1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Ảnh hưởng của chất tráng phủ trên bề mặt Plastic trên vi giáp xác

142 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của chất tráng phủ trên bề mặt Plastic trên vi giáp xác
Tác giả Lê Thị Phương Dung
Người hướng dẫn PGS. TS. Đào Thanh Sơn
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 3,52 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG (17)
    • 1.1. Đặt vấn đề (17)
    • 1.2. Tổng quan về các nghiên cứu (19)
      • 1.2.1. Trên thế giới (19)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (22)
    • 1.3. Mục tiêu đề tài (23)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.5. Nội dung nghiên cứu (23)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (24)
      • 1.6.1. Vật liệu (24)
      • 1.6.2. Sinh vật cho nghiên cứu, Daphnia magna và thiết kế thí nghiệm (24)
      • 1.6.3. Xử lý thống kê số liệu (30)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – KHOA HỌC – PHÁP LÝ (31)
    • 2.1. Nguồn gốc và phát thải nhựa (31)
    • 2.2. Một số chất phụ gia phổ biến, dụng trong sản xuất nhựa (37)
    • 2.3. Tổng quan về vi giáp xác Daphnia magna (39)
    • 2.4. Cơ sở pháp lý (42)
      • 2.4.1. Trên thế giới (42)
      • 2.4.2. Tại Việt Nam (43)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (45)
    • 3.1. Ảnh hưởng của phthalate lên vi giáp xác Daphnia magna (45)
      • 3.1.1. Ảnh hưởng của phthalate lên sức sống của Daphnia magna (45)
      • 3.1.2. Ảnh hưởng của phthalate lên sự sinh sản của Daphnia magna (48)
    • 3.2. Ảnh hưởng của nước rỉ nhựa lên vi giáp xác Daphnia magna (51)
      • 3.2.1. Ảnh hưởng của nước rỉ nhựa lên sức sống của Daphnia magna (51)
      • 3.2.2. Ảnh hưởng lên sức sinh sản của Daphnia magna (53)
  • CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (57)
    • 4.1. Kết luận (57)
    • 4.2. Kiến nghị (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG

Đặt vấn đề

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm tiện lợi để tiết kiệm thời gian Các sản phẩm sử dụng một lần từ nhựa như: túi nilon, ống hút nhựa, ly nhựa, hộp nhựa, màng bọc thực phẩm,… chính là những sản phẩm tiện lợi được sử dụng hằng ngày Những sản phẩm này, một mặt tiết kiệm được chi phí, thời gian cho người sử dụng, tuy nhiên, sau khi sử dụng xong và thải bỏ, những sản phẩm này trở thành mối nguy hại to lớn cho môi trường, cho hệ sinh thái và cả con người

Theo thống kê của Tổ chức Conservancy Ocean, các loại nhựa khác nhau có thời gian phân hủy khác nhau Túi nhựa mất 10 – 20 năm để phân hủy, bao bì, hộp đựng thức ăn bằng nhựa mất từ 20 – 30 năm, và thời gian trung bình để một chai nhựa phân hủy hoàn toàn là ít nhất 450 năm Cá biệt, một vài loại chai/ nắp nhựa thậm chí có thể mất khoảng 1.000 năm để phân hủy, và 90% chai nhựa thậm chí không được tái chế Chai được làm bằng Polyetylen Terephthalate (PET hoặc PETE) sẽ không bao giờ phân hủy sinh học Chai nước nhựa lần đầu tiên được tạo ra và sử dụng thương mại vào năm 1947, điều đó có nghĩa là, nếu chai nước bằng nhựa đó được thả xuống đại dương vào năm mà nó được tạo ra, với điều kiện bình thường, nó vẫn sẽ trôi nổi trên đại dương đến năm 2397 Những sản phẩm từ nhựa không được xử lý đúng cách sau khi sử dụng, được thải ra môi trường dưới dạng rác thải và tồn tại trong môi trường đất, nước,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái và con người Rác thải có kích thước nhỏ dễ bị các loài chim, thú, cá, nhầm lẫn thành thức ăn và nuốt phải, các loại có kích thước lớn khác dễ làm tắc nghẽn cống thoát nước, ngăn cản sự tiếp xúc của rễ cây với chất dinh dưỡng trong đất Ngoài những tác động này, độc tố từ lớp tráng phủ trên bề mặt nhựa cũng là một tác động quan trọng cần phải được xem xét

2 Phát thải nhựa đang là một trong những mối lo ngại lớn nhất hiện nay của những nhà khoa học môi trường Ảnh hưởng trực tiếp của mảnh nhựa lên thủy sinh vật và động vật hoang dã ngày càng được ghi nhận phổ biến và thường xuyên hơn Tuy vậy, độc tính của chất tráng bề mặt nhựa (phụ gia trong sản xuất nhựa) lên sinh vật vẫn chưa được tìm hiểu và đánh giá đúng mức Các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn ở bước khởi đầu và cho đến nay chỉ có vài công bố về ảnh hưởng cấp tính của chất tráng phủ trên bề mặt nhựa lên động vật phù du (LC50, hành vi sinh vật)

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng cấp tính/ mãn tính của chất tráng phủ trên bề mặt nhựa lên sinh vật, điển hình như nghiên về sự rối loạn nội tiết của cá ở sông

Po (Miền Bắc nước Ý) Theo đó, Mandich và cộng sự (2007) đã tiến hành thí nghiệm mãn tính trên cá chép 1 năm tuổi với BPA và ghi nhận được những thay đổi cấu trúc tinh hoàn nghiờm trọng trong cỏ đực, dự phơi nhiễm ở nồng độ chỉ 1 àg BPA/L Bờn cạnh đó, nghiên cứu còn ghi nhận thấy sự xuất hiện của các u nang Ở cá cái, bắt đầu phát hiện được u xơ tế bào Nghiên cứu của Chan và cộng sự (2012) đã tiến hành thí nghiệm cấp tính trên phôi của cá ngựa vằn Danio rerio với Bisphenol A (BPA),

Tetrabromobisphenol A (TBBPA) và 2,2’, 4,4’-tetrabromodiphenil ether (BDE-47) Cá

D rerio sau thí nghiệm được tiến hành phân tích RNA, và cho thấy BDE-47 gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến nhiều gen của D rario trong khi đó TBBPA chỉ gây ảnh hưởng đến gen quy định thụ thể tuyến giáp, hornone kích thích tuyến giáp) BPA còn gây ảnh hưởng đến hormone kích thích tuyến giáp Năm 2015, Bejgarn và cộng sự cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của chất tráng phủ trên nhựa đến loài Copepod là Nitocra spinipes, trong nghiên cứu này, 21 mẫu dịch chiết thu được từ các loại nhựa (plastic leachates) khác nhau được sử dụng để tiến hành thí nghiệm, ghi nhận được 08 trong số

21 mẫu (38%) gây ra ảnh hưởng cấp tính trên sinh vật thí nghiệm,

Với những ghi nhận về ảnh hưởng chất tráng phủ từ nhựa (được định nghĩa là phụ gia dùng trong sản xuất nhựa) lên sinh vật đã được công bố, đề tài “ Ảnh hưởng của chất tráng phủ trên bề mặt plastic lên vi giáp xác ” được thực hiện nhằm tìm hiểu những ảnh

3 hưởng mãn tính, của độc tố từ nhựa sử dụng một lần và phụ gia của nhựa (chất phthalate) lên loài vi giáp xác Daphnia magna, nhóm sinh vật tiêu thụ đầu tiên trong chuỗi thức ăn.

Tổng quan về các nghiên cứu

Năm 1993, Comber và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hưởng cấp tính của phụ gia nhựa là nonylphenol lên D magna, kết quả nghiên cứu ghi nhận được giá trị EC50 của nonylphenol với D magna trong 24 giờ và 48 giờ với giá trị lần lượt là 0,3 và 0,19 mg/L Zhang và cộng sự (2003) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng cấp tính của 4-nonylphenol lên

D magna, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành thí nghiệm với 2 nhóm của 4- nonylphenol là (1) 4- nonylphenol sử dụng methanol làm dung môi và (2) 4-nonylphenol không sử dụng methanol làm dung môi Kết quả ghi nhận giá trị EC50 của 4- nonylphenol sử dụng methanol làm dung môi lên D magna trong 48 giờ là 155 mg/L và giá trị EC50 của nhóm còn lại là 281 mg/L Giá trị EC50 trong 96 giờ ghi nhận hiện tượng chết phôi (trứng nghỉ) là 738 mg/L và ghi nhận các hiện tượng thay đổi hình thái (gai cong hoặc không có vỏ bọc, râu thứ 2 chưa phát triển) trong phơi nhiễm ở nồng độ 263 mg/L Lithner và cộng sự (2009) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch chiết nhựa (nước rỉ nhựa, plastic leachates) lên loài vi giáp xác D magna Trong nghiên cứu này, 32 mẫu dịch chiết từ các loại nhựa khác nhau được tiến hành thử nghiệm về độc tính cấp tính trên D magna Kết quả của nghiên cứu ghi nhận được 09 trong số 32 mẫu dịch chiết, với nồng độ 5 – 80 g nhựa/L, gây ảnh hưởng đến 50% D magna tiến hành thí nghiệm Bên cạnh đó, 23 mẫu dịch chiết còn lại không gây ảnh hưởng đến sinh vật trong thí nghiệm ngay cả ở nồng độ cao nhất (100 g/ L) Từ những ảnh hưởng lên sinh vật thí nghiệm là D magna được ghi nhận, kết hợp với các xét nghiệm được cấp tính của dịch chiết nhựa có thể kết luận được, trong số 32 mẫu nhựa được tiến hành thu mẫu dịch chiết, đĩa compact được xem là sản phẩm nhựa độc hại nhất nhưng độc tính của mẫu dịch chiết được ghi nhận là bắt nguồn từ lớp bạc tráng phủ trên bề mặt Các sản phẩm từ nhựa PVC

4 (polyvinyl chlorua, có nhiều trong da nhân tạo, đồ chơi trong phòng tắm, phao bơi, khăn trải bàn), các hợp chất kỵ nước từ chất tạo màu cho da nhân tạo, có chứa độc tố

Nghiên cứu của Vroom và cộng sự (2016) về ảnh hưởng cấp tính của vi nhựa (microplastic) lên động vật phù du (Acartia longiremis, Calanus finmarchicus và Pseudocalanus sp.) Sinh vật thí nghiệm được cho ăn với microplastic (có ba3n chất là

Polystyrene) cú kớch thước từ 15 – 30 àm, nồng độ microplastic là 0,33 mg/L trong vũng

24 giờ Kết thỳc thớ nghiệm, ghi nhận được cỏc hạt nhỏ (kớch thước 15 àm) được sinh vật tiờu thụ nhiều hơn so với hạt cú kớch thước lớn (30 àm) Sinh vật Pseudocalanus sp không ăn các hạt vi nhựa Ở các cá thể A longiremis, C finmarchicus ghi nhận được hiện tượngsinh vật thí nghiệm bị nghẹn đường tiêu hóa, khi ăn một số lượng lớn microplastic Cũng trong năm 2016, Jeong và cộng sự đã nghiên cứu về độc tính của microplastic lên loài luân trùng (rotifer) là Brachionus korus Nghiên cứu chỉ ra rằng, với kích thước microplastic càng nhỏ, ảnh hưởng hay độc tính của microplastic càng gia tăng Thử nghiệm còn cho thấy, các enzyme chống oxy hóa được kích hoạt để đáp ứng với phơi nhiễm tùy thuộc vào kích thước của microplastic Các biểu hiện như giảm kích thước, giảm tốc độ sinh sản, giảm tốc độ tăng trưởng, giảm tuổi thọ và tăng thời gian sinh sản (giữa các lứa) của B korus được ghi nhận trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm

Năm 2018, Wang và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hưởng cấp tính của Di (2-ethylhexyl) phthalate (DEPH) lên D magna (con non và con trưởng thành) Kết quả cho thấy giá trị

LC50 trong 24 giờ và 48 giờ của DEPH ở con non lần lượt là 0,83 và 0,56 mg/L, và các giá trị LC50 này ở D magna trưởng thành lần lượt là 0,48 và 0,35 mg/L Hoạt tính của enzyme kháng oxy hóa catalase (CAT) và enzyme giải độc glutathione S- transferase(GST) sụt giảm hoặc tăng đáng kể khi sinh vật tiếp xúc với DEHP Những phát hiện này cho thấy DEHP có thể gây ra các tác động về sinh hóa và sinh lý ở cả con non và con trưởng thành của vi giáp xác (VGX) D magna bằng cách ức chế enzyme, tăng mức độ peroxid hóa lipid và thay đổi hoạt tính của enzyme (CAT, GST)

5 Knowles và cộng sự (1987) đã tiến hành thí nghiệm phơi nhiễm mãn tính DEPH lên loài VGX là D magna trong 21 ngày ở các nồng độ 0 (đối chứng), 12; 27; 72; 158 và 811 àg/L Vào ngày thứ 7 của thớ nghiệm, nồng độ thấp nhất khụng gõy ảnh hưởng (NOEC) ghi nhận được là 72 àg/L, căn cứu trờn chỉ tiờu hàm lượng DNA và tỷ lệ RNA/DNA trờn mỗi cá thể D magna trong thí nghiệm Sự tăng trưởng protein của D magna trong thí nghiệm sụt giảm có liên quan đến sự gia tăng của tỷ lệ RNA/DNA và tỷ lệ Protein/RNA/DNA

Andersen và cộng sự (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của bisphenol A (BPA) đến loài copepod nước mặn là Acartia tonsa và ghi nhận được sự gia tăng số lượng trứng của A tonsa ở nồng độ 20 àg/L Tương tự, nghiờn cứu của Oehlmann và cộng sự (2009) cũng chỉ ra rằng, nồng độ BPA từ 10 – 60 àg/L trong nước, kớch thớch sự phỏt triển của A tonsa, trong khi nồng độ 100 àg/L ghi nhận được sự ức chế phỏt triển của loài A tonsa

Giraudo và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá độc tính của phụ gia chống cháy trong nhựa là tris (2-butoxyethyl) phosphate (TBOEP) lên D magna Kết quả ghi nhận TBOEP tác động lên hoạt động giải mã gen liên quan đến phân hủy protein, tổng hợp protein và sinh tổng hợp năng lượng trong thí nghiệm phơi nhiễm mãn tính (21 ngày) với D magna Đến năm 2017, Giraudo và cộng sự tiếp tục ghi nhận những ảnh hưởng lên D magna khi phơi nhiễm sinh vật liờn tiếp qua 3 thế hệ, với TBOEP ở nồng độ 10 àg/L Cụ thể, nghiên cứu ghi nhận, TBOEP không làm ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh sản của D magna nhưng lại ảnh hưởng đến kích thước của loài VGX này

Năm 2018, Rana và cộng sự cũng đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng mãn tính của vi nhựa đến tỷ lệ tử vong và sinh sản của D magna Trong thí nghiệm này, D magna được cho ăn với hỗn hợp của tảo Chlorella vulgais, kích thước của hạt vi nhựa được sử dụng khoảng 470 nm và mật độ là 1050 g/cm 3 Sau 21 ngày thí nghiệm, tỷ lệ chết ở D magna trong tất cả các lô thí nghiệm được cho ăn với hạt vi nhựa cao hơn so với lô đối chứng Với lô thí nghiệm sử dụng thức ăn có nồng độ vi nhựa cao nhất và nồng độ tảo C vulgais thấp nhất ghi nhận tỷ lệ chết cao nhất của sinh vật thí nghiệm Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận D magna có khả năng chọn lọc để tránh ăn phải vi nhựa và trong điều kiện

6 nguồn thức ăn dồi dào, vì vậy, trong trường hợp đó, ảnh hưởng của vi nhựa đến D magna là không đáng kể

Những phát phải, hiện diện của nhựa trong môi trường và trong sinh vật ở Việt Nam đã bước đầu được nghiên cứu và công bố Năm 2018, Lahens và cộng sự đã nghiên cứu và đánh giá lần đầu tiên về ảnh hưởng của cả vi nhựa và các mảnh nhựa kích thước lớn (macroplastic) ở sông Sài Gòn Trong nghiên cứu này, mẫu nước mặt và các mảnh vụn trôi nổi được thu gom từ sông Sài Gòn tại 03 điểm (Bến Củi, Bạch Đằng và khu vực trung tâm Thành phố) và tại 04 hệ thống kênh tại khu vực TP.HCM gồm Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hủ, Kênh Tẻ và Lò Gốm Kết quả thu thập các mảnh vụn trôi nổi (macroplastic) cho thấy khối lượng nhựa chiếm 11 – 43% trên tổng khối lượng thu thập, khối lượng nhựa phát thải từ các khu vực xung quanh vào sông ước tính khoảng 0,96 – 19,91 g/người/ngày tương đương với khoảng 350 – 7270 g/người/năm Ngoài ra, khi thu thập bằng lưới thu mẫu kích thước 300 mm, các sợi (fiber) và mảnh (fragment) nhựa được tìm thấy với số lượng tương ứng 172.000 – 519.000 sợi/m 3 nước và 10 – 223 mảnh/m 3 nước Các mảnh nhựa được tìm thấy có nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau, chủ yếu là các mảnh kích thước nhỏ ở bề mặt Các mảnh nhựa thu thập được chủ yếu được làm từ polyethylene (PE) và polypropylene (PP) trong khi các sợi thu được có thành phần là polyester (Lahens và cs., 2018)

Van Emmerik và cộng sự (2018), đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các phương pháp để xác định các đặc điểm của quá trình phát tán macroplastic ở ven sông Sài Gòn Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp lấy mẫu và các mô hình đơn giản để ước tính lượng phát thải hằng ngày, hằng tháng của macroplastic trên sông Sài Gòn Cụ thể, trong thời gian 10 ngày, tại 12 điểm trên mặt sông Sài Gòn đoạn qua cầu Thủ Thiêm, sử dụng nhiều phương pháp (lưới thu mẫu hoặc cầu trục tĩnh) để thu các mảnh vỡ trong nước và sử dụng trực quan để đếm các mảnh vụn nhựa trôi nổi, sau đó các mẫu thu thập được phân tích để xác định khối lượng và thành phần cụ thể Kết quả

7 thí nghiệm thu được 660 kg vật liệu, trong đó có 7,6% là nhựa, 90,7% là các chất hữu cơ và 1,7% là các vật chất khác

Năm 2019, Phuong và cộng sự đã ghi nhận sự hiện diện của microplastic trong loài vẹm xanh (Perna viridis), thu ở khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh, bằng phương pháp quang phổ chuyển đổi hồng ngoại Fourier Kết quả cho thấy, trong mỗi cá thể vẹm xanh có chứa trung bình 2,6 mảnh vi nhựa và ước tính khoảng 0,29 mảnh vi nhựa/ gram sinh khối ướt (tươi) Polypropylene và polyester là hai loại nhựa, được ghi nhận với tỉ lệ khá cao, tương ứng là 31% và 23% trong 6 loại vi nhựa được tìm thấy Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công bố về ảnh hưởng của chất tráng phủ trên bề mặt nhựa (phụ gia của nhựa) lên vi giáp xác.

Mục tiêu đề tài

Đánh giá ảnh hưởng mãn tính qua nhiều thế hệ của nước rỉ của nhựa sử dụng 1 lần (hộp đựng thực phẩm, màng bọc thực phẩm) và phụ gia của nhựa (chất phthalate) lên sức sống và sự sinh sản của loài vi giáp xác Daphnia magna.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài vi giáp xác D magna Đây là sinh vật kiểu mẫu trong nghiên cứu độc học nhờ vào nhiều ưu điểm như (1) rất nhạy với chất ô nhiễm, (2) sinh vật quan trọng trong mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên và khá phổ biến trong tự nhiên (vùng ôn đới), (3) được hiểu biết chi tiết về di truyền (gen), (4) có đặc điểm trinh sản, thời gian trưởng thành ngắn, khả năng sinh sản cao, đủ nhỏ để thực hiện nghiên cứu với số lượng sinh vật lớn, nhưng đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thường, (5) cấu tạo cơ thể trong suốt nên thuận lợi trong nghiên cứu về hình thái và sinh lý, (6) tương đối dễ nuôi và duy trì trong điều kiện phòng thí nghiệm (Lampert, 2006)

Phạm vi nghiên cứu: thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm

Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về phát thải nhựa trong môi trường

- Tổng quan về thành phần chất tráng phủ bề mặt nhựa (phụ gia của nhựa) và độc tính của các chất này đối với thủy sinh vật

- Tìm hiểu ảnh hưởng mãn tính của chất tráng phủ bề mặt nhựa lên các đặc điểm vòng đời của VGX D magna (sức sống, sức sinh sản) qua nhiều thế hệ trong điều kiện phòng thí nghiệm

Phương pháp nghiên cứu

Hóa chất phthalate sử dụng trong thí nghiệm được mua từ Công ty Aldrich Sigma Tên đầy đủ của phthalate dùng trong nghiên cứu này là Di-2-ethylhexyl phthalate (99.5%) Để ngắn gọn, trong luận văn này, danh từ phthalate được dùng làm từ thay thế cho tên hóa chất Di-2-ethylhexyl phthalate

Nước rỉ nhựa (plastic leachate) được chuẩn bị từ 2 sản phẩm là (1) hộp xốp đựng thực phẩm và (2) màn bọc thực phẩm Nước rỉ nhựa được chuẩn bị bằng cách cho 50g nhựa được cắt nhỏ (kích thước khoảng 1 × 1 cm; Lithner và cs., 2009) từ các loại sản phẩm nhựa nói trên, sau đó ngâm (riêng lẻ từng loại nhựa) trong 1 lít nước cất trong thời gian

14 ngày và đặt dưới ánh sáng mặt trời (Lithner và cs., 2009)

Phần nước trong của dung dịch nhựa ngâm trong nước cất (50 g nhựa/L) được dùng (như là dung dịch mẹ, trước khi pha loãng theo các tỉ lệ nhất định) cho thí nghiệm Môi trường được sử dụng để tiến hành nuôi D.magna là ISO, khi tiến hành thí nghiệm, dung dịch mẹ (nồng độ 50 g nhựa/L) được pha loãng thành các nồng độ tương ứng (10, 100 và

1000 mg nhựa/L) để sử dụng cho thí nghiệm

1.6.2 Sinh vật cho nghiên cứu, Daphnia magna và thiết kế thí nghiệm

Daphnia magna được mua từ Công ty MicroBio Test (Belgium) và tiến hành nuôi duy trì trong điều kiện PTN tại Module Độc học Sinh thái thuộc PTN Phân tích Môi trường, khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh qua

9 nhiều năm Daphnia magna (Hình 1.1) được nuôi duy trì trong môi trường ISO, chứa 4 hóa chất cơ bản là CaCl2, KCl, NaHCO3 và MgSO4 (Dao và cs., 2010) và cho ăn bằng tảo Chlorella Tảo Chlorella được nuôi trong môi trường Z8 (Kotai, 1972) Nhiệt độ

PTN giữ ổn định ở mức 25 ± 1 o C, cường độ ánh sáng vào khoảng 1.000 Lux và chu kỳ sáng tối là 14h sáng : 10h tối (APHA, 2012)

Hình 1 1 Daphnia magna nuôi trong PTN Phân tích Môi trường, Module Độc học sinh thái, Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Bách Khoa TP HCM Con non 1 ngày tuổi (thước đo = 1 mm)

Trước khi tiến hành thí nghiệm, chọn 40 cá thể D magna khỏe mạnh, có trứng (hoặc con non) đưa vào nuôi trong các beaker 500 mL chứa khoảng 400 mL môi trường Sinh vật được cho ăn bằng tảo Chlorella và nuôi trong điều kiện PTN như trên Sử dụng con non từ lứa thứ hai trở đi để tiến hành thí nghiệm (Dao và cs., 2017)

Thí nghiệm sẽ được tiến hành tham khảo tài liệu APHA (2012) và Dao và cs (2017), theo đó con non (< 24h tuổi) sẽ được sử dụng cho thí nghiệm Có hai thí nghiệm được

10 thực hiện độc lập (1) thí nghiệm phơi nhiễm D magna với chất phụ gia của nhựa, phthalate và (2) thí nghiệm phơi nhiễm D magna với hai loại nước rỉ nhựa (từ hộp đựng thực phẩm và màng bọc thực phẩm)

Thí nghiệm 1: Phơi nhiễm D magna với phthalate được tiến hành kéo dài qua 3 thế hệ sinh vật Ở thế hệ thứ 1 (F0) các nồng độ của phthalate này dùng để phơi nhiễm với sinh vật là 0 (đối chứng, viết tắt là C), 5, 50, 500 àg phthalate /L (viết tắt là P5, P50 và P500) Nồng độ phthalate cao nhất dựng trong luận văn này (500 àg/L) tương đương với mức nồng độ cao nhất của phthalate đó từng được ghi nhận trong mụi trường (460 àg/L) theo công bố của Wowkonowicz & Kijeriska (2017)

Con non của thế hệ F0, được lựa chọn từ lô đối chứng và lô phơi nhiễm P500 được dùng cho thí nghiệm của thế hệ thứ 2 (F1) Trong phơi nhiễm của thế hệ thứ 2, con non từ lô đối chứng (C) sẽ được tiếp tục nuôi trong môi trường không có phthalate, ký hiệu là C-

C Trong khi đó, con non từ lô phơi nhiễm P500 được tách thành 2 nhóm (i) nhóm thứ nhất nuôi trong môi trường không chứa phthalate, ký hiệu là P-C, và (ii) nhóm thứ hai tiếp tục được nuụi trong mụi trường chứa 500 àg phthalate /L, ký hiệu là P-P

Trong phơi nhiễm của thế hệ thứ 3, con non từ lô thí nghiệm C-C sẽ được nuôi trong môi trường không chứa phthalate, ký hiệu là C-C-C Và con non từ lô thí nghiệm P-P sẽ được tác ra làm hai nhóm, nuôi trong môi trường không có phthalate (ký hiệu P-P-C) hoặc mụi trường cú chứa 500 àg phthalate/ L (ký hiệu là P-P-P) Chi tiết như trong Bảng 1.1

Bảng 1.1 Ký hiệu và mô tả thí nghiệm phơi nhiễm phthalate với Daphnia magna

1 F0 C D magna được nuôi trong môi trường ISO không chứa phthalate

2 P5 D magna được nuôi trong môi trường ISO chứa phthalate với nồng độ 5 àg/L

3 P50 D magna được nuôi trong môi trường ISO chứa phthalate với nồng độ 50 àg/L

4 P500 D magna được nuôi trong môi trường ISO chứa phthalate với nồng độ 500 àg/L

Con non D magna thế hệ đầu tiên (F1) từ lô đối chứng (C) được nuôi ở thế hệ tiếp theo trong môi trường ISO không chứa phthalate

Con non D magna thế hệ đầu tiên (F1) từ lô phơi nhiễm nồng độ 500 mg/L được nuôi ở thế hệ tiếp theo trong môi trường ISO không chứa phthalate

Con non D magna thế hệ đầu tiên (F1) từ lô phơi nhiễm nồng độ 500 àg/L được nuụi ở thế hệ tiếp theo trong mụi trường ISO chứa phthalate nồng độ 500 àg/L

Con non D magna thế hệ thứ 2 (F2) từ lô đối chứng (C- C) được nuôi ở thế hệ tiếp theo trong môi trường ISO không chứa phthalate

Con non D magna thế hệ thứ 2 (F2) từ P-C được nuôi ở thế hệ tiếp theo trong môi trường ISO không chứa phthalate

Con non D magna thế hệ thứ 2 (F2) từ lô phơi nhiễm nồng độ 500 àg/L (P-P) được nuụi ở thế hệ tiếp theo trong mụi trường ISO chứa phthalate nồng độ 500 àg/L

Trong mỗi lô thí nghiệm, D magna (< 24 giờ tuổi) được nuôi với số lượng là 2 con/ bình (thể tích 50mL chứa 40mL môi trường ISO) và lặp lại 10 lần (n = 10; 10 bình) tương đương với có 20 sinh vật được nuôi cho mỗi lô thí nghiệm Việc nuôi 2 sinh vật trong 1 bình là điều chỉnh nhỏ so với hướng dẫn của APHA (2012), nhằm mục đích gia tăng số sinh vật trong thí nghiệm, và như vậy, khả năng có được số liệu từ sinh vật là nhiều hơn, giúp việc tính toán (tỷ lệ) có tính chính xác cao hơn Một công bố trước đây đã từng thực hiện, trong đó nhóm tác giả nuôi từ 6 – 8 sinh vật D magna trong 1 bình (Gustafsson và Hansson, 2004) Ở tất cả các lô thí nghiệm, D magna được cho ăn bằng Chlorella và bổ sung thờm YTC với lượng là 20 àL/bỡnh nuụi/ngày (Dao và cs., 2017), và nuụi

12 trong điều kiện PTN như đề cập phía trên Mỗi tuần, môi trường nuôi nuôi và thức ăn cho D magna được thay mới hoàn toàn 3 lần (thứ 2, 4, 6 trong tuần) Thí nghiệm kéo dài trong 21 ngày cho mỗi thế hệ sinh vật D magna Hàng ngày, đặc điểm vòng đời của VGX được ghi nhận bao gồm sức sống và sức sinh sản (Hình 1.2)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT – KHOA HỌC – PHÁP LÝ

Nguồn gốc và phát thải nhựa

Nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ tự nhiên, bao gồm một nhóm rộng các hợp chất hữu cơ đa phân tử (polymers) như polyvinylchloride (PVC), polyethylene (PE), polystyrene (PS), polypropylene (PP), nylon Nhựa có thể nổi, lơ lửng hoặc chìm trong nước tùy theo thành phần và tỷ trọng của nó Nhựa PP và PE là những loại nhựa nhẹ và có thể nổi, trong khi PVC, PS, polyester và polyamide là những loại nhựa nặng và chìm trong nước Mặc dù vậy, nhựa PP và PE có thể gia tăng tỷ trọng nếu được bổ sung chất tráng bề mặt (phụ gia) trong quá trình gia công sản xuất Khoảng 50% các loại nhựa có tỷ trọng lớn hơn nước biển nên chìm và đi vào trầm lắng Các (chất) bám dính sinh học (biofouling) lên nhựa nếu xảy ra sẽ làm tăng tỷ trọng và khối lượng nhựa Sự xáo trộn nước và gió bão có thể đưa các mảnh nhựa đã chìm ở đáy trở lại tầng nước bên trên và tạo nên sự lơ lửng của chúng trong nước (Anderson và cs., 2016) Để tạo nên những đặc điểm, tính chất tiện lợi và hữu dụng của nhựa, phục vụ nhu cầu con người (chịu nhiệt, chịu lực, đàn hồi, độ dẻo, độ nhẵn bóng, độ trong, màu sắc, ) nhiều chất tráng bề mặt được thêm vào (như Bisphenol A, phthalate,…) Các chất này có thể được phủ lên một sản phẩm nhựa theo nhiều lớp khác nhau Khi sản phẩm nhựa bị đưa vào tự nhiên, trong điều kiện môi trường, các chất tráng bề mặt sẽ thôi ra, đi vào môi trường, xâm nhập vào sinh vật, tích tụ và phóng đại sinh học trong chuỗi thức ăn và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đối với sinh vật bị phơi nhiễm (Euroean commission, 2011)

Khối lượng các sản phẩm từ nhựa được sản xuất trong vòng 50 năm qua đã tăng gấp 2 lần và tăng hơn 300 triệu tấn trong năm 2015 (Hình 2.1) Nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa đang tăng theo cấp số nhân và dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050, chiếm 20% tổng lượng dầu tiêu thụ và 15% ngân sách toàn cầu Tại Châu Âu, các sản phẩm nhựa sử dụng 01 lần chiếm 40% tổng sản lượng nhựa được sản xuất và chiếm hơn 10% trong

16 tổng khối lượng chất thải rắn đô thị Theo thống kê, vào năm 2010, khoảng 275 triệu tấn rác nhựa đã phát thải từ các quốc gia ven biển, trong đó có khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn rác thải này đã trôi đến các đại dương (Suaria và cs., 2016)

Hình 2 1 Thống kê sản lượng nhựa sản xuất hằng năm trên thế giới Nguồn: Suaria và cs., 2016

Sản lượng và lượng tiêu dùng nhựa (plastic) gia tăng nhanh chóng trong hơn 75 năm qua, vượt quá con số 300 triệu tấn trên toàn cầu, nhưng không quá 5% vật liệu nhựa được tái sử dụng (Coppock và cs., 2017, Auta và cs., 2017) Điều này dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của phát thải nhựa cả hàm lượng và chủng loại vào môi trường

Nhựa chiếm khoảng 80 – 85% tổng chất thải rắn có trong đại dương và hiện diện trong môi trường nước với nhiều kích cỡ khác nhau Một số nhà khoa học xếp vi nhựa vào nhóm nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm, nhưng nhiều nhà khoa học khác cho rằng vi

17 nhựa là mảnh nhựa có kích thước trong khoảng 0,5 – 1 mm Những nghiên cứu về vi nhựa (kích thước < 1 mm) chỉ được thực hiện trong thập niên vừa qua

Vi nhựa có hai nguồn gốc: (i) chúng được sản xuất ra với mục đích cụ thể trong ứng dụng công nghiệp và sinh hoạt (như trong kem đánh răng, làm bóng móng tay, thuốc nhuộm tóc, sữa tắm) và được gọi là vi nhựa sơ cấp; và (ii) vi nhựa hình thành từ việc vỡ vụn của mảnh nhựa lớn trong môi trường và được gọi là vi nhựa thứ cấp Ứớc tính có khoảng 5 kg vi nhựa, từ sản phẩm sữa rửa mặt, thải vào môi trường hàng năm Mỗi năm, người dân Mỹ thải bỏ hơn 260 tấn vi nhựa PE thông qua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp Ở Na Uy lượng thải bỏ vi nhựa hàng năm là khoảng 8.000 tấn, trong khi đó ở Đan Mạch, lượng thải bỏ vi nhựa hàng năm lên đến 21.500 tấn bao gồm khoảng 2.000 – 5.600 tấn từ hoạt động sản xuất lốp xe và dệt may (Auta và cs., 2017) Các nhà máy xử lý nước thải cũng thải một lượng lớn vi nhựa, lên đến 65 triệu hạt nhựa hàng ngày vào môi trường

Waller và cộng sự (2017) ước tính, mỗi thập niên, có khoảng 44 – 500 kg hạt vi nhựa từ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp đi vào Nam Đại Dương, có hơn 240 tấn vi nhựa được sản xuất hàng năm và chúng sẽ “dừng chân” trong thủy vực, nơi mà vi nhựa sẽ được tiêu thụ và chuyển tải (xuyên) trong chuỗi thức ăn Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 269 triệu tấn nhựa nằm trong 5,25 ngàn tỷ tấn mảnh nhựa, trong đó 92% là ở dạng vi nhựa (Auta và cs., 2017) Ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trên thế giới (Hình 2.2), và sự hiện diện và tác động của nhựa là mối quan ngại cho sức môi trường, sinh thái và con người Vi nhựa chứa đựng rủi ro cho môi trường nước và hệ sinh thái biển vì chúng bền vững trong môi trường và có thể bị sinh vật ăn phải

Theo Anderson và cộng sự (2016), thủy vực nước ngọt có thể bị nhiễm bẩn vi nhựa bằng

3 con đường chính (i) nước thải từ các nhà máy xử lý nước, (ii) nước chảy tràn từ cống rãnh khi mưa lớn, và (iii) nước chảy tràn bề mặt trong hoạt động nông nghiệp Những hồ tự nhiên, hồ chứa nước và đại dương chứa đầy những vật chất nhựa, đặc biệt là vi nhựa Khoảng 80% lượng vi nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ nội địa và 18% từ

18 hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản Bão, lũ, gió mạnh và thời tiết cực đoan có thể nhanh chóng mang nhựa từ đất vào trong thủy vực Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải không thể xử lý toàn bộ vi nhựa trong nước thải

Hình 2.2 Bản đồ phát thải không kiểm soát về nhựa trên toàn thế giới vào năm 2010 Các màu từ vàn nhạt đến nâu đen cho thấy lượng nhựa đi vào đại dương (đơn vị triệu tấn) Vùng màu trắng trên bản đồ là thiếu thông tin (chưa có nghiên cứu) Nguồn: Jambeck và cs., 2015

Vi nhựa có thể là từ nguồn sơ cấp (được sản xuất ra ở kích cỡ vi nhựa) và cũng có thể từ nguồn thứ cấp (mảnh nhựa lớn vỡ vụn), và nguồn thứ cấp, được cho là xuất xứ chính của vi nhựa trong đại dương Vi nhựa phát tán rộng rãi trong thủy vực nước ngọt và đại dương Một trong những nguồn gốc chủ yếu của vi nhựa, hiện diện trong biển là từ nước thải bị ô nhiễm bởi sợi từ vải đưa vào môi trường (Li và cs., 2016) Vi nhựa có thể tích tụ nhiều ở khu vực nội thành hoặc cả vùng sâu, vùng xa tùy theo các yếu tố vật lý như gió, dòng chảy và hoạt động con người (du lịch) Vi nhựa được tìm thấy trong trầm lắng, trong các tầng nước, trong hệ tiêu hóa, hô hấp và cơ của sinh vật (Anderson và cs., 2016)

19 Trong đại dương, vi nhựa có thể chiếm đến 3,3% trọng lượng trầm lắng khô ven biển Trong trầm lắng vùng rừng ngập mặn ở Singapore, mật độ vi nhựa biến thiên từ 12 – 62 hạt / gram trầm lắng Một nghiên cứu khoa học cho biết, trong 3 ngày, có khoảng 2 tỷ mảnh vi nhựa đi vào vùng biển California từ hai con sông trong vùng Bên cạnh đó, có

81 àg vi nhựa/ gram trầm lắng từ Ấn Độ và 340 – 4.757 mảnh vi nhựa/ m 2 ở trầm lắng vùng biển Nam Phi Lượng vi nhựa có thể từ 6 – 9,4 g/ m 2 trong trầm lắng vùng ven hồ (Auta và cs., 2017)

Nhìn chung, mật độ vi nhựa trong đại dương khác nhau trên toàn cầu Ví dụ, mật độ vi nhựa ở vùng biển Đông Á gần Nhật Bản (~ 1,72 triệu mảnh/ km 2 ) nằm trong khoảng mật độ được ghi nhận ở vịnh San Francisco (có thể lên đến 2 triệu mảnh/ km 2 ), nhưng cao gấp chục lần ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương và 27 lần so với toàn cầu Trong một vài vùng biển, mật độ vi nhựa có thể đạt 1.500 – 9.200 mảnh/ m 3 nước biển (Auta và cs., 2017)

Sự hiện diện của nhựa đã được ghi nhận trong nhiều hồ và sông tại các nước phương Tây và ở Mông Cổ và Việt Nam Trong hồ Hovsgol (Mông Cổ) mật độ trung bình của vi nhựa lên đến 20.264 mảnh/km 2 (Auta và cs., 2017) Ước tính lượng nhựa phát thải ở

Một số chất phụ gia phổ biến, dụng trong sản xuất nhựa

Có nhiều chất tráng phủ bề mặt (phụ gia) được thêm vào trong quá trình sản xuất của các sản phẩm nhựa Tuy nhiên, những ảnh hưởng đã được ghi nhận của những chất phụ gia lên sinh vật và con người chủ yếu là Bisphenol A và phthalate

Bisphenol A (Hình 2.3) là một monome được sử dụng trong quá trình sản xuất các hộp nhựa sử dụng cho đựng thực phẩm, đồ uống, đĩa CD và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác BPA được biết đến như một chất gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen Quá trình thôi ra (leaches) của các sản phẩm nhựa có chứa BPA tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc và các điều kiện khác Tuy nhiên, ở điều kiện nhiệt độ và độ axit cao, quá trình thôi ra (leaches) của BPA được ghi nhận nhanh hơn (Euroean commission, 2011) Hằng năm, khối lượng BPA được sản xuất vào khoảng 3 triệu tấn (Saal và cs., 2007) Đã có nhiều ghi nhận về ảnh hưởng của BPA đến sinh sản của sinh vật thí nghiệm

Năm 2013, Lazúrová và cộng sự đã nghiên cứu và chứng minh rằng, BPA gây ra các bệnh khác nhau và gây rối loạn nội tiết ở người, nghiên cứu này còn nhắc đến BPA với tên gọi “environmental estrogen” – tạm dịch là Estogen tự nhiên Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, BPA còn gây ra các rối loạn nội tiết như thay đổi tổng hợp hormone

22 nội sinh, chuyển hóa hormone và nộng độ hormone trong máu ngoài ra, BPA còn ảnh hưởng đến sự tăng của trọng lượng cơ thể (Euroean commission, 2011)

Hình 2.3 Cấu trúc phân tử của Bisphenol A Nguồn: Kang và cs., 2007

Phthalates (Hình 2.4) là một thuật ngữ mô tả chung cho một nhóm chất là dialkyl hoặc alkylaryesters của axit 1,2-benzenedicarboxylic Với độ dài chuỗi ester từ 3 – 10 đơn vị carbon, phthalates được sử dụng để làm chất hóa dẻo đa năng trong polymer, trong PVC mềm, hàm lượng phthalates hóa dẻo có thể lên đến 40% Do phthalates không có liên kết hóa học với polymer, do đó, chúng có thể tách ra và đi vào môi trường hoặc cơ thể người (Koch và cs., 2009)

Phthalates là chất rất phổ biến và được tìm thấy trong nhiều mặt hàng bao gồm đồ chơi trẻ em, bao bì thực phẩm, áo mưa,… Các phthalates có trọng lượng phân tử cao (như Di (2-ethylhexyl) phthalate, DEHP) chủ yếu được sử dụng như chất hóa dẻo, các phthalates có trọng lượng phân tử thấp (như Diethyl phthalate, DEP) được sử dụng làm dung môi trong các sản phẩm chăm sóc, làm đẹp cho con người Do mức độ sử dụng rộng rãi, phthalates được tìm thấy nhiều trong môi trường Đã có những nghiên cứu về tác động tiêu cực của phthalates đến sự sinh sản của động vật, qua đó liên hệ với những ảnh hưởng của phthalates lên sức khỏe con người, tuy nhiên, liều lượng ghi nhận trong các thí nghiệm có thể cao hơn nhiều lần so với liều lượng gây ảnh hưởng của phthalates (Euroean commission, 2011)

23 Một số phthalate được phát hiện ngay cả trong thuốc thử phòng thí nghiệm sạch nhất, thiết bị lấy mẫu và thiết bị phân tích Những trường hợp này có thể cản trở việc định lượng đáng phthalates trong các thực tế Do đó, tất cả các dữ liệu giám sát môi trường xung quanh và tất cả các dữ liệu nói chung liên quan đến các phương pháp phân tích phthalate ở mức độ thấp phải được thực hiện một cách thận trọng vì có thể bị nhiễm bẩn bên ngoài (Koch và cs., 2009)

Hình 2.4 Cấu trúc phân tử của Phthalate Nguồn: Seyoum và Pradhan (2019)

Chất làm chậm (hạn chế) sự cháy nổ được thêm vào trong sản phẩm nhựa vì lý do an toàn Ví dụ phổ biến về các chất làm chậm quá trình cháy là các Este diphenyl polybrominated (PBDEs) và Tetrabromobisphenol A (TBBPA) Chúng được thêm vào rất nhiều sản phẩm tiêu dùng, bao gồm cả hàng dệt may và nhựa nhiệt dẻo được sử dụng trong điện tử, ví dụ tivi và máy tính Các nghiên cứu chỉ ra rằng PBDEs và TBBPA có chứa các tác nhân gây rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là về estrogen và hormone tuyến giáp, và việc tiếp xúc với PBDEs làm suy yếu phát triển hệ thống sinh sản và thần kinh (Euroean commission, 2011).

Tổng quan về vi giáp xác Daphnia magna

Daphnia là giống sinh vật phiêu sinh nước ngọt thuộc bộ Cladocera, phân bố rộng trên địa cầu Đến nay, đã phát hiện hơn 100 loài trên thế giới, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và một số vùng ở Châu Á Trong đó, loài Daphnia magna (Hình 2.5) là một loài vi giáp xác (VGX) được tìm thấy ở nhiều khu vực ở phía Bắc Hoa Kỳ, Tây Âu như Anh, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan và một số quần đảo Baltic, con trưởng thành có thể có chiều dài lên đến

5 mm Nó có phần đầu lớn và gai đuôi dài hơn chiều dài cơ thể, cấu trúc cơ thể có dạng cong, có khoảng 10 gai đuôi to nổi bật trên phần giáp bụng, 5 cặp chân ở ngực để hỗ trợ quá trình lọc thức ăn, chiều dài cơ thể vào khoảng 1 – 5mm với cấu tạo lớp vở bằng chitin Thức ăn của Daphnia chủ yếu là thực vật phù du có kích thước không lớn hơn 75àm và một số thức ăn cú chứa cỏc chất hữu cơ nhỏ, vi khuẩn và cỏc sinh vật nguyờn sinh giàu dinh dưỡng (Ebert, 2005)

25 Hình 2.5 Vòng đời của Daphnia Nguồn: Ebert, 2005

Hầu hết các loài Daphnia có tỉ lệ chết cao ở nhiệt độ lớn hơn 25 0 C Trong điều kiện môi trường thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ, pH, ánh sáng,…), Daphnia thường sinh sản theo hình thức trinh sản, con mẹ chỉ đẻ ra con cái để đảm bảo cho việc đồng nhất giới tính cái Daphnia thành thục sau khoảng 4-6 ngày Trong lứa đẻ đầu tiên, mỗi cá thể mẹ thường đẻ từ 2-4 con non, hoặc nhiều hơn tùy theo loài Sau đợt đẻ đầu tiên, Daphnia tiếp tục tạo trứng, mỗi lứa đẻ cách nhau từ 2-4 ngày và chúng sinh sản cho đến lúc chết (Ebert, 2005)

26 Khi lượng thức ăn khan hiếm hay môi trường sống bất lợi thì trong túi ấp sẽ xuất hiện các trứng đen/trứng nghỉ được đặc trưng bởi gai dài và có lông, bảo vệ bao phủ trứng cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi, (nhiệt độ, ánh sáng, pH,…) trứng sẽ nở thành con (Ebert, 2005).

Cơ sở pháp lý

2.4.1 Trên thế giới Để đánh giá mức độ tác động của các độc chất lên sức khỏe con người, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đề ra những công thức tính toán cùng với những thuật ngữ khác nhau để làm rõ về nồng độ gây độc của các độc tố (Falconer, 2005) Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đề ra Giá trị hướng dẫn (Guideline Value – GV ) cho độc tố không gây ung thư trong nước uống của Di (2-ethylhexyl) phthalate là GV = 8 àg/L (WHO, 1996)

Nhiều nước ở châu Âu (Hà Lan, Áo, Bỉ, Thụy Điển) và Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ) đã ban hành lệnh cấm đưa vi nhựa vào sản phẩm chăm sóc sắc đẹp (Anderson và cs., 2016) Tuy nhiên, sự hiện diện vi nhựa trong nước ngọt chỉ vừa được quan tâm gần đây, và những khởi đầu chính sách an toàn liên quan chưa được nhiều như trong trường hợp biển, đại dương Mặc dù có nhiều trong hồ và sông, những mảnh vi nhựa vẫn chưa được đưa vào quy định an toàn (Eerkes-Medrano và cs., 2015)

Mặc dù phát thải rác nhựa là cấm, nhiều người chưa được cảnh báo về lệnh cấm phát thải nhựa vào đại dương Nhựa có thể được phân hủy bằng nhiều cơ chế/ yếu tố khác nhau như sinh học, quang (ánh sáng), nhiệt, cơ học, chất oxy hóa, và thủy phân Sự phân hủy nhựa có bản chất LDPE, HDPE, PP và nylon bắt đầu do quang oxy hóa của tia cực tím UVB và sau đó là oxy hóa nhiệt Sản phẩm sau phân hủy có thể có kích thước micro hoặc nano Những mảnh nhỏ này có thể tiếp tục được phân hủy (ví dụ do sinh học) và carbon trong cấu trúc được chuyển thành CO2 và được gắn kết vào sinh khối Tuy nhiên, phân hủy do tia UV đối với nhựa trôi nổi trong nước bị ngăn trở bởi nhiệt độ thấp và hàm lượng oxy, nên sự phân hủy nhựa có kích thước lớn thành vi nhựa diễn ra trên bờ (cạn) nhanh chóng hơn trong nước Trái lại, nhiều loại nhựa có khả năng chịu/ kháng tốt

27 với sự phân hủy của vi sinh vật Thời gian cần cho phân hủy hoàn toàn nhựa ước tính lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm Như vậy, vi nhựa được xem là rất bền vững trong môi trường nước và sự phân hủy nhựa cũng như phát thải những phụ gia từ nhựa thường xảy ra ở trên bờ hơn là dưới nước (Anderson và cs., 2016)

Hiện tại, Việt Nam đã có QCVN 12-1:2017/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn an toàn đối với dụng cụ, bao bì, đồ chứa đựng làm bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và bao bì chứa đựng sữa, các sản phẩm làm từ sữa (Phụ lục) Theo quy chuẩn này, BPA có giới hạn tối đa đối với vật liệu thô và vật liệu được thử bằng phương phỏp thụi nhiễm lần lượt là 500 àg/g và 2,5 àg/mL Giới hạn tối đa này đối với phthalate (Cụ thể là Bis(2-ethylhexyl) phthalate) là âm tính (không phát hiện), nghĩa là không cho phép sử dụng Bis(2-ethylhexyl) phthalate, trong sản xuất vật liệu Cùng với những ghi nhận về ảnh hưởng của nhựa, rác thải từ nhựa đến môi trường và sức khỏe con người, hiện nay, xu hướng giảm thiểu nhựa (less plastic), cắt giảm các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần đang gia tăng nhanh chóng Có thể kể đến việc chuỗi siêu thị Coopmart thay thế màng bọc thực phẩm bằng lá chuối trong việc đóng gói rau củ tươi bán tại hệ thống siêu thị của mình Tập đoàn Unilever cũng hưởng ứng xu hướng mới với chương trình Less, Bettes, No plastic (dùng ít nhựa hơn, dùng nhựa tốt hơn và không dùng nhựa) Bắt đầu chương trình với Less plastic, tập đoàn này nghiên cứu để thay đổi phương pháp chiết nạp sản phẩm, thiết lập trạm nạp đầy dầu gội và nước giặt tẩy ở các cửa hàng, trường đại học và máy bán hàng tự động ở Đông Nam Á Tiếp theo với Better plastic, nhựa được sử dụng là nhựa có thể tái chế nhiều lần, cùng với đó là việc tổ chức thu gom lại các chai nhựa đã qua sử dụng của thương hiệu này Với No plastic, Unilever cung cấp các loại bánh xà phòng gội đầu, viên kem đánh răng, que khử mùi carton và bàn chải tre, không sử dụngbao bì nhựa, tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa để có thể thu hồi các bao bì đã qua sử dụng tại hộ gia đình để tái sử dụng Tuy chưa có cơ sở pháp lý/ ràng buộc để người dân và cơ sở kinh doanh thực hiện việc cắt giảm sử dụng

28 các sản phẩm nhựa, nhưng những xu hướng, phong trào về việc vắt giảm sử dụng nhựa là hợp lý và thiết thực

Ngày đăng: 03/08/2024, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN