TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÙI THỊ LIÊN THƯ ĐÁNH GIÁ TÍNH TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam đã có những chuyển biến phức tạp, sự gia tăng các hiện tường tiết cực đoan liên quan đến BĐKH là một trong những rủi ro gia tăng sự tổn thương đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển Trên thực tế, người dân sinh sống ở các vùng ven biển là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH do sống trong vùng địa lý dễ bị thiên tai như nguy cơ sạt lở, nước biển dâng và xâm nhập mặn Hơn nữa, khả năng thích ứng kém do thiếu nguồn lực để đương đầu với các rủi ro cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho cƣ dân ven biển càng khó khăn hơn để duy trì và phát triển sinh kế bền vững Do vậy, giảm thiểu tác động cũng nhƣ nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ, chính quyền địa phương và của cả cộng đồng
Với những diễn biến thời tiết cực đoan ngày càng tăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đối mặt với các tác động tiêu cực ngày càng nặng nề của thiên tai và BĐKH, bao gồm: xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, sạt lở vùng đới bờ và nước biển dâng Nằm trong khu vực ĐBSCL, Bến Tre là tỉnh ven biển tọa lạc tại hạ lưu của sông Tiền nên Bến Tre được dự báo là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH Với kịch bản mực nước biển dâng 1 mét vào cuối thế kỷ này, khoảng 50,1 % diện tích đất của tỉnh Bến Tre bị ngập (Carew- Reid, 2007) Thực tế, vào năm 2016, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của phần lớn dân cư trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là người dân ở các huyện ven biển
Với diện tích tự nhiên 2.359,8 km 2 , dân số 1.262.205 người, kinh tế của tỉnh Bến Tre chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản tọa lạc ở hạ lưu sông Mekong, Bến Tre có chiều dài bờ biển là 65 km tiếp giáp Biển Đông và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, trên 90% diện tích đất có cao độ địa hình từ 1-2 m so mực nước biển, trong đó vùng thấp ven sông, biển chỉ dưới 1 mét, thường xuyên bị ngập khi triều cường Do đặc thù điều kiện tự nhiên, Bến Tre đƣợc nhận định là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Cụ thể, hiện nay Bến Tre đang phải đối diện trước các tác động của biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp, du lịch và các
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 2
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú ngành khác của Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều thách thức Nước biển dâng, xâm nhập mặn, thời tiết biến động, hạn hán, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở gia súc, gia cầm (tụ huyết trùng, H1N1, ), cây lúa (rầy nâu, đạo ôn ), cây dừa (bọ cánh cứng, bọ vòi voi), cây ăn trái (sâu đục thân, bọ xít ); cộng đồng dân cƣ ven sông sẽ chịu tình trạng ngập nặng hơn khi triều cường và mưa lớn, thậm chí mất nơi ở và tài sản do nước biển dâng, sạt lở bờ sông; sạt lỡ bờ biển gây ảnh hưởng du lịch sinh thái biển, Hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm đã và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất sản lƣợng của cây trồng và vật nuôi Song song đó, đa phần chiến lƣợc sinh kế của cƣ dân vùng ven biển Bến Tre phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên biển và nuôi thủy sản Tình trạng ngày trở nên nghiêm trọng hơn khi các hiện tƣợng khí hậu cực đoan xuất hiện với tần suất càng nhiều đã, đang và sẽ còn xảy ra gây tác động nghiêm trọng đến đời sống và sinh kế của cƣ dân Đề tài “Đánh giá tính tổn thương về sinh kế của cộng đồng dân cư tại ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre dưới tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng” đã đƣợc học viên lựa chọn thực hiện nhằm góp phần nâng cao khả năng thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân tại vùng ven biển Đồng thời, đề xuất nguồn thông tin đáng tin cậy cho các cấp có thẩm quyền tại địa phương xây dựng các chương trình hành động và ứng phó BĐKH trong tương lai Đề tài đã áp dụng phương pháp đánh giá tính dễ tổn thương về sinh kế của cư dân ven biển trước tác động của BĐKH, trong đó tập trung vào hiện tượng xâm nhập mặn Các bản đồ tính dễ tổn thương từ kết quả đánh giá cũng là thông tin tham khảo cần thiết, đặc biệt là đối với các nhà quản lý, các cấp có thẩm quyền cũng như người dân bởi tính trực quan của dạng thông tin này.
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊNG CỨU
Đánh giá tính tổn thương về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre dưới tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH của cộng đồng nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại 03 huyện ven biển Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, các nội dung sau đây đã đƣợc thực hiện:
(i) Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 3 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
(ii) Đánh giá tính dễ tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre, thông qua đánh giá mức độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và năng lực thích ứng
(iii) Đề xuất một số giải pháp thích ứng nhằm giảm nhẹ tính dễ tổn thương về sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre đối với tác động của biến đổi khí hậu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc các nội dung nêu trên, tác giả đã xác định cách tiếp cận và triển khai đề tài theo sơ đồ nhƣ sau:
XỬ LÝ THÔNG TIN THAM VẤN
Chỉ số về mức độ nhạy cảm (S)
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TỔN THƯƠNG
DO BĐKH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chỉ số về Khả năng thích ứng (AC) Chỉ số về mức độ bị tác động bởi thay đổi khí hậu (E)
- Các báo cáo, nghiên cứu đã công bố
- Niên giám, báo cáo thống kê
Hình 1.1 Hướng tiếp cận của đề tài
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 4
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết
Nghiên cứu về tính dễ tổn thương do BĐKH là một nghiên cứu rộng và sâu, đánh giá cần xem xét đến nhiều yếu tố liên quan như kinh tế - xã hội và con người Do vậy, cách tiếp cận của đề tài dựa trên cơ sở của phương pháp luận: Phương pháp đánh giá năng lượng thích ứng và tính dễ tổn thương (Vulnerability and Capacity Assessment
Phương pháp đánh giá năng lượng thích ứng và tính dễ tổn thương: Là quá trình thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về mức độ tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của một cộng đồng – một xã hội hay một quốc gia có sự tham gia Nó cũng tính đến vai trò của các cơ quan, chính sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động ứng phó Bằng cách kết hợp tri thức bản địa với dữ liệu khoa học, phương pháp giúp chúng ta hiểu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống và sinh kế của ngươi dân mà chúng ta đang phục vụ Phương pháp nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, giúp người dân địa phương đưa ra tiếng nói, nâng cao kiến thức, hiểu biết và lập kế hoạch hành động Đánh giá tính dễ tổn thương có sự tham gia cho phép nhận ra nhiều tác nhân kích thích bên ngoài liên quan đến khí hậu, bao gồm: chính trị, văn hóa, kinh tế, thể chế và tác nhân khoa học, …
Các công cụ sử dụng trong phương pháp luận VCA:
- Công cụ thu thập thông tin: nghiên cứu dữ liệu thông tin thứ cấp (thu thập tài liệu liên quan, thông tin BĐKH, những biến đổi về sử dụng đất, bản đồ sử dụng đất, các báo cáo tỉnh, …), bản đồ (bản đồ lưu vực, bản đồ địa hình, bản đồ rủi ro, …), lịch mùa vụ (gắn liền với hoạt động sinh kế của người dân), sơ đồ VENN, thảo luận nhóm, phỏng vấn người cung cấp thông tin, …
- Công cụ phân tích thông tin: ma trận về tình trạng dễ bị tổn thương, SWOT, phân tích sinh kế, …
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 5 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp sau đã được áp dụng:
1.3.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu Đề tài tổng quan các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Tại thời điểm thực hiện đề tài, lƣợng thông tin liên quan đến lĩnh vực đề tài là khá phong phú và có thể tiếp cận dễ dàng Tuy nhiên, từng đề tài nghiên cứu khác nhau lại đưa ra nhiều mô tả và hướng tiếp cận phù hợp mục tiêu cụ thể của đề tài đó, đặt ra yêu cầu cho đề tài cần phải cân nhắc và xác định rõ mục tiêu của mình
Các thông tin liên quan phục vụ cho đề tài bao gồm:
- Các báo cáo và công bố của IPCC về biến đổi khí hậu
- Các báo cáo của Bộ TNMT về kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam
- Các tài liệu về thiên tai và biến đổi khí hậu
- Các báo cáo của địa phương về thiên tai và thiệt hại do thiên tai trong những năm gần đây…
Các nguồn thông tin, số liệu thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu từ các cơ quan ban, ngành tại địa phương như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Bến Tre, UBND 03 huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; Cục Thống kê tỉnh Các thông tin gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội; tình hình sản xuất và sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh; tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và khu vực ven biển nói riêng
- Những thông tin, số liệu đƣợc tổng hợp thu thập thông qua các số liệu hiện có, các báo cáo chuyên đề và từ các trang web có liên quan
- Tham khảo cách đánh giá tính tổn thương về sinh kế của các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước
Ngoài ra, các nguồn tài liệu này sẽ đƣợc thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Thư viện Trường Đại học Bách Khoa và thư viện Khoa Môi trường và Tài nguyên; các bài báo nghiên cứu; các báo cáo đề tài và kế quả nghiên cứu từ các công trình trước đây do giáo viên hướng dẫn cung cấp hoặc do học viên tự thu thập
1.3.2.2 Phương pháp xây dựng tiêu chí để đánh giá tính dễ tổn thương
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 6
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Xác định bộ tiêu chí và xếp hạng ƣu tiên về giá trị giữa các tiêu chí
Sau khi tổng quan tài liệu và khảo sát thực tế, các tiêu chí đƣợc tiến hành liệt kê, lựa chọn và xếp hạng ƣu tiên về mức độ quan trọng để xây dựng bộ tiêu chí hoàn chỉnh và đánh giá tính dễ tổn thương
Kỹ thuật 6W2H là kỹ thuật đặt các câu hỏi để tìm cách thức giải quyết cho vấn đề đƣợc đặt ra Kỹ thuật này đƣợc áp dụng để xây dựng mối quan hệ giữa các tiêu chí thành phần đối với các tiêu chí mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng, từ đó giúp liệt kê đầy đủ các tiêu chí có khả năng sử dụng cho đánh giá tính dễ tổn thương phù hợp với mục tiêu đề tài Các loại câu hỏi bao gồm: (1) Vấn đề nào gây ra những tác động? (What?); (2) Ai (nguyên nhân) gây ra tác động? (Who?); (3) Thời gian tác động? (When?); (4) Địa điểm tác động? (Where?); (5) Ai bị tác động? (Whom?); (6) Đối tƣợng nào bị tác động? (Which?); (7) Tác động nhƣ thế nào? (How?); (8) Mức độ tác động ra sao? (How much?)
Sau khi lựa chọn được bộ tiêu chí, phương pháp AHP được sử dụng để xếp hạng ƣu tiên và xây dựng bộ trọng số cho các tiêu chí AHP (Analytical Hierarchy Process) là phương pháp phân tích đa tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực hiện nay Thomas L Saaty đề xuất phương pháp AHP vào những năm 1980 và tiếp tục mở rộng cho đến ngày nay Kỹ thuật AHP đƣợc xem là công cụ hữu hiệu dùng để định lƣợng ƣu tiên về giá trị giữa các tiêu chí thông qua việc so sánh và cho điểm (hệ số) Hệ số của ma trận đƣợc xác định từ việc so sánh cặp các tiêu chí bằng phương pháp chuyên gia Sau đó, các trọng số tương ứng được tính toán thông qua vector ƣu tiên của ma trận
Bảng 1.1 Xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP
Mức độ quan trọng Giá trị số
Quan trọng nhƣ nhau 1 Hai tiêu chí có đóng góp ngang nhau Quan trọng nhƣ nhau cho đến vừa phải 2
Quan trọng vừa phải 3 Có sự ƣu tiên vừa phải cho một tiêu chí Quan trọng vừa phải đến hơi quan trọng hơn 4
Hơi quan trọng hơn 5 Có sự ƣu tiên mạnh cho
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 7 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Hơi quan trọng hơn đến rất quan trọng 6 một tiêu chí
Một tiêu chí rất quan trọng so với tiêu chí kia Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng 8
9 Đƣợc ƣu tiên ở mức độ cao nhất có thể
- Nếu tiêu chí A vô cùng quan trọng so với tiêu chí B A ở mức 9, B nhận giá trị 1/9
- Tương tự, A hơi quan trọng hơn C A nhận giá trị 5 và C nhận giá trị 1/5
- B kém quan trọng hơn C (so sánh ở mức độ: “Rất quan trọng” ) B nhận giá trị 1/7, C nhận giá trị 7
Quy ước: So sánh từ trái qua phải, tứclà a-2, a-3, a-4 , b-1, b-3, b-4 ,
Các bước xác định trọng số cho tiêu chí theo phương pháp AHP như sau:
- Bước 1: Dựa vào các tiêu chí thu thập, thiết lập ma trận cho tiêu chí/ tiêu chí
- Bước 2: Cho điểm đánh giá so sánh từng cặp tiêu chí bằng giá trị số theo từng mức độ quan trọng, cụ thể trong Bảng 1.1
- Bước 3: Tính trung bình tích cho từng tiêu chí (GEOMEAN)
- Bước 4: Tính vecto trọng số bằng cách chuẩn hóa trung bình tích
- Bước 5: Kiểm tra tính nhất quán của ma trận thông qua tỷ số nhất quán CR
Ma trận đƣợc xem xét là nhất quán khi CR ≤ 0,1 Tính tỷ số CR nhƣ sau:
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 8
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
RI: Chỉ số ngẫu nhiên, phụ thuộc vào số bậc của ma trận tiêu chí/ tiêu chí hay chính bằng số tiêu chí RI đƣợc xác định theo bảng sau: n 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
CI: Chỉ số nhất quán Chỉ số nhất quán đƣợc tính bằng công thức sau:
Với n= số tiêu chí λmax đƣợc tính nhƣ sau:
+ Từ ma trận mức độ quan trọng A với;
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 9 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
1.3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin thực tế từ khảo sát thực địa và điều tra bằng bảng câu hỏi
Từ bộ tiêu chí xây dựng được để tiến hành đánh giá mức độ tổn thương, quá trình thu thập thông tin đƣợc triển khai chi tiết theo bộ tiêu chí đó Đối với các đối tượng nghiên cứu của đề tài này, phương thức thu thập thông tin thực tế bao gồm khảo sát thực tế và điều tra bảng hỏi, cụ thể nhƣ sau: a Khảo sát thực địa
Thời gian khảo sát: Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2019
Khảo sát thực địa là quá trình quan sát thực tế để thu thập các thông tin đủ tin cậy nhằm trình bày hoặc chứng minh một luận cứ khoa học nào đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu Cụ thể, quá trình khảo sát thực địa trong đề tài này nhằm đạt đƣợc các nội dung công việc nhƣ sau:
Khảo sát thực tế, đặc biệt là tại các khu vực tự nhiên có dấu hiệu bị tác động hoặc đã bị tác động bởi những thay đổi trong hệ thống khí hậu theo các báo cáo có thể giúp thu thập đƣợc hình ảnh, thông tin thực tế liên quan đến nhóm tiêu chí Mức độ bị tác động (E – Exposure), bổ sung cho thông tin tổng quan đƣợc từ các nguồn tài liệu tổng quan Đối với các khu vực có phân bố đối tƣợng cộng đồng thuộc đối tƣợng nghiên cứu, cùng với điều tra bằng bảng hỏi (chi tiết đƣợc trình bày tiếp theo), khảo sát thực tế giúp thu thập các hình ảnh, thông tin thực tế bổ sung cho thông tin tổng quan đƣợc từ các nguồn tài liệu liên quan đến nhóm tiêu chí Mức độ nhạy cảm (S – Sensitivity), Khả năng thích ứng cấp cộng đồng (AC – Adaptive Capacity)
Việc lựa chọn các đối tƣợng/vị trí khảo sát thực địa đƣợc căn cứ dựa trên:
Kết quả kế thừa từ các nghiên cứu trước (trình bày tại phần “Các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân”)
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các hộ dân ở các xã thuộc 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre với các hoạt động sinh kế chính là: sản xuất nông nghiệp, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch và các nghề khác
1.4.2 Phạm vi Đề tài thực hiện trên 09 xã của 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre bao gồm: Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú); An Ngãi Tây, An Thủy và Bảo Thuận (huyện Ba Tri); Thừa Đức, Bình Thắng và Thạnh Phước (huyện Bình Đại).
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi để đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu theo quan điểm của người dân địa phương; bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng khái niệm mới nhất về tính dễ bị tổn thương của IPCC và khung khái niệm về sinh kế bền vững để tìm hiểu và đánh giá năng lực thích ứng của người dân trước những tác động của biến đổi khí hậu Đề tài nghiên cứu cung cấp được Bản đồ tính dễ tổn thương cho khu vực 03 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, từ đó mở ra cơ sở để phát triển các đề tài nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực đánh giá tính tổn thương hoặc các lĩnh vực liên quan khác, đem lại lợi ích to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề tại địa phương
Những tiếp cận của nghiên cứu giúp nâng cao chất lƣợng của các công tác dự báo để từ đó, các bên liên quan có thể chủ động hơn trong công tác ứng phó, thích ứng trong bối cảnh BĐKH, chuyển các công tác dự báo từ tính chất bị động (reactive) sang tính chất chủ động hơn (pre-active/pro-active), phù hợp với bối cảnh chung của khu vực và toàn cầu
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 15 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, luận văn hy vọng mô tả đƣợc đầy đủ những tác động của biến đổi khí hậu đến sự thay đổi sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu và nhận biết được những kinh nghiệm và kiến thức bản địa mà người dân tại khu vực nghiên cứu đã áp dụng trong việc ứng phó trước những tác động đó Đồng thời, những nội dung nghiên cứu sẽ góp phần để các nhà hoạch định (decision maker) cân nhắc, bổ sung chương trình mục tiêu ứng phó BĐKH; bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch các kế hoạch phát triển một cách phù hợp hơn tại địa phương và quốc gia Đề tài góp phần cung cấp thông tin về nhận thức, nhận định về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ ven biển tỉnh Bến Tre; thông tin hiện trạng sản xuất của người dân, sự tổn thương do tác động biến đổi khí hậu đối với sinh kế của người dân Qua đó, giúp các cấp chính quyền có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, định hướng, chuyển giao giống loài sản phẩm, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các mô hình sinh kế khác ở 03 huyện ven biển một cách phù hợp với tình hình thời tiết và khí hậu nhƣ hiện nay, nhằm góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả các mô hình sinh kế; từ đó nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cƣ ven biển tỉnh Bến Tre.
BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 Chương và một Phần Kết luận – Khuyến nghị được bố cục nhƣ sau: Chương 1 sẽ trình bày khái quát những vấn đề cơ sở cho việc thực hiện Luận văn, bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài Các tổng quan về biến đổi khí hậu, các tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam đƣợc mô tả và trình bày chi tiết trong Chương 2
Chương 3 của Luận văn sẽ trình bày tổng quan 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre Đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ ven biển tỉnh Bến Tre sẽ đƣợc trình bày chi tiết trong Chương 4 Đề xuất các giải pháp thích ứng của cộng đồng dân cƣ ven biển tỉnh Bến Tre trước tác động của BĐKH sẽ được trình bày trong Chương 5
Một số kết luận, kiến nghị và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc trình bày trong phần kết luận và khuyến nghị.
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TỔNG QUAN VỀ SINH KẾ VÀ VÙNG VEN BIỂN
2.1.1 Tổng quan về sinh kế
2.1.1.1 Khái niệm về sinh kế
Người đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers với nghĩa như sau
“Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống” Theo Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi triển khai hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh kế là “Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có đƣợc, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng nhƣ để đạt đƣợc các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ” Trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) thì “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế: Theo Lý thuyết khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau Chiến lƣợc sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) sau:
Nguồn lực con người: Gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực đƣợc xem là số lƣợng và chất lƣợng nhân lực có sẵn
Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ
Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, địa hình, khí hậu, vật nuôi, cây trồng, Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên Trong các chương trình giải tỏa mặt bằng, di dân, việc mất đất hay di chuyển dân đến nơi ở mới đã làm thay đổi
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 17 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú nguồn lực tự nhiên ở một nơi cụ thể (nơi đến) của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ
Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế nhƣ nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin
Nguồn lực tài chính: Là những liên quan đến tài chính mà con người có được như: Nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lƣợc sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng a Sinh kế bền vững:
Sinh kế bền vững đƣợc (Hanstad và cộng sự, 2004) diễn giải rằng “Một sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” (DFID, 2001)
Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững là “Một sinh kế phải phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường” (Frank Ellis and Ntengua Mdoe, 2002) b Khung sinh kế bền vững:
Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững: Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 05 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách và (v) bối cảnh bên ngoài Và khung sinh kế bền vững cũng liên quan tới khung lý thuyết phục hồi sinh kế cũng là các nguồn lực, cụ thể là:
Nguồn lực sinh kế: Có 5 loại nguồn lực sinh kế:
Chương 2- Tổng quan về biến đổi khí hậu
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 18
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
- Nguồn lực tự nhiên: Gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ: Đất đai, rừng, tài nguyên nước, không khí, đa dạng sinh học, …
- Nguồn lực vật chất: Gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, ví dụ: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng (điện), thông tin, …
- Nguồn lực tài chính: Gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập, …
- Nguồn lực con người: Gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục, … giúp con người thực hiện các hoạt động sinh kế khác nhau và đạt đƣợc các kết quả sinh kế mong muốn
- Nguồn lực xã hội: Gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng đồng
Hoạt động sinh kế: Là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống Các nhóm dân cƣ khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế khác nhau Các hoạt động sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch, …
Kết quả sinh kế: Là những thành quả mà hộ gia đình đạt đƣợc khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế Kết quả sinh kế chủ yếu gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có trong bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người thải vào khí quyển đang có xu hướng tăng lên Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái Đất, hiện tƣợng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu đƣợc gọi là BĐKH (Climate Change)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề toàn cầu đang đƣợc rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm Khái niệm BĐKH đƣợc nhắc đến rất nhiều trong các văn bản, nghiên cứu trong nước và quốc tế Trong ấn phẩm kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam xuất bản năm 2016, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường định nghĩa nhƣ sau: Biến đối khí hậu (BĐKH)- Là sự thay đổi khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người [2]
Theo IPCC: BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu có thể xác định thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một khoảng thời gian dài, có thể hàng thập kỷ hoặc lâu hơn [3]
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 23 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Theo hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH, “Biến đổi khí hậu - Climate Change là sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ”
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: BĐKH là sự biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu đóng góp thêm vào sự biến động của khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu trong một khoản thời gian xác định, thường là vài thập kỷ
Những định nghĩa này tuy có những khác biệt, nhƣng nhìn chung vẫn phản ánh đúng những nhận định của Liên Hiệp Quốc trong Báo cáo khung về BĐKH của Liên Hiệp Quốc đƣa ra vào năm 1992 nhƣ sau:
“BĐKH là sự thay đổi của khí hậu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người, làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và đóng góp vào các biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các khoảng thời gian tương ứng”
Theo công ƣớc khí hậu thì BĐKH (Climate Change) là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc (Nguyễn Văn Thắng, 2010)
BĐKH đƣợc quan tâm ngày càng nhiều không chỉ trong giới khoa học, các nhà nghiên cứu mà còn nhiều tầng lớp trong xã hội bởi những biểu hiện ngày càng rõ ràng và tạo ra những hệ quả nghiêm trọng Trong báo cáo tổng hợp lần thứ 5, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã nhận định:
“Sự ấm lên của hệ thống khí hậu là rất rõ ràng và kể từ những năm 1950, những sự thay đổi của khí hậu đã ghi nhận được cho thấy sự thay đổi này là chưa từng thấy qua nhiều thập niên của nhiều thiên niên kỷ đã qua Khí quyển và đại dương đã ấm lên, số lượng tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng lên” Đứng trước những nguy cơ bị tác động do BĐKH, thế giới đã có nỗ lực trong các hành động thích ứng nhƣ: Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH
Chương 2- Tổng quan về biến đổi khí hậu
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 24
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
(UNFCCC); Nghị định thƣ Kyoto (KP), Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ƣớc khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (COP 15) và Hội nghị lần thứ 5 các bên tham gia Nghị định thƣ Kyoto (CMP5) tại Copenhegen, Đan Mạch, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về BĐKH lần thứ 16 (COP 16) tại Cancun, Mexico và hàng loạt các tài liệu về việc giảm phát thải khí nhà kính, về bảo vệ môi trường, liên quan đến BĐKH toàn cầu
Hình 2.1 Một số biểu đồ thể hiện kết quả theo dõi những thay đổi trong hệ thống khí hậu toàn cầu (IPCC, 2014) (a) Biểu đồ theo dõi toàn cầu, kết hợp kết quả thay đổi nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương, (b) Bản đồ sự thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất từ 1901-2012, (c) Biểu đồ sự thay đổi phạm vi băng trên đại dương, (d) Biểu đồ sự thay đổi mực nước biển toàn cầu từ năm
1900-2010, (e) Bản đồ sự thay đổi lƣợng mƣa hàng năm từ năm 1951-2010
Các quan sát và nghiên cứu BĐKH trên phạm vi toàn cầu đã chỉ ra đƣợc những biểu hiện của sự thay đổi hệ thống khí hậu trên Trái Đất cùng với diễn biến của những biểu hiện này một cách chắc chắn, bao gồm:
- Thay đổi nhiệt độ của khí quyển và đại dương
- Thay đổi lƣợng băng ở hai cực
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 25 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Những tác động của BĐKH có ảnh hưởng toàn diện lên cả đối tượng tự nhiên lẫn con người trên phạm vi tất cả các châu lục và đại đương Tùy thuộc vào từng đối tượng, mức độ ảnh hưởng của BĐKH là khác nhau, nhưng nhìn chung, những tác động này mang lại nhiều hệ quả tiêu cực và ảnh hưởng không chỉ đối với hệ sinh thái mà còn các hoạt động kinh tế, xã hội của con người
Hình 2.2 Chuỗi nguyên nhân – hậu quả của tác động biến đổi khí hậu lên sinh kế 2.3 TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Có nhiều khái niệm về tính dễ bị tổn thương (TDBTT) và việc sử dụng thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thương TDBTT thường đi kèm với các nguy cơ tự nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán và nguy cơ xã hội nhƣ nghèo đói, vv…Gần đây, khái niệm này đƣợc sử dụng rộng rãi trong bối cảnh BĐKH để biểu thị mức độ thiệt hại mà một khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hưởng do các tác động khác nhau của BĐKH Có nhiều nghiên cứu về TDBTT trên thế giới và khái niệm về TDBTT cũng khác nhau tùy theo quan điểm của những nhà nghiên cứu Cụ thể, một số định nghĩa về TDBTT điển hình nhƣ sau:
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
2.4.1 Các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sinh kế
2.4.1.1 Công trình 1: Wall và Marzall (2006) đã triển khai một nghiên cứu về “Năng lực thích ứng với BÐKH của cộng đồng khu vực nông thôn Canada đã đƣợc phân tích dựa trên Khung năng lực thích ứng đƣa ra bởi Medis và cộng sự năm 2003
Chương 2- Tổng quan về biến đổi khí hậu
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 30
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú a Nội dung:
Nghiên cứu có cùng nhận định so với kết quả của Mendis và cộng sự (2003) về việc Năng lực thích ứng tồn tại ở các phạm vi khác nhau, từ phạm vì cá nhân đến gia đình, cộng đồng, khu vực và quốc gia b Kết quả:
Năng lực thích ứng cơ bản phụ thuộc vào việc tiếp cận các nguồn; không chỉ tồn tại ở số lƣợng mà hệ thống yêu cầu các nguồn phải đƣợc huy động một cách hiệu quả Các nguồn được xét đến bao gồm: nguồn vốn xã hội, vốn con người, thể chế, tự nhiên và kinh tế [6]
2.4.1.2 Công trình 2: Dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của BĐKH vùng ven biển Ðông Nam Á” được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và được phối hợp thực hiện bởi sự hợp tác giữa Tổng cục Biển và hải đảo (VASI), Bộ Tài nguyên và Môi trường, GIZ và Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Ðánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với tác động của BÐKH (VCA) tại ấp Vàm Rầy và Ấp Thuận An, xã Bình Sơn, huyện Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang đã được thực hiện và có kết quả vào tháng 10/ 2012 [7] a Nội dung:
- Khảo sát thực địa và phỏng vấn, thảo luận nhóm mục tiêu, phỏng vấn sâu đã được tiến hành để thu thập thông tin qua việc áp dụng các công cụ tại hiện trường
- Khảo sát thực địa có sự tham gia của cộng đồng đã giúp đánh giá đầy đủ mọi khía cạnh của tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của địa phương từ nhiều phía
- Ðánh giá sử dụng phương pháp và công cụ tổng hợp từ CARE và UNDP gồm công cụ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng (VCA), công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và các công cụ đánh giá tại thực địa khác b Kết quả:
- Thông qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia, kinh nghiệm của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng có hiệu quả, các mô hình thích ứng thân thiện với môi trường sẽ được khuyến khích phát triển vì họ là những người biết rõ nhất đặc điểm của địa phuong mình
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 31 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
- Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách theo cả 2 chiều từ trên xuống và từ dưới lên cũng như tăng cường khả năng của cán bộ địa phương về kỹ năng và ý thức phục vụ người dân cho công việc thực tiễn của họ Từ đó bảo đảm tính bền vững của các chính sách cả về kinh tế, xã hội và môi trường
2.4.1.2 Công trình 3: Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Hoàng Anh Huy, 2012) [8] a Nội dung:
- Xác định được các biểu hiện và xu hướng BĐKH tại địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá được tác động của BĐKH và nguy cơ tổn thương do BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực
- Trên cơ sở đó đề xuất được các định hướng ứng phó với BĐKH cho thành phố Quy Nhơn, góp phần thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh Bình Định b Kết quả:
- Sự gia tăng thiên tai là biểu hiện rõ rệt nhất và gây tác hại nghiêm trọng nhất của BĐKH tại Thành phố Quy Nhơn
- Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng chƣa có sự lồng ghép thích ứng BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai một cách đầy đủ vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chưa có chủ trương chung về chương trình lồng ghép BĐKH
- Đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: Các hộ nghèo như nông dân, ngư dân, các hộ dân ven biển và ven đầm Thị Nại sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt, các hộ NTTS, hộ dân có đất rừng và đặc biệt là nhóm người di dân tự do, nhập cư không hợp pháp từ nông thôn ra thành phố làm thuê
- Các ngành dễ bị tác động nhất do BĐKH gồm: nông nghiệp, ngƣ nghiệp (cả nuôi trồng và đánh bắt), lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, du lịch, cấp nước, điện
- Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng chƣa có sự lồng ghép thích ứng BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai một cách đầy đủ vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chưa có chủ trương chung về chương trình lồng ghép BĐKH
Chương 2- Tổng quan về biến đổi khí hậu
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 32
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
2.4.2 Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương
TỔNG QUAN BA HUYỆN VIÊN BIỂN TỈNH BẾN TRE
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH BẾN TRE
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng, nằm ở hạ lưu hệ thống sông Mêkông và tiếp giáp với biển Đông Tỉnh Bến Tre có các sông chạy dọc theo chiều dài tỉnh gồm: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên có tổng chiều dài 298 km; các sông phân bố nhƣ các nan quạt xòe rộng ra biển Đông chia địa hình của tỉnh thành 3 cù lao lớn: cù lao
An Hóa (gồm 2 huyện Châu Thành và Bình Đại), cù lao Bảo (gồm thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri), cù lao Minh (gồm 4 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú) Diện tích tự nhiên là 2.359,8 km²; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL
Hình 3.1 Vị trí khu vực nghiên cứu
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 37 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía Tây Bắc, ở gần thành phố Mỹ Tho và nhiều trung tâm phát triển khác Tọa độ địa lý tỉnh Bến Tre giới hạn bởi: Kinh độ: 106 o 01’00” – 106 o 48’00”; Vĩ độ: 9 o 48’00” – 10 o 20’00”
Ranh giới tiếp giáp của tỉnh Bến Tre nhƣ sau:
Phía Bắc: giáp tỉnh Tiền Giang
Phía Tây- Tây Nam: giáp tỉnh Trà Vinh
Phía Bắc- Tây Bắc: giáp tỉnh Vĩnh Long
Phía Đông: giáp Biển Đông
Toàn tỉnh đƣợc chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bến Tre và 8 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú
Hình 3.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 3.1.2 Địa hình
Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, mang đặc trƣng riêng của đồng bằng sông Cửu Long nên tính bằng phẳng rất cao Chênh mức tuyệt đối giữa điểm thấp hơn hết và điểm cao hơn hết là 3,5 m Độ cao địa hình cục bộ các giồng cát khoảng 3 – 5 m, trung bình là 1 -2 m Phần đất cao hơn hết đi từ Chợ Lách đến Châu Thành, nằm về phía bắc và
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 38
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú tây bắc của thành phố Bến Tre Đây là khu vực của cồn sông cổ bị lũ hằng năm đem phù sa phủ lấp lên Cao độ tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, nhƣng đa số đi từ 3 đến 3,5 m
Một phần đất cao nữa nằm theo các bờ biển cổ, với những gờ bờ biển, gọi là giồng, với độ cao tuyệt đối từ 2 đến 5 m
Phần đất thấp gồm có 2 loại; trước hết là các lòng máng của những dòng sông cổ và mới, đã bị lấp toàn phần hoặc từng phần bởi trầm tích lũ hiện nay Loại thứ hai là những vũng mặn cổ, nay cũng đã đƣợc lấp đầy từng phần nhƣ xóm Chợ Cũ của huyện Ba Tri; Bình Quới, Mỹ Hòa ở huyện Giồng Trôm Loại này chỉ có độ cao từ 1 đến 1,5 m và đa số bị ảnh hưởng triều rất mạnh
Cuối cùng là đất trũng thật thấp, luôn luôn ngập nước mực triều trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều Loại này khó vƣợt quá cao độ 0,5 m Diện tích chung có tính giới hạn, nằm cạnh ven biển Đất đầm mặn phát triển nhiều ở huyện Bình Đại nhƣng trở nên ít đi ở huyện Ba Tri, và kém phát triển ở huyện Thạnh Phú
3.1.3 Địa chất và thổ nhƣỡng
- Về đặc điểm địa chất tỉnh Bến Tre:
Thống Miocen, phụ thống trung – thƣợng, hệ tầng Bến Tre (N12-3bt): Thành phần trầm tích, dưới là cát kết hạt mịn màu xám sáng, chọn lọc tốt, xen các lớp sét kết, bột kết màu xám xanh, xám nâu, chuyển lên trên là cát kết hạt vừa tới mịn, màu xám nhạt, xám vàng Phía trên chúng bị phủ một lớp bất chỉnh hợp bởi các trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp
Bề dày thấy đƣợc khoảng 70 m
Thống Miocen, phụ thống thƣợng, hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph): Căn cứ vào các đặc điểm trầm tích, cổ sinh cho thấy các trầm tích được hình thành trong môi trường dòng chảy khá ổn định kiểu châu thổ, cửa sông
Thống Pliocen, phụ thống hạ, hệ tầng Cần Thơ (N21ct): Các trầm tích này có chế độ trầm tích khá ổn định, kiểu tướng biển nông ven bờ chuyển qua châu thổ cửa sông
Thống Pliocen, phụ thống thƣợng, hệ tầng Năm Căn (N22nc): Các trầm tích này đƣợc hình thành trong cảnh quan biển nông ven bờ, cửa sông, nơi có sự thay đổi dòng chảy mang tính chu kỳ để tạo nên sự xen kẽ giữa hạt thô và hạt mịn
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 39 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Thống Pleistocen, phụ thống hạ, đới giữa, hệ tầng Bình Minh (aQ12bmh): trầm tích hệ tầng Bình Minh kém ổn định về cấp hạt cũng nhƣ độ dày Trầm tích đƣợc hình thành trong cảnh quan cửa sông tam giác châu, có sự thiếu ổn định về động thái dòng chảy và thể hiện sự đan xen giữa tướng bãi bồi và tướng lòng
Thống Pleistocen, phụ thống hạ, đới trên, hệ tầng Cà Mau, trầm tích biển (mQ13cm): thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt mịn lẫn bột, cuội sỏi Một vài nơi có xen kẹp lớp sét bột phân lớp vừa đến mỏng Trầm tích thường có màu xám tro, xám sẫm chứa nhiều mảnh vụn thực vật với mức độ hóa than khá cao
Thống Pleistocen, phụ thống trung – thƣợng, hệ tầng Long Toàn, trầm tích biển (mQII-IIIlt): trầm tích có thành phần khá ổn định, chủ yếu là cát hạt trung, mịn có lẫn ít sỏi sạn Trầm tích đƣợc hình thành trong cảnh quan biển ven bờ, đới ngập mặn cửa sông
Thống Pleistocen, phụ thống thƣợng, đới trên, hệ tầng Long Mỹ, trầm tích biển (mQIII3lm): trầm tích đƣợc hình thành trong cảnh quan biển, ven biển
- Về đặc điểm thổ nhưỡng của Bến Tre:
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BA HUYỆN VEN BIỂN TỈNH BÊN TRE54 1 Quy mô dân số
Vùng ven biển tỉnh Bến Tre có ba huyện gồm 3 thị trấn, 59 xã, tổng diện tích tự nhiên, 1.221,5 km 2 Tổng dân số 447.707 người (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2018) Kết quả khảo sát thực tế tại 09 xã thuộc ba huyện ven biển cho thấy, đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu (ở 09 xã) thuộc 03 huyện ven biển tỉnh Bến Tre có dân số gần 85.000 người trên 26.600 hộ dân Thu nhập bình quân đầu người tăng cao trong những năm gần đây từ khoảng 16 triệu/người năm 2010 và 48 triệu/người năm 2018 Mức chênh lệch thu nhập bình quân giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp hẹp dần, nhƣng mức độ chênh lệch giữa khu vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cao hơn khu vực trồng trọt và diêm nghiệp
Bảng 3.6 Diện tích, số dân và mật độ dân số tỉnh Bến Tre năm 2018
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/km 2 )
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 55 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Bảng 3.7 Danh sách các xã thuộc ba huyện vùng ven biển đƣợc khảo sát
Stt Xã Huyện Ghi chú
- Thu thập điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội;
- Tham vấn ý kiến của cán bộ lãnh đạo địa phương;
- Điều tra phỏng vấn tại cộng đồng
Kinh tế vùng ven biển Bến Tre chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trong đó ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chiếm tỷ trọng cao còn lại ngành trồng trọt (chủ yếu là lúa và hoa màu) Phát triển nông nghiệp hàng năm cũng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như thời tiết, chế độ thủy văn, môi trường và giá cả thị trường Ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng chậm do cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống giao thông nên ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người dân trong vùng Ngành chăn nuôi trong những năm gần đây phát triển nhanh, một số hộ chăn nuôi heo, bò với quy mô lớn hơn trước, trong khi tốc độ phát triển gia cầm giảm
Bảng 3.8 Tổng quan kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh BếnTre 2018
Diện tích Dân số Số hộ
Thu nhập bình quân/người
(Km 2 ) (người) (hộ) (triệu đồng/năm) (%) (%)
An Ngãi Tây 20,52 6.586 1.285 26 9,44 5,49 Bảo Thuận 24,92 8.378 2.431 26 9,58 5,96
Ghi chú:Na: không có số liệu thống kê
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 56
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
3.2.2 Đặc điểm sản xuất của hộ gia đình ven biển
- Lúa: Vùng canh tác lúa 1 vụ: tập trung chủ yếu vùng phía trong đê Bao gồm lúa vụ đông xuân, vụ hè thu và lúa vụ mùa, năng suất trung bình theo mùa là: 3,5 – 4,5 tấn/ha, tổng diện tích gieo trồng khoảng 6.842 ha Trồng lúa ở vùng này tùy thuộc rất nhiều vào nguồn nước và giống lúa chịu mặn, sự phân bố mùa vụ tùy thuộc vào từng vùng khác nhau và theo nguồn nước Mô hình phổ biến là lúa tôm trong cùng 1 vụ hoặc 1 vụ lúa 1 vụ tôm trong thời gian 1 năm Lúa mùa đƣợc trồng vào mùa mƣa kéo dài từ 6 đến 8 tháng, năng suất thấp, trung bình khoảng 3 tấn/ha và mùa khô do nước ngập mặn nên diện tích này sẽ đƣợc dùng để nuôi tôm theo mô hình quảng canh hoặc quảng canh cải tiến Lúa 2 vụ/năm chủ yếu tại các vùng có cận vùng II, vùng ngọt hóa có đủ nước ngọt trồng lúa 2 vụ nhưng diện tích chỉ chiếm số lƣợng ít, năng suất lúa cao hơn lúa mùa khoảng 5 tấn/ha, nhƣng đây không phải là chủ lực của địa phương
- Cây hoa màu: Dƣa hấu, khoai, rau, đậu, hành tím, bắp, sắn, v.v… trồng tại các vùng đất giồng trong đê bao cũng nhƣ ngoài đê bao với diện tích 5.640 ha Tập trung ở các ấp giáp với biển, giáp bờ sông có đất giồng cao Đây là cây thương phẩm của vùng đất này, sản phẩm được thu mua và chuyển đến những vùng khác qua thương lái Sắn, dưa hấu là các sản phẩm nông sản của vùng ven biển Bến Tre đƣợc biết đến hầu hết các tỉnh thành ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh Nhìn chung, các hộ trồng hoa màu có thu nhập thuộc nhóm khá, nhưng chịu rủi ro giá cả thị trường hàng năm và cũng chịu chung tình trạng
“được mùa mất giá” như các nơi khác Vùng đất giồng ít bị ngập do nước triều dâng cao nên khá an toàn với dự báo nước biển dâng trong 50 năm tới Nhưng vì nằm sát bờ biển, cửa sông nên chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới rất lớn và vào mùa khô sẽ thiếu nước tưới
- Cây ăn trái: dừa, xoài, cam, v.v… không phải là thế mạnh của vùng ven biển, với diện tích không đáng kể, sản phẩm chủ yếu phục vụ dân cư địa phương và gia đình Loại hình cây ăn trái chủ yếu là vườn tạp quanh nhà Quanh các ao tôm quảng canh Hiện nay, một số hộ chuyển sang trồng dừa trên diện tích lúa hoặc hoa màu do giá dừa trên thị trường trong những năm gần đây tăng, nhưng chỉ tự phát
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 57 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Bảng 3.9 Tổng quan ngành trồng trọt vùng ven biển tỉnh Bến Tre 2018 Huyện Xã
Lúa Hoa màu Cây ăn trái
Thừa Đức Na Na 296 15106 Na Na
Phước 521 2.450 Na Na Na Na
Ghi chú: Na: không có số liệu thống kê
Vùng khảo sát tuy có nhiều khó khăn về trồng trọt nhƣng vẫn ổn định về sản xuất
An ninh lương thực vẫn là tiêu chí cao nhất trong phát triển xã hội và được chính quyền địa phương chú trọng Do đó, diện tích lúa cần được bảo đảm nhưng thay đổi giống phù hợp với điều kiện ngập mặn, ngập nước và mô hình sản xuất giúp tăng năng suất giảm thiểu rủi ro và đáp ứng được nhu cầu lương thực của địa phương trong khu vực
3.2.2.2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Các loại gia súc phần lớn là bò và heo để lấy thịt, đây cũng đƣợc xem nhƣ tài sản để dành của gia đình, loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn là chủ yếu Giá bán khá cao nhƣng tập quán sản xuất chƣa thay đổi nên quy mô sản xuất chỉ cung cấp cho thị trường địa phương Ngoài ra, các loại gia súc như trâu, dê không đáng kể, thậm chí gần nhƣ không có tại một vài xã trong vùng khảo sát
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 58
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Bảng 3.10 Hiện trạng chăn nuôi vùng ven biển tỉnh Bến Tre 2018
Huyện Xã Bò Dê Gia cầm Heo
Ghi chú: Na: không có số liệu thống kê
Nguồn: [14] Đối với gia cầm, vịt vẫn là loại chiếm ƣu thế ở vùng đồng bằng Số liệu thống kê dựa theo số lƣợng tiêm phòng thú y trong loại hình nuôi tập trung, bình quân mỗi xã khoảng 12.000 con Nguồn gia cầm nuôi chạy đồng vẫn còn khá phổ biến trong vùng vì tận dụng đƣợc điều kiện thức ăn mùa vụ
Nhìn chung, hiện trạng chăn nuôi của vùng khảo sát mang tính chất tự phát và nhu cầu cần tiết kiệm, chƣa sản xuất theo quy hoạch về quy mô chăn nuôi, quy mô đàn, ít đầu tƣ, mất nhiều thời gian trong một vụ sản xuất Lợi thế về địa lý chăn nuôi gia cầm chƣa khai thác hết, không thương hiệu, không có biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên diện rộng, không kiểm kê đƣợc vùng nuôi, số lƣợng còn quá ít để xem là hàng hóa
3.2.2.3 Nuôi trồng thủy hải sản Đây là sản phẩm chủ lực của địa phương Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 42.652 ha, trong đó diện tích nuôi tôm các loại chiếm đa số với 37.598 ha (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2018) còn lại là diện tích nuôi nghêu, sò và các loại thủy sản khác
- Tôm: Bao gồm các loại tôm công nghiệp (thâm canh) và bán công nghiệp (bán thâm canh): năng suất tôm công nghiệp bình quân đạt 4-5 tấn/ha Tôm quảng canh và tôm tự nhiên: tôm quảng canh đạt 0,5 – 1 tấn/ha Mô hình tôm xen rừng: chủ yếu tại các vùng ven biển, ven sông có rừng phòng hộ, người dân nuôi tôm xen trong rừng phòng hộ với giống nuôi từ nguồn tự nhiên hoặc có bổ sung thêm giống nên năng suất không cao, khoảng 0,2 tấn/ha Hiệu quả của nuôi tôm trong vùng khảo sát không dựa trên năng suất sản xuất mà là tổng hợp mức độ đầu tƣ cho sản xuất Vùng cũng đã cung cấp sản phẩm tôm đa dạng cho thị trường, đặc biệt là nguồn tôm tự nhiên, tôm sạch trong mô hình quảng
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 59 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú canh Giá thị trường những năm qua khá ổn định ở mức cao nhưng chi phí nuôi tôm công nghiệp cũng tăng đáng kể Dịch bệnh xảy ra ngày càng tăng Vì vậy, rủi ro trong nuôi tôm công nghiệp rất lớn, gây thiệt hại nặng nề khi ao nuôi nhiễm dịch bệnh
- Các loại thủy sản khác nhƣ: Nghêu, sò, cá, cua biển chủ yếu nuôi ở vùng ven biển, nơi có điều kiện nước phù hợp Loại hình này còn chiếm diện tích nhỏ nhưng đã góp phần giảm khai thác hoàn toàn từ nguồn thủy sản tự nhiên Mô hình tuy còn nhỏ lẻ nhƣng phần nào thể hiện đƣợc sự đa dạng nuôi trồng và tăng nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường, đồng thời đảm bảo đồng đều chất lượng sản phẩm thủy sản Ngoài ra, sự nhạy bén của nông dân hướng đến nhu cầu thị trường đối với nguồn thủy sản đặc trưng vùng, miền Tuy nhiên, sản lƣợng hàng năm không ổn định, rủi ro mất mùa khá cao và nhiều rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi Nguyên nhân được tìm hiểu là do nguồn giống không ổn định, không xác định nguồn gốc và chất lƣợng giống Bên cạnh đó sự thay đổi thời tiết do BĐKH làm cho nhiệt độ bề mặt nóng lên và mùa hạn kéo dài làm vùng nuôi thiếu nước ngọt vì thế không đảm bảo khả năng sinh trưởng của con sò, nghêu
Bảng 3.11 Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Bến Tre 2018
Huyện Xã Tôm công nghiệp/Bán công nghiệp
Tôm xen rừng Nghêu Sò
(ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn)
An Thủy Na Na 312.2 375.5 65.6 13 Na 93 0 0
Thừa Đức 25,5 75,5 3.015 1.441 Na Na 700 1349 93 1.815 Bình
Thạnh 129,74 1.225 1.281 234,6 Na Na 2 Na 2 Na Thạnh
Ghi chú: Na: không có số liệu thống kê
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 60
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
3.2.2.4 Đánh bắt thủy hải sản
Bảng 3.12 Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng ven biển tỉnh Bến Tre 2018
Huyện Xã Xa bờ Ven bờ/cửa sông Tổng cộng
Số tàu (Tấn) Số tàu (Tấn) Số tàu (Tấn)
An Ngãi Tây Na Na Na Na Na Na
Giao Thạnh Na Na Na 32,4 Na 32,4
Ghi chú: Na: không có số liệu thống kê
Nguồn: [14] Đánh bắt thủy hải sản trong vùng khảo sát bao gồm ba loại hình: đánh bắt ven bờ biển, đóng đáy cửa sông và đánh bắt xa bờ, ngoài ra còn một số hộ câu mực nhƣng không nhiều
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.3.1 Xu thế của BĐKH tại Bến Tre (03 huyện ven biển)
3.3.1.1 Xu thế biến đổi nhiệt độ a Xu thế biến đổi nhiệt độ theo phương pháp EMD
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 68
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Hàm xu thế có dạng y=0,01x + 7,037 (x là năm, y là nhiệt độ) Nhiệt độ trung bình năm tại Ba Tri từ năm 1980 đến 2014 xu thế tăng với tốc độ khoảng 0,01 o C/năm
Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Ba Tri vào khoảng 27 o C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2009 (27,6 o C) vƣợt so với trung bình nhiều năm 0,6 o C và năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 1995 (26,5 o C), thấp hơn trung bình nhiều năm 0,5 o C Nhiệt độ cao nhất xuất hiện chủ yếu vào các tháng IV (28,5 o C), tháng V (28,5 o C), nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng I (25,4 o C)
Hàm xu thế có dạng y=0,0225x – 18,052 (x là năm, y là nhiệt độ) Nhiệt độ trung bình năm tại BếnTre từ năm 1980 đến 2014 xu thế tăng với tốc độ khoảng 0,0225 o C/năm
Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Bến Tre vào khoảng 26,9 o C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2010 (27,7 o C) vƣợt so với trung bình nhiều năm 0,8 o C ;năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 1991 (26,08 o C), thấp hơn trung bình nhiều năm 0,82 o C
Hàm xu thế có dạng y=0,007x + 12,781 (x là năm, y là nhiệt độ) Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Càng Long từ năm 1980 đến 2014 xu thế tăng với tốc độ khoảng 0,007 o C/năm
Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Càng Long vào khoảng 26,8 o C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 1997 (27,5 o C) vƣợt so với trung bình nhiều năm 0,7 o C và năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2005 (26,1 o C), thấp hơn trung bình nhiều năm 0,7 o C
Hàm xu thế có dạng y=0,0103x + 6,3902 (x là năm, y là nhiệt độ) Nhiệt độ trung bình năm tại Mỹ Tho từ năm 1980 đến 2014 xu thế tăng với tốc độ khoảng 0,0103 o C/năm
Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Mỹ Tho vào khoảng 27 o C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 1997 (28,2 o C) vƣợt so với trung bình nhiều năm 1,2 o C và năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 1992 (26,3 o C), thấp hơn trung bình nhiều năm 0,7 o C b Xu thế biến đổi nhiệt độ theo xu thế đường thẳng
Tại trạm Ba Tri: các tháng 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 đều có xu hướng tăng nhiệt độ Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình năm nhỏ nhất khoảng 25,4 o C, nhiệt độ tháng
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 69 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
12 lại có xu hướng tăng mạnh nhất khoảng 0,0357 o C/năm Các tháng 3,4 nhiệt độ có xu hướng giảm nhưng rất nhẹ như tháng 4 nhiệt độ trung bình chỉ giảm 0,0003 o C/năm Tháng
4 và 5 là các tháng có nhiệt độ trung bình năm lớn nhất khoảng 28,4 o C
Trạm Càng Long có nhiệt độ trung bình năm thời kì 1980- 2014 tăng khoảng 0,007 o C/năm
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 khoảng 28,4 o C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 25,3 o C
Các tháng có nhiệt độ trung bình tăng là 3, 6, 8, 10, 11, 12 Tháng 12 có nhiệt đô trung bình tăng nhanh nhất khoảng 0,0281 o C/năm Trong khi đó tháng 3 tăng nhƣng rất ít khoảng 0,00006 o C/năm
Các tháng có nhiệt độ trung bình giảm là 1, 2, 4, 5, 7, 9 Trong đó tháng 4 là tháng có mức giảm nhiệt độ lớn nhất khoảng 0,0099 o C/năm, và tháng 2 là tháng có mức độ giảm nhiệt độ thấp nhất khoảng 0,0033 o C/năm
Trạm Mỹ Tho có nhiệt độ trung bình năm thời kì 1980- 2014 tăng khoảng 0,0103 o C/năm
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 khoảng 28,5 o C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 25,4 o C
Các tháng có nhiệt độ trung bình tăng là 2, 8, 12 Tháng 12 có nhiệt đô trung bình tăng nhanh nhất khoảng 0,0078 o C/năm Trong khi đó tháng 2 tăng nhƣng rất ít khoảng 0,0044 o C/năm
Các tháng có nhiệt độ trung bình giảm là 1, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11 Trong đó tháng
10 là tháng có mức giảm nhiệt độ lớn nhất khoảng 0,0169 o C/năm, và tháng 5 là tháng có mức độ giảm nhiệt độ thấp nhất khoảng 0,0013 o C/năm
Trạm Bến Tre có nhiệt độ trung bình năm thời kì 1980- 2014 tăng khoảng 0,0211 o C/năm
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 khoảng 28,6 o C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 25,3 o C
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 70
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
3.3.1.2 Xu thế biến đổi lƣợng mƣa a Xu thế biến đổi lượng mưa theo phương pháp EMD
- Đối với trạm Ba Tri:
Hàm xu thế có dạng y=4,7692x – 7.967,6 (x là năm, y là lƣợng mƣa) Lƣợng mƣa trung bình năm tại Ba Tri trong cả giai đoạn từ năm 1980 đến 2014 xu thế tăng với tốc độ khoảng 4,7692 mm/năm
Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm giai đoạn này vào khoảng 1.591,64mm, lƣợng mƣa năm lớn nhất là 2.119 mm (2008) vƣợt trung bình nhiều năm 527,36mm, lƣợng mƣa năm thấp nhất là 982 mm (1984) thấp hơn trung bình nhiều năm 609,44 mm
- Đối với trạm Bến Trại:
Hàm xu thế có dạng y=4,4006x – 7.284,5 (y là lƣợng mƣa, x là năm) Lƣợng mƣa trung bình năm ở Bến Trại trong cả giai đoạn từ 1980 đến 2014 xu thế tăng
Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm giai đoạn này vào khoảng 1.578,4mm, lƣợng mƣa năm lớn nhất là 2.318,2 mm (2001) vƣợt trung bình nhiều năm 739,81mm, lƣợng mƣa năm thấp nhất là 1.009,4 mm (1990) thấp hơn trung bình nhiều năm 568,99 mm
- Đối với trạm Bình Đại:
Hàm xu thế có dạng y,082x – 20.727 (y là lƣợng mƣa, x là năm) Lƣợng mƣa trung bình năm ở trạm Bình Đại trong cả giai đoạn từ 1980 đến 2014 xu thế tăng Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm giai đoạn này vào khoảng 1.399,4mm, lƣợng mƣa năm lớn nhất là 2.128,7 mm (2001) vƣợt trung bình nhiều năm 729,32 mm, lƣợng mƣa năm thấp nhất là 812,3 mm (1989) thấp hơn trung bình nhiều năm 587,08 mm
- Đối với trạm Bến Tre:
Hàm xu thế có dạng y=8,4x – 15.304 (y là lƣợng mƣa, x là năm) Ta thấy lƣợng mƣa trung bình năm ở trạm Bìến Tre trong cả giai đoạn từ 1980 đến 2014 xu thế tăng Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm giai đoạn này vào khoảng 1.508,2mm, lƣợng mƣa năm lớn nhất là 1.983,8 mm (1999), lƣợng mƣa năm thấp nhất là 804,7 mm (1990) b Diễn biến mưa theo phương pháp xu thế đường thẳng Đường quá trình đặc trưng mưa của các trạm như sau:
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 71 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Hình 3.8 Quá trình đặc trƣng mƣa trạm
Hình 3.9 Quá trình đặc trƣng mƣa trạm
Hình 3.10 Quá trình đặc trƣng mƣa trạm Bình Đại
Hình 3.11 Quá trình đặc trƣng mƣa trạm Chợ Lách
Hình 3.12 Quá trình đặc trƣng mƣa trạm Bến Tre
Diễn biến cực đoan của mưa cũng được xét đến, cụ thể như sau:
- Diễn biến lƣợng mƣa 1, 3, 5, 7 ngày lớn nhất:
Lƣợng mƣa ngày lớn nhất hay lƣợng mƣa thời đoạn lớn nhất (1, 3, 5, 7 ngày) là đặc trưng quan trọng nhất đối với việc hình thành và diễn biến lũ trên lưu vực Dưới đây là thống kê cũng nhƣ phân tích diễn biến của các đặc trƣng mƣa này:
Chương 3- Tổng quan ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 72
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Hình 3.13 Diễn biến mƣa 1, 3, 5, 7 ngày lớn nhất trạm Bến Tre
Hình 3.14 Diễn biến mƣa 1, 3, 5, 7 ngày lớn nhất trạm Ba Tri
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẰNG BỘ CHỈ SỐ
4.1.1 Các đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của biển đổi khí hậu Để đánh giá tác động của BĐKH đối với tỉnh Bến Tre ở mức độ, phạm vị nào để có thể đề xuất các giải pháp thích ứng cho phù hợp Do vậy, cần xác định rõ các khu vực, lĩnh vực, đối tượng dễ bị tổn thương:
Bảng 4.1 Xác định các khu vực, lĩnh vực, đối tượng dễ bị tổn thương
Vùng, khu vực bị tác động, tổn thương
Yếu tố tác động Lĩnh vực bị tác động, tổn thương Đối tƣợng bị tác động, tổn thương
Khu vực ven biển (Ba Tri,
- Bão và áp thấp nhiệt đới
- Sự gia tăng nhiệt độ
- Các yếu tố khí hậu cực đoan khác: ngày quá nắng, mƣa lớn, dông tố, lốc xoáy, …
- Các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học
- Nông nghiệp và an ninh lương thực
- Giáo dục – y tế và đời sống và sức khỏe cộng đồng
Ngƣ dân, dân cƣ ven biển, đặc biệt các hộ nghèo, người già, trẻ em, phụ nữ
Khu vực các huyện Châu
- Sự gia tăng nhiệt độ - Nông nghiệp và an Nông dân nghèo,
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 89 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Vùng, khu vực bị tác động, tổn thương
Yếu tố tác động Lĩnh vực bị tác động, tổn thương Đối tƣợng bị tác động, tổn thương
- Bão và áp thấp nhiệt đới
- Các yếu tố khí hậu cực đoan khác: ngày quá nắng, mƣa lớn, dông tố, lốc xoáy… ninh lương thực
- Các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học
- Giáo dục – y tế và đời sống và sức khỏe cộng đồng người già, trẻ em, phụ nữ
4.1.2 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực dễ bị tổn thương
Kết quả dự báo đƣợc thể hiện lần lƣợt trong các hình sau:
Hình 4.1 Diện tích ngập theo kịch bản B1 ứng với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bến Tre
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 90
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Hình 4.2 Diện tích ngập theo kịch bản B2 ứng với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bến Tre
Hình 4.3 Diện tích ngập theo kịch bản A1FI ứng với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bến Tre
Bảng 4.2 Các loại hình thiên tai tác động chính đến khu vực ven biển Bến Tre T
T Loại hình tác động Thời gian tác động Mức độ tác động
1 Bão và áp thấp nhiệt đới Thường xuyên Nghiêm trọng
2 Hạn hán và xâm nhập mặn Thường xuyên Nghiêm trọng
3 Triều cường và nước biển dâng Thường xuyên Trung bình
4 Lốc xoáy và sấm sét Không thường xuyên Trung bình
5 Sạt lở đất Thường xuyên Nghiêm trọng
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 91 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Bão và áp thấp nhiệt đới: tại các vùng ven biển, mùa bão thường bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII hàng năm Theo thống kê năm 2013 đã có 15 cơn bão và 4 đợt áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng không ít đến các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản trên biển Biểu hiện của bão gây sóng to, gió lớn ngoài khơi làm chìm tàu, mất mát tài sản, đe dọa tính mạng ngƣ dân, đánh bắt thủy sản trên biển bị ngừng trệ Theo dự báo, xu hướng diễn biến của bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển, ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ Vì thế, mức độ ảnh hưởng của bão sẽ càng nghiêm trọng hơn trong những năm tới
Xâm nhập mặn và hạn hán: xảy ra vào mùa khô, khi lượng nước sông Tiền cạn kiệt Kết hợp với gió chướng kéo dài trên 5 ngày và thủy triều biển cao làm xâm nhập mặn sâu vào đất liền Hầu hết nguồn nước trong vùng là nước lợ và nước mặn quanh năm, nên sinh kế của người dân cũng thích nghi theo đặc điểm nguồn nước nhiễm mặn này Trong mùa khô hạn, độ mặn của nước tăng cao, gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nhƣ sò, tôm, cua, cá và làm giảm diện tích lúa, giảm năng suất và cây ăn trái cũng như hoa màu, do không đủ nước ngọt tưới tiêu Hư hại giống cây trồng, dừa rụng trái non, lúa bị thiệt hại, v.v… thường xảy ra hơn Ngoài ra, vấn đề nước sinh hoạt của người dân càng thiếu trầm trọng vào mùa khô hạn
Triều cường và nước biển dâng: Qua kịch bản dự báo ngập cho thấy khu vực ven biển, bao gồm: Thạnh Phụ, Bình Đại và Ba Tri là vùng có diện tích ngập lớn nhất ở cả 3 kịch bản B1, B2 và A1FI qua các mốc 2020, 2030, 2050 và 2010 Vùng ven biển hầu hết là các giồng cát và ngay sát bờ biển, nên chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ của triều cường và nước lũ Triều cường và NBD gây nên hiện tượng xói lở và bồi tụ ở vùng cửa sông, cồn cát và vùng ven bờ biển Hàng năm, bình quân xói lở sâu 5 mét vào bờ với chiều dài hơn 5 km, bắt đầu từ Cồn Lợi đến Cồn Bửng Vùng bị xói lở nghiêm trọng nhất với tốc độ mất đất từ 20- 30 mét/năm Lũ lụt, sóng biển, gió chướng, thủy triều phức tạp gây tổn thất đến canh tác nông, ngƣ nghiệp Mặt khác, chúng làm cho địa hình, địa mạo không ổn định, hàng năm tạo ra các vùng thấp đứt quãng ven biển, vùng bƣng biền sau giồng, bồi tụ tại các cửa sông
Thống kê diện tích ngập của các huyện thuộc vùng ven biển đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 92
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Bảng 4.3 Diện tích đất vùng ven biển bị ngập theo các kịch bản qua các thời kỳ
Kết quả dự báo cho thấy các huyện vùng ven biển có diện tích đất bị ngập ứng với từng kịch bản tăng dần qua các thời kỳ Huyện Ba Tri có diện tích đất nhỏ nhất nhƣng tỷ lệ đất bị ngập nhiều nhất so với 2 huyện còn lại (dao động trong khoảng 9,47%
- 70,65% ở các kịch bản) Thạnh Phú có tỷ lệ diện tích đất bị ngập dao động trong khoảng 9,45% - 28,76% ở các kịch bản Bình Đại có tỷ lệ diện đất bị ngập dao động trong khoảng 4,86% - 58,16% ở các kịch bản; đặc biệt lưu ý trong giai đoạn 2050 và
2100, diện tích ngập của Bình Đại tăng nhanh một cách đột biến
Lốc xoáy và sấm sét: xảy ra không thường xuyên và ảnh hưởng trên địa bàn hẹp và thời gian ngắn Lốc xoáy thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 5), và sau những đợt hạn trong mùa mƣa tại các vùng trống, đồng ruộng, ít cây cao, vật cản ở các xã ven biển, phạm vi ảnh hưởng từ vài km2 đến vài chục km 2 , xảy ra trong thời gian ngắn nhưng gây thiệt hại lớn trong vùng ảnh hưởng Mỗi năm có khoảng 3 đợt, xu hướng xuất hiện không ổn định, có năm nhiều (năm 1996 có 8 đợt) có năm ít (năm 2007 có 3 đợt) và có năm không xảy ra Thiệt hại do lốc xoáy gây ra khoảng 500 tỷ đồng/năm làm thiệt hại mùa màng, gây chết người và bị thương, sập nhà cửa, trường học Sấm sét xảy ra vào tháng IV đến tháng XII hàng năm, ảnh hưởng trên vùng diện tích hẹp, gây thiệt hại về người và tài sản Mật độ sét tại vùng ven biển khoảng 11 lần/km 2 /năm
Sạt lở: vùng cửa sông Hàm Luông thuộc xã An Điền huyện Thạnh Phú hàng năm bị sạt lở, mất đất khoảng 1-2ha Nguyên nhân do mƣa bão lớn, sự thay đổi dòng chảy Đặc biệt, vùng sạt lở có mật độ cây rừng phòng hộ thưa thớt, nên khi nước triều dâng kết hợp gió chướng, mưa bão làm cho nền đất ngập sâu, điều kiện địa chất vùng này khá mềm nên dễ xảy ra hiện tƣợng sạt lở
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 93 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Vùng ven biển là vùng phát triển kinh tế chủ yếu về nuôi trồng thủy sản Do đó, đầy cũng là hoạt động thường xuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai như ngập lụt, nhiệt độ tăng, bão lũ, triệu cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác Theo đó, ngư dân là đối tượng chịu tác động tực tiếp và dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu thông qua tác động đến sinh kế của đối tƣợng này
Diêm nghiệp cũng là ngành phát triển chủ yếu tại khu vực ven biển Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến hiệu quả sản xuất của diêm dân, làm giảm chất lƣợng muối do bị lẫn phù sa và tăng chi phí sản xuất, đồng thời các công trình hạ tầng đồng muối nhất là hệ thống đê, kè, cống và mương bị tàn phá và xuống cấp; gây thiệt hại lớn đến diêm dân
Khu vực bảo tồn rừng ngập mặn và bảo vệ sinh thái vùng bãi triều cũng đã bị thiệt hại nghiêm trọng do biến đổi khí hậu Diện tích và hệ sinh thái rừng ngập mặn giảm dần
4.1.3 Đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH bằng bộ chỉ số
Hình 4.4 Tổng quan quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính tổn thương
Tham vấn ý kiến chuyên gia (Đợt 1)
Bộ tiêu chí sơ bộ
Tham vấn ý kiến chuyên gia (Đợt 2)
Bộ tiêu chí hoàn chỉnh
Ma trận mức độ quan trọng
Trọng số hoàn chỉnh cho bộ tiêu chí Phân tích xếp hạng thứ bậc
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 94
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Tính dễ tổn thương là chỉ số được đánh giá dựa vào ba nhóm tiêu chí chính, bao gồm: Mức độ phơi nhiễm (Exposure), Mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và Khả năng thích ứng (Adaptive Capacity)
Các nhóm tiêu chí chính đƣợc cấu thành và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Mỗi tiêu chí sử dụng cho việc đánh giá phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm nội dung và phạm vi nghiên cứu, tình hình thực tế tại thời điểm nghiên cứu, cũng nhƣ mức độ phù hợp của tiêu chí xem ét với mục đích nghiên cứu
Về tổng quan, bộ tiêu chí sử dụng cho quá trình đánh giá tính dễ tổn thương trong phạm vi đề tài đã đƣợc ây dựng và thực hiện theo quy trình ở hình 4.1 Theo đó, trong bước đầu tiên, dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu có liên quan khuôn khổ đề tài, bộ tiêu chí sơ bộ đƣợc xây dựng và gửi đến các chuyên gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đƣợc góp ý chỉnh sửa thông qua việc thực hiện bảng hỏi (Phụ lục 1) Bộ tiêu chí hoàn thiện sau điều chỉnh dựa trên các ý kiến tham vấn chuyên gia lần 1 sẽ đƣợc tiếp tục sử dụng để tham vấn ý kiến lần hai và xây dựng ma trận xếp hạng mức độ quan trọng của từng tiêu chí (Phụ lục 2), từ đó, xây dựng bộ trọng số hoàn chỉnh cho các tiêu chí và các nhóm tiêu chí (tiêu chí phụ) phục vụ cho việc đánh giá tính tổn thương về sinh kế ven biển Khi lựa chọn tiêu chí để xây dựng các nhóm tiêu chí chính và phụ, các vấn đề cần đƣợc quan tâm bao gồm:
- Tiêu chí cần phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tính tin cậy của số liệu phục vụ cho từng tiêu chí
- Tính cập nhật củ tiêu chí trong bối cảnh nghiên cứu
Theo như đã trình bày ở Chương 1, việc xác định trọng số của các tiêu chí được thực hiện bằng phương pháp AHP Theo đó, việc xác định trọng số của các tiêu chí phụ về mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng với BĐKH và xâm nhập mặn được thực hiện bằng phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia về ma trận xếp hạng mức độ quan trọng của tiêu chí để đánh giá mức độ quan trọng của tiêu chí đối với mục tiêu nghiên cứu Sau khi tổng hợp các ma trận mức độ quan trọng của các nhóm tiêu chí từ ý kiến chuyên gia và tính đƣợc vecto trọng số, các ma trận đƣợc kiểm tra tính nhất quán thông qua tỷ số nhất quán CR, trong đó CR≤0,1 thì ma trận đƣợc đánh giá là hợp lý
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 95 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
* Các tiêu chí thể hiện mức độ tổn thương a Mức độ phơi nhiễm
- Phân tích các tiêu chí về độ mặn thể hiện mức độ phơi nhiễm
TỔNG HỢP DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BA HUYỆN VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE ĐỐI VỚI XÂM NHẬP MẶN
KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BA HUYỆN VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE ĐỐI VỚI XÂM
Thông qua phân tích ở Phần 4.1 cho từng tiêu chí thuộc ba nhóm tiêu chí đánh giá tính dễ tổn thương, các tiêu chí được hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu Từ đó, các xã đƣợc đánh giá và xếp hạng theo từng tiêu chí Sau đó, các giá trị xếp hạng của mỗi xã được kết hợp với trọng số tương ứng để đưa ra giá trị xếp hạng cuối cùng, tương ứng với giá trị xếp hạng về mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm hay khả năng thích ứng
Kết quả tổng hợp các dữ liệu cho từng tiêu chí thuộc bộ tiêu chí đƣợc trình bày trong phụ lục 5 Giá trị xếp hạng các xã cho từng tiêu chí đƣợc thể hiện qua bản độ mức độ từ thấp đến cao Theo đó, thang màu đỏ thể hiện mức độ nghiêm trọng nhất
4.2.1 Nhóm tiêu chí thể hiện mức độ phơi nhiễm
Giá trị chuẩn hóa đối với nhóm tiêu chí xói lở thể hiện mức độ phơi nhiễm của từng xã thuộc khu vực nghiên cứu nhƣ sau:
Bảng 4 15 Giá trị chuẩn hóa mức độ phơi nhiễm của các tiêu chí về độ mặn
E.sl.2 0,095 Từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau
E.sl.3 0,084 Tháng 3 (dao động từ ngày 4 – ngày 10/3)
E.sl.4 0,137 Không có dữ liệu
Ghi chú: 1 - Độ phơi nhiễm thấp
9 - Độ phơi nhiễm cao nhất
Theo kết quả xếp hạng, xã Thừa Đức (huyện Bình Đại) có mức độ phơi nhiễm cao nhất (mức 9) Tiếp theo là xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú), xã Bảo Thuận
(huyện Ba Ti) và xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) Xã Thừa Đức, Thạnh Phong, Thạnh
Hải và Bảo Thuận có độ mặn cao nhất (mức 9) Bên cạnh, xét về thiệt hại về kinh tế và khả năng xả ra nhiễm mặn trong tương lai, xã Thừa Đức được xếp cao nhất đối với các
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 117 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú xã đƣợc nghiên cứu Sự đánh giá này cũng thống nhất với những biến đổi độ mặn hiện tại đƣợc báo cáo tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay
Hình 4.17 Bản đồ mức độ phơi nhiễm của các xã bị nhiễm mặn
4.2.2 Nhóm tiêu chí thể hiện mức độ nhạy cảm
4.2.2.1 Mức độ nhạy cảm đối với đối tƣợng dân số
Bảng 4.16 Giá trị chuẩn hóa mức độ nhạy cảm của nhóm đối tƣợng dân số
S.ds.3 0,083 Không thống kê theo xã, tỷ lệ chung của tỉnh 0,65%
S.ds.4 0,152 Không thống kê theo xã
S.ds.6 0,144 Không thống kê theo xã
Ghi chú: 1 - Độ nhạy cảm thấp nhất
9 - Độ nhạy cảm cao nhất
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 118
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
4.2.2.2 Mức độ nhạy cảm của đối tƣợng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Bảng 4.17 Giá trị chuẩn hóa mức độ nhạy cảm của nhóm tiêu chí điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
S.đk.1 0,306 Không thống kê theo xã
S.đk.3 0,034 Không thống kê theo xã
Ghi chú: 1 - Độ nhạy cảm thấp nhất
9 - Độ nhạy cảm cao nhất
4.2.2.3 Mức độ nhạy cảm của đối tƣợng sinh kế
Bảng 4.18 Giá trị chuẩn hóa mức thể hiện độ nhạy cảm của nhóm đối tƣợng sinh kế
Ghi chú: 1 - Độ nhạy cảm thấp nhất
9 - Độ nhạy cảm cao nhất
4.2.2.4 Kết quả phân tích mức độ nhạy cảm đƣợc chuẩn hóa nhƣ sau:
Bảng 4.19 Giá trị chuẩn hóa mức thể hiện mức độ nhạy cảm chung
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 119 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Ghi chú: 1 - Độ nhạy cảm thấp nhất
9 - Độ nhạy cảm cao nhất
Hình 4.18 Bản đồ mức độ nhạy cảm tại các xã đối với xâm nhập mặn
Xét về mức độ nhạy cảm, xã Bảo Thuận (huyện Ba Tri) là khu vực cao nhất (mức 9) Tiếp theo là xã An Ngãi Tây, An Thủy (huyện Ba Tri) và Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú), lần lượt xếp ở các mức 8, 7, 6 Các khu vực này có mức độ dân số tương đối cao; đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo cao Đối với nhạy cảm về sinh kế, các xã Bảo Thuận,
An Ngãi Tây, An Thủy (huyện Ba Tri) là khu vực nằm ở mức cao Do các xã này phần lớn người dân có sinh kế nông nghiệp chủ yếu nuôi trồng thủy sản, trồng màu, chăn nuôi gia súc (bò) nên khi có hiện tƣợng xâm nhập mặn, hoạt động sinh kế của các xã này bị ảnh hưởng đáng kể
4.2.3 Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
4.2.3.1 Năng lực thích ứng cấp chính quyền
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 120
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Bảng 4.20 Giá trị chuẩn hóa năng lực thích ứng cấp chính quyền
Tiêu chí Trọng số Thạnh Hải
AC.cq.1 0,110 Tương đương ở các xã
AC.cq.2 0,093 Tương đương ở các xã
AC.cq.3 0,062 Thực hiện theo khuyến cáo của tỉnh (lịch thời vụ nhƣ nhau)
AC.cq.4 0,105 Tương đương ở các xã
AC.cq.6 0,079 Tương đương ở các xã
AC.cq.7 0,081 Không thực hiện cấp xã, tầng suất quan trắc chung của tỉnh 2 lần/năm
AC.cq.9 0,073 Không thống kê
AC.cq.10 0,072 Thực hiện đồng bộ nhƣ nhau
AC.cq.12 0.043 Không thống kê
AC.cq.13 0,057 Không thống kê
Ghi chú: 1 - Năng lực thích ứng thấp nhất
9 - Năng lực thích ứng cao nhất
4.2.3.2 Năng lực thích ứng cấp cộng đồng
Bảng 4.21 Giá trị chuẩn hóa năng lực thích ứng cấp cộng đồng
Tiêu chí Trọng số Thạnh Hải
AC.cd.7 0,065 Không thống kê
Ghi chú: 1 - Năng lực thích ứng thấp nhất
9 - Năng lực thích ứng cao nhất
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 121
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
4.2.3.3 Kết quả năng lực thích ứng đƣợc chuẩn hóa nhƣ sau:
Bảng 4.22 Giá trị chuẩn hóa năng lực thích ứng chung
Ghi chú: 1 - Năng lực thích ứng thấp nhất
9 - Năng lực thích ứng cao nhất
Hình 4.19 Bản đồ năng lực thích ứng tại các xã đối với hiện tƣợng xâm nhập mặn
Kết quả đánh giá cho thấy trong các xã, Thạnh Phong là nơi có khả năng thích ứng cao nhất Ngược lại, Thạnh Phước là xã có khả năng thích ứng thấp nhất Đối với các xã thường xuyên xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn như Thừa Đức, Thạnh Hải, An
Ngãi Tây khả năng thích ứng tương đối cao do họ đã có kinh nghiệp ứng phó Còn đối
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 122
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú với các xã Thạnh Phước, Bình Thắng ít quan tâm theo dõi thông tin độ mặn, ít dành thời gian trao trao đổi, cập nhật thông tin khả năng thích ứng rất thấp
4.2.4 Đánh giá tổng hợp tính dễ tổn thương về sinh kế của các hộ dân ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre
Dựa trên kết quả đánh giá mức độphơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của các xã, tính dễ tổn thương của các xã được thể hiện ở Bảng 4.23 và Hình
Bảng 4.23 Tổng hợp giá trị chuẩn hóa tính dễ tổn thương về sinh kế của các hộ dân ven biển
Ghi chú: 1- Độ phơi nhiễm thấp nhất; 9 – Độ phơi nhiễm cao nhất
Mức độ nhạy cảm của đối tƣợng dân số
Mức độ nhạy cảm của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
Mức độ nhạy cảm của hoạt động sinh kế
Ghi chú: 1- Độ nhạy cảm thấp nhất; 9 – Độ nhạy cảm cao nhất Khả năng thích ứng cấp chính quyền
Khả năng thích ứng cấp cộng đồng dân cƣ
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 123 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Khả năng thích ứng (AC) 4,3 7,34 3,7 5,7 7,32 6,96 4,66 3,68 1,34
Khả năng thích ứng (AC)
Ghi chú: 1- Khả năng thích ứng thấp nhất; 9 – Khả năng thích ứng cao nhất
Ghi chú: 1- Tính dễ tổn thương thấp nhất; 9 – Tính dễ tổn thương cao nhất
Hình 4.20 Bản đồ tính dễ bị tổn thương về sinh kế của các xã ven biển tỉnh
Bến Tre đối với BĐKH và XNM
Theo đó, xã Thạnh Phước là nơi dễ bị tổn thương nhất đối với BĐKH và xâm nhập mặn, do xã Thạnh Phước có khả năng thích ứng thấp nhất Theo kết quả phân tích cho thấy, tại xã Thạnh Phước các hoạt động sinh kế tương đối nhạy cảm với hiện tượng xâm nhập mặn, bao gồm sinh kế hoạt động nhân sinh của nhóm cộng đồng sống trong khu vực và các sinh kế hoạt động kinh doanh Với tổng dân số đông đứng hàng thứ 03 so với 09 xã thuộc khu vực nghiên cứu, các hoạt động thích ứng của chính quyền tỏ ra chưa hiệu quả tại xã Thạnh Phước, thể hiện mức ngân sách cho các hoạt động ứng phó
Chương 4- Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 124
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú thấp, tỷ lệ người dân (hộ gia đình) nhận được thông báo khí có xâm nhập mặn sâu là khá thấp so với các xã còn lại (thấp thứ 2 sau xã Thạnh Hải) Kết quả đánh giá tính dễ tổn thương của xã Thạnh Phước cho thấy cần sớm đưa ra biện pháp triệt để cho các vấn đề cụ thể đã nêu trên
Xã Thạnh Hải và xã Thừa Đức là 2 khu vực dễ tổn thương cao tiếp theo (lần lượt ở mức 8 và mức 7) Đây cũng là các địa phương ghi nhận hiện trạng xâm nhập mặn sâu trong thời gian gần đây Tại xã Thạnh Hải, mức độ phơi nhiễm (ở mức 6) và nhạy cảm (đặc biệt là nhạy cảm về sinh kế) tương đối cao góp phần tăng tính dễ tổn thương khu vực này Tại xã Thừa Đức, mức độ phơi nhiễm cao nhất (ở mức 9), khả năng thích ứng ở mức trung bình là các yếu tố quyết định mức độ dễ bị tổn thương của xã Đối với xã được xem là ảnh hưởng cao nhất từ xâm nhập mặn là xã An Thủy có tính dễ tổn thương nằm ở mức 1 Ở An Thủy có mức độ phơi nhiễm khá cao – mức 5, độ nhạy cảm về dân số và sinh kế rất cao thể hiện lần lƣợt ở mức 9 và mức 7 Tuy nhiên, xã này có khả năng thích ứng cấp chính quyền cao – mức 8 Do đó, tính dễ bị tổn thương của An Thủy thấp nhất trong 09 xã thuộc khu vực nghiên cứu
Tóm lại, dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá tính dễ tổn thương do tác động của BĐKH và XNM các xã ven biển tỉnh Bến Tre cho thấy: Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) và xã Thừa Đức, Bảo Thuận (huyện Bình Đại) là những địa điểm có tính dễ tổn thương cao so với các khu vực còn lại của các xã ven biển tỉnh Bến Tre Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Bến Tre, việc xây dựng các giải pháp cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực thích ứng với hiện tƣợng xâm nhập mặn cũng nhƣ các tác động khác của BĐKH là rất cần thiết Các giải pháp này đƣợc trình bày ở phần tiếp theo của Chương 5
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 125 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
5.1.1 Đối với cấp chính quyền
5.1.1.1 Giải pháp quản lý chung trong và sau thời gian xảy ra xâm nhập mặn: Thực hiện thường xuyên hàng năm
- Cập nhật liên tục tình trạng xâm nhập mặn tại những khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn sâu, đặc biệt là trong khoảng thời gian đƣợc ghi nhận là cao điểm đối với hiện tƣợng xâm nhập mặn theo các năm trước Ngoài ra, cần tham vấn ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về xâm nhập mặn để có thêm thông tin đáng tin cậy phục vụ cho quá trình quản lý chung Từ đó có cơ sở để triển khai các phương án ứng phó tương ứng
- Các cơ quan phụ trách thông tin, đơn vị truyền thông cần phải có những biện pháp cập nhật thông tin chính xác và kịp thời về diễn biến quá trình xâm nhập mặn cho người dân nắm bắt Cần phải đa dạng và linh hoạt hơn nửa trong việc phổ biến thông tin đến người dân, mỗi loại hình truyền thông trước khi thực hiện cần nghiên cứu tính khả thi và phù hợp với đặc điểm xã hội học của khu vực thực hiện Đồng thời, cung cấp thông tin cơ bản về xâm nhập mặn (nguyên nhân, biện pháp ứng phó đang áp dụng, tầm nghiêm trọng) để người dân có những ứng xử phù hợp và góp phần lan truyền thông tin chính thống đến cộng đồng một cách rộng rãi Điều này sẽ giúp trấn an xã hội trong bối cảnh liên tục bị xâm nhập mặn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp quản lý trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp với người dân
- Tổ chức tốt công tác quản lý đê biển, công trình thủy lợi, chu trình đóng, mở cống phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân một các phù hợp
5.1.1.2 Giáo dục – Truyền thông: Thực hiện thường xuyên
Thông qua kết quả khảo sát, nhìn chung, cộng đồng dân cƣ đã có những hiểu biết cơ bản về vấn đề BĐKH nói chung và xâm nhập mặn nói riêng Tuy nhiên, những hiểu biết này chủ yếu dựa vào quan sát thực tế và thông qua hình thức truyền miệng là chính Do đó, mức độ tin cậy của các luồng thông tin là chƣa cao, dẫn tới việc các nhóm dân cƣ đúc kết thành những kiến thức ứng phó bị sai lệch Do vậy, phổ cập cho ngưới dân về thông tin cơ bản là thông qua truyền thông, giáo dục là yêu cầu mang tính cấp thiết
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 127 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Một trong những biện pháp đẩy mạnh hiệu quả trong công tác ứng phó BĐKH tại các xã ven biển của tỉnh Bến Tre chính là tận dụng cũng nhƣ cải tiến các mối quan hệ ảnh hưởng xã hội hiện tại, đối với quan hệ xã hội giữa cơ quan quản lý và người dân lẫn mối quan hệ giữa người dân với nhau
Các phương thức truyền thông truyền thống sẽ dựa vào các nguyên tắc tâm lý chung giữa các cá thể trong một nhóm dân cư, có thể sử dụng truyền thông ảnh hưởng không lời hoạc ảnh hưởng bằng lời Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, sự bùng nổ của mạng internet và thế giới số hóa cùng với những thiết bị di động cá nhân (điện thoại thông minh, máy tính bản, ) giúp cho con người thu hẹp khoảng cách địa lý và thêm cơ hội, thách thức để ảnh hưởng đến hành vi lẫn nhau hơn
Các mô hình truyền thông nhàm vào các mục tiêu khác nhau, bao gồm: thu hút sự chú ý vào vấn đề, chỉ dẫn hoặc giáo dục, mô phỏng các hành vi, nhắc nhở hoặc thuyết phục Do đó, người quản lý cần lựa chọn mục tiêu nào họ mong muốn đạt được tương xứng với chiến lƣợc họ phát triển
Bảng 5.1 Các hình thức truyền thông tương ứng với các mục tiêu
Mô hình truyền thông tương ứng Truyền thông Trực tuyến
1 Thu hút sự chú ý vào vấn đề
Loa phát thanh, xe phát thanh lưu động
Chỉ dẫn hoặc giáo dục Áp phích công cộng, băn ron, chương trình truyền hình, báo giấy
Mô phỏng các hành vi Tranh cổ động, tuyên truyền, bảng thông tin hướng dẫn
Báo điện tử, mạng xã hội
4 Nhắc nhở Họp nhóm cộng đồng (họp tổ nhân dân tự quản)
Tin nhắn điện thoại, thƣ điện tử
5 Thuyết phục Họp tổ nhân dân tự quản, dân vận trực tiếp
Tin nhắn điện thoại, thƣ điện tử
Chương 5- Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 128
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế của người dân do biến đổi khí hậu:
+ Hoạt động tuyên truyền: Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình về vấn đề ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế, các hoạt động thích hợp cho sinh kế bền vững
+ Hoạt động tập huấn: Tổ chức các lớp tập huấn với đối tƣợng là những cán bộ xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, người dân,… Nội dung tập huấn gồm các kiến thức cơ bản về hiện tượng xâm nhập mặn, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các lĩnh vực ngành nghề sản xuất ở địa phương; công tác phòng chống, ứng phó và giảm thiểu thiệt hại đến hoạt động sinh kế khi có hạn hán, xâm nhập mặn; cải thiện các nguồn lực sinh kế hiện tại, các sinh kế mới thay thế hoặc bổ trợ thích ứng với hiện tƣợng xâm nhập mặn
+ Hoạt động giáo dục: Xây dựng các chương trình, khóa huấn luyện nâng cao kiến thức về hiện tượng xâm nhập mặn, các tác động đến sinh kế của cư dân địa phương cho các nhà hoạch định chính sách, giáo viên địa phương và đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực liên quan Phát hành một số ấn phẩm, sổ tay về biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn có nội dung phù hợp, nâng cao hiểu biết cho giáo viên và học sinh
+ Tổ chức hội thảo: Hội thảo các sinh kế hỗ trợ, bổ sung hoặc sinh kế mới giúp cộng đồng thích ứng với xâm nhập mặn, tổ chức các buổi hội thảo về các giống cây trồng chịu mặn, các giống vật nuôi có khoảng chịu mặn rộng và các kỹ thuật canh tác nuôi trông mới để phát triển các sinh kế tron g điều kiện môi trường ngày càng bị ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn
+ Hoạt động phong trào: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động trồng rừng ngập mặn, các chiến dịch bảo vệ môi trường, tham quan các mô hình sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn đã phát huy hiệu quả
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của xâm nhập m ặn do biến đổi khí hậu và các tác động đến sản xuất nông nghiệp:
Tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn để cộng đồng tham gia để nâng cao sự hiểu biết về xâm nhập mặn và sự ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Hỗ trợ chi phí, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và tổ chức tham quan các mô hình nuôi trồng đã thành công ở các tỉnh khác
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 129 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và các tác động đến nuôi trồng thuỷ sản:
Các xã sử dụng các phương tiện truyền thông thông tin thường xuyên cho nhân dân biết diễn biến tình hình xâm nhập mặn và tổ chức thống kê đầy đủ chính xác mức độ thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản do xâm nhập mặn và cảnh báo các vùng có nguy cơ nhiễm mặn Cần bố trí hệ thống quan trắc, cảnh báo nhanh về diễn biến độ mặn trên các sông chính và công bố để người dân có thể truy cập dễ dàng nhanh chóng hoặc thông báo qua hệ thống phát thanh, qua tin nhắn điện thoại,
5.1.1.3 Giải pháp phát triển nền nông nghiệp bền vững
- Quy hoạch lại sử dụng đất đai: người dân ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng thời gian qua đã “sống chung với lũ” rất tốt và giờ đây dưới tác động của BĐKH thì tinh thần ấy cần đƣợc phát huy hơn nữa đó là “sống chung với BĐKH” Chúng ta không chống lại BĐKH mà nên cố gắng tìm ra những giải pháp thích hợp để có thể thích ứng và giảm thiểu sự tác động đó Nhƣ vậy, đối với những vùng đất bị ngập mặn mới thì nên tiến hành quy hoạch tăng cường nuôi tôm sú, nuôi thủy sản nước lợ; còn đối với vùng có nguy cơ ngập lụt vào mùa mƣa thì lập kế hoạch xây dựng mùa vụ né tránh lũ lụt
GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
xét lựa chọn và áp dụng nhằm hỗ trợ cho người dân thích ứng kịp thời hiện tượng XNM trong giai đoạn hiện nay
5.2.1 Giải pháp trữ nước ngọt bằng túi nhựa
- Sản phẩm đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lƣợng ASTM củ Mỹ:
+ Trọng lƣợng vải ASTM – D5261: 0,2 – 0,3 kg/m 2
+ Độ bền kéo đứt ASTM – D4595:20kN/m
+ Độ bền thời tiết ASTM – D4355:80% lực sau 120h
+ Sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về an toàn vệ sinh theo QCVN 12- 1:2011/BYT
- Túi chứa nước làm bằng vải bạt nhiều lớp, phía trên có một đầu van dùng để nối ống bơm nước vào, phía dưới bố trí van xả để nối ống lấy nước ra Túi rộng 2-3 m, dài 6-
13 m, giá 1,7- 2,6 triệu đồng, do một công ty tại TP.HCM thiết kế
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 133 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
Hình 5.1 Túi chứa 15-30 m 3 nước, có thể dùng cho nhiều mùa
- Gọn, nhẹ rất dễ vận chuyển
- Có nhiều kích thước lựa chọn: 1m 3 , 2m 3 ,5m 3 ,10m 3 ,20m 3 , 50m 3 , 100m 3 Ngoài ra, có thể sản xuất theo số lƣợng m 3 yêu cầu
- Chi phí thấp hơn so với sử dụng bồn nhựa hoặc inox
- Thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau
- Duy trì chất lượng nước theo thời gian
- Nếu bảo quản tốt sản phẩm có độ bền từ 08 – 10 năm
* Khu vực áp dụng: Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Chương 5- Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 134
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
5.2.2 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nghề cho một số cộng đồng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
- Tuỳ thuộc những đặc điểm riêng của cộng đồng dễ bị tổn thương cần có kế hoạch chuyển đổi và phát triển một số ngành nghề thay thế hoặc bổ trợ cho các ngành nghề hiện hiện tại Giúp người dân giảm bớt sự phụ thuộc cũng như tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và làm giảm tính dễ bị tổn thương trước những thay đổi từ bên ngoài như các cú sốc, các khuynh hướng, tính mùa vụ do biến đổi khí hậu Chính quyền và địa phương cần hỗ trợ để phát triển các ngành nghề liên quan đến nước lợ và nước mặn như nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, chế biến thuỷ sản, trồng rừng ngập mặn, đồng thời nâng cao hiệu quả các ngành nghề hiện tại, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Giải pháp trong nuôi trồng thuỷ sản: Các giải pháp khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản được phát triển theo các hướng như: công nghệ sản xuất giống nhân tạo, công nghệ tạo giống thuỷ sản đơn tính, nâng cao chất lƣợng giống, di nhập thuần hoá giống mới, phát triển công nghệ nuôi, kiểm soát phòng trừ dịch bệnh, Phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản sẽ mang lại nhiều hiệu quả cao
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn: Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích hợp trên cơ sở mức độ nhiễm mặn và thời gian duy trì mặn Phát triển và chọn tạo các giống cây trồng có khả năng chịu mặn Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre có một số giống tỏ ra thích nghi với vùng đất nhiễm mặn nhƣ OM
9921, OM 9916, OM 9915 và OM 10636,…, các mô hình sản xuất luân canh lúa - tôm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, việc thực hiện các mô hình trên chỉ áp dụng trong điều kiện hiện nay, khi độ mặn trong đất thấp Do đó, các nhà chọn giống tiếp tục nghiên cứu, lai tạo ra những giống thích ứng với các điều kiện của biến đổi khí hậu nhƣ giống lúa có khả năng chịu mặn phù hợp với điều kiện canh tác và diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là các xã ở 03 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Ngoài ra, tăng cường nghiên cứu các loài rau màu chịu hạn, chịu mặn, chịu sâu bệnh; các giống cây ăn trái chịu đƣợc sâu bệnh trong điều kiện gia tăng sâu bệnh do thời tiết thay đổi
- Chọn hình thức canh tác thích hợp với độ mặn của nước:
+ Độ mặn < 4‰, thời gian nhiễm mặn < 3 tháng: Trồng lúa và hoa màu;
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 135 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú
+ Độ mặn > 4 - 8‰, thời gian nhiễm mặn < 6 tháng: Lúa - tôm;
+ Độ mặn > 8‰, thời gian nhiễm mặn > 6 tháng: Nuôi trồng thủy sản
- Áp dụng hình thức canh tác thích hợp: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng
+ Chuyển một phần đất canh tác 3 vụ lúa sang trồng hai vụ lúa kết hợp nuôi cá đồng, tôm nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất
+ Cơ cấu cây trồng và mùa vụ cần chuyển dịch: 2 vụ lúa (lúa đông xuân - hè thu); 1 vụ lúa + nuôi trồng thủy sản (lúa mùa - tôm cá); 1 vụ lúa + 1 vụ mùa (lúa mùa - rau màu); chuyên màu (sắn, dƣa hấu,…); trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi cá
+ Đối với khu vực bị nhiễm mặn nặng có thể chuyển diện tích lúa, hoa màu sang thành các vùng nuôi tôm chuyên canh, đặc biệt là các khu vực ven biển
- Xây dựng các mô hình sinh kế bền vững ven biển trong điều kiện BĐKH và XNM
Trên cơ sở dự báo tác động của BĐKH và XNM đến kinh tế- xã hội ở 3 huyện vùng ven biển, các mô hình sinh kế đề xuất phải dựa trên cơ sở pháp lý và có tính kế thừa những thành tựu đã đạt đƣợc trong thời gian qua, nhằm phát triển bền vững nhƣ: sức bền của các mô hình sinh kế hiện tại; sự chuyển đổi phương thức sản xuất; sự thay đổi cách nhìn nhận đối với sinh kế trong điều kiện thay đổi; quản lý thích ứng và sử dụng tài nguyên bền vững trong điều kiện BĐKH và XNM
Các mô hình đề xuất có tính kế thừa và phát huy những thành tựu mà Bến Tre đã đạt thành quả cao trong nước và Quốc tế như: sự hình thành các Ban quản lý vùng nuôi, Đồng quản lý nghề cá, Quản lý tổng hợp vùng bờ, thương hiệu của Nghêu (MSC), VietGap, …
+ Mô hình lúa-tôm: Trồng lúa kết hợp nuôi tôm xen lúa hoặc một vụ lúa một vụ tôm đang có thu nhập khá, không cao nhƣng ít chịu tác động của BĐKH, XNM Ngoài ra, kết hợp nuôi xen cua, các loài cá phù hợp sẽ cho thu nhập cao hơn và giảm rủi ro Mô hình này mang tính bền vững và dễ thích nghi với điều kiện thay đổi của thời tiết và dễ dàng thay đổi tùy vào điều kiện thời tiết Để mô hình này thích nghi cao hơn với BĐKH, cần thay đổi giống lúa thích nghi với độ mặn và ngập nước kết hợp “be bờ” ruộng cao hơn mực nước thủy triều, hạn chế xâm nhập mặn
+ Mô hình nuôi tôm quảng canh: có chi phí thấp, ít gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng cao với BĐKH Tuy nhiên, mô hình này không cho thu nhập
Chương 5- Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre
HVTH: Bùi Thị Liên Thƣ 136
GVHD: PGS TS Võ Lê Phú cao, vì thế người dân cần có thêm những nguồn thu nhập phụ từ cây ăn trái, hoa màu trên bờ kè, nhằm tăng thu nhập và giảm rủi ro Mô hình nuôi sò, nghêu đây là mô hình nhạy cảm nhất với sự thay đổi từ bên ngoài Sự phụ thuộc về nguồn con giống tự nhiên, thời tiết, môi trường nuôi, nhất là khu vực nuôi bị ngập mặn Nhưng nếu thời tiết thuận lợi lại cho thu nhập cao, cần ổn định nguồn giống và quy hoạch vùng nuôi phù hợp Mô hình này dễ thích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi, vì thế cần nâng cao năng suất của mô hình thông qua các hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh cải tiến, nuôi xen cua biển, cá nước lợ,…
+ Mô hình nuôi tôm, cua rừng ngập mặn: Hiện nay mô hình nuôi tôm, cua rừng ngập mặn có hiệu quả ở vùng ven biển Trong tương lai, các mô hình này cần phát triển và nhân rộng khi kết hợp với việc trồng rừng thích ứng với sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai Cần đầu tư về mặt khoa học kỹ thuật cho các mô hình này nhằm thích ứng cho cộng đồng ven biển
+ Mô hình trồng hoa màu trên đất giồng cát: Quanh năm cho thu nhập trung bình, ảnh hưởng bởi giá cả thị trường Thiếu nước nếu thời tiết nắng hạn là nỗi lo của người canh tác loại hình này Ngược lại, vùng đất giồng thường cao nên ít bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn Với độ cao bình quân hơn 1 mét so với mực nước biển, nên so với kết quả dự báo vùng trồng hoa màu khó có thể bị ngập được, nhưng vấn đề nước ngọt từ các giếng khoan để tưới như hiện nay có thể bị nhiễm mặn Vì vây, khi cung cấp đủ nước tưới vào mùa khô, thì mô hình này cũng đƣợc đánh giá bền vững và dễ thích ứng với BĐKH
5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý sản xuất cánh đồng lúa lớn Ứng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học và thiết bị hiện đại trong quản lý vận hành công trình nhằm phát huy năng lực và trách nhiệm của cộng đồng để quản lý vận hành các công trình, giúp tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí quản lý, bảo dƣỡng