Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính là đảm bảo tính thống nhất,đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổchức và doanh nghiệp trong việc ti
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
Họ và tên: Vũ Khánh Linh – 21061177
Lớp: K66A
Khoa phụ trách: Lí luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Quân
Cơ quan thực tập: UBND Phường Láng Thượng Láng Thượng
Hà Nội – 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Ý nghĩa 5
9 Kết cấu của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 5
PHẦN I 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 7
1 Một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính 7
1.1 Khái niệm thủ tục hành chính 7
1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính 8
1.3 Ý nghĩa của thủ tục hành chính 8
2 Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính 9
2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính 9
2.2 Đặc điểm cải cách thủ tục hành chính 9
2.3 Ý nghĩa cải cách thủ tục hành chính 10
PHẦN II 11
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HIỆN NAY TẠI UBND PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA 11
1 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay tại Việt Nam 11
2 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Phường Láng Thượng trên địa bàn Quận Đống Đa 14
3 Đánh giá chung về thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Phường Láng Thượng trên địa bàn quận Đống Đa 15
3.1 Những kết quả đã đạt được 15
3.2 Một số hạn chế còn tồn tại 16
PHẦN III 17
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA 17
Trang 31 Đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện về cải cách thủ tục hành chính trên
cả nước 17
2 Đề xuất, kiến nghị cải cách thủ tục hành chính tại UBND Phường Láng Thượng trên địa bàn quận Đống Đa 19
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4MỞ ĐẦU
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp là một trong những nội dung bắt buộccủa chương trình thực tập mà nhà trường đặt ra cho sinh viên Trải qua hơn 01 thángthực tập tại cơ sở thực tập, bản cáo cáo này là tổng hợp những kiến thức lý thuyết em
đã được học trên trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp cùng nhữngkiến thức thực tiễn khi tham gia thực tập tại cơ sở thực tập
Bản báo cáo này sẽ khái quát khái niệm thủ tục hành chính và làm rõ hơn vềcác thành phần của thủ tục hành chính và các phân loại thủ tục hành chính trong thựctiễn cuộc sống
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay được biết là một quốc gia, là một đất nước đi lên từ chiếntranh, mới chỉ được hòa bình trọn vẹn chưa đầy 50 năm nhưng cùng với nhiều nỗ lựctrải qua những giai đoạn khó khăn nhất thì đã thực hiện thành công công cuộc đổi mớiđất nước và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Để có được sự thành công ấy, không thểthiếu được sự nỗ lực không chỉ của nhân dân mà còn là của các cấp chính quyền tíchcực tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn Cùng với xu thểhiện nay là hiện đại hóa, công nghệ hóa khi cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngàycàng phát triển song song với đó việc cải cách thủ tục hành chính cũng là một trongnhững vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay
Việc cải cách thủ tục hành chính có thể được xem như động lực để phát triểnmạnh mẽ hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát huy dân chủ và duy trì hiệu quả cáchoạt động của bộ máy hành pháp nước ta Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính ở ViệtNam là xây dựng một nền hành pháp trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp
và phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn
Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng trên địa bàn Quận Đống Đa là cơ quanNhà nước trong bộ máy của chính quyền cơ sở, thực thi quyền hành pháp, tổ chức thihành pháp luật và quản lý điều hành mọi hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hộinhằm đưa ra chủ trương đường lối, chính sách của Đảng đến người dân Cải cách thủtục hành chính được bắt đầu từ thấp đến cao, từ cấp xã cho đến trung ương Cũnggiống như việc xây nhà, phải bắt đầu từ nền móng trước Cải cách thủ tục hành chính ở
Ủy ban nhân dân các cấp cũng giống như nền tảng để có thể cải cách ở các cấp trênhoàn thiện hơn Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính là đảm bảo tính thống nhất,đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổchức và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện theo các chỉ đạo của Nhà nướcvới mong muốn là phục vụ nhân dân, cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân, xã hội
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Nhà nước, Thủ tướngChính phủ thời bấy giờ đã giao nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, đơngiản hóa trên các lĩnh vực quản lý của Nhà nước theo phương hướng đổi mới, sáng tạođáp ứng yêu cầu của xã hội Trên địa bàn Quận Đống Đa nói chung, cải cách thủ tục
Trang 5hành chính luôn được chính quyền Ủy ban nhân dân cấp phường quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo tổ chức thực hiện theo các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ,của Thành phố Hà Nội và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cải cách, ngoài đạt được nhiều thành tựu thì vẫncòn một vài hạn chế như năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnhđạo, công chức chuyên muôn, một số thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp chưađược cải cách kịp thời, chưa đơn giản hóa được các tài liệu, hồ sơ của thủ tục hànhchính, thiếu cơ chế đánh giá kết quả, phản hồi của người dân đối với thủ tục hànhchính và cán bộ chuyên môn, Mặt khác, các quy định của Chính phủ như Nghị định,Nghị Quyết, Quyết định được ban hành, sửa đổi, bổ sung liên tục có thể khiến cho một
bộ phận người dân không theo kịp
Vậy nên có thể thấy cải cách thủ tục hành chính tại các cơ sở Ủy ban nhân dântại địa bàn Quận Đống Đa là rất cần thiết Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, việcchọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân phường trên địa bànquận Đống Đa” để làm báo cáo chuyên đề tốt nghiệp thực tập
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cải cách thủ tục hành chính là vấn đề không còn mới ở Việt Nam nói chung, ởđịa bàn quận Đống Đa nói riêng Tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế,bất cập Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến cải cách thủ tục hành chínhnhư Giáo trình Thủ tục hành chính của Học viện Hành chính quốc gia (Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật 2012); Thủ tục hành chính, Lý luận và thực tiễn của GS TSKHNguyễn Văn Thâm (NXB: Chính trị Quốc gia 2002); Đổi mới cung ứng dịch vụ công
ở Việt Nam của Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (NXB Thống kê 2006); các luận văncủa thạc sỹ (Luận văn thạc sỹ Quản Lý Công – Cải cách thủ tục hành chính theo cơchế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình),
Chính phủ ban hành nhiều tài liệu, văn bản liên quan tới việc cải cách thủ tụchành chính như: Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04/05/1994 (bắt đầu thu hút được sựchú ý và phổ biến rộng rãi đến người dân) và hiện nay là Nghị quyết số 131/NQ-CPngày 06/10/2022 (tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa
phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp)
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và khái quát chung một số vấn đề về cải cách thủ tục hànhchính tại UBND Phường Láng Thượng trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nộinhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính
Nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật, cung cấp những căn cứ khoa học làm
cơ sở thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND Phường Láng Thượng trên địabàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hànhchính
Trang 64 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp là tập trungnghiên cứu thủ tục hành chính được giải quyết và áp dụng tại UBND Phường LángThượng trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về thủ tục hành chính và cảicách thủ tục hành chính
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp luật, căn cứ khoa học làm cơ sở thực hiệncải cách thủ tục hành chính
Đề xuất kiến nghị quan điểm, mục tiêu và các giải pháp nhằm thực hiện cảicách thủ tục hành chính
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất, kiến nghị những giải pháp thực hiện công táccải cách thủ tục hành chính như đơn giản hóa thủ tục hành chính, đơn giản hóa mẫuđơn trong thủ tục hành chính,
7 Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu áp dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối chính sách của Đảng về xây dựng Nhà nước XHCN Việt Namcủa dân, do dân và vì dân trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường
Ngoài ra còn áp dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích,tổng hợp, so sánh,
9 Kết cấu của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phàn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục thuật ngữviết tắt thì bản báo cáo được chia làm 3 phần:
Trang 7Phần I Một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hànhchính.
Phần II Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay tại UBND PhườngLáng Thượng trên địa bàn quận Đống Đa
Phần III Đề xuất, kiến nghị giải pháp tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủtục hành chính tại UBND Phường Láng Thượng trên địa bàn quận Đống Đa
Trang 8PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1 Một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính
1.1 Khái niệm thủ tục hành chính
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về thủ tục hành chính, để nắm rõ hơn khái niệm thủ
tục hành chính là gì thì cần bắt đầu từ “thủ tục” có nghĩa là gì? Vậy thủ tục
(procédure) là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loại nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn1
Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thủ tục trước hết được hiểu lànhững trình tự được quy định phải tuân theo khi thực hiện công việc Không chỉ đơnthuần là yêu cầu về giấy tờ hành chính mà còn là trật tự hoạt động của cơ quan Nhànước được quy định theo pháp luật
Theo quy định của pháp luật và trong thực tế quản lý Nhà nước, hoạt động chấphành và hành pháp của hệ thống quản lý cơ quan hành chính được thực hiện bằng hànhđộng theo trình tự nhất định nhằm đạt được mục đích quản lý được coi là thủ tục quản
lý hành chính, hay còn được gọi là thủ tục hành chính Theo các nghiên cứu về thủ tụchành chính, có nhiều khái niệm về thủ tục hành chính đã được công nhận như:
“Thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết
trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật.”
“Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nghiên cứu cá biệt, cụ thể
trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước Như vậy thủ tục hành chính có thể bao gồm việc xử lý vi phạm hành chính, cấp giấy chứng nhận, giấy phép hay giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành chính, ”
Như vậy, có thể hiểu thủ tục hành chính là trình tự về thời gian và không giancác giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan quản
lý hành chính Nhà nước, bao gồm trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm,điều động viên chức, Giữ vai t rò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định,phù hợp với thẩm quyền của cơ quan Nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủyquyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định: “Thủ tục
hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức2”
Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức thực hiệnnhưng cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này làchủ thể chủ yếu; do pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các
2 Nghị định 63/2010/NĐ-CP
1 Thủ tục hành chính, Học viện Hành chính, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội 2012.
Trang 9cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhànước,
Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định thủtục hành chính quan trọng Chỉ có các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đãđược quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính
1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính.Mọi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước phải được trật tự hóa, nghĩa là phải tiếnhành theo những thủ tục nhất định tuy nhiên không phải là mọi hoạt động trong quản
lý Nhà nước đều phải được điều chỉnh bởi quy phạm thủ tục hành chính Chỉ có cácthủ tục quan trọng phải được quy định bởi pháp luật, nhằm đảm bảo cho sự tuân thủchặt chẽ Và thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuậnlợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước, là những chuẩn mực hành vicho công dân và công chức Nhà nước để họ tuân theo và thực hiện
Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chínhNhà nước Nghĩa là được phân biệt so với các thủ tục khác (như thủ tục tư pháp), thủtục tố tụng tại tòa án, ) Thủ tục hành chính do nhiều cơ quan và công chức Nhà nướcthực hiện và do tính chất hoạt động quản lý Nhà nước nên ngoài những khuôn mẫunhấy định, thủ tục hành chính vẫn chứa định những biện pháp tùy nghi
Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp Tính đa dạng, phức tạp đó được quyđịnh bởi hoạt động quản lý Nhà nước, là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực củađời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồm nhiều cơ quan từ địa phương đến trungương
Thủ tục hành chính phải được thực hiện theo đúng pháp luật Tất cả thủ tụchành chính được pháp luật quy định đều cần thiết thiết và có quy trình hợp lý để thựchiện các hoạt động quản lý trên thực tế
Thủ tục hành chỉnh không chỉ có một loại duy nhất, mà được chia thành nhiềuloại Phổ biến là phân loại dựa trên quan hệ công tác có thủ tục hành chính nội bộ, thủtục hành chính liên hệ, thủ tục hành chính văn thư,
Thủ tục hành chính tăng cường kỷ cương hành chính giúp nâng cao trách nhiệm
và hiệu quả công tác của cán bộ công chức và cơ quan quản lý tại địa phương (UBND
Trang 10Phường Láng Thượng) Khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lú, các thủ tụchành chính sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đãđược thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý Nhà nước.
Thủ tục hành chính giúp minh bạch, công khai và tiết kiệm thời gian giúp ngườidân biết rõ quy trình, thời gian và các bước thực hiện theo trình tự thủ tục Một phầngiúp tiết kiệmt hười gian và tạo sự minh bạch trong hoạt động quản lý tại địa phương(UBND Phường Láng Thượng)
Thủ tục hành chính cũng góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện để pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Ngoài ra thủ tục hành chính còn có ảnhhưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộnggiao lưu khu vực và thế giới
Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước vớinhân dân và các tổ chức, khả năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lýlàm cho Nhà nước của ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Bắt đầu từnhững cơ quan Nhà nước địa phương và dần phát triển lên các cơ quan cấp cao hơn
2 Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính
2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới
và được coi là yếu tố thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và là trọng tâm của côngviệc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính thống nhất, dânchủ, có quyền lực và năng lực để thực hiện theo đúng đường lối, chính sách đã đề ra.Hiện nay có nhiều quan điểm được nêu ra khi nhắc đến khái niệm cải cách thủ tụchành chính
Cải cách thủ tục hành chính là sự cải tổ và điều chỉnh cơ cấu tổ chức do đó dẫnđến sự thay đổi về chức năng, phương thức quản lý và cơ cấu nhân viên Đây là mộttrong những quan niệm có tính phổ biến nhất
Cũng có quan niệm cho rằng cải cách thủ tục hành chính là quá trình thay đổicác trình tự cơ bản, liên tục và lâu dài trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước
Nó bảo gồm cải tiến các khâu trong quản lý, từ lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức,công tác cán bộ, tài chính, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra thông tin đến đánh giá Mục tiêucủa cải cách thủ tục hành chính là xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp,hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực phát triển, liêm chính phục vụ nhândân và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Ngày 15/07/2021 nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP phát hànhChương trình tổng thể và toàn diện cải cách thủ tục hành chính Nhà nước quy trìnhtiến độ 2021-2030 xác lập 06 nội dung trong đó có cải cách thủ tục hành chính
2.2 Đặc điểm cải cách thủ tục hành chính
Trang 11Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chếcủa hệ thốg thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch, công khai, tạo ra
sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hànhchính Nhà nước đối với tổ chức, công dân Cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảoviệc xử lý thủ tục hành chính trở nên hiệu quả, thuận tiện và phục vụ tốt cho người dân
doanh, hộ khẩu, thanh tra doanh nghiệp
2.3 Ý nghĩa cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là trách nhiệm của cả mạng lưới hệ thống chính trị– xã hội, nhằm mục đích sửa đổi tổng lực mạng lưới hệ thống hành chính nhà nước,giúp cơ quan nhà nước hoạt động giải trí hiệu lực hiện hành, hiệu suất cao hơn, shiphàng nhân dân, ship hàng nhu yếu tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội tốt hơn trongtình hình mới Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu nâng tầm trong cải cáchnền hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển biến của hàng loạt mạng lưới hệthống nền hành chính vương quốc Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thôi thúchàng loạt mạng lưới hệ thống hành chính tăng trưởng Cải cách thủ tục hành chính làmột yên cầu tất yếu của thực tiễn khách quan trong công cuộc thay đổi
Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính có ý nghĩa rất là to lớn trong việc thôithúc tăng trưởng kinh tế tài chính, cải tổ quan hệ giữa các cơ quan hành chính Nhànước với người dân, doanh nghiệp, bảo vệ tính công khai minh bạch minh bạch trong
xử lý việc làm của nhân dân, góp thêm phần phòng chống tham nhũng hiệu suất cao
Trang 12PHẦN II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HIỆN NAY TẠI UBND PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN ĐỐNG ĐA
1 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay tại Việt Nam
Tháng 5 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 342/TTg về việc đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 38/CP Đây có thể coi làbước đệm quan trọng ảnh hưởng đến công cuộc cải cách thủ tục hành chính sau này vàlàm nền tảng khi bắt đầu phổ biến đến người dân thuật ngữ “cải cách thủ tục hànhchính” Theo đó, trong chỉ thị này Thủ tướng Chính phủ đã đề ra biện pháp cụ thể đẩymạnh việc chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện cải cách thủ tục hành chính và rút kinhnghiệm về việc triển khai Nghị quyết Sau một thời gian tiến hành khảo sát thì nhìnchung đã thu lại về được những kết quả, phản hồi mang tính tích cực Thủ tục hànhchính ở các khâu bắt đầu được đơn giảnh hóa khi các cấp, các ngành đều có sự nghiêncứu, rà soát lại các văn bản đã ban hành và loại bỏ bớt những thủ tục còn phức tạp gâyảnh hưởng đến việc giải quyết các công việc chung Được đánh giá là đã có sự tiến bộtrong việc cải cách thủ tục hành chính trong các ngành như: cấp vốn ngân sách, chínhsách xã hội,
Cho đến năm 2004, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày04/05/1994 về cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của côngdân và tổ chức Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đã có những đổi mới về tổchức và phương thức điều hành, quản lý nhà nước bằng pháp luật Việc cải cách thểchế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính thực hiện chức năngđiều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo điều kiện cho các tổ chức, công dânsống và làm việc theo pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng tăng cao.Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định có liênquan đến cải cách thủ tục hành chính Nhiều quy định mới được công bố đã có phầncởi mở hơn, không còn bị bó chặt trong khuôn khổ như trước Những quy định sau khiđược ban hành đã và đang phát huy tác dung điều chỉnh các quan hệ đa dạng và phứctạp hình thành trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường của nước ta thời bấy giờ
Nhiều thủ tục hành chính đã được cải cách theo hướng phục vụ dân, vì sự thuậnlợi của các tổ chức và công dân đã được củng cố và ý thức tự chịu trách nhiệm trướcpháp luật của các tổ chức và công dân đã được nâng cao Nhờ giảm bớt một số trình tựthủ tục phức tạp, rắc rối mà nhiều việc được thực hiện nhanh và có hiệu quả hơn.Người dân đến cơ quan nhà nước đã thấy thuận lợi hơn khi yêu cầu cơ quan Nhà nướcgiải quyết công việc
Trong những năm 1995, 1996 và các năm tiếp theo một phần nhờ có việc cảicách mà thủ tục hành chính đã có nhiều cải tiến, nhờ đó mà nước ta có thêm nhiều cơhội, dự án có sự tham gia, đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội Một
tư duy mới về quản lý hành chính nhà nước cũng đã hình thành và ngày càng phát