động của BĐKH Trên cơ sở đó, hoạt động giáo dục về nhận thức đối với BĐKH được tích hợp trong môn Sinh học trên cơ sở các nội dung đào tạo, giáo án và các bài tập tích hợp Kết quả của nghiên cứu trở thành tài liệu cơ bản trong định hướng nhận thức cho nhiều nhóm đối tượng học sinh phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phương (Hoàng Thị Kim Huyền, 2012)

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định năm 2012 của Nguyễn Thu Hà nhằm tìm hiểu những biện pháp mà người dân tại huyện Giao Thủy sử dụng để đối phó với BĐKH

và các thiên tai nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào người dân Cách tiếp cận này cũng được Nguyễn Văn Khải và cộng sự tiến hành thực hiện đối với môn Vật lý cấp trung học phổ thông (Nguyễn Văn Khải, 2012) Năm 2014 Phạm Thị Kim Hoa đã thực hiện nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục BĐKH trong các trường trung cấp chuyên nghiệp (Phạm Thị Kim Thoa, 2014) đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn trong đề xuất các giải pháp giáo dục BĐKH trong trường trung cấp chuyên nghiệp

Năm 2015, đề tài “Xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại Hà Nội” của Trần Bích Vân Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc xây dựng hiệu quả mô hình truyền thông về BĐKH, tính khả thi với tình hình và đặc điểm các trường THCS Đề tài thực hiện mô hình thí điểm tại một trường THCS để đánh giá, hoàn thiện mô hình, từ đó đề xuất hướng nhân rộng ra cả nước nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH trên toàn quốc (Trần Thị Bích Vân, 2015)

Trang 34

Năm 2018 Nguyễn Thị Thúy Mai đã nghiên cứu Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, tác giả đi tìm hiểu các cách mà người dân huyện Tiền Hải dùng để thích ứng với tác động của BĐKH là thay đổi cách thức biện pháp và chuyển sang hoạt động khác Trong quá trình thích ứng người dân vận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân, hàng xóm, chính quyền, mạng lưới truyền thông… nhằm giảm bớt áp lực về tài chính, nhân lực và thông tin

Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với BĐKH nhằm hướng dẫn cụ thể về hoạt động dạy và học về ứng phó với BĐKH và từng bước nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ để thích ứng với BĐKH cho giáo viên và học sinh (Bộ giáo dục và đào tạo, 2012)

1.7.6 Tổng qu n địa bàn nghiên cứu

Đề tài được triển khai khảo sát ở 10 quận huyện: Huyện Củ Chi, Quận 12, Quận Bình Tân, Huyện Bình Chánh, Quận 1, Quận 5, Quận 2, Quận 7, Quận 9 và huyện Nhà Bè, mỗi quận huyện hai trường, mỗi trường hai lớp, mỗi lớp 40 em học sinh Các quận huyện nằm ở năm khu đô thị của Tp HCM đó là: khu đô thị Đông

Tp HCM, khu đô thị Tây Tp HCM, khu đô thị Nam Tp HCM , khu đô thị Bắc Tp HCM , khu đô thị Trung tâm của Tp HCM (hình 1.2)

Hình 1.2 Các quận huyện được khảo sát

Trang 35

Hình 1.3 20 trường được khảo sát

Trang 36

3, phường Thạnh Xuân, quận 12

20 phòng học, 04 phòng chức năng,

02 phòng máy tính, có 1 phòng nghe nhìn để phục vụ giảng dạy và học tập cho giáo viên - học sinh, 01 hội trường

Là trường mới thành lập năm 2016 nên chỉ có học sinh khối lớp 6 và 7 với 20 phòng học Năm học 2017-2018 trường

Có 24 phòng với đầy đủ trang thiết bị dạy học, giáo viên đạt chuẩn trở lên, có

Đa Kao, quận 1

Có bề dày truyền thống lịch sử,đạt chất lượng kiểm định cấp 1, có 55 lớp với

Đạt chuẩn quốc gia, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, sân bãi rộng

6 THCS

Bình An

25 đường 34 khu phố 2 phường Bình

An, Quận 2

Có đầy đủ trang thiết bị và phòng học cho các môn thực hành, giáo viên tâm huyết với nghề

Trường có 43 phòng học và 20 phòng chức năng

Được xậy dựng theo chuẩn quốc tế, giáo viên giàu kinh nghiệm, các hoạt động diễn ra rất sôi nổi

Trang 37

Đạt kiểm định chất lượng cấp độ 1, nằm gần trung tâm quận, có diện tích sân bãi rộng, có 36 phòng học thoáng mát, đầy

Cơ sở vật chất khang trang với 1720 học sinh, tổ chức thành 48 lớp, sĩ số trung bình là 40 học sinh

Trường chỉ có 861 học sinh với 21 phòng học

15 phòng học và 8 phòng chức năng gồm 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng hiệu phó, 1 phòng giáo viên, 1 phòng hội trường, 1 phòng truyền thống, 1 phòng thí nghiệm Sinh, 1 phòng thí nghiệm Hóa, 1 phòng thí nghiệm Lý

29 phòng học và 13 phòng chức năng gồm phòng thực hành thí nghiệm Lý, Hóa -Sinh, Công nghệ, 2 phòng dạy

Trang 38

Tăng cường Tiếng Anh, 1 phòng dạy mỹ thuật, 1 phòng dạy bài giảng điện tử, 2 phòng máy vi tính, 1 phòng thư viện, 1 hội trường, 1 phòng học vụ, 1 phòng y tế

và các phòng chức năng khác

16 THCS Lê

Lợi

282 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3

Trường có 35 phòng học và các phòng chức năng: 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng giáo viên, 1 phòng hội trường, 1 phòng thí nghiệm vật lý, 1 phòng thí nghiệm Hóa,

30 phòng học và 25 phòng chức năng cùng một số phòng chuyên biệt Trường

đã hoàn tất các trang thiết bị dạy học gồm: hệ thống bảng điện tử thông minh,

27 phòng học và 15 phòng chức năng gồm 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòng Phó Hiệu Trưởng, 1 phòng Hành chánh, 1 phòng Đoàn hội, 1 phòng y tế, 1 phòng

Vi tính, 1 phòng Công nghệ, 1 phòng thí nghiệm Hóa, 1 phòng thí nghiệm Sinh, 1 phòng thí nghiệm Lý, 1 phòng nghe nhìn, 1 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện,

1 phòng giáo viên, 1 hội trường

19 THCS

Tân Kiên

D9/13D Dương Đình Cúc, Tân Kiên, huyện Bình Chánh

Trường có 30 phòng học và 13 phòng chức năng như: 1 phòng Thí nghiệm Lý,

1 phòng thí nghiệm Hóa, 1 phòng thí nghiệm Hóa, 2 phòng Tin học, 1 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện, 1 phòng y tế,

1 phòng truyền thống, 1 hội trường, 1

Trang 39

phòng giáo viên, 1 phòng Hiệu trưởng và

Trường có 19 phòng học và có 7 phòng chức năng gồm: 1 phòng thiết bị và 2 phòng thực hành thí nghiệm, 1 phòng vi tính gồm 38 máy có kết nối mạng, 1 thư viện, 1 phòng y tế, 1 phòng tư vấn học đường

Trang 40

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 NHẬN THỨC CỦA CÁC EM HỌC SINH KHỐI 6 TẠI TP HCM VỀ VẤN ĐỀ BVMT VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

2.1.1 Nhận thức của học sinh về BĐKH

Nhận thức của học sinh được đánh giá qua sự quan tâm về BĐKH, mức độ thu nhận thông tin về BĐKH, sự hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH, hoạt động BVMT và hoạt động ứng phó BĐKH và những chương trình truyền thông đã được tổ chức

Khi được hỏi đã từng nghe về BĐKH hay chưa, hầu hết học sinh (HS) đều đã từng nghe về BĐKH chiếm 83,5% (668/800), chỉ khoảng 16,5% (132/800) là chưa từng nghe về BĐKH trước đây Trường có số lượng HS đã nghe về BĐKH nhiều nhất là trường THCS Tân Phú Trung huyện Bình Chánh (114/668 HS) và thấp nhất

em trường THCS thị trấn huyện Củ Chi biết về BĐKH qua ti vi nhiều hơn các trường khác, các quận huyện vùng ven ít kiểm soát việc xem ti vi của các em HS hơn các quận trung tâm thành phố (hình 2.2)

Có, đã từng nghe 83,5%

Chưa từng nghe 16,5%

Nghe về khái niệm "Biến đổi khí hậu" h ?

Ngày đăng: 05/08/2024, 00:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN